Kết quả đánh giá khả năng miễn dịc hở vịt

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An potx (Trang 46 - 53)

Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch trên đàn vịt nuôi tại các huyện của tỉnh Nghệ An được trình bày ở bảng 2.

Qua bảng 2 ta thấy:

Khi kiểm tra 180 mẫu huyết thanh vịt lấy ở huyện Yên Thành thì có 146 mẫu có hiệu giá kháng thể đạt mức bảo hộ ≥ 4log2, chiếm tỷ lệ 81,11%, với GMT là 32. Các chỉ số về tỷ lệ bảo hộ và GMT ở các huyện còn lại như sau:

Diễn Châu: 45,00% và 5,53. Nghi Lộc: 68,33% và 11,99. Hưng Nguyên: 52,22% và 11,94. Đô Lương: 100% và 40,32. Nghĩa Đàn: 96,67% và 35,1. Thanh Chương 20,00% và 2,14.

Riêng huyện Nam Đàn thì toàn bộ 60 mẫu huyết thanh kiểm tra đều không phát hiện có hiệu giá kháng thể.

Như vậy, trong tổng số 8 huyện có lấy mẫu kiểm tra giám sát sau tiêm phòng thì huyện Đô Lương có tỷ lệ bảo hộ ở đàn vịt đạt mức cao nhất (100%), tiếp đến là Nghĩa Đàn với tỷ lệ bảo hộ 96,67%, Yên Thành (81,11%). Các huyện còn lại gồm Nghi Lộc, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương đều chưa đạt mức bảo hộ đàn. Trong đó, tỷ lệ bảo hộ trên đàn vịt ở Nam Đàn là 0% và Thanh Chương là chỉ 20%.

Trong tổng số 600 mẫu huyết thanh có 176 mẫu âm tính với phản ứng HI (29,33%) và 424 mẫu dương tính (70,67%), trong đó có 353 mẫu có hiệu giá kháng thể đạt mức bảo hộ.

Trong số 353 mẫu đạt mức bảo hộ, phân bố các hiệu giá kháng thể như sau: 79 mẫu 4log2 chiếm 22,38%, 98 mẫu 5log2 chiếm 27,76%, 85 mẫu 6log2 chiếm 24,08%, 51 mẫu 7log2 chiếm 14,45%, 29 mẫu 8log2 chiếm 8,22%, 8 mẫu 9log2 chiếm 2,27%, và 3 mẫu có hiệu giá kháng thể 10log2 chiếm 0,85%.

Như vậy, hiệu giá kháng thể của huyết thanh vịt trong đợt 1 chủ yếu phân bố ở mức 5log2, 6log2 và 4log2. GMT của đàn vịt trong đợt 1 chỉ đạt 10,03.

Bảng 2: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của vịt sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 1

Chú thích:

n: Số mẫu xét nghiệm n+: Số mẫu có kháng thể

GMT: Giá trị trung bình nhân hiệu giá kháng thể

Huyện n n+

Phân bố hiệu giá kháng thể (log2) Tỷ lệ bảo hộ (%) GMT -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Yên Thành 180 157 23 0 1 3 7 16 33 43 35 11 5 3 81,11 32,00 Diễn Châu 120 73 47 0 7 5 7 13 19 10 0 10 2 0 45,00 5,53 Nghi Lộc 60 48 12 0 1 4 2 16 11 5 9 0 0 0 68,33 11,99 Hưng Nguyên 90 72 18 0 2 5 18 9 15 8 6 8 1 0 52,22 11,94 Đô Lương 30 30 0 0 0 0 0 18 8 4 0 0 0 0 100,00 40,32 Nam Đàn 60 0 60 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0,00 0,50 Nghĩa Đàn 30 29 1 0 0 0 0 6 8 14 1 0 0 0 96,67 35,10 Thanh Chương 30 15 15 0 3 3 3 1 4 1 0 0 0 0 20,00 2,14 Tổng 600 424 176 0 14 20 37 79 98 85 51 29 8 3 58,83 10,03

Mặc dù một số huyện có tỷ lệ bảo hộ và giá trị trung bình nhân hiệu giá kháng thể đạt khá cao, trong khi ở một số huyện tỷ lệ này lại rất thấp, thậm chí là 0% dẫn tới tỷ lệ bảo hộ chung của cả tỉnh chỉ đạt 58,83%, chưa đạt mức bảo hộ cần thiết theo quy định. Kết quả này có thể là do một số nguyên nhân sau:

- Vịt chủ yếu được nuôi theo hình thức chạy đồng và theo thời vụ nên đã gây khó khăn cho công tác tiêm phòng. Một số huyện như Nam Đàn, Thanh Chương còn chưa quản lý được chăn nuôi thuỷ cầm nên tỷ lệ tiêm phòng còn thấp so với tổng đàn, thậm chí là không tiêm phòng. Ngoài ra còn có hiện tượng nhập đàn mới chưa được tiêm phòng vào đàn đã tiêm để có giấy tiêm phòng.

- Kỹ thuật tiêm phòng không đúng.

- Quá trình bảo quản vaccine không đảm bảo làm cho chất lượng vaccine bị ảnh hưởng.

4.2. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của gia cầm sau tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 2 A/H5N1 đợt 2

4.2.1. Kết quả đánh giá khả năng miễn dịch ở gà

Kết quả giám sát sau tiêm phòng đợt 2 trên gà được trình bày ở bảng 3.

Nhìn vào bảng 3 ta thấy: Hiệu giá kháng thể của gà nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An sau tiêm phòng đợt 2 có cao hơn đợt 1 nhưng vẫn chưa đạt mức cần thiết theo quy định. Tỷ lệ gà có kháng thể sau tiêm phòng đợt 2 là 74,44% (402 mẫu), GMT là 11,96, tỷ lệ bảo hộ đạt 64,63% (349 mẫu). Các số liệu của đợt 1 tương ứng là 69,67%, 9,46 và 61,67%.

Tỷ lệ gà được bảo hộ và giá trị trung bình nhân hiệu giá kháng thể cũng khác nhau giữa các huyện:

- Với đàn gà của huyện Diễn Châu, 36,67% (11/30 mẫu) có hiệu giá kháng thể đạt mức bảo hộ theo quy định, GMT = 4,29. Các số liệu trên ở các huyện còn lại tương ứng là:

Thanh Chương: 73,33% (66/90 mẫu), 13,51. Nghi Lộc: 36,67% (11/30 mẫu), 5,16.

Hưng Nguyên: 58,33% (35/60 mẫu), 9,62. Nam Đàn: 90% (108/120 mẫu), 39,17. Nghĩa Đàn: 98,33% (118/120 mẫu), 64.

Bảng 3: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 2

Huyện n n+

Phân bố hiệu giá kháng thể (log2) Tỷ lệ bảo hộ (%) GMT -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Diễn Châu 30 22 8 0 3 3 5 9 1 1 0 0 0 0 36,67 4,29 Thanh Chương 90 78 12 0 4 3 5 27 23 13 1 1 1 0 73,33 13,51 Nghi Lộc 30 17 13 0 1 4 1 1 1 4 2 2 1 0 36,67 5,16 Hưng Nguyên 60 48 12 0 3 5 5 11 13 8 1 2 0 0 58,33 9,62 Nam Đàn 120 118 2 0 1 1 8 36 20 15 25 8 3 1 90,00 39,17 Nghĩa Đàn 120 119 1 0 0 1 0 3 24 54 34 2 1 0 98,33 64,00 Đô Lương 90 0 90 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0,00 0,50 Tổng 540 402 138 0 12 17 24 87 82 95 63 15 6 1 64,63 11,96 Chú thích: n: Số mẫu xét nghiệm n+: Số mẫu có kháng thể

Như vậy huyện Nghĩa Đàn và Nam Đàn là các huyện có tỷ lệ gà có hiệu giá kháng thể ≥4log2 đạt mức cao nhất, tương ứng là 98,33% và 90,00%. Bên cạnh đó lại có những huyện chưa đạt mức bảo hộ cần thiết như Diễn Châu, Thanh Chương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Đô Lương. Trong đó thấp nhất là Đô Lương (0%), tiếp đến là Nghi Lộc và Diễn Châu (36,67%).

Cũng tương tự như vậy, Nghĩa Đàn và Nam Đàn là 2 huyện có giá trị trung bình nhân hiệu giá kháng thể đạt cao nhất tương ứng là 64 và 39,17. Các huyện còn lại có giá trị GMT đạt được còn thấp, trong đó ngoài Đô Lương thì Diễn Châu và Nghi Lộc là các huyện có giá trị GMT đạt được thấp nhất, tương ứng là 4,29 và 5,16.

Trong tổng số 349 mẫu có hiệu giá kháng thể đạt mức bảo hộ theo quy định thì 24,93% có hiệu giá kháng thể là 4log2 (87 mẫu); 23,50% là 5log2 (82 mẫu); 27,22% là 6log2

(95 mẫu); 18,05% là 7log2 (63 mẫu); 4,39% là 8log2 (15 mẫu); 1,72% là 9log2 (6 mẫu) và 0,29% là 10log2 (1 mẫu).

Qua đó ta thấy hiệu giá kháng thể của huyết thanh gà trong đợt 2 chủ yếu phân bố ở mức 6log2, và ở các mức 4log2, 5log2 cũng phân bố với tỷ lệ khá cao.

Trong tổng số 540 mẫu huyết thanh kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng đợt 2 ở tỉnh Nghệ An có 138 mẫu không có đáp ứng miễn dịch với vaccine cúm A/H5N1, chiếm tỷ lệ 25,56%. Với tỷ lệ khá cao mẫu huyết thanh nghiên cứu không có kháng thể như vậy thì nguy cơ mắc bệnh cúm gia cầm trên đàn gà của tỉnh là rất lớn.

Khả năng đáp ứng miễn dịch thấp hoặc không có khả năng đáp ứng miễn dịch, dẫn tới tỷ lệ bảo hộ và giá trị GMT trên đàn gà của tỉnh sau tiêm phòng đợt 2 vẫn chưa đạt theo yêu cầu là do vẫn chưa khắc phục được những khó khăn và hạn chế như đã trình bày ở trên.

4.2.2. Kết quả đánh giá khả năng miễn dịch ở vịt

Kết quả kiểm tra mẫu huyết thanh sau tiêm phòng đợt 2 của vịt được ghi nhận ở bảng 4. Bảng 4 cho thấy khả năng đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng đợt 2 của vịt được nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An rất thấp, tỷ lệ bảo hộ chung trên đàn vịt của tỉnh chỉ đạt 42,12%, GMT chỉ đạt 3,95. Điều này có nghĩa là còn 57,88% số vịt trên địa bàn nghiên cứu không được bảo hộ với virus cúm A/H5N1 và như vậy nguy cơ mắc bệnh của đàn vịt là rất cao. Nguy hiểm hơn, số vịt này sẽ là nguồn lưu trữ và phát tán virus ra môi trường làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy nguy cơ xảy ra dịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất lớn.

Bảng 4: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của vịt sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 2

Huyện n n+

Phân bố hiệu giá kháng thể (log2) Tỷ lệ bảo hộ (%) GMT -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Diễn Châu 150 30 120 0 4 8 12 2 2 1 1 0 0 0 4,00 0,86 Nghi Lộc 90 72 18 0 6 7 7 15 18 11 5 1 1 1 57,78 10,16 Hưng Nguyên 60 53 7 0 1 2 3 18 12 10 3 3 1 0 78,33 18,59 Nam Đàn 60 51 9 0 3 3 5 26 13 1 0 0 0 0 66,67 8,98 Nghĩa Đàn 60 60 0 0 0 0 1 37 11 9 2 0 0 0 98,33 23,70 TP Vinh 90 88 2 0 0 4 3 19 3 40 9 0 0 0 78,89 29,40 Yên Thành 120 6 114 0 0 0 3 0 0 3 0 0 0 0 2,50 0,60 Đô Lương 30 0 30 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0,00 0,50 Tổng 660 360 300 0 14 24 44 11 7 59 75 20 4 2 1 42,12 3,95 Chú thích: n: Số mẫu xét nghiệm n+: Số mẫu có kháng thể

Tuy nhiên, tỷ lệ bảo hộ và giá trị trung bình nhân hiệu giá kháng thể trên vịt ở các huyện là không giống nhau. Tỷ lệ bảo hộ đạt cao nhất là ở Nghĩa Đàn với 98,33%, tiếp đến là thành phố Vinh (78,89%) và Hưng Nguyên (78,33%). Các huyện còn lại tỷ lệ bảo hộ còn chưa đạt yêu cầu quy định, trong đó thấp nhất là Đô Lương (0%), tiếp đến là Yên Thành (2,50%) và Diễn Châu (4,00%). Giá trị trung bình nhân hiệu giá kháng thể đạt cao nhất là thành phố Vinh với 29,40, tiếp đến là Nghĩa Đàn với 23,70. Ngoài Đô Lương thì GMT thấp nhất là ở Yên Thành (0,60) và Diễn Châu với GMT = 0,86.

Sự phân bố hiệu giá kháng thể trong quần thể vịt có đáp ứng miễn dịch với vaccine cúm A/H5N1 dao động từ 1log2 đến 10log2.Trong tổng số 660 mẫu huyết thanh kiểm tra có 278 mẫu có hiệu giá kháng thể đạt ngưỡng bảo hộ cần thiết, sự phân bố của các hiệu giá kháng thể như sau: 42,09% có hiệu giá kháng thể đạt 4log2 (117 mẫu); 21,22% đạt 5log2 (59 mẫu); 26,98% đạt 6log2 (75 mẫu); 7,19% đạt 7log2 (20 mẫu); 1,44% đạt 8log2 (4 mẫu); 0,72% đạt 9log2 (2 mẫu) và có 0,36% có hiệu giá kháng thể đạt 10log2 (1 mẫu).

Như vậy hiệu giá kháng thể chủ yếu phân bố ở mức 4log2, các mức khác phân bố thấp hơn.

Khả năng đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng đợt 2 của đàn vịt thấp hơn đợt 1 (tỷ lệ bảo hộ ở đợt 2 là 42,12% và đợt 1 là 58,83%; GMT ở đợt 2 là 3,95, đợt 1 là 10,03) là do công tác giám sát gia cầm sau tiêm phòng chưa chặt chẽ, tỷ lệ tiêm phòng thấp so với tổng đàn, còn nhiều gia cầm, nhiều huyện chưa tiêm phòng như Diễn Châu có đến 3/5, Yên Thành 3/4 đàn, Đô Lương 1/4 đàn. Ngoài ra có thể còn do chất lượng tiêm phòng chưa đạt, kỹ thuật tiêm phòng của thú y cơ sở chưa đúng, tiêm chưa đủ số mũi quy định và chưa đủ liều, lấy mẫu không đúng thời gian quy định, quá trình bảo quản vaccine không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến chất lượng vaccine bị ảnh hưởng, chế độ dinh dưỡng cho đàn vịt không đảm bảo, việc chăm sóc và nuôi dưỡng chưa được chú trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của vịt dẫn đến khả năng đáp ứng miễn dịch thấp.

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An potx (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w