1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

OSLO OPERA HOUSE - Nhà hát ca vũ kịch thành phố OSLO

68 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 29,24 MB

Nội dung

OSLO OPERA HOUSE - Nhà hát ca vũ kịch thành phố OSLO

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC

VI. PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN KHÁN PHÒNG - SÂN KHẤU

1. Phân khu chức năng của Nhà hát Opera Oslo

2. Giao thông trong công trình

Trang 3

I - GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NHÀ HÁT OPERA OSLO:

Oslo Opera House (Na Uy: Operahuset) là nhà hát quốc gia của Na Uy, trụ sở của tổ chức The Norwegian National Opera and Ballet

Nhà hát Opera Oslo được coi là một trong những công trình thiết kế độc đáo nhất tại NaUy Hình thành từ ý tưởng tảng băng trôi, nhà hát này thu hút rất nhiều du khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới tới đây mỗi năm Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các buổi biểu diễn opera, ballet, âm nhạc, khiêu vũ , giao hưởng … Ước tính, tại đây mỗi năm sẽ diễn ra 300 show diễn với 250 000 khách mời Nhân lực dự kiến là 600 người thuộc 50 chuyên ngành khác nhau.

Nhà hát vũ kịch balê Norwegian của Snøhetta là tòa nhà văn hóa lớn nhất được xây dựng ở Na Uy, đã giành giải thưởng của liên minh Châu Âu dành cho kiến trúc hiện đại - Giải thưởng Mies van der Rohe 2009

Mô hình phương Cảnh quan vịnh Oslo Công trình đứng biệt lập và là điểm nhấn của cả thành phố

Trang 4

Kiến trúc sư: CTY thiết kế Snohetta

Địa điểm: Bjørvika, Oslo, Norway

Khách hàng: Ministry of Church an Cultural Affairs

Phụ trách mảng kết cấu: Reinertsen Engineering ANS

Phụ trách hệ thống điện : Ingeniør Per Rasmussen AS

Quy hoạch nhà hát: Theatre Project Consultants

Phụ trách âm học: Brekke Strand Akustikk, Arup Acoustic

Các nghệ sĩ, nghệ nhân cùng tham gia thiết kế: Kristian Blystad, Kalle Grude, Jorunn Sannes, Astrid Løvaas og Kirsten Wagle

Được điều hành bởi: Statsbygg, các cơ quan chính phủ trong đó quản lý tài sản cho chính phủ Na Uy Năm 1998, quốc hội Nauy đã chỉ định Statsbygg là chủ đầu tư của dự án xây dựng Nhà hát Opera, cơ quan này có trách nhiệm lập & quản lý dự án này Do vậy mà họ trở thành đầu mối làm việc, liên kết, phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn, đảm bảo về mặt chất lượng công việc của các bên cố vấn, các nhà thầu & nhà cung cấp

Ảnh trong bài chụp bởi các tác giả: Snohetta, Nina Reistad, Statsbygg, Erik Berg & Nicolas Buisson

Trang 5

II - VỊ TRÍ - MẶT BẰNG TỔNG THỂ - CẢNH QUAN:

1 - Vị trí khu đất:

Trên bản đồ là vị trí, các

công trình lân cận (nằm ở vòng

tròn trong cùng), theo ý đồ thiết

kế đây là một cụm sinh hoạt văn

hóa – nghệ thuật, vui chơi giải trí;

vòng tròn lớn bên ngoài là trung

tâm thành phố, dấu chấm đen là

vị trí nhà hát opera cũ

Không ảnh khu đất (Hướng Bắc hướng lên trên)

Để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như diện tích xây dựng cần thiết, công trình này sẽ được đặt khá biệt lập so với các tòa nhà ở khu

Trang 6

2 – Giao thông tiếp cận:

+ Tiếp cận từ phía bờ sông,+ Tiếp cận bằng đường bộ bằng các trục đường lớn,+ Tương lai có thể tiếp cận bằng đường ngầm

Sơ đồ giaothông hoàn chỉnh dự kiến trong tương lai

Nhà hát này là viên gạch đầu tiên trong dự án quy hoạch lại thành phố Trong năm 2010, tất cả các hoạt động giao thông qua đây đều được đưa xuống hầm ngầm, trừ dịch vụ du lịch trên sông

Trang 7

Nhà hát được xây dựng tại vị trí một vịnh

biển với mục đích tạo sự kêt nối giữa thành phố và

biển

Toàn bộ nhà hát được ngăn đôi bằng 1 hành

lang chạy theo hướng Bắc–Nam

MẶT BẰNG TỔNG THỂ

3 – Mặt bằng tổng thể:

Trang 8

Khu phía Đông của công trình:

Một hệ thống ròng rọc chạy 2 chiều từ phía đông sang phía tây, giúp vận chuyển phông màn & đạo cụ từ xưởng sang khu vực biểu diễn Mạn phía Bắc của khu vực này là các xưởng trang trí phông màn, nơi các thợ mộc, thợ cơ khí, họa

sĩ & người trang trí sẽ làm việc.Mạn phía Nam là các phòng đạo cụ, phụ trang cho ca sĩ và nghệ sĩ múa Phòng thay đồ và phòng của ban điều hành cũng nằm tại đây

Khu phía Tây của công trình:

Có 2 lối để đi ra phòng giải lao và khu vực giải trí công cộng, đó là đi qua mái hoa cương hoặc đi từ lối vào ở mặt phía Bắc công trình Từ phòng giải lao nhìn ra phía nam là vịnh & đảo Hovedøya Về phía bắc & phía Tây là toàn cảnh thành phố, thính phòng nằm ở phía đông

Phía Nam phòng giải lao có 1 cửa hàng bia, phía Bắc có 1 nhà hàng và vài quán bar nhỏ, những nơi này hoạt động độc lập so với các hoạt động biểu diễn Các dịch vụ công cộng khác như khu cho các hoạt động giáo dục, phòng giữ đồ, phòng vệ sinh, quầy thông tin, bánvé … được bố trí quanh phòng giải lao

Trang 9

III - NGOẠI THẤT VÀ NỘI THẤT CÔNG TRÌNH:

1 - Ý tưởng:

Sơ phác ý tưởng thiết kế ban đầu:

Ý TƯỞNG CƠ BẢN ỦA THIẾT KẾ ĐƯỢC MÔ TẢ NHƯ SAU:

Trang 10

Nhà hát Opera Oslo được coi là một trong những công trình thiết kế độc đáo nhất tại Na Uy Hình thành từ ý tưởng tảng băng trôi, nhà hát này thu hút rất nhiều du khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới tới đây mỗi năm.

Trang 11

2 - Kiến trúc ngoại thất:

Trang 12

Quá trình cộng tác giữa các nghệ sĩ

Với Snøhetta, sự cộng tác chặt chẽ với các nghệ sĩ chính là phần quan trọng nhất của dự án này Ngay từ giai đoạn ban đầu của dự án, các nghệ sĩ đã được mời đến làm cộng tác viên Sau những buổi thảo luận mở từ cả 2 phía về các hạng mục quan trong của công trình, họ đã đưa ra ý tưởng chung là nhà hát này sẽ có mái phủ đá hóa cương, các bức tường bao bên ngoài sẽ được phủ Aluminium Cùng với sự cộng tác của 2 nghệ sĩ Kristian Blystad, Kalle Grude og Jorunn Sannes, họ đã thống nhất được thiết kế của phần mái cách âm Ý tưởng về các chi tiết phủ kim loại của công trình cũng được đưa ra bởi nghệ sĩ Astrid Løvaas og Kirsten Wagle

Trang 13

MÁI CÔNG TRÌNH: đặc điểm nổi bật của thiết kế kiến trúc

Mái – Khu vực viền đỏ là nơi khách tham quan có thể đi lại và ngồi để ngắm cảnh, xem hoạt động du lịch thuyền trên vịnh hay xem biểu diễn ngoài trời

Mái còn được gọi là The

Carpet-là một quảng trường

tạo thành từ 36.000 tấm đá

cẩm thạch La Facciata thậm

chí còn là sân trượt tuyết

không chính thức vào mùa

đông

Trang 14

SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI:

Sân khấu ngoài trời đảm bảo tốt tầm nhìn Việc tạo hình mái công trình không chỉ đẹp mà phục vụ rất tốt về mặt công năng

Toàn bộ mái của công trình sẽ trở thành khu vực vui chơi công cộng của thành phố và vịnh Fio, nhằm mục đích kết nối thành phố với dòng sông

Phần mái của công trình được thiết kế dốc dần dần còn nhằm mục đích rất quan trọng là làm sân khấu ngoài trời, độ dốc này đảm bảo tiện nghi cho người nhìn

Trang 15

Tuyết phủ lên nhà hát và biển đóng băng vào mùa đông Cả công trình không khác gì một tảng băng trôi thực sự.

Các góc nhỏ của phần mái công trình là không gian vui chơi cho trẻ em

Trang 16

3 - Kiến trúc nội thất:

Trang 17

4 - Vật liệu:

Lựa chọn vật liệu

Mỗi loại vật liệu được lựa chọn đều dựa trên các đặc tính riêng của chúng như : sức nặng, màu sắc, độ mịn & nhiệt độ Công trình này sử dụng rất nhiều loại vật liệu phong phú 3 loại vật liệu chính được sử dụng ở đây là: đá trắng dùng để lợp nên ” tấm thảm”, gỗ dùng cho ” Bức tường sóng” và kim loại Ngoài ra kính cũng được sử dụng nhiều nhằm tạo ra những hiệu ứng về thị giác

Nhôm được chọn chủ yếu là do tính thẩm mỹ của nó, tuổi thọ và tính

mềm dẻo cũng như khả năng tạo hình

Đá hoa cương làm mái công trình.

Những đường vân dọc, ngang hay độ

nhám phong phú, vừa để trang trí, vừa

giúp không trơn trượt, dễ dàng đi lại

trên mái

Trang 19

Tác dụng của đá trắng làm cho công trình trông giống những tảng băng, phù hợp với ý đồ thiếtkế ban đầu của KTS Đặc biệt vào mùa đông, khi có tuyết rơi, lúc đó ranh giới giữa công trình và tự nhiên gần như không có sự tách biệt.

Sự kết hợp hài hòa giữa các vật liệu

đá, gỗ, kim loại, kính,… làm cho công

trình trở nên nổi bật tại bờ vịnh xinh đẹp

Đặc biệt việc sử dụng kính với diện

tích lớn tạo ra tầm nhìn thoải mái ra phía

vịnh

Ẩn hiện sau lớp kính là những “bức tường sóng” bằng gỗ nâu (đây là vật liệu truyền thống được tác giả ứng dụng hiệu quả)

Trang 20

Phần ánh sáng công trình rất được chú trọng thiết kế để

tạo ra hiệu ứng lung linh vào ban đêm cho công trình

Vật liệu kính ốp gần như toàn mặt đứng kết hợp với sắc

vàng của đèn làm cho công trình nổi bật trên nền nước

Vật liệu tấm nhôm được ốp ở khu vực sau sân khấu trờ nên lấp lánh khi có ánh nắng chiều chiếu vào

Trang 21

Chi tiết cấu tạo cho thấy sự liên kết giữa phần khung kính

với phần mái đá dốc phía bên ngoài

Trang 23

CHÚ THÍCH:

1. “Bức tường sóng” bằng gỗ

2. Khán phòng chính

3. Khu phụ sân khấu, kỹ thuật sân khấu, các phòng tập và phòng quản lý

4. Mái – đồng thời là quảng trường – sân khấu ngoài trời

5. Khu vực ăn uống, phục vụ tốt nhu cầu ẩm thực và ngắm cảnh

+ + Shore Thing : Một tác phẩm điêu khắc bằng thép và kính mà dường như trôi nổi trên bề mặt của vịnh hẹp,

Tác phẩm điêu khắc Shore Thing

Trang 25

Không gian trưng bày,

triển lãm được bố trí dọc theo

hai bên khán phòng chính, có

tầm nhìn đẹp ra phía vịnh, hình

thức cong của bức tường hành

lang này tạo ra các chỗ ngồi

hấp dẫn cho khách nghỉ giữa

giờ

Khu tiền sảnh được thiết

kế rất sang trọng với ánh sáng vàng ấm áp

SẢNH CHÍNH

Nhìn từ chỗ tủ gửi mũ áo ra foyer

Trang 26

Các ghế ngồi đợi ở sảnh chính Cầu thang dẫn lên ramp

để vào khán phòng

KHU VỰC ĐÓN TIẾP

Trang 27

“Bức tường sóng” bằng gỗ để trang trí cho sảnh.

Khu ăn uống cho khách được thiết kế riêng một khu vực ngay sảnh đảm bảo phục vụ nhu cầu ngắm cảnh và ẩm thực

Khu vực sảnh ngồi chờ và giải lao

của các tầng lầu khu khán đài có bố

trí quầy ăn uống nhẹ.

KHU ĂN UỐNG – QUẦY RƯỢU: Chủ yếu phục vụ giải khát, ăn nhẹ

Trang 28

NHÀ HÀNG: Phục vụ cả các bữa tiệc hay bữa ăn gia đình hoặc ăn thường

QUẦY RƯỢU

Trang 29

Nội thất khu vệ sinh được ốp đá hoa cương

Khu vệ sinh được thiết

kế ngay sảnh rất khéo léo, sự đầu tư cho khu vệ sinh chứng

tỏ người thiết kế rất quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ

KHU VỆ SINH

Trang 30

Bao che bên ngoài khu vệ sinh là mảng tường với ô hình thoi

kết hợp với ánh sáng xanh rất bắt mắt

Trang 31

LỐI VÀO KHÁN PHÒNG

Ánh sáng giảm cường độ để tạo không gian đệm, không làm loá mắt khán giả

Ánh sáng nhẹ nhàng nhờ

hệ thống đèn ở dưới

Trang 32

V – PHÂN TÍCH MẶT CẮT:

MẶT CẮT DỌC A-A

Trang 33

KHU THIÊN KIỀU

MÁI CÔNG TRÌNH

(có thể đi lại được)

KHU PHỤ SÂN KHẤU

KHU QUẢN LÝ

KHÁN PHÒNG CHÍNH

SƠ ĐỒ TÁCH LỚP

Trang 34

Khu thiên kiều sử dụng kết cấu dàn không gian, khu sân khấu phụ sử sụng kết cấu dàn phẳng.

Sàn sân khấu là hệ thống modun có thể nâng lên hạ xuống một cách linh hoạt

Hố nhạc có hệ thống 3 modun riêng biệt

Sân khấu phụ có độ sâu 11,8 m dành cho những buổi diên opera với quy mô lớn

Phông cảnh được chuẩn bị ở

những sân khấu phụ và sẵn sàng được

đưa vào sân khấu chính qua hệ thống

motor trên mái

Trang 36

VI – PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN KHÁN PHÒNG - SÂN KHẤU

- KHU SAU SÂN KHẤU:

TÍNH LINH HOẠT TRONG THIẾT KẾ MẶT BẰNG

Snøhetta đã dự tính rằng các chức năng của nhà hát ca vũ kịch này phải có khả năng tùy biến cao, vừa đảm bảo chức năng hoạt động hiện tại, vừa có tính linh hoạt để có thể phục vụ cho các mục đích sau này Điều này được thể hiện ở việc thiết kế số lượng các căn phòng, các nhóm phòng có thể thay đổi bằng cách ghép lại với nhau, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng Những thay đổi này sẽ tăng hiệu năng sử dụng của công trình nhưng không ảnh hưởng gì đến kiến trúc tổng quan của nó

1 – Phân khu chức năng của Nhà hát opera Oslo:

PHÂN KHU CHỨC NĂNG NHÀ HÁT

Trang 37

MẶT BẰNG COTE +1.400

MẶT BẰNG COTE +4.500

Trang 38

MẶT BẰNG COTE +7.500

MẶT BẰNG COTE +13.000

Trang 39

2 – Giao thông trong công trình:

SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH GIAO THÔNG MẶT BẰNG HẦM COTE

MẶT BẰNG HẦM COTE -3.300

Trang 40

SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH GIAO THÔNG MẶT BẰNG TẦNG 1 COTE +1.400

Trang 41

SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH GIAO THÔNG MẶT BẰNG TẦNG 2 COTE +4.500

Trang 42

SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH GIAO THÔNG MẶT BẰNG TẦNG 3 COTE +7.500

Trang 43

SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH GIAO THÔNG MẶT BẰNG TẦNG 4 COTE +13.000

Trang 44

3 - Khán phòng chính:

Phòng có hình dạng móng ngựa truyền thống được xây dựng cho opera và ballet, có sức chứa khoảng 1370 khán giả với các

lô, các dãy ghế và ba ban công Khu vực kỹ thuật nằm ở không gian phía trên ban công thứ 3

KHÁN PHÒNG CHÍNH

Khán phòng chình

Trang 45

Hình thức của khán phòng được quyết định bởi nhiều mối liên hệ khác nhau: khoảng cách gần giữa khán giả và người biểu diễn, đường tầm nhìn và trên hết là mang lại khả năng hòa âm tuyệt vời Ý định tạo ra một khán phòng hiện đại dành cho những loại hình nghệ thuật cổ điển được phát triển song song với việc tạo ra một tầm nhìn tuyệt với và âm thanh mộc phải được trang âm ở mức cao nhất.

Sơ đồ phân khu chức năng - giao thông trong khán phòng

Lối đi trong khán phòng được bố trí ở hai bên - không làm mất đi những vị trí nhìn đẹp trong khán phòng

Trang 46

Cửa đi hai lớp cách âm

Lối thoát ngườiGHI CHÚ:

THOÁT HIỂM TRONG KHÁN PHÒNG

Khán phòng có 6 cửa ra vào để có thể thoát người hiệu quả khi có sự cố: 2 lối vào được bố trí ở code tầng hầm, 4 lối còn lại được

Trang 47

Ở mỗi bên của sân khấu chính là các tháp di động cho phép điều chỉnh chiều rộng phần trước của sân khấu cho ballet hay opera mà không làm hỏng việc trang âm của khán phòng Âm vang được hấp thu bởi các tấm màn buông dọc theo tường của cánh

gà và có nhiều phòng điều khiển âm thanh ánh sáng đặt phía sau khán phòng

THIẾT KẾ TRANG ÂM TRONG KHÁN PHÒNG CHÍNH:

4 – Thiết kế trang âm trong khán phòng:

Trang 48

Thời gian phản âm dài sẽ mang tới một căn phòng rất nhiều tiếng ồn Trong trường hợp này, độ lớn của âm thanh sẽ được tăng lên bởi trần phản âm treo phía trên những bức tường , tạo thành hình chữ T trong khán phòng

Mặt bên hông của ban công sẽ phản xạ âm thanh xuống khán giả phía dưới trong khi hai bên cánh gà sẽ tán xạ âm thanh theo nhiều hướng tránh tình trạng bị chồng âm

Trang 49

Phần trần phản âm hình oval sẽ vừa đóng vai trò hoàn thiện thẩm mỹ, vừa khuếch tán âm thanh theo một cách rất đặc biệt Quy cách này cũng tương tự như mặt trước của phần ban công Phần tường phía sau mỗi tầng sẽ được thiết kế với nhiều tấm panel dạng lồi

để tránh tình trạng âm bị tập trung vào một điểm mà sẽ được lan truyền khắp trong phòng

Những gợn sóng bằng gỗ ở mặt trước ban công sẽ

tạo ra nhiều bước sóng khác nhau, phản âm thích hợp cho

nhiều bước sóng Tất cả các bề mặt đều là vật liệu thô

mộc để tránh sự rung động vì âm thanh Mặt dựng của

ban công dày 50mm trong khi các tấm phản âm ở tường

làm bằng MDF và được dán gỗ sồi Phần trần cong và

mặt trước cong của ban công là loại vật liệu hai lớp được

làm bằng gỗ sồi nguyên chất, dán với nhau bằng keo,

được xử lý amonia và được sắp xếp theo một mô hình 3d

trên máy tính trước khi được sơn dầu và đánh bóng Màu

tối của gỗ sẽ thích hợp cho không gian nhạc kịch, gỗi sồi

tạo ra cảm giác sang trọng, ấm áp cho không gian

Trang 50

Mặt cắt trích đoạn khu khán phòng

Phần ghế ngồi khán giả được thiết kế để hấp thụ âm càng ít càng

tốt Vật liệu làm ghế là thanh gỗ màu tối và được phủ vải màu đỏ cam

Màn hình thể hiện chữ sẽ được tích hợp ở mặt sau của ghế để

khán giả có thể chọn đọc vở kịch theo nhiều ngôn ngữ khác nhau

Trang 52

Hố nhạc - Một số hình phối cảnh hố nhạc

Trang 53

Bức màn sân khấu cũng là một yếu tố quan trọng

trong khán phòng Cùng với đèn chùm và ghế vải, nó là

sự tương phản với vật liệu gỗ được ốp trong khán phòng

Được thực hiện bởi nghệ sĩ người Hoa Kỳ Pae

White Pae White đã sử dụng hình ảnh kỹ thuật số để điều

khiển sự phản chiếu các màu sắc trong khán phòng, nhờ

các lá nhôm (aluminium foil)

BỨC MÀN SÂN KHẤU (The stage curtain)

Ngày đăng: 26/02/2016, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w