BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM ----***---- VƯƠNG NAM TRUNG XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ AXÍT AMIN TIÊU HÓA CHO LỢN YORKSHIR
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
MIỀN NAM *** VƯƠNG NAM TRUNG
XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG
VÀ AXÍT AMIN TIÊU HÓA CHO LỢN YORKSHIRE LÀM GIỐNG Ở CÁC
GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT
Chuyên ngành: Chăn nuôi động vật
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
Tp Hồ Chí Minh - 2010
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Tác giả luận án
Vương Nam Trung
Trang 31.1 Nhu cầu năng lượng của lợn
1.1.1 Khái niệm năng lượng 4
1.1.2 Chuyển hóa năng lượng của thức ăn 4
1.1.3 Phân loại nhu cầu năng lượng 10
1.2 Nhu cầu axít amin của lợn
1.2.2 Axít amin thiết yếu và không thiết yếu 13
1.2.3 Axít amin giới hạn 14
1.2.4 Mẫu protein lý tưởng trong dinh dưỡng lợn 16
1.3 Các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa axít amin
1.3.1 Axít amin tiêu hóa biểu kiến và axít amin tiêu hóa thực 22
1.3.2 Các phương pháp xác định hệ số tiêu hóa axít amin 23
1.3.3 Các phương pháp xác định lượng axít amin trao đổi 28
1.3.4 Sự khác biệt giữa tiêu hóa hồi tràng và tiêu hóa tổng số 30
1.4 Sự khác biệt giữa phương pháp trực tiếp và chất chỉ thị 32
1.5 Cách tính tỷ lệ tiêu hóa nguyên liệu thức ăn 33
1.6 Mối tương quan giữa năng lượng và axít amin trong khẩu phần đối với
sức sản xuất của lợn
1.6.1 Ảnh hưởng của mức năng lượng khẩu phần 35
1.6.2 Ảnh hưởng của mức axít amin trong khẩu phần 36
1.6.3 Ảnh hưởng tương tác giữa protein và năng lượng 37
1.7 Tình hình nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài nước
1.7.1 Nghiên cứu về năng lượng và axít amin tiêu hóa 38
1.7.2 Nghiên cứu về nhu cầu năng lượng, axít amin khẩu phần 43
CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 50
Trang 42.2.1 Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng tiêu hóa và hệ số tiêu hóa axít
amin các nguyên liệu phổ biến sử dụng trong chăn nuôi lợn 50
2.2.2 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn cái hậu bị 50
2.2.3 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn nái mang thai 51
2.2.4 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn nái nuôi con 51
2.2.5 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn đực hậu bị 51
2.2.6 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn đực trưởng thành 51
2.3.1 Xác định giá trị năng lượng tiêu hóa và hệ số tiêu hóa axít amin các
nguyên liệu phổ biến sử dụng trong chăn nuôi lợn 51
2.3.2 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn cái hậu bị 56
2.3.3 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn nái mang thai 61
2.3.4 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn nái nuôi con 65
2.3.5 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn đực hậu bị 68
2.3.6 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn đực trưởng thành 75
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Xác định giá trị năng lượng tiêu hóa và hệ số tiêu hóa axít amin các
nguyên liệu phổ biến sử dụng trong chăn nuôi lợn 81
3.3 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn nái mang thai 112
3.4 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn nái nuôi con 120
3.6 Xác định nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho lợn đực trưởng thành 131
CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5Lời cảm tạ
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám đốc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam, Phòng nghiên cứu Dinh dưỡng Chăn nuôi, Phòng đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận án này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Lã Văn Kính và PGS TS
Trần Thị Dân đã dành rất nhiều thời gian cùng tâm trí để hướng dẫn tôi về mặt khoa
học trong suốt thời gian thực hiện đề tài và góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Bình Thắng, Xí nghiệp lợn giống Đông Á, Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn cùng toàn thể các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận án
Cuối cùng xin giành những tình cảm tốt đẹp nhất để cám ơn vợ, con và gia đình đã chia sẻ, động viên tinh thần, gánh vác công việc giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này
Trang 6BẢNG GHI CHÚ CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU QUY ƯỚC, KÝ HIỆU
DẤU, ĐƠN VỊ VÀ THUẬT NGỮ
Chữ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ADC Apparent digestibility coefficient Hệ số tiêu hóa biểu kiến
TDC True digestibility coefficient Hệ số tiêu hóa thực
Met+Cys Methionone+Cystine Methionone+Cystine
Trang 7ME Metabolic energy Năng lượng trao đổi
MJDE Megajoule Digestible energy Megajoule năng lượng tiêu hóa
MNBT Mobile nilon bag technique Kỹ thuật túi nilon di động
NIRs Near-infrared reflectance spectroscopy Quang phổ cận hồng ngoại
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
Danh sách các bảng số liệu
Bảng 1.1 9 Nhiệt sản xuất cho mỗi lít oxy tiêu thụ tương ứng với mỗi RQ Bảng 1.2 13 Phân loại các axít amin trên lợn
Bảng 1.3 15 Mức tối thiểu các axít amin bị oxy hóa trên lợn sinh trưởng
Bảng 1.4 16 Sản phẩm được tổng hợp từ các axít amin thiết yếu
Bảng 1.5 17 Mẫu ‘protein lý tưởng’ của lợn sinh trưởng
Bảng 1.6 19 Tỷ lệ tương đối của các axít amin so với Lys dựa trên axít amin
tiêu hóa hồi tràng trong mẫu protein lý tưởng cho lợn sinh trưởng Bảng 1.7 19 Tỷ lệ các axít amin so với lysine cho nhu cầu duy trì
Bảng 1.8 21 Tỷ lệ các axít amin đối với lysine cho nhu cầu tích lũy protein Bảng 1.9 22 Tỷ lệ các axít amin đối với lysine cho nhu cầu tiết sữa
Bảng 1.10 28 Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và protein thô in vivo và phần mất đi
từ túi nylon qua đường tiêu hóa các nguyên liệu thử nghiệm Bảng 1.11 30 Giá trị trung bình lượng protein nội sinh và axít amin bị mất mát
xác định tại đoạn cuối ruột non với các phương pháp xác định khác nhau
Bảng 1.12 31 Hệ số tiêu hóa hồi tràng và tiêu hóa tổng số của axít amin thiết
yếu trong khẩu phần cho lợn sinh trưởng Bảng 1.13 39 Hệ số tiêu hóa biểu kiến các aa trong một số lá thức ăn trên lợn Bảng 1.14 40 Hệ số tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của bột cá và bột đầu tôm Bảng 1.15 41 Hệ số tiêu hóa hồi tràng biểu kiến các nguyên liệu
Bảng 1.16 41 Hệ số tiêu hóa axít amin biểu kiến của sản phẩm đỗ tương
Bảng 1.17 42 Hệ số tiêu hóa axít amin thực hồi tràng của các sản phẩm đỗ
tương Bảng 2.1 52 Công thức thức ăn khẩu phần cơ sở
Bảng 2.2 53 Công thức thức ăn thí nghiệm tiêu hóa
Trang 9Bảng 2.4 58 Công thức thức ăn thí nghiệm cho lợn cái hậu bị
Bảng 2.5 59 Mức ăn tự do của lợn cái hậu bị Yorkshire
Bảng 2.9 63 Công thức thí nghiệm cho lợn nái mang thai
Bảng 2.11 66 Công thức thức ăn thí nghiệm cho nái nuôi con
Bảng 2.13 69 Công thức thí nghiệm lợn đực hậu bị giai đoạn 1: 20-50kg
Bảng 2.14 71 Công thức thí nghiệm lợn đực hậu bị giai đoạn 2: 51-100kg Bảng 2.16 76 Công thức thức ăn thí nghiệm cho lợn đực trưởng thành
Bảng 3.1 81 Thành phần hóa học các nguyên liệu thí nghiệm
Bảng 3.2 82 Thành phần hóa học của các khẩu phần thức ăn
Bảng 3.3 83 Thành phần hóa học của phân
Bảng 3.4 84 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng KP thí nghiệm và KPCS Bảng 3.5 86 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong nguyên liệu thí nghiệm Bảng 3.6 91 Thành phần axít amin trong nguyên liệu thí nghiệm
Bảng 3.7 92 Thành phần axít amin trong khẩu phần thức ăn
Bảng 3.8 93 Hàm lượng một số axít amin trong phân
Bảng 3.9 93 Tỷ lệ tiêu hóa một số axít amin thiết yếu của các khẩu phần Bảng 3.10 95 Tỷ lệ tiêu hóa axít amin thiết yếu của nguyên liệu thí nghiệm Bảng 3.11 99 Ảnh hưởng của chế độ ăn tới sinh trưởng 70 – 120 ngày tuổi Bảng 3.12 100 Ảnh hưởng của chế độ ăn lên sinh trưởng 121 - 200 ngày tuổi Bảng 3.13 101 Ảnh hưởng của chế độ ăn từng giai đoạn lên sự sinh trưởng cả kỳ Bảng 3.14 103 Tỷ lệ tiêu chảy của các lô thí nghiệm
Bảng 3.15 104 Hàm lượng oestradiol qua các thời điểm thí nghiệm
Bảng 3.16 105 Hàm lượng progesterone qua các thời điểm thí nghiệm
Bảng 3.17 106 Tỷ lệ động dục và chọn phối
Bảng 3.18 107 Năng suất sinh sản lứa 1 của lợn nái
Bảng 3.19 111 Đề xuất nhu cầu năng lượng, axít amin hàng ngày
Bảng 3.20 112 Sức sản xuất của lợn nái thể trạng gầy (ốm )
Trang 10Bảng 3.21 114 Sức sản xuất của lợn nái cĩ thể trạng trung bình
Bảng 3.22 116 Sức sản xuất của lợn nái cĩ thể trạng béo (mập)
Bảng 3.23 121 Sức sản xuất của lợn nái nuơi con
Bảng 3.24 126 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của heo thí nghiệm
Bảng 3.25 127 Hàm lượng testosterone ở các thời điểm thí nghiệm
Bảng 3.26 129 Phẩm chất tinh dịch của heo thí nghiệm
Bảng 3.27 131 Ảnh hưởng của các yếu tố thí nghiệm tới phẩm chất tinh dịch Bảng 3.28 133 Tương tác của khẩu phần và tần suất tới chỉ tiêu VAC của lợn
Danh sách các hình/đồ thị
Hình 2.1 14 Minh họa về axít amin hạn chế
Đồ thị 1.1 20 Mối tương quan giữa tích lũy protein và khối lượng cơ thể
Đồ thị 1.2 21 Tương quan giữa tăng trọng heo con và nhu cầu lysine tiêu hĩa
cho heo nái
Đồ thị 4.1 85 Hệ số tiêu hĩa và giá trị năng lượng các khẩu phần thí nghiệm
Đồ thị 4.2 87 Hệ số tiêu hĩa và giá trị năng lượng các nguyên liệu thí nghiệm
Đồ thị 4.3 94 Hệ số tiêu hĩa axít amin các khẩu phần thí nghiệm
Đồ thị 4.4 96 Hệ số tiêu hĩa axít amin các nguyên liệu thí nghiệm
Đồ thị 4.5 104 Hàm lượng oestradiol qua các thời điểm thí nghiệm
Đồ thị 4.6 106 Hàm lượng progesterone qua các thời điểm thí nghiệm
Đồ thị 4.7 128 Hàm lượng testosterone qua các thời điểm thí nghiệm
Trang 11TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định nhu cầu năng lượng, axít amin tiêu hóa biểu kiến của lợn Yorkshire thuần ở các giai đoạn đực, cái hậu bị, mang thai, nuôi con và đực giống làm việc
Ở thí nghiệm tiêu hóa, 8 heo đực Yorkshire (35 kg/con) được bố trí ngẫu nhiên cho 8 khẩu phần thí nghiệm (cám gạo, tấm gạo, ngô, cám mì, ĐT, khô ĐT, bột cá, KPCS) Sử dụng phương pháp thu phân tổng số và cách thức sai biệt trong tính toán Kết quả cho thấy giá trị năng lượng tiêu hóa cao nhất ở bột đỗ tương (3556 kcal DE /kg) sai biệt rõ rệt so với cám gạo, cám mỳ, khô đỗ tương và bột cá (3260; 3212; 3242; 3217 kcal DE /kg) nhưng chưa sai khác so với tấm gạo và ngô (3382; 3348 kcal
DE /kg) Tỷ lệ tiêu hóa protein, lysine tốt nhất ở bột cá và khô đỗ tương (85,03; 81,29
% và 85,41; 83,57%), sai khác rõ rệt so với cám gạo, tấm gạo, ngô, cám mì (69,31; 69,03; 75,85; 68,56 % và 71,17; 73,42; 68,26; 68,72 %) nhưng chưa sai khác so với
đỗ tương (80,30; 82,91 %) Trong khi đó, tỷ lệ tiêu hóa axít amin có lưu huỳnh tốt nhất ở khô đỗ tương (83,95 %) và thấp nhất ở cám mỳ, ngô (68,23; 67,77 %)
Nhằm xác định nhu cầu năng lượng và axít amin tiêu hóa hàng ngày cho lợn cái hậu bị, 96 lợn Yorkshire 70 ngày tuổi được bố trí ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức NT1: ăn tự do 2 giai đoạn; NT2: tự do giai đoạn 1, hạn chế giai đoạn 2; NT3: hạn chế giai đoạn 1, tự do giai đoạn 2; NT4: hạn chế 2 giai đoạn Chế độ ăn hạn chế bằng 85%
so với ăn tự do Số mẫu máu được thu thập là 48 mẫu ở các thời điểm 90; 150; 180 ngày tuổi và ngày 0; 3; 10 kể từ khi động dục để xác định hàm lượng oestradiol và progesterone Kết quả cho thấy chế độ ăn tự do giai đoạn 1 và hạn chế giai đoạn 2 đã tiết kiệm 12,5% lượng thức ăn tiêu thụ, nhưng không ảnh hưởng tới động thái kích dục tố oestradiol và progesterone cũng như năng suất sinh sản của lợn nái
Trong thí nghiệm xác định nhu cầu năng lượng và axít amin tiêu hóa hàng ngày cho lợn nái mang thai có thể trạng khác nhau, 72 lợn nái Yorkshire (24 lợn cho
Trang 12tương ứng với 4 mức năng lượng, axít amin tiêu hóa ăn vào hàng ngày Kết quả ghi nhận mức năng lượng và lysine tiêu hóa thích hợp hàng ngày cho lợn mang thai có thể trạng gầy, trung bình, béo tương ứng là 8.160-12,0; 6.800-10,0 và 5.400 kcal DE-8,0
g lysine cho giai đoạn 84 ngày đầu mang thai và 10.200-15,0; 8.500-12,5 và 6.800 kcal DE; 10,0 g lysine cho giai đoạn 30 ngày cuối thai kỳ
Để xác định nhu cầu năng lượng axít amin tiêu hóa hàng ngày cho lợn nái nuôi con, 24 lợn nái Yorkshire giống thuần giai đoạn nuôi con được bố trí ngẫu nhiên vào
4 nghiệm thức NT1: 3.000-0,65; NT2: 3.150-0,75; NT3: 3.300-0,85; NT4: 3.450 kcal DE/kg -0,95% Lys tiêu hóa Lợn được cho ăn tự do ở giai đoạn nuôi con Kết quả cho thấy mật độ dinh dưỡng phù hợp cho lợn Yorkshire giai đoạn nuôi con là 3.300 kcal
DE và 0,85% lysine tiêu hóa /kg tă
Ở thí nghiệm trên lợn đực hậu bị, 18 lợn đực Yorkshire 90 ngày tuổi được bố trí ngẫu nhiên vào 3 nghiệm thức là NT1: 100%; NT2: 90%; NT3: 80% nhu cầu năng lượng, axít amin theo NRC (1998) Cho ăn tự do tới 150 ngày tuổi sau đó hạn chế ở mức 2kg/lợn/ngày Xác định hàm lượng testosterone trong 18 mẫu máu ở 90 và 180 ngày tuổi Kết quả thí nghiệm cho thấy giảm 10% mật độ dinh dưỡng khẩu phần không ảnh hưởng tới động thái kích dục tố testosterone và sức sản xuất tinh của lợn đực hậu bị
Khi xác định nhu cầu protein và axít amin tiêu hóa hàng ngày cho lợn đực trưởng thành có tần suất phối khác nhau, 36 lợn đực Yorkshire 18-24 tháng tuổi được
bố trí ngẫu nhiên vào 12 nghiệm thức theo kiểu thí nghiệm 2 yếu tố bao gồm mật độ dinh dưỡng khẩu phần (4 mức độ) và tần suất khai thác tinh dịch (3 mức độ) Thời gian làm quen với thức ăn thí nghiệm là 6 tuần, mức ăn 2,0 kg/con/ngày Kết quả cho thấy mật độ dinh dưỡng phù hợp cho lợn đực ở các tần suất khai thác 1 lần /tuần; 2 lần /tuần và 3 lần /tuần tương ứng là 12,5% – 0,65%; 13,5% – 0,75% và 14,5% protein tiêu hóa – 0,85% lysine tiêu hóa
Trang 13SUMMARY
The aim of these studies were determining the apparent digestibility energy and amino acid in Yorkshire pig at different stages such as gilt, pregnant sow, lactating sow, young boar and working boar
In the digestibility trial, 8 intact male Yorkshire (35 kg/head) were randomly located into 8 diets The total collection method and the approach of difference were used to calculate apparent digestibility coefficient (ADC) The results showed that digestible energy values were the best in full fat soybean (3556 kcal DE /kg) that were higher than rice bran, wheat bran, soybean meal and fish meal, significantly (3260; 3212; 3242; 3217 kcal DE /kg, respectively), but no difference from broken rice and corn (3382; 3348 kcal DE /kg) ADC of both protein and lysine were the best in fish meal and soybean meal (85,03; 81,29 % and 85,41; 83,57%, respectively) that were higher than rice bran, broken rice, corn and wheat bran significantly (69,31; 69,03; 75,85; 68,56% and 71,17; 73,42; 68,26; 68,72%), but no difference from soybean meal (80,30; 82,91%) Meanwhile, ADC of sulfur amino acids was the best in soybean meal (83.95%) and the worse in wheat bran, corn (68.23; 67.77%)
To determine the daily requirement of energy and amino acid in gilts, a total of 96 Yorkshire gilts (70 days old) were divided into 4 treatment (T): T1: ad libitum feeding
in periods 1 and 2; T2: ad libitum in period 1 and restricted in period 2; T3: restricted
in period 1 and ad libitum in period 2: T4: restricted in periods 1 and 2 Feed allowance of the restrictedly fed animals was about 85% compared to ad libitum feeding The total of 48 blood samples at 90; 150; 180 day old and day 0; day 3; day
10 as from oestrus were collected The results showed that feed allowance of ad libitum in period 1 and restricted in period 2 saved 12.5% feed consumption and had
no effect on oestradiol and progesterone levels in serum as well as productivity in the sow
Trang 14To determine the daily of energy and amino acid requirement in pregnant sow, 72
dry Yorkshire sows (3 groups, 24 sows each groups based on body score) were randomly located into 4 treatment represented 4 levels of nutrition The results showed that the best daily intake of digestible energy and amino acid in thin, medium and fat pregnant sows were 8160-12.0; 6800-10.0 and 5400 kcal DE-8.0 g digestible lysine for the first 84 day of pregnant period and 10200-15.0; 8500-12.5 and 6800 kcal DE-10.0 g digestible lysine for the last 30 day of pregnant period
To determine the requirement of energy and amino acid in lactating sow, a total of
24 lactating Yorkshire sows were randomly divided into 4 treatment: T1: 3000-0,65; T2: 3150-0,75; T3: 3300-0,85; T4: 3450 kcal DE/kg feed -0,95% digestible lysine All sows were fed ad libitum The results showed that the best nutrition density in diet for lactating Yorkshire sow should be 3300 kcal DE /kg feed, 0.85% digestible lysine
In the young boar trial, a total of 18 in tact male Yorkshire boars (90days old) were divided into 3 treatments: T1: 100%; T2: 90%; T3: 80% nutrient level of NRC recommendation All boars were fed ad libitum up to 150 day old and then restricted
at 2 kg /head/day The total of 18 serum samples were also collected at 90 and 150 day old The results showed that decrease of 10% nutrient density compared to NRC recommendation did not affect testosterone level in serum as well as productivity in the young boars
In order to determine protein and amino acid requirement of working boar with different frequencies of collection, 36 working Yorkshire boar at 18-24 month old were located to 12 treatments from a factorial design with 2 factors of nutrition density in diet (4 levels) and semen collection frequency (3 levels) Feed adaptation time was 6 weeks and all boars were fed 2 kg feed /head/day The results showed that the best diet of working Yorkshire boar with 1; 2 and 3 times of collection per week were 12.5%-0.65%; 13.5%-0.75% and 14.5%-0.85%, respectively for digestible protein and digestible amino acid
Trang 15MỞ ĐẦU
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuơi lợn cơng nghiệp, nâng cao sức sản xuất của đàn sinh sản luơn
là vấn đề được quan tâm hàng đầu và khơng ngừng được nghiên cứu Trong đĩ, xác định tiêu chuẩn và khẩu phần ăn, trước tiên là nhu cầu năng lượng và axít amin là cơng việc tiến hành liên tục vì đây khơng những là nhu cầu thiết yếu nhất mà luơn thay đổi
tùy thuộc vào tiềm năng di truyền và giai đoạn sản xuất của lợn (Crenshaw, 1990 [56]; Sorensen và ctv, 1993 [140]; Koketsu và ctv, 1996 [100]) Nhằm phù hợp với tiềm
năng di truyền, các tác giả khuyến cáo cần xây dựng những khẩu phần phù hợp cho từng nhĩm giống và mục tiêu sản xuất để cĩ thể tạo năng suất tối đa
Ngồi yếu tố di truyền, nhu cầu dinh dưỡng của lợn cịn phụ thuộc đáng kể vào giai đoạn sản xuất Ở lợn hậu bị, mức năng lượng và axít amin ăn vào cĩ ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi và khối lượng khi thành thục, sự phát triển của tuyến vú, số trứng rụng, tỷ lệ
phơi sống và độ đồng đều của hợp tử (Zak và ctv, 1997 [164]; Ashworth và ctv, 1999a
[32]; 1999b [33]) Đối với lợn nái mang thai, năng lượng và axít amin ăn vào cĩ vai
trị quan trọng cải thiện số lợn con sinh ra và độ đồng đều của lứa đẻ, đồng thời cĩ tác dụng kích thích lượng thức ăn thu nhận của lợn nái giai đoạn nuơi con (Williams và
ctv, 1985 [158]; Noblet, 1990 [123]) Tương tự, ở lợn nái nuơi con, chế độ dinh dưỡng
hợp lý sẽ cải thiện đáng kể năng suất sữa của nái, cải thiện số lượng và khối lượng lợn con khi cai sữa, rút ngắn thời gian nuơi thịt, giảm thời gian lên giống sau cai sữa của
lợn nái (Koketsu và ctv, 1996 [100]) và cải thiện năng suất sinh sản của các lứa đẻ kế tiếp (Revell và ctv, 1998 [134]) Đối với lợn đực, nếu lượng protein, axít amin ăn vào
khơng đáp ứng được nhu cầu thì sẽ làm chậm sự thành thục, giảm số lượng và chất
lượng tinh dịch (Kim và Lee, 1975 [95]; Ju và ctv 1985 [90]; Yen và Yu, 1985 [161])
Tuy nhiên, ở giai đoạn này nhu cầu protein, axít amin phụ thuộc vào tần suất khai thác
Trang 16tinh dịch và nhu cầu này tỷ lệ thuận với tần suất khai thác (Kemp và ctv, 1988 [92];
1989 [63]; 1990 [94]; Louis và ctv, 1994a [109]; 1994b [110])
Việt Nam có khoảng 26,7 triệu lợn với 3,2 triệu lợn nái (Niên giám thống kê,
2008 [18]), ước tính có khoảng 80.000-100.000 lợn Yorkshire thuần ở các cơ sở giống
và có vai trò quan trọng để sản xuất đàn nái lai cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi thương phẩm Nghiên cứu trong nước mới chỉ dừng ở mức độ khảo sát về sức sản xuất của một số dòng lợn Yorkshire nhập nội cho giai đoạn nái hậu bị (Võ Thị Tuyết và ctv,
1996 [26]; Đặng Quan Điện và Trần Văn Chính, 1998 [5]; Trần Văn Chính, 2001 [2]), nái mang thai và nuôi con (Nguyễn Ngọc Phụng và ctv, 2004 [21]; Nguyễn Văn Đồng
và ctv, 2004 [6]) Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định chế độ dinh dưỡng
phù hợp cho lợn Yorkshrire thuần ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển Trong sản xuất vẫn sử dụng các tiêu chuẩn ăn của lợn lai ngoại x ngoại để áp dụng cho lợn thuần Điều này có thể sẽ không phát huy hết tiềm năng giống và là nguyên nhân làm năng suất đàn lợn Yorkshire của Việt Nam có xu hướng giảm qua các thế hệ chọn lọc và thường thấp hơn từ 15-20 % so với bản gốc (tài liệu cá nhân chưa công bố) Nghiên cứu ở Thailand cho thấy nguyên nhân chính làm giảm sức sản xuất của lợn giống thuần nhập nội so với bản gốc là chế độ dinh dưỡng không hợp lý (Kunavongkrit và Heard,
2000 [103]; Tantasuparuk và ctv, 2000 [144]) Đây cũng có thể là vấn đề chính ở Việt
Nam khi mà Việt Nam và Thailand có nhiều điểm giống nhau về nguồn gốc con giống nhập, điều kiện thời tiết khí hậu và trình độ chăn nuôi Trong khi đó, những nghiên cứu của nước ngoài về nhu cầu năng lượng, axít amin phù hợp cho từng nhóm giống (Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain) và giai đoạn sản xuất (hậu bị, mang thai, nuôi con, đực trưởng thành) rất phong phú và hầu hết được xác định duới dạng nhu cầu chất dinh dưỡng tiêu hóa do những ưu việt vượt trội so với dinh dưỡng tổng số (Yen và Yu,
1985 [161]; AAC, 1987 [28]; King và ctv, 1993 [96]; Noblet và ctv, 1993 [124]; NRC, 1998 [19]; Tummaruk và ctv, 2000 [148]; Lyvers và Rozeboom và Rozeboom,
2001 [113]; Sorensen, 2005 [141]) Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành
Trang 17nghiên cứu đề tài “Xác định nhu cầu năng lượng và axít amin tiêu hóa cho lợn Yorkshire làm giống ở các giai đoạn sản xuất” với mục tiêu:
- Xác định giá trị năng lượng tiêu hóa; hệ số tiêu hóa protein, axít amin một số nguyên liệu thức ăn phổ biến sử dụng trong khẩu phần cho lợn
- Xác định nhu cầu năng lượng và axít amin tiêu hóa của lợn Yorkshire làm giống ở các giai đoạn đực và cái hậu bị, mang thai, nuôi con và đực giống làm việc
II TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn dựa vào các chất dinh dưỡng tiêu hóa cho lợn Yorkshire làm giống ở các giai đoạn sản xuất lần đầu tiên được nghiên cứu ở Việt Nam
Xác định được nhu cầu năng lượng và axít amin tiêu hóa cho lợn Yorkshire làm giống ở các giai đoạn đực và cái hậu bị, nái mang thai, nái nuôi con và đực trưởng thành
Trang 18Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CỦA LỢN
1.1.1 Khái niệm năng lượng
Năng lượng là nhiệt lượng sản sinh ra trong quá trình đốt cháy các hợp chất hữu
cơ và biểu thị bằng calori hoặc joule (J) Calori (cal) là lượng nhiệt cần thiết để làm nóng 1 g nước từ 16,5 đến 17,50C Calori có các bội số là kilocalori (kcal=1.000 cal) và megacalori (Mcal=1.000 kcal) Joule (J) cũng là đơn vị biểu thị năng lượng và có thể chuyển đổi calori sang joule theo tỷ lệ 1 cal = 4,184 J Joule cũng có các bội số tương ứng là KJ (1.000 J) và MJ (1.000 kJ)
1.1.2 Chuyển hóa năng lượng của thức ăn
Năng lượng thức ăn (Năng lượng thô)
Năng lượng trao đổi Năng lượng nước tiểu Năng lượng khí mêtan
Năng lượng thuần Sinh nhiệt
Tổng nhiệt năng Năng lượng sản phẩm Năng lượng duy trì
(Tích lũy trong thịt, trứng, sữa…)
Sơ đồ 1.1 Chuyển hóa năng lượng của thức ăn (McDonald và ctv, 1995) [115]
Trang 191.1.2.1 Năng lượng thô (Gross energy: GE)
Năng lượng thô là năng lượng được giải phóng ra khi oxy hoá hoàn toàn một đơn
vị thức ăn Năng lượng thô của một thành phần thức ăn phụ thuộc vào hàm lượng của carbohydrate, chất béo và chất đạm trong thức ăn Carbohydrate cho 3,7 (đường) đến 4,2 (tinh bột) kcal/g; protein cho 5,6 kcal/g; chất béo cho 9,4 kcal/g Mặc dù hàm lượng của các hợp chất này trong thức ăn khác nhau, tuy nhiên do sự chiếm ưu thế của carbohydrate nên các loại thức ăn sử dụng cho vật nuôi thay đổi rất ít về năng lượng thô, ngoại trừ các loại thức ăn giàu chất béo Do đó, năng lượng thô của một loại thức
ăn nào đó gần giống nhau cho các đối tượng lợn khác nhau
GE được xác định bằng một thiết bị gọi là bom năng lượng (bomb calorimeter)
mà dạng đơn giản nhất bao gồm một buồng bằng kim loại (bomb) đặt trong két nước cách ly Mẫu thức ăn được đặt trong buồng và oxy được nạp vào dưới áp lực lớn Nhiệt
độ của nước được xác định và mẫu sau đó được đốt cháy bằng dòng điện Nhiệt lượng giải phóng ra trong quá trình oxy hoá được hấp thụ bởi buồng và nước xung quanh và khi đạt được sự thăng bằng, nhiệt độ của nước được xác định lần nữa Lượng nhiệt giải phóng ra sau đó được tính toán từ sự gia tăng nhiệt độ, khối lượng mẫu và tỷ nhiệt của nước và buồng
GE còn được ước lượng dựa vào thành phần hóa học thức ăn Theo Ewan (1989)
[67] có thể tính toán GE (kcal/kg) từ béo thô (EE), protein thô (CP) và khoáng tổng số
(tro) qua phương trình sau:
GE (kcal/kg) = 4143 + (56 x %EE) + (15 x %CP) – (44 x % tro), R2 = 0,98
Theo Nguyễn Văn Thưởng và ctv (1992) [25], GE được tính theo công thức
GE (kcal/kg) = 5,72 x CP + 9,5 x EE + 4,79 x CF + 4,17 NFE
Trong đó, CP: protein thô; EE: béo thô; CF: xơ thô; NFE: dẫn xuất không đạm = vật chất khô – (CP + EE + CF + Tro), tất cả được tính bằng g/kg
Trang 201.1.2.2 Năng lượng tiêu hóa (Digestibility energy: DE)
Năng lượng tiêu hoá là phần năng lượng mà bản thân con vật tiêu hoá, hấp thu được từ năng lượng thô của thức ăn Giá trị này là hiệu số giữa năng lượng thô trong thức ăn và năng lượng thô bị đào thải qua phân Đây chưa phải là giá trị năng lượng tiêu hoá thực của thức ăn vì năng lượng thô trong phân còn bao gồm cả năng lượng thô
từ các chất bài tiết trong phân như men tiêu hoá, tế bào chết (Farrell và ctv, 1979 [70]; ARC, 1981 [31]) Morgan và Whittemore (1982) [118] khuyến cáo nên dùng năng
lượng tiêu hoá để biểu thị nhu cầu năng lượng của lợn vì chúng có thể được xác định
dễ dàng và chính xác Hơn nữa, giá trị năng lượng tiêu hoá thường sẵn có ở các loại thức ăn thông dụng
DE được sử dụng phổ biến để biểu thị nhu cầu năng lượng của lợn và giá trị năng lượng nguyên liệu thức ăn cho lợn Thông thường giá trị năng lượng tiêu hoá trong thức ăn được xác định trực tiếp bằng cách bố trí thí nghiệm tiêu hoá dựa theo định nghĩa là năng lượng tiêu hoá là hiệu số giữa năng lượng thô trong thức ăn và năng lượng thô trong phân Công thức tính như sau:
∑Năng lượng thô ăn vào (kcal) –∑Năng lượng thô thải ở phân (kcal)
DE (kcal /kg tă) = - ∑ kg thức ăn ăn vào
Bên cạnh đó, DE cũng được ước lượng dựa vào thành phần hóa học thức ăn
Trang 21Trong đó: X1 - X4 lần lượt là protein tiêu hoá, béo tiêu hoá, xơ tiêu hoá và dẫn xuất không đạm tiêu hoá được tính bằng g/kg thức ăn
1.1.2.3 Năng lượng trao đổi (Metabolic energy: ME)
Năng lượng trao đổi là năng lượng tiêu hoá trừ đi phần năng lượng mất đi ở dạng khí và qua nước tiểu Tuy nhiên, đối với lợn, lượng năng lượng mất đi ở dạng khí thải thường không đáng kể và khó xác định, thông thường chiếm khoảng 0,1-3,0% tổng giá trị năng lượng tiêu hóa nên thường được bỏ qua khi xác định năng lượng trao đổi
của thức ăn (ARC, 1981 [31]; Noblet và ctv, 1993 [124]) Thông thường giá trị ME ở
nguyên liệu thức ăn cho lợn chiếm khoảng 94-97%, trung bình là 96% so với năng
lượng tiêu hoá (Farrell, 1979 [70]; ARC, 1981 [31])
Bằng cách bố trí thí nghiệm trên gia súc người ta tiến hành thu phân, thu nước tiểu và tính toán năng lượng trao đổi của thức ăn Việc xác định năng lượng trao đổi cũng có thể thực hiện gián tiếp thông qua chất chỉ thị giống như xác định năng lượng tiêu hoá Đôi khi người ta cũng hiệu chỉnh năng lượng trao đổi nhằm xác định lượng nitrogen thu được hay mất đi từ cơ thể (MEm, Morgan và ctv, 1975 [117]) Năng lượng trao đổi được hiệu chỉnh cho mức cân bằng nitrogen vì năng lượng tích lũy trong protein không thể được phục hồi hoàn toàn nếu các axít amin được phân giải trở lại (để cho năng lượng) Sự hiệu chỉnh để cân bằng nitrogen này có thể áp dụng ở lợn đã trưởng thành, nhưng không thích hợp cho lợn choai đang tích lũy một lượng nitrogen tương đối lớn Yếu tố hiệu chỉnh có thể có được nhờ sự thể hiện bằng giá trị năng
lượng cho 1 g nitrogen của nước tiểu Đối với lợn, Diggs và ctv (1959) [62] đề nghị số hiệu chỉnh 6,77; Morgan và ctv (1975) [117] đề nghị 9,17; Wu và Ewan (1979) [160]
đưa ra mức 7,83 kcal ME/g
Theo ARC (1981) [31] có thể sử dụng mối tương quan giữa ME/DE và tỷ lệ
protein trong khẩu phần để ước tính giá trị ME
Trang 22ME/DE = 1,012 - 0,00019 CP (g/kg)
Đối với thức ăn đơn:
ME/DE = 0,997 - 0,000189 CP (g/kg)
ARC (1981) [31] cũng lưu ý rằng, khi sử dụng tỷ lệ trên để tính toán giá trị ME
của thức ăn cho lợn thì cũng có nghĩa là những mất mát năng lượng theo khí sinh ra trong đường tiêu hóa đã không được tính đến
1.1.2.4 Năng lượng nhiệt hay sinh nhiệt (Heat Increment- HI)
Năng lượng nhiệt là lượng nhiệt tăng lên sau khi cho gia súc ăn HI bao gồm nhiệt lượng sản sinh ra do quá trình lên men, tiêu hóa, hấp thu, hình thành sản phẩm, hình thành và bài tiết chất thải Gia súc cần năng lượng do ôxy hóa dinh dưỡng để đảm bảo các hoạt động ăn bao gồm: nhai, nuốt và tiết nước bọt; gia súc nhai lại ăn nhiều xơ thì năng lượng tiêu tốn chiếm khoảng 3-6% năng lượng trao đổi ăn vào Hoạt động nhai lại cũng tạo ra nhiệt lượng do quá trình hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ, lượng nhiệt này chiếm khoảng 7-8% năng lượng trao đổi Nói chung, HI của thức ăn phụ thuộc vào bản chất của nó, loại gia súc và tiến trình mà gia súc sử dụng Năng lượng nhiệt còn phụ thuộc vào môi trường, thành phần dinh dưỡng khẩu phần và thức ăn sinh lý của con vật Con vật sống trong môi trường lạnh (dưới nhiệt độ tới hạn), nhiệt sản xuất trong quá trình chuyển hóa phải tăng lên để giữ ấm cho cơ thể (duy trì thân nhiệt ổn định)
Có 2 phương pháp đo lường năng lượng nhiệt
++ Phương pháp đo trực tiếp
Thú được đo lượng nhiệt tỏa ra trong vòng 24 giờ ở một trong phòng được thiết
kế đặc biệt, cách nhiệt và khép kín (animal calorimetry) Nhiệt tỏa ra qua bề mặt cơ thể
và qua sự bốc hơi nước từ da, phổi đều được đo lường Nhiệt của sự bốc hơi nước được
đo bằng cách ghi thể tích khí đi qua phòng và hàm lượng độ ẩm của khí vào và ra của phòng Người ta cũng có thể đo nhiệt tỏa ra từ thú bằng cách ghi nhận lượng nhiệt
Trang 23được hấp thu vào các mao mạch nước nhỏ đặt ở vách phòng Như vậy từ sự thay đổi nhiệt độ của nước trước khi vào và sau khi ra phòng và lưu lượng nước chảy qua có thể tính được lượng nhiệt tỏa ra
++ Phương pháp đo gián tiếp
Phương pháp này được tính dựa trên thương số hô hấp RQ (respiration
quotient) Theo đó sự thay đổi khí hô hấp được đo lường Sự sản xuất nhiệt trong cơ thể là do sự oxy hóa 03 dưỡng chất là chất đường, chất béo và protein Khí oxy đã được sử dụng để oxy hóa dưỡng chất và khí CO2 được giải phóng ra có thể tính nhiệt sản xuất Thể tích của 2 khí này được đo ở phòng đo khí hô hấp Trong khảo sát này người ta cũng thu lượng phân và nước tiểu để tính kết quả tiêu hóa biến dưỡng
Bảng 1.1 Nhiệt sản xuất cho mỗi lít oxy tiêu thụ tương ứng với mỗi RQ như sau:
0,75 4739 6319 0,80 4801 6001 0,85 4863 5721 0,90 4924 5471 0,95 4985 5247 1,00 5074 5435
Nguồn: Dương Thanh Liêm và ctv, 2002 [14]
RQ= Thể tích khí CO2 thải ra /Thể tích khí O2 tiêu thụ
Giá trị của thương số này có thể cho biết loại dưỡng chất bị oxy hóa Ta có:
RQ =1 khi cơ thể ôxy hóa chất đường
RQ =0,71 khi cơ thể ôxy hóa chất mỡ
RQ =0,81 khi cơ thể ôxy hóa protein
Trang 24RQ >1 khi cơ thể biến chất đường dư thành mỡ
Ví dụ: Tính gia nhiệt (HI) khi có RQ=0,9 và lượng oxy tiêu thụ là 70 lít
HI = 70 x 4924 cal x 0,9 = 310,21 kcal
1.1.2.5 Năng lượng thuần (Net energy: NE)
Năng lượng thuần là hiệu số giữa năng lượng trao đổi và năng lượng mất đi dưới dạng nhiệt (HI) Mặc dù rất khó đo, năng lượng thuần là loại năng lượng tốt nhất
để động vật sử dụng cho nhu cầu duy trì và sản xuất Đối với lợn được nuôi bằng thức
ăn truyền thống và ở trong môi trường nhiệt độ trung bình, tỷ lệ giữa NE và ME
thường đạt từ 0,66 đến 0,75 (Noblet và ctv, 1993 [124])
1.1.2.6 Tổng sinh nhiệt (Total Heat Production - HP)
Tổng sinh nhiệt là năng lượng cơ thể thoát ra dưới dạng nhiệt Đây là sự mất mát năng lượng lớn nhất HP có từ nhiều nguồn: trao đổi cơ bản để duy trì hoạt động cần thiết như hô hấp, tuần hoàn, hoạt động của tế bào; tiêu hóa và hấp thu thức ăn; lên men; hình thành và bào tiết chất thải; nhiệt sinh ra từ các hoạt động cơ học như đi, đứng, nằm; hình thành sản phẩm và năng lượng dùng điều chỉnh thân nhiệt
1.1.3 Phân loại nhu cầu năng lượng
1.1.3.1 Nhu cầu năng lượng cho duy trì
Là năng lượng cần thiết cho các chức năng bình thường và những hoạt động thiết yếu của cơ thể, thông thường loại này được biểu hiện theo khối lượng trao đổi cơ thể (BW0,75) và số liệu trung bình được ước tính là khoảng 106 kcal ME/BW0,75 /ngày
(Whittemore, 1983 [156]; Noblet và ctv, 1986 [122]), tương đương với 110 kcal
DE/BW0,75/ngày Số liệu tính toán ở trên được coi là như nhau cho tất cả các loại lợn mặc dù có nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng có sự chênh lệch nhỏ về nhu cầu duy trì
giữa lợn choai, nái mang thai và nái nuôi con (NRC, 1998) [19]
Trang 251.1.3.2 Nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng
Các ước tính năng lượng cho tích lũy thịt nạc trung bình khoảng 10,6 kcal ME/kg và cho tích lũy mỡ là 12,5 kcal ME/kg Tuy nhiên, năng lượng cần tích lũy cho 1kg thịt mỡ lại cao hơn rất nhiều so với 1kg thịt nạc do trong thịt mỡ có tới 80-95 % là
mỡ, trong khi trong 1 kg thịt nạc chỉ có 23 % là protein (NRC, 1998) [19]
1.1.3.3 Nhu cầu năng lượng cho giai đoạn mang thai
Nhu cầu năng lượng cho lợn nái mang thai phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, mức tăng trọng trong thời gian mang thai, số lứa đẻ và điều kiện chăm sóc, môi trường Trong 3-4 lứa đẻ đầu, ở thời kỳ mang thai lợn nái cần tăng 45 kg trong đó tăng trọng cơ
thể lợn mẹ là 25 kg (Noblet và ctv, 1993 [124]) Mức năng lượng cung cấp phù hợp là
khoảng 6,0 Mcal ME/ngày, nếu cao hơn chỉ có tác dụng làm tăng khối lượng lợn nái
mà không làm tăng đáng kể khối lượng lợn con sơ sinh, còn nếu cung cấp một lượng thấp hơn thì có thể sẽ làm giảm tính năng sản xuất của lợn nái (Whittemore, 1983
[156]) Phương thức cho ăn trong thời gian mang thai ảnh hưởng tới nái ít hơn là tổng
lượng thức ăn cung cấp cho nái, tuy nhiên nếu tăng lượng thức ăn trong giai đoạn cuối thai kỳ có tác dụng làm tăng khối lượng lợn con khi sơ sinh (Cromwell và ctv, 1989
[59])
1.1.3.4 Nhu cầu năng lượng cho giai đoạn nuôi con
Trong thời gian nuôi con nhu cầu năng lượng bao gồm nhu cầu cho duy trì và tạo sữa, trong đó nhu cầu tạo sữa phụ thuộc chủ yếu vào số lượng và tăng trọng của lợn
con trong ổ và được ước tính theo công thức sau (Noblet và Etienne, 1990 [123]):
Năng lượng tiết sữa (kcal ME/ngày) = (6,83 x ADG x số con) – (125 x số con) Trong đó ADG: tăng trọng trung bình lợn con trong giai đoạn bú (g/ngày); số con: số lợn con/ổ
Trang 26Nếu năng lượng trong khẩu phần cung cấp không đủ cho nhu cầu duy trì và tiết sữa thì cơ thể sẽ huy động các mô để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho tiết sữa, mức độ huy động nhiều hay ít thể hiện vào sự hao mòn cơ thể lợn nái trong thời gian nuôi con, hiệu quả của lợn nái chỉ thực sự bền vững khi giảm thiểu được sự hao mòn
này (Duormad và ctv, 1994 [63])
1.2 NHU CẦU AXÍT AMIN CỦA LỢN
1.2.1 Khái niệm về protein và axít amin
Protein là chuỗi axít amin kết hợp với nhau bằng liên kết peptit (CO-NH) Phân
tử lượng của protein vì thế rất cao, khoảng 60.000 Da Cấu trúc protein của mỗi loài, ngay cả trong cùng một cơ thể cấu trúc protein của mỗi mô bào cũng khác nhau Sự khác biệt ấy là do số lượng, loại và thứ tự của các axít amin cấu tạo nên protein Chính
vì vậy, protein của từng loại thức ăn cũng khác nhau về thành phần, thứ tự và hàm lượng các axít amin
Axít amin được hình thành khi protein bị thủy phân bởi enzym, axít hoặc bazơ Cấu tạo axít amin gồm nhóm amino (-NH2) và nhóm axit cacboxylic (-COOH), phần lớn các axít amin có nhóm amino gắn với nhân cacbon đối xứng với nhóm cacboxyl, công thức tổng quát như sau:
NH2
R CH
COOH Trong tự nhiên hầu hết các axít amin đều có dạng L Khi tổng hợp axít amin người ta thu được một nửa dạng L và một nửa dạng D Qua nghiên cứu cho thấy chỉ có một số axít amin có thể sử dụng cho lợn ở cả 2 dạng D và L là DL-valine, DL-methionine, còn đối với các axít amin khác chỉ sử dụng được dạng L Khi phối hợp khẩu phần cần phải biết dạng cấu tạo hóa học để lợn có thể sử dụng hiệu quả
Trang 271.2.2 Axít amin thiết yếu và không thiết yếu
Protein có chứa 20 loại axít amin nhưng không phải tất cả đều là thiết yếu mà chúng được chia thành 3 nhóm khác nhau tùy theo mức độ cần thiết của chúng đối với
cơ thể là thiết yếu, bán thiết yếu và không thiết yếu Axít amin được gọi là thiết yếu khi
cơ thể động vật không thể tự tổng hợp mà phải được cung cấp từ khẩu phần, ngược lại thì axít amin không thiết yếu là những loại mà cơ thể có thể tự tổng hợp từ những nguyên liệu đơn giản được hình thành trong quá trình trao đổi chất hoặc từ các axít amin thiết yếu
Bảng 1.2 Phân loại các axít amin trên lợn
Axít amin thiết yếu
Axít amin bán thiết yếu
Axít amin không thiết yếu
Trang 28protein thấp và phải bổ sung bằng các axít amin tổng hợp (Bludevoid và Southern,
1994 [45]) Như vậy phần quan trọng trong dinh dưỡng lợn là các axít amin thiết yếu
Những axít amin thuộc loại bán thiết yếu vì chúng không rõ ràng thuộc loại nào
Ví dụ như arginine, cơ thể có thể tổng hợp chúng từ nguồn glutamin ở thành tế bào ruột non nhưng lại không đủ nhu cầu cho lợn sinh trưởng vì vậy phải cung cấp arginine cho lợn ở giai đoạn vỗ béo Tuy nhiên, ở giai đoạn thành thục và mang thai thì sự tổng hợp này lại đủ đáp ứng cho nhu cầu, còn ở giai đoạn tiết sữa nuôi con thì lại thiếu loại axít
amin này (Southern and Baker, 1983 [143])
1.2.3 Axít amin giới hạn
Thuật ngữ "axít amin giới hạn" nói về axít amin bất kỳ có mặt trong khẩu phần
ăn với mật độ thấp hơn nhu cầu cần phải có để lợn phát triển tối đa và đạt được kết quả nuôi dưỡng tốt nhất Có thể có một hay nhiều axít amin giới hạn Trong khẩu phần cho lợn với thức ăn cơ sở chủ yếu là ngô, đỗ tương thì lysine là axít amin giới hạn thứ nhất, threonine là axít amin giới hạn thứ 2 và methionine là axít amin giới hạn thứ 3 Nếu các axít amin giới hạn được bổ sung thì giá trị protein trong khẩu phần sẽ được cải thiện Điều này có nghĩa là các axít amin giới hạn sẽ hạn chế việc sử dụng các axít amin khác và làm cho chúng không được sử dụng để tổng hợp protein Để miêu tả ảnh hưởng của các axít amin giới hạn tới hiệu quả tổng hợp protein người ta thường dùng biểu tượng thùng nước Liebig (Liebig's barrel) trong đó các thanh gỗ tạo nên thùng
Arg His
Nhu caàu
Thr Met Lys
là các axít amin; mức nước trong thùng là hiệu
quả tổng hợp protein từ các axít amin; những
thanh gỗ ngắn nhất, nhì, ba…là những axít amin
giới hạn thứ nhất, nhì, ba… Như vậy mức nước
trong thùng chỉ đạt mức tối đa là ngang bằng với
của độ cao của axít amin giới hạn thứ nhất cho dù
độ cao của các axít amin khác là ngang miệng
Trang 29thùng Nhưng khi bổ sung axít amin giới hạn thì
độ cao của axít amin giới hạn sẽ tăng lên và mức nước trong thùng sẽ nhiều hơn so với không bổ sung và giá trị protein sẽ được cải thiện
1.2.4 Cơ sở sinh lý học của nhu cầu axít amin
Cơ thể cần axít amin cho một số những chức năng khác nhau trong qúa trình trao đổi chất Trong đó, có những chức năng rất quan trọng về sinh lý học nhưng chỉ với một số lượng cực nhỏ và chiếm tỷ trọng rất thấp trong nhu cầu, nếu thiếu thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống hay những chức năng sinh lý bình thường của cơ thể Những chức năng chính của axít amin là:
• Thay thế sự mất mát bắt buộc của cơ thể qua những con đường:
- Những phản ứng oxy hóa
- Sự mất mát qua bài tiết nước tiểu
- Những phản ứng không thuận nghịch
- Những mất mát từ biểu mô
• Tổng hợp những chất không phải là protein
• Tổng hợp protein cho các mô cơ thể (sinh trưởng và mang thai)
• Tổng hợp protein sữa
• Nguyên liệu để hình thành các enzym
Bảng 1.3 Mức tối thiểu các axít amin thiết yếu bị oxy hóa trên lợn sinh trưởng
Axít amin Mức độ oxy hóa (mg/kg BW0,75) Nguồn
Trang 30Bảng 1.4 Sản phẩm được tổng hợp từ các axít amin thiết yếu (Fuller, 1989) [74]
Tổng hợp các axít amin
không thiết yếu
Methionine Phenylalanine
Cysteine, taurin Tyrosine
Thay thế những phản
ứng không thuận nghịch
Histidine Lysine
1-methylhistidine, 3- methylhistidine Hydroxylysine, methylysine
Tổng hợp những sản
phẩm không phải là
protein
Phenylalanine Lysine
Trytophan Histidine Methionine
Tyrosine, melanin, thyroxine Carnitine
Serotonine, melatonine Histamine, carnosine Cysteine, glutathion
1.2.5 Mẫu “protein lý tưởng” trong dinh dưỡng động vật
Trong dinh dưỡng động vật, yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất tới hiệu quả sử dụng protein là sự cân bằng các axít amin trong khẩu phần Nếu cung cấp thiếu hụt một axít amin đơn lẻ nào đó thì không những cơ thể sẽ thiếu hụt chính axít amin này mà nó còn là yếu tố ngăn cản hiệu quả tổng hợp protein cho dù các axít amin khác cần thiết cho tổng hợp protein được cung cấp đầy đủ theo nhu cầu Đối với lợn nói riêng và động vật dạ dày đơn nói chung, sự cung cấp các axít amin hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu phần, trong khi đó ở động vật dạ dày kép thì hệ vi sinh vật dạ cỏ sẽ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ hấp thu các axít amin
Để xác định tỷ lệ các axít amin thích hợp trong khẩu phần cho lợn thì khái niệm thiết lập một mẫu ‘protein lý tưởng’ sẽ giúp cho các nhà dinh dưỡng một giải pháp tương đối đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu axít amin Mặc dù khái niệm ‘protein lý tưởng’ trong dinh dưỡng cho lợn mới được chú ý trong những năm gần đây, nhưng công việc nghiên cứu đã bắt đầu được tiến hành vào những năm
Trang 311970 Các nghiên cứu của Cole (1978) [55] và Fuller và ctv (1979) [75] đã chỉ ra rằng
sự khác nhau cơ bản về nhu cầu protein của lợn ở các giai đoạn sinh trưởng chính là
lượng protein khác nhau mà cơ thể cần cho cho sự tích lũy thịt nạc cho từng giai đoạn
tương ứng Tuy nhiên, các tác giả cũng khẳng định là mối tương quan về khối lượng
của những axít amin thiết yếu khác nhau cần thiết cho 1 (g) thịt nạc hoặc 1 (g) protein
tích lũy sẽ là giống nhau cho mỗi trường hợp Như vậy có thể thiết lập một mối cân
bằng tối ưu giữa các axít amin thiết yếu cùng với việc cung cấp đầy đủ nguồn nitrogen
để tổng hợp những axít amin không thiết yếu thì sẽ tạo thành mức protein lý tưởng
Lợn ở những giai đoạn sinh trưởng khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau về mức protein
lý tưởng nhưng chất lượng sản phẩm sẽ là giống nhau cho tất cả các trường hợp
Bảng 1.5 Mẫu ‘protein lý tưởng’ của lợn sinh trưởng (các axít amin được xác định
trong mối quan hệ với lysine) (%)
Trang 32Khi kiến thức về nhu cầu axít amin cho động vật nuôi ngày càng sâu thì những đòi hỏi về việc cải tiến tỷ lệ các axít amin trong mẫu ‘protein lý tưởng’ ban đầu cũng trở nên cấp thiết Mục đích sự thay đổi này là để phù hợp hơn trong việc đáp ứng một cách tối ưu tiềm năng di truyền của lợn cũng như thích ứng với những điều kiện chăn nuôi cụ thể Tất cả sự cải tiến đều dựa vào mẫu cơ bản ban đầu và những axít amin được chú ý nhiều nhất là methionine (Met), methionine+cystine (Met+Cys), threonine (Thr) so với lysine (Lys)
Ví dụ, ở mức khởi xướng ban đầu thì tỷ lệ axít amin Thr trong khẩu phần so với Lys là 60%, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng tích lũy protein của
lợn sẽ hiệu quả hơn khi tỷ lệ này tăng tới mức 65-67% (Cole, 1993) [58], tương tự như
vậy, tỷ lệ Met+Cys so với Lys cũng dao động ở mức 50-55% nhưng để cho giá trị kết hợp của chúng có hiệu quả thì cũng phải thỏa mãn một tỷ lệ Cys nhất định trong khẩu phần và cần chú ý tỷ lệ Met so với Lys không được thấp hơn 25% (Wang và Fuller,
1990 [153]; Baker và Chung, 1992 [36]; Baker và ctv, 1993 [37]; Baker, 1997 [38])
Việc thiết lập một mẫu lý tưởng phải kèm theo một điều kiện là cung cấp đầy đủ nguồn nitrogen để tổng hợp những axít amin không thiết yếu
Công việc thiết lập mẫu protein như trên là dựa trên mức nhu cầu tổng số, không phải là mức hữu dụng Do đó không phải tất cả những áp dụng các tỷ lệ trên đều dẫn tới những kết quả tương đương nhau mà nguyên nhân là sự khác biệt về tính hữu dụng của các axít amin trong thành phần nguyên liệu Để đánh giá tính hữu dụng của các axít amin thì việc xác định tỷ lệ tiêu hóa các axít amin ngày càng được áp dụng phổ biến và khi lập công thức khẩu phần dựa trên giá trị tiêu hóa là hiệu quả hơn cho sức sản xuất của lợn Như vậy, xem xét một mẫu protein lý tưởng dựa trên tỷ lệ tiêu hoá các axít amin thiết yếu là cần thiết
Trang 33Bảng 1.6 Tỷ lệ tương đối của các axít amin so với lysine dựa trên axít amin tiêu hóa
hồi tràng trong mẫu protein lý tưởng cho lợn sinh trưởng
1.2.6 Phân loại nhu cầu axít amin
1.2.6.1 Nhu cầu cho duy trì
Bảng 1.7 Tỷ lệ các axít amin so với lysine cho nhu cầu duy trì (NRC, 1998) [19]
Trang 34Nhu cầu cho duy trì cĩ thể được định nghĩa là một lượng axít amin cần thiết cho động vật để giữ những chức năng sinh lý bình thường của cơ thể, động vật khơng tăng trọng, khơng hao hụt khối lượng cũng như khơng cĩ hoạt động sản xuất nào
Cĩ nhiều cách tính tốn nhu cầu duy trì nhưng đều theo một nguyên lý chung là dựa trên sự cân bằng nitrogen của cơ thể Lượng nitrogen ăn vào bằng với tổng lượng nitrogen bị thất thốt và nitrogen của cơ thể luơn luơn duy trì là một hằng số Ở động vật trưởng thành điều này cĩ nghĩa là khối lượng cơ thể khơng thay đổi, cịn đối với động vật ở tuổi trước trưởng thành thì duy trì sự ổn định về khối lượng trong khi vẫn phải thúc đẩy sinh trưởng và tích lũy protein bằng cách làm mất đi lượng mỡ tương
ứng của cơ thể (Close và Mount, 1978) [53]
Nhu cầu về lysine tiêu hĩa hồi tràng trong một ngày đêm cho duy trì được tính tốn là 36 mg/kg BW0,75 và giống nhau cho lợn choai, vỗ béo, mang thai và tiết sữa
(Wang and Fuller, 1990) [153] Các tỷ lệ axít amin cho duy trì được tính tốn bằng
cách lấy nhu cầu trung bình cho duy trì của mỗi axít amin rồi chia cho nhu cầu lysine
duy trì (Fuller và ctv, 1989 [74]); NRC, 1998 [19]) Từ đĩ sẽ thiết lập ra một mẫu
‘protein lý tưởng’ cho nhu cầu duy trì
80 90 100 110 120 130 140
1.2.6.2 Nhu cầu cho sản xuất
Trọng lượng cơ thể (kg)
• Nhu cầu cho tích lũy protein
Ở lợn đang trong giai đoạn sinh trưởng,
nhu cầu axít amin chủ yếu là nhu cầu cho tích lũy
protein, nĩ gia tăng từ khi mới sinh cho tới khi đạt
tốc độ tăng trọng tối đa và sau đĩ sẽ giảm nhanh,
mức độ tăng và giảm phụ thuộc rất nhiều vào tiềm
năng di truyền (Friesen và ctv, 1994 [72])
Đồ thị 1.1 Mối tương quan giữa protein tích lũy
và khối lượng cơ thể
Trang 35Đối với lợn giai đoạn mang thai, nhu cầu axít amin cho tổng hợp protein chủ yếu là dành cho tổng hợp protein của bào thai và các bộ phận khác của thai nhi Nhu cầu tăng nhanh cùng với sự phát triển của thai và đạt mức tối đa từ 60-90 g/ngày
(Noblet và ctv, 1985 [121) Tuy nhiên, hiệu quả tích lũy nitrogen đạt mức cao nhất ở giai đoạn giữa thai kỳ (Close và ctv, 1985 [54])
Bảng 1.8 Tỷ lệ các aa đối với lysine cho nhu cầu tích lũy protein (NRC, 1998) [19]
Protein là cấu thành chính của sữa, do đó nhu
cầu protein của lợn nái trong giai đoạn nuôi con là
rất cao, thường gấp 2-3 lần so với tích lũy protein
cho cơ thể trong giai đoạn sinh trưởng Sự tính toán
nhu cầu dinh dưỡng cho nái nuôi con rất phức tạp
do có chiều hướng sử dụng nguồn năng lượng và
axít amin từ cơ thể mẹ để hỗ trợ trong qúa trình sản
Trang 36Bảng 1.9 Tỷ lệ các axít amin đối với lysine cho nhu cầu tiết sữa (NRC, 1998) [19]
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA AXÍT AMIN
1.3.1 Axít amin tiêu hóa biểu kiến và axít amin tiêu hóa thực
1.3.1.1 Axít amin tiêu hóa biểu kiến (apparent digestibility)
Hệ số tiêu hóa axít amin biểu kiến là sự khác biệt tính theo phần trăm giữa lượng axít amin ăn vào và lượng axít amin thải ra so với lượng axít amin ăn vào (Low,
1982 [111]; Sauer và Ozimek, 1986 [138])
Công thức xác định hệ số tiêu hóa axít amin biểu kiến (ADC)
(Lượng aa ăn vào – Lượng aa thải ra)
Lượng aa ăn vào
1.3.1.2 Axít amin tiêu hóa thực (true digestibility)
Hệ số tiêu hóa axít amin thực là sự khác biệt tính theo phần trăm giữa lượng axít amin ăn vào và lượng axít amin thải ra, sau khi đã loại bỏ lượng axít amin trao đổi của
Trang 37cơ thể so với lượng axít amin ăn vào (Low, 1982 [111]; Sauer và Ozimek, 1986
[138])
Công thức xác định hệ số tiêu hóa axít amin thực (TDC)
[Lượng aa ăn vào – (Lượng aa thải ra – Lượng aa trao đổi)] TDC (%) = - x 100 Lượng aa ăn vào
Hoặc:
Lượng aa tiêu hóa thực
TDC (%) = - x 100 Lượng aa ăn vào
1.3.2 Các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa axít amin
1.3.2.1 Phương pháp xác định trực tiếp (total collection method)
a Phương pháp thu phân tổng số
Tiêu hóa axít amin được xác định lần đầu tiên bằng phương pháp phân tích các
chất trong phân bởi Kuiken và Lyman (1948) [102] Sau đó nhiều thực liệu khác được thực hiện trên lợn và chuột bởi Eggum (1973) [65], Popple và ctv (1977) [131]
Phương pháp này đòi hỏi ghi chép chính xác lượng thức ăn thu nhận cũng như lượng phân thải ra để làm cơ sở cho sự tính toán tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng Đo lường được lượng phân thải ra từ lượng thức ăn thu nhận là một vấn đề trở ngại của nghiên cứu tiêu hóa Phân của phần thức ăn thu nhận thường được xác định bằng chất đánh dấu trộn vào trong thức ăn để tạo màu phân ở thời điểm cho ăn bữa ăn đầu tiên và bữa
ăn cuối cùng của giai đoạn thu phân Khi màu ở phân xuất hiện thì sẽ bắt đầu thu phân
và sẽ kết thúc thu phân khi màu ở phân xuất hiện lần thứ 2 Lượng phân thu được là đại diện cho lượng thức ăn đã ăn vào kể từ khi thức ăn có trộn chất đánh dấu cho tới lượng thức ăn cuối cùng không trộn chất đánh dấu (trước khi chất đánh dấu được trộn vào thức ăn lần 2) Oxít sắt (Fe2O3), oxít crôm (Cr2O3) thường được sử dụng làm chất đánh dấu
Trang 38Để tiến hành thí nghiệm tiêu hóa, lợn thường được nhốt riêng trong từng cũi, thời gian làm quen với cũi và thức ăn thường từ 3-7 ngày và sau đó là thời gian thí nghiệm khoảng từ 4-6 ngày Trong thực tế giai đoạn làm quen 5 ngày và tiếp theo là 5 ngày thí nghiệm Thông thường lượng thức ăn ăn vào được cố định trong giai đoạn làm quen và giai đoạn thí nghiệm Lượng thức ăn hàng ngày tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu duy trì (110 kcal DE x khối lượng cơ thể 0,75) tính theo kg, thời gian cho ăn 2 lần /ngày, nước được cung cấp tự do hoặc ở mức 2-2,5 lít /kg VCK thức ăn
Phân được thu thập tại thời điểm cho ăn, cân khối lượng, cho vào túi nylon bịt kín và được bảo quản ở -180C Phân thu mỗi ngày được trộn đều, lấy mẫu đại diện, cân khối lượng và sấy khô Đối với thí nghiệm cân bằng dinh dưỡng, nước tiểu được thu thập và bảo quản trong bình ammonia, trong đó có chứa hỗn hợp các chất formaldehyde, axít hydrochloric và axít sulfuric Thể tích nước tiểu được đo tại thời điểm cho ăn, lấy mẫu khoảng 10-30% thể tích và bảo quản ở -180C Nước tiểu thu mỗi ngày được lọc bằng giấy lọc thích hợp để loại trừ những vật thể dạng hạt lơ lửng Phân
và nước tiểu được sấy lạnh hoặc sấy bằng lò sấy ở nhiệt độ 55-600C đều cho kết quả như nhau về giảm thiểu tới mức thấp nhất mất mát của các chất dễ bay hơi, còn sấy ở nhiệt độ 700C sẽ làm mất đáng kể các chất dễ bay hơi Bảo quản phân và nước tiểu ở
10C trong 8 ngày cũng không làm mất nitrogen và năng lượng so với phân tươi được
phân tích ngay sau khi thu thập (Fuller và Cadenhead, 1965 [73]) Bên cạnh đó sử
dụng phương pháp sấy khô hay sấy lạnh cũng không ảnh hưởng tới tiêu hóa nitrogen
khi so sánh với phân tươi (Jorgensen và ctv, 1984 [89])
b Phương pháp thu dịch hồi tràng
Về nguyên tắc giống như phương pháp thu phân tổng số, nhưng thay vì thu phân thông qua trực tràng, người ta thu dịch dưỡng trấp ở đoạn cuối hồi tràng thông qua 1
ống dò được phẫu thuật và lắp đặt ở van hồi manh tràng (Low, 1982 [111]) Thức ăn
cũng được trộn chất đánh dấu 02 lần để xác định lượng dưỡng trấp thu được qua ống
Trang 39dị là từ lượng thức ăn đã ăn trong khoảng thời gian cố định (thơng thường là 5 ngày) Các điều kiện xử lý, bảo quản và phân tích dưỡng chất cũng giống như trong phương pháp thu phân tổng số
1.3.2.2 Phương pháp sử dụng chất chỉ thị (marker method)
Phương pháp này khơng địi hỏi phải cân chính xác lượng thức ăn thu nhận và lượng phân hay dưỡng trấp thải ra như phương pháp trực tiếp Chất chỉ thị phải thỏa mãn các điều kiện như dễ phân tích, khơng bị hấp thu trong đường tiêu hĩa, khơng độc hại, khơng bị tiêu hĩa, khơng lưu lại trong đường tiêu hĩa và đồng nhất trong khẩu phần thức ăn và phân Như vậy, lượng chất chỉ thị cĩ trong thức ăn và phân sẽ như nhau ở một khoảng thời gian xác định Ơ xít crơm hoặc khống khơng tan trong axít được trộn đều trong khẩu phần với tỷ lệ từ 0,1 tới 0,5% thường được sử dụng là những chất chỉ thị Ngồi ra một số chất khác như ơ xít ti tan, kim loại đất hiếm cũng được sử dụng làm chất chỉ thị Sử dụng phương pháp chất chỉ thị khơng địi hỏi phải nhốt lợn trong cũi cá thể, nhưng phải bảo đảm là chất chỉ thị khơng được tái sử dụng thơng qua việc ăn phân Mẫu phân được lấy tương tự như đã mơ tả ở phương pháp thu phân tổng
số Thêm vào đĩ, thức ăn và phân được phân tích để xác định hàm lượng chất chỉ thị
Cơng thức tính tỷ lệ tiêu hĩa
Mật độ chất chỉ thị trong thức ăn x mật độ dưỡng chất trong phân
Tỷ lệ tiêu hĩa (%) = 100- (100 x - )
Mật độ chất chỉ thị trong phân x mật độ dưỡng chất trong thức ăn
1.3.2.3 Phương pháp hồi quy (Regression method)
Phương pháp hồi quy cho phép xác định tỷ lệ axít amin tiêu hĩa trong 2 thực liệu thức ăn, một nguyên liệu cơ sở (như lúa mạch) và một là hỗn hợp nguyên liệu thí nghiệm với nguyên liệu cơ sở theo một tỷ lệ đã xác định ở cùng một thời điểm Nguyên liệu thí nghiệm khơng thể sử dụng với một tỷ lệ cao trong khẩu phần vì lý do khơng
Trang 40bảo đảm tính ngon miệng (khô dầu dừa, khô dầu bông, bột lông vũ, bột máu, bột thịt xương) Dựa vào mối quan hệ tuyến tính giữa hệ số tiêu hóa axít min trong khẩu phần thí nghiệm và nguyên liệu cơ sở để tính toán hệ số axít amin tiêu hóa biểu kiến có trong mỗi nguyên liệu thí nghiệm Phương pháp này giả thiết là không có ảnh hưởng tương tác giữa các nguyên liệu đối với hệ số tiêu hóa của chúng Phương pháp hồi quy được cho là thích hợp cho cả những thực liệu thức ăn có hàm lượng axít amin thấp hoặc cao
(Furuya và Kaji, 1991 [76]; Fan và ctv, 1993 [68]; Fan và ctv, 1995 [69])
1.3.2.4 Phương pháp xác định nhanh (Rapid measurement)
a Phương pháp quang phổ cận hồng ngoại (NIRS: Near-infrared reflectance spectroscopy)
Ñược sử dụng để ước tính nhanh ẩm độ, protein thô và cả axít amin có trong
thực liệu thức ăn (Aufrèe và ctv, 1996 [34]; Given và Deaville, 1999 [79]) Sử dụng
phương pháp NIRS để ước tính hệ số tiêu hóa axít amin đang được quan tâm bởi những ưu điểm của nó là nhanh, độ chính xác chấp nhận được Khi sử dụng phương pháp này cần phải xây dựng một đường cong quang phổ chuẩn các chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu ở dạng nguyên và dạng nghiền mịn Đường cong này được xây dựng dựa vào các kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm NIRS đã thể hiện vượt trội ưu điểm so với những phương pháp ước tính nhanh thông dụng khác và đã được sử dụng
ở rất nhiều ở những cơ sở sản xuất thương mại
b Phương pháp hóa học (Wet chemistry approach)
Một vài phương pháp hóa học đã được sử dụng nhưng đòi hỏi nhiều thời gian hơn phương pháp NIRS Phản ứng KOH hoặc dung dịch protein trong KOH được sử
dụng khá rộng rãi để đánh giá chất lượng protein (Parson, 1991) [127] Trộn mẫu thực
liệu thức ăn với 0,2% (khối lượng /thể tích) dung dịch KOH Phân tích hàm lượng ni tơ của phần nổi lên trên, sau đó tính toán tỷ lệ protein hữu dụng khi so sánh phần này với