1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌnh hình thực hiện chi trả các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, TNL đ – BNN cho các đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn hà nội và một số kiến nghị

177 418 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 6,12 MB

Nội dung

Trang 1

BAO HIEM XA HOI VIET NAM

DE TAI

NGHIEN CUU KHOA HOC

TINH HINH THUG HIEN CHI TRA CAC CHE BO TRO Cfip 6M DAU, THAI SAN, TNLD - BNN CH0 CÁC

BOI TUONG THAM GIA BHXH TREN BIA BAN HÀ NỘI WÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: CHU VAN TUY

HÀ NỘI - 1998 NÓ 3ó, |

Trang 2

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

DE TAI KHOA HOC

TINH HINH THUC HIEN CHI TRA CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM

DAU, THAISAN, TNLD-BNN CHO CAC DOI TUONG THAM GIA BHXH TREN DIA BAN HA NOI VA MOT SO KIEN NGHI

Ban chủ nhiệm dé tai:

1- Chúnhiệm đểtàt 'œ Van Tuy - Cử nhân kính tế - Giám đốc BHXH TP Hà nội 2 - Thưhý để tài — thăng Ïjoc Sôn - Cử nhân hình tế - Chuyên uiên BHXH TP Hà nội Các Công tác uiên: 1 - Trịnh Thị Hoa- PTS - Phó trưởng phòng Quản lý khoa học BHXH Việt nam

2 - Võ Thị Phúc - Cử nhân Luật - Phó Giám đốc BHXH TP Hà nội

3- Huỳnh Thị Mai Phương - Cử nhân tài chính - Trưởng phòng Kế hoạch tài

vụ BHXH TP Hà nội

Trang 3

BẢO HIỂM XÃ HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIÊT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Số: 5 5 /QD-BHXH-TTKH Ha Noi, ngay pf thang 02Lndm 1999 ;

QUYẾT ĐỊNH

3, aR ⁄# aw ~ ^ ^

CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIẾM XÃ HỘI VIỆT NAM

V/v thành lập Hội đồng nghiệm thu dé tài khoa học năm 1998

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

- Căn cứ Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ về việc thành lập

Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

- Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính

phủ;

- Căn cứ Quyết định số 1147/QĐ-KH ngày 01/6/1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa

học, Công nghệ và Môi trường về việc công nhận Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đầu mối KHCN;

- Căn cứ Quyết định số 822/BHXH-TTKH ngày 13 tháng 3 năm 1998 của

Tổng Giám đốc BHXH VN về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học năm 1998;

- Căn cứ Quy chế tạm thời về tổ chức và nguyên tắc làm việc của Hội đồng

nghiệm thu để tài khoa học ban hành kèm theo Quyết định số 835/BHXH- TTKH ngày 14 tháng 5 năm 1997 của Tổng Giám đốc BHXH VN;

- Theo để nghị của Giám đốc Trung tâm Thông tin-Khoa học và Thường trực Hội đồng khoa học BHXH VN;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 Thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học để đánh giá kết quả

nghiên cứu đề tài: Tình hình chỉ trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn

lao động - bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn Hà Nội và một số kiến nghị do Cử nhân Chu Văn Tuỳ làm chủ nhiệm

đề tài

Điều 2 Chỉ định và mời các thành viên sau đây vào Hội đồng nghiệm thu để

Trang 4

1 D/c Nguyễn Huy Ban, PTS, Tổng Giám đốc BHXH VN, Chủ tịch Hội đồng; 2 Đ/c Bùi Văn Hồng, PTS, Phó Giám đốc Trung tâm TT - KH BHXH VN, Nhận xét 1; 3 Đ/c Phạm Kiên Cường, PTS, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Bộ LĐ- TB&XH, Nhận xét 2; 4 Đc Hà Văn Chi, Phó Ban quản lý Chế độ chính sách, BHXH VN, Uỷ viên;

D/c Doan Bách, Phó Ban quản lý ch: BHXH VN, Uỷ viên;

Đ/c Dương Xuân Triệu, PTS, Phó Ban quản lý Thu, BHXH VN, Uỷ viên

7 Đ/c Trần Xuân Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm TT - KH, BHXH

VN, Uỷ viên Thư ký Hội đồng

nu

Điều 3 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Giám đốc Trung

Trang 5

NHAN XET DE TAI KHOA HOC

Dé tai: TINH HINH THUC HIỆN CHI TRA CAC CHE D TRO CAP OM DAU, THAI SAN, TNLD - BNN CHO CAC DOI TƯỢNG THAM GIA BHXH TREN DIA BAN HA NOI VA MOT

8Ố KIẾN NGHI

Chủ nhiệm đề tài: Zhu Văn T2?

Giám đốc BHXH thành phố Hà, Nội

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Từ 1/10/1995 toàn hệ thống BHXH Việt Nam chính thức đi vào hoạt

động Các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN được chuyển từ hệ thống

Liên đoàn Lao động Việt Nam sang hệ thống BHXH Việt Nam và cơ chế quản lý chỉ cho các chế độ này cũng được thay đổi Đó là từ cơ chế khoán chi sang cơ chế thực chi thực thanh, nhưng vẫn do chủ sử dụng lao động trực tiếp chỉ trả cho người lao động, sau đó BHXH thanh quyết toán theo số thực

chỉ đó Cơ chế mới đã khắc phục tính bao cấp đồng đều, thực hiện chỉ trả

đúngđối tượng được hưởng Nhưng sau hơn 3 năm thực hiện cơ chế hiện hành cũng đang bộc lộ ra những hạn chế Đó là thanh toán còn chậm, thủ tục thanh toán còn rườm rà, gây khó khăn cho người được hưởng, đặc biệt đối với các nông, lâm trường, vùng núi cao, hải đảo xa bệnh viện

Trong tình hình đó, một số ý kiến đã để nghị cần phải cải tiến chế độ chỉ trả các chế độ này Nhưng muốn cải tiến phải có cơ sở bóc tách các khoản chỉ của từng chế độ Công việc đó trong 3 năm qua, BHXH Việt Nam chưa thực

hiện được Vì vậy việc nghiên cứu để tài: “Tình hình thực hiện chỉ trả các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN cho các đối tượng tham gia

BHXH trên địa bàn Hà Nội và một số kiến nghị” do cơ quan BHXH Hà Nội

thực hiện là vấn đề hết sức cần thiết Thông qua đề tài này có thể bóc tách

từng khoản chỉ của từng chế độ, làm tài liệu tham khảo cho công việc

nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế chỉ trả các chế độ ốm đau, thai sản,

TNLĐ - BNN và làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu luật BHXH

3L Về nội dung của đề tài:

Đề tài gồm 66 trang (không kể phần phụ lục và các chuyên đề tham

luận), được bố trí thành 3 chương lớn và các phần nhỏ trong từng chương là hợp lý, mang tính logic của một công trình khoa học Tuy nhiên nội dung của các chương còn chưa cân đối: chương I gồm 18 trang, chương II: 37

trang, chương III chỉ có 10 trang

Trang 6

của Chương này là tập thể tác giả đã phản ánh được thực trạng chỉ trả từng chế độ: ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN trên địa bàn Hà Nội trước khi thực hién ND 12/CP Đặc biệt đề tài đã bóc tách được chỉ tiết khoản chỉ ốm đau:

bản thân người lao động bị ốm, nghỉ con ốm, nghỉ kế hoạch hoá gia đình

(trang 14- 15) Các số liệu này là tài liệu lịch sử giá trị, có thể sử dụng trong công tác nghiên cứu

Tuy nhiên nếu ở chương I tác giả lược bớt các nội dung về tình hình chỉ trả 3 chế độ trên phạm vi cả nước, chỉ tập trung phân tích các số liệu trên địa bàn Hà Nội và ghi rõ nguồn gốc của số liệu thì thành công của chương I còn được đánh giá:cao hơn, các thông tin, số liệu cũng có sức thuyết phục

người đọc hơn

Chương II: dé tài tập trung phân tích tình hình thực hiện 3 chế độ trợ

cấp BHXH tại Hà Nội sau khi thành lập BHXH Việt Nam Đây là một

chương có nội dung rất phong phú Ngoài các số liệu phản ánh thực trạng

các đối tượng tham gia đóng và hưởng BHXH, đề tài tập trung phân tích thực trạng số liệu điều tra tại 88 đơn vị, trong đó có:

22 đơn vị hành chính sự nghiệp TW

22 đơn vị hành chính sự nghiệp địa phương 22 đơn vị doanh nghiệp TW

22 đơn vị doanh nghiệp địa phương

Các tiêu thức chính được điều tra bao gồm:

- _ Tổng số lao động của đơn vị, trong đó có lao động nữ

- _ Số người nghỉ, số ngày nghỉ, số tiên chỉ trả của các đối tượng: bản

thân ốm, con ốm mẹ nghỉ, kế hoạch hoá gia đình, nghỉ thai sản,

nghỉ TNLĐ - BNN

Từ các tiêu thức điều tra đó, dé tai da tổng hợp, phân tích thành các số

liệu:

- - Số ngày nghỉ bình quân từng chế độ của ! lao động

- Tổng tiên chỉ trả cho các đối tượng của 4 nhóm điều tra và của `

-_ tổng số 88 đơn vị

Trang 7

Sau phần phân tích thực trạng chỉ trả của từng chế độ, đề tài đều có

phần đánh giá và rút ra kết luận, phân tích nguyên nhân tăng giảm chỉ trả các chế độ ở từng khu vực

Ví đụ: qua khảo sát, đề tài đã rút ra kết luận số người nghỉ hưởng chế

độ ốm đau, thai sản ở khu vực hành chính (kể cả 22 đơn vị ở trung ương và

22 đơn vị đơn vị ở địa phương) rất ít, nên tỷ lệ chỉ trả trợ cấp rất thấp,

khoảng 0,6% - 0,8% so với quỹ lương Có đơn vị như UBND quận Hai Bà

Trưng cá năm 1997 không có người nào nghỉ ốm Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ chỉ ở khu vực hành chính thấp, trong đó có nguyên nhân người

lao động có nghỉ ốm nhưng cơ quan vẫn trả nguyên lương, không hưởng quỹ

BHXH theo tỷ lệ 75%

Còn khu vực sản xuất doanh nghiệp tỷ lệ chi trả các chế độ này lại cao Có đơn vị lên tới 7 — 8% (giày Hà Nội) Những nhận xét nầy CÓ CƠ SỞ thực tế, phản ánh đúng thực trạng của các đơn vị

Chương III: Đề tài tập trung nêu lên một số khuyến nghị và giải pháp

để tổ chức thực hiện công tác chỉ trả các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ -

BNN trên địa bàn Hà Nội và Việt Nam

Các đề xuất của chương này như sau:

- Có mức chỉ giới hạn cho chế độ ốm đau

- Hình thành “Quỹ khuyến khích năng lực làm việc” Quỹ này được

hình thành từ việc tiết kiệm chỉ trả của các đơn vị có % chỉ trả thấp hơn mức

quy định và được dùng để thưởng 1 phần cho những tập thể, cá nhân có số

ngày nghỉ ốm ít trong năm

Hai kiến nghị này nhằm khuyến khích các đơn vị có % chỉ trả (hấp

dưới mức quy định Còn cơ chế chỉ trả vẫn theo thực chỉ, thực thanh liệu có

giải quyết được những vấn để tôn tại hiện nay ở các đơn vị đặc thù, vùng

sâu, vùng xa hay không?

- Đối với chế độ TNLĐ - BNN thì biện pháp quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân dẫn đến TNLĐ và BNN để từ đó có biện pháp phòng ngừa rủi

ro ì

Cùng với 3 kiến nghị trên, để tài cũng đã kiến nghị một loạt các biện

pháp nhằm tăng cường quản lý công tác chỉ trả như:

- Quan lý quỹ BHXH

-_ Công tác tổ chức cán bộ

Trang 8

-mez

- Céng tac thong tin tuyén truyén - _ Vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật - _ Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế

Tuy nhiên để tài cũng còn một số hạn chế, nếu cẩn thận hơn thì sự

hấp dẫn của đẻ tài còn được tăng lên:

Cách đánh số thứ tự của các nội dung trong từng chương chưa thật

khoa học Ở Chương II không có phần I lại có phân II

Một số nội dung đi quá xa với yêu cầu của đề tài, như nội dung đưa chế độ dưỡng sức vào chính sách BHXH ở nước ta Nội dung này là một vấn

đề rất lớn mà chỉ nêu ngắn gọn ở 2 trang đề tài vừa làm loãng các nội dung

chính của để tài vừa không có sức thuyết phục vì không phân tích đủ các

luận cứ

Trang 9

NHAN XET PHAN BIEN

NGHIEM THU BE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tình hình thực hiện chỉ trẻ các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động

bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

` trên địa bàn Hà nội và một số kiến nghị

Người nhận xét : PTS Phạm Kiên Cường Phó vụ trưởng - Bộ Lao động - Thương bình và xế bội Sau khi nghiên cứu báo cáo tổng hợp đề tài ““ Tình hình thực hiện chỉ trả các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cho các đối

tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Hà nội và một số kiến nghị” được

trình bày thành 66 trang, 1l biểu bảng và phần phụ lục Xin nêu những nhận xét sau:

I/ VỀ SƯ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CUA VAN DE NGHIÊN CỨU

Sự nghiệp Bảo hiểm xã hội ở nước ta đã trải qua 40 năm, trong 40 năm

đó, sự nghiệp Bảo hiểm xã hội ở nước ta không ngừng phát triển và ngày một hoàn

thiện Nợ thật sự đóng giữ vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thực hiện mục đích chủ yếu là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động đang tham gia hoạt động trong thị trương lao động cũng như khi đế hết tuổi lao động nghỉ hưu, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của họ khi bị ốm đau, thai sản hay bị những rủi ro trong lao động và tuổi già Nó thể hiện xu thế và tính tất yếu tiến bộ của nền sản xuất xã hội , thể hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong chiến lược phát triển đất nước

Để phát huy tối đa vai trò của sự nghiệp Bảo hiểm xã hội , đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống chính sách của Bảo hiểm xã hội mà trước hết là việc tổ chức chi trả các chế độ của Bảo hiểm xã hội như ốm đau, thai sẵn, TNLĐ-BNN để không

những vừa đảm bảo quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm xã hội mà còn kích

thích đông đảo lực lượng lao động đang hoạt động ở các lĩnh vực, các thành phần,

các khu vực kinh tế khác tự nguyện tham gia Bảo hiểm xã hội Muốn vậy việc nghiên cứu tổng kết tình hình thực hiện chỉ trả các chế độ trợ cấp với các nội dung

mà đề tài xác định là hết sức cần thiết khách quan

II/ VỀ Ý NGHĨA KHOA HOG VA THUG TIEN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CÚU

Trang 10

2

Những quan điểm, tư tưởng trong chính sách cũng như tu duy của đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội còn mang dấu ấn nặng nề của thời kỳ bao cấp, ỉ lại vào Nhà nước, lẫn lộn Bảo hiểm xã hội với chế độ ưu đãi người có công v.v làm cho sự nghiệp Bảo hiểm xã hội bị hạn chế về đối tượng tham gia, ảnh

hưởng đến quỹ Bảo hiểm xã hội nên không phát triển mạnh các quỹ khen thưởng trong Bảo hiểm xã hội và không thể mở rộng được các hình thức chỉ của Bảo hiểm xã hội vì nguồn quỹ không đảm bảo

Để tháo gỡ những khiếm khuyết trong chính sách của Bảo hiểm xã

hội nhất là trong chế độ chỉ trả trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN Đề tài nghiên cứu “ Tình hình thực hiện chỉ trả các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Hà nội và một số kiến nghị” đã nghiên cứu mô hình thực tế trên một địa bàn đặc trưng nhất và tập trung chủ yếu vào thời kỳ đổi mới chế độ BHXH để rút ra những kết luận và khuyến nghị là có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn cao

Xét về mặt khoa hoc: Đây là một vấn đề hết sức mới kể từ khi đổi

mới chế độ Bảo hiểm xã hội theo cơ chế thị trường ở nước ta chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn để này, mà chỉ có một số công trình nghiên cứu có tính chất rời rạc, sự vụ được công bố trên một số tập san nghiên cứu Công trình nghiên cứu này được đạt ra một cách có hệ thống, tiếp cận phân

tích thực chứng qua từng chế độ chi trả để rút ra các kết luận khoa học của vấn đề để từ đó đưa ra các khuyến nghị

Xét về mặt thực tiễn sau hơn bốn năm đổi mới chế độ Bảo hiểm xã hội, hệ thống Bảo hiểm xã hội được tách ra như một hệ thống sự nghiệp độc lập tương đối hoạt động theo cơ chế thu-chỉ tự trang trải có sự bảo trợ của Nhà nước Hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đây đủ hơn đối với các chính sách quy định chế độ chỉ trả trợ cấp và quan tâm hơn đối với thu để tạo nguồn quỹ chỉ trả Vì thế có cách nhìn nhận thực tế hơn, toàn điện hơn do có sự quan hệ mật thiết đến sự sống còn của sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Từ những nhìn nhận, phân tích thực tế cho phép rút ra được các kết luận khách quan về hệ thống cũng như chính sách tổ chức chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội

ll’ NHUNG UU DIEM CUA DE TAI

Kết quả nghiên cứu của đề tài thể hiện những ưu điểm sau:

1/ Đề tài đã khái quát được tình hình thực hiện ba chế đọ trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN ở các thời kỳ trước khi có Nghị định 12 /CP và thời kỳ sau khi thành lập Bảo hiểm xã hội Việt nam trên địa bàn thành phố Hà nội

- Sự khái quát tình hình thực hiện ba chế độ trợ cấp này cho phép nhìn

nhận một cách toàn diện quá trình phát triển sự nghiệp Bảo hiểm xã hội

Trang 11

- Su phân tích tình hình thực hiện ba chế độ chi trả trợ cấp cho thấy tình hình diễn ra những mặt tích cực và những mặt tiêu cực trong việc thi hành chế độ cũng như thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội ở các khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực trung ương quản lý và khu vực do địa phương quản lý cũng những khiếm khuyết và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất thích hợp về

chính sách chế độ cũng như về cơ chế chi trả trợ cấp

2/ Đề tài đã tập trung phân tích mặt tích cực, mặt hạn chế của từng

chế độ chi trả để đề xuất những đổi mới về chính sách và chế độ chỉ trả sau

cho phù hợp với điều kiện của Bảo hiểm xã hội trong cơ chế thị trường, đặc biệt là chế độ ốm đau và chế độ cho Bảo hiểm TNLD-BNN

3 /Đề tài đã phân tích sâu về những bất cập không những trong chế độ chi trả mà còn có những bất cập về đội ngũ cán bộ làm công tác Bảo hiểm xã hội về trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu khách quan của đổi mới sự nghiệp Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hà nội nói riêng và cả nước nói chung

4/ Đề tài đã phân tích khá đậm nét về những bất cập giữa cơ chế thu và chỉ Bảo hiểm xã hội hiện hành Từ những bất cập này tác động không nhỏ đến việc hình thành quỹ và việc mở rộng các nội dung chi của quỹ nhằm khuyến khích và thu hút lực lượng tham gia Bảo hiểm xã hội cũng như bảo đảm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm xã hội

5/ Những kiến nghị của đề tài có thể xem là những đóng góp cơ bản nhất từ những kiến.nghị này cho phép những nhà hoạch định chính sách, những nhà thiết kế hệ thống có căn cứ khoa học và thực tiễn đễ sửa đổi bổ

sung, hoàn thiện chính sách và tổ chức bộ máy sát thực

-_ Tôi rất đồng tình với kiến nghị của để tài: “Đại diện của Bảo hiểm xã hội ở Quận, Huyện cần được tham gia trực tiếp vào ban Thanh tra an toàn lao động, thường xuyên theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động” (nêu tại trang 58 ), vì đây là vấn để có quan hệ đến việc chi chế độ TNLĐ-BNN

- Toi đồng tình với kiến nghị “Nhà nước ban hành những chế định cụ thể có tính chất cưỡng chế thực hiện đối với những đơn vị Bảo hiểm xã hội

bắt buộc (trang 60) Vì hiện nay không ít những đơn vị không nộp Bảo

hiểm xã hội

Trang 12

4

cấp có thẩm quyển chưa phù hợp với bộ Luật lao động và Nghị định 12/CP

- Tôi đồng tình với kiến nghị “ Quỹ Bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách Nhà nước nhưng quản lý và sử dụng quỹ phải thực biện theo luật ngân sách” (trang 61) Vì đó không những là nguyên tắc tài chính mà còn là những giải pháp chủ yếu để bảo tồn quỹ, chống tiêu cực

- Tôi cũng rất đồng tình với kiến nghị phải hoàn thiện hệ thống pháp luật cho chế độ Bảo hiểm xã hội ( nêu tại trang 64) vì quá trình vận động và

phát triển của Bảo hiểm xã hội cũng như vân động và phát triển của thị

trường lao động thường xuyên có những vấn đề mới nảy sinh, hơn nữa hệ thống chính sách pháp luật Bảo hiểm xã hội của ta trong thời kỳ đầu đổi mới không thể tránh khỏi những quy định mang tính chủ quan, áp đặt ( chứa đựng dấu ấn của thời kỳ bao cấp ) sẽ không phù hợp với tiến trình phát triển của nó Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Bảo hiểm xã hội sẽ là một đòi hỏi khách quan

- Tôi cũng rất đồng tình với đề xuất của đề tài “ Phải tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội” vì trong điều kiện ngày nay, khi khoa học công nghệ tiến bộ như vũ bão, chúng ta lại đang trong quá trình hội nhập, tham gia vào thị trường lao động quốc tế Vì thế đây là một giải pháp đúng mang tính tích cực để không những hội nhập quốc tế mà còn tiếp thu có chọn lọc tỉnh hoa của khoa học Bảo hiểm xã hội của quốc tế, huy động được nguồn lợi quốc tế vào quá trình phát triển , hoàn thiện sự nghiệp Bảo hiểm xã hội của nước ta

IV/ NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1/ Việc kết cấu báo cáo khoa học thành 3 chương theo tôi có thể được, song hàm lượng tông tin trong từng chương bố trí chưa thật cân đối

Chương 1 : 14 trang; chương 2 : 37 trang; chương 3: có 10 trang Trong khi đó

chương 3 lại là chương thể hiện kết quả nghiên cứu của để tài vì các chương 1, 2 chỉ là các điều kiện để đưa ra kết quả nghiên cứu ( Chương 3 )

- Phương pháp trình bày chương 2 quá đài, phân tích đàn trải, nếu như quy nạp thành các chỉ tiêu và kết cấu bằng biểu bảng so sánh thì vừa gọn vừa dễ so sánh

2/ Đôi chỗ sử dung thuật ngữ chưa thống nhất, chỗ thì dùng “tương trợ” chỗ thì dùng ‘‘san sé” ( trang 4 ) Theo tôi thống nhất sử dụng “san sẻ” là

Trang 13

5

3/ Cần phải chuẩn xác các định nghĩa khoa học Đề tài nêu ” Đối tượng của Bảo hiểm xã hội là thu nhập của người làm công ăn lương khi họ gặp phải rủi ro về xã hội “ Khái niệm như vậy là không chính xác về mặt khoa học, có chăng phải nêu ““ là sự bão hiểm về thu nhập cho người tham

gia Bảo hiểm xã hội khi họ gặp phải rủi ro về xã hội “

4/ Cách hành văn lập luận đôi chỗ như văn nói Chẳng hạn viết “ Đồng thời quỹ không có kết dư thì làm sao không có kinh phí trích cho hoạt

động nghỉ ngơi đưỡng sức” ( trang 9)

5/ Nhận định “ Với nhu cầu thu — chỉ trợ cấp Bảo hiểm xã hội giữa

các ngành, các cấp không đều “ ( trang 10 ), đó là điều tất yếu , có khi nào để

đều được Vả chăng ở đây chỉ có thể nêu là “ không cân đối”

6/ Nhiều chỗ nêu chưa đủ điều kiện so sánh Chảng hạn : “ Thời gian nghỉ ốm 30-45 ngày “ nhưng không có điều kiện so sánh như: quý, 6

tháng hay năm

7/ Nhận định nguyên nhân do công nghệ, thiết bị gây ra tai nạn lao động là không chính xác Mà ở đây phải là quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động cho người lao động sử đụng các thiết bị, công nghệ đó { đoạn 2 trang 58 )

§/ Đề xuất giải pháp Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở làm ăn thua lỗ để các đơn vị này thực hiện nghiêm chỉnh về an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo hộ lao động không phù hợp với cơ chế hạch toán kinh đoanh trong điều kiện thị trường Theo tôi có chăng là quỹ Bảo hiểm xã hội phải hỗ trợ để giảm chi cho chế độ TNLĐ-BNN

V/ KẾT LUẬN

Mặc dù đề tài còn một số khiếm khuyết nêu trên, song kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được những đóng góp cơ bảnvào việc hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội thông qua việc phân tích thực tế khách quan về tình hình chi 3 chế độ tại địa bàn Hà nội

Báo cáo khoa học đã thể hiện được những yêu cầu cơ bản của vấn

đề nghiên cứu Đưa ra được các dữ liệu thông tin để phân tích khá phong phú

Những kiến nghị của đề tài có thể sử dụng làm căn cứ đổi mới sự nghiệp Bảo hiểm xã hội

Với tư cách là người phản biện, tôi để nghị Hội đồng cho nghiệm thu với kết quả “KHÁ”

SJ 224.2 %⁄⁄

22422 ——

Trang 14

BAO HIEM XA HOI VIET NAM

TOM TAT DE TAI

NGHIEN CUU KHOA HOC

TINH HINH THUC HIEN CHI TRA CAC CHE ĐỘ TRO CAP OM DAU, THAI SAN, TNLD - BNN CHO CAC

DOI TUONG THAM GIA BHXH TREN DIA BAN HA NOI VA MOT SO KIEN NGHI

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: GHỮ VĂN TUỶ `

Trang 15

Mở đầu

Hoạt động bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao

động khi bản thân và gia đình có nguy cơ bị mất một phần hoặc hoàn toàn

thu nhập bằng tiên lương hoặc tiền công do những "rủi ro” như ốm đau,

tuổi già, bệnh tật, tai nạn lao động, thất nghiệp hoặc chết Đây là hiện

tượng khách quan của xã hội sản xuất hàng hoá nhằm phân phối và phân

phối lại thu nhập với tính kinh tế và xã hội hoá rất cao Với vai trò to lớn đó, BHXH là một trong những chính sách lớn của Đẳng và Nhà nước, không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và xu hướng phát triển của khu vực cũng như trên thế giới

Ở nước ta, chính sách BHXH được thực hiện từ 1/1/1962 trên cơ

sở Điều lệ tạm thời về BHXH ban hành kèm theo NÐ 218/CP ngày 27/12/1961 với 6 chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, mất sức lao động và tử tuất Trong đó, Cơng đồn khơng chỉ là tổ chức đoàn thể mà

còn trực tiếp tham gia vào việc quản lý quỹ và sự nghiệp BHXH Hai nam 1962 - 1963, Cơng đồn được Nhà nước giao cho thực hiện 6 chế độ - BHXH Từ năm 1964 trở đi, Cơng đồn chỉ thực hiện các chế độ trợ cấp BHXH cho người lao động khi bị mất sức lao động tạm thời là chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐÐ - BNN; việc thực hiện các chế độ dài hạn bao gồm trợ

cấp hưu trí, mất sức lao động và chế độ tử tuất được phân cho Bộ nội vụ

mà sau này là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Kể từ khi Bộ Luật lao động được ban hành ngày 23/5/1294, chính

sách BHXH cũng được cải cách về cơ bản đánh dấu bằng Điều lệ BHXH

đối với công nhân viên chức và lực lượng vũ trang được ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995, tổ chức hoạt động BHXH cũng đã được thay đổi với sự ra đời của hệ thống BHXH Việt Nam gồm 3 cấp từ trung ương đến địa phương theo NÐ 19/CP ngày 19/2/1995 Tuy nhiên, kinh phí chỉ cho hoạt động nghỉ ngơi dưỡng sức không còn nên đến nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này

Qua 3 năm thực hiện, sự nghiệp đổi mới bảo hiểm xã hội đã đạt

Trang 16

cũng nảy sinh đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu giải quyết để đáp ứng yêu

cầu và nguyện vọng ngày càng cao của người lao động Một trong những

vấn đề bức xúc hiện nay là tình hình thực hiện 3 chế độ trợ cấp ốm đau,

thai sản, TNLĐ-BNN trước và sau khi thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo Luật Lao động Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:

''Tình hình thực hiện chỉ trả các chế độ trợ cấp ốm dau, thai sản, TNLĐ va BNN cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ở Hà nội và một số

kiến nghị"

Phạm vỉ nghiên cứu của đề tài là tình hình thực hiện chỉ trả 3 chế độ tại các đơn vị tham gia BHXH ở Hà nội với vị trí và vai trò là trưng tâm

kinh tế chính trị của cả nước với 2,5 triệu dân, số lao động chiếm gần 1/4

dân số trên địa bàn Hà nội và bằng 12% tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của cả nước thuộc nhiều ngành nghề lĩnh vực, và do đó số

người tham gia đóng bảo hiểm xã hội rất đông Như vậy, việc nghiên cứu trên địa bàn Hà nội có tính đến yếu tố biến động về số lao động (hay quy

mô lao động), tính đa dạng về ngành nghề cho phép chúng ta đánh giá một

cách khái quát việc thực hiện chỉ trả 3 chế độ chung trên phạm ví Cả nước

Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở khai thác thu thập và tổng

hợp số liệu chung của toàn thành phố đồng thời tiến hành điều tra khảo sát

một số cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn Hà nội có tham gia BHXH để xác định tình hình thực hiện chỉ tra và cân đối thu chỉ 3 chế độ từ khi triển

khai thực hiện BHXH theo Luật Lao động đến nay có gì khác biệt so với trước đây Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp tổ chức quản lý và thực hiện chỉ trả 3 chế độ trong đó có bao gồm chế độ dưỡng sức hay không

Quá trình nghiên cứu có sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp biện chứng có vận dụng những

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và quan điểm của Đảng và Nhà

nước, phương pháp lịch sử nhằm phân tích một cách khoa học về tình

hình thực hiện chỉ trả 3 chế độ và đưa ra những giải pháp khuyến nghị góp

Trang 17

dau, that sin, TNLD - BNI trutie khé thus hitn

ND1 2/CP-

I- M6t 86 van dé co ban vé bdo hiém xa héi

I - So luge vai nét vé hoat d6ng BHXH 6 nue ta truée khi thie hién ND 43/CP ngày 22/0/1993 của Chính phi

1, Về cơ chế chính sách và tổ chức quản Iý 2 Kết quả đạt được

Hơn 30 năm qua, sự nghiệp BHXH mà Nhà nước giao cho Cơng đồn thực hiện được củng cố và ngày càng phát triển Công đoàn đã bảo vệ

cho lợi ích người lao động khi ốm đau, sinh đẻ, TNLĐ - BNN, góp phần to

lớn vào việc hỗ trợ đời sống người lao động, đồng thời là nguồn cổ vũ động viên họ hăng hái tham gia sản xuất, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây

dựng đất nước

Tính đến hết năm 1993, Tổng Liên đoàn lao động Việt nam đã

giải quyết trợ cấp cho 1.214.580.000 ngày nghỉ ốm, hơn 6 triệu lượt người

được hưởng trợ cấp thai sản, trên 3 vạn lượt người được trợ cấp TNLĐ - BNN với tổng số chi các chế độ trung bình hàng năm chiếm khoảng 4%

đến 6% tổng thu nhập quốc dân

Bên cạnh đó, việc chăm lo bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ cho công

nhân viên chức cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của tổ chức Cơng đồn Ngay từ những năm đầu tiên, Công đoàn đã được Nhà

nước giao nguồn kính phí và những cơ sở vật chất như các nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, các trạm du lịch, phòng bệnh bên cạnh xí nghiệp để tổ chức việc nghỉ mát, dưỡng sức cho CNVC ở những nơi có khí hậu tốt Ngoài chế độ dưỡng sức nghỉ mát tại chỗ, Cơng đồn các cấp và Cơng đồn

ngành đã mở rộng hình thức nghỉ chữa bệnh bằng nước khoáng, điều dưỡng vì mắc bệnh nghề nghiệp, tổ chức tham quan du lịch nghỉ cuối

Trang 18

Tuy nhiên, việc tổ chức nghỉ ngơi dưỡng sức mặc dù đã được xác

định là quyền lợi của người lao động, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ

ta nhưng chưa được Nhà nước quy định thành chế độ BHXH

Hơn nữa, theo quy định của Nhà nước, Cơng đồn được trích một

phần kết du hàng năm từ quỹ BHXH do Công đoàn quản lý để đầu tư vào

hoạt động nghỉ ngơi dưỡng sức Nhưng trong thực tế, quỹ BHXH nói

chung và phần quỹ do Công đoàn quản lý vẫn thường xuyên bị thâm hụt

nên hoạt động này bị hạn chế rất nhiều

3, Tình hình thực hiện 3 chế độ ốm dau, thai san, TNLD-

BNN từ khi thực hiện chính sách BHXH theo NÐ 43/CP ngay 23/6/1993 đến trước khi thực hiện NÐ 12/C†? năm 1995

Nghị định 43/CP ra đời mở đầu cho công cuộc cải cách lớn về

BHXH ở nước ta với mục tiêu trước hết là xoá bỏ bao cấp của Nhà nước và

chế độ ưu đãi ra khỏi chính sách BHXH, nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia BHXH

Về kết quả thực hiện: Có thể nói, năm 1993 và 1994 là hai năm có nhiều biến động trong lĩnh vực BHXH

Trong năm 1993 là năm mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các đơn vị sản xuất kính doanh trước đây đã quen với cách làm an cia thoi ky

bao cấp nay đứng trước nguy cơ phá sản, các đơn vị hành chính sự nghiệp

hoạt động kém hiệu quả với hệ thống tổ chức công kênh Vì vậy, Nhà nước đã thực hiện chủ trương tỉnh giảm biên chế để nâng cao hiệu quả

hoạt động của các đơn vị Một trong các biện pháp thực hiện là giải quyết cho người lao động nghỉ chế độ hưu trí, mất sức hàng loạt làm biến động

lớn về đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH do đó gây khó

khăn cho việc theo dõi và chỉ trả các chế độ trợ cấp đặc biệt là các trợ cấp ngắn hạn do Công đoàn thực hiện Thu BHXH năm 1993 chi đạt 79,73%

so với tổng chỉ BHXH, ngân sách Nhà nước phải cấp bù 15.970.616.000đ

Sang năm 1994, đối tượng tham gia BHXH mở rộng ra các thành

Trang 19

trong đó phần thu của Cơng đồn là 5% Do đó, thu BHXH do Cơng đồn

thực hiện tuy có tăng so với nam 1993 (dat 84,342 so với tổng chỉ) nhưng

phần cấp bù từ ngân sách Nhà nước lại gấp 2.94 lần so với năm 1993 tức là

46.945.810.000d

Riêng ở Hà nội, trong nam 1993 Liên đoàn Lao động Hà nội đã

trợ cấp cho 3.429 người nghỉ thai sản, 480 người nghỉ TNLĐ - BNN; tổng số ngày nghỉ được hưởng 3 chế độ trợ cấp là 1.124.335 Đến năm 1994, số

người nghỉ hai chế độ này là 5.419 và 623, tổng số ngày nghỉ 3 chế độ là

1.536.899 Tổng chi phi cho 3 chế độ trợ cấp nam 1993 1a 6.201.702.9274, năm 1994 là 10.154.978.397đ (tăng 63,74% so với năm 1993);

(Xem số liệu trang sau)

Chi phí cho 3 chế độ trợ cấp so với quỹ tiền lương năm 1993 chiếm 1,305% và năm 1994 là 1,401% Trong đó, tỷ lệ chỉ trả từng chế độ

so với tổng quỹ lương như sau: (Dan vi: %) Trợ cấp 1993 1994 Trg cấp ốm đau 0,618 0,604 trong đó: -_ Người lao động ốm 0,513 0,516 -_ Nghỉ con ốm 0,042 0,045 - Nghi KHH gia dinh 0,063 0.043 Trợ cấp thai sản 0,661 0,768 Trợ cấp TNLD va BNN 0,026 0,029

Trang 21

BHXH từ khí ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị dinh 12/CP ngay 26/1/1995

Chương II Dhiin tih tink hint thie beitre 3 ohé Up tee ep bm daw,

that sdn, TNLD - DNN tgé Hee ngé san khe thank lig

BHXH (it nam

1 - Khái quát về quá trình hành thành BHXH thành phố Hià nội

Đầu năm 1990, Hà nội là một trong 5 tỉnh thành phố được Nhà

nước chọn cho thực hiện thí điểm Dự thảo Điều lệ về BHXH: đối với lao

động ngoài quốc doanh Công ty BHXH đối với lao động ngoài quốc

doanh Hà nội được thành lập theo Quyết định 79/QĐÐ - UB ngay 9/1 1990

của UBND thành phố Hà nội trực thuộc Sở lao động - Thương bình và Xã hội Hà nội

BHXH Hà nội được thành lập theo Quyết định số 2654/QĐ-UB ngày 31/10/1992 của UBND Thành phố trên cơ sở Công ty BHXH đối với - Lao động ngoài quốc doanh và phần sự nghiệp BHXH trong khu vực Nhà nước thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà nội quản lý

Sau khí BHXH Việt nam ra đời, BHXH Hà nội được thành lập theo Quyết định số 15 ngày 15/6/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt

nam, tiếp nhận sự nghiệp BHXH từ Liên đoàn Lao động Thành phố và phần thu BHXH từ Ngành Tài chính và Thuế chuyển sang Từ đó đến nay,

BHXH Hà nội đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và cán bộ, thực

hiện các chế độ đảm bảo đúng chế độ, tổ chức thu BHXH đạt kết quả cao, chỉ trả kịp thời đầy đủ cho các đối tượng hưởng BHXH

Từ năm 1996 đến nay, số người tham gia đóng BHXH trên 30 vạn người (năm 1996 BHXH Hà nội đã lập danh sách đóng BHXH cho 319.717 người; năm 1997 361.845 người tức là tăng hơn 13% so với năm 1996), tổng số tiền thu BHXH năm 1996 là 298 tỷ đồng, năm 1997 là trên

382 tỷ (táng hơn 28 % so với năm 1996); số tiền chỉ trả tiền lương hưu và

Trang 22

sản, TNLĐ - BNN theo báo cáo quyết toán hàng năm chiếm gần 2% so với

tổng quỹ tiền lương

Riêng đối với chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, Bảo hiểm

xã hội Hà nội thực hiện chi tra cho tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tham gia đóng BHXH theo điều 141 đến 149 Bộ luật lao động đang hoạt động trên địa bàn Hà nội, không phân biệt hành chính hay doanh nghiệp, trung ương hay địa phương hoặc liên doanh hay tư nhân

quản lý

2- Phân tích tình hình chỉ trả 2 chế độ ốm đau, thai sản,

TNLĐ-BNN qua điều tra khảo sát ở 88 đơn vý cơ quan trên địa bàn

Hà nội hai năm 1996-1997

Để đi sâu phân tích, đánh giá tình hình thực hiện 3 chế độ trợ cấp

BHXH tại Hà nội, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại 88 đơn vị với số lao động là 35.929 người (chiếm gần 10% so với tổng số lao động trong đanh

sách đóng BHXH) Các đơn vị được khảo sát là những đơn vị hành chính

và doảnh nghiệp ở trung ương và địa phương có số người tham gia đóng

BHXH hàng năm lớn, thuộc nhiều ngành nghề được phân đều theo các

quận, huyện trên địa bàn Hà nội

Riêng TNLĐ - BNN là chế độ trợ cấp theo tỷ lệ suy giảm kha

năng lao động không phụ thuộc vào ngành nghề, việc chỉ trả trợ cấp chủ

yếu là chi trả trực tiếp cho người lao động cùng với chỉ trả lương hưu và trợ cấp 1 lần, do đó phần chỉ trả trợ cấp TNLĐ - BNN được khai thác từ số

liệu quyết toán hàng năm để tính tỷ lệ chỉ so với tổng quỹ tiền lương, kết hợp với kết quả khảo sát của các chế độ ốm đau, thai sản nói trên để tính tỷ lệ chí cả 3 chế độ trợ cấp so với tổng quỹ tiền lương Phương pháp này

Trang 23

Tổng số lượt người được hưởng trợ cấp năm 1996 là 26.902 với số

ngày nghỉ là 252.068 và tổng số tiền chỉ trả là 2.081.657.519đ chiếm

1,78% so với quỹ tiền lương

Quỹ tiên lương làm căn cứ đóng BHXH năm 1997 là

146.869.457.297đ; tăng 25,46% so với năm 1996 (kể cả phần tăng 20%

của lương tối thiểu)

Tổng số lượt người được hưởng trợ cấp năm 1997 là 24.870 với số

ngày nghỉ là 242.980 và tổng số tiền chi trả là 2.319.418.375đ chiếm

1,58% so với quỹ tiền lương

(xem số liệu trang sau)

Số lượt người nghỉ chế độ năm 1997 giảm 7,55 % so với nam

1996 trong đó số lượt người nghỉ thai sản giảm nhiều nhất (13,73%) rồi đến số lượt người nghỉ ốm giảm 7%, số lượt người nghỉ kế hoạch hoá gia

đình giảm 6% Tuy nhiên, tỷ lệ chỉ trả trợ cấp thai sản so với tổng chỉ chỉ

giảm 1% mà một phần là do số ngày nghỉ thai sắn trung bình l người năm

1997 cao hơn năm 1996 là 7 ngày

Số ngày nghỉ trung bình một người năm 1997 cao hơn năm 1996 nên số ngày nghỉ năm 1997 giảm 6,4% tức là chậm hơn so với iÿ lệ giảm số lượt người nghỉ (theo như trên đã nêu là 7,55%)

Do đó, số tiền chỉ trả trợ cấp giảm 7,15% nếu chúng ta trừ phần tang 20% mức lương tối thiểu trong năm 1997 Vì thế, tỷ lệ chỉ trả các chế

độ này so với tổng quỹ tiền lương năm 1927 thấp hơn năm 1996 là 0,2% Riêng đối với chế độ TNLĐ - BNN, qua số liệu quyết toán hàng

năm tại Hà nội thì Năm 1996 Năm 1997

Số lượt người hưởng 1.479 2.286

Tổng số tiền chi tra(d) 1.109.957.749 | 1.705.800.600

So với quỹ tiên lương(%) 0,096 0,09

Trang 26

Số người bị.TNLĐ - BNN tăng 54,56% nhưng số tiền trợ cấp chỉ

tăng 21% (trong đó bao gồm tăng 20% do lương tối thiểu tăng) Chứng tỏ

mức độ suy giảm khả năng lao động thấp hơn năm 1996

Như vậy, số tiền chỉ trả 3 chế độ so với tổng quỹ tiền lương

năm 1996 là 1,876% và năm 1997 là 1,67% Tỷ lệ chỉ trả ốm đau, thai sản

trong 2 năm thay đổi không đáng kể trong đó:

- Chỉ trợ cấp ốm đau 0,629%

Trong đó:

- Chi cho người LÐ ốm 9,6%

- Chi trợ cấp nghỉ con ốm 0,08%

- Chi kế hoạch hoá gia đình 0,021%

-_ Riêng trợ cấp thai sản năm 1996 lớn hơn năm 1997 là O,13% và đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch tỷ lệ trợ cấp của năm 1997 so với năm 1996 Ngoài ra, số lượt người nghỉ chế độ giảm trong khi

tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH lại tăng cũng là nguyên nhân làm

giảm tỷ lệ chỉ trả

Để phân tích, đánh giá tình tình chỉ trả trợ cấp ba chế độ một cách

cụ thể, chúng tôi đã tổng hợp số liệu thu thập được của các đơn vị theo

từng chế độ và từng khu vực hành chính, doanh nghiệp ở trung ương và địa phương

Đối với chế độ nghỉ ốm, trong quá trình khảo sát chúng tôi đã phân thành người lao động ốm, nghỉ trông con ốm và nghỉ kế hoạch hoá

gia đình

Riêng đối với tình hình người lao động ốm lại được phân thành 6

mức nghỉ bao gồm nghỉ đưới 3 ngày, nghỉ từ 3 ngày đến 30 ngày, nghỉ từ 31 đến 40 ngày, nghỉ từ 41 đến 50 ngày, nghỉ từ 51 đến 60 ngày và nghỉ

Trang 27

eSố người nghỉ ốm dưới 30 ngày chiếm đa số so với tổng số người

nghỉ (98%) trong đó ở các đơn vị hành chính là 94% đến 96% và doanh

nghiệp là 98% Trong tổng số người nghỉ ốm của cả khu vực hành chính

và doanh nghiệp thì số người nghỉ ốm ở doanh nghiệp chiếm tới 22

eMặt khác, tổng quỹ lương của các đoanh nghiệp cũng rất lớn

(gấp 1,9 lần tổng quỹ lương của các đơn vị hành chính sự nghiệp) và trên

65% tổng quỹ lương của cả 88 đơn vị Vì vậy, số tiền chi trả trợ cấp ốm

đau nói riêng và trợ cấp BHXH nói chung của doanh nghiệp chiếm tới trên

70% so với tổng số tiền chỉ trả 1 năm của cả 88 đơn vị hành chính và doanh nghiệp được khảo sát

eĐối với những người nghỉ trong các khoảng đã phân thì số ngày nghỉ thường là:

THỜI GIAN NGHĨ SỐ NGÀY NGHĨ CHỦ YẾU

Nghỉ dưới 3 ngày: _ 2 ngày

Từ 3 ngày đến 30 ngày: § ngày đối với doanh nghiệp: 11 ngày đối với các đơn vị hành chính

Từ 31 ngày đến 40 ngày: 35 ngày :

Từ 41 ngày đến 50 ngày: 45 ngày

Từ 51 ngày đến 60 ngày: 52 ngày

Tuy nhiên, đối với những người nghỉ trên 5O ngày thì số ngày

nghỉ thường không đồng đều, thậm chí có người nghỉ trên 200 ngày một

nam

Đối với nghỉ chăm sóc con ốm: Qua số liệu khảo sát năm 1996 & 1997 chúng tôi thấy trung bình 1 lượt người 1 năm nghỉ trông con ốm 1à 4 ngày (dao động từ 4 đến 5 ngày) và số ngày nghỉ này có số lượt người nghỉ chiếm tỷ lệ lớn Trong đó:

- Số ngày nghỉ trung bình ở các đơn vị HCSNTW tương đối ổn định ở mức 5 đến 6 ngày trong 1 năm, trong khi đó ở các đơn vị HCSNDP thì lại có biến động lớn (từ 19,8 ngày năm 1996 đến 36 ngày năm 1997 tức là tăng 1,8 lần so với năm 1996) dẫn đến số ngày nghỉ bình quân một người một năm của khu vực hành chính cũng tăng mạnh (từ 10,4 đến 18,5

Trang 28

hành chính sự nghiệp địa phương nghỉ trông con ốm nhiều hơn ở các đơn vị hành chính sự nghiệp trung ương

- Số ngày nghỉ trúng bình l người I năm trong các DN nhìn chung ổn định và đồng đều (từ 3 đến 4 ngày 1 năm)

- Như vậy, số ngày nghỉ trung bình một người một năm ở các đơn vị hành chính sự nghiệp lớn hơn ba đến bốn lần so với các doanh nghiệp nhưng do số người nghỉ ở các đơn vị hành chính ít hơn rất nhiều so với các doanh: nghiệp (năm 1996 là 105 người so với 3.855 người của doanh nghiệp và năm 1997 là 99 người so với 3.574 người) nên kéo theo

số ngày nghỉ trung bình cá 88 đơn vị nhiều hơn số ngày nghỉ trung bình

của doanh nghiệp không đáng kể

- Số lượt người nghỉ trông con ốm ở các đơn vị hành chính sự ˆ nghiệp địa phương luôn ít hơn so với các đơn vị hành chính sự nghiệp trung ương nhưng số ngày nghỉ bình quân một người thì lại lớn bơn rất

nhiều (năm 1996: số lượt người nghỉ trông con ốm ở các đơn vị hành

chính sự nghiệp trung ương là 68 với số ngày nghỉ là 358 còn ở các đơn vị _ hành chính sự nghiệp địa phương là 37 với số ngày nghỉ là 731: năm 1997

là 58 người với 354 ngày và 41 người với 1.74 ngày) dẫn đến số tiền chỉ

trả trợ cấp ốm đau của các đơn vị hành chính sự nghiệp địa phương lớn (chẳng hạn so với quỹ lương của từng khu vực thì năm 1997 số tiền chỉ trả trợ cấp ốm đau của các đơn vị hành chính sự nghiệp địa phương chiếm tỷ lệ lớn nhất là 0,169% trong khi ở các đơn vị hành chính sự nghiệp trung ương lại chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 0,008%)

Trong các doanh nghiệp thì số ngày nghỉ trung bình ở doanh nghiệp địa phương lớn hơa đoanh nghiệp trung ương từ Ì đến 2 ngày Chung cho cả 88 đơn vị hành chính và doanh nghiệp thì chỉ trả trợ cấp ốm đạu so với quỹ lương từng khu vực ở doanh nghiệp địa phương chiếm tỷ lệ

nhiều nhất (0,168% năm 1996 và 0,1 31% năm 1997)

Đối với nghỉ kế hoạch hoá gia đình: thời gian nghỉ KHH gia đình giữa các KV tương đối đồng đều và ổn định (từ 9 đến 10 ngày) 1 lượt

Trang 29

Đối với Chế độ thai sản chúng tôi thấy đa số người lao động không nghỉ hết thời gian cho phếp trong đó, những người thuộc diện nghỉ 4 tháng tập trung phần lớn là 104 ngày và nghỉ 5 tháng là ¡30 ngày Trong tổng số người nghỉ thì phần lớn là nghỉ 4 tháng còn số người nghỉ 5 tháng

trên địa bàn Hà nội rất thấp Do đó, chi trả trợ cấp đối với những người

nghỉ 4 tháng so với tổng số tiền chỉ trả trợ cấp thai sản chiếm 91% năm 1996 và 84% năm 1997

Tỷ lệ lao động nữ nghỉ thai sản so với tổng số lao động nữ trong

khu vực ở các đơn vị hành chính sự nghiệp trung ương luôn thấp nhất so với các khu vực khác cũng như rất thấp so với tổng số lao động nữ của khu vực này (khoảng 3%) Trong khi đó, tỷ lệ lao động nữ nghỉ sinh con ở các

doanh nghiệp địa phương lại luôn chiếm tỷ lệ cao nhất so với các khu vực

(khoang 8%)

Điều đó cho thấy số lao động nữ nghỉ sinh con ở các doanh

nghiệp nói chung cũng như ở doanh nghiệp địa phương nói riêng cao hơn

khu vực hành chính sự nghiệp Vì thế, trong quá tình thực hiện cũng như xây dựng và hoạch định chính sách chúng ta cần hết sức lưu ý :

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi có nhệ <ét nhu sau:

Số người, số ngày nghỉ chế độ của c( đơn vị hành chính và doanh nghiệp ở địa phương tương đối nhiều so v tổng số lao động của

khu vực nên trong quá trình thực hiện chúng ta cần phải lưu ý

Số lượt người nghỉ ốm chiếm đa số trong tổng số lượt người nghỉ chế độ trong đó người lao động nghỉ ốm chiếm tỷ lệ lớn nhất (năm 1996

là 78,15% và năm 1997 la 73,35%)

Số lao động nghỉ thai sản mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng

số lượt người nghỉ 2 chế độ ốm đau-thai sản (trên 5%) nhưng số ngày nghỉ

Trang 30

Số người nghỉ chế độ của khu vực hành chính chiếm tỷ lệ nhỏ so

với tổng số người nghỉ chế độ nên tỷ lệ chỉ trả trợ cấp so với quỹ tiền

lương làm căn cứ đóng BHXH của khu vực này cũng như tổng quỹ lương

của cả khu vực hành chính và doanh nghiệp đều rất nhỏ Một trong những nguyên nhân chính là do người lao động làm việc trong khu vực hành

chính khi nghỉ việc vẫn được hưởng nguyên lương nên thời gian nghỉ ốm không tính vào thời gian nghỉ hưởng trợ cấp BHXH

Trong khi đó, với tổng số lao động và tổng quỹ lương lầm căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nên số người nghỉ và số

ngày nghỉ hưởng trợ cấp của khu vực này lớn hơn rất nhiều so với khu vực hành chính đồng thời tỷ lệ chỉ trả cũng rất lớn Chứng tỏ DN có vai trò rất

lớn đối với sự nghiệp BHXH nói riêng và các vấn để xã hội nói chung

Nếu giải quyết tốt việc chỉ trả trợ cấp BHXH đối với KV này sẽ đem lại _niềm tin cho người lao động (cũng như chủ doanh nghiệp) đối với BHXH -_ Khi đã tin tưởng vào vai trò của BHXH, người lao động và người sử dụng lao động càng thấy 1õ trách nhiệm của "họ trong việc tham gia đóng

BHXH Như vậy, chỉ tốt sẽ là cơ sở vững chắc cho thu đạt kết quả cao Số ngày nghỉ bình quân một lượt người một năm có xu hướng giảm dân và do đó tỷ lệ chỉ trả trợ cấp so với quỹ tiên lương cũng giảm

Một số nguyên nhân cơ bản là:

e Nguyên nhân đầu tiên là sự thay đổi hệ thống tổ chức: BHXH

Việt nam ra đời với màng lưới tổ chức từ trung ương đến cơ sở cho phép thực hiện thống nhất 3 chế độ trợ cấp do Liên đoàn lao động và Cơng đồn ngành quản lý Do đó, quá trình thực hiện được theo đõi chặt chế sát sao về đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH thông qua việc thanh quyết toán trực tiếp theo chứng từ tại cơ sở; nắm bất được nhanh chóng những vin dé mới phát sinh, kịp thời dua ra giải pháp và có kiến nghị với cấp có thẩm quyên khi cần thiết để sửa đổi, bổ sung chính sách chế độ BHXH

e Ngoài những nguyên nhân trực tiếp thì sự phát triển của hoạt

động BHXH còn chịu tác động gián tiếp của nền kinh tế xã hội bởi chính

Trang 31

quan hệ mật thiết đối với hệ thống các chính sách kinh tế xã hội khác mà đặc biệt là chính sách kính tế

Chẳng hạn trong việc cải cách chính sách kinh tế, việc chuyển

từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp với đặc trưng là phân phối bình quân

hiện vật sang cơ chế thị trường trong đó người lao động có làm mới có

hưởng, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít với những hình thức

thưởng phạt nghiêm minh đã có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, do đó gián tiếp hạn chế thời gian nghỉ

việc để hưởng trợ cấp BHXH

e Với mục đích là bảo vệ quyền lợi cho người lao động, chính sách BHXH có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy người lao động yên tâm

lao động sản xuất với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao đồng thời góp phần nhanh chóng phục hồi sức khoẻ của người lao động Vấn đề này có ảnh hướng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc

biệt là doanh nghiệp có sự chun mơn hố sâu, sản xuất theo đây chuyền (mà ở nước ta hiện nay những doanh nghiệp này ngày càng nhiều) thì mỗi người lao động như một mắt xích trong cả dây chuyên, nếu thiếu một ' người thì sản xuất sẽ bị gián đoạn Do đó, ngay doanh nghiệp cũng thấy

rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khoẻ người lao động Về phía người lao động, việc làm trong nền kinh tế thị trường là vấn dé sống còn, sự cạnh

tranh gay gắt về việc làm đòi hỏi họ phải có sức khoẻ để làm việc và hạn

chế thời gian nghỉ việc tới mức tối đa

e Hơn nữa, cùng với sự phát triển về kinh tế thì xã hội cũng ngày

càng văn minh tiến bộ, trình độ hiểu biết của người lao động về các vấn đề

như dân số, kế hoạch hoá gia đình, vấn để bảo vệ sức khoẻ cũng như nhận

thức về quyền và nghĩa vụ trong việc tham gia đóng và hưởng BHXH được

nâng lên, trong khi kỷ luật lao động trong nên kinh tế thị trường rất được chú trọng nên số người, số ngày nghỉ ốm đau, thai sản sẽ có xu hướng

Trang 32

Il - Văn đề đưa chế độ dưỡng sức vào chúnh sách BHXH ở nước ta “hiện nay

- Cơ sở lý luận:

Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển rất mạnh và tác động lớn đến mọi lĩnh

vực của đời sống xã hội, trong đó lĩnh vực BHXH cũng không ngừng được

củng cố và hoàn thiện với quy mô, đối tượng và phạm vi bảo vệ ngày càng

được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội mà đặc biệt là người lao động

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu của người lao động cũng

tăng lên Bên cạnh những nhũ cầu thiết yếu như an, mac, ở, đi lại , nhầm

đáp ứng yêu cầu sinh hoạt hàng ngày, người lao động còn cần phải được

nghỉ ngơi giải trí như đi tham quan, nghỉ mát hay đi du lịch Đây là nhu ˆ_ cầu hết sức chính đáng mà xã hội cần phải quan tâm nhằm giúp họ giải toả

những căng thẳng mệi mỗi sau những ngày làm việc theo guồng máy của

nên kinh tế thị trường Đối với người sử dụng lao động thì trong một nền kinh tế tương đối phát triển, họ không chỉ quan tâm đến việc tái sản xuất

sức lao động giản đơn mà còn phải chú trọng đến những nhu cầu khác của người lao động nhằm khuyến khích người lao động băng hái sản xuất với

năng suất và chất lượng cao, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều giá

trị thặng dư cho doanh nghiệp đồng thời góp phần vào sự phát triển chung

của toàn xã hội Còn đối với Nhà nước thì việc cho phép người lao động

được nghỉ ngơi dưỡng sức thể hiện sự quan tâm đến đời sống của người

lao động, khẳng định sự ưu việt của xã hội tiến bộ, văn minh

(2-0 3 tt tis

Như phân trước đã trình bày, sự ra đời của BHXH Việt nam để

triển khai thực hiện NĐ12/CP trên cơ sở Bộ Luật lao động ngày 23/6/1994 đã có được kết quả ban đầu là hình thành quỹ BHXH độc lập từng bước |

tách ra khỏi ngân sách Nhà nước Điều đó khẳng định cơ chế quản lý

Trang 33

Tuy nhiên sẽ là một khiếm khuyết nếu chúng ta không có biện

pháp động viên những tập thể và cá nhân đã phấn đấu giảm chỉ trợ cấp ốm

đau ,

Trong thời gian tới, số người tham gia BHXH tăng lên nhanh

chóng sẽ là cơ sở cho sự lớn mạnh của quỹ: Quỹ càng lớn mạnh thì việc

chỉ trả các chế độ càng thuận lợi và khá năng chỉ trả càng lớn, có thể cho

phép chúng ta trích một phần quỹ tích luỹ và tiết kiệm được để hỗ trợ cho việc thực hiện chỉ nghỉ ngơi dưỡng sức cho người lao động tham gia

BHXH

Nghỉ ngơi dưỡng sức là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất

để tăng cường và bảo vệ sức khoẻ và do đó làm giảm khả năng bị ốm đau

bệnh tật cho người lao động Như vậy, hoạt động này có liên quan mật

thiết đến chế độ ốm đau của chính sách BHXH Nếu chúng ta phải tăng

chi phí hỗ trợ cho hoạt động này thì bù lại có thể giảm chỉ phí cho trợ cấp ốm đau Do đó, theo chúng tôi nên đưa vào chung với chế độ ốm đau

Mặt khác, quá trình khảo sát mà chúng tôi đã trình bày ở trên cho

thấy, chỉ trợ cấp ốm đau tương đối ổn định ở mức 0,6% và tổng chỉ trả trợ

cấp 3 chế độ hiện nay mới chỉ bằng 1,7% đến 1,9% so với tổng quỹ tiền

lương làm căn cứ đóng BHXH Mặc dù tỷ lệ này có khác nhau theo khu vực hành chính hay đoanh nghiệp, trung ương hay địa phương theo ngành nghề, địa giới hành chính nhưng mức chỉ như vậy có thể nói là tương đối

thấp Vì vậy, chúng ta có thể trích một phần quỹ để hỗ trợ cho hoạt động nghỉ ngơi đưỡng sức

Cơ cấu chỉ hỗ trợ cho hoạt động này sẽ góp một phần vào quỹ

phúc lợi của đơn vị để chỉ cho người lao động đi lại, bồi dưỡng sức khoẻ

Phần chi này thẻo chúng tôi có thể chấp nhận ở mức tối đa là 1% so với

Trang 34

Chuang Ii: Mist itkhuyén nghe ea itd phuip nbn ghy prheiive lees hive t66 3 chi dp bree Tau, that san, TNLP - BNN ca

Đảm bảo thực hiện tốt các chế độ trợ cấp ốm dau, that sản, TNLĐ-BNN là một trong những điêu kiện tiên đề cần thiết cho việc đưa

hoạt động nghỉ ngơi dưỡng sức vào các chế độ BHXH Vì vậy, chúng tôi xin nêu ra một số khuyến nghị sau:

Trước hết, đối với chế độ ốm đau, thai sản yêu cầu cán bộ làm

công tác giải quyết chế độ phải nắm chắc nghiệp vụ, linh hoạt nàng động, thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình thực hiện ở cơ sở đồng thời có quan hệ tốt với đơn vị cơ sở để cùnh nhau giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện, nhằm hạn chế thời gian nghỉ hưởng trợ cấp và do đó giảm bớt số tiền chỉ trả trợ cấp, đặc biệt la đối với các đơn vi hành chính và doanh nghiệp ở địa phương

- Bên cạnh đó có những hình thức thưởng đối với những đơn vị và „ cá nhân thực hiện tốt công tác này Ở đây, chúng tôi có để xuất là đối với

những đơn vị có mức chỉ trả thấp hơn mức chỉ trả giới hạn chung thì cơ

quan BHXH sẽ trích thưởng cho đơn vị với điều kiện tổng hai mức chỉ này

không vượt quá mức chỉ giới hạn

Ví dụ: Hiện nay, qua khảo sát chúng tôi thấy tỷ lệ chi chế độ ốm đau so với tổng quỹ lương là 0,6% Như vậy, nếu mức chi cho chế độ này

của đơn vị là 0,4% thì có thể thưởng cho đơn vị 0,1%, có nghĩa là tổng chỉ

cho chế độ này của đơn vị mới là 0,5% thấp hơn mức giới hạn 0,6%

Đối với chế độ TNLĐ-BNN, cần thường xuyên theo dõi thống kê tình hình TNLĐ-BNN, kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao

‘dong, cai tiến trang thiết bị, vệ sinh cơng nghiệp và an tồn lao động, cải

thiện môi trường lầm việc ở đơn vị cơ sở Vấn đề kiểm tra tay nghề bậc thợ cũng như kiểm tra sức khoẻ cho người lao động phải được các đơn vị thực hiện thường xuyên Kỷ luật lao động phải nghiêm mính đồng thời yêu cầu

người lao động chấp hành nghiêm chỉnh quy trình, thao tác kỹ thuật Tổ

Trang 35

đi giám định sức khoẻ khi bị TNLĐ cũng như khám sức khoẻ định kỳ để

phát hiện kịp thời những trường hợp mắc BNN

Để thực hiện tốt các chế độ trên thì công tác tổ chức cán bộ phải được đặt lên hàng đầu Với đặc trưng riêng của ngành BHXH đồi hỏi cán

bộ làm công tác BHXH phải có trình độ nghiệp vụ, am hiểu chính sách

BHXH có hệ thống với những quy định từ khi thực hiện Điều lệ tạm thời về BHXH năm 1962 cho đến nay; Tác phong làm việc nhanh nhẹn, hoạt bát, thái độ nhiệt tình, nghiêm túc, hoà nhã, ứng xử khôn khéo; có lòng

yêu ngành nghề và sự cảm thông với các đối tượng đồng thời phải có hiểu

biết nhất định về các lĩnh vực, đặc biệt là kiến thức về xã hội :

Nhằm từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ, cần phải lập

kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ cả về trước mắt cũng như lâu dài giúp cán bộ nắm bất nghiệp vụ, những yêu cầu của tình hình mới cũng như

những vấn đề mới phát sinh và những giải pháp xử lý tình huống Việc

tuyển dụng cán bộ cần có quy chế thi tuyển rõ ràng để đảm bảo những yêu

cầu đặt ra Bên cạnh đó, nên có các hình thức khen thưởng kỷ luật nghiêm minh nhầm vừa nâng cao ý thức trách nhiệm vừa khuyến khích lòng nhiệt ' tình hãng say làm việc ,

Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý BHXH, cần trang bị hệ thống máy tính cả về số lượng và chất lượng cho toàn bộ ngành BHXH đồng thời tổ chức đào tạo bồi đưỡng trình độ cán bộ làm công tác tín học Xay dung chương trình phần mêm cho công tác quản lý nhằm tạo điều

kiện thuận lợi cho việc nối mạng máy tính thống nhất trong toàn ngành

Đồng thời, công tác thông tin tuyên truyền về BHXH phải được

hết sức coi trọng Qua đó, đông đảo người lao động hiểu được vai trò cũng như quyền lợi nghĩa vụ của họ trong sự nghiệp BHXH để từ đó tích cực

tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách chế độ BHXH

của chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH, trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt

động của sự nghiệp BHXH

Bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của ngành BHXH, Nhà nước có vai

trò hết sức to lớn trong việc hoạch định chính sách, hướng dẫn đường lối

Trang 36

ngành Trong thời gian tới, để hệ thống pháp luật thực sự trở thành công cụ, là bành lang pháp lý cho quá trình thực hiện sự nghiệp BHXH, trước hết cần bất tay ngay vào việc rà sốt lại tồn bộ các văn bản quy định về BHXH nhằm loại bỏ những nội dung không phù hợp và có kế hoạch sửa

đổi, bổ sung những vấn đề đặt ra trong tình hình mới

Cùng với việc phân cấp rõ ràng trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản thì chúng ta phải tổ chức thực hiện một cách khoa học và

hiệu quả như tuyên truyền phổ biến hướng dẫn văn bản cho cơ quan sự

nghiệp BHXH và các đối tượng tham gia BHXH Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao tính đồng bộ và khả năng thực thí của văn bản pháp luật

Từng bước xây dựng chính sách BHXH độc lập với các chính sách khác, tiến tới nang chính sách BHXH từ một chương trong Bộ Luật Lao động trở thành Luật về BHXH với hệ thống các văn bản hướng dẫn

đồng bộ, thống nhất đi kèm

-_ Bên cạnh đó, để chính sách BHXH thực sự có hiệu quả thì Nhà nước còn cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật chung cũng

như những vấn đề có liên quan thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội như

kinh tế, y tế, giáo dục mà trước hết là những vấn để có liên quan trực tiếp đến người lao động

Ngoài ra, cần tranh thủ sự giúp đỡ ủng hộ của các cấp, các ngành

đồng thời tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực BHXH

nhằm nâng cao trình độ cán bộ, học hỏi kinh nghiệm cũng như đem lại

Trang 37

KẾT LUẬN

Sự nghiệp Bảo hiểm xã hội ở nước ta đã trải qua sân 40 năm thực

hiện Trong 40 năm đó, đất nước ta đã qua bao lần biến đổi và phát triển từ một nước nghèo nàn và lạc hậu với chiến tranh liên niên nay đã trở

thành một nước độc lập, phát triển với tốc độ nhanh và ổn định, đời sống

của người lao động ngày càng cao Cùng với xu thế phái trển chưng, sự nghiệp BHXH mà chúng ta đang thực hiện cũng đã có nhiều thay đổi tiến bộ và phủ hợp Với vai trò là một trong những chính sách lớn của Đảng và

Nhà nước mà mục đích chủ yếu là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người

lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, chính sách BHXII cần phải được các cấp, các ngành, đoàn thể quan tâm, theo dõi và ủng hộ nhằm không

ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như

mong muốn của đông đảo người lao động, đảm bảo hỗ trợ đời sống cho người lao động cũng như là nguôn động viên, khuyến khích họ làm việc tốt hơn, cống hiến cho xã hội nhiều hơn, góp phần tích cực trong công CHỘC xây dựng và bảo vệ đất nước Có như vậy, chính sách BHXH mới thực sự ˆ

trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội

Chủ nhiệm dề tài

Trang 38

BAO HIEM XA HOI VIET NAM

DE TAI

NGHIEN CUU KHOA | HỌC

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GHI TRA CAC CHE ĐỘ TRỤ ẤP GM DAU, THAI SAN, TNLD - BNN CHO CAC

BOI TUONG THAM GIA BHXH TREN BIA BAN HÀ NỘI VÀ MỘT Số KIẾN NGHỊ

CHỦ NHIỆM DE TAI: CHU VAN TUY

Trang 39

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

DE TAI KHOA HOC

TINH HINH THUC HIEN CHI TRA CAC CHE DO TRO CAP OM

DAU, THAISAN, TNLD-BNN CHO CAC DOI TUONG THAM GIA

BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Ban chủ nhiệm đề tài:

1- Chinhiém dé tat Chu Van Tug - Cử nhôn kinh tế - Giám đốc BHXH TP Hồ nội 2- Thirky dé tat = Dang Ngoc Lin - Cit nhan kinh té - Chuyên vién BHXH TP Ha néi Cóc Công tác viên: 1 - Trịnh Thị Hoa- PTS - Phó trưởng phòng Quản lý khoa học BHXH Việt nam

2 - Võ Thị Phúc - Cử nhân Luật - Phó Giám đốc BHXH TP Hà nội

3- Hujnh Thi Mai Phuong - Cử nhân tài chính - Trưởng phòng Kế hoạch tài vụ BHXH TP Hà nội

Trang 40

MUC LUC

PHAN MO ĐẦU

CHUONG T: Khai quát tình hình (hực hiện 3 chế độ trợ cấp ốm dau, thai sản, TNLĐ-BNN trước khi thực hiện NĐ 12/CP

ï- Một số vấn đề cơ bản về BHXII

HH - Sơ lược vài nét về hoạt động BHXH ở nước ta trước khi

thực hiện NÐ 43/CP ngày 22/611993 của Chính phú 1, Về cơ chế chính sách và tổ chức quản lý

2, Kết quả đạt được

3, Tình hình thực hiện 3 chế độ trợ cấp ốm dau, thai san, TNLD

- BNN từ khi thực hiện chính sách BHXH theo ND 12/CP năm 1995

4, Những thay dối cơ bản về cơ chế chính sách (riêng đối với 3 chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ -BNN) và tổ chức hoạt động BHXH từ khi ban hành Điều lệ BHXH kèm theo ND 12/CP ngay 26/1/1995

CHUONG I: Tình hình thực hiện 3 chế độ trợ cấp BHXH tại Hà nội sau khi thành lập BHXH Việt nam

1, Khái quái về quá trình hình thành BHXH thành phố Hà nội

2, Tình hình thực hiện chế độ BHXH trên địa bàn thành phố hà

nội

2.1 Tình hình chung

2.2 Phân tích tình hình chỉ trả 3 chế độ ốm đau, thai sản,

Ngày đăng: 25/02/2016, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w