Trong đề thi môn sinh học trong các kì thi tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo mỗi năm thì phần bài tập SINH HỌC TẾ BÀO luôn xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong phần bài tập định lượng. Tôi xin giới thiệu đến quí thầy cô và các em học sinh về phân dạng giải nhanh các dạng bài tập về phần SINH HỌC TẾ BÀO
Trang 1Chuyên đề sinh học tế bào ThS Lê Hồng Thái
CHUYÊN ĐỀ 4: CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở MỨC TẾ BÀO TÓM TẮT LÍ THUYẾT
A NHIỄM SẮC THỂ (NST)
1 Khái niệm NST
Nhiễm sắc thể là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm kiềm tính
2 Cấu trúc của NST
- Ở các sinh vật chưa có nhân như vi khuẩn, nhiễm sắc thể chỉ gồm 1 phân tử ADN dạng vòng do 2 đầu nối lại với nhau Ở các sinh vật chưa có cấu tạo tế bào như virut và thể ăn khuẩn, vật chất di truyền cũng chỉ
là phân tử ADN Riêng ở một số loài virut thì đó là ARN
- Ở sinh vật nhân thực, sau khi nhân đôi mỗi NST gồm 2 crômatit, mỗi
crômatit có 1 phân tử ADN mà có 1 nửa nguyên liệu cũ và một nửa nguyên liệu
mới được lấy từ môi trường tế bào Các crômatit này đóng xoắn đạt tới giá trị
xoắn cực đại vào kì giữa nên chúng có hình dạng và kích thước đặc trưng Mỗi
NST có 2 crômatit gắn với nhau ở eo thứ nhất hay tâm động, chia nó thành 2
cánh Tâm động là trung tâm vận động, la` điểm trượt của nhiễm sắc thể trên
dây tơ vô sắc đi về các cực trong phân bào Một số nhiễm sắc thể còn có eo thứ
2 và thể kèm Có người cho rằng, eo thứ hai là nơi tổng hợp ARN ribôxôm,
trước khi đi ra bào chất để góp phần tạo nên ribôxôm, chúng tạm thời tích tụ lại
ở eo này và tạo thành nhân con Lúc bước vào phân bào, NST ngừng hoạt
động, nhân con biến mất Khi phân bào kết thúc, NST hoạt động, nhân con lại
tái hiện
- NST của các loài có nhiều hình dạng khác nhau: dạng hạt, que, hình chữ V, hình móc Điển hình là NST
có hình chữ V với 2 cánh kích thước bằng nhau hoặc khác nhau Chiều dài của NST từ 0,2 – 50mm, đường kính 0,2 – 2mm
- Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và prôtêin loại histôn Phân tử ADN quấn quanh các khối cầu prôtêin tạo nên chuỗi nuclêôxôm Mỗi nuclêôxôm là một khối dạng cầu dẹt , bên trong chứa 8 phân tử histôn, còn bên ngoài được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit Các nuclêôxôm nối với nhau bằng các đoạn ADN và một prôtêin histon Mỗi đoạn có khoảng 15 –
100 cặp nuclêôtit Tổ hợp ADN với histôn trong chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có đường kính 110Å Sợi cơ bản xoắn lại một lần nữa, là xoắn bậc 2, tạo nên sợi nhiễm sắc có đường kính 300Å Sự xoắn tiếp theo của sợi nhiễm sắc tạo nên 1 ống rỗng với bề ngang 3000Å, cuối cùng hình thành cấu trúc crômatit có đường kính 7000A0
Nhờ cấu trúc xoắn cuộn như vậy nên chiều dài của NST đã được rút ngắn 15000 đến 20000 lần so với chiều dài phân tử ADN NST dài nhất của người chứa phân tử ADN dài 82mm, sau khi xoắn cực đại ở kì giữa chỉ dài 10mm Sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong chu kì phân bào
Trang 2Chuyên đề sinh học tế bào ThS Lê Hồng Thái
3 Tính đặc trưng của NST
- Mỗi loài sinh vật đều có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc Đây la` đặc trưng để phân biệt các loài với nhau, không phản ánh trình độ tiến hoá cao hay thấp, ở những loài giao phối,
tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài (2n), NST tồn tại thành từng cặp Mỗi cặp gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc đặc trưng, được gọi là cặp NST tương đồng, trong đó, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ Tế bào sinh dục (giao tử), số NST chỉ bằng một nửa số NST trong tế bào sinh dưỡng va` được gọi là bộ NST đơn bội (n)
Ví dụ, ở người 2n = 46; n = 23
ở chó 2n = 78; n = 39
ở bò 2n = 60; n = 30
ở lúa 2n = 24; n = 12
ở ngô 2n = 20; n = 10
ở Đậu Hà Lan 2n = 14; n = 7
- Đặc trưng về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các gen trên mỗi NST
B SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN TẾ BÀO
I TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1 Chu kì tế bào
Ở sinh vật nhân chuẩn sự sinh sản của tế bào là một quá trình sinh trưởng, phân chia nhân và phân chia tế bào mang tính chu kì, quá trình đó gọi là chu kì tế bào Nói cách khác chu kì tế bào là hoạt động có tính chu kì và sự thay đổi trạng thái tế bào trong thời gian từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo
Thời gian của chu kì tế bào tuỳ thuộc từng loại tế bào trong cơ thể và tuỳ thuộc từng loại tế bào Ví
dụ như chu kì các tế bào ở gian đoạn sớm phôi chỉ 15 – 20 phút, trong khi đó tế bào ruột cứ 1 ngày phân chia 2 lần, tế bào gan phân bào 2 lần trong 1 năm, còn tế bào thần kinh ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào Thông thường chu kì của đa số tế bào kéo dài trên 20 giờ Chu kì tế bào diễn ra qua các quá trình sinh trưởng, phân chia nhân, phân chia tế bào chất và kết thúc là sự phân chia tế bào
Có thể chia chu kì tế bào thành 4 pha: G1, S, G2 và M Ba pha đầu gọi là giai đoạn nghỉ hay gian kì (interphase)
- G1 là pha tiếp diễn sau nguyên phân Các nhiễm sắc thể (NST) duỗi xoắn chuyển sang trạng thái kéo dài, đồng thời có những biến đổi dẫn đến sự khởi đầu sao chép ADN Độ dài pha G1 liên quan đến hàm lượng prôtêin có trong tế bào
Pha này quan trọng đối với chu kì tế bào vì những biến đổi về tốc độ sinh sản tế bào liên quan đến những biến đổi pha G1 Cuối pha G1 có 1 thời điểm được gọi là điểm kiểm soát (điểm R) Nếu tế bào vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S và diễn ra nguyên phân
- S là pha tổng hợp: xảy ra sự tổng hợp ADN, prôtêin, ATP Ở pha S vật liệu di truyền được nhân đôi, còn có sự nhân đôi trung tử, có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào sau này và các quá trình tổng hợp nhiều hợp chất cao phân tử, các hợp chất giàu năng lượng
Trang 3Chuyên đề sinh học tế bào ThS Lê Hồng Thái
- G2: các NST cuộn xoắn lại để chuẩn bị cho nguyên phân, việc tổng hợp ARN và prôtêin là cần thiết
để hoàn thành G2 Một sự kiện quan trọng trong G2 là việc tổng hợp prôtêin tubulin Sự trùng hợp hoá tubulin tạo thành các vi ống của bộ máy thoi tơ để phân li NST và nhân con trong nguyên phân và giảm phân
- M: Là pha nguyên phân, tạo ra 2 tế bào mới Nếu là giảm phân sẽ tạo ra 4 tế bào đơn bội, sau 2 lần phân chia liên tiếp
2 Nguyên phân
a Kỳ đầu:
- Chất NST ở kỳ trung gian bao gồm hai NST đơn dính với nhau ở tâm động, lúc này NST trở nên xoắn và cô đặc lại
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
- Hình thành bộ máy phân bào gồm có thoi phân bào (ở thực vật không có thoi phân bào) và thoi vô sắc đính vào tâm động của NST theo hướng vuông góc
b Kỳ giữa:
- NST xoắn, cô đặc và co ngắn tối đa, có hình dạng đặc trưng
- NST thể xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
c Kỳ sau:
- Hai NST đơn trong NST kép tách nhau ra ở tâm động đi về hai cực tế bào Mỗi NST con mang một tâm động riêng đính vào thoi vô sắc
- Tất cả các NST con cùng tách khỏi nhau và cùng thời gian di chuyển về hai cực nhờ sự co ngắn của thoi vô sắc đính vào tâm động
d Kỳ cuối:
- Các NST con đã di chuyển tới hai cực của tế bào, dãn xoắn, dài ra và biến trở thành chất nhiễm sắc(NST dạng sợi mảnh)
Trang 4Chuyên đề sinh học tế bào ThS Lê Hồng Thái
- Thoi phân bào biến mất, hình thành màng nhân, hạch nhân được tái tạo, hình thành hai nhân con trong khối tế bào chất chung
e Phân chia tế bào chất:
Sự phân chia tế bào chất bắt đầu từ cuối kỳ sau hoặc đầu kỳ cuối và diễn ra suốt kỳ cuối
Ở tế bào động vật sự phân tế bào chất bắt đầu sự hình thành 1 eo thắt tại vùng xích đạo ở vùng giữa hai nhân con
Đối với tế bào thực vật được bao bởi màng xenlulo làm cho tế bào không vận động được nên sự phân
tế bào chất xảy ra bằng sự hình thành vách ngăn ở trung tâm xích đạo, vách ngăn phát triển dần ra ngoại vi cho đến khi liên kết với vách bao tế bào và như vậy phân tách tế bào chất thành hai nửa chứa nhân con
3 Giảm phân
3.1 Lần giảm phân I
a Kỳ đầu I.
* NST xoắn, co ngắn có mang tâm động
* NST sắp xếp có định hướng tạo điều kiện cho sự tiếp hợp cặp đôi của các NST tương đồng Cặp NST tương đồng là một cặp gồm 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ
* NST rút ngắn, dày to biểu hiện rõ cấu trúc kép Ở một số cặp NST tương đồng có thể xảy ra sự trao đổi chéo giữa hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng
* Sự phân ly của các cặp NST tương đồng, hai NST trong cặp tương đồng vẫn còn dính với nhau ở một vài điểm được gọi là điểm bắt chéo(là vùng mà ở đó hai NST tương đồng trao đổi gen cho nhau)
b Kỳ giữa I.
- NST đóng xoắn và co ngắn tối đa
- (2n)NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo
Trang 5Chuyên đề sinh học tế bào ThS Lê Hồng Thái
- Các NST kép đồng dạng khác nguồn đứng đối diện nhau và ngẫu nhiên về vị trí ở hàng bên này hay bên kia
c Kỳ sau I.
Bộ NST(1n) kép ở mỗi hàng tách nhau ra đi về một cực của tế bào Mỗi cực tế bào có số lượng NST giảm đi một nửa
d Kỳ cuối I.
Sự phân chia tê bào chất diễn ra tạo thành hai tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST(1n) kép khác nhau về nguồn gốc Sau đó chuyển sang kỳ yên nghỉ thời gian rất ngắn, NST tháo xoắn màng nhân hình thành trở lại
2.2 Lần phân bào giảm nhiễm II.
* Kỳ đầu II:
NST đóng xoắn trở lại không nhân đôi
Màng nhân và nhân con tiêu biến, bộ máy phân bào được hình thành, thoi vô sắc đính vào NST ở tâm động và theo phương vuông góc với thoi vô sắc ở lần phân bào I
* Kỳ giữa II:
NST có cấu trúc kép điển hình tập trung trên mặt phẳng xích đạo
Bộ NST xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo đính vào thoi vô sắc
* Kỳ sau II:
Hai cromatit trong từng NST kép tách nhau ra ở tâm động đi về hai cực của tế bào
* Kỳ cuối II:
NST đơn nằm gọn ở hai cực của tế bào, thoi vô sắc tiêu biến, màng nhân và nhân con xuất hiện Sự phân chia tế bào chất cũng diễn ra
Kết quả từ 1 tế bào (2n) qua giảm phân với hai lần phân bào(phân bào I và phân bào II) sẽ cho ra 4 tế bào con có bộ NST(1n)
3 Sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật có xương sống.
a Sự hình thành giao tử đực (tinh trùng).
Các tế bào sinh dục trong tinh hoàn(tinh nguyên bào) phân bào nguyên nhiễm Nhiều tinh nguyên bào khác, sau đó lớn lên hình thành tinh bào cấp I Tinh bào cấp I giảm phân, sau giảm phân I Tạo ra hai tế bào đơn bội gọi là tinh bào cấp II Tinh bào cấp II sau khi giảm phân lần II Tạo ra các tinh tử đơn bội(n) Các tinh tử trải qua quá trình biến thái để hình thành tinh trùng có đầu chứa nhân và đuôi để vận động
Như vậy từ một tinh nguyên bào(2n) sẽ cho ra 4 tinh tử đơn bội, sau phát triển thành 4 tinh trùng đơn bội
b Sự hình thành giao tử cái (trứng).
Các tế bào sinh dục trong buồng trứng(noãn nguyên bào) phân chia nguyên nhiễm Tạo ra nhiều noãn bào và lớn lên thành noãn bào cấp I Noãn bào cấp I giảm phân lần I Tạo ra hai tế bào đơn bội(gồm 1 noãn bào cấp II và 1 thể tiêu biến) Noãn bào cấp II giảm phân lần II Tạo ra hai tế bào đơn bội(1 noãn tử và
1 thể tiêu biến) Noãn tử phân hoá thành tế bào trứng
Như vậy từ 1 noãn nguyên bào(2n) sẽ cho ra 1 trứng(n) và 3 thể tiêu biến hay 3 thể cực sau sẽ bị thoái hoá
BÀI TẬP TỰ LUẬN
I.NGUYÊN PHÂN.
DẠNG 1: XÁC ĐỊNH BỘ NST 2n VÀ SỐ NST MÔI TRƯỜNG CẤP.
Bài 1: Ở 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 44
a Tính số NST, số tâm động, số cromatic ở các kì của quá trình nguyên phân
b Tính số NST, tâm động, cromatic ở kì giữa I và kì sau II của quá trình giảm phân
Bài 2: Ba hợp tử của 1 loài sinh vật, trong mỗi hợp tử có 78 NST lúc chưa nhân đôi Các hợp tử nguyên phân
liên tiếp để tạo ra các tế bào con Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử bằng 8112 Tỉ lệ
số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 với hợp tử 2 bằng 1/4 Số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1,6 lần số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 và hợp tử 2
a.Tìm số lượng tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử
b.Tính số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử
c Tính số lượng NST môi trường nội bào cần cung cấp cho 3 hợp tử thực hiện các lần
Trang 6Chuyên đề sinh học tế bào ThS Lê Hồng Thái
nguyên phân
ĐS: a 8, 32, 64; b 3, 5, 6; c 546, 2418, 4914
Bài 3: Theo dõi sự phân bào của 3 hợp tử A, B, C người ta nhận thấy Hợp tử A nguyên phân liên tiếp một số
lần, tạo một số tế bào con bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài Quá trình phân bào của hợp tử
A, môi trường nội bào phải cung cấp 16 NST đơn mới hoàn toàn Hợp tử B nguyên phân tạo một số tế bào con bằng số Cromatit quan sát được trên mặt phẳng xích đạo của các tế bào con được tạo ra từ hợp tử A đang tham gia đợt phân bào cuối cùng Hợp tử C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng 25% số tế bào con do hợp
tử B tạo ra Tổng số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử B là 384 Số lượng NST đơn có nguồn gốc từ bố trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số lượng NST đơn có nguồn gốc từ mẹ trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử B là 30
a Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử? Từ đó kết luận 3 hợp tử đã cho thuộc cùng một loài hay khác loài
b Tính số NST đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho mỗi hợp tử phân bào?
c Số thoi dây tơ vô săc xuất hiên trong đợt phân bào cuối cùng của 3 hợp tử?
ĐS: a 2n = 8; 2n = 24, 2n = 110; b 56, 1512, 1650; c 7, 63, 15
Bài 4: Xét 3 tế bào sinh dưỡng A, B, C thuộc cùng một loài Tế bào A nguyên phân một số lần cho số tế bào
con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài Quá trình nguyên phân của tế bào A môi trường nội bào
đã cung cấp nguyên liệu di truyền tương đương với 168 NST đơn Tế bào B và C trải qua nguyên phân với tổng số NST đơn trong các tế bào con được tạo ra khi kết thúc đợt phân bào cuối cùng là 576
a Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
b Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C
c Số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp cho tế bào A phân bào?
Đs: a 2n = 24; b x = 3, y = 3, z = 4 hoặc y = 4, z = 3; c 144
Bài 5: Ở một loài sinh vật có 2n = 28 Xác định:
- Số tâm động ở kỳ trước, kỳ giữa của nguyên phân
- Số cromatit ở kỳ trước, kỳ giữa của nguyên phân
- Số tâm động, số nhiễm sắc thể đơn ở kỳ sau, tiền kỳ cuối nguyên phân
ĐS: 28, 56, 56
Bài 6: Cho biết một loài có 2n = 24 và chu kỳ tế bào diễn ra trong 11 giờ Thời gian ở kỳ trung gian nhiều
hơn thời gian phân bào trong 1 chu kỳ tế bào là 9 giờ Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kỳ trước,
kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỷ lệ 3:2:2:3 Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số nhiễm sắc thể theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại các thời điểm 43 giờ, 54 giờ 30 phút, 65 giờ 42 phút, 78 giờ (Biết pha G1 của kì trung gian là 1 giờ)
ĐS: 43: 8, 192 kép; 54h30: 16, 1563; 65h42: 32, 3052 ; 78h: 64, 3052 đơn.
Bài 7: Theo dõi 3 tế bào sinh dưỡng của 1 loài cùng đang nguyên phân Sau 30 phút cả 3 tế bào đã hoàn tất
một số chu kỳ, người ta thấy rằng: Tế bào A có số đợt nguyên phân bằng ½ số đợt nguyên phân của tế bào B,
số tế bào con của tế bào C bằng tích của số tế bào con của tế bào A và tế bào B, nguyên liệu mà môi trường cung cấp cho cả 3 tế bào qua các đợt nguyên phân trên tương đương số NST đơn gấp 11 lần số NST giới tính
X có trong tế bào C Xác định bộ NST 2n của loài sinh vật trên Biết rằng số NST trong giao tử nhỏ hơn tổng
số tế bào con của A và C và lớn hơn số tế bào con của tế bào B
ĐA : 2n(2 x + 2 2x + 2 3x – 3) = 11.2.2 3x , 2n(2 x + 2 2x + 2 3x – 3) = 11.2 3x -> x = 1 ; 2n = 16
Bài 8: Lấy 50 tế bào xôma từ 1 cây mầm cho nguyên phân liên tiếp thì nhận thấy: nguyên liệu cần cung cấp
tương đương 16800 nhiễm sắc thể đơn Trong số nhiễm sắc thể của các tế bào con thu được thì chỉ có 14400 nhiễm sắc thể là được cấu thành hoàn toàn từ nguyên liệu mới của môi trường nội bào
1 Tìm bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của tế bào
2 Tính số đợt nguyên phân của mỗi tế bào xôma nói trên Biết rằng số đợt nguyên phân của các tế bào xôma đều bằng nhau
ĐS: 2n = 48, x = 3
Bài 9: Hợp tử của một loài nguyên phân tạo ra 4 tế bào con là A, B, C, D Tế bào A nguyên phân liên tiếp
một số đợt tạo ra các tế bào con, số tế bào con bằng số lượng NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài Tế bào B nguyên phân cho các tế bào con với tổng số NST gấp 4 lần số NST đơn bội của tế bào Các tế bào C
Trang 7Chuyên đề sinh học tế bào ThS Lê Hồng Thái
và D nguyên phân cho các tế bào con với tổng số NST đơn là 64 Tất cả các tế bào con được hình thành nói trên có 224 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi
a Tìm bộ NST lưỡng bội (2n) của loài?
b Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào?
c.Tính số NST môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân của mỗi tế bào?
ĐS: a 2n =16, b A: 3, B: 1, C: 1, D: 1; c 112, 16, 16, 16
Bài 10: Một hợp tử có 2n = 26 nguyên phân liên tiếp Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa
giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1 ; thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ : 1 :1,5 ;1 ;1,5 Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên Xác định số tế bào, số crômatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở
2 giờ 34 phút
ĐA: Số tế bào lúc này là : 23 = 8 tế bào, Số crômatit trong các tế bào : 26.2.8 = 416 crômatit, Số NST trong các tế bào: 26.8 = 208 NST kép
Bài 11: Ở đậu Hà Lan 2n = 14 Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta nhận thấy số tế
bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1: 2: 4: 8 Tổng số cromatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360 Hãy xác định
a Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D
b Số tế bào con mới được tạo thêm từ mỗi tế bào A, B, C, D?
c Tổng số tế bào hiện diện qua các đợt phân bào của 4 tế bào đã cho?
ĐS: a x = 3, y = 4, z = 6, z =7; b 8, 16, 32, 64; c 14, 30, 62, 136.
DẠNG 2: XÁC ĐỊNH SỐ TẾ BÀO VÀ SỐ LẦN NGUYÊN PHÂN.
Bài 1: Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra được 40 tế bào con Tế
bào trên đã trải qua mấy lần nguyên phân
ĐS: 3
Bài 2: Một hợp tử của một loài đã nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra được 8 tế bào mới.
a Xác định số đợt phân bào của hợp tử
b Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và tên loài Biết trong quá trình nguyên phân, môi trường đã cung cấp nguyên liệu với 322 NST đơn
ĐS: a x = 3, b 2n = 46
Bài 3: Một hợp tử của gà (2n = 78) nguyên phân một số lần liên tiếp, các tế bào con của hợp tử trên đã chứa
tất cả 624 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi Hãy xác định:
a Số lần nguyên phân của hợp tử
b Số NST trong các TB có nguyên liệu hoàn toàn mới
ĐS: a 3; b 468
Bài 4: Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội
bào tương đương với 2480 NST đơn Trong các tế bào con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn đươc tạo thành từ nguyên liệu môi trường là 2400
a Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử trên
b Xác định bộ NST của loài
ĐS: a 5; b 8
Bài 5: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8 Quan sát tế bào sinh dục sơ khai của một ruồi giấm đực và một ruồi
giấm cái đang phân bào người ta nhận thấy: Số NST kép loại Y ở ruồi giấm đực đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo bằng 1/16 số NST đơn các loại khi đang phân ly về các cực tế bào ở ruồi giấm cái Tổng số NST đơn và kép các loại ở 2 cá thể nói trên tại thời điểm quan sát là 768
a.Xác định số tế bào tại mỗi thời điểm quan sát?
b.Nếu các tế bào nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là bao nhiêu
ĐS: a a = b = 32; b x =5.
Bài 6: Xét hai nhóm tế bào sinh dưỡng của loài A phân bào.
Nhóm 1: Các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và bằng số tế bào ban đầu của nhóm với tổng số tế bào con được tạo ra là 64
Trang 8Chuyên đề sinh học tế bào ThS Lê Hồng Thái
Nhóm 2: Các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào
a Xác định số tế bào ban đầu và số lần phân bào mỗi nhóm? Biết bộ NST của loài A là 2n = 16 và số tế bào ban đầu của nhóm 2 ít hơn số tế bào ban đầu của nhóm một
b.Tổng số tế bào con được tạo thêm trong đợt phân bào cuối cùng của hai nhóm?
ĐS: a 4, 3; b 80
Bài 7: Lấy 50 tế bào xôma từ 1 cây mầm cho nguyên phân liên tiếp thì nhận thấy: nguyên liệu cần cung cấp
tương đương 16800 nhiễm sắc thể đơn Trong số nhiễm sắc thể của các tế bào con thu được thì chỉ có 14400 nhiễm sắc thể là được cấu thành hoàn toàn từ nguyên liệu mới của môi trường nội bào
1 Tìm bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của tế bào
2 Tính số đợt nguyên phân của mỗi tế bào xôma nói trên Biết rằng số đợt nguyên phân của các tế bào xôma đều bằng nhau
ĐS: 2n = 48, x = 3
Bài 8: Ba hợp tử của cùng một loài lúc chưa tự nhân đôi có số lượng nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào là
24 Các hợp tử đó thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con Số tế bào con do hợp tử thứ nhất tạo ra bằng 25% số tế bào con do hợp tử thứ hai sinh ra.Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các tế bào được hình thành từ hợp tử thứ ba là 384 Trong quá trình nguyên phân của ba hợp tử đó đã tạo ra các tế bào con với tổng số nhiễm sắc thể đơn là 624
1 Xác định số tế bào con do mỗi hợp tử sinh ra
2 Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử
ĐS: 1 2, 8, 16; 2 1, 3, 4
Bài 9: Ở một loài thực vật, có 10 tế bào ở vùng đỉnh sinh trưởng thực hiện nguyên phân một số lần bằng
nhau đã tạo 2560 tế bào con
a Số lần nguyên phân của tế bào
b Tổng số tế bào con xuất hiện qua các lần nguyên phân của quá trình trên
ĐS: a.8 ,b.5100
DẠNG 3: XÁC ĐỊNH THỜI GIAN VÀ TỐC ĐỘ PHÂN BÀO
Bài 1: Hợp tử A, B thuộc hai loài khác nhau phân bào với số lần không bằng nhau trong cùng một thời gian.
Tổng số NST đơn huy động của môi trường cho cả hai hợp tử phân bào là 1624 Trong đó số NST đơn cung cấp cho hợp tử B nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho hợp tử A là 1400 Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ hợp tử A nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho chính quá trình phân bào của hợp tử A là 16 Số NST đơn trong một tế bào con sinh sinh ra từ hợp tử B nhiều hơn số NST đơn trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử A là 8
a.Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử
b.So sánh tốc độ phân bào của 2 hợp tử?
c.Nếu hợp tử B tiến hành số đợt phân bào nói trên trong khoảng thời gian 30 giờ và thời gian cần thiết cho đợt phân bào cuối cùng là 6 giờ thì thời gian cần thiết cho đợt phân bào đầu tiên là bao nhiêu? Biết rằng tốc
độ phân bào của hợp tử B là giảm dần đều
ĐS: a x = 3, y = 4, z = 5, z = 6; 8, 16, 32, 64; c 14, 30, 62, 136
Bài 2: Một hợp tử có 2n = 26 nguyên phân liên tiếp Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa
giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1 ; thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ : 1 :1,5 ;1 ;1,5 Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên Xác định số tế bào, số crômatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở
2 giờ 34 phút
ĐA: Số tế bào lúc này là : 23 = 8 tế bào, Số crômatit trong các tế bào : 26.2.8 = 416 crômatit, Số NST trong các tế bào: 26.8 = 208 NST kép
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một loài có 2n = 46 Có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo ra các tế bào con,
trong nhân của các tế bào con này thấy có 13800 mạch pôlinuclêôtit mới Số lần nguyên phân của các tế bào này là
Trang 9Chuyên đề sinh học tế bào ThS Lê Hồng Thái
Câu 2: Ở người bộ NST 2n=46 tổng số bộ NST đơn trong các tb con được sinh ra từ quá trình nguyên phân
của một tế bào sinh dưỡng là 1472 Tính số NST mới tương đương môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nguyên phân của tb sinh dưỡng nói trên
Câu 3: Ở người bộ NST 2n=46 tổng số bộ NST đơn trong các tb con được sinh ra từ quá trình nguyên phân
của một tế bào sinh dưỡng là 1472 Ở lần nguyên phân cuối cùng của tb nói trên môi trương nội bào đã cung cấp bao nhiêu NST đơn
Câu 4: Ở gà, bộ NST 2n=78 Quan sát các tế bào sinh dưỡng đang phân bào người ta đếm được tổng số NST
kép trên mặt phẳng xích đạo và số NST đơn đang phân li về các cực là 6630 Trong đó số NST đơn nhiều hơn số NST kép là 1170 Xác định các tế bào đang nguyên phân ở kì nào?
A Tế bào nguyên phân ở kì giữa, kì sau B Tế bào nguyên phân ở kì giữa, kì cuối
C Tế bào nguyên phân ở kì sau, kì cuối D Tế bào nguyên phân ở kì đầu, kì cuối
Câu 5: Ở gà, bộ NST 2n=78 Quan sát các tế bào sinh dưỡng đang phân bào người ta đếm được tổng số NST
kép trên mặt phẳng xích đạo và số NST đơn đang phân li về các cực là 6630 Trong đó số NST đơn nhiều hơn số NST kép là 1170 Số lượng ở mỗi kì là bao nhiêu?
A Kì giữa 35, Kì sau 26 B Kì giữa 35, Kì sau 25
C Kì giữa 35, Kì sau 27 D Kì giữa 36, Kì sau 27
Câu 6: Gà có 2n=78 Vào kỳ trung gian , sau khi xảy ra tự nhân đôi , số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là :
A 78 nhiễm sắc thể đơn B 78 nhiễm sắc thể kép
C 156 nhiễm sắc thể đơn D 156 nhiễm sắc thể kép
Câu 7: Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 18 Một tế bào đang tiến hành nguyên phân Ở kì
sau có số NST trong 1 tế bào là:
Câu 8: Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 18 Một tế bào đang tiến hành nguyên phân Số
NST đơn có trong các tế bào sau 3 lần nguyên phân là:
Câu 9: Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra số tế bào
mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi Hãy xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên
Câu 10: Ba hợp tử của 1 loài sinh vật, trong mỗi hợp tử có 78 NST lúc chưa nhân đôi Các hợp tử nguyên
phân liên tiếp để tạo ra các tế bào con Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử bằng 8112
Tỉ lệ số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 với hợp tử 2 bằng 1/4 Số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1,6 lần số
tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 và hợp tử 2 Tính số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử
Câu 11: Ba hợp tử của 1 loài sinh vật, trong mỗi hợp tử có 78 NST lúc chưa nhân đôi Các hợp tử nguyên
phân liên tiếp để tạo ra các tế bào con Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử bằng 8112
Tỉ lệ số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 với hợp tử 2 bằng 1/4 Số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1,6 lần số
tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 và hợp tử 2 Tính số lượng NST môi trường nội bào cần cung cấp cho 3 hợp tử thực hiện các lần nguyên phân
Câu 12: Cà độc dược có bộ NST 2n = 24 Quá trình nguyên phân từ một tế bào lá lưỡng bội của cà độc dược
diễn ra liên tiếp qua 3 đợt Nếu các tế bào lá được tạo ra đang ở giữa thì có bao nhiêu crômatit?
Câu 13: Ở 1 loài thực vật, bộ NST lưỡng bội là 24.Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào B lưỡng bội
của loài tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có tổng số 192 NST ở trạng thái chưa nhân đôi Số đợt nguyên phân từ tế bào B là bao nhiêu?
Câu 14: Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng bội của loài A tạo được 4 tế bào mới với 64
NST ở trạng thái chưa nhân đôi Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài A là bao nhiêu?
Trang 10Chuyên đề sinh học tế bào ThS Lê Hồng Thái
Câu 15: Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST Nguyên phân liên tiếp 6 lần Nhưng khi kết thúc lần
phân bào 3; trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể Tính tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường
Câu 16: Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST Nguyên phân liên tiếp 6 lần Nhưng khi kết thúc lần
phân bào 3; trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể Trong các lần phân bào môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới?
II GIẢM PHÂN
BÀI TẬP TỰ LUẬN
DẠNG 1: SỐ NST MÔI TRƯỜNG CẤP VÀ HIỆU SUẤT THỤ TINH
Bài 1: Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái (2n=24) nguyên phân liên tiếp 8 lần
a Tính số tế bào con tạo thành
b Các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng Tính số tế bào trứng được tạo thành
c Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% Tính số hợp tử được tạo thành, số tinh trùng tham gia thụ tinh biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%
ĐS: a 256; b 256; c 2048
Bài 2: Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo
ra số tế bào mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi
1.Hãy xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên
2 Các tế bào mới được tạo thành nói trên đều trở thành tế bào sinh trứng
a Khi tế bào sinh trứng giảm phân thì lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào tạo ra bao nhiêu NST đơn?
b Quá trình giảm phân trên hoàn thành thì tạo ra được bao nhiêu trứng và tổng số NST trong các tế bào trứng là bao nhiêu?
c Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và mỗi trứng thụ tinh cần 1 triệu tinh trùng tham gia
Hãy xác định số tinh trùng tham gia thụ tinh cho 25% số trứng nói trên
ĐS: a 6; b 512, 256; c 16.000.000
Bài 3: Xét hai tế bào sinh dục sơ khai A và B của cùng một loài trong đó A là tế bào sinh dục đực, B là tế
bào sinh dục cái Cả hai tế bào này đều trải qua vùng sinh trưởng, vùng sinh sản và vùng chín (giảm phân tạo giao tử) Biết tại vùng sinh sản tổng số lần nhân đôi của A và B là 9 lần, số giao tử tạo ra do tế bào A gấp 8
lần số giao tử do tế bào B tạo ra
a Xác định số lần nhân đôi của mỗi tế bào?
b Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử đực là 6.25% và có 50% số hợp tử tạo thành phát triển thành cá thể con, tính số cá thể con sinh ra
ĐA: a x= 5 và y = 4; b 4.
Bài 4: Trong vùng sinh sản của 1 cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai gọi là A, B, C, D Trong cùng
1 thời gian cả 4 tế bào này trải qua sinh sản liên tục để tạo ra các tế bào sinh dục sơ khai khác đã đòi hỏi môi trường cung cấp 2652 NST đơn Các tế bào sinh dục sơ khai này vào vùng chín hình thành các tế bào sinh giao tử Trong quá trình tạo giao tử lại đòi hỏi môi trường cung cấp 2964 NST đơn Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia thụ tinh tạo được 19 hợp tử Xác định tên và giới tính của động vật này
ĐA: 2n = 78 NST -> đó là loài gà; Số giao tử được tao ra từ 1 tế bào là: 152: 38 = 4 giao tử; Giới tính:đực
Bài 5: Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n = 78 NST) nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào
con có 39780 NST hoàn toàn mới Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 3,2% Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra một hợp tử bình thường
a) Tìm số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số hợp tử hình thành
b) Tính số lượng tế bào sinh tinh cần thiết cho quá trình thụ tinh
ĐA: a Số hợp tử hình thành là 128 hợp tử; b Số lượng tế bào sinh tinh là 1000 tế bào