1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đạo cao đài hiện nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người việt vùng đông nam bộ

184 3,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Riêng Đạo Cao Đài, cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng hầu như các công trình nghiên cứu còn mang tính riêng lẻ, chưa toàn diện, sâu sắc

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tôn giáo không chỉ có gốc rễ trong xã hội và nhận thức của con người, mà nó còn là nhu cầu tâm linh của các tầng lớp, cộng đồng dân cư Ảnh hưởng của tôn giáo có tác động rất lớn đến sự tồn tại hoặc suy vong quyền lực của các thể chế chính trị nhất định Bởi thế, trong xã hội có đối kháng giai cấp, bất kỳ Nhà nước nào cũng quan tâm đến tín ngưỡng tôn giáo và các hoạt động tôn giáo chí ít là trong phạm vi đất nước mình Vì lợi ích cụ thể của mỗi Nhà nước, mỗi thế lực cầm quyền mà tôn giáo được sử dụng theo những phương thức và thủ đoạn khác nhau Các Nhà nước của giai cấp bốc lột đã sử dụng tôn giáo vào mục đích cai trị, xâm lược, ru ngủ quần chúng tín đồ, dập tắt sự đấu tranh của họ, phục vụ cho lợi ích chính trị của mình Các Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa với cách nhìn nhận khách quan và khoa học về tôn giáo luôn phấn đấu để loại bỏ yếu tố chính trị, phản động trong tôn giáo, vạch ra những điểm tương đồng, phù hợp giữa tôn giáo và Chủ nghĩa Xã hội, đưa tôn giáo hội nhập vào sự phát triển của Quốc gia, dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ rõ: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới [42,128]

Việt Nam là nước có nhiều tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Nam có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hóa tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống của một bộ phận nhân dân Nhưng trong lịch sử, các tôn giáo ở Việt Nam cũng đã từng bị các thế lực thù địch, xâm lược, các tập đoàn chính trị phản động lợi dụng, sử dụng vào mưu đồ chính trị Cao Đài là một trong hai tôn giáo do người Việt Nam

Trang 2

sáng lập, ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX, khi Thực dân Pháp đang đô hộ, xâm lược nước ta nên cũng không tránh khỏi quy luật đó Trong lịch sử, Đạo Cao Đài vừa mang tính chất đạo, vừa mang tính chất tôn giáo, vừa mang tính chất văn hóa và màu sắc chính trị Vì vậy, nó là một tôn giáo không thuần nhất và có những biến đổi phức tạp Song, bản thân Đạo Cao Đài vẫn còn những chức năng xã hội cần thiết mà những nhân tố và tổ chức xã hội khác không thể thay thế được Chính vì vậy, Đạo Cao Đài còn tồn tại và sẽ tồn tại lâu dài trong xã hội chúng ta Hiện tại, Đạo Cao Đài có mặt ở 34 tỉnh, thành phố với khoảng 2,5 triệu tín đồ, hàng ngàn chức sắc, chức việc, hàng ngàn nơi thờ tự và cơ sở tôn giáo

Trong xu thế đổi mới của đất nước, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng của các tôn giáo ở Việt Nam và xây dựng chính sách tôn giáo đúng đắn, phù hợp với thực tiễn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm Nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tôn giáo trở thành căn cứ luận khoa học cho các chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua Riêng Đạo Cao Đài, cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng hầu như các công trình nghiên cứu còn mang tính riêng lẻ, chưa toàn diện, sâu sắc về những vấn đề có tính quy luật của Đạo Cao Đài, từ lịch sử hình thành cũng như khuynh hướng phát triển của nó đến việc xác định thực trạng và mức độ ảnh hưởng của Đạo Cao Đài đến đời sống văn hóa tinh thần của một bộ phận nhân dân, chưa được đầu tư nghiên cứu, nhất là sau hơn 30 năm giải phóng Miền Nam, mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng thay đổi Đặc biệt, đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa, bản thân Đạo Cao Đài có những thay đổi nhất định cả về nội dung lẫn hình thức Trong khoảng thời gian gần 30 năm tự điều chỉnh, các yếu tố phi tôn giáo của Đạo Cao Đài đã bị loại bỏ, Cao Đài hiện nay đã trở

Trang 3

thành một tôn giáo thuần túy Song, trong quá trình biến đổi bản thân Đạo Cao Đài vẫn còn nhiều phức tạp, đó là những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu Đồng thời trong các hệ phái của Đạo Cao Đài, Cao Đài Tây Ninh là một phái lớn nhất, có các hoạt động tôn giáo và chính trị phức tạp nhất, để lại trong nhận thức và đánh giá khác nhau Vì vậy, nghiên cứu Đạo Cao Đài nói chung, phái Cao Đài Tây Ninh nói riêng dưới góc độ triết học, làm rõ diện mạo của Đạo Cao Đài hiện nay và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân vùng Đông Nam Bộ để góp phần xác lập cơ sở khoa học, nhằm phát triển và hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng là việc làm cần thiết và hữu ích

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Đạo Cao Đài hiện nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ” làm luận án Tiến sĩ khoa học triết học

của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đạo Cao Đài chính thức ra đời năm 1926, từ một hiện tượng tín ngưỡng mang màu sắc chính trị, Đạo Cao Đài phát triển thành một tôn giáo và tồn tại cho đến ngày nay Quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của Đạo Cao Đài ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị , văn hoá, xã hội và tư tưởng của một bộ phận nhân dân ở nước ta Chính vì vậy, từ lâu Đạo Cao Đài là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước, trong Đạo và ngoài Đạo quan tâm Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Đạo Cao Đài dưới góc độ lịch sử, tư tưởng, chính trị, xã hội được công bố Song, các tác giả tiếp cận Đạo Cao Đài ở nhiều góc độ khác nhau, với những quan điểm khác nhau, nên việc lý giải, đánh giá về sự ra đời và những hoạt động của Đạo Cao Đài cũng khác nhau Có thể phân thành một số nhóm nghiên cứu như sau:

Trang 4

Nhóm tác giả nhiên cứu về lịch sử, năm 1929 ông Đào Trinh Nhất, sau

thời gian cộng tác với Tòa Thánh Tây Ninh trong việc dịch thuật kinh sách Cao Đài ra tiếng Hán đã viết “Cái án Cao Đài” (Imprimerie Commereial, Sài Gòn năm 1929) nói về nguồn gốc ra đời, giáo lý sự thờ phụng , cách thức hành đạo của Cao Đài, về tổ chức và hoạt động của các chức sắc Cao Đài Qua mấy lời nói đầu của tác giả được biết cuốn sách đã đăng trên báo công luận năm 1928 dưới bút danh là Trương Văn Thu Về nguồn gốc của Cao Đài, Đào Trinh Nhất không phân tích hoàn cảnh, điều kiện xã hội ở Nam Bộ mà miêu tả các hoạt động Cơ bút của một số nhà tư sản, địa chủ và công chức của Pháp dẫn đến việc

ra đời Đạo Cao Đài Ông cho rằng những người sáng lập Đạo Cao Đài đã lấy tín ngưỡng Cầu Tiên của Á Đông đem trộn với thuật chiêu hồn Phương Tây theo công thức tổ chức của Tòa Thánh Vatican, cộng thêm với mũ mão cân đai của hát bội nữa là ra Cao Đài Là một trí thức duy lý, bảo vệ giá trị văn hoá truyền thống, sau khi nghiên cứu giáo lý “Tam giáo”, “Ngũ chi”, “Tam Kỳ Phổ Độ”, nhất là mối quan hệ giữa “Jésus và Đạo Cao Đài”, giữa “Lão Tử và Đạo Cao Đài”, giữa “Phật Thích Ca và Đạo Cao Đài”, giữa “Khổng Tử và Đạo Cao Đài”, giữa “Lý Thái Bạch và Đạo Cao Đài”, giữa “Quan Công, Khương Tử Nha và Đạo Cao Đài”, ông Đào Trinh Nhất phê phán Đạo Cao Đài là tà giáo Về sự phát triển của Đạo Cao Đài, ông Đào Trinh Nhất thừa nhận rằng Đạo Cao Đài phát triển rất nhanh Tuy nhiên, về ảnh hưởng của Đạo Cao Đài, ông cho rằng Đạo Cao Đài “ngăn trở sự tiến hoá, có hại cho sinh hoạt dân gian và đào sâu hố phân cách giữa giai cấp này với giai cấp kia” [97, 155] Do đó, theo ông phải tẩy chay Đạo Cao Đài

Sau khi “Cái án Cao Đài” ra đời, ông Băng Thanh đã viết “Cải án Cao Đài” để phản biện lại quan điểm của Đào Trinh Nhất Cuốn sách này, mặc dù không rõ năm ấn hành, nhưng có lẽ được xuất bản năm 1930 ngay sau khi “Cái

Trang 5

án Cao Đài” của Đào Trinh Nhất ra đời Ông Băng Thanh cho rằng Đạo Cao Đài

ra đời xét về mặt đạo đức là cần thiết Ông Băng Thanh viết “Tương lai hiện thời đã quá cùng, người đã hẳn đổi, cang thường đã nghiên ngửa, phong tục đã suy đồi, … nói về sự loạn thì ngày nay hoá ra cực điểm vì thế mà bao nhiêu cái tinh thần của Tam giáo và Gia giáo đều bị tay phàm đánh đổ cả…” nên “…lấy theo cái lý mà suy thì thời kỳ này mà có nền Đạo Cao Đài xuất thế tưởng cũng không quá đáng” [141, 11-27] Khi phân tích về giáo lý, ông Băng Thanh nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức của các tôn giáo mà Cao Đài tổng hợp, đến tư tưởng Tam giáo đồng nguyên ở Việt Nam mà Cao Đài kế thừa Ông viết: “Đạo Phật ví cũng như mặt Nhựt, Đạo Tiên cũng như mặt Nguyệt, Đạo Nho cũng như Ngũ Tinh, bộ Nhựt – Nguyệt – Tinh, ba cái đó ở trên đời, thiếu một cũng không đặng Nho để trị phần đời, Tiên để trị phần xác thân, còn Phật để trị về phần cốt tuỷ Đó là cái ý cao thượng của Thượng đế đã sắp đặt trong nền Đạo Cao Đài vậy” [141, 8-27]

Một nhà văn người Pháp – ông G Gobron, sau khi trở thành một chức sắc của Đạo Cao Đài, năm 1948, 1949 đã cho xuất bản tại Paris một số ấn phẩm về Đạo Cao Đài: Lịch sử Đạo Cao Đài (Histoire do Caodaisme - Boudhisme renové, Paris, Dervy, 1948), Lịch sử và triết lý Đạo Cao Đài (Histoire et Philoso – phie du Caodaisme, Paris, Dervy, 1948), Lịch sử Đạo Cao Đài (Histoire du Caodaisme, Paris, 20 Rue de la Trimolle, 1948) Gobron chỉ đề cập thoáng qua về lịch sử Đạo Cao Đài và tập trung giới thiệu về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức Giáo hội của Đạo Cao Đài Gobron cho rằng đặc điểm nổi bật của Đạo Cao Đài là“tinh thần tổng hợp tôn giáo”, là “Thuật chiêu hồn Việt Nam” Tuy nhiên, khi xét Cao Đài trong mối quan hệ với Phật giáo, ông cho rằng Cao Đài là Đạo Phật canh tân, giống như Đạo Tin lành với Đạo Công giáo Xét về cách thức hành đạo Gobron khen rằng Đạo Cao Đài là đạo đơn giản nhất ngày nay [177]

Trang 6

Tác giả Trần Văn Giàu trong công trình: sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám đã dành 40 trang để lý giải hiện tượng Cao Đài từ góc độ lịch sử tư tưởng với tựa đề: “Đạo Cao Đài” Trong phần này, sau khi điểm lướt những nhận định đánh giá về Đạo Cao Đài của tác giả người Việt và người Pháp trước đó, ông Trần Văn Giàu đã nhấn mạnh “Đạo Cao Đài chủ yếu bắt đầu từ tục đồng cốt Cầu Tiên, nhất là tư tưởng tín ngưỡng và tư tưởng Tam giáo phổ biến ở Việt Nam từ lâu đời [48, 203-220] Tác giả còn nhấn mạnh đến nguyên nhân sự ra đời của Đạo Cao Đài là do các tôn giáo tại chỗ bị sa sút, yếu kém đã không đáp ứng nổi nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân Về thực chất của Đạo Cao Đài, tác giả thống nhất với cách đánh giá của một số tác giả đi trước, rằng Đạo Cao Đài tổng hợp các tôn giáo theo cách “xào bần” Tác giả còn cho rằng: “Chẳng qua thuở mới ra đời “quy nguyên phục nhứt”,

“góp hợp tất cả các đạo trên thế giới” là một cách nói nhằm làm dễ dàng cho các tín đồ Phật giáo, Đạo giáo, Gia tô và những người dân thường vào Đạo Cao Đài” [48, 203-220] Tuy không kết luận Cao Đài là một tổ chức chính trị, nhưng tác giả cho rằng: “Đạo Cao Đài là một tôn giáo vẫn không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp mang màu sắc và ý nghĩa chính trị [48, 203-220]

Năm 1993, trong sách Một số tôn giáo ở Việt Nam (Ban Tôn Giáo của Chính phủ xuất bản, Hà Nội, 1993) có dành 30 trang viết về Đạo Cao Đài, khẳng định Đạo Cao Đài ra đời là một điều kiện tất yếu trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở Nam Bộ từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất đến trước Cách mạng Tháng Tám Đạo Cao Đài ra đời “còn là biểu hiện sự phản ứng của nhân dân trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đương thời, là phản ứng mâu thuẫn tích tụ giữa các giai tầng trong xã hội với các chính sách cai trị hà khắc của Pháp ”[165, 227] Về sự phát triển của Đạo cao Đài đó là “quá trình chia rẽ về mặt tổ chức và phân hoá về thái độ chính trị” [165, 227-253]

Trang 7

Vào những năm 1990, một công trình nghiên cứu quan trọng về Đạo Cao Đài của tập thể tác giả Viện nghiên cứu tôn giáo do Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn chủ biên được công bố với tựa đề “Bước đầu tìm hiểu về Đạo Cao Đài”, với độ dài 422 trang, sách gồm 5 phần của 5 tác giả về Đạo Cao Đài

Đây là một công trình nghiên cứu với quy mô lớn về Đạo Cao Đài không chỉ thời gian tiến hành mà lực lượng tham gia cũng khá đông, đúng như lời giới thiệu của cuốn sách: “Đó là kết quả của hai năm nghiên cứu trên sách vở, khảo sát ở các địa phương khác nhau, đặc biệt ở Tây Ninh, Bến Tre và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long Cuốn sách đề cập đến hoàn cảnh ra đời, quá trình hình thành, sự cấu thành nội dung, tổ chức, nghi thức của Đạo Cao Đài nói chung, các giáo phái nói riêng [160, 11-71]

Trong công trình này, đánh giá về Đạo Cao Đài, giáo sư Đặng Nghiêm Vạn khẳng định Đạo Cao Đài là một thực thể khách quan, một thế ứng xử của người dân Nam Bộ Tác giả cho rằng, sở dĩ Đạo Cao Đài thành công được vì nó là một tôn giáo nhập thế, hiểu được tâm lý xã hội của nông dân đương thời:

“Cao Đài mang tính thực hành, một Đạo chú trọng đến việc thu hút quần chúng bằng cách đưa cho người dân đương thời món ăn tinh thần, trộn cái đời thường với cái siêu hình, muốn tìm cho họ con đường giải thoát ức chế của cuộc sống thường ngày” [160, 11-71]

Nhóm tác giả nghiên cứu về văn hoá, tư tưởng, năm 1929, một học giả

người Pháp – ông G Coulet đã từng làm thầy giáo ở Trường Pétrus Ký (Sài Gòn) khi nghiên cứu về văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam đã đề cập đến Đạo Cao Đài Trong sách “Thờ cúng và tôn giáo ở các xứ Việt Nam trong Đông Dương” (Cultes et Religions de l’Indochine An-namite) xuất bản năm 1929 ở Sài Gòn, G.Coulet đã cho rằng sỡ dĩ Đạo Cao Đài ra đời được là do người Việt Nam có đức tín khoan dung tôn giáo, và nhất là truyền thống Tam giáo (Phật, Lão,

Trang 8

Nho) từ lâu đời Tuy nhiên, G Coulet lại cho rằng tinh thần khoan dung tôn giáo của người Việt Nam đã dẫn đến sự pha trộn văn hoá tín ngưỡng một cách không lựa chọn Sau khi xem xét thấy yếu tố Thuật chiêu hồn của Phương Tây trong Đạo Cao Đài và nhất là đa số những người sáng lập Đạo Cao Đài là những công chức của chính quyền thuộc địa, G.Coulet đã nhận đinh rằng: “Đạo Cao Đài là một linh hồn Pháp – Việt mà chính phủ ta (chính phủ Pháp) đã đào tạo từ 60 năm nay” [175] Tuy không kết luận dứt khoát Cao Đài là tổ chức hội kín nhưng trong sách Tổ chức hội kín ở Việt Nam (Les Socétés secrètes en Tèrred’ Annam), xuất bản năm 1929 ở Sài Gòn, G Coulet đã cho rằng hoạt động chính trị ở Nam Kỳ thời kỳ này gồm ba khía cạnh chính không thể tách rời nhau được là: phép thuật (dựa vào sức mạnh siêu nhiên), tôn giáo (để vận động quần chúng) và tổ chức trần tục (hoạt động kinh doanh, đóng góp, tương trợ lẫn nhau) Sau khi nhận định như vậy, G Coulet đưa ra kết luận: “không thể đơn giản dùng bạo lực, biện pháp hành chánh Pháp luật để đối phó tiêu diệt những tổ chức chính trị mang màu sắc tôn giáo, hay những tôn giáo mang màu sắc chính trị như thấy ở Nam Kỳ” [176, 15]

Năm 1999, Viện nghiên cứu Đông Phương, Matxcơva cho xuất bản công trình nghiên cứu của Sergei Blagov với tựa đề “Đạo Cao Đài: một phong trào tôn giáo mới” (The Caodai: A new religious movement (1999), Moscow, The Insti – tute of Oriantal Studies – 168.PP) Thực ra chuyên khảo này là sự mở rộng luận văn Phó Tiến sĩ ngành Dân tộc học với đề tài: “Đạo Cao Đài ở Việt Nam” năm 1991 của tác giả tại Phân viện Dân tộc học Michicô Mắclai thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô Qua nội dung bản tóm tắt, tác giả Blagov cho rằng “điều kiện tiên quyết cho việc xuất hiện Đạo Cao Đài chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào chính trị tôn giáo với các tư tưởng truyền thống biểu hiện qua các giáo phái không chính thống” [13, 6-22] Đạo Cao Đài trong chừng

Trang 9

mực nào đó “là sự phản ánh quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra khá phức tạp ở Miền Nam Việt Nam” [13, 6-22], do đó, có thể xem “Đạo Cao Đài như một thử nghiệm hoà giải mâu thuẫn giữa sự sùng bái những giá trị truyền thống với nền văn minh Phương Tây” [13, 6-22] Nghiên cứu sự phát triển của Đạo Cao Đài, S Blagov cho rằng: “khuynh hướng biệt lập trong Đạo Cao Đài đã quy định tính đặc thù của tôn giáo này như một tổ chức chính trị xã hội” [13, 6-22]

Nhóm tác giả nghiên cứu về chính trị, trong những tài liệu của chính

quyền Pháp về Đạo Cao Đài có nhiều bản báo cáo quan trọng có giá trị như những nghiên cứu khoa học Đó là tập báo cáo số 7 năm 1934 mang tựa đề Le Caodaisme (1925 – 1934) của Louis Matry, Giám đốc Phòng II – Phòng Chính trị và an ninh chung - thuộc Phủø Toàn quyền Đông Dương; tập báo cáo năm

1933 cũng mang tự đề Le Caodaisme của Lalaurette, Thanh tra Chính trị sự vụ và hành chính Nam Kỳ (L’impecteur des Affaires politiques et Administratives

de la Cochinchine ) và Vilmont, Tham biện chủ tỉnh Tây ninh (L’Ad-ministrateur eds Services Civilas chef de la province de Tây Ninh)

Tập báo cáo số 7 của Louis Matry gửi Toàn quyền Đông Dương, sau khi đề cập nguồn gốc và giáo lý của Đạo Cao Đài là liên quan đến Phật, Lão, Nho, Louis Matry có nhận định tương tự như Đào Trinh Nhất và Trần Huy Liệu – chủ bút tờ “Đông Dương thời báo”, rằng: “Đạo Cao Đài không phải là tôn giáo, cũng chẳng phải là chính trị… Đạo cao Đài chỉ là một công cuộc làm ăn để khai thác tính nhẹ dạ của những kẻ ngây thơ”, “… và về phương diện xã hội ảnh hưởng của nó rất phiến diện, như một thời trang sẽ qua đi” [180, 17]

Tập Le Caodaisme của Lalaurette và Vilmont thực ra là hai bản báo cáo của Lalaurette đề ngày 01 tháng 6 năm 1931 gửi Thống Đốc Nam Kỳ

Với phương pháp nhìn nhận khá khoa học và khách quan, hai ông Lalaurette và Vilmont đã phân tích môi trường xã hội Nam Kỳ lúc Đạo Cao Đài

Trang 10

ra đời, trong đó có nhấn mạnh yếu tố văn minh Châu Âu (hay phong trào Âu hoá) diễn ra hàng ngày và đang tác động đến cuộc sống của từng gia đình, nhất là các vùng đô thị và ven đô Hai ông cho rằng các tôn giáo, tín ngưỡng đương thời tỏ ra mệt mỏi và lỗi thời trước sự phát triển của khoa học hay nói cách khác là sự thay đổi về mặt xã hội ở Nam Kỳ đã tạo ra một hố ngăn cách giữa văn hoá tín ngưỡng tôn giáo truyền thống với lối sống mới Và đã đến lúc, như tác giả đã nhận xét: “Con người ở Nam Kỳ mong ước có một tôn giáo ít tà ma quỷ quái hơn và thích hợp với tiến bộ vật chất và xã hội mới hơn” [191, 3] Về hoạt động của Đạo Cao Đài, cùng với thái độ của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ và nhà vua Campuchia đối với Đạo Cao Đài thời kỳ đầu, hai ông cho biết thái độ của Thực dân Pháp là đi từ thiện cảm ban đầu đến nghi ngờ và hạn chế Mặc dù hai ông đều cho rằng ngoài yếu tố chính trị, xã hội và tư tưởng ở Nam Kỳ để xuất hiện Đạo Cao Đài, còn yếu tố quan trọng là chế độ trực trị của Pháp ở Nam Kỳ “cởi mở” hơn so với Trung Kỳ và Bắc Kỳ đã giúp Cao Đài ra đời, tồn tại và phát triển được

Năm 1981, bà Jayne Susan Werner, một nhà nghiên cứu người Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Nam Á thuộc Viện Đại học Yale, bang Connecticut (Mỹ), công bố chuyên khảo với chủ đề “Chính trị nông dân và giáo phái: nông dân và chức sắc trong Đạo Cao Đài ở Việt Nam” (Peasant Politics and Priest in the Caodaisme in Vietnam) Trong chuyên khảo này, tác giả J S Werner đánh giá Đạo Cao Đài là một phong trào nông dân lớn nhất Việt Nam thời Pháp thuộc, xuất hiện khoảng năm 1925 ở miền Nam Việt Nam (Nam Kỳ thuộc Pháp) Đạo Cao Đài cho đến năm 1950 đã thu hút tín đồ nhiều hơn bất cứ các nhóm nông dân nào khác ở miền Nam Đạo Cao Đài đã có ảnh hưởng đáng kể đối với nền chính trị miền Nam trong hơn nữa thế kỷ Tác giả viết: “Thực vậy, trong số ba phong trào quần chúng lớn ở miền Nam thời thuộc Pháp, Đạo Cao Đài được tổ

Trang 11

chức tốt nhất và thành công nhất” [171, 1] Về cơ bản, tác giả thống nhất với ông Trần Văn Giàu trong cách lý giải sự ra đời của Đạo Cao Đài Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh đến nguyên nhân chính trị, kinh tế, xã hội qua mối quan hệ giữa nông dân (là tín đồ) với địa chủ, tư sản (là chức sắc) Tác giả đã thể hiện quan điểm này trong phần kết luận, rằng: “Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng nông dân theo Đạo Cao Đài vì những lý do chính trị và kinh tế, xã hội” [171, 55-56] Xét về mặt tư tưởng – ý thức hệ, tác giả cho rằng “Đạo Cao Đài có được một điều gì đó giành cho mọi người Sự khéo léo tổng hợp truyền thống Tam giáo và sự diễn giải minh bạch, chính xác truyền thống Tam giáo, không những tạo ra sức hút văn hoá mãnh liệt và hẳn còn sinh lực Đạo Cao Đài còn là sự phản ứng lại sự quyết liệt truyền Đạo Công Giáo của người Pháp, vì nhiều người Việt Nam coi Đạo ấy là Đạo của quân xâm lược Nền cai trị của Pháp nghèo nàn về ý thức hệ cùng với hoàn cảnh kinh tế, xã hội tuyệt vọng, đã tạo ra môi trường văn hoá thuận lợi cho Đạo Cao Đài” [171, 55, 56]

Ngoài những nội dung nêu trên, tác giả còn đề cập đến mối quan hệ giữa Đạo Cao Đài với cách mạng (được gọi là Việt minh, Cộng sản), chủ yếu dựa trên hai phương diện ý thức hệ và vấn đề quần chúng

Nói tóm lại, đây là một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu và có giá trị nhiều mặt Tuy nhiên, tác giả chú trọng nhiều đến cơ sở xã hội và tư tưởng của sự ra đời Đạo Cao Đài, về giáo thuyết Cao Đài Tác giả chưa có dịp đề cập nhiều đến những diễn biến của Đạo Cao Đài qua các giai đoạn lịch sử, về sự chia rẽ của Đạo Cao Đài và về những ảnh hưởng của Đạo Cao Đài

Năm 2001, Nhà xuất bản Trẻ – Thành phố Hồ Chí minh, xuất bản tập sách: Cao Triều Phát – Nghĩa khí Nam Bộ của tác giả Phan Văn Hoàng.Với độ dài 240 trang, nội dung của cuốn sách chủ yếu giới thiệu về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của cụ Cao Triều Phát – Chưởng quản Cao Đài Minh Chơn Đạo

Trang 12

Hậu Giang, Chủ tịch Cao Đài cứu quốc mười hai phái thống nhất, Giáo Tông Hội Thánh duy nhất Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Thông qua việc giới thiệu chân dung sĩ khí Nam bộ Cao Triều Phát, tác giả Phan Văn Hoàng đã công bố những tư liệu rất quý về cụ Cao Triều Phát, về chi phái Cao Đài Minh Chơn Đạo, về những hoạt động yêu nước của đồng bào theo Đạo Cao Đài trong kháng chiến chống Pháp qua tổ chức Cao Đài cứu quốc 1947 – 1954 Đối với cụ Cao Triều Phát, tác giả làm rõ hình ảnh một lãnh tụ phong trào Cao Đài yêu nước – người đã kết hợp một cách xuất sắc giữa đạo với đời, giữa đạo với dân tộc và cách mạng Tác giả đã dẫn câu nói nổi tiếng của cụ Cao Triều Phát về trách nhiệm của người tín đồ tôn giáo khi Tổ quốc lâm nguy, rằng: “Bàn thờ tôn giáo thì nhiều, nhưng bàn thờ tổ quốc chỉ có một” [55, 164]

Trong quá trình vận động và lãnh đạo cách mạng ở miền Nam, một số nhà hoạt động chính trị đã nghiên cứu về Đạo Cao Đài Ông Lê Duẩn khi là Bí thư Xứ Uỷ Nam Bộ trong báo cáo tình hình chung ở Nam Bộ (1949) đã nhận định Đạo cao Đài phần nào có tính chất phản đế, nhưng lại là một tôn giáo hỗn hợp, vừa phản ánh ý thức giai cấp tư sản, muốn xây dựng lực lượng tập trung thống nhất, vừa mang tính hình thức cát cứ địa phương của địa chủ phong kiến xen lẫn hình thức sản xuất nhỏ phân tán của tiểu tư sản, trên nền tảng một thứ văn hoá suy đồi, không Cổ, không Kim, không Âu, không Á, dưới sự lũng đoạn của Đế quốc Pháp Do đó, theo ông: “Ở Nam Bộ, bên cạnh sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng Sản là chủ yếu, còn tồn tại song song một “hình thức lãnh đạo”, nếu có thể gọi như vậy của giai cấp tư sản, điạ chủ trong tôn giáo Cao Đài với màu sắc quốc gia nông nổi thần bí, và đã là thần bí thì nó cũng có thể có một sức mạnh nào đó” [33, 42]

Những công trình công bố đã nghiên cứu nói trên đều mang tính chất giới thiệu về lịch sử và tôn giáo của Đạo Cao Đài Đó là những tư liệu rất quý và

Trang 13

sinh động mà tác giả luận án sẽ chọn lọc kế thừa khi thực hiện luận án của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án

Luận án tập trung làm rõ nguồn gốc, đặc trưng của Đạo Cao Đài, phân biệt thực trạng và quá trình biến đổi của phái Cao Đài Tây Ninh qua hai giai đoạn (từ 1926 – 1975), (từ 1975 – 2007) và những khuynh hướng của phái Cao Đài Tây Ninh Đồng thời, làm rõ ảnh hưởng của Đạo Cao Đài Tây Ninh hiện nay đến đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ Phân biệt rõ vai trò xã hội của Đạo Cao Đài Tây Ninh ở hai giai đoạn trước kia và hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Nghiên cứu, trình bày nguồn gốc kinh tế- xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý của Đạo Cao Đài, vạch ra đặc trưng và lịch sử phát triển của Đạo Cao Đài

- Bối cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1975, những thay đổi về giáo lý, nghi lễ, tổ chức Giáo hội và các hoạt động chính trị của Cao Đài Tây Ninh

- Cao Đài Tây Ninh hiện nay – ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ

4 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Luận án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở Cao Đài Tây Ninh đối với đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ Bởi lẽ, trong các hệ phái của Cao Đài, Cao Đài Tây Ninh là hệ phái lớn nhất, có số lượng tín đồ đông nhất, có mặt ở tất cả các tỉnh ở Nam Bộ, và những hoạt động tôn giáo của Cao Đài Tây Ninh mang tính chất tiêu biểu

Trang 14

5 Cái mới của luận án

- Trên góc độ Triết học tôn giáo làm rõ nguồn gốc và những đặc trưng cơ bản của Đạo Cao Đài và những thay đổi về giáo lý, nghi thức thờ cúng, tổ chức Giáo hội phái Cao Đài Tây Ninh

- Khảo sát đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ Cao Đài Tây Ninh và những ảnh hưởng của Đạo Cao Đài Tây Ninh đến đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ hiện nay

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp triết học tôn giáo, xã hội học, tâm lý học, văn hoá học, nhân học, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê… và một số biện pháp kỹ thuật như: chụp ảnh, phỏng vấn sâu để phục vụ luận án

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án chia làm 3 chương, 12 tiết

Trang 15

CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG

VÀ NỘI DUNG GIÁO LÝ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

Đạo Cao Đài là tôn giáo của người Việt Nam, ra đời ở Nam Bộ Quá trình lập Đạo Cao Đài diễn ra trong khoảng thời gian từ những năm 1920 đến cuối năm 1926, gắn liền với một số nhân vật giữ vai trò quan trọng, trong đó có những người có tinh thần yêu nước, những người có chân tu, đồng thời cũng có những người muốn được vươn lên trong kinh doanh, muốn có địa vị chính trị… Xin giới thiệu 13 môn đồ đầu tiên của Đạo Cao Đài:

Ông Ngô Minh Chiêu (còn gọi là Ngô Văn Chiêu) (1878 – 1934) là người đầu tiên khai sinh ra Đạo Cao Đài Ông đậu bằng Thành chung của Pháp, từng làm việc cho Pháp qua các chức vụ: 01.01.1903: làm thư ký Dinh Thống đốc Nam Kỳ, 01.05.1909: Thư ký Toà bố tỉnh Long An, 1917: thi đậu ngạch Tri huyện, làm chủ quận Tân An, 01.03.1920: Làm việc ở Hà Tiên, 26.10.1920: đổi

đi Phú Quốc, 29.07.1924: rời Phú Quốc về Sài Gòn, làm việc ở Dinh Thống đốc như trước và sau đó lên ngạch Tri phủ

Trong cuộc đời làm quan, ông luôn chọn một nếp sống kín đáo, dè dặt, không dính líu vào chính trị, và cũng không để chính quyền thuộc địa lợi dụng Ông là vị quan thanh liêm, yêu nước, thương dân; ông càng được lòng dân địa phương, thì chính quyền thuộc địa lại càng không hài lòng và để tâm ngờ vực Đó cũng là lý do Thực dân Pháp đã liên tục thuyên chuyển ông đi hết nơi này đến nơi khác [30, 55-56]

Vốn theo tín ngưỡng Đạo giáo, ông Chiêu từng ngồi đàn cầu cơ từ năm 24 tuổi Năm 1920, tại một đàn cầu cơ ở Đảo Phú Quốc ông đã nhận được điềm linh

Trang 16

ứng của Đạo Cao Đài, đưa ra biểu tượng Thiên Nhãn và thờ “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”

Lê Văn Trung (1875 – 1934) tốt nghiệp Thành chung, làm thư ký Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Uỷ viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau đó là Nghị viện Hội đồng Thượng Nghị Viện Đông Dương, kinh doanh thương nghiệp, bị Pháp chèn ép, sau khi thất bại trong kinh doanh, ông thường ngồi đàn cầu cơ và chuyển sang hoạt động Đạo Cao Đài [126, 12-14]

Phạm Công Tắc (1893 – 1959), vốn theo Đạo Kitô, đậu bằng Thành

chung, làm việc ở Sở Thương chính Sài Gòn vì bị chèn ép ông bỏ việc đi theo Đạo Cao Đài với chức Hộ pháp, đứng đầu Hiệp Thiên Đài [126, 114]

Cao Quỳnh Cư (1888 – 1929) làm thư ký ở Sở Hoả Xa Sài Gòn, ham thích Thông linh học Phương Tây, thường tổ chức xây bàn nói chuyện với người đã chết Theo tài liệu của Tòa Thánh Tây Ninh “ngày 26 – 4 – 1926, ông được Đức Chí Tôn phong làm Tá cơ Tiên hạc Đạo sĩ, sau đó giữ chức vụ Thượng phẩm của Hiệp Thiên Đài” [126, 155]

Cao Hoài Sang (1901 – 1971) đậu bằng Thành chung, làm việc ở Sở Thương chính Sài Gòn, thăng ngạch Tham tá Ông cũng thường tổ chức xây bàn, làm thơ đoán mệnh; ông được phong chức Thượng sanh, chưởng quản chi Thế Hiệp Thiên Đài [126, 181]

Nguyễn Trung Hậu (1892 – 1961) là nhà giáo tốt nghiệp Trường École Normale de Gia Dinh (1911) Năm 1922, lãnh đạo Trường Sơ học nội trú Internat Primaire de Dakao Ông được phong làm Tiên đạo Phò cơ Đạo sĩ, sau đó được phong phẩm Bảo pháp Hiệp Thiên Đài [126, 197]

Đoàn Văn Bản (tự là Văn Long), người làng Tân Uyên – tỉnh Biên Hoà, học Trường Sư phạm (sơ tiểu) tại Gia Định ; ông đi dạy nhiều nơi, sau cùng về

Trang 17

làm Đốc học (Hiệu trưởng) Trường tiểu học Cầu Kho, nên người ta gọi là ông Đốc Bản [30, 118]

Vương Quan Kỳ (1988 – 1940), người tỉnh Chợ Lớn, ông đậu Diplôme, cùng làm việc với ông Chiêu ở Dinh Thống đốc Nam Kỳ, ngạch Tri phủ [30, 119]

Lê Văn Giảng, thư ký hãng Hippolito Sài Gòn ; Võ Văn Sang (tức Phán Sang); Nguyễn Văn Hoài (tức Phán Hoài); Lý Trọng Quý; Trương Hữu Đức [30, 118]

Trên đây là 13 môn đồ đầu tiên của Đạo Cao Đài, họ thuộc tầng lớp trung lưu ở Nam Bộ, họ được Pháp đào tạo nên ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản của Pháp Họ làm việc cho Pháp nhưng bị Pháp chèn ép nên không được thành đạt trong cuộc sống, bất mãn về địa vị và quyền lợi, bản thân những con người này vốn mang nặng đầu óc mê tín, dễ tin vào những chuyện thần tiên Họ liên kết với nhau dựng ngọn cờ tôn giáo với mưu cầu lợi ích khác nhau, một số vì lợi ích chính trị, một số vì kinh tế và một số khác vì danh vọng

Ý tưởng thành lập tôn giáo mới được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể; việc tổ chức xây bàn, xướng hoạ thi ca, dần dần được thay thế bằng cầu cơ, chấp bút lời chỉ dạy của Cao Đài Tiên Ông về cách tổ chức Giáo lý, làm cơ sở cho việc hình thành đạo

Căn cứ vào sử ký Cao Đài, Đạo Cao Đài xuất hiện vào đêm Noel năm

1925, trong buổi cầu cơ bình thường như những buổi khác Đêm đó Cao Đài Tiên Ông xuất hiện nói rõ tá danh là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát và chọn 12 người đứng ra lập tôn giáo mới lấy tên là: “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” gọi tắt là Cao Đài [59, 11-12] Sau đó, ông Lê Văn Trung đứng ra lập tờ khai đạo và trình lên Thống đốc Nam kỳ là Le Fol, báo cáo về việc thành lập Đạo Cao Đài

Trang 18

Sau một thời gian chuẩn bị, những người sáng lập tôn giáo này đã tổ chức lễ ra mắt rất long trọng tại Chùa Từ Lâm (Gò Kén – Tây Ninh), với sự hiện diện của quan Toàn quyền Đông Dương, quan Thống đốc Nam Kỳ với nhiều quan chức cao cấp người Pháp, người Việt Từ đây, tuy gặp nhiều phản ứng, công kích của dư luận, Đạo Cao Đài vẫn cứ phát triển thành “Phong trào Cao Đài”, quy mô ngày càng lan rộng khắp các tỉnh Nam Bộ, ra cả miền Trung, sang Campuchia và có cả đại diện Cao Đài ở Pháp Số lượng tín đồ tăng lên nhanh chóng, chỉ hơn một năm sau ngày thành lập số lượng tín đồ lên tới 40.000 người, trong vòng 4 năm sau lên tới 500.000 người, năm 1935, số tín đồ Cao Đài là 1.000.000 người

Khi mới ra đời, Đạo Cao Đài là một tổ chức thống nhất với cơ quan đầu não là Tòa Thánh Tây Ninh, nhưng sau một thời gian ngắn, Đạo Cao Đài bắt đầu có sự phân hoá Nếu như tôn giáo khác phân hoá do sự bất đồng về quan điểm giáo thuyết thần học, thì Đạo Cao Đài phân hoá do không thống nhất về đường lối, lợi ích chính trị dẫn đến mâu thuẫn cá nhân giữa các chức sắc khai sáng Đạo Cao Đài (có người có tinh thần yêu nước thực sự, có người thân Pháp, sau này có người thân Nhật … dẫn đến sự chia rẽ) Đầu tiên là sự mâu thuẫn giữa ông Ngô Minh Chiêu – người tín đồ đầu tiên – người khai sinh ra Đạo Cao Đài với nhóm Cao – Phạm Ông Ngô Minh Chiêu với chủ trương tu hành vô vi, không chen vào thế sự, còn nhóm Cao – Phạm chủ trương tu không phải nhắm mắt cầu an

Do khác nhau về quan điểm tu học, ông Ngô Minh Chiêu đã bỏ nhóm Cao – Phạm, từ bỏ chức Giáo tông về Cần Thơ lập phái Chiếu Minh (nay là Thánh Đức Tổ Đình Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi)

Với mưu đồ sử dụng Cao Đài làm công cụ cai trị, xâm lược, Pháp đã tìm cách lôi kéo, phân hoá hàng ngũ chức sắc cao cấp trong Hội thánh Cao Đài, gây mâu thuẫn nội bộ, làm cho Cao Đài phân hoá, ly khai, chia rẽ thành nhiều hệ

Trang 19

phái Nhưng điều đáng quan tâm là thái độ chính trị của từng hệ phái không giống nhau, thậm chí đối lập nhau

Phái Cao Đài Minh Chơn Lý, do ông Nguyễn Văn Ca sáng lập năm 1936

ở Tiền Giang Năm 1929, do mâu thuẫn giữa Phối sư Nguyễn Văn Ca và Giáo tông Lê Văn Trung, dẫn đến việc ông Nguyễn Văn Ca rời khỏi Tây Ninh về Mỹ Tho lập ra tổ chức “Cao Đài Minh Lý Hội”, sau đó, gọi là “Cao Đài Minh Chơn Lý” Ông Ca là một địa chủ, có 500 ha đất canh tác ở Cần Thơ và Long An, ông có cách thu phục tín đồ bằng việc luôn tỏ ra thân thiện với mọi người, không phân biệt đẳng cấp Do được khuyến khích nên nhiều nông dân đã đến dự các buổi cầu nguyện hoặc tham gia các buổi họp kín với những lời hứa hẹn nếu tham gia vào Đạo Cao Đài thì tránh được nhiều phiền phức ngoài đời Đây là lý do khiến cho số lượng tín đồ của phái này ngày càng đông hơn Tuy vậy, Cao Đài Minh Chơn Lý có đường hướng hành đạo gắn với dân tộc, phái này đã từng tham gia Cao Đài Cứu quốc 12 phái hiệp nhất trong Liên giao I, Liên giao II và góp sức vào phong trào giải phóng khu vực Tây Nam Bộ Qua hai cuộc kháng chiến cứu nước, Cao Đài Minh Chơn Lý có 15 bà mẹ Việt Nam anh hùng, hàng trăm gia đình liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng [20, 187]

Phái Cao Đài Minh Chơn Đạo, do Chưởng pháp Trần Đạo Quang sáng

lập Năm 1928, do thấy một số chức sắc cao cấp của Tòa Thánh Tây Ninh có tham vọng không chính đáng, ông Trần Đạo Quang rời Tây Ninh về Bạc Liêu cùng Cao Triều Phát lập phái Cao Đài Minh Chơn Đạo, với ý nghĩa làm sáng tỏ nền đạo chân chính Trần Đạo Quang chủ trương “lấy tu nhơn đạo làm nền tảng, coi cứu khổ chúng sanh làm công quả cao nhất của người tu hành” nên ông luôn chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho tín đồ Chẳng bao lâu, tín đồ Minh Chơn Đạo trở thành một lực lượng Cao Đài lớn không kém gì lực lượng Cao Đài Tây Ninh Năm 1939, ông Cao Triều Phát thành lập Đoàn Thanh niên đạo đức,

Trang 20

nhằm giáo dục thanh niên Cao Đài đoàn kết, nâng cao trình độ giáo lý, củng cố tinh thần “thương đạo yêu nước” Tổ chức này nhanh chóng tập hợp được hàng ngàn thanh niên tín đồ Với sự lãnh đạo của Cao Triều Phát, phái Minh Chơn Đạo có thái độ chính trị rõ ràng, không thân Pháp cũng không thân Nhật, mà đứng hẳn về phía cách mạng kháng chiến chống xâm lược Tòa Thánh Ngọc Sắc

ở ấp Giồng Bốm, xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu là nơi diễn

ra những trận đánh của chức sắc, tín đồ Cao Đài Minh Chơn Đạo và một số chi phái ở các tỉnh miền Tây chống lại bọn Thực dân xâm lược do Cao Triều Phát chỉ huy Từ năm 1945 đến năm 1975, Cao Đài Minh Chơn Đạo tiếp tục có những đóng góp đáng kể vào phong trào cách mạng và có ảnh hưởng rất lớn đến tầng lớp nông dân Nam Bộ – những người lao động nghèo khổ có truyền thống văn hoá dân tộc, có ý thức đấu tranh chống cường quyền, Thực dân xâm lược

Phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, do Phối sư Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá

Trang sáng lập năm 1932 Ông Nguyễn Ngọc Tương có nhiều ảnh hưởng tới chức sắc, tín đồ Ông giữ vững lập trường chuyên lo việc tu hành, không tham gia đảng phái, không hoạt động chính trị, không quan hệ với Thực dân Đế quốc Tuy vậy, những người đứng đầu chi phái lại kín đáo để các chức sắc, tín đồ dưới quyền mình ngầm ủng hộ cách mạng, một số tham gia kháng chiến, trong số đó có hai người con của Nguyễn Ngọc Tương

Phái Cao Đài Tiên Thiên, do Nguyễn Hữu Chính cùng Nguyễn Bửu Tài,

Phan Văn Tòng, thành lập vào năm 1932 sau những bất hoà với Tòa Thánh Tây Ninh (sau này Nguyễn Hữu Chính trở lại tham gia phái Cao Đài Tây Ninh) Năm

1940, Thực dân Pháp cho rằng chức sắc, tín đồ Cao Đài Tiên Thiên có hoạt động chống Pháp nên Pháp ra lệnh đóng cửa hầu hết các Thánh tịnh của Cao Đài Tiên Thiên và bắt Giáo tông Phan Văn Tòng đày đi Côn Đảo Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên luôn sát cánh với Mật trận Việt Minh, tham gia Liên giao I và

Trang 21

bầu ông Nguyễn Bửu Tài làm Giáo tông Đây là thời kỳ Cao Đài Tiên Thiên phát triển nhất, với số lượng gần 1.000.000 tín đồ Từ năm 1963 đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Quyền Giáo tông Đặng Văn Huẩn, phái Cao Đài Tiên Thiên bị phân hoá, chia rẽ thành nhiều tổ chức, trong đó có tổ chức phản động

“Cao Đài Liên Hiệp Miền Tây” do ông Trần Kim Triêu cầm đầu, song cũng có tổ chức yêu nước tham gia Liên giao II – Tiên Thiên Minh Đức của Phối sư Trương Đình Tây

Phái Cao Đài Tây Ninh, là phái lớn nhất trong các hệ phái Cao Đài

Trong quá khứ, Cao Đài Tây Ninh luôn bị các thế lực phản động lợi dụng gây chia rẽ nội bộ Một số chức sắc cầm đầu, do nhiều nguyên nhân đã câu kết với nhà cầm quyền xâm lược để hoạt động chính trị Tiêu biểu như: “Phạm Công Tắc, Trần Quang Vinh, Cao Hoài Sang… các chức sắc này đã xây dựng quân đội Cao Đài, nhằm tạo dựng thanh thế cá nhân và bành trướng nền đạo” [20, 389], có xu hướng chống Cộng, khi thân Nhật, khi thân Pháp, khi thân Mỹ với nhiều nhóm đấu đá lẫn nhau, gây tổn thất cho tín đồ và cho nhân dân Tuy nhiên, phái Cao Đài Tây Ninh vẫn có một nhóm đi theo Mặt trận Giải phóng, đóng góp cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, như: Phối sư Đặng Trung Chữ, Giáo hữu Thượng Nhuận Thanh, Thượng Thâu Thanh, Đạo nhơn Lê Văn Buội, Thiếu tá lực lượng Cao Đài Huỳnh Thanh Mừng, Trương Văn Bảo…

Đến năm 1975, Đạo Cao Đài có hơn 20 tổ chức hệ phái, với hơn 2 triệu tín đồ, hơn 20 ngàn chức sắc, chức việc, hơn 600 Thánh thất, Điện thờ và các cơ sở tôn giáo Có thể nói rằng, quá trình phát triển Đạo Cao Đài là quá trình chia rẽ về tổ chức, hình thành nhiều hệ phái và phân hoá về thái độ chính trị Trong đó, đa số tín đồ và số đông chức sắc là người lao động có tinh thần yêu nước, tích cực ủng hộ, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế

Trang 22

quốc Mỹ xâm lược, còn một bộ phận chức sắc mang tư tưởng cơ hội từng bị thế lực đế quốc lợi dụng chống lại cách mạng

1.2 NGUỒN GỐC XUẤT HIỆN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

Nguồn gốc của tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng của lý luận về tôn giáo Bản chất của khoa học về tôn giáo là vạch ra được nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và phát triển của một hiện tượng tôn giáo Đạo Cao Đài là một tôn giáo, để hiểu được một cách khoa học về tôn giáo này chúng tôi thấy cần phải làm rõ nguồn gốc của nó trên bình diện triết học tôn giáo; một trong những nhiệm vụ của luận án này là phải vạch ra được nguồn gốc, đặc trưng của Đạo Cao Đài – một tôn giáo xuất hiện ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX Có thể nói, nguồn gốc của Đạo Cao Đài là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nẩy sinh nhận thức, niềm tin và hệ thống lễ nghi của một cộng đồng nhân dân về Đạo Cao Đài Nguồn gốc đó theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm: nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý

1.2.1 Nguồn gốc kinh tế - xã hội của Đạo Cao Đài

Khi nêu lên đặc trưng nguồn gốc xã hội của tôn giáo trong xã hội Tư bản, V.I Lênin đã viết: “Sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của Tư bản – mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó – là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe doạ và đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó là nguồn gốc sâu xa của một tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý đến trước hết và trên hết nếu người ấy không muốn mãi mãi là một người duy vật sơ đẳng.” [69, 71]

Trong các xã hội đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp, chế độ người bóc lột người là một nhân tố quan trọng làm nảy sinh nhận thức và niềm tin tôn giáo

Trang 23

Những người lao động bị bần cùng về kinh tế, bị áp bức về chính trị, bị tước đoạt những phương tiện và khả năng phát triển tinh thần Bị áp bức, không tìm ra lối thoát khỏi tình trạng bần cùng hoá, nô dịch hoá trong đời sống hiện thực, họ đã tìm lối thoát ở trên trời V.I Lênin đã viết: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu, v.v…” [69, 71]

Từ những căn cứ lý luận trên giúp chúng ta thấy rõ nguồn gốc kinh tế - xã hội của Đạo Cao Đài, đó là những tiền đề kinh tế – chính trị cho sự xuất hiện của nó Để làm rõ, nguồn gốc kinh tế - xã hội của Đạo Cao Đài, chúng tôi thấy cần phân tích bối cảnh lịch sử ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX để làm sáng tỏ cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của sự hình thành Đạo Cao Đài

Về kinh tế, vào những năm đầu của thế kỷ XX, mặc dù là nước thắng

trận, nước Pháp bước ra khỏi cuộc chiến tranh Thế giới Thứ nhất với những tổn thất nặng nề về kinh tế và tài chính Để hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục nền kinh tế, đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp diễn ra tàn bạo hơn, khốc liệt hơn, chúng tiến hành đầu tư ồ ạt vào các ngành kinh tế Việt Nam với tốc độ nhanh hơn và quy mô rộng lớn hơn đợt khai thác lần thứ nhất Nếu trong cuộc khai thác lần thứ nhất, số vốn đầu tư của tư bản Pháp tập trung chủ yếu vào các ngành khai thác mỏ và giao thông vận tải, thì vào thời kỳ này tư sản Pháp lại đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp, song song việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khai thác khoáng sản

So với các ngành kinh tế khác, nông nghiệp là ngành được Thực dân Pháp chú trọng đầu tư khai thác nhiều hơn cả, nên số vốn Pháp bỏ vào nông nghiệp tăng lên gấp nhiều lần so với trước, với vốn đó Thực dân Pháp ra sức cướp đoạt

Trang 24

ruộng đất của nhân dân ta để lập đồn điền trồng lúa và các cây công nghiệp như: cao su, cà phê… Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, tại các đồn điền trồng lúa, các chủ người Pháp cũng như người Việt vẫn thực hiện canh tác và bóc lột theo kiểu Phong kiến, nghĩa là vẫn giao ruộng đất cho các gia đình nông dân sản xuất rồi thu tô thuế Mức tô mà người nông dân phải nộp từ 50 – 75% hoa lợi thu được Chưa hết, chính quyền Thực dân tìm cách bắt buộc nhân dân mua các loại công trái, quốc trái để lấy tiền xây dựng các công trình công cộng phục vụ nhu cầu quân sự, ngoài ra chúng còn thi hành một chế độ mộ phu cực kỳ man rợ

Ngoài việc độc chiếm ruộng đất của nông dân, độc quyền xuất khẩu, độc quyền muối, rượu và thuốc phiện, Thực dân Pháp còn thiết lập một hệ thống ngân hàng và cho vay nặng lãi

Bên cạnh việc bóc lột tàn bạo về kinh tế, Thực dân Pháp còn thực hiện chính sách mà các nhà cầm quyền ở các nước thuộc địa ưa dùng nhất – chính sách ngu dân “làm cho dân ngu để dễ trị” Pháp ra nghị định ban hành quy chế giáo dục, hạn chế mở trường học, bãi bỏ dạy chữ Quốc ngữ ở trường làng, tập trung dạy ở một số trường Sài Gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho … Các loại sách bói toán, tướng số, kiếm hiệp bày bán khắp nơi Các sòng bạc, tiệm hút, nhà chứa mở ra nhan nhản ở các thành phố để lôi kéo thanh niên vào cuộc sống truỵ lạc; dân chúng thất học, dốt nát, người nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, họ sa vào cờ bạc, rượu chè và trở thành những con nợ của bọn địa chủ và Thực dân Sơn Nam viết: “Giờ đây, lúc quá nghèo, họ lại đâm ra cờ bạc, … Nhiều người mặc quần xà lỏn bằng bố tời nhưng dám ăn thua bạc trăm để rồi lãnh ruộng giao (nghĩa là người thiếu nợ phải cày bừa, cấy lúa xong rồi thì giao phần ruộng ấy cho chủ nợ gặt) một lối vay nợ mới – hoặc đi ẩn tránh ở xứ khác” [90, 133] Tình cảnh trên đã làm cho mâu thuẫn giữa nông dân với bọn địa chủ và Thực dân Pháp vốn đã gay gắt nay lại càng gay gắt hơn Kết quả trong những năm 1920 – 1925 nổ ra

Trang 25

nhiều cuộc nổi dậy tự phát của nông dân chống Thực dân và địa chủ tay sai với quy mô ngày càng rầm rộ, vang dội cả miền Nam, nhưng những cuộc đấu tranh tự phát ấy đều bị đàn áp khốc liệt Người nông dân Nam Bộ lâm vào cảnh bế tắc cùng cực, không còn lối thoát Một bộ phận nông dân phải tìm đến chổ dựa tôn giáo những mong có được cuộc sống tốt hơn và để giải thoát tâm linh, nhu cầu này là mảnh đất tốt cho sự ra đời của Đạo Cao Đài

Rõ ràng, hoàn cảnh kinh tế là một trong những nguyên nhân sâu xa của Đạo Cao Đài, nhưng nó không phải là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất Bởi, nhân tố kinh tế không thể hình thành biểu tượng, xúc cảm, tình cảm tôn giáo mà nó chỉ là một điều kiện tiên quyết nhất cho sự xuất hiện của Đạo Cao Đài Vì thế khi nói đến nguồn gốc ra đời của tôn giáo nầy cần phải thấy được bối cảnh chính trị, xã hội ở Việt Nam lúc bấy giờ

Về chính trị, dưới chính sách cai trị tàn bạo của Thực dân Pháp và sự nhu

nhược của Triều đình Huế, xã hội Việt Nam bị phân hoá thành nhiều giai cấp Chính sách của Thực dân Pháp đối với các tầng lớp xã hội cũng khác nhau, và thể hiện sự phân biệt chủng tộc một cách trắng trợn Tất cả người Pháp đều được

ưu tiên trong mọi vị trí, mọi công việc và thời gian, người Việt bị coi thường và khinh rẻ Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng khó khăn, nhất là giai cấp nông dân – lực lượng đông đảo nhất trong xã hội – có thể cầm chắc họ đang sống ở mức cùng cực của đói kém và nghèo khổ Tầng lớp trí thức và giới công chức làm việc cho Pháp có đời sống vật chất cao hơn so với công nhân và nông dân, nhưng họ vẫn bị Pháp chèn ép và đối xử bất bình đẳng Chẳng hạn, thu nhập của công chức người Việt thấp hơn từ 30 đến 100 lần so với thu nhập của người Pháp Trong công sở, lương của viên chức nhỏ là 49 đồng/năm, viên chức trung bình là 166 đồng/năm, còn thu nhập của người Pháp là 5.000 đồng/năm [105, 6] Hoặc cùng một công sở, một người Pháp và một người Việt có bằng

Trang 26

cấp tương đương, nhưng người Pháp vẫn được xếp vào ngạch cao hơn Sự đối xử bất bình đẳng đó đã gây một tâm lý bất mãn ngày càng sâu sắc trong giới công chức người bản xứ

Bước sang những năm đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, ở Việt Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng, nhiều nhà máy, xí nghiệp, đồn điền đã thu hẹp quy mô sản xuất, hàng vạn công nhân bị sa thải, các tầng lớp lao động khác như tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức cũng sống điêu đứng, địa chủ nhỏ cũng bị sa sút Một số tư sản dân tộc bị phá sản, điền chủ bị vỡ nợ, điền sản của họ bị tịch thu, đời sống của người tá điền ra sao? P Gourou đã nghiên cứu mức sống của người tá điền tỉnh Bạc Liêu Họ chỉ bắt tay làm mùa được, khi nào người chủ điền cho họ vay 35 giạ lúa ăn và 5 đồng bạc Chủ điền đã phá sản, lúa đâu, tiền đâu để họ vay? Mỗi năm trung bình họ gặt được 300 giạ, sau khi thanh toán sở phí, nợ nần, thì chỉ còn dư có 37 giạ rưỡi (Trên 1/10 huê lợi) Với 37 giạ ấy tức là 37 cắc, làm sao họ sống được trọn năm? Làm sao tìm ra một lối thoát Đời không còn là đời thịnh trị … Hồi nào đất Hậu Giang là rừng vàng biển bạc, bây giờ trở thành nơi đói khổ nhất [90, 132]

Xã hội Việt Nam lúc này nổi lên những mâu thuẫn gay gắt giữa các tầng lớp xã hội Mâu thuẫn giữ nhân dân ta với Thực dân Pháp; mâu thuẫn giữa người lao động với chính quyền Thực dân, bọn điạ chủ, quan lại Phong kiến Nhiều xu hướng chính trị khác nhau được hình thành nhưng chưa xuất hiện một chính Đảng phù hợp với thời đại Các phong trào yêu nước đang bị khủng hoảng, bế tắt về đường lối và lực lượng lãnh đạo Trước khi Đảng Cộng sản Đông dương ra đời, chưa có một lực lượng nào có đủ khả năng để lãnh đạo quần chúng đứng lên giải phóng đất nước thoát khỏi ách xâm lược của Thực dân

Trang 27

Trong thời gian nầy, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, trong đó có hình thức tôn giáo cứu thế đang phát triển mạnh mẽ, góp phần tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, nhất là ở Nam Bộ Những cuộc đấu tranh tự phát, những đợt sóng biểu tình diễn ra khắp nơi, nhưng tất cả bị thất bại và bị dìm trong biển máu Các tầng lớp nhân dân đang khát khao, mong muốn thoát khỏi cái mà họ gọi là địa ngục trần gian để đến một thế giới tự do, tràn đầy tình yêu thương con người Nhưng những mong muốn ấy chỉ là không tưởng, bởi họ chưa tìm được con đường, cách thức hay một lực lượng có thể dẫn dắt họ thoát khỏi xiềng xích ấy Trong bối cảnh đó, người dân Nam Bộ cần có một chổ dựa để giữ thăng bằng trong trạng thái tinh thần đang bị tuyệt vọng, mất phương hướng, khủng hoảng niềm tin sâu sắc Do mất niềm tin vào chính bản thân mình, vào đời sống hiện thực nên người dân Nam Bộ đã hướng niềm tin vào Trời, Phật và những Đấng cứu thế, hoặc tìm lối thoát ở thế giới hoang đường Lúc này, một nhóm quan lại, công chức có mâu thuẫn với Thực dân Pháp, đã đứng lên dựng ngọn cờ tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân Nam Bộ Phong trào tôn giáo phát triển ở nơi nào con người không thể tin vào sức mạnh vật chất của chính mình, họ cần đến yếu tố thần linh như niềm an ủi và hy vọng

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long lần lượt xuất hiện những phong trào tôn giáo mới như Cao Đài và sau đó là Hoà Hảo Tuy khác nhau về hình thức tôn giáo, nhưng sự ra đời của hai tôn giáo này là sự phản ánh bối cảnh kinh tế chính trị xã hội Việt Nam vào nữa đầu thế kỷ XX

Chính những điều kiện kinh tế – chính trị nêu trên là điều kiện tất yếu làm nảy sinh và nuôi dưỡng niềm tin vào Đạo Cao Đài của một bộ phận nhân dân, đó cũng là nguồn gốc kinh tế - xã hội của Đạo Cao Đài

Trang 28

1.2.2 Nguồn gốc nhận thức của Đạo Cao Đài

Nguồn gốc nhận thức của Đạo Cao Đài là những điều kiện, tiền đề xuất hiện giáo lý, biểu tượng thờ cúng và tổ chức Giáo hội của Đạo Cao Đài, chúng nẩy sinh trong quá trình hoạt động nhận thức của con người

Khi nói về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, V.I Lênin viết: “… Thượng đế siêu hình không phải là một cái gì khác mà là sự tập hợp, toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên…” [69, 71] Để thấy được nguồn gốc nhận thức của Đạo Cao Đài cần làm rõ toàn bộ những hoạt động nhận thức văn hoá của cộng đồng cư dân Nam Bộ trước khi Đạo Cao Đài xuất hiện

Nam Bộ là vùng đất mới của Phương Nam có quá trình hình thành và phát triển tròn ba thế kỷ Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Nam Bộ vẫn là một vùng đất trù phú, nơi dung nạp nhiều nguồn cư dân khác nhau đến định cư sinh sống Quả thực là “đất lành chim đậu” Trên đường vào Nam khai hoang mở cõi, bên cạnh những hành trang vật chất hữu hình, lưu dân còn mang theo các giá trị văn hoá, truyền thống, tín ngưỡng

Người Khmer, là tộc người cư trú ở Nam Bộ lâu đời nhất trước khi có mặt người Việt, người Hoa và người Chăm Người Khmer Nam Bộ theo đạo Phật phái Tiểu thừa Phật giáo Tiểu thừa chứa đựng giáo lý thực hành phù hợp với người bản xứ, ngôi chùa trở nên thân quen với họ, không chỉ vì đó là nơi họ tu hành, được giáo dục những tri thức làm người, mà còn là nơi họ gởi xương cốt tổ tiên Họ sống quây quần chung quanh các ngôi chùa, coi đây là nơi linh thiêng nhất và là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tinh thần trong cuộc sống Họ tin ở kiếp sau mới là sống thực, tin rằng kiếp này là tạm bợ nên họ sống hiền lành, không đua chen, luôn nghĩ đến tạo phước cho kiếp sau

Người Hoa có mặt ở Nam Bộ giữa thế kỷ XVII, số này chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Phật giáo (phái Bắc Tông) và Nho giáo (Khổng – Mạnh) Họ là

Trang 29

những người bất khuất, chống áp bức bất công, can đảm dám rời bỏ đất nước ra

đi tìm đất sống mới Họ mang vào Nam Bộ cả một nền văn hoá đồ sộ, những tập quán tín ngưỡng như thờ Quan Công, thờ Ông Bổn, thờ Bà Thiên hậu Vốn là những di thần nhà Minh bất phục tùng nhà Thanh nên họ đem vào Nam Bộ cả truyền thống lập hội kín pha trộn chính trị và Đạo giáo Lớp người Hoa trong thời kỳ đầu vì chính trị mà trở thành lưu dân phiêu bạt nơi xứ người hầu hết là tráng đinh Họ lấy phụ nữ người Việt, người Khmer làm vợ và do đó xuất hiện lớp người Minh Hương, tức là con cháu họ sau này Bởi thế, sắc thái văn hoá của người Minh Hương in đậm nét Trung Hoa, nhưng tín ngưỡng lại theo cách người Việt

Người Việt là lưu dân từ miền Trung và miền Bắc vào làm ăn sinh sống hoặc tìm chổ ẩn tránh nạn Trịnh – Nguyễn phân tranh Có cả những người tù tội phải lưu đày viễn xứ, hoặc có cả những quan lại, những người có tiền của, quyền thế mang theo nô tì và chiêu mộ dân nghèo vào phương Nam khẩn đất theo chính sách dinh điền của nhà Nguyễn Trên đường vào Nam, lưu dân người Việt mang đến vùng đất mới các giá trị văn hoá, truyền thống tín ngưỡng như thói quen thờ cúng Thần linh, các vị Nhân Thần có công với làng xóm, tổ tiên trong gia đình bên cạnh tục thờ các Nhiên Thần

Người Chăm, theo chế độ mẫu hệ, chịu nhiều ảnh hưởng của Hồi giáo, Ấn giáo và Phật giáo Họ tin có ngày tận thế, tin có cuộc phán xét cuối cùng, có sự hồi sinh ở kiếp sau Nhất là người Chăm Hồi giáo, họ tin tưởng tuyệt đối vào Thượng đế duy nhất là Thánh Allah

Theo Đinh Văn Hạnh, những biến động lịch sử ở Nam Bộ “đã tạo nên những biến động dân số và dân cư, đưa đến những không gian văn hoá – tín ngưỡng, tôn giáo nằm xen kẻ hoặc cài chéo nhau giữa các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo bản địa, do lưu dân mang từ miền quê khác tới, do bên ngoài du nhập

Trang 30

vào trong quá trình giao lưu buôn bán, hỗn dung văn hoá… Điều này đưa đến hiện tượng có những tôn giáo tồn tại theo lối “trầm tích” hoặc cùng song song tồn tại, cùng phát huy ảnh hưởng, cái sau kế thừa và phát huy cái có trước, không làm mất cái có trước Giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ở Nam Bộ nói chung và tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng, với mức độ khá cao đã góp phần phát triển văn hoá của mỗi dân tộc Nhưng cũng khác với quá trình phát triển của một số tôn giáo ở những địa bàn khác trên thế giới, Nam Bộ có một sự hoà đồng tôn giáo rất cao” [50, 31-32]

Nói về vùng đất Nam Bộ, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long duy nhất có dãy núi Thất Sơn – tuy không cao lắm, lại nằm giữa đồng rộng sông dài, tạo nên cảnh quan kỳ bí “Sơn bất tại cao, hữu Thần (Tiên) tắc linh” Núi không phải chỉ do cao, cứ có Thần, Tiên là núi linh Điều này phù hợp với tâm thức của một bộ phận cư dân địa phương Thất Sơn là núi Linh, núi Thiêng, núi Báu (Bửu Sơn), kết hợp với sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao tạo thế đẹp phong thuỷ

“Tiền Tam Giang hậu Thất Lĩnh” là vùng địa linh, mà địa linh ắt có nhân kiệt Trong lúc cuộc sống của người dân cơ cực lầm than, đau ốm không thuốc men, vùng Thất Sơn thường xuất hiện những bậc chân tu, chuyên đi trị bệnh cứu người, khuyên dân chúng tu hành, rao giảng đời Minh hoàng, xoa dịu nỗi đau khổ của dân chúng, che chở cưu mang những chiến binh bị Pháp ruồng bố, khai hoang lập làng, xây dựng lực lượng để chống Pháp … dường như những con người nầy xuất hiện là để cứu nhân độ thế!

Tất cả những việc làm đó đã đáp ứng được nhu cầu, tâm tư tình cảm của người nông dân trong thời kỳ loạn lạc lúc bấy giờ Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến bầu không khí tinh thần của cả Nam Bộ Đồng bằng Nam Bộ trở thành khu vực xuất hiện khuynh hướng của dòng tôn giáo tiên tri cứu thế, phong trào này như là sự gợi mở cho sự ra đời của Đạo Cao Đài

Trang 31

Năm 1849, ông Đoàn Minh Huyên khai sáng Đạo “Bửu Sơn Kỳ Hương” lấy Thất Sơn làm trung tâm Là người theo Đạo Phật, nhưng ông tu theo cách riêng, không cạo đầu, không mặc áo cà sa, không đi chùa, loại trừ mê tín Triều đình Huế coi ông là phần tử chống triều đình Trong lúc bệnh dịch hoành hành, ông ra sức trị bệnh cứu người, tổ chức khai hoang lập làng, truyền bá giáo lý Tứ Ân (ân ông, bà, cha mẹ, ân đất nước, ân Tam bảo và ân chúng sinh, được cải biên từ Tứ Ân của Phật giáo trong đó ân đất nước được xem trọng)

Với nội dung gần gũi, đơn giản, không cao siêu như Phật giáo, rất phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của nông dân; không ngoại lai, xa lạ như Đạo Thiên Chúa hay Hồi giáo của người Chăm Tín điều của Bửu Sơn Kỳ Hương chủ yếu là cách tân, Việt hoá các khái niệm trong Tứ ân của Phật giáo; kết hợp các nguyên tắc đạo lý Khổng – Mạnh với hai Pháp môn Tịnh độ tông và Thiền tông thời Lý – Trần, vận dụng sáng tạo cho phù hợp với người nông dân ít học ở vùng đất mới, nơi đang có sự giao tiếp của nhiều luồng văn hoá bằng con đường tuỳ duyên hoá độ

Đứng về mặt tôn giáo mà nói, ông Đoàn Minh Huyên là người canh tân tôn giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương lấy giáo lý Đạo Phật làm căn bản nhưng chủ trương nhập thế (nhập thế mới có thể cứu độ, cứu khổ chúng sinh được) Hành xử Tứ ân, ông cải cách các hình thức thờ cúng không rườm rà và chủ trương tu ở đâu cũng được Chính vì thế, nông dân Nam Bộ tìm thấy ở Bửu Sơn Kỳ Hương sự gần gũi hoà hợp cuộc sống, tâm tư của họ Để tránh sự đàn áp, khủng bố, đồng thời nắm chặt tín đồ, ông chủ trương đưa tín đồ về vùng hoang vu khai phá thành lập trại ruộng, ở đó tín đồ vừa sản xuất, vừa tu học

Sự ra đời của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là sự phản kháng tất yếu của nông dân Nam Bộ đối với sự thống trị hà khắc của vua quan Phong kiến Những nghi thức tôn giáo chẳng qua là một hình thức để tập hợp nông dân mà ta thường thấy

Trang 32

ở các xã hội lạc hậu Trần Văn Thành (còn gọi là Trần Vạn Thành) là tín đồ của Đoàn Minh Huyên, đã tích cực khẩn hoang vùng Láng Linh, ông trở thành nhân vật mà Thực dân truy nã gắt gao, treo giải thưởng Với chí lớn, không chút bi quan yếm thế, ông rút lui về Láng Linh để xây dựng mật khu Nghĩa quân gồm quân sĩ cựu trào, thêm khá đông người yêu nước từ các tỉnh Tiền Giang Họ tích trữ lương thực, xây phòng tuyến nơi tứ bề lau sậy ngoại trừ một vài cây tạp gọi là cây Bảy Thưa, loại cây chịu nước lụt, bởi vậy còn gọi là căn cứ Bảy Thưa, khởi nghĩa Bảy Thưa

Tuy cuộc khởi nghĩa của Trần Văn Thành bị thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa này nói lên tính chất của các phong trào tôn giáo cứu thế ở Việt Nam Việc tổ chức chiến khu khá khoa học, với công sự, kho lương thực, đặc biệt là đúc súng tại chỗ dù còn khá thô sơ Ông Trần Văn Thành đã dùng hình thức tôn giáo để che mắt Thực dân, ông thấy rõ tương lai của dân tộc và hành động cụ thể để chống giặc ngoại xâm, nào phải ngồi khoanh tay, chờ núi Cấm nứt ra

“Bất chiến tự nhiên thành” Thái độ của nghĩa quân và Trần Văn Thành là chiến đấu, không thỏa hiệp

Sau Bửu Sơn Kỳ Hương là phong trào “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” của Ngô Viện (Ngô Lợi hoặc Ngô Tự Lợi) hoặc “ông Năm Thiếp” (1831 – 1890) Như tên gọi của Đạo, giáo lý Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa lấy phần Tứ ân của Bửu Sơn Kỳ Hương làm trọng tâm trong việc tu hành và Ngô Lợi bổ sung thêm phần Hiếu nghĩa, nâng cao Tứ Ân Hiếu Nghĩa lên một bước so với Bửu Sơn Kỳ Hương

Khách quan mà xem xét, phong trào này gồm mặt đời và mặt đạo Về mặt đạo, Ngô Lợi quy tụ tín đồ, động viên tinh thần yêu nước, tạo một bình phong để tín đồ có nhiều dịp tụ họp; làm chay ở chùa, đến nghe thuyết pháp, lãnh bùa mà đeo Về mặt đời, đây là nơi quy tụ người chưa rõ danh tánh, từng tham gia phong trào Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, nhất là phong trào

Trang 33

Thủ Khoa Huân, sau khi thất bại đã gom về Thêm vài người bị Pháp đày đi Côn Đảo, mãn án (hoặc được ân xá) đứng ra tổ chức nghĩa quân, liên kết với phong trào chống Pháp của ông Hoàng Sivôtha ở bên kia biên giới đang hoạt động rãi rác phía nam tỉnh Kampot (nước Campuchia) ; đồng thời, tranh thủ người dân tộc Khmer vùng Bảy Núi

Thuyết “Bửu Sơn Kỳ Hương” của Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An) lúc đầu là “vô vi”, không chú trọng hình thức, không ăn chay, không thờ tượng, không xây cất chùa chiền Đến Ngô Lợi, vẫn giữ cốt lõi “ơn đất nước” nhưng ham chuộng hình thức: nhiều buổi làm chay, liên tục trong năm, có chuông mõ và quỳ lạy quá nhiều [90, 237] Vùng Núi Tượng trở thành tiền đồn xuất phát và bảo vệ những người chống Pháp, vào giai đoạn mà phong trào “Trung quân ái quốc” đang suy thoái

Ngô Lợi khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa năm 1869, chọn vùng Bảy Núi của Châu Đốc làm căn cứ, với số tín đồ rãi rác khắp Nam kỳ lục tỉnh Năm 1877, dịch tả hoành hành, Ngô Lợi gây phong trào, phát bùa cho dân để ngừa bệnh Bệnh dịch lan tràn, theo sự giải thích là điềm gần tận thế, Phật, Trời đang phẫn nộ Mỗi lá bùa còn mang ý nghĩa chính trị, xác nhận lòng khẳng khái yêu nước [90, 238] Ngô Lợi còn tổ chức buổi thao dượt lớn, bày cuộc làm chay tại làng Hoà Khánh (Trà Lọt, nay là huyện Cái Bè), với hơn 200 người dự, ông rao giảng đời “Minh Hoàng” sắp thành lập, ai theo trễ nải thì bị thú dữ ăn thịt (16.02.1878) Năm 1878, Ngô Lợi lãnh đạo nghĩa quân đánh trống phất cờ nổi dậy ở Mỹ Tho, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp nhanh chóng Bọn Pháp truy nã Ngô Lợi, ra giải thưởng 1.000 quan, số tiền quá to lúc bấy giờ ; tuy vậy, tín đồ vẫn phát triển, thề trung thành với Thầy Chùa Tam Bảo ngày càng rầm rộ, náo nhiệt, hết cuộc lễ này đến ngày vía khác Trong thời điểm nầy, Đạo Phật cổ truyền, với từ bi bái ái, làm lành, lánh dữ không đủ sức mạnh thúc giục tín đồ

Trang 34

đứng lên vũ trang khởi nghĩa, phải thêm bùa phép, quanh quẩn chỉ là “Sái đậu thành binh”, “tận thế”, “súng bắn không lủng”, “âm dương ngũ hành”, “ bùa phép năm ông” ; những thủ thuật của phép tu Tiên, luyện trường sinh bất tử của không riêng gì vùng Bảy Núi mà có thể nói là của cả nhân loại, thời Phong kiến Người dân mất nước đã phản ứng trước tất cả những gì do Thực dân đem đến Thêm vào đó là sự tập hợp vô điều kiện, cảnh giác đối với mọi nguy cơ, gần như là một bản năng của người miền biên giới khi cần đối phó với thú dữ, thiên tai, ngoại xâm, trong bước đầu khẩn hoang

Trong lúc thời cuộc có nhiều biến cố ngoài Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, ở Châu Đốc, Long Xuyên mọc lên rất nhiều đạo như Đạo Nằm, Đạo Tưởng, Đạo Gò mối, Đạo Đèn và nhiều đạo khác nữa, đạo nào cũng có ít nhiều tín đồ Đồng thời các đạo này cũng đã xây dựng một số niềm tin thiêng liêng làm cơ sở cho khá nhiều hoạt động tâm linh mới Tuy không có vai trò đáng kể, song nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tâm linh của một bộ phận cư dân ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trong khoảng thời gian này, ở Phương Tây xuất hiện phong trào Thông linh học, bắt đầu từ nước Mỹ rồi lan sang Anh, Pháp và nó được nhiều người biết đến với sự ra đời của quyển “Thần Tiên Kinh” của Allan Kardec (1857)

Theo Thông linh học Phương Tây thì linh hồn có hai phần, một phần hoàn toàn phi vật chất và một phần nữa vật chất bao bọc phần phi vật chất kia, gọi là Pérésprit, nó trì kéo linh hồn lại với vật chất; cả hai không tách rời nhau, và trên con đường đi tới chổ hoàn thiện, cả hai bộ phận của linh hồn cần phải trải qua nhiều lần nhập xác và thoát xác Sinh là hồn nhập xác, tử là hồn thoát xác Nhưng vì hồn vẫn bị bao bọc bởi một phần nửa vật chất, phần này trì kéo linh hồn lại không cho linh hồn siêu thăng được ngay Chính vì linh hồn khi thoát xác mà còn quanh quẩn ở vùng phàm trần, vì nó là phần nữa xác thịt bao quanh, nên

Trang 35

qua đồng cốt, hồn có thể hiện ra được Tư tưởng này đã bị nhiều nhà khoa học đả kích Nguyễn An Ninh đã nhắc lại mấy điều lớn trong Nghị quyết Đại hội thế giới năm 1900 của Đạo Cầu hồn như sau: “Có Trời là sự sáng sủa tối cao và là cội rễ mọi vật; có nhiều thế giới có người ở; linh hồn không chết; có luân hồi trên trái đất này và trên trái đất khác; kinh nghiệm về đồng cốt chứng minh rằng linh hồn còn sống khi lìa khỏi xác, và linh hồn có thể nhập vào đồng cốt được; hữu phước hay vô phước trong đời này là do nơi việc trước và do tiến hoá của linh hồn; linh hồn có thể tiến hoá vô cùng được” [48, 197]

Thực ra, Thông linh học chẳng có gì mới lạ so với tục cầu hồn, Cầu Tiên, đồng cốt vốn có ở Việt Nam từ lâu đời Để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt tâm linh của người đương thời, nhóm quan lại công chức tiếp thu phong trào Thông linh học một cách nhanh chóng; song dung hợp chúng với tục cầu hồn, Cầu Tiên, lên đồng ở nước ta, để từ đó hình thành nên phong trào “cầu cơ” Lúc đầu giới công chức thường tổ chức cầu cơ hỏi Tiên xin toa thuốc trị bệnh cho dân, thỉnh thoảng xướng hoạ để bàn bạc quốc sự “Hàn Lâm Miếu” tại chợ Châu Đốc cũng là nơi cầu cơ thường xuyên lúc bấy giờ Sau đó phong trào cầu cơ phát triển khá sôi nổi

ở vùng Sài Gòn, Gia Định, Cần Thơ, Mỹ Tho, Long An

Có thể nói, Nam Bộ là nơi giao lưu nhiều sắc thái dân tộc với tính thống nhất trong đa dạng, tiếp xúc đan xen nhiều chiều tạo nên sự đồng quy, hỗn dung văn hoá

Tôn giáo có mặt lâu đời nhất ở Nam Bộ là Phật, Lão, Nho, sau đó là Công giáo từ Phương Tây du nhập vào Nhưng đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX những tôn giáo ấy không còn sức hấp dẫn vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, Đạo Phật thì đã thoái hóa đến mức phải nhiều người ca thán Đạo Phật Tiểu thừa tại chỗ với phương châm: “Tự độ, tự tha” chỉ giải thoát cho những ai xuất gia tu hành nên khó hòa hợp với phong tục, lối sống của người Nam Bộ

Trang 36

Đạo Phật Đại thừa bị suy vi từ mấy thế kỷ trước, nay bị chia rẽ thành nhiều tông phái và nhất là sự thâm nhập các yếu tố mê tín dị đoan của Đạo Lão Đạo Nho là một học thuyết chính trị – đạo đức có yếu tố tôn giáo, luôn bảo vệ quyền lợi và trật tự Phong kiến, nó chỉ phù hợp với chế độ quân chủ và nền sản xuất nông nghiệp khép kín không còn thích hợp hoàn toàn với vùng đất Nam Bộ, nơi đang bước đầu chuyển sang kinh tế hàng hóa Một số giáo lý của nó đã bị phê phán nên khó đi vào quần chúng đông đảo Đạo Công Giáo đương thời, theo quan niệm của người Nam Bộ là gắn liền với chính quyền của Thực dân Pháp, mang

tư tưởng và tập tục chặt chẽ của người Phương Tây không được người dân Nam Bộ vốn sống cởi mở và tự do chấp nhận Đạo Thờ cúng Tổ Tiên, hay tín ngưỡng Thờ cúng Tổ Tiên tuy gần gũi nhưng chưa đủ thỏa mãn tâm linh tôn giáo Người dân Nam Bộ đang cần có một tôn giáo để họ nương tựa Trong điều kiện hiện tại, Nam Bộ đang trong xu thế đồng quy, hỗn dung văn hoá, thì tôn giáo mới nào đó xuất hiện phải có tư tưởng đồng quy, hỗn dung mới phù hợp với tâm thức của người dân vùng đất nầy

Do đất mới dễ kiếm sống nhưng lại khó khăn trong việc mở trường lớp; hơn nữa cư dân Nam Bộ phần lớn là những người di dân lưu tán, dân đồn điền, những người chống đối cả hai triều Trịnh – Nguyễn Những lớp người này vốn dĩ

ít học hành, hiểu biết của họ phần nhiều dựa vào kinh nghiệm; họ có lối tư duy thiết thực, đề cao chữ “làm”, xem thường lý luận; học hành không nhiều, nhưng tín ngưỡng ma thuật thiên cổ ở vùng đất này khá phổ biến Đúng như nhà triết học P Holbach đã nói: “Sự dốt nát biến con người thành kẻ mê tín dị đoan” [58, 36]

Sự tiếp biến, dung hợp các dòng tư tưởng, sự đấu tranh bằng hình thức tôn giáo, một mặt phản ánh khát vọng của một bộ phận dân cư Nam Bộ; mặt khác,

Trang 37

phản ánh trình độ nhận thức thấp kém của dân cư trên vùng đất này Đó chính là điều kiện, tiền đề về mặt nhận thức luận cho sự xuất hiện Đạo Cao Đài

1.2.3 Nguồn gốc tâm lý của Đạo Cao Đài

Nam Bộ là châu thổ lớn nhất vùng Đông Nam Á và là đồng bằng lớn nhất của Việt Nam; là địa bàn thuận tiện nhất trong việc nối liền và giao lưu mọi mặt với các nước láng giềng trong khu vực Nằm trong lịch sử văn minh văn hoá Đông Nam Á – nền văn minh lúa nước khá thuần thục – Nam Bộ là vị trí hội tụ các luồng văn hoá Đông – Tây Đinh Văn Hạnh cho rằng, đặc trưng độc đáo của Nam Bộ là một “ưu thế nổi trội” để tiếp cận xung quanh

Đồng Bằng Sông Cửu Long hai mặt giáp biển, trên cùng một châu thổ có những con sông chảy ngược chiều nhau, thuận tiện cho việc giao thông bằng đường thuỷ Sông lớn, rạch nhỏ đầy tôm cá; những ưu đãi ấy của thiên nhiên như vẫy gọi dân cư từ mọi nơi vào Nam Nam Bộ được chinh phục không phải bằng thanh gươm vó ngựa mỗi ngày đi được hàng chục dặm mà bằng lưỡi cày đôi trâu

đi từng bước một Nhưng khi còn là đất hoang, chưa được khai phá, thiên nhiên Nam Bộ cực kỳ khắc nghiệt, Huỳnh Lứa viết: “Nam Bộ là vùng đất có môi trường thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, vừa có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn đối với cuộc sống con người” [73, 40] Nhiều thế hệ lưu dân đã nối tiếp nhau tìm đến vùng đất Nam Bộ khẩn hoang sinh sống, họ phải liên tục chống chọi với các loài thú dữ, cá sấu, muỗi mòng, rắn rết và sơn lam chướng khí, bệnh tật

Quá trình khai hoang vùng đất Nam Bộ diễn ra lâu dài, đa dạng Trải qua các thế kỷ XI đến XIV, tức từ triều Lý đến triều Trần, người Việt đã vượt đèo Ngang vào đất Bình Trị Thiên, rồi đến thế kỷ XV, dưới triều Lê, người Việt lại vượt khỏi đèo Hải Vân, sống chung với người Chiêm Thành (Chàm, Chăm) ở vùng Nam Ngãi Bình Phú và cực Nam Trung Bộ Cuối cùng dưới thời các Chúa

Trang 38

Nguyễn, từ thế kỷ XVI, XVII trở về sau, bằng nhiều cách: tự phát có, chính quy có, lưu dân người Việt lần lượt vào khai phá vùng đất hoang vu tận cùng của tổ quốc, nơi mà sử gia Trung Quốc thường gọi là Thuỷ Chân Lạp Đến những năm

1679, đất Nam Bộ đón tiếp đợt di dân đầu tiên của người Hoa Đa số họ là di thần nhà Minh, hoặc những người không thuần phục nhà Thanh, nét chung họ là những người bất khuất can đảm Đến Nam Bộ, lúc đầu họ khai phá ở vùng Biên Hoà, Mỹ Tho (nhóm Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên), ở vùng Hà Tiên (nhóm Mạc Cửu) Về sau họ cư ngụ khắp Nam Bộ, có đời sống văn hoá tín ngưỡng rất phong phú, đa dạng, đến dâu họ đều lập Hội quán hoặc Bang hội theo từng tộc người Người Khmer và người Chăm vốn định cư rất lâu đời nhưng rất thưa thớt Tuy vậy vì là người bản địa, cho nên di sản văn hoá của họ vẫn còn đậm nét trong đời sống Nam Bộ, từ địa danh đến thần linh, từ kiến trúc đến nghệ thuật

Nam Bộ là nơi cộng cư nhiều dân tộc, họ hội tụ lại trong thời loạn lạc Nhưng cái nền văn hoá bản địa lâu đời của đất Nam Bộ là văn hoá Khmer cổ, cũng như ở Trung Bộ là văn hoá Chăm Song liều lượng của chất Khmer trong văn hoá Việt Nam Bộ, nhất là văn hoá tâm linh lại không đậm bằng văn hoá Hoa, một dạng văn hoá ngoại nhập chỉ mới mấy trăm năm trở lại đây Điều này có thể hiểu là do hành trang văn hoá mà lưu dân người Việt mang vào Nam Bộ là thói quen sinh hoạt, là phong tục tập quán lâu đời của người Việt trong đó đã hàm chứa khá đậm văn hoá Hoa Nên ngay từ buổi đầu trên vùng đất mới này họ dễ dàng gần gũi, hoà hợp với nhóm người Hoa cũng mới nhập cư hơn là với người Khmer tại chỗ Đối với văn hoá bản địa, lưu dân người Việt chỉ tiếp thu những gì gần gũi, những gì có nét tương đồng dễ tiếp nhận

Trong quá trình tụ cư trên vùng đất này, cư dân đã mang đến đây nhiều lớp văn hoá đa màu, đa sắc và đã tạo nên dấu ấn nhiều sắc thái dân tộc hết sức

Trang 39

đa dạng từ cội nguồn nhưng lại kết cấu trên cơ sở tinh thần bao dung, hoà hợp, đồng nguyên Sự giao lưu văn hoá tất yếu dẫn đến hiện tượng giao thoa của các tín điều về con người trong trời đất bao la trên vùng đất mới Do đó, trong đời sống tâm linh của lưu dân từng bước hình thành bên cạnh niềm tin, thần linh chính thống được họ mang theo từ quê cũ, những tín điều mới có pha trộn ít nhiều tín ngưỡng dân tộc bản địa Sự giao tiếp tín ngưỡng, hay quá trình sàng lọc qua tâm thức, qua nếp sinh hoạt của lưu dân dưới sự tác động của hoàn cảnh kinh tế – xã hội của Nam Bộ lúc bấy giờ đã từng bước hình thành hệ thống tín điều mang nét riêng của vùng Nam Bộ – Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, Ngũ chi hợp nhất

Trên vùng đất mới, đồng rộng mênh mông, ít khi bị rừng núi che chắn tầm nhìn, sông to quanh năm nước chảy lửng lờ đầy tôm cá, không ồ ạt rồi khô kiệt như ở quê cũ… từng bước trong lưu dân đã hình thành tâm thức, cảm quan mới

Khi Thực dân Pháp chiếm Nam Bộ, với chính sách mộ phu tàn bạo, biết bao dân phu đã bỏ mạng vì điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, vì bệnh hoạn, vì khí hậu, vì thú dữ… vùng An Giang vẫn là nơi hoang vắng Giữa đồng không mông quạnh dãy Thất Sơn đột ngột nổi lên giữa chân trời phía Tây như một cảnh quan kỳ bí, con người thuở ấy làm sao tránh được cảm giác nhỏ bé, bơ vơ lạc lõng, bất lực giữa áp bức của cuộc đời ở vùng đất đầy bất trắc nầy, mà sức người không sao vượt nổi Một chổ dựa tinh thần, một nguồn an ủi tâm linh với ước mong cuộc sống bình yên là nhu cầu cấp thiết đối với họ

Khi đặt chân đến vùng đất Nam Bộ dù thiên nhiên ở đây trù phú, ít khắc nghiệt hơn quê cũ, nhưng trong buổi đầu khai mở vẫn là vùng rừng bụi hoang vắng, đầy ma thiêng nước độc, lam sơn, chướng khí luôn doạ dẫm kẻ phương xa đặt bước đến đây… Thỉnh thoảng, đó đây, lưu dân phát hiện những Đền miếu, Tháp cổ hoang tàn đổ nát… lẫn khuất trong rừng rậm càng làm cho họ luôn cảm

Trang 40

thấy có áp lực vô hình, niềm tin về mỗi vuông rừng, mỗi cuộc đất, mỗi khúc sông… đều có tiền chủ được củng cố thêm lên Để được bình yên trong cuộc sống mới nơi xứ lạ, để được an toàn khi vào rừng săn bắn hoặc ra sông chài lưới bắt tôm cá… lưu dân tin có một vị Thần nào đó phù hộ và phải cầu cúng để gởi gấm niềm tin Hoặc giả lúc ốm đau, bệnh tật, việc cầu cơ hỏi Tiên toa thuốc chữa bệnh là việc làm khá phổ biến đối với cư dân ở đây Họ tin rằng, qua cầu cơ, sẽ được Tiên, Thánh, Trời, Phật mách bảo.

Hoàn cảnh tự nhiên, xã hội và hoạt động thực tiễn, lịch sử của các cộng đồng người đã làm nên nội dung và bản sắc văn hoá vùng đất mới, vùng đất thiêng nầy, dù có cái chung của nền văn hoá dân tộc, nhưng nó khác vùng văn hoá Bắc Bộ, Trung Bộ Bản sắc đó, thể hiện trong đời sống, trong giao tiếp, trong tư tưởng tình cảm Tất cả những giá trị văn hoá tạo thành các phẩm chất nhân văn, tính cách của người Nam Bộ Nói như Huỳnh Lứa: “Môi trường thiên nhiên Nam Bộ với những đặc điểm riêng biệt của nó, cũng đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần cũng như trong việc hình thành tính cách con người sống ở đây” [101, 44]

Nét nổi trội trong tính cách của cư dân Nam Bộ là sự giản dị, cởi mở, hoà hiệp, phóng khoáng tự do, nghĩa khí, chuộng công bằng và một tinh thần tương thân tương ái Đồng thời trong tính cách ấy cũng bộc lộ những mặt yếu kém, đó là sự nhẹ dạ cả tin, thích phiêu lưu mạo hiểm, bốc đồng manh động, tư duy lý luận kém nhưng tâm thức tôn giáo rất mạnh mẽ Tính cách ấy không phải bỗng nhiên một lúc có được, mà phải qua bao nhiêu thế kỷ hun đúc, hình thành từng bước trong suốt quá trình lập nghiệp trên vùng đất mới Tính cách cư dân Nam Bộ là cơ sở hình thành những lễ nghi của Đạo Cao Đài

Không giống bất kỳ nơi nào, Nam Bộ có quá nhiều rừng rú, bưng biền, đường bộ ít, sông ngòi chằng chịt Làng ấp của dân cư không tập trung như ở

Ngày đăng: 26/02/2016, 16:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan An (1981), “Một số vấn đề kinh tế xã hội của vùng nông thôn Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Vấn đề dân tộc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề kinh tế xã hội của vùng nông thôn Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long”
Tác giả: Phan An
Năm: 1981
2. Phan An, Nguyễn Xuân Nghĩa (1981), “Dân tộc Khmer”, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam), Nxb. KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Khmer”, "Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam)
Tác giả: Phan An, Nguyễn Xuân Nghĩa
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1981
3. Toan Ánh (1995), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Tháp
Năm: 1995
4. Ph. Ănghen (1971), Chống Đuyrinh, Nxb. Sự thật. H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống Đuyrinh
Tác giả: Ph. Ănghen
Nhà XB: Nxb. Sự thật. H
Năm: 1971
5. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2002), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
10. Ban Tốc ký Tòa Thánh (1995), Con đường thiêng liêng hằng sống, Đường sáng, Hoa Kỳ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường thiêng liêng hằng sống
Tác giả: Ban Tốc ký Tòa Thánh
Năm: 1995
11. Đỗ Thanh Bình (1995), Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, H.Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945
Tác giả: Đỗ Thanh Bình
Năm: 1995
12. Nguyễn Công Bình, Mạc Đường (chủ biên) (1995), “Làng xã Đồng Bằng Sông Cửu Long: tính cách “mở” và xu hướng phát triển”, Làng xã châu Á và ở Việt Nam, Nxb Tp.HCM, tr 75 – 81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng xã Đồng Bằng Sông Cửu Long: tính cách “mở” và xu hướng phát triển”, "Làng xã châu Á và ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Công Bình, Mạc Đường (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Tp.HCM
Năm: 1995
13. S. Blagov (1991), Đạo Cao Đài ở Việt Nam, Bản tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ, phân viện dân tộc học Michicô Mắclai, Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, bản dịch của Hoàng Thị Thảo, Ban Tôn Giáo chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Cao Đài ở Việt Nam
Tác giả: S. Blagov
Năm: 1991
14. B.C. Burianốp (1987), Thế giới quan khoa học, Nxb. Văn hoá chính trị, Moscow, Bản tiếng Nga Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới quan khoa học
Tác giả: B.C. Burianốp
Nhà XB: Nxb. Văn hoá chính trị
Năm: 1987
15. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh (1950), Đại Thừa Chơn Giáo, Trước tác tàng thơ Thủ Thiêm, Gia Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Thừa Chơn Giáo
Tác giả: Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh
Năm: 1950
16. G. Condominas (2003), “Tôn giáo Việt Nam”, Nghiên cứu tôn giáo (2), tr 31 – 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo Việt Nam”, "Nghiên cứu tôn giáo
Tác giả: G. Condominas
Năm: 2003
18. Cơ quan phổ thông giáo lý Đại Đạo (2006), Yếu điểm giáo lý Đại Đạo, Nxb. Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu điểm giáo lý Đại Đạo
Tác giả: Cơ quan phổ thông giáo lý Đại Đạo
Nhà XB: Nxb. Tôn giáo
Năm: 2006
19. Cơ quan phổ thông giáo lý Đại Đạo (2006), Đại Đạo khai minh, Nxb. Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đại Đạo khai minh
Tác giả: Cơ quan phổ thông giáo lý Đại Đạo
Nhà XB: Nxb. Tôn giáo
Năm: 2006
20. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc (2005), Tôn giáo – Tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Nxb. Phương Đô 21. Cao Văn Chánh (1926), Đạo Cao Đài, Tân Thế Kỷ, tr 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo – Tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long", Nxb. Phương Đô 21. Cao Văn Chánh (1926"), Đạo Cao Đài
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc (2005), Tôn giáo – Tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Nxb. Phương Đô 21. Cao Văn Chánh
Nhà XB: Nxb. Phương Đô 21. Cao Văn Chánh (1926")
Năm: 1926
22. Hoàng Châu (1930), Trả lời Cao Đài Đàm, Tòa Thánh Tây Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trả lời Cao Đài Đàm
Tác giả: Hoàng Châu
Năm: 1930
23. Liêm Châu (1994), Thất sơn truyền kỳ, Hội văn nghệ Châu Đốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thất sơn truyền kỳ
Tác giả: Liêm Châu
Năm: 1994
24. Liêm Châu (1997), Mười đỉnh núi thiêng liêng, Văn nghệ Châu Đốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười đỉnh núi thiêng liêng
Tác giả: Liêm Châu
Năm: 1997
25. Phan Kỳ Chưởng (1973), Đạo Cao Đài và chính trị, Luận văn tốt nghiệp, Học viện chính trị quốc gia hành chánh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Cao Đài và chính trị
Tác giả: Phan Kỳ Chưởng
Năm: 1973
26. Trần Thanh Danh (1926), Cao Đài xuất thế, Tòa Thánh Tây Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao Đài xuất thế
Tác giả: Trần Thanh Danh
Năm: 1926

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w