1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VỀ CƠ SỞ DI TRUYỀN Ở MỨC PHÂN TỬ

30 4,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 768,8 KB

Nội dung

Trong đề thi môn sinh học trong các kì thi tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo mỗi năm thì phần bài tập BÀI TẬP VỀ CƠ SỞ DI TRUYỀN Ở MỨC PHÂN TỬ luôn xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong phần bài tập định lượng. Tôi xin giới thiệu đến quí thầy cô và các em học sinh về phương pháp giải nhanh các dạng bài tập về phần BÀI TẬP VỀ CƠ SỞ DI TRUYỀN Ở MỨC PHÂN TỬ .

Trang 1

Mạch pôlinuclêôtit

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở MỨC PHÂN TỬ

AXIT NUCLÊIC

A ADN (AXIT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC)

I Cấu trúc và chức năng của ADN

1 Đơn phân của ADN: Nuclêôtit (Nu)

- Một Nuclêôttit gồm 3 thành phần

+ Đường đêôxiribôzơ: C5H10O4 (đường pentôzơ)

+ Axít photphoric: H3PO4 (nhóm phôtphat)

+ Bazơ nitơ: A, T, G, X

- Cách gọi tên các nuclêôtit: Gọi theo tên của bzơnitơ

(Ađênin, Timin, Guanin, Xitôzin)

2 Cấu trúc ADN

a Cấu trúc hoá học:

- Phân tử ADN chứa các nguyên tố: C, O, N, P

- Được cấu tạo từ hai mạch polinuclêôtít theo nguyên tắc đa

phân.

- Các đơn phân của ADN liên kết với nhau bằng liên kết

photphođieste (giữa đường của Nu này với axit H3PO4) tạo

thành chuỗi polinuclêôtit.

b Cấu trúc không gian của ADN:

- Là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinuclêôtit chạy song

song và ngược chiều nhau, xoắn đều quanh trục tưởng

tượng Người ta xem phân tử ADN như là một thang dây xoắn:

+ Tay thang là các phân tử đường và axit phôtphoric xếp xen kẽ nhau và liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste.

+ Mỗi bậc thang là các bazơ nitơ của các Nu đối diện trên hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung

 A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hyđrô và ngược lại

 G của mạch này liên kết với của mạch kia bằng 3 liên kết hyđrô và ngược lại

Trang 2

Hai mạch ADN Cấu trúc không gian

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

3 Chức năng của ADN

- Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật (trình tự các nu trên mạch là thông tin

di truyền, quy định trình tự các nu trên ARN, quy định trình tự các aa trên prôtêin)

- Làm khuôn để tổng hợp ARN.

ADN ARN Prôtein Tính trạng

II Khái niệm và cấu trúc của gen.

1 Khái niệm về gen.

Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.

Ví dụ: Gen hemôglôbin anpha (Hb g) là gen mã hóa chuỗi pôlipeptit g góp phần tạo nên phân tử phân tử Hb

trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử tARN

2 Cấu trúc của gen:

a.Cấu trúc chung của gen cấu trúc:

Cấu trúc chung của gen cấu trúc bao gồm 3 vùng theo thứ tự:

vùng điều hoà -> vùng mã hoá -> vùng kết thúc.

Vùng mã hoá Tiếp theo vùng điều hòa Mang thông tin mã hoá các axit amin.

Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa không liên tục (gen không phân mảnh).

Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron) Vì vậy, các gen này được gọi là gen phân mảnh.

Vùng kết thúc Nằm ở đầu 5' cuả mạch

mã gốc gen Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

b Cấu trúc phân mảnh và không phân mảnh

- Gen ở SV nhân sơ có vùng mã hoá liên tục gọi là gen không phân mảnh.

- Gen ở SV nhân thực phần lớn có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ đoạn mã hoá aa(exôn) và đoạn không

mã hoá aa (inton) gọi là gen phân mảnh.

Trang 3

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

c Các loại gen:

- Gen cấu trúc: mã hoá cho tổng hợp prôtêin xây dựng cấu trúc tế bào và cấu trúc cơ thể.

- Gen điều hoà: tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác

Bài 6: Một gen có 150 chu kì xoắn.Trên mạch 1 của gen có số Nu loại A chiếm 10 % , loại T chiếm 20 % số

Nu của mạch Trên mạch 2 của gen có số Nu loại G chiếm 30 % số Nu của mạch Hỏi tổng số Nu của gen và

số lượng từng loại Nu lần lượt là bao nhiêu ?

ĐS: 3000( Nu ); A = T = 450 ( Nu); G = X = 1050

Bài 8: Cho một gen có số liên kết hiđrô là 3600 liên kết, hiệu số Ađênin với một loại Nu không bổ sung bằng

10% Xác định:

a Số Nu từng loại của gen.

b Số liên kết hóa trị của gen

ĐS: a N = 3000; b A = T = 900, G = X = 600

Bài 9: Cho một gen có chiều dài 4080 A0 Trên một mạch của gen có A – G = 5%, T – X = 15% Xác định:

a Số Nu từng loại của gen

b Tỉ lệ từng loại Nu của gen

ĐS: a A = T = 1080, G = X = 120; b A = T = 45%, G = X = 5%.

Bài 10: (ĐH 2010) Người ta sử dụng một chuỗi pôlonuclêôtit có

T + X A+G =0,25 làm khuôn để tổng hợp

nhân tạo một pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại Nu môi trường cấp cho quá trình tổng hợp này là

- Gen II có tỉ lệ

G+ X A+T =

1 3

a Xác định khối lượng và chu kì xoắn của mỗi gen.

b Số lượng từng loại Nu của mỗi gen.

ĐS: a Gen I: 72.104đVC, 120 vòng; Gen II: 36.104đvC, 60 vòng; b Gen I A = T = 360, G = X = 840; gen II

G = X = 150, A = T = 450.

Bài 12: Xác định tỉ lệ % Nu của gen trong các trường hợp sau:

1 Gen 1 có hiệu số giữa Nu loại X với một loại Nu khác bằng 30% tổng số Nu của gen.

2 Gen 2 có tỉ lệ giữa hai loại Nu bằng 3/7 Biết Nu loại T lớn hơn Nu kia.

3 Gen 3 có tích giữa hai loại Nu không bổ sung 5,25%

4 Gen 4 có A2 – X2 = 15% tổng số Nu của gen.

5 Gen 5 có X2 + T2 = 13% tổng 13% tổng số Nu của gen (X > T)

6 Gen 6 có T3 + G3 4,625% tổng số Nu của gen Biết số Nu loại T nhỏ hơn loại Nu kia.

Trang 4

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

ĐS: 1 G = X = 40%, A = T = 10%; 2 A = T = 10%; 2 A = T = 35%, G = X = 15%; 3 A = T = 35%, G = X

= 15% và ngược lại; 4 A = T = 40%; 5 A = T = 20%, G = X = 30%; 6 A = T = 15%, G = X =35%

Bài 13: Mạch thứ nhất của gen có G = 75, hiệu số giữa X với T bằng 10% số Nu của mạch Ở mạch thứ hai,

hiệu số giữaT với G bằng 10% và hiệu số giữa G với X bằng 20% số Nu của mạch Hãy xác định

1 Tỉ lệ % và số Nu từng loại trong mỗi mạch đơn của gen.

2 Tỉ lệ % và số lượng từng loại Nu của gen.

3 Chiều dài, khối lượng, số liên kết phôtphođieste giữa đường và axit phôtphoric có trong gen.

ĐS: 1 A1 = T2 = 40% = 300, T1 = A2 = 20% = 150, G1 = X2 = 10% = 75, X1 = G2 = 20% = 225; 2 A = T

=450 = 30%, G = X = 300 = 20%.

Bài 14: Một đoạn mạch ADN chứa hai gen:

- Gen thứ nhất dài 0,51μmm và có tỉ lệ từng loại Nu trên mạch đơn thứ nhất như sau: A:T:G:X = 1:2:3:4.

- Gen thứ hai dài phân nửa chiều dài của gen thứ nhất và có số lượng Nu từng loại trên mạch đơn thứ hai A = T/2 = G/3 = X/4.

Xác định:

1 Số lượng và tỉ lệ từng loại Nu trên mỗi mạch đơn của mỗi gen.

2 Số lượng và tỉ lệ từng loại Nu của đoạn ADN.

3 Số liên kết hidrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN.

ĐS: 1 T1 = A2 = 75 =10%, A1 = T2 = 150 = 20%, X1 = G2 = 225 =20%, G1 = X2 = 300 = 40%; 2 A = T = 675

= 15%, G = X = 1575 = 35%; 3 H = 6075, HT = 8998.

Bài 15: Trong một phân tử ADN, hiệu số giữa Nu loại A với Nu khác không bổ sung bằng 10% tổng số Nu

của đoạn ADN Cho biết Nu loại T bắng 900 (đề Casio 2009, Tây Ninh)

1 Tính chiều dài ADN.

2 Tính số liên kết hiđrô và số liên kết cộng hóa trị có trong đoạn ADN.

Câu 5 Một gen phân mảnh dài 0,714 μmm chứa các đoạn mã hóa và không mã hóa xen kẽ nhau theo tỉ lệ lần

lược là 1:3:4:2:6:5 Có bao nhiêu cặp nuclêôtit trong các đoạn exon?

Trang 5

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

Câu 12 Gen 4 có tổng giữa 2 loại nuclêôtit bằng 15% Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen này là?

A A = T = 7,5%; G = X = 42,5% B A = T = 15%; G = X = 35%

C A = T = 42,5%; G = X = 7,5% D A hoặc C

Câu 13 Gen 5 có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với 1 loại nuclêôtit khác bằng 5% Tỉ lệ % từng loại

nuclêôtit của gen này là:

A A = T = 5%; G = X = 45% B A = T = 15%; G = X = 35%

C.A = T = 22,5%;G = X = 27,5% D.A = T =27,5%;G = X = 22,5%

Câu 14 Gen 6 có hiệu số giữa nuclêôtit loại G với 1 loại nuclêôtit khác bằng 0,0625 Tỉ lệ % từng loại

nuclêôtit của gen này là:

A A = T = 43,75%; G = X = 56,25% B A = T = 21,875%; G = X = 28,125%

C A = T = 32%; G = X = 18% D A = T = 18%; G = X = 32%

Câu 15 Gen 7 có A > G và tích giữa 2 loại nuclêôtit không bổ sung nhau bằng 5,04% Tỉ lệ % từng loại

nuclêôtit của gen này là:

A.A = T = 1056 Nu;G = X = 464 Nu B.A = T = 232 Nu; G = X = 528 Nu

C A = T = 528 Nu: G = X = 232 Nu D.A = T = 264Nu ; G = X = 116 Nu

Câu 19 Gen 11 có 67 chu kì và có tỉ lệ A : X = 7 : 3 Số lượng từng loại nuclêôtit của gen này là:

Câu 21 Gen 2 có số Nu loại T=1/2 G Số lượng từng loại nuclêootit của gen 2 là:

A A=T=125(Nu); G=X=250(Nu) B A=T=500 (Nu) ;G=X=250 (Nu)

C A=T=250(Nu);G=X=500(Nu) D A=T=375(Nu); G=X=750(Nu)

Câu 22 Gen 3 có số nu loại A = 5X Số lượng từng loại nu của gen này là:

A A=T=150(Nu); G=X=750(Nu) B A=T=75(Nu); G=X=375(Nu)

C A=T=1500(Nu;) G=X=300(Nu) D A=T=750(Nu); G=X=150(Nu)

Câu 23 Gen 4 có hiệu số giữa Nu loại G với một loại nuclêôtit khác bằng 20% tổng số nuclêotit Số

nucleotit từng loại của gen này là:

A A=T=360(Nu); G=X=840(Nu) B A=T=840(Nu); G=X=360(Nu)

C A=T=180(Nu); G=X=420(Nu) D A=T=720(Nu); G=X=480(Nu)

Câu 24 Gen 5 có số Nu loại X lớn hơn số Nu loại kia và có tích số giữa 2 loại Nu không bổ sung nhau bằng

472500 Số Nu từng loại của gen là:

A A=T=600(Nu); G=X=90(Nu) B A=T=450(Nu); G=X=1050(Nu)

C A=T=300(Nu); G=X=1200(Nu) D A=T=1050; G=X=450(Nu)

Câu 25 Gen dài 0,2091μmm chứa bao nhiêu liên kết hóa trị giữa các Nu:

Câu 26 Gen có 4084 liên kết hóa trị giữa axit và đường phải có khối lượng bao nhiêu đvC:

Trang 6

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

Câu 27 Gen có 2220 Nu và 2682 liên kết hydro.Số Nu mỗi loại của gen là:

A A=T=648(Nu); G=X=462; B A=T=462(Nu); G=X=648(Nu)

C A=T=1668; G=X=1014(Nu) D A=T=834(Nu); G=X=507(Nu)

Câu 28 Gen dài 4559,4A0chứa 3516 liên kết H Gen có bao nhiêu Nu mỗi loại

A A=T=648(Nu); G=X=462; B A=T=462(Nu); G=X=648(Nu)

C A=T=1668; G=X=1014(Nu) D A=T= 507(Nu); G=X=834(Nu)

Câu 29 Gen có khối lượng 531000 đvC có số liên kết hidrô giữa A và T bằng số liên kết hidrô giữa G và X

Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit mỗi loại của gen bằng bao nhiêu?

A A = T = 40%; G = X = 10% B A = T = 35%; G = X = 15%

C A = T = 37,5%; G = X = 12,5% D.A = T = 30%; G = X = 20%

Câu 30 Một gen chứa 1833 liên kết Hiđrô và và có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với loại Nu khác là 10% Số

nuclêôtit mỗi loại của gen bằng bao nhiêu?

A.A=T=423(Nu); G=X=282(Nu); B.A=T=564(Nu); G=X=846(Nu)

C.A=T=282; G=X=423(Nu) D.A=T=564(Nu); G=X=141(Nu)

* Một gen phân mảnh dài 7650A0có các đoạn êxôn và intron xen kẽ nhau và theo tỉ lệ 1:3:2:4 Đoạn êxôn thứ nhất chứa 585 lk hiđrô Đoạn êxôn thứ hai chứa 1080 lk hiđrô Sử dụng dữ kiện trên, trả lời

các câu 32, 33.

Câu 31 Có bao nhiêu liên kết hóa trị giữa các Nu chứa trong các đoạn không mã hóa?

Câu 32 Số nuclêôtit từng loại chứa trong các đoạn mã hóa bằng bao nhiêu?

A A=T=90(Nu); G=X=135(Nu); B A=T=270(Nu); G=X=180(Nu)

C A=T=360; G=X=315(Nu) D A=T=270(Nu); G=X=405(Nu)

Câu 33 Gen chứa 3900 liên kết hiđrô, chiều dài trong đoạn 0,408 μm m đến 0,51 μm m và có tổng số giữa hai loại nuclêôtit bằng 40% số nuclêôtit của gen Số nuclêôtit từng loại của gen là:

A.A=T=600(Nu); G=X=900(Nu); B.A=T=900(Nu); G=X=600(Nu)

C.A=T=300; G=X=450(Nu) D.A=T=650(Nu); G=X=957(Nu)

Câu 34 Tổng số liên kết hóa trị giữa axit và đường với số liên kết hiđrô của một gen là 6028, trong đó số

liên kết hóa trị nhiều hơn số liên kết hiđrô là 1168 liên kết.Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là?

2

3 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung của đoạn ADN sẽ là:

Trang 7

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

Câu 41: Trên một mạch của có tỉ lệ nuclêôtit như sau

A+T G+ X =0 , 20 Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen sẽ

là:

A A = T = 1/6; G = X = 5/6 B A = T = 1/12; G = X = 5/12

C A = T = 2/6; G = X = 5/6 D A = T = 1/3; G = X = 5/3

Câu 42: Trên một mạch của gen có hiệu số ađênin với guanin là 5%, timin với xitôzin là 15% Số nuclêôtit

từng loại của gen trong các trường hợp sau đây là đúng?

A A = T = 600; G = X = 900 B A = T = 900; G = X= 600

C A = T = 750; G = X = 750 D A = T = 900; G = X= 700

Câu 43: Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit

T + X A+G =0 ,25 làm khuôn tổng hợp nhân tạo một chuỗi

pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là (đại học, 2010)

A A + G = 20%; T + X = 80% B A + G = 25%; T + X = 75%.

C A + G = 80%; T + X = 20% D A + G = 75%; T + X = 25%

Câu 44: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin Mạch 1 của gen

có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôt loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch một của gen này là (đại học, 2011)

A A = 450, T = 150, G = 750, X = 150 B A = 750, T = 150, G = 150, X = 150

C A = 150, T = 450, G = 750, X = 150 D A = 450, T = 150, G = 150, X = 750

Trang 8

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

CHUYÊN ĐỀ 2: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ NHÂN ĐÔI ADN

A LÍ THUYẾT

I Khái niệm và cấu trúc của gen.

1 Khái niệm về gen.

Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.

Ví dụ: Gen hemôglôbin anpha (Hb g) là gen mã hóa chuỗi pôlipeptit g góp phần tạo nên phân tử phân tử Hb

trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử tARN

2 Cấu trúc của gen:

a.Cấu trúc chung của gen cấu trúc:

Cấu trúc chung của gen cấu trúc bao gồm 3 vùng theo thứ tự:

vùng điều hoà -> vùng mã hoá -> vùng kết thúc.

Vùng mã hoá Tiếp theo vùng điều hòa Mang thông tin mã hoá các axit amin.

Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa không liên tục (gen không phân mảnh).

Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron) Vì vậy, các gen này được gọi là gen phân mảnh.

Vùng kết thúc Nằm ở đầu 5' cuả mạch

mã gốc gen Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

b Cấu trúc phân mảnh và không phân mảnh

- Gen ở SV nhân sơ có vùng mã hoá liên tục gọi là gen không phân mảnh.

- Gen ở SV nhân thực phần lớn có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ đoạn mã hoá aa(exôn) và đoạn không

mã hoá aa (inton) gọi là gen phân mảnh.

c Các loại gen:

Trang 9

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

- Gen cấu trúc: mã hoá cho tổng hợp prôtêin xây dựng cấu trúc tế bào và cấu trúc cơ thể.

- Gen điều hoà: tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác

mã gốc thành bộ ba trên mARN nên bộ mã di truyền lấy theo trên mARN

- Có 61 bộ ba mã hóa axit amin, ba bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã là UAA, UAG, UGA; một bộ ba làm nhiệm vụ tín hiệu khởi đầu dịch mã là AUG mã hóa axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực

và foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ

3 Đặc điểm chung của mã di truyền.

- Mã di truyền là mã bộ ba tức cứ 3 nucleotit đưng kế tiếp nhau quy định một axit amin

- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục từng bộ ba nucleotit (không chồng gối lên nhau )

- Mã di truyền có tính đặc hiệu và tính thoái hoá

- Không có tính dư thừa tức nhiều bộ ba mã hoá cho một axit amin.

- Có tính phổ biến, tức tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

A G

III Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN)

1 Nguyên tắc:

- Nguyên tắc bán bảo tồn: Hai phân tử ADN con mang một mạch của ADN mẹ ban đầu và một mạch mới

từ môi trường

- Nguyên tắc bổ sung: Các Nu trên mỗi mạch khuôn của ADN mẹ liên kết với Nu môi trường theo nguyên

tắc A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại

2 Thời điểm

- Pha S của kì trung gian của chu kì tế bào

3 Quá trình nhân đôi ADN

a Nhân đôi ADN ở SV nhân sơ:

- Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

Trang 10

Đơn vị sao chép

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

+ Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ 2 mạch khuôn.

- Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

+ Enzim ADN – pôlimeraza sử dụng mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung, xúc tác các Nu tự do của môi trường kéo dài mạch mới, di chuyển theo chiều 5’-3’ trên mạch làm khuôn

+ Trên mạch khuôn 3’- 5’mạch bổ sung tổng hợp liên tục theo chiều tháo xoắn chạc chữ Y, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng từng đoạn gọi là đoạn Okazaki, dài 1000-2000 Nu, các đoạn Okazaki nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.

- Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành

+ giống nhau, giống ADN mẹ.

+ Mỗi ADN con đều có 1 mạch mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)

b Nhân đôi ADN ở SV nhân thực:

- Cơ bản giống với ở SV nhân sơ

- TB có nhiều phân tử ADN kích thước lớn -> Xảy ra ở nhiều điểm -> tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (SV nhân sơ chỉ có 1)

- Có nhiều loại enzim tham gia

- Mỗi đơn vị nhân đôi có 2 chạc hình chữ Y, mỗi chạc được tổng hợp đông thời ngược chiều (rút ngắn thời gian nhân đôi của tất cả ADN)

B BÀI TẬP.

BÀI TẬP TỰ LUẬN VỀ NHÂN ĐÔI ADN.

DẠNG 1: XÁC ĐỊNH SỐ NU TỰ DO MÔI TRƯỜNG CẤP KHI GEN THỰC HIỆN NHÂN ĐÔI Bài 1: Mạch 1 của gen có 200 A và 120 G; mạch 2 của gen có 150 A và 130 G Gen đó nhân đôi 3 lần liên

tiếp Xác định sô lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi

ĐS: A = T = 2450; G = X = 1750

Bài 2: Một gen dài 3468 A0 nhân đôi một số đợt, môi trường nội bào đã cung cấp 6120 nuclêôtit tự do Gen

đó chứa 20% A.

a Tìm số lần tự nhân đôi của gen.

b Tính sô lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi

ĐS: a 3; b A = T = 2856; G = X = 4284

Bài 3: Một gen có 600 Ađênin và có G = 3/2A Gen đó nhân đôi một số đợt môi trường cung cấp 6300

Guanin Xác định:

a Số gen con được tạo ra.

b Số liên kết Hydro của gen.

ĐS: a 8; b 3900

Bài 4: Một gen chứa 2400 nuclêôtit; trong các gen con tạo ra thấy chứa tất cả 9600 nuclêôtit.

a Xác dịnh số lần tự nhân đôi của gen.

Trang 11

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

b Nếu trong quá trình nhân đôi đó; môi trường đã cung cấp 2040 nuclêôtit loại A thì số lượng nuclêôtit từng loại của gen là bao nhiêu?

ĐS: a 2; A = T = 680; G = X = 520

Bài 5: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E coli chỉ chứa N15 phóng xạ Nếu chuyển những vi khuẩn E coli sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa toàn N14? (Đại học, 2009)

ĐS: 30

Bài 6: Xét một tế bào lưỡng bội của một loài thực vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 x 109 cặp Nu Khi tế bào này bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN là bao nhiêu (Đại học, 2008) ĐS: 12 x 109.

DẠNG 2 TÍNH SỐ LIÊN KẾT HIĐRÔ-CỘNG HÓA TRỊ ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁ VỠ

Bài 1: Một gen có chiều dài 4182 A0 và có 20% Ađênin Gen nhân đôi 4 lần Xác định:

a Số gen con được tạo ra

b Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi.

c Số liên kết Hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của gen.

ĐS: a 16; b A = T = 7380; G = X = 11070

Bài 2: Một gen nhân đôi 3 lần đã phá cỡ tất cả 22680 liên kết hydro; gen đó có 360 Ađênin.

a Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen.

b Tính số liên kết Hydro có trong các gen con tạo ra.

Bài 4: Một gen có 240 Ađênin và có G = 3/2A Gen đó nhân đôi liên tiếp 3 đợt Xác định:

a Số gen con được tạo ra

b Số liên kết Hydro bị phá vỡ trong quá trình trên.

c Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi.

ĐS: a 8; b 10920; c A = T = 1680; G = X = 2520

Bài 5: Hai gen đều nhân đôi 3 lần liên tiếp và có chiều dài là 3060 A Gen thứ nhất có 20% Ađênin; Gen thứ

hai có 30% Ađênin.

a Xác định số gen con được tạo ra từ quá trình nhân đôi của hai gen

b Xác định số liên kết Hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của mỗi gen và của cả 2 gen.

ĐS: a 16; b gen I: 18720, 16380; gen II: 17280, 15120.

Bài 6: Có hai gen nhân đôi một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 20 gen con Biết số lần tự nhân

đôi của gen I nhiều hơn số lần tự nhân đôi của gen II.

a Xác định số lần tự nhân đôi và số gen con được tạo ra của mỗi gen

b Gen I và gen II đều có 15% A; gen I dài 3060 A0 và gen II dài 4080 A0 Xác định:

- Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen I tự nhân đôi.

- Số liên kết Hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của gen II

ĐS: a 4, 2, 16, 4; b gen I: A = T = 4050; G = X = 9450, 38880, 36450; gen II: A = T = 1080; G = X = 2520,

12960, 9720

Bài 7: Có hai gen đều nhân đôi một số lần bằng nhau và đã tạo ra tổng số 16 gen con Trong quá trình nhân

đôi đó gen I đã sử dụng của môi trường 14.952 nuclêôtit và số nuclêôtit chứa trong các gen con tạo ra từ gen

II là 19.200 nuclêôtit Xác định:

a Số làn tự nhân đôi của mỗi gen.

b Số lượng nuclêôtit của mỗi gen

ĐS: a 3, 3; b 2136, 2400

Trang 12

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

Bài 8: Một gen có tỉ lệ A/G = 2/5 và có 2888 liên kết Hydro Gen đó nhân đôi một số lần và đã phá vỡ 89528

liên kết Hydro.

a Tính số lần tự nhân đôi của gen.

b Tính số lượng nuclêôtit từng loại chứa trong các gen con.

ĐS: a 4; b A = T = 4864; G = X = 12160

Bài 9: Một gen nhân đôi 2 lần, trong quá trình này gen đã sử dụng của môi trường 4560 nuclêôtit và có 5760

liên kết hydro bị phá vỡ.

a Tính chiều dài của gen.

b Tính số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen.

ĐS: a 2548A0; b A = T = 1080; G = X = 1200.

Bài 10: Có hai gen nhân đôi một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 10 gen con Biết số lần tự nhân

đôi của gen I ít hơn số lần tự nhân đôi của gen II Trong các gen con được tạo ra từ gen I có 3000 nuclêôtit và trong các gen con được tạo ra từ gen II có 19.200 nuclêôtit Xác định:

a Số lần tự nhân đôi của mỗi gen.

b Chiều dài của gen I

c Khối lượng của gen II.

ĐS: a 1, 3; b 5100A0; 4080A0; c

Bài 11: Một gen có khối lượng 540.000 đvc và có 27,5% Ađênin Gen nhân đôi 4 lần Xác định:

a Số lượng nuclêôtit từng loại của gen

b Số liên kết Hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của gen

ĐS: a A = T = 495; G = X = 405; b 35280; 33075

DẠNG 3: SỐ LẦN NHÂN ĐÔI CỦA GEN VÀ SỐ GEN CON ĐƯỢC TẠO RA

Bài 1: Một gen nhân đôi một số lần đã tạo ra được 32 gen con Xác định số lần tự nhân đôi

Bài 4: Một gen dài 0,2295Mm nhân đôi một số lần đã cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu9450 Nu

tự do thuộc các loại, trong đó có 3750 Nu loại G tự do

a Tế bào chứa gen trên đã nguyên phân bao nhiêu lần?

b Số Nu mỗi loại có trong gen ban đầu.

ĐS: a 3 lần; b A = T = 135, G = X = 540

Bài 5: Có 8 phân tử ADN nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên

liệu hoàn toàn từ môi trường nôi bào Số lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là (Đại học, 2009)

ĐS: 3

Bài 6: Một gen tái bản liên tiếp nhiều lần trong môi trường chứa toàn bộ Nu đánh dấu Các gen được hình

thành cuối quá trình có 14 mạch đơn chứa các Nu đánh dấu và hai mạch đơn bình thường chứa các Nu không đánh dấu Mạch đơn thứ nhất chứa các Nu không đánh dấu có T = 480 và X = 240 Mạch đơn thứ hai chứa các Nu không đánh dấu có T = 360 và X = 120

1 Tính số lần tái bản của gen.

2 Số lượng Nu đánh dấu mỗi loại đã lấy từ môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen bằng bao nhiêu?

3 Quá trình tái bản đó đã phá vỡ bao nhiêu liên kết hiđrô, hình thành bao nhiêu liên kết hóa trị?

ĐS: 1 3; 2 A = T = 5880, G = X = 2520, Hpv = 19320, HTht = 16786

Bài 7: Một gen có từ (1500-2000) Nu, khi tái bản một số lần đã được môi trường cung cấp 27000 Nu tự do

trong đó có 9450 Nu tự do loại X Xác định:

1 Chiều dài của gen ban đầu

2 Số Nu từng loại của gen ban đầu

3 Số Nu mỗi loại môi trường cần cung cấp cho quá trình tái bản của gen

Trang 13

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

4 Nếu trong lần tái bản đầu tiên, môi trường cung cấp cho mạch thứ nhất của gen có 90 Nu loại T và cung cấp cho mạch thứ hai có 270 Nu tự do loại X Tính tỉ % và số lượng từng loại Nu trong mỗi mạch đơn của gen

ĐS: 1 3060A0; 2 A = T = 270, G = X = 630; 3 A = T = 4050, G = X = 9450; 4 A1 = T2 = 10% = 90,

T1 = A2 = 20% = 180, G1 = X2 = 40% = 360; X1 = G2 = 30% = 270.

Bài 8: Hai gen A và B cùng nằm trong một tế bào Khi tế bào trải qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra

tế bào con có tổng số Nu hai gen đó là 28800, quá trình này đòi hỏi môi trường cung cấp cho cả hai gen

25200 Nu tự do Để tạo ra các gen con của gen A, Quá trình đã phá vỡ tất cả 20475 liên kết hiđrô, con gen B

đã hình thành tất cả 23520 liên kết hiđrô, biết số Nu của gen A bằng hai lần số Nu của gen B Số Nu cung cấp để gen B tái bản 2 lần Xác định:

1 Số lần tái bản của mỗi gen.

2 Chiều dài của gen A và gen B.

1 A và B: 3 lần; 2 A: 4080A0, B: 2040A0.

Bài 9: Nếu nuôi cấy một tế bào E coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là (Cao đẳng, 2011)

ĐS: 2

Bài 10: Một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 ×109 cặp nuclêôtit.

1 Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit?

2 Tế bào tinh trùng chứa số nuclêôtit là bao nhiêu?

ĐS: 1 12 109 cặp nuclêôtit; 2 3 109 cặp nuclêôtit

DẠNG 4: TÌM SỐ BỘ BA VÀ SỐ ĐOẠN MỒI KHI THỰC HIỆN NHÂN ĐÔI

Bài 1: Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng cứ 20 phút vi khuẩn phân chia 1 lần Trong một

chu kì sinh sản, sự nhân đôi của vi sinh vật có 15 đoạn Okazaki được hình thành Tính 1 tế bào VSV trong một giờ cần bao nhiêu đoạn mồi cho việc nhân đôi đó? (Casio Tây Ninh, 2009)

ĐS: 119

Bài 2: Tỉ lệ bộ ba triplet (trên phân tử ADN) mang một ađênin là bao nhiêu?

ĐS: 81/192

Bài 3: Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn

Okazaki Số đoạn mồi cần được tổng hợp là?

ĐS: 52

Bài 4: Trên một đoạn ADN có 9 đơn vị tái bản đang hoạt động, trên mỗi đơn vị tái bản đều có 10 đoạn

Okazaki Số đoạn ARN mồi đã và đang hình thành?

ĐS: 108

Bài 5: Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản.

Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn Okazaki Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là?

Bài 8: Theo dõi quá trình nhân đôi của một ADN, người ta thấy có 80 đoạn Okazaki, 90 đoạn mồi ADN trên

thuộc dang nào? Có ở đâu?

ĐS: số đơn vị tái bản = 5, sinh vật nhân thực

Bài 9: Phân tử ADN của trực khuẩn E Coli gồm 4,2.106 cặp nuclêôtit và chỉ có 1 đơn vị sao chép Tốc độ tái bản là 50000 cặp nuclêôtit/phút Ở mạch 5' - 3', trung bình, mỗi phân đoạn giật lùi Okazaki có 1500 nuclêôtit.

1 Thời gian tái bản?

2 Ở mạch tổng hợp không liên tục có bao nhiêu phân đoạn giật lùi Okazaki được tổng hợp? Enzyme nối? ĐS: 1 1h24min; 2 2800

Trang 14

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

Bài 10: ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đôi Mỗi đoạn okazaki có 1.000

nu Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản : ĐS: 150+15=165 (đoạn mồi)

Bài 11: Giả sử trên phân tử ADN của một sinh vật nhân thực cùng một lúc có 8 đơn vị tái bản giống nhau,

trên một chạc chữ Y của một đơn vị tái bản người ta thấy có 14 đoạn Okazaki Số đoạn ADN mới đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN tính đến thời điểm quan sát là bao nhiêu?

ĐS: Số đoạn mồi = ( 28+2).8=240

Bài 12: Một phân tử ADN đang tiến hành quá trình nhân đôi, trên phân tử ADN có 60 đoạn Okazaki và có

70 đoạn mồi Phân tử ADN đó thuộc sinh vật nhân sơ hay nhân thực? Biết mỗi đơn vị tái bản gồm 200 cặp

Nu Tính chiều dài phân tử ADN?

A A = T = 3216(Nu);G = X = 7504(Nu); B A = T = 402(Nu);G = X = 938(Nu);

C A = T = 2814(Nu);G = X = 6566(Nu); D A = T = 2412(Nu);G = X = 5638(Nu);

Câu 3 Số nu tự do từng loại mà môi trường cần cung cấp cho gen tái bản 2 lần bằng bao nhiêu?

A A = T = 402(Nu);G = X = 938(Nu); B A = T = 1608(Nu);G = X = 3752(Nu);

C A = T = 504(Nu);G = X = 1876(Nu); D A = T = 1206(Nu);G = X = 2814(Nu);

Câu 4 Khi gen tái bản liên tiếp 4 lần, mt cần cc bao nhiêu nu tự do mỗi loại để tạo các gen con có nguyên

liệu hoàn toàn mới?

A A = T = 402(Nu);G = X = 938(Nu); B A = T = 6030(Nu);G = X =14070(Nu);

C A = T = 5628(Nu);G = X = 13132(Nu); D A = T = 6432(Nu);G = X =15008(Nu);

Một gen có 510 nu loại A, số nu loại G chiếm 20% tổng số nu của gen Sử dụng giữ kiện trả lời câu hoi

từ 5-6.

Câu 5 Số nu tự do từng loại mà mt cần cung cấp cho gen nhân đôi 1lần bằng bao nhiêu?

A A = T = 510(Nu);G = X = 340(Nu); B A = T = 255(Nu);G = X =170(Nu);

C A = T = 765(Nu);G = X = 810(Nu); D A = T = 340(Nu);G = X = 510(Nu);

Câu 6 Khi gen tái bản liên tiếp 3 lần, nhu cầu về nu tự do thuộc mỗi loại mà môi trường cần phải cung cấp

cho quá trình là?

A A = T = 2380(Nu);G = X = 3570(Nu); B A = T = 3570(Nu);G = X =2380(Nu);

C A = T = 510(Nu);G = X = 340(Nu); D A = T = 4080(Nu);G = X =2720(Nu);

Gen dài 0,4522Mm có T=2/3G S.dụng giữ kiện trả lời câu hoi từ 7-14.

Câu 7 Khi gen tái bản 1 lần, số lk hiđrô và liên kết hóa trị bị phá vỡ lần lượt là:

A 3458 và 2658 B 0 và 2658 C 2658 và 3458 D 3458 và 0

Câu 8 Có bao nhiêu liên kết hiđrô và liên kết hóa trị được thành lập sau quá trình tái bản 1 lần của gen?

A 3458 liên kết hiđrô và 2658 liên kết hóa trị B 6916 liên kết hiđrô và 2658 liên kết hóa trị

C 6916 liên kết hiđrô và 0 liên kết hóa trị D 0 liên kết hiđrô và 2658 liên kết hóa trị

Câu 9 Tại lần tái bản thứ 5, có bao nhiêu liên kết hiđrô bị phá vỡ?

Trang 15

Chuyên đề 1: Lí thuyết cơ chế di truyền ở mức phân tử ThS Lê Hồng Thái

Câu 13.Qua một số lần nhân đôi số liên kết hidro của gen bị liên kết hiđrôủy tất cả 10374 liên kết số liên

Câu 18.Số nucleotit mỗi loại chứa trong các gen con được hình thành sau đợt tái bản cuối cùng :

A A = T = 12544(Nu);G = X = 5376(Nu); B A = T = 6272(Nu);G = X =2688(Nu);

C A = T = 5376; G = X = 12544; D A = T = 11760; G = X = 5040;

Câu 19.Nhu cầu về số nucleotit mỗi loại môi trường cần phải cung cấp cho gen tái bản bằng bao nhiêu ?

A = T = 6276(Nu);G = X = 2688(Nu); B A = T = 13110(Nu);G = X =5040(Nu);

C A = T = 5488(Nu);G = X = 2352nu); D A = T = 2352(Nu);G =X = 5488Nu)

Câu 20.Có bao nhiêu l.kết hóa trị được hình thành qua qtrình tái bản của gen.

A 15666(l kết ) B 15673 (l.kết) C.18032(l.kết) D.7833(liên kết)

Quá trình tái bản của 1 gen đã cần môi trường nội bào cung cấp 29070 nucleotit tự do thuộc các loại, trong đó có 6930 nucleotit tự do loại T.Số nucleotit của gen trong đoạn từ 1800 đến 2000 Sử dụng các

dữ kiện trên trả lời các câu từ 21 đến 23.

Câu 21.chiều dài của gen ban đầu là :

A 6589,2A0 B 49419 A0 C.3294,6A0 D 1647,3A0

Câu 22 Số nucleotit mỗi loại của gen ban đầu là :

A A = T = 507(Nu);G = X = 462(Nu); B A = T = 462(Nu);G = X =507(Nu);

C A = T = 924(Nu);G = X = 1014(Nu); D A = T = 489(Nu);G = X =490(Nu);

Câu 23.Số nucleotit tự do mỗi loại G và X môi trường cần cung cấp cho quá trình tái bản của gen là :

A.3549 (Nu) B.507(Nu) C.8112(Nu) D.7605 (Nu)

Một gen có tỉ lệ giữa các loại nucleotit A+T /G+X=7/3.Khi tái bản tổng hợp được 2 mạch mới, enzim ADN pôlimêrâz đã làm đút 3450 liên kết hiđrô Sử dụng dữ kiện trên trả lời các câu từ 24 đến 26 Câu 24.Có bao nhiêu nu tự do mỗi loại cần được môi trường cung cấp ?

A A = T = 450);G = X = 1050(nu) B A = T = 900(nu); G=X=600(nu)

C.A=T=1050(Nu); G=X=450(nu ) D.A=T=12009Nu);G=X=300(nu)

Câu 25.Nếu thời gian tái bản xảy ra trong 7,5 giây thì số nuclêôtit trung bình được bổ sung vào 2 mạch

khuôn trong mỗi giây bằng bao nhiêu ?

A.400 (nu)/1 giây B.200 (nu)/1 giây C.300(nu)/1 giây D.100(nu)/1giây

Câu 26.Thời gian nhân đôi của mõi chu kì xoắn là :

A.0.0259(giây) B.0.05 (giây) C.0,04giây) D.0,02 (giây )

Hai gen A và B đều bằng nhau và có tỉ lệ từng loại nucleotit như nhau cả hai gen đều nhân đôi đã cần môi trường nôi bào cung cấp tất cả 11376 nuclêôtit tự do Trong đó có 2208 nuclêôtit tự do loại X Biết số nuclêôtit của mỗi gen có từ 1200 -1500 clêôtit sử dụng dữ kiên trên trả lời các câu từ 27 đến 29 Câu 27 Số lần n.đôi của mỗi gen là

A.1 và 3 B.1và 2 C 2 và 3 D 2 và 4

Câu 28.Chiều dài mỗi gen tính ra đơn vị micrômet là:

A 2,4174(Mm) B.1,2487 (Mm) C.0,24174( Mm ) D.0,12087(Mm)

Ngày đăng: 26/11/2015, 03:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w