Phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO (Trang 40 - 42)

II. Những kết quả bước đầu về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong công tác xét khiếu tố

7. Đổi mới thủ tục hành chính trong việc xem xét, kết luận, ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.

7.1. Phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

định giải quyết khiếu nại, tố cáo.

7.1. Phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo: quyết khiếu nại, tố cáo:

a) Nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ việc khiếu nại, tố cáo. b) Khi xem xét khiếu nại, tố cáo phải thật sự tôn trọng quyền dân chủ và tính công khai.

c) Khi xem xét khiếu nại, tố cáo phải khẩn trương, kịp thời và xây dựng hồ sơ vụ việc đầy đủ, chính xác.

e) Khi xem xét khiếu nại, tố cáo phải có quan điểm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

7.2.Đổi mới thủ tục hành chính trong giai đoạn chuẩn bị xem xét, giải quyết một vụ việc khiếu nại, tố cáo:

a) Thủ tục ban hành quyết định giao nhiệm vụ xem xét đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Qua quá trình tiếp xúc ban đầu, cơ quan chức năng giải quyết vụ việc ra quyết định thụ lý vụ việc khiếu nại, tố cáo để làm cơ sở pháp lý chính thức giao nhiệm vụ cho cán bộ trực tiếp giải quyết. Quyết định này nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người thi hành công vụ và các cá nhân hay tổ chức có liên quan.

Khi có quyết định chính thức giao cho cán bộ thụ lý giải quyết vụ việc thì người trực tiếp thụ lý cần phải nhận đủ hồ sơ và các thông tin cần thiết liên quan đến vụ việc. Làm tốt vấn đề này sẽ tránh được những sai sót và giữ được tính liên tục của quá trình giải quyết vụ việc.

Trong trường hợp vụ việc khiếu nại phức tạp, nhiều nội dung, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ quyết định thành lập Đoàn thanh tra để giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo.

b) Thủ tục hành chính xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc.

Xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân là một công việc phức tạp. Nó bị điều chỉnh bởi luật hình thức là Pháp lệnh thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo và nhiều văn bản luật, dưới luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do đó, kế hoạch hóa hoạt động xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đảm bảo cho hoạt động này được tiến hành bình thường theo dự kiến và có sự chuẩn bị chu đáo, dự báo trước khả năng xảy ra và kết quả của nó.

Kế hoạch hóa giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo gồm: Kế hoạch hóa toàn bộ quá trình giải quyết và kế hoạch hóa từng hoạt động cụ thể. Việc lập kế hoạch càng toàn diện, tỉ mỉ càng đảm bảo cho công việc tiến hành thuận lợi.

Nội dung của kế hoạch gồm: - Mục đích, yêu cầu khi xem xét.

- Căn cứ pháp lý để xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo. - Nội dung xem xét.

- Thời điểm cần xem xét.

Thời hạn xem xét (phải theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, lần đầu không quá 30 ngày, các lần tiếp theo không quá 60 ngày).

- Biện pháp tổ chức thực hiện.

Tóm lại, người được phân công giải quyết cần hình dung ra tất cả các công việc chính phải tiến hành, những yêu cầu chính sẽ phải làm và thể hiện

nó bằng văn bản. Văn bản kế hoạch cần được lãnh đạo phê duyệt để trở thành nhiệm vụ của cán bộ xét khiếu tố khi bắt tay vào giải quyết vụ việc.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w