II. Những kết quả bước đầu về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong công tác xét khiếu tố
4. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
có hiệu lực, hiệu quả hơn.
Như trên đã trình bày, trong công tác xét khiếu tố hiện nay, một thực tế đặt ra là yêu cầu công việc ngày càng lớn, khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu về chất lượng thông tin khai thác ngày càng cao và đòi hỏi phải chính xác, song với cách làm việc cũ thất rằng ở nhiều khâu hiệu qủa giải quyết công việc chậm, việc quản lý hồ sơ còn lỏng lẻo, theo kiểu thủ công và sổ sách còn quả lớn, nhiều khâu công tác không có sự phối hợp và sử dụng kết quả của nhau, do vậy, vừa mất nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo.
Từ những bất cập đó, việc ứng dụng tin học trong công tác xét khiếu tố tại cơ quan Thanh tra nhà nước trong 2 năm qua, chương trình trên đã được vận hành và đi vào hoạt động. Thực tế đã đáp ứng được yêu cầu khai thác thông tin trong thời gian ngắn nhất. Với mô hình đó, Thanh tra nhà nước đang từng bước làm chủ được công tác quản lý nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và quản lý hoạt động thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tuy nhiên, chỉ đảm bảo hoạt động quản nhà nước cảu Thanh tra nhà nước thì chưa phải là đã phát huy tác dụng của công tác tin học hoá trong hoạt động quản lý khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngày nay, để khai thác hết thế mạng của tin học hoá công tác quản lý nhà nước về đơn thư khiếu nại, tố cáo, ta có thể cài đặt thành hệ thống mạng diện rộng của Chính phủ để quản lý, khai thác, trao đổi thông tin từ Chính phủ xuống Thanh tra nhà nước và toàn bộ 61 tỉnh, thành phố và 20 bộ, ngành.
Để đạt được kết quả đó, kiến nghị Chính phủ cần ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống máy tính và mạng máy tính trên toàn quốc, đồng thời mỗi địa phương, bộ, ngành cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tin học cho đội ngũ cán bộ để việc vận hành và khai thác hệ thống máy tính có hiệu quả.
Trên đây là khái quát việc tin học hóa công tác quản lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt chương trình này sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện một bước chương trình cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. khiếu nại, tố cáo.
Trong quá trình quản lý nhà nước, viêc phát sinh các khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định và hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và công chức nhà nước là một tất yếu khách quan và luật pháp đã qui định việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo trước hết thuộc về các cơ quan nhà nươc. Theo quy định tại Điều 80 Luật khiếu nại, tố cáo, nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm:
- Ban hành các văn bản pháp luật, quy chế, điều lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo; - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân;
- Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.