Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (Nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Đỗ Thanh Mai
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LÊ TRỌNG TÍN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
Trang 2Xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên tổ Hóa trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em được tham gia học sau đại học và hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin cám ơn các đồng nghiệp xa gần và các bạn lớp ĐHSP Hóa học (niên khóa 1995 – 1999), các anh chị và các bạn lớp Cao học LLPPDH Hóa học K16 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng con xin cám ơn gia đình đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ con trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
Đỗ Thanh Mai
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Danh sách các trường được điều tra về thực trạng sử dụng trắc
nghiệm khách quan có nội dung liên quan đến thí nghiệm hóa
học trong dạy học phần luyện tập ở lớp 11 (nâng cao) THPT 17 Bảng 1.2 Kết quả điều tra thực trạng 19 Bảng 3.1 Danh sách các lớp tham gia thực nghiệm sư phạm 93 Bảng 3.2 Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 5 “Luyện tập – Axit, bazơ và muối” 99 Bảng 3.3 Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 5 “Luyện tập – Axit,
bazơ và muối” 99 Bảng 3.4 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 5 “Luyện tập –
Axit, bazơ và muối” 100 Bảng 3.5 Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 7 “Luyện tập – Phản ứng trao đổi” 101 Bảng 3.6 Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 7 “Luyện tập – Phản ứng
trao đổi” 101 Bảng 3.7 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 7 “Luyện tập –
Phản ứng trao đổi” 102 Bảng 3.8 Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 13 “Luyện tập – Nitơ và hợp chất” 103 Bảng 3.9 Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 13 “Luyện tập – Nitơ và
hợp chất” 103 Bảng 3.10 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 13 “Luyện tập –
Nitơ và hợp chất” 104 Bảng 3.11 Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 24 “Luyện tập – Cacbon, silic và hợp chất” 105 Bảng 3.12 Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 24 “Luyện tập – Cacbon,
silic và hợp chất” 105
Trang 5Bảng 3.13 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 24 “Luyện tập –
Cacbon, silic và hợp chất” 106 Bảng 3.14 Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 29 “Luyện tập : Chất hữu cơ, công thức phân tử” 107 Bảng 3.15 Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 29 “Luyện tập : Chất hữu
cơ, công thức phân tử” 107 Bảng 3.16 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 29 “Luyện tập –
Chất hữu cơ, công thức phân tử” 108 Bảng 3.17 Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 32 “Luyện tập – Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ” 109 Bảng 3.18 Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 32 “Luyện tập – Cấu
trúc phân tử hợp chất hữu cơ” 109 Bảng 3.19 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 32 “Luyện tập –
Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ” 110 Bảng 3.20 Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 37 “Luyện tập –Ankan và Xicloankan” 111 Bảng 3.21 Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 37 “Luyện tập –Ankan
và Xicloankan” 111 Bảng 3.22 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 37 “Luyện tập –
Ankan và Xicloankan” 112 Bảng 3.23 Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 49 “Luyện tập – So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của
hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no” 113 Bảng 3.24 Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 49 “Luyện tập – So sánh
đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với
hiđrocacbon no và không no” 113
Trang 6Bảng 3.25 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 49 “Luyện tập – So
sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với
hiđrocacbon no và không no” 114 Bảng 3.26 Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 56 “Luyện tập – Ancol, phenol” 115Bảng 3.27 Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 56 “Luyện tập – Ancol,
phenol” 115 Bảng 3.28 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 56 “Luyện tập –
Ancol, phenol” 116 Bảng 3.29 Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 59 “Luyện tập – Anđehit và xeton” 117 Bảng 3.30 Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 59 “Luyện tập – Anđehit
và xeton” 117 Bảng 3.31 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 59 “Luyện tập –
Anđehit và xeton” 118 Bảng 3.32 Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 62 “Luyện tập – Axit cacboxylic” 119 Bảng 3.33 Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 62 “Luyện tập – Axit
cacboxylic” 119 Bảng 3.34 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 62 “Luyện tập –
Axit cacboxylic” 120 Bảng 3.35 Bảng thống kê kết quả trả lời đúng lớp TN và ĐC (Bài 13) 122 Bảng 3.36 Bảng thống kê kết quả trả lời đúng lớp TN và ĐC (Bài 62) 123
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 5 “Luyện tập – Axit, bazơ và
muối” 99 Hình 3.2 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 7 “Luyện tập – Phản ứng trao
đổi” 101 Hình 3.3 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 13 “Luyện tập – Tính chất
của nitơ và hợp chất của nitơ” 103 Hình 3.4 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 24 “Luyện tập – Tính chất
của cacbon, silic và hợp chất của chúng” 105 Hình 3.5 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 29 “Luyện tập – Chất hữu cơ,
công thức phân tử” 107 Hình 3.6 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 32 “Luyện tập – Cấu trúc
phân tử hợp chất hữu cơ” 109 Hình 3.7 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 37 “Luyện tập – Ankan và
Xicloankan” 111 Hình 3.8 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 49 “Luyện tập – So sánh đặc
điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no” 113 Hình 3.9 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 56 “Luyện tập – Ancol,
phenol” 115 Hình 3.10 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 59 “Luyện tập – Anđehit và
xeton” 117 Hình 3.11 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 62 “Luyện tập – Axit
cacboxylic” 119
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra với nền giáo dục nước ta hiện nay Một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học trong trường THPT là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học và kết hợp các phương pháp dạy học cơ bản với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi tính) thành phương pháp dạy học phức hợp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học
Riêng việc dạy và học các bài luyện tập thường được giáo viên dạy và học sinh
mạnh của kiểu bài này
Ngoài ra, yêu cầu mới trong việc dạy và học hóa học là đòi hỏi học sinh phải nắm vững được các kiến thức liên quan đến thực nghiệm và làm tốt các bài tập thực nghiệm Do đó, nếu chỉ sử dụng các phương pháp thông thường như từ trước đến nay để luyện tập cho học sinh thì các em rất khó làm tốt được các bài tập thực nghiệm Hơn nữa, sử dụng kết hợp các thí nghiệm hóa học trong luyện tập cũng sẽ làm cho các em học sinh có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn nữa với các thí nghiệm hóa học, qua đó kỹ năng thí nghiệm thực hành của học sinh cũng được phát triển hơn
Một điểm mới trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đó là sử dụng kết hợp cả hai hình thức kiểm tra trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan Do đó tăng cường thêm yếu tố trắc nghiệm khách quan trong các tiết luyện tập để các em được rèn luyện nhiều hơn với hình thức kiểm tra trắc nghiệm này là điều cần thiết
Ngoài ra việc kết hợp sử dụng thí nghiệm hóa học và trắc nghiệm khách quan trong dạy học bài luyện tập là một việc còn ít gặp trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT Các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên hoặc các luận văn tốt nghiệp của các học viên cao học lý luận phương pháp dạy học hóa học từ trước đến nay rất ít công trình nào nghiên cứu về vấn đề này
Trang 9Chính vì các lý do nêu trên và để góp phần nâng cao chất lượng việc dạy và học
LUYỆN TẬP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11 THPT (NÂNG CAO) THEO HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HÓA NGƯỜI HỌC”
2 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình Hóa học lớp 11 THPT (nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết phương pháp dạy học nói chung và cơ sở lý thuyết phương pháp dạy học các bài luyện tập
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết trắc nghiệm khách quan
Nghiên cứu các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt của chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng cao)
Nghiên cứu các thí nghiệm hóa học của chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng cao)
Xây dựng các bài luyện tập có sử dụng trắc nghiệm khách quan trên nền các
mô phỏng cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, các đoạn phim thí nghiệm hoặc bài tập thực nghiệm
Tự thiết kế thí nghiệm và tự quay các đoạn phim thí nghiệm để dùng vào tiết luyện tập
Thực nghiệm xác định kết quả chất lượng các bài luyện tập chương trình hóa học lớp 11(nâng cao)
Xây dựng cơ sở lý thuyết và biện pháp thực hiện kiểu bài luyện tập này
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng cao) Đặc biệt lưu ý kiểu bài luyện tập có sử dụng trắc nghiệm khách quan với nội dung liên quan đến thí nghiệm hóa học, cấu trúc phân tử và danh pháp hợp chất hữu cơ
Trang 105 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Dựa trên nền tảng quan điểm duy vật biện chứng về quá trình nhận thức của học sinh
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng kết cơ sở lý luận
Phương pháp điều tra thực tiễn
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổng hợp và xử lý số kết quả kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học
6 Giả thuyết khoa học
Nếu những bài luyện tập được thiết kế và sử dụng tốt sẽ giúp học sinh tiếp thu
tốt kiến thức, hiểu rõ và giải thích chính xác các hiện tượng xảy ra trong các thí
nghiệm hóa học, làm tốt các câu hỏi trắc nghiệm khác quan có liên quan đến các
yếu tố thực nghiệm, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, cách gọi tên các hợp chất hữu
cơ, qua đó nâng cao được chất lượng dạy học môn hóa học lớp 11 (nâng cao)
7 Giới hạn của đề tài
Thiết kế 14 bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng cao),
gồm:
+ Bài 5: Luyện tập Axit, bazơ và muối
+ Bài 7: Luyện tập Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li
+ Bài 13: Luyện tập Tính chất của nitơ và các hợp chất của nitơ
+ Bài 17: Luyện tập Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho
+ Bài 24: Luyện tập Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng
+ Bài 29: Luyện tập Chất hữu cơ, công thức phân tử
+ Bài 32: Luyện tập Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
+ Bài 37: Luyện tập Ankan và xicloankan
+ Bài 44: Luyện tập Tính chất của hidrocacbon không no
+ Bài 49: Luyện tập So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hidrocacbon
thơm với hidrocacbon no và không no
Trang 11+ Bài 52: Luyện tập Dẫn xuất halogen
+ Bài 56: Luyện tập Ancol và phenol
+ Bài 59: Luyện tập Andehit và xeton
+ Bài 62: Luyện tập Axit cacboxylic
Trong đó, do có một số bài có sử dụng các phương pháp dạy học giống nhau nên chỉ thực nghiệm sư phạm 11/14 bài (các bài không tiến hành thực nghiệm sư phạm
là bài 17, 44 và 52) Do độ dài của luận văn có giới hạn nên trong chương 2, tác giả chỉ trình bày 8/11 bài đã thực nghiệm sư phạm, 3 bài còn lại đã sử dụng các phương pháp dạy học tương tự sẽ trình bày trong đĩa DVD kèm theo và 3 bài không thực nghiệm sư phạm sẽ trình bày ở phần phụ lục
8 Đóng góp mới của luận văn
- Về lý luận: đóng góp được nguyên tắc chung và cách vận dụng để xây dựng các bài luyện tập
+ 4 nguyên tắc thiết kế bài luyện tập
+ 4 phương pháp dạy học sử dụng để dạy học bài luyện tập
+ Hệ thống 6 thao tác thực hiện khi xây dựng một giáo án điện tử của bài luyện tập
- Về thực tiễn: đóng góp một hệ thống bài luyện tập trong chương trình hóa học lớp 11 (nâng cao), phục vụ đắc lực cho các giáo viên trong việc dạy học Trong mỗi bài luyện tập đã:
+ Áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của người học, nâng cao hiệu quá dạy học
+ Sử dụng những đoạn phim thí nghiệm ngắn làm cho bài học thêm sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh; ngoài ra còn có tác dụng rèn luyện kỹ năng quan sát và giải thích các hiện tượng thí nghiệm của học
sinh (trong đó có 70 đoạn phim thí nghiệm tự thiết kế, tự quay)
+ Sử dụng những mô hình phân tử hợp chất hữu cơ được thiết kế tĩnh hoặc động (xoay 3 chiều trong không gian) giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc hình dung ra cấu trúc các phân tử hợp chất hữu cơ
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Những nhiệm vụ trí – đức dục của môn hóa học trong dạy học ở trường THPT [22]
1.1.1 Cung cấp cho học sinh những cơ sở của học thuyết về các nguyên tố hóa
học, về các chất vô cơ và hữu cơ quan trọng nhất, về ứng dụng của hóa học
trong sản xuất và đời sống Về mặt này, việc giảng dạy hóa học phải đảm
bảo cho học sinh:
- Lĩnh hội một cách vững chắc, tự giác và có hệ thống những sự kiện, khái
niệm cơ bản, định luật và học thuyết hóa học (định luật tuần hoàn các
nguyên tố hóa học, những kiến thức mở đầu về lý thuyết cấu tạo nguyên tử,
thuyết ion, thuyết cấu tạo hóa học) và ứng dụng có hệ thống những hiểu
biết đó vào trong học tập, lao động và trong việc giải quyết những vần đề
thực tiễn của cuộc sống
- Tiếp tục nghiên cứu ngôn ngữ hóa học và có kỹ năng, kỹ xảo tự giác áp
dụng ngôn ngữ hóa học vào việc lập công thức và phương trình hóa học;
nắm vững kỹ năng và kỹ xảo tính toán theo công thức và phương trình
- Lĩnh hội được những kiến thức về các nguyên tắc khoa học của nền sản
xuất hóa học, về ứng dụng của hóa học trong các ngành sản xuất và quốc
phòng; rèn luyện những kỹ xảo đo lường, tính toán, thực nghiệm, pha chế,
ghi chép, mô tả tra cứu v.v… tức là có những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo
có tính chất kỹ thuật tổng hợp về hóa học
- Có ý thức về vai trò của hóa học trong sự phát triển kinh tế xã hội nhằm
đưa nền sản xuất nhỏ lạc hậu tiến lên nền sản xuất lớn hiện đại; hiểu rõ
đường lối phát trển kinh tế của Đảng và Chính phủ ta trong việc hóa học
hóa đất nước, theo dõi sát những thành tựu trong lĩnh vực này
Như vậy là cung cấp cho học sinh một nền học vấn hóa học trung học hoàn
chỉnh có tính chất kỹ thuật tổng hợp, để trên cơ sở đó sau khi tốt nghiệp trường phổ
Trang 13thông có thể tham gia hiệu quả vào công cuộc lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc, hoặc tiếp tục học lên các bậc trên
1.1.2 Hình thành ở học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, thông qua việc tìm
hiểu:
thuẫn của các hình thức đó và sự chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
quả của những biến đổi định lượng trong thành phần hay cấu tạo của chúng
trong sự đa dạng của chúng biểu hiện tập trung trong hễ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
được những những kiến thức hóa học chân thực; lịch sử phát trển của các khái niệm, định luật và học thuyết hóa học và vai trò cải tạo đời sống xã hội của những kiến thức đó
1.1.3 Nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò, nhiệm vụ của hóa học đối với
đời sống, xã hội, kinh tế và môi trường
1.1.4 Góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lao động và thẩm mỹ … giáo dục
lòng yêu nước và ý thức cộng đồng
Tóm lại, việc giảng dạy hóa học ở trường phổ thông có những nhiệm vụ cung cấp hệ thống các kiến thức cơ bản ; phát triển năng lực nhận thức, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học, góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, thế giới quan cho học sinh
1.2 Luyện tập trong dạy học hóa học ở trường THPT
1.2.1 Khái niệm hoàn thiện kiến thức, ôn tập và luyện tập [22], [43]
Khái niệm hoàn thiện kiến thức:
- Hoàn thiện kiến thức là làm sáng tỏ thêm các biểu tượng về vật thể và hiện tượng nghiên cứu bằng cách phân biệt, so sánh, đối chiếu chúng,
Trang 14làm chính xác sâu sắc thêm các khái niệm bằng cách tách riêng những dấu hiệu bản chất, thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm và khái quát hóa hơn nữa các kiến thức đã thu được
- Khi hoàn thiện kiến thức, kiến thức được ôn tập, lặp lại nhưng hướng tập trung hơn vào việc làm chính xác hóa, đào sâu, củng cố và vận dụng vì thế có thể nói vắn tắt, hoàn thiện kiến thức là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức
Khái niệm ôn tập
- Theo Đại từ điển tiếng Việt trang 1305: “ôn tập: học lại để nhớ, để nắm chắc”
- Trong dạy học, ôn tập là làm chính xác, củng cố và hệ thống hóa kiến thức
Khái niệm luyện tập
- Theo Đại từ điển tiếng Việt trang 1067: “luyện tập: làm đi làm lại nhiều lần, duy trì thường xuyên để thông thạo, nâng cao kỹ năng”
- Trong dạy học, luyện tập là vừa củng cố, hệ thống hóa kiến thức vừa rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề, các bài toán được đặt ra sao cho khả năng giải quyết vấn đề được sử dụng một cách thuần thục nhất
1.2.2 Nhận xét về việc dạy học bài luyện tập trong dạy học hóa học ở trường
THPT
Trong thực tế dạy học, nhiều giáo viên đã không phân biệt rõ mục đích yêu cầu của kiểu bài ôn tập và luyện tập
- Bài ôn tập: củng cố và hệ thống hóa một lượng khá lớn kiến thức lý
thuyết thuần túy như ôn tập cuối một chương, ôn tập cuối một học kỳ,
ôn tập cuối năm, …Không chú trọng nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn của học sinh
Trang 15- Bài luyện tập: vừa củng cố, hệ thống hóa kiến thức vừa rèn luyện khả
năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề một cách thuần thục Luyện tập phải được tiến hành thường xuyên
Như vậy, yêu cầu của bài luyện tập về phạm vi kiến thức sẽ không rộng bằng bài ôn tập nhưng yêu cầu rèn luyện kỹ năng lại được xem trọng hơn
Cá biệt có một số giáo viên còn nhầm lẫn giữa một tiết luyện tập và một tiết sửa bài tập
Ngoài ra một số giáo viên đã không bảo đảm thời gian dành cho việc luyện tập hoặc làm việc đó một cách hình thức Ví dụ như giáo viên chỉ nhắc lại, thuật lại một cách tóm tắt những điều đã giảng, không biết dùng nhiều phương pháp khác nhau để giúp học sinh tự củng cố kiến thức và rèn luyện
kỹ năng
1.3 Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích cực
1.3.1 Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học [29]
Việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học tập trung theo hai hướng sau:
- Phương pháp dạy học hóa học phải đặt người học vào đúng vị trí chủ thể của nhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, rèn luyện cho họ tập giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mới có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo
- Phương pháp nhận thức khoa học hóa học là thực nghiệm, cho nên phương pháp dạy học hóa học phải tăng cường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hình hóa, giải thích, chứng minh các quá trình hóa học
Nhằm hình thành cơ sở lý luận và mô hình thực tiễn của các xu hướng trên, làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học, các nhà khoa học đã nghiên cứu, thử nghiệm nhiều mô hình Sau đây là một số mô hình được bàn luận nhiều nhất
1.3.2 Dạy học hướng vào người học (dạy học lấy học sinh làm trung tâm)
Trang 161.3.2.1 Bản chất của việc dạy học hướng vào người học
- Về mục tiêu: chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, tôn trọng
nhu cầu, hứng thú, khả năng, lợi tích của học sinh
- Về nội dung: chú trọng các kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực
giải quyết vấn đề thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho tìm kiếm việc làm, hòa nhập và góp phần phát trển cộng đồng
- Về phương pháp: phương pháp dạy học coi trọng việc rèn luyện cho học sinh
phương pháp tự học, phát huy sự suy nghĩ tìm tòi độc lập hoặc theo nhóm nhỏ, thông qua thảo luận, thí nghiệm thực hành, thâm nhập thực tế Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể học sinh để xây dựng bài học Giáo án được thiết kế nhiểu phương án theo kiểu phân nhánh được giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học, theo sự phát trển của từng cá nhân
- Về hình thức tổ chức: hình thức bố trí lớp học thay đổi linh hoạt cho phù hợp
với hoạt động học tập trong tiết học, thậm chí trong từng phần của tiết học Có nhhiều bài được tiến hành trong phòng thí nghiệm, ở các cơ sở sản xuất hoặc tại viện bảo tàng, triển lãm
- Về đánh giá: học sinh tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình,
được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt được các mục tiêu của từng giai đoạn học tập, chú trọng mặt chưa đạt được so với mục tiêu Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phát triển năng lực tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học, khuyến khích cách học thông minh, sáng tạo, biết giải quyết những vấn đề nảy sinh trong các tình huống thực tế
1.3.2.2 Nhận xét
tư tưởng
sinh làm trung tâm” trong dạy học là một lý thuyết tiến bộ, có tác dụng giải phóng năng lực sáng tạo của học sinh
Trang 17- Tuy nhiên, theo đặc điểm văn hóa, xã hội của nước ta thì việc sử dụng lý thuyết này cũng nên được vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo sao cho phát huy được mặt tiến bộ, tích cực của lý thuyết mà tránh đi theo hướng cực đoan
là tuyệt đối hóa hứng thú, nhu cầu, hành vi biệt lập của các nhân vì điều đó không phù hợp với bản chất nền giáo dục hướng về cộng đồng của nước ta 1.3.3 Dạy học theo hướng hoạt động hóa người học
1.3.3.1 Bản chất của việc dạy học theo hướng hoạt động hóa người học
- Tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của việc đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng
- Để học sinh hoạt động tích cực tự giác thì cần làm cho học sinh biết biến nhu cầu của xã hội thành nhu cầu của bản thân mình Để có tư duy sáng tạo thì phải tập luyện hoạt động sáng tạo thông qua học tập Như vậy, phải đặt học sinh vào vị trí của người nghiên cứu, người khám phá chiếm lĩnh tri thức mới 1.3.3.2 Biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học
- Khai thác nét đặc thù môn học tạo ra nhiều hình thức hoạt động đa dạng phong phú của học sinh như:
- Tăng thời gian hoạt động của học sinh trong giờ học
- Tăng thời gian hoạt động trí lực, chủ động của học sinh thông qua việc lựa chọn nội dung và hình thức sử dụng các câu hỏi, bài tập có sự suy luận, vận dụng kiến thức một cách sáng tạo
Trang 18Tóm lại: “Hoạt động hóa người học” và“ dạy học hướng vào người học” là những
quan điểm làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học chứ không là phương pháp dạy học cụ thể
1.4 Sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng hoạt động hóa người học [38] Trong dạy học hóa học, thí nghiệm hóa học thường được sử dụng để chứng minh, minh họa cho những thông báo bằng lời của giáo viên về các kiến thức hóa học Thí nghiệm cũng được dùng làm phương tiện để nghiên cứu tính chất các chất, hình thành các khái niệm hóa học
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học được coi là tích cực khi thí nghiệm hóa học được dùng làm nguồn kiến thức để học sinh khai thác, tìm kiếm kiến thức hoặc được dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình thành khái niệm
Yêu cầu sư phạm của thí nghiệm hóa học:
- Thí nghiệm phải an toàn
- Thí nghiệm phải đảm bảo tính khoa học và có kết quả tốt (nếu thất bại thì nên làm sáng tỏ nguyên nhân thất bại)
- Thí nghiệm phải bố trí sao cho cả lớp đều quan sát được tốt
- Thí nghiệm phải đơn giản vừa sức học sinh
- Số lượng thí nghiệm trong một bài phải hợp lý
- Nội dung thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề của bài học
1.4.1 Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Trong dạy học hóa học, phương pháp nghiên cứu được đánh giá là phương pháp dạy học tích cực vì nó dạy học sinh cách tư duy độc lập, tự lực sáng tạo và có
kỹ năng nghiên cứu tìm tòi Phương pháp này giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lý thuyết lẫn thực tế Khi sử dụng phương pháp này, học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, đề xuất các giả thiết khoa học, những dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề và lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết Thí nghiệm hóa học được dùng như là nguồn kiến thức để học sinh nghiên cứu tìm tòi, như là phương tiện xác nhận tính đúng đắn của các giả
Trang 19thuyết, dự đoán khoa học đưa ra Người giáo viên cần hướng dẫn hoạt động của học sinh như:
- Học sinh hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu
- Nêu ra các giả thuyết, dự đoán khoa học trên cơ sở kiến thức đã có
- Lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết
- Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, thiết bị, quan sát trạng thái các chất trước khi thí nghiệm
- Xác nhận giả thuyết, dự đoán đúng qua kết quả của thí nghiệm
- Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng và rut ra kết luận
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu sẽ giúp học sinh hình thành
kỹ năng nghiên cứu khoa học hóa học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề 1.4.2 Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề
Trong dạy học nêu vần đề, khâu quan trọng là xây dựng bài toán nhận thức, tạo ra tình huống có vấn đề Trong dạy học hóa học ta có thể dùng thí nghiệm hóa học để tạo ra mâu thuẫn nhận thức, gây ra nhu cầu tìm kiếm kiến thức mới trong học sinh Khi dùng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề, giáo viên cần nêu ra vấn đề nghiên cứu bằng thí nghiệm, tổ chức cho học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm, hiện tượng sẽ xảy ra trên cơ sở kiến thức đã có của học sinh, hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm, hiện tượng thí nghiệm không đúng với điều dự đoán của đa số học sinh Khi đó sẽ tạo ra mâu thuẫn nhận thức, kích thích học sinh tìm tòi giải quyết vần đề Kết quả là học sinh nắm vững kiến thức, tìm ra con đường giải quyết vấn
đề và có niềm vui của sự nhận thức
Việc giải quyết các bài tập nhận thức do thí nghiệm hóa học tạo ra sẽ giúp học sinh tìm ra kiến thức mới một cách vững chắc và có niềm vui của người khám phá Trong qúa trình giải quyết vần đề có thể tổ chức cho học sinh thảo luận đưa ra
dự đoán, nêu ra những câu hỏi xuất hiện trong tư duy của học sinh Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nêu vấn đề được đánh giá có mức độ tích cực cao
1.4.3 Sử dụng thí nghiệm hóa học do học sinh tự làm [22]
Trang 20Thí nghiệm do học sinh tự làm có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học Hình thức thí nghiệm này là một phương pháp dạy cho học sinh cách thức tư duy hợp lý, rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo thí nghiệm, rèn luyện khả năng quan sát và giải thích các hiện tượng hóa học
Hiện nay người ta thường sử dụng hai phương pháp trong khi hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm: phương pháp nghiên cứu và phương pháp minh họa Trong
đó, phương pháp nghiên cứu được đánh giá là phương pháp dạy học tích cực: học sinh phải giành lấy kiến thức qua tư duy độc lập, sáng tạo hoặc hoạt động thực hành Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được đặt vào điều kiện, hoàn cảnh phải tự giành lấy kiến thức
Yêu cầu đối với phương pháp nghiên cứu trong thí nghiệm tự làm của học sinh gồm:
- Giải thích được mục đích của thí nghiệm
- Học sinh đề ra giả thuyết
- Đặt kế hoạch tiến hành thí nghiệm
- Lắp dụng cụ để tiến hành thí nghiệm
- Thực hiện thí nghiệm, quan sát, ghi chép
- Giải thích và rút ra kết luận từ sự quan sát
- Ứng dụng các kết quả thu được
Đối với giáo viên, khi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm cần:
- Cho các em biết tác dụng của từng loại dụng cụ để tập dần cho các em chủ động lắp ráp các dụng cụ theo yêu cầu thực nghiệm
- Rèn luyện cho các em thao tác sử dụng đúng cách với từng loại dụng cụ
để thí nghiệm được an toàn và bảo vệ môi trường
Sử dụng các thí nghiệm hóa học do học sinh tự làm theo phương pháp nghiên cứu làm cho học sinh học tập hứng thú hơn, kiến thức sâu sắc, bền vững hơn, khả năng quan sát và giải quyết vấn đề của học sinh được nâng cao Ngoài ra
do tự tay làm thí nghiệm học sinh còn được rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận, trung thực
Trang 211.5 Trắc nghiệm khách quan và sử dụng trắc nghiệm khách quan trong dạy
học kiểu bài luyện tập hóa học ở trường THPT
Theo GS Dương Thiệu Tống: “ Một dụng cụ hay phương thức hệ thống nhằm
đo lường một mẫu các động thái để trả lời câu hỏi: thành tích của các cá nhân như thế nào khi so sánh với những người khác hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm
vụ dự kiến”
Theo GS.Trần Bá Hoành: “Test” có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm,
là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý) hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định
Tới nay, người ta hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng kí hiệu đơn giản đã quy ước
để trả lời
1.5.2 Cách soạn thảo bài tập trắc nghiệm khách quan sử dụng khi dạy học các
bài luyện tập
- Số lượng câu hỏi vừa phải, phù hợp với sự phân chia thời gian của tiết học
- Nội dung câu hỏi bám sát các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ
Trang 221.6 Một số hình thức tổ chức dạy học kiểu bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học 1.6.1 Dạy học theo hoạt động [29]
Nội dung:
Dạy học theo hoạt động là hình thức tổ chức dạy học trong đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh tham gia các quá trình nhận thức thể hiện bằng các công việc cụ thể mà học sinh cần tham gia để tự tìm ra kiến thức cho mình Dạy học theo hoạt động có thể tiến hành trong bài lên lớp hoặc ngoài bài lên lớp
Ý nghĩa:
- Đối với giáo viên: giáo viên đã hoạt động hóa người học (học sinh)
- Đối với người học: Trong quá trình tham gia các hoạt động, người học chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng
Hạn chế:
Khi thiết kế bài lên lớp theo hoạt động, giáo viên đặt ra mục đích chung, ra những bài tập có mức độ phức tạp và khối lượng như nhau đồng thời cho tất cả học sinh, giới hạn công việc của học sinh trong cùng thời gian, ta gọi là hoạt động đồng loạt Trong hoạt động đồng loạt, các học sinh làm việc đồng thời Nhưng trên thực
tế lớp học hiện nay thường bao gồm bốn trình độ học sinh có sức học khác nhau: yếu, trung bình, khá và giỏi Khi dạy học giáo viên phải soạn bài lên lớp cho phù hợp với đối tượng học sinh mà mình dạy, do vậy hoạt động đồng loạt thường chú trọng vào trình độ học sinh chiếm đa số trong lớp Vì thế có một số học sinh hoạt động chậm hơn và một số học sinh hoạt động vượt lên trước các bạn, nên trên thực
tế không có sự hoạt động đồng loạt cho cả lớp Mặt khác sự giao lưu hoạt động ở đây thể hiện chủ yếu giữa giáo viên và học sinh; còn giao lưu giữa học sinh với nhau trong quá trình hình thành kiến thức hầu như không có
1.6.2 Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ
Nội dung:
Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ là hình thức tổ chức dạy học trong đó quá trình nhận thức được tiến hành thông qua hoạt động của các học sinh trong nhóm
Trang 23theo một kế hoạch được giáo viên giao phó Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ có
thể tiến hành trong bài lên lớp hoặc ngoài bài lên lớp
Ý nghĩa:
chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng Có thể trao đổi, hỗ trợ nhau trong
quá trình khám phá kiến thức mới Có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn
nhau về kiến thức đúng hay sai
Hạn chế:
Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ trong bài lên lớp thường phù hợp với bài lên
lớp có kiến thức cần học ngắn, bài luyện tập, bài thực hành hóa học mà nội dung
gồm một số thí nghiệm nhỏ, kết quả thí nghiệm nhanh
1.6.3 Dạy học bằng trò chơi
Nội dung:
Dạy học bằng trò chơi là hình thức tổ chức dạy học trong đó quá trình nhận
thức được tiến hành thông qua các câu hỏi hoặc bài tập được thiết kế dưới dạng các
trò chơi Dạy học bằng trò chơi có thể tiến hành trong bài lên lớp hoặc ngoài bài lên lớp
Ý nghĩa:
chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng Có thể trao đổi, hỗ trợ nhau trong
quá trình khám phá kiến thức mới Có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn
nhau về kiến thức đúng hay sai Trò chơi có tác dụng hòa đồng sâu rộng
và thu hút mức độ tập trung của học sinh mà không một phương pháp
nào sánh được Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh
thể hiện qua tiết học có trò chơi làm tăng cảm tình của các em đối với
môn học và thầy cô
Hạn chế:
Trang 24Dạy học bằng trò chơi trong bài lên lớp thường phù hợp với bài lên lớp có kiến thức cần học ngắn, bài luyện tập, bài thực hành hóa học mà nội dung gồm một
số thí nghiệm nhỏ, kết quả thí nghiệm nhanh
Dạy học bằng trò chơi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu, tốn nhiều thời gian, công sức Ngoài ra sự hứng thú của học sinh khi tham gia các 1.7 Thực trạng sử dụng trắc nghiệm khách quan có nội dung liên quan đến thí nghiệm hóa học khi dạy học các bài luyện tập
1.7.2 Đối tượng, phương pháp điều tra
- Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn
Đối tượng điều tra: các giáo viên dạy môn hóa học ở các trường THPT địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 1.1 Danh sách các trường được điều tra
5 Năng khiếu thể dục thể thao
6 Nguyễn Thị Minh Khai
7 Nguyễn Trãi
8 Tân Phong
9 Gia Định
Trang 2519 Lê Quý Đôn
- Số phiếu thu được: 116
- Số trường được điều tra: 29
1.7.3 Kết quả điều tra
Trang 26Bảng 1.2 Kết quả điều tra thực trạng
Câu
1
Khi dạy học các thầy (cô) có phân biệt rõ giữa
tiết ôn tập và tiết luyện tập không?
- Phân biệt rất rõ
- Phân biệt không được rõ lắm
- Có lúc phân biệt, có khi không
- Không phân biệt
Câu
2
Thầy (cô) thường dạy một tiết luyện tập như thế
nào?
- Giống như một tiết sửa bài tập
- Giống như một tiết ôn tập
- Khác với các tiết ôn tập và sửa bài tập
Ý kiến do giáo viên đưa ra là:
Ôn kiến thức cơ bản, trọng tâm bài, làm bài
tập áp dụng và mở rộng
Tổng hợp lại các kiến thức quan trọng cho
học sinh nắm, có những bảng so sánh, tổng
hợp cho học sinh dễ hiểu, dễ học Những
chương quan trọng có thể cho học sinh
chia tổ tổng hợp sau đó giáo viên sửa lại
cho hoàn chỉnh
Lưu ý nhiều hơn tới rèn luyện kiến thức
trọng tâm và kỹ năng
Ôn tập: phương pháp sử dụng là đàm thoại
gợi mở theo hướng phát huy tính tích cực
Luyện tập: chủ yếu học sinh vận dụng kiến
Trang 27Câu
3
Khi dạy học bài luyện tập, thầy (cô) có sử dụng
các câu hỏi trắc nghiệm khách quan không?
- Không bao giờ sử dụng
Câu
4
Các câu hỏi khách quan sử dụng trong bài luyện
tập có nội dung liên quan đến các thí nghiệm
hóa học không?
- Không liên quan
- Thỉnh thoảng có liên quan
- Thường xuyên có liên quan
09
86
21
7,76% 74,14% 18,10%
Câu
5
Thầy (cô) có sử dụng thí nghiệm (giáo viên
biểu diễn hoặc học sinh tự làm) khi dạy học các
bài luyên tập không?
Câu
6
Khi dạy học, nếu cần sử dụng thí nghiệm thầy
(cô) thường dùng các thí nghiệm
- do GV biểu diễn
- do HS tự làm tại lớp
- cho HS xem các đoạn phim thí nghiệm
- cách khác
Ý kiến của giáo viên:
Kết hợp giữa thí nghiệm do giáo viên biểu
Trang 28 Tùy vào trường hợp cụ thể sẽ biểu diễn hay
Theo ý kiến thầy (cô), việc đưa các đoạn phim
thí nghiệm ngắn vào việc dạy học bài luyện tập
Câu
8
Nếu có thể đưa thêm các đoạn phim thí nghiệm
ngắn vào dạy học bài luyên tập sẽ có tác dụng
gì? (GV có thể chọn nhiều ý kiến)
- Làm cho tiết học sinh động hơn, học sinh
hứng thú hơn với môn hóa học
giải thích các hiện tượng hóa học
thí nghiệm
Các ý kiến do GV đưa ra:
Đồng ý với tất cả các ý kiến trên
Nhấn mạnh lại một ý nào đó hay điều chỉnh
một ý gì mà học sinh đã hiểu sai hay lơ là
Sử dụng các đoạn phim thí nghiệm sẽ an
toàn cho giáo viên và học sinh
18,19%
3,95%
Trang 29 Việc đưa thí nghiệm vào giờ luyện tập sẽ rèn
các kỹ năng thí nghiệm, do có tác dụng tích
cực như các ý kiến đưa ra nhưng hơi mất
thời gian của giáo viên(như chuẩn bị trước
tiết học), mất thời gian trên lớp của học sinh
vì trong các đề thi phần thí nghiệm chiếm tỉ
lệ không đáng kể nên giáo viên ít sử dụng thí
nghiệm trong giờ luyện tập
Đã là môn hóa học thì nên thực hành thí
nghiệm biểu diễn trực tiếp, học sinh được
tận mắt thấy hóa chất và các phản ứng hóa
học Làm như thế có sức thuyết phục hơn,
học sinh hiểu rõ và nắm sâu kiến thức
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
- Có 48 GV (40,86 %) cho rằng khi dạy học tiết luyện tập thì phân biệt rất rõ giữa tiết ôn tập và tiết luyện Nhưng có 50 GV (43,10 %) thường dạy một tiết luyện tập giống như một tiết sửa bài tập, và có 42 GV (36,21 %) thường dạy một tiết luyện tập khác với các tiết ôn tập và sửa bài tập
- Có 30 GV (25,86 %) khi dạy học bài luyện tập thường xuyên sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhưng chì có 21 GV (18,10%) sử dụng câu hỏi khách quan trong bài luyện tập có nội dung thường xuyên có liên quan đến các thí nghiệm hóa học
- Có 63 GV (54,31%) thỉnh thoảng có sử dụng thí nghiệm (giáo viên biểu diễn hoặc học sinh tự làm) khi dạy học các bài luyên tập và có 39 GV (33,62%) không bao giờ sử dụng thí nghiệm (giáo viên biểu diễn hoặc học sinh tự làm) khi dạy học các bài luyện tập
thường cho HS xem các đoạn phim thí nghiệm nhưng chỉ có 2 GV (1,72%)
Trang 30đồng ý với ý kiến cho rằng việc đưa các đoạn phim thí nghiệm ngắn vào việc dạy học bài luyên tập là hoàn toàn không cần thiết
nghiệm ngắn vào dạy học bài luyên tập sẽ có nhiều tác dụng tích cực như: làm cho tiết học sinh động hơn, học sinh hứng thú hơn với môn hóa học, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát
và giải thích các hiện tượng hóa học, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm
TÓM LẠI
Kết quả điều tra cho thấy trong thực tế, phần nhiều giáo viên khi dạy học tiết luyện tập chưa có sự phân biệt rõ ràng về phương pháp so với tiết bài tập Việc sử dụng trắc nghiệm khách quan khi dạy học tiết luyện tập tuy đã được sử dụng nhiều nhưng các câu hỏi có nội dung liên quan đến các hiện tượng thí nghiệm còn được sử dụng rất ít Đặc biệt thí nghiệm hóa học, nhất là các đoạn phim về thí nghiệm hóa học rất ít khi được sử dụng khi dạy học các tiết luyện tập
Việc xây dựng một hệ thống giáo án điện tử để dạy học các bài luyện tập theo hướng hoạt động hóa người học dưới đây sẽ là một thử nghiệm, một gợi ý giúp giáo viên dạy học các tiết luyện tập một cách sinh động hơn, hoạt động hóa người học tốt hơn
Trang 31Kết luận chương 1
Chương 1 đã tổng kết các cơ sở lý luận và tổng kết điều tra thực tiễn của đề tài nghiên cứu, qua đó chúng tôi nhận thấy việc dạy học các bài luyện tập hóa học trong trường THPT chưa thực sự được các giáo viên chú trọng đầu tư về phương pháp giảng dạy nên hiệu quả của việc dạy học chưa cao
Qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận, chúng tôi đã rút ra các định hướng thiết kế các bài luyện tập theo hướng hoạt động hóa người học như sau:
+ Vận dụng 4 nguyên tắc thiết kế bài luyện tập ( Sẽ trình bày ở chương 2) + Áp dụng 4 phương pháp dạy học chính sử dụng để dạy học bài luyện tập là các phương pháp:
Chúng tôi sẽ dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình dạy học hóa học
ở trường THPT cũng như những định hướng vừa rút ra để thiết kế một hệ thống các bài luyện tập thuộc chương trình Hóa học lớp 11 THPT ( nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học, trong đó có phối hợp sử dụng:
- các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với nội dung liên quan đến thí nghiệm hóa học ( thí nghiệm hóa học được sử dụng nhiều nhất dưới dạng các đoạn phim thí nghiệm ngắn;
- các mô phỏng hóa học và mô hình phân tử hợp chất hữu cơ;
Qua đó làm cho bài học sinh động, lôi cuốn hơn và giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng quan sát, tư duy tự và giải quyết vấn đề
Trang 32Chương 2
THIẾT KẾ CÁC BÀI LUYỆN TẬP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11 THPT (NÂNG CAO) THEO HƯỚNG
HOẠT ĐỘNG HÓA NGƯỜI HỌC
2.1 Các nguyên tắc thiết kế bài luyện tập
Các bài luyện tập là những bài học có phạm vi kiến thức khá rộng, nhưng đó
là những kiến thức học sinh đã biết, vì vậy cách xây dựng bài học có thể rất linh hoạt để tránh rơi vào cách học giống như một tiết sửa bài tập hay một tiết ôn tập thông thường
Có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau cho các tiết luyện tập để lôi cuốn
sự chú ý của học sinh và tăng cường hoạt động của người học
Thiết kế các bài luyện tập cần chú trọng các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các mục đích và yêu cầu của bài học
- Nguyên tắc 2: Tăng cường các cách thức để hoạt động hóa người học nhưng cần phù hợp với trình độ học sinh
- Nguyên tắc 3: Sử dụng phối hợp và linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau để hoạt động hóa người học
- Nguyên tắc 4: Tăng cường sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học đồng thời kết hợp sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý
đó để đảm bảo cho học sinh nắm được thật đầy đủ các kiến thức này
chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học bằng các hoạt động Tuy
Trang 33nhiên tăng cường sự hoạt động của học sinh, chúng tôi cũng kết hợp
thêm phương pháp hoạt động nhóm nhỏ bằng cách giao cho học sinh
chuẩn bị trước một số công việc ở nhà và lần lượt các nhóm học sinh
sẽ trình bày kết quả công việc của mình trước lớp Sau đó cả lớp cùng nhau nhận xét, đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm
+ Với các bài Bài 7: Luyện tập: Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li; Bài 17: Luyện tập: Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho; Bài 32: Luyện tập: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ; Bài 49: Luyện tập: So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hidrocacbon thơm với hidrocacbon no và không no; Bài 59: Andehit và xeton
Các bài này kiến thức trọng tâm không nhiều hoặc cũng không quá mới mẻ với học sinh nhưng lại đòi hỏi học sinh vận dụng thật tốt các kiến thức này vào những tình huống đa dạng Vì vậy chúng tôi sử
dụng phương pháp trò chơi khi thiết kế bài luyện tập này Trong trò
chơi, chúng tôi đưa ra nhiều tình huống khác nhau để rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt
Trang 34Ở các bài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp dạy học bằng
hoạt động nhưng có giành nhiều thời gian cho học sinh thảo luận nhóm để xây dựng bảng tổng kết tính chất (bước đầu cho học sinh làm
quen với việc xây dựng grap) Cuối bài học có thể sử dụng thêm một
trò chơi nhỏ để tăng cường hơn nữa hoạt động của học sinh
Riêng phương pháp đàm thoại gợi mở được kết hợp sử dụng trong tất
cả các bài luyện tập để giúp học sinh tìm hiểu và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác
2.2 Các phương pháp thực hiện chính khi dạy bài luyện tập
- Phương pháp 1: Phương pháp trò chơi: đây là phương pháp sẽ gây được
sự chú ý và hào hứng ở học sinh
- Phương pháp 2: Phương pháp hoạt động nhóm: học sinh chủ động hơn trong học tập và tập thói quen làm việc tập thể Có thể phối hợp đưa thêm vào những bài tập dạng nghiên cứu khoa học để giúp học sinh làm quan với việc nghiên cứu khoa học
- Phương pháp 3: Phương pháp dạy học bằng các hoạt động: giáo viên dễ dàng kiểm tra được quá trình làm việc của học sinh và đảm bảo đáp ứng đầy đủ mục đích, yêu cầu của bài học
- Phương pháp 4: Phương pháp đàm thoại gợi mở: một cách hiệu quả để giáo viên giúp học sinh tìm hiểu và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác
- Xây dựng bảng tổng kết kiến thức trọng tâm của bài học
Trang 352.3.2 Thiết kế hệ thống câu hỏi
- Dựa trên kịch bản đã có mà xây dụng các câu hỏi sao cho hệ thống câu hỏi đó làm bật được kiến thức trọng tâm và các yêu cầu cần đạt được của bài học
- Câu hỏi có thể được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận hay bài toán hóa học
2.3.3 Thiết kế các đoạn phim thí nghiệm
- Dựa trên hệ thống câu hỏi, thiết kế các thí nghiệm hóa học phục vụ cho bài học sao cho vừa đáp ứng được nội dung bài học vừa đáp ứng các yêu cầu của một thí nghiệm hóa học như kỹ thuật tiến hành, các thao tác, kết quả
Lưu ý: phim thí nghiệm sử dụng trong dạy học tiết luyện tập nên xây dựng khác với phim thí nghiệm sử dụng khi dạy kiến thức mới Nên xây dựng thí nghiệm như nêu một vấn đề để học sinh suy nghĩ và vận dụng các kiến thức đã có sẵn để giải thích
- Ghi hình thí nghiệm, lồng tiếng, dựng phim và xử lý phim bằng các phần mềm Adobe Premiere Pro 2.0, Gold Wave Editor và FastStone Capture
2.3.4 Thiết kế các mô hình phân tử
Dựa trên hệ thống câu hỏi, thiết kế các mô hình phân tử hợp chất hữu
cơ bằng phần mềm Chemoffice Ultra 2008
2.3.5 Thiết kế các mô phỏng hóa học
Dựa trên hệ thống câu hỏi, thiết kế các mô phỏng hóa học bằng phần mềm Macromedia Flash 8
2.3.6 Thiết kế giáo án điện tử
Tổng hợp hệ thống câu hỏi, các phim thí nghiệm, các mô hình và mô phỏng hóa học xây dựng giáo án điện tử trên phần mềm Microsof Powerpoin 2007
Trang 362.4 Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học
Do độ dài luận văn có giới hạn nên ở đây tôi xin phép chỉ trình bày 8/11 giáo
án đã được thực nghiệm sư phạm, còn lại các giáo án khác xin xem thêm trong đĩa DVD kèm theo và trong phần phụ lục
2.4.1 Bài 5: Luyện tập AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
Học sinh làm quen với việc chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học mới
Học sinh tập dần với việc chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong học tập
Axit, bazơ, chất lưỡng tính, muối
Chất chỉ thị màu
Thiết kế bảng tóm tắt dưới dạng sơ đồ hoặc bảng
Chuẩn bị bài trình chiếu trên powerpoint và cử người đại diện trình bày
Trang 37 Nhóm 2: Chuẩn bị một đề bài tập lý thuyết (dạng tự luận) về axit, bazơ hoặc muối
Chuẩn bị bài giải tóm tắt
Trình bày đề bài và bài giải trên powerpoint và cử người đại diện trình bày
lưỡng tính
Chuẩn bị bài giải tóm tắt
Trình bày đề bài và bài giải trên powerpoint và cử người đại diện trình bày
Nhóm 4: Chuẩn bị một đề bài tập lý thuyết (dạng tự luận) về pH dung dịch Chuẩn bị bài giải tóm tắt
Trình bày đề bài và bài giải trên powerpoint và cử người đại diện trình bày
2 Đồ dùng dạy học
NaCl tác dụng với quỳ tím
Giáo án điện tử
C PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Dạy học bằng hoạt động, dạy học bằng hoạt động nhóm nhỏ, phương pháp nghiên cứu, đàm thoại gợi mở
D TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
- Học sinh nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
- Các nhóm khác lắng nghe, sau đó đặt câu hỏi cho nhóm 1 trả lời
- Giáo viên nghe và đưa ra nhận xét hoặc gợi ý để nhóm 1 trả lời câu hỏi của học sinh các nhóm khác
Trang 38- Sau khi nhóm 1 trình bày xong, giáo viên dùng hệ thống câu hỏi đã chuẩn
bị trước để giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức một lần nữa
Quan sát đoạn mô phỏng sau:
Trong đoạn mô phỏng trên, H 2 O đóng vai trò là
A Axit
B Bazơ
C Chất lưỡng tính
D Chất trung tính
GV hỏi: Đó là theo quan điểm nào?
HS trả lời: Theo quan điểm Bronsted
GV hỏi: Có thể định nghĩa theo quan điểm khác không? Đó là gì?
HS: Có thể định nghĩa bazơ theo Ahrenius: Bazơ là chất khi tan trong
Quan sát đoạn mô phỏng sau:
Trong đoạn mô phỏng trên, H 2 O đóng vai trò là
A Axit
B Bazơ
C Chất lưỡng tính
D Chất trung tính
GV hỏi: Đó là theo quan điểm nào?
HS trả lời: Theo quan điểm Bronsted
GV hỏi: Có thể định nghĩa theo quan điểm khác không? Đó là gì?
HS: Có thể định nghĩa Axit theo Ahrenius: Axit là chất khi tan trong
Trang 39Quan sát đoạn phim thí nghiệm sau:
Chất Z trong thí nghiệm trên là :
A (NH 4 ) 2 SO 4
B Ba(NO 3 ) 2
C BaCl 2
D NaHCO 3
nghiệm chất Z lần lượt tác dụng với:
câu hỏi: “Z là chất gì?”
HS quan sát phim và trả lời câu hỏi:
nào? Axit, bazơ hay muối?”
HS trả lời: “Là muối.”
GV yêu cầu HS nêu khái niệm muối
GV link đến slide có bảng tổng kết (1): cùng HS đàm thoại để xây dựng
sơ đồ tổng kết
HCOOH CH COOH3 HCl
Quan sát đoạn phim thí nghiệm sau:
Hằng số phân li Ka của các dung dịch axit CH 3 COOH, HCOOH,
HCl trong thí nghiệm trên có giá trị:
GV trở lại câu hỏi số 4
HS quan sát thí nghiệm thử khả năng dẫn điện của 3 dung dịch axit: HCl,
-3 a
[H ][CH COO ]
C K = [CH COOH]
[H ]
D K = [CH COOH]
GV: “Cho phương trình điện li của
biểu thức hằng số phân li nào là đúng?”
Dãy nào sắp xếp độ mạnh các axit theo thứ tự tăng dần?
cầu HS: “Cho biết dãy nào sắp xếp độ mạnh các axit theo thứ tự tăng dần.”
HS trả lời…
GV link đến slide có bảng tổng kết (1): cùng HS đàm thoại để xây dựng
sơ đồ tổng kết
Trang 40- Học sinh nhóm 3 nêu câu hỏi của nhóm mình
- Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận sau đó trả lời câu hỏi của nhóm 3
- Giáo viên nghe và đưa ra nhận xét
Hoạt động 2: Luyện tập khái niệm chất lưỡng tính
Quan sát đoạn phim thí nghiệm sau:
(1) Trong thí nghiệm trên, hợp chất X thể hiện tính:
A Axit
B Bazơ
C Lưỡng tính
D Trung tính
nghiệm chất X tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH
GV đặt câu hỏi: “Trong thí nghiệm trên, hợp chất X thể hiện tính gì?”
HS quan sát thí nghiệm và trả lời: “X
(3) Viết phương trình của các phản ứng xảy hóa học ra
trong thí nghiệm trên Trong thí nghiệm trên, ở phản
ứng nào Zn(OH) 2 là axit, là bazơ (theo Bronsted)? Vì
sao?
trình của các phản ứng hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên và cho biết ở
theo Bronsted và giải thích vì sao
Zn(OH) 2 + HCl :
Zn(OH) 2 + 2HCl → ZnCl 2 + 2H 2 O Trong phản ứng này, X (Zn(OH) 2 ) là bazơ vì nhận proton
Zn(OH)2+ NaOH :
Zn(OH) 2 + 2NaOH → Na 2 ZnO 2 + 2H 2 O
Hoặc: H 2 ZnO 2 + 2NaOH → Na 2 ZnO 2 + 2H 2 O
Trong phản ứng này, X (Zn(OH)2) là axit vì nhường proton
lời câu hỏi
GV cho HS xem phần trả lời và bổ sung thêm kiến thức