A/H5N1
Để tìm hiểu xem quy mô chăn nuôi có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của gà và vịt hay không, dựa vào quy mô chăn nuôi thực tế chúng tôi phân thành các loại sau:
- Quy mô nhỏ: dưới 200 con - Quy mô vừa: Từ 200 - 500 con - Quy mô lớn: Trên 500 con
Bảng 6: Đánh giá khả năng miễn dịch của gà và vịt sau tiêm phòng theo quy mô chăn nuôi
Quy mô (con) Gà Vịt Số mẫu kiểm tra Số mẫu bảo hộ Tỷ lệ bảo hộ (%) GMT Số mẫu kiểm tra Số mẫu bảo hộ Tỷ lệ bảo hộ (%) GMT < 200 210 79 37,62 3,22 270 112 41,48 4,54 200 - 500 390 291 74,62 16,91 210 135 64,29 13,21 >500 - - - - 120 106 88,33 36,97 Qua bảng 6 ta thấy: * Đối với gà:
- Ở đàn gà quy mô < 200 con: Trong tổng số 210 mẫu huyết thanh được lấy từ các đàn gà được nuôi theo quy mô nhỏ có 79 mẫu có hiệu giá kháng thể đạt mức bảo hộ (chiếm 37,62%), với GMT là 3,22.
Phân bố của các hiệu giá kháng thể đạt ngưỡng bảo hộ như sau: Ở 4log2: 26 mẫu, 5log2: 21mẫu, 6log2: 18 mẫu, 7log2: 7 mẫu, 8log2: 7 mẫu, 9log2:0 mẫu, 10log2: 0 mẫu.
Như vậy, sự phân bố hiệu giá kháng thể ở đàn gà quy mô < 200 con chủ yếu tập trung ở mức 4log2 và 5log2.
- Ở đàn gà quy mô từ 200-500 con: Có 291 mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2 trong tổng số 390 mẫu kiểm tra (chiếm 74,62%), GMT là 16,91.
Sự phân bố hiệu giá kháng thể trong quần thể gà đạt ngưỡng bảo hộ như sau:
Ở 4log2: 76 mẫu, 5log2: 87 mẫu, 6log2: 61 mẫu, 7log2: 41 mẫu, 8log2: 18 mẫu, 9log2:7 mẫu, 10log2: 1 mẫu.
Như vậy, sự phân bố hiệu giá kháng thể ở đàn gà quy mô 200-500 con chủ yếu tập trung ở mức 4log2 và 5log2. Phân bố cũng khá cao ở 6 log2 .
Qua phân tích trên cho thấy, đàn gà có quy mô vừa có tỷ lệ bảo hộ (74,62%) và giá trị trung bình nhân hiệu giá kháng thể (16,91) cao hơn đàn gà nuôi theo quy mô nhỏ (có tỷ lệ bảo hộ là 37,62% và GMT = 3,22).
* Đối với vịt:
- Ở đàn vịt có quy mô nhỏ (< 200 con): Có 112/270 mẫu có hiệu giá kháng thể đạt mức bảo hộ, chiếm tỷ lệ 41,48%, GMT là 4,54.
Các hiệu giá kháng thể đạt ngưỡng bảo hộ phân bố như sau:
Ở 4log2: 34 mẫu, 5log2: 38 mẫu, 6log2: 23 mẫu, 7log2: 5 mẫu, 8log2: 11 mẫu, 9log2:1 mẫu, 10log2: 0 mẫu.
Như vậy sự phân bố hiệu giá kháng thể ở đàn vịt quy mô < 200 con chủ yếu tập trung ở mức 4log2 và 5log2.
- Ở đàn vịt có quy mô vừa (200 - 500 con): Có 135/210 mẫu xét nghiệm có hiệu giá kháng thể đạt ngưỡng bảo hộ, đạt tỷ lệ bảo hộ là 64,29%, GMT là 13,21.
Phân bố của các hiệu giá kháng thể đạt ngưỡng bảo hộ như sau:
Ở 4log2: 29mẫu, 5log2: 32 mẫu, 6log2: 26 mẫu, 7log2: 27 mẫu, 8log2: 15 mẫu, 9log2:4 mẫu, 10log2: 2 mẫu.
Như vậy sự phân bố các hiệu giá kháng thể khá đồng đều và tập trung nhiều hơn ở mức 5log2.
- Ở đàn vịt có quy mô lớn (trên 500 con): Trong tổng số 120 mẫu xét nghiệm có 106 mẫu có hiệu giá kháng thể đạt mức bảo hộ, chiếm tỷ lệ 88,33%, GMT là 36,97.
Sự phân bố các hiệu giá kháng thể đạt bảo hộ như sau:
Ở 4log2: 16 mẫu, 5log2: 28 mẫu, 6log2: 36 mẫu, 7log2: 19 mẫu, 8log2: 3 mẫu, 9log2:3 mẫu, 10log2: 1 mẫu.
Như vậy sự phân bố hiệu giá kháng thể ở đàn vịt quy mô trên 500 con chủ yếu tập trung ở mức 5log2 và 6log2, cũng phân bố khá cao ở 7log2.
Qua kết quả so sánh tỷ lệ bảo hộ của vịt theo quy mô chăn nuôi ta thấy: Đàn vịt được nuôi theo quy mô nhỏ, tỷ lệ bảo hộ đàn và giá trị trung bình nhân hiệu giá kháng thể là thấp nhất (tỷ lệ bảo hộ chỉ đạt 41,48%, GMT chỉ đạt 4,54). Cao nhất là đàn vịt được nuôi theo quy mô lớn (tỷ lệ bảo hộ đạt 88,33% và GMT đạt 36,97).
Kết quả trên nói lên rằng quy mô nuôi có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch ở gà và vịt. Tỷ lệ gà và vịt được bảo hộ ở quy mô vừa và lớn cao hơn gà và vịt được nuôi theo
quy mô nhỏ. Sự khác biệt này có thể do gà, vịt nuôi theo quy mô nhỏ thì hầu hết là đàn gà, vịt thả vườn của các hộ gia đình với số lượng ít, chăn nuôi ở đây chủ yếu là với mục đích tự cung, tự cấp, một phần nhỏ là mục đích kinh tế. Vì vậy, người dân chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho gia cầm. Chế độ dinh dưỡng cho đàn gia cầm không đảm bảo, đặc biệt là khẩu phần protein. Điều đó đã làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của gia cầm. Công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm cũng gặp nhiều khó khăn, vì vậy tỷ lệ gia cầm được tiêm phòng trong cùng một đàn thường thấp. Ngoài ra lọ vaccine đóng chai với liều khá lớn (500liều/ lọ) mà với số lượng gia cầm/ hộ ít nên sau khi mở nắp lọ vaccine phải sử dụng trong thời gian dài hơn, việc bảo quản vaccine trong quá trình tiêm lại chưa được đảm bảo nên hiệu lực của vaccine bị giảm. Còn đối với đàn gà, vịt được nuôi theo quy mô lớn hơn thì thường chủ yếu là vì mục đích kinh tế nên có sự đầu tư về kỹ thuật hơn, việc chăm sóc được tốt hơn, chế độ dinh dưỡng được đảm bảo hơn, người chăn nuôi cũng hiểu biết hơn, ý thức cao hơn về sự nguy hiểm của dịch bệnh (thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn gia cầm có quy mô lớn sẽ lớn hơn nhiều so với đàn gia cầm có quy mô nhỏ). Vì vậy họ ý thức hơn trong vấn đề phòng bệnh cho đàn gia cầm. Ngoài ra với số lượng đàn gia cầm lớn công tác tiêm phòng sẽ thuận lợi hơn, tỷ lệ gia cầm được tiêm/đàn cao hơn, thời gian sử dụng lọ vaccine ngắn nên hiệu quả của công tác tiêm phòng đạt được cao hơn.
PHẦN 5