Công dân là người chưa thành niên, người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thông qua người đại diện theo pháp luật để thực
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
DƯƠNG THỊ THANH HUYỀN
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI – QUA THỰC TIỄN THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN NHO THÌN
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
DƯƠNG THỊ THANH HUYỀN
Trang 3GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI 7 1.1 Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 7
1.1.1 Khiếu nại hành chính và đặc điểm của khiếu nại hành chính 7 1.1.2 Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, đặc điểm của giải
quyết khiếu nại hành chính về đất đai 10
1.2 Các yêu cầu đối với giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 13 1.3 Cơ sở pháp lý của giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 15
1.3.1 Quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính về đất
đai 15 1.3.2 Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 20
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH
CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH 31 2.1 Điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 31 2.2 Tình hình khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành
chính về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 32
2.2.1 Tình hình khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn 32
2.2.2 Nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính về đất đai 40
Trang 42.3 Thực trạng giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành
chính 42
2.3.1 Tình hình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 42
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 47
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI 51
3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 51
3.1.1 Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân 52
3.1.2 Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ 53
3.1.3 Tính chặt chẽ và tính khả thi 54
3.1.4 Yêu cầu hội nhập quốc tế 56
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 57
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật 57
3.2.2 Đề xuất cụ thể nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 67
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND UBND
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người, quyền công dân và những bảo đảm pháp lý cho chúng luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm Lịch
sử lập pháp của Nhà nước ta đã cho thấy rằng việc ghi nhận cơ sở pháp lý cũng như những bảo đảm cho quyền công dân luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các văn bản pháp luật
Quyền khiếu nại của công dân chính là cơ chế quyền bảo vệ quyền Thông qua việc khiếu nại công dân sẽ đề nghị các cơ quan nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Khiếu nại là một phương thức bảo đảm quyền lợi của công dân và tổ chức, góp phần phát huy dân chủ ở mỗi địa phương cũng như trong phạm vi quốc gia
Trong giải quyết khiếu nại ở nước ta hiện nay, khiếu nại có tính pháp lý chủ yếu xảy ra trên hai lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước và hoạt động tư pháp Trong hệ thống pháp luật nước ta, không có quy định cho phép cá nhân,
tổ chức khiếu nại đối với các văn bản quy phạm pháp luật Trên thực tế, các khiếu nại được thực hiện đa phần là trong lĩnh vực hành chính nhà nước
Trong những năm gần đây tình hình khiếu nại, đặc biệt là khiếu nại hành chính về đất đai diễn biến đa dạng, phức tạp cả về nội dung, tính chất, mức độ Khiếu nại hành chính về đất đai đông người, vượt cấp có xu hướng gia tăng gay gắt, quyết liệt hơn Đây không chỉ là vấn đề riêng của một địa phương, một ngành hay một lĩnh vực nào mà xảy ra một cách thường xuyên
từ cơ sở đến Trung ương
Là một thị xã đang phát triển của tỉnh Ninh Bình, Tam Điệp đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, cùng với việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và phát triển thị xã, tình hình khiếu nại hành chính về
Trang 7đất đai ở địa bàn Tam Điệp những năm gần đây có những diễn biến phức tạp Các dự án, công trình giao thông mới làm thay đổi diện mạo của đô thị khiến cho thị xã hiện đại hơn, phát triển hơn nhưng nó cũng làm thay đổi cuộc sống của không ít người dân, nhất là người dân có nhà cửa, đất đai trong diện quy hoạch Công tác giải phóng mặt bằng là một công việc phức tạp, nhạy cảm liên quan đến nhiều vấn đề và tác động đến nhiều mặt của xã hội và cộng đồng dân cư, trong khi đó công tác giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện dự án đúng tiến độ Trên địa bàn thị xã Tam Điệp hiện nay, giải phóng mặt bằng vẫn chưa thực hiện tốt, gây nhiều bức xúc đối với một bộ phận nhân dân đã làm phát sinh đơn thư khiếu nại Số lượng đơn khiếu nại hành chính tăng lên đáng kể, thậm chí nhiều đơn kéo dài vượt cấp
Tỷ lệ giải quyết đơn khiếu nại về đất đai tuy có tăng nhưng vẫn có nhiều đơn chậm được giải quyết Do đó, nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai là biện pháp cấp bách và cần phải thực hiện thường xuyên trong công tác quản lý nhà nước
Trước thực trạng trên, để góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đảm bảo pháp chế và
kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, học viên đã chọn đề tài: "Giải
quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai – Qua thực tiễn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình" làm đề tài nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai nói riêng là vấn đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn quan tâm Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này ở các góc độ và hình thức khác nhau:
- Pháp luật về khiếu nại, tố cáo (PGS TS Phạm Hồng Thái chủ biên,
Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003);
Trang 8- Một số vấn đề đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam (TS Nguyễn Văn Thanh và Luật gia Đinh Văn Minh, Nhà xuất bản Tư
pháp, năm 2004);
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức hiện nay (Đề tài khoa học cấp Bộ do ông Nguyễn
Sỹ Cương - Quyền Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ làm chủ nhiệm, năm 2007);
- Xây dựng quy chế phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người vượt cấp lên Trung ương (Đề tài do ông Nguyễn Tiến Bình - Phó Chánh Văn
phòng Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, năm 2008);
- Mấy vấn đề xung quanh việc hoàn thiện quyết định giải quyết khiếu nại (Kiều Văn Chung, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2003);
- Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam (Đề
tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ, năm 2004);
- Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải gắn với quá trình cải cách tư pháp (TS Vũ Phạm Quyết Thắng, Tạp chí Thanh tra, số 9)
Các công trình nghiên cứu trên và một số công trình khác mặc dù chưa giải quyết hết những đặc thù của công tác giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại hành chính về đất đai tại mỗi địa phương nói riêng nhưng lại là nguồn tài liệu quý giá để tác giả tiếp cận và tiến hành nghiên cứu đề tài của mình, nhất là công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình Qua nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động chuyên môn của cơ quan thanh tra các cấp, cơ quan tài nguyên môi trường cũng như thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị
xã làm cơ sở đề xuất những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính nói chung và những đề xuất đối với công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp trong điều kiện hiện nay
Trang 93 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận của giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, từ đó nêu lên những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ nội hàm các khái niệm “khiếu nại hành chính”, “khiếu nại hành chính về đất đai”, “giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai” Phân tích các yêu cầu đối với hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai
- Phân tích thực trạng khiếu nại hành chính, giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình từ năm 2011 đến tháng 6/2015 Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân
- Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực trạng về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình Tập trung vào thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính; tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết ở thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu đề cập đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình từ năm 2011 đến tháng 6/2015 Luận văn nghiên cứu trên cơ sở Luật khiếu nại; Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành
Trang 105 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai
Luận văn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống
Chương 2 sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp thống kê để đánh giá thực trạng khiếu nại hành chính về đất đai, thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình; tổng kết lại những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng trên
Chương 3 sử dụng phương pháp phân tích các yêu cầu hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai Đồng thời từ những vướng mắc của các quy định pháp luật và thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính
về đất đai tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới
6 Ý nghĩa của luận văn
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về luật học, nhất là nghiên cứu
về giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
Trang 11- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu hữu ích cho các cơ quan, tổ chức hữu quan trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật và tổ chức, thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý của giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai
Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính
về đất đai
Trang 12Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI
1.1 Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai
1.1.1 Khiếu nại hành chính và đặc điểm của khiếu nại hành chính
Khiếu nại là một hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội và được xem như là sự phản ứng tự nhiên của con người trước việc làm nào đó, mà người khiếu nại cho rằng việc làm đó không phù hợp với các chuẩn mực trong đời sống xã hội, xâm phạm tới quyền, lợi ích của mình
Trong ngôn ngữ tiếng Việt, khiếu nại có nghĩa là đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý [31, 483] Đặt trong mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, có quan niệm cho rằng: "Khiếu nại là một hình thức công dân hướng đến các cơ quan nhà nước, hay tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang khi thấy quyết định hay hành vi xâm phạm tới quyền, lợi ích của mình" [22, 402]
Trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, khiếu nại được hiểu như sau: “Khiếu nại hành chính là việc cá nhân hay tổ chức đề nghị cơ quan hành chính nhà nước xem xét, sửa chữa một hành vi hay một quyết định hành chính
mà họ cho là hành vi và quyết định đó không đúng pháp luật, gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ…” [28, 506]
Tuy có quan niệm rộng, hẹp và cách tiếp cận khác nhau, nhưng các quan niệm nêu trên đều có điểm chung: Khiếu nại là một hình thức phản ứng của công dân trước các quyết định, hành vi của cơ quan nhà nước, của người
có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó mà theo họ là xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Như vậy, khiếu nại hành chính được hiểu là việc công dân, cơ quan,
tổ chức, cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết
Trang 13định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ rằng quyết định hoặc hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Từ khái niệm trên, khiếu nại hành chính có các đặc điểm sau đây:
Một là, chủ thể thực hiện khiếu nại hành chính có thể là cá nhân, cơ
quan hay tổ chức (tổ chức trong nước hoặc tổ chức nước ngoài) có quyền lợi
bị xâm hại bởi một quyết định hành chính, hành vi hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành
Công dân thực hiện quyền khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ Công dân là người chưa thành niên, người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thông qua người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại; khi thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải có giấy tờ để chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình
Người ốm đau, già yếu, người có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì có thể ủy quyền cho người đại diện là cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để thực hiện việc khiếu nại; việc ủy quyền khiếu nại phải lập thành văn bản có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi người ủy quyền hoặc nơi người được ủy quyền cư trú
Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là thủ trưởng cơ quan đó
Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là người đứng đầu tổ chức được quy định trong quyết định thành lập hoặc trong điều lệ của tổ chức
Hai là, đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính hay hành vi hành
chính bị khiếu nại
Trang 14Quyết định hành chính được hiểu là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền, được thực hiện trên cơ sở
và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách
Quyết định hành chính gồm các loại: quyết định chủ đạo (quyết định chính sách), quyết định quy phạm và quyết định cá biệt Quyết định chủ đạo
và quyết định quy phạm luôn thể hiện bằng hình thức văn bản do cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành Quyết định cá biệt chủ yếu được ban hành dưới hình thức văn bản
Theo Khoản 8 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 thì quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể
Như vậy, quyết định hành chính là đối tượng khiếu nại hành chính chỉ bao gồm các quyết định hành chính cá biệt được thể hiện thành văn bản Quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm không phải là đối tượng khiếu nại
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật (Khoản 9 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011)
Ba là, khiếu nại hành chính là khiếu nại về tính hợp pháp của quyết
định hành chính, hành vi hành chính, chủ yếu do chủ thể quản lý hành chính nhà nước giải quyết trên cơ sở xem xét tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính, được thực hiện theo thủ tục hành chính
Trang 15Nó khác với khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp, ở đó, khiếu nại tư pháp là khiếu nại về tính hợp pháp của quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, chủ yếu do các
cơ quan tư pháp như Toà án, Viện kiểm sát, các cơ quan điều tra thực hiện, và được giải quyết trên cơ sở xem xét tính hợp pháp của các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng đó; được theo thủ tục tư pháp
1.1.2 Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, đặc điểm của giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, gắn liền với mọi hoạt động của con người trong phát triển kinh tế- xã hội, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng Vì vậy, đất đai là vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội, là vấn đề bức xúc đối với người dân
do liên quan tới lợi ích của từng cá nhân cũng như tổ chức, cộng đồng xã hội đồng thời là lĩnh vực xảy ra nhiều khiếu nại nhất Khiếu nại hành chính về đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội, có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung
Khiếu nại hành chính về đất đai phát sinh giữa chủ thể quản lý nhà nước về đất đai là các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền với đối tượng quản lý là người sử dụng đất Khiếu nại hành chính về đất đai được hiểu là quyền của người sử dụng đất theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xem xét lại quyết định hành chính, hành
vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Khiếu nại hành chính về đất đai có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Một là, chủ thể của khiếu nại hành chính đất đai là người sử dụng đất
Đó là các tổ chức; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ
Trang 16chức, cá nhân người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; người Việt Nam định
cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền
sử dụng đất hay cho phép được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam Người sử dụng đất được quyền tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại về những quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình
Hai là, đối tượng của khiếu nại trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất
đai là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể như sau:
- Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm: + Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; + Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất;
- Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi trách nhiệm trong việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính
Ba là, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai
xảy ra hầu hết ở các địa phương, là loại khiếu nại có tính chất phức tạp về tính chất vụ việc khiếu nại cũng như số lượng người tham gia khiếu nại
Với những đặc điểm nêu trên, nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi thực hiện khiếu nại hành chính đồng thời khắc phục
và xử lý các sai phạm, khuyết điểm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đòi hỏi công tác giải quyết khiếu nại hành chính phải được thực hiện một cách nghiệm túc, đảm bảo pháp chế, kỷ cương trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
Trang 17Trong lĩnh vực quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại hành chính
có thể hiểu là việc cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước áp dụng những quy định của phap luật về khiếu nại, về đất đai để giải quyết các khiếu nại phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người khiếu nại
Giải quyết khiếu nại hành chính có các đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo con đường hành
chính, chủ yếu do cơ quan hành chính thực hiện và theo thủ tục hành chính Chúng khác cơ bản về tính chất với các quan hệ xã hội trong việc giải quyết khiếu nại hay khiếu kiện hành chính do Toà án giải quyết Các quan hệ xã hội trong việc xem xét các khiếu nại (hoặc khiếu kiện) hành chính do Toà án thực hiện là các quan hệ xã hội mang tính chất tư pháp
Thứ hai, chế định giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai là chế định
mang tính chất bảo vệ pháp luật đất đai Cụ thể, đây là chế định bảo vệ và khôi phục quyền công dân trước các khả năng xâm hại từ phía các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về đất đai Việc này người khiếu nại không thể tự làm bởi họ không được sử dụng quyền lực nhà nước trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại cho nên họ phải
đề nghị cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành theo thủ tục pháp luật quy định
Thứ ba, chế định giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tuy cùng là
các chế định có tính chất bảo vệ pháp luật về đất đai trong ngành luật hành chính như: Chế định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, chế định trách nhiệm kỷ luật hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai nhưng nội dung, tính chất vẫn có sự khác biệt Điểm khác biệt chủ yếu là trong chế định giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, công dân chủ động phản ứng trước quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ
Trang 18quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai khi có căn cứ rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình Còn đối với những chế định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, chế định trách nhiệm kỷ luật hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ động phản ứng trước các hành vi hành chính trái pháp luật
1.2 Các yêu cầu đối với giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, Điều 30 Hiến pháp 2013 ghi nhận:
"1 Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân
2 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật"
Khiếu nại hành chính là công cụ mà thông qua đó cá nhân, tổ chức thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước khả năng vi phạm từ phía các cán bộ, công chức nhà nước trong lĩnh vực hành chính nhà nước; và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm tiếp nhận
và giải quyết vụ việc theo các nguyên tắc của pháp luật: khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời Để hoạt động giải quyết khiếu nại được thực hiện một cách có hiệu quả nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, giải quyết khiếu nại hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật: yêu cầu này đòi hỏi các cơ quan hành chính Nhà nước và
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải nghiêm chỉnh thực hiện đầy
đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật về khiếu nại và pháp luật đất đai có liên quan Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật
Trang 19Thứ hai, giải quyết khiếu nại hành chính phải được thực hiện một cách công khai, dân chủ: Yêu cầu công khai đòi hỏi việc giải quyết khiếu nại của
cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền phải giải quyết khiếu nại công khai, người khiếu nại biết được các khâu, các bước trong việc giải quyết khiếu nại, được tiếp cận các thông tin, cơ sở mà cơ quan có thẩm quyền căn cứ để giải quyết khiếu nại, đưa ra các chứng cứ chứng cứ chứng minh yêu cầu người giải quyết khiếu nại xem xét, cũng như biết được các cơ sở để thực hiện quyền khiếu nại tiếp theo Nguyên tắc công khai cũng giúp cho hạn chế tiêu cực trong giải quyết khiếu nại cũng như hạn chế tình trạng quan liêu, chủ quan trong giải quyết khiếu nại Bên cạnh đó, hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính cũng phải được tiến hành một cách dân chủ, thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân Theo đó thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hành chính phải thể hiện đầy đủ những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại Tăng cường đối thoại giữa người khiếu nại với người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại được công khai trình bày ý kiến của mình; được tranh luận, đối thoại trực tiếp với người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại; được cung cấp những thông tin về kết quả thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, kết luận vụ việc
và kết quả giải quyết vụ việc khiếu nại Đồng thời trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, sự tham gia của luật sư, trợ giúp viên pháp lý là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
Thứ ba, giải quyết khiếu nại hành chính phải được xem xét và đánh giá khách quan: Trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật như tiến hành thủ tục thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, giám định, tiếp xúc gặp gỡ người khiếu nại, người có quyền lợi,
Trang 20nghĩa vụ liên quan, tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại Các thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại phải được nghiên cứu đầy
đủ, kỹ lưỡng để đánh giá một cách khách quan và toàn diện về vụ việc khiếu nại, trên cơ sở đó ra quyết định giải quyết đúng đắn
Thứ tư, giải quyết kịp thời, nhanh chóng các khiếu nại hành chính của công dân: Luật khiếu nại quy định đầy đủ về trình tự, thời gian các cơ quan,
cá nhân có thẩm quyền phải giải quyết khiếu nại của công dân Tuân thủ nguyên tắc này có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần khẩn trương xác minh, thẩm tra để ban hành quyết định giải quyết khiếu nại của công dân trong thời gian sớm nhất nhằm khôi phục một cách kịp thời quyền và lợi ích của người khiếu nại hoặc ngăn chặn kịp thời các hậu quả do quyết định hành chính và hành vi hành chính bị khiếu nại gây ra
1.3 Cơ sở pháp lý của giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai
1.3.1 Quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Luật Khiếu nại 2011, thẩm
quyền giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai được xác định như sau:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã):
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền;
Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường: Giải quyết khiếu nại lần đầu
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền;
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện): Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền; giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai lần hai đối với quyết định mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường đã giải quyết lần
Trang 21đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường: Giải quyết khiếu nại lần đầu
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai mà Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Tài nguyên
và môi trường đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường: Giải quyết khiếu nại lần đầu
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết
So với các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính của Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 ban hành đã khắc phục những mâu thuẫn với Luật Khiếu nại 2011, cụ thể như sau:
Theo quy định của khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011: Người khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có
Trang 22quyền khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính, cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện
vụ án hành chính tại Tòa án
Tuy nhiên, điểm a khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai 2003 lại quy định: Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng
Rõ ràng quy định tại hai văn bản pháp luật trên có sự mâu thuẫn nhau, quy định của Luật Khiếu nại 2011 đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại khi chịu sự xâm phạm của các quyết định hành chính, hành
vi hành chính trái pháp luật bằng việc khi cho phép người khiếu nại đi đến phương thức khiếu nại cuối cùng bằng con đường Tòa án khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trong khi đó, theo quy định của Luật đất đai 2003: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng Cụm từ “quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng” được giải thích là
Trang 23quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp Quy định này vô hình chung
“tước” đi quyền khiếu nại tiếp theo của người khiếu nại, do đó với yêu cầu được sửa đổi sao cho thống nhất và đảm bảo quyền lợi của người khiếu nại, Luật đất đai sửa đổi 2013 đã quy định: Mọi trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính tuân theo quy định của pháp luật khiếu nại
Liên quan đến quy định về quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khoản 3 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định: nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án, trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, người khiếu nại vẫn có quyền khởi kiện tiếp ra Toà án Nhưng điểm b khoản 2 Luật Đất đai 2003 lại quy định: Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân Có thể thấy rằng trường hợp này, người khiếu nại chỉ có một lựa chọn là khởi kiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra Toà án
Quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai 2003 không có sự đồng bộ với Luật Khiếu nại 2011 về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính Khắc phục những mâu thuẫn trên, Luật Đất đai sửa đổi 2013 đã quy định về trình
tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại tạo sự thống nhất với các quy định về thẩm quyền trong Luật khiếu nại 2011
Trang 24Mặc dù những quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính
về đất đai của Luật Đất đai 2013 đã có những sửa đổi để thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan, nhưng nó vẫn còn những vướng mắc Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính trong quản lý đất đai và thẩm quyền giải quyết các khiếu nại về đất đai chủ yếu tập trung ở cấp địa phương, Chú tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về quyết định giải quyết khiếu nại Tuy nhiên, Chủ tịch UBND các cấp này lại là người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu nại, nhưng lại phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm việc này Vì vậy để tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính, cơ quan thanh tra được xác định là cơ quan tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp Theo quy định của pháp luật, cơ quan thanh tra hành chính các cấp không trực tiếp giải quyết khiếu nại (ngoại trừ Tổng Thanh tra Chính phủ giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết lần đầu của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ nhưng còn khiếu nại), nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính, cơ quan thanh tra làm nhiệm vụ xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp Quá trình này ảnh hưởng lớn đến việc ra Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước
Trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, cơ quan thanh tra các cấp là cơ quan chuyên trách có trách nhiệm xác minh, kết luận
về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp là đúng hay sai nhưng chỉ giữ vai trò tham mưu cho Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp đó Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính thì lại không phải
Trang 25là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình xác minh, thanh tra, kết luận vụ việc Mặt khác, theo quy định pháp luật, thanh tra cấp tỉnh và cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại Điều 20 và điều 26 Luật Thanh tra 2010 cũng quy định Thanh tra cấp tỉnh và cấp huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp Như vậy với vai trò kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua việc thực hiện các chức năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhưng tổ chức của cơ quan Thanh tra lại nằm phụ thuộc quá nhiều vào Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp từ bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch thanh tra viên, cho đến xây dựng cơ cấu tổ chức, biên chế hành chính, kinh phí hoạt động … đều do Thủ trưởng cơ quan hành chính quyết định điều này ảnh hưởng đến tính chủ động, tính độc lập cần thiết của hoạt động thanh tra Các cơ quan thanh tra chỉ dừng lại ở quyền kiến nghị cho nên tính hiệu quả thường không cao và phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị được các cơ quan thanh tra kiến nghị
1.3.2 Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai
Quá trình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai được tiến hành qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có nhiệm vụ riêng mang tính đặc thù về phạm
vi hoạt động giải quyết, do đó trong mỗi giai đoạn cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền lại thực hiện theo những trình tự, thủ tục khác nhau Các giai đoạn này có tính độc lập tương đối, đồng thời có quan hệ khăng khít và mật thiết với nhau
Thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của công dân
có thể chia ra thành ba giai đoạn và trong mỗi giai đoạn có những hành vi mang tính pháp lý quan hệ mật thiết với nhau: Giai đoạn tiếp nhận, thụ lý khiếu nại; giai đoạn xử lý vụ việc và ra quyết định giải quyết khiếu nại; giai
Trang 26đoạn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại Trong mỗi giai đoạn, việc giải
quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước đều phải thực hiện bằng hàng loạt hành
động nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, cụ thể như sau:
Giai đoạn tiếp nhận và thụ lý vụ việc khiếu nại
Tiếp nhận và thụ lý vụ việc khiếu nại là hoạt động khởi đầu của tiến
trình thực hiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân, là cầu nối
giữa Nhà nước và nhân dân Do đó hoạt động tiếp nhận khiếu nại phải được
tiến hành theo thủ tục chặt chẽ, công khai và dân chủ, thể hiện bản chất Nhà
nước của dân, do dân và vì dân Thực chất việc tiếp nhận và thụ lý vụ việc
khiếu nại là giai đoạn mở thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân
Khác với các loại thủ tục hành chính khác, việc mở thủ tục có thể do chính cơ
quan tiến hành thủ tục thực hiện, còn trong hoạt động giải quyết khiếu nại thì
việc mở thủ tục là theo đơn khiếu nại của công dân hoặc theo yêu cầu, đề
nghị của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể, cơ quan thông tin
đại chúng hoặc của các Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân Việc
tiếp nhận và thụ lý vụ việc không chỉ xác lập mối quan hệ pháp luật khiếu nại
giữa công dân với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, mà còn thể
hiện sự thừa nhận về “lỗi quản lý”, “lỗi hành vi” của cơ quan hành chính nhà
nước đối với người khiếu nại Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tư cách chủ thể của người tham gia thủ tục pháp lý giải quyết
khiếu nại của công dân, xem xét sự kiện pháp lý làm phát sinh khiếu nại, các
điều kiện đảm bảo để thụ lý vụ việc
Hoạt động của giai đoạn này giúp cho cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền và người khiếu nại biết được tính hợp pháp, hợp lý của nội dung
khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, là mốc thời gian để xác định thời
hạn giải quyết khiếu nại và là cơ sở để người khiếu nại có thể giám sát được
Trang 27quá trình thực hiện giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền Kết quả hoạt động của giai đoạn này giúp cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong cơ quan hành chính nhà nước đề ra các phương án hành vi cụ thể cho các hoạt động trong giai đoạn tiếp theo
Tiếp công dân có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xem xét, tiếp nhận giải quyết khiếu nại Hoạt động này không độc lập tách rời việc giải quyết các khiếu nại mà gắn liền với việc thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nói chung và thanh tra nói riêng Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế trong các quy định pháp luật liên quan đến công tác tiếp công dân
Theo quy định tại Điều 61 Luật Khiếu nại 2011 về trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức: Thủ trưởng cơ quan nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp tiếp công dân định kỳ, Chánh thanh tra các cấp có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên theo quy định của pháp luật Quy định trên được hiểu là cơ quan thanh tra hành chính được giao nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên bởi vì một mặt
cơ quan thanh tra có thẩm quyền và trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng cùng cấp giải quyết khiếu nại; quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại Mặt khác, nắm chắc các thông tin về việc thực hiện chính sách, pháp luật, tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại nên các cơ quan thanh tra sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc hướng dẫn, giải thích cho người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình góp phần hạn chế khiếu nại phát sinh vượt cấp, đông người… Cơ quan Thanh tra hành chính bố trí cán bộ tiếp dân có năng lực, trình độ, am hiểu chính sách, pháp luật để có thể hướng dẫn, giải thích trực tiếp ngay cho công dân Đồng thời cơ quan Thanh tra hành chính phải có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình về việc thực hiện tiếp dân của các cơ quan hành chính, thanh tra việc thực hiện pháp luật trong công tác tiếp dân
Trang 28Tuy nhiên, thực tế là sự tham gia của thanh tra hành chính trong công tác tiếp công dân còn nhiều hạn chế, Ban tiếp dân ở cơ quan hành chính các cấp chủ yếu là những công chức không có chuyên môn sâu về pháp luật liên quan đến các vấn đề đất đai, khiếu nại nên công tác tiếp dân chưa đạt hiệu quả như mong muốn Trong Luật Tiếp công dân 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tiếp công dân cũng chưa có một quy định nào về tiêu chuẩn cán bộ trong ban tiếp công dân
Giai đoạn xác minh và kết luận vụ việc khiếu nại
Đây là giai đoạn chủ yếu và trung tâm của thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân Kết quả hoạt động của giai đoạn này quyết định tới
“số phận” của vụ việc và các bước thực hiện tiếp theo trong các giai đoạn sau này Thực chất của các hoạt động trong giai đoạn này là thực hiện điều tra theo thủ tục hành chính, nhằm mục đích làm sáng tỏ vụ việc khiếu nại của công dân, đánh giá một cách khách quan và toàn diện về vụ việc khiếu nại trên cơ sở hồ sơ, chứng cứ thu thập, kết quả đối thoại, kết quả giám định… Trong giai đoạn này, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành hàng loạt thủ tục theo một trình tự nhất định: tiến hành thủ tục thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, giám định, tiếp xúc gặp gỡ người khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và kết luận vụ việc để ra quyết định giải quyết khiếu nại Các hoạt động này đòi hỏi phải được thực hiện thận trọng, tỉ mỉ, chính xác; phải tiến hành một cách khách quan, công khai, dân chủ và minh bạch Kết quả của các hoạt động nêu trên sẽ là cơ sở pháp lý để người có thẩm quyền thực hiện việc lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng với tình trạng của vụ việc để ra quyết định giải quyết khiếu nại Việc ra quyết định giải quyết khiếu nại có ý nghĩa quan trọng, không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước mà nó có thể kết thúc một giai đoạn khiếu nại, một vụ việc
Trang 29khiếu nại của công dân và cũng có thể làm phát sinh các khiếu nại tiếp theo tới cơ quan hành chính nhà nước cấp trên hoặc làm phát sinh khiếu kiện hành chính tại Toà án
Trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai thì việc gặp
gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại là rất hữu ích nhằm làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và đưa ra hướng giải quyết khiếu nại Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 30 Luật Khiếu nại 2011 quy định: Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại Quy định này được hiểu là, chỉ trong trường hợp yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì mới tổ chức đối thoại, ngoài ra theo khoản 3 và khoản 4 Điều 30 liên quan đến trình tự đối thoại và biên bản đối thoại cũng không hề nhắc tới đến người bị khiếu nại trong quá trình đối thoại Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật chưa có quy định nào bắt buộc người bị khiếu nại phải tham gia đối thoại trực tiếp với người khiếu nại Hơn nữa, các khiếu nại hành chính về đất đai thường liên quan đến Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước vì vậy việc tham gia đối thoại của họ càng khó thực hiện hơn, và thường là cơ quan Thanh tra hoặc các cơ quan chuyên môn sẽ thực hiện việc đối thoại này Nhiều quyết định giải quyết khiếu nại chưa được giải quyết triệt để khiến người dân không thỏa mãn với các quyết định giải quyết và tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn
Pháp luật khiếu nại hiện hành quy định người khiếu nại chỉ được nhờ luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại Trên thực tế, rất ít vụ việc có luật sư tham gia vào quá trình giải quyết khiếu
Trang 30nại Thông thường, người dân chỉ nhờ luật sư tư vấn soạn đơn mà không có điều kiện thuê luật sư tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích của họ Các chủ thể được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho Trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng giới hạn ở các đối tượng là đối tượng chính sách, người nghèo, người già yếu cô đơn, đồng bào dân tộc thiểu số Trong khi ở các vụ việc khiếu nại hành chính nhiều người khiếu nại không thuộc các đối tượng trên và cũng không có điều kiện để thuê luật sư trợ giúp cho họ Quy định trên đã hạn chế quyền của người khiếu nại, cũng như chưa đề cao vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp như: Hội luật gia, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh trong việc tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước chưa đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch; chưa tạo ra cơ chế tranh luận bình đẳng trong quá trình giải quyết Trong thực tế, cơ quan hành chính thụ lý, thẩm tra, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết một cách đơn phương, người khiếu nại hầu như ít có điều kiện tiếp cận các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc; vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chình chính chưa được thể hiện đầy đủ
Về thời hạn giải quyết khiếu nại, theo quy định của Luật khiếu nại 2011: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày,
kể từ ngày thụ lý Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều vụ việc khiếu nại mà
Trang 31thời gian giải quyết kéo dài do tính chất phức tạp của vụ việc, quá trình thẩm tra, xác minh gặp khó khăn mất nhiều thời gian, quy trình giải quyết thường phải qua nhiều khâu, nhiều cơ quan tham gia Kết quả là nếu chấp hành đúng thời hạn sẽ không thể có kết quả tốt hoặc cũng có thể hết thời hạn mà vụ việc khiếu nại chưa được giải quyết vì không đủ thời gian để thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ tài liệu, phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan Đồng thời, việc pháp luật quy định trường hợp khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp do hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết đã vô tình dẫn đến tình trạng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không tập trung chỉ đạo giải quyết, né tránh trách nhiệm khiến tình trạng công dân phải gửi đơn khiếu nại lên cấp trên ngày càng tăng
Pháp luật hiện hành cũng chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan hành chính, của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, chưa quy định rõ biện pháp chế tài xử lý đối với cơ quan hành chính, thủ trưởng, cơ quan hành chính, cán bộ, công chức nhà nước để chậm trễ hoặc không giải quyết khiếu nại của người dân Do vậy, thủ trưởng
cơ quan hành chính nhà nước ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm tới việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại hành chính, còn thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo tiếp nhận và giải quyết khiếu nại kịp thời cho người dân nhưng không bị xử lý
Giai đoạn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại là giai đoạn kết thúc thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân, kết thúc vụ việc khiếu nại, khi
mà các chủ thể tham gia quan hệ đều tuân thủ nghiêm chỉnh yêu cầu của pháp luật, quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành hợp pháp và hợp lý, không bị khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính
Trang 32Giai đoạn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay có không ít quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được tổ chức thi hành nghiêm túc Quyết định giải quyết khiếu nại sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không được trở thành hiện thực, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước không được bảo đảm Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại phải được tổ chức công khai theo đúng trình tự, thủ tục và trong thời hạn luật định Do tính chất của mỗi vụ việc khiếu nại, việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại cũng phải được bảo đảm về hình thức, quy mô tổ chức, cách thức tiến hành cho phù hợp với từng hoàn cảnh và khả năng thi hành quyết định của mỗi chủ thể
Để việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đạt hiệu quả, điều căn bản, cốt yếu nhất là các quyết định giải quyết khiếu nại phải "thấu tình, đạt lý" giải quyết triệt để các sai phạm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người khiếu nại Để đạt được điều này đỏi hỏi phải có cơ chế giám sát việc giải quyết các khiếu nại hành chính chặt chẽ Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính của cho thấy sự giám sát của xã hội đối với việc thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính còn rất hạn chế Các
vụ việc khiếu nại hành chính tồn đọng, kéo dài hầu như không có sự giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận
và Ban thanh tra nhân dân Nguyên nhân chính là do quy định của pháp luật
về vai trò giám sát của xã hội đối với việc thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính chưa cụ thể Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và các tổ chức thanh tra nhân dân nhưng Luật Khiếu nại 2011 không có quy định về giám sát của các Ban thanh tra nhân dân Đây là một điểm còn thiếu sót khi xây dựng Luật Khiếu nại 2011 Bên cạnh đó, pháp luật chỉ quy định cơ quan, tổ chức có
Trang 33thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính thông báo kết quả giải quyết và trả lời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã chuyển đơn khiếu nại nhưng không có quy định giải trình về việc giải quyết khiếu nại hành chính
Mặt khác cơ quan hành chính nhà nước và các cấp chính quyền phải phối hợp chặt chẽ vận động, thuyết phục, giải thích, hướng dẫn cho người khiếu nại và những người có liên quan tự nguyện chấp hành, thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính được thực hiện khi đã áp dụng các phương pháp vận động, thuyết phục, giải thích mà người khiếu nại và những người có liên quan không tự nguyện thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
Trên đây là ba giai đoạn thực hiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của công dân Chúng có liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau khi thực hiện chức năng của cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết các khiếu nại hành chính của công dân với sự quán triệt các nguyên tắc chung: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc công khai và dân chủ, nguyên tắc nhanh chóng và kịp thời
Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai theo Luật Khiếu nại năm
2011 được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 34Thụ lý giải quyết KN
KN không đủ ĐK thụ lý hoặc đủ ĐK thụ lý
nhưng không thuộc thẩm quyền KN đủ ĐK thụ lý, thuộc thẩm quyền
Kiểm tra lại QĐ bị KN
Nếu KN đúng Chưa đủ cơ sở kết luận nội dung KN
Lập kế hoạch xác minh
Tổ chức xác minh
Công bố QĐ xác minh
Làm việc với người KN, người bị KN,
CQ, đơn vị, CN có liên quan
Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng xác minh thực tế, trưng cầu giám định
Báo cáo kết quả xác minh
Nếu yêu cầu của người KN và KQ xác
minh giống nhau
Tổ chức đối thoại
Ban hành QĐ giải quyết KN, gửi và công khai QĐ
Trang 35Kết luận chương 1
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, vấn đề đặt ra hàng đầu là phải có cơ chế pháp luật hữu hiệu có khả năng bảo vệ cao nhất quyền của công dân Xuất phát từ
đó, việc nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, các yêu cầu đối với pháp luật khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai nói riêng trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cần thiết Điều đó tạo cơ sở cho việc xem xét, đánh giá pháp luật khiếu nại hiện hành ở nước ta và cũng như kiến nghị các giải pháp hoàn chỉnh pháp luật khiếu nại nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong điều kiện Nhà nước pháp quyền ở nước ta
Trang 36Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH
2.1 Điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Thị xã Tam Điệp nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Ninh Bình, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng của đất nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng; là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thị xã
có nhiều tiềm năng lợi thế, đặc biệt là lợi thế trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị
Thị xã cũng là đầu mối giao thông cửa ngõ của vùng Bắc Trung Bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng, là địa bàn trung chuyển và giữ vai trò cửa ngõ bốn phương: ra đồng bằng Bắc Bộ, vào lãnh thổ miền Trung, lên Tây Bắc hay xuống biển Đông với vị trí giao thông Bắc Nam rất thuận lợi, có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua với ga Ghềnh và ga Đồng Giao; Quốc lộ 12B đi Nho Quan, lên Hòa Bình, theo Quốc lộ 6 lên các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc
Địa giới hành chính thị xã Tam Điệp:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Nho Quan và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình;
- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình;
- Phía Nam và Tây Nam giáp thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Thị xã Tam Điệp có diện tích tự nhiên là 104,979 km2
và dân số là 56.900 người Thị xã có 09 đơn vị hành chính cấp xã gồm 05 phường nội thị: Bắc Sơn, Trung Sơn, Nam Sơn, Tân Bình, Tây Sơn và 04 xã ngoại thị: Quang Sơn, Yên Sơn, Đông Sơn, Yên Bình
Trang 37Thị xã Tam Điệp thuộc vùng sơn địa và bán sơn địa, có địa hình phức tạp vùng núi đá vôi tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc và Tây Nam, đồi dốc, ruộng trũng; nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng núi phía Bắc, nhưng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chia thành bốn mùa rõ rệt Thị xã có sông Bến Đang, có dòng suối Rồng và 03 hồ khá lớn (hồ Yên Thắng, hồ Mùa Thu, hồ Đoòng Đèn) Ngoài ra, còn một số hồ diện tích không lớn nhưng rất quan trọng bởi vai trò ngăn lũ, tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và điều hòa môi trường khí hậu như hồ Núi Vá (xã Quang Sơn), hồ Lì, hồ Bống, hồ Sòng Cầu (xã Yên Sơn)
Tài nguyên than bùn với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở xã Quang Sơn; tài nguyên nước ngầm của cả tỉnh Ninh Bình tập trung ở thị xã Tam Điệp với trữ lượng rất lớn, tổng lượng nước ngầm lên tới 112.183m3
/ngày Tài nguyên rừng ở thị xã Tam Điệp chủ yếu là rừng tái sinh và núi đá có cây Tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng: đất sét được phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp và đồng bằng thuộc xã Yên Sơn, Đông Sơn và phường Tân Bình dùng để sản xuất gạch ngói Diện tích đất nông nghiệp có độ phì nhiêu khá, thuận lợi cho thâm canh cây lúa và phát triển cây công nghiệp như: dứa, chè, cà phê, nhãn, vải, lạc tiên phục vụ công nghiệp chế biến rau quả thực phẩm
Trữ lượng đá vôi lớn rất tốt cho công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng, cùng với sự thuận tiện trong giao thông khi nằm trên trục quốc lộ 1A là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển thị xã Với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng trong những năm gần đây, thị xã đã và đang có những bước phát triển đáng kể về mọi mặt nhưng cùng với đó lại đối mặt với nhiều vấn đề, một trong số đó là tình hình khiếu nại của nhân dân về đất đai
2.2 Tình hình khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính
về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
2.2.1 Tình hình khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn
Trang 38Bảng 2.1: Số liệu thống kê đơn thư khiếu nại về đất đai ở thị xã Tam Điệp,
tỉnh Ninh Bình từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2015
Năm Lượt tiếp
vụ việc khiếu nại đông người với tổng số 520 lượt người như vụ việc Tiểu dự
án Nút giao giữa đường sắt Bắc Nam với Quốc lộ 1A tại thị xã Tam Điệp, Mỏ sét Trà Tu Đến 06 tháng đầu năm 2015, các vụ việc khiếu nại trên địa bàn về
cơ bản đã giảm đi rất nhiều so với cùng kỳ năm 2014 do vụ việc khiếu nại về đất đai liên quan đến Tiểu dự án Nút giao giữa đường sắt Bắc Nam với Quốc
lộ 1A đã được chỉ đạo khẩn trương giải quyết và cũng không xảy ra vụ việc khiếu nại đông người nào
Trang 39Trong 03 năm từ 2011 đến 2013, toàn thị xã đã tiếp nhận 237 đơn trong
đó có 227 đơn là đơn khiếu nại, đề nghị, các đơn thuộc thẩm quyền là 192 đơn, không thuộc thẩm quyền là 45 đơn Cụ thể là:
- UBND thị xã, các phòng, đơn vị thuộc thị xã đã tiếp nhận 95 đơn, số đơn thuộc thẩm quyền 71 đơn, không thuộc thẩm quyền 24 đơn;
- UBND xã, phường tiếp nhận 142 đơn, số đơn thuộc thẩm quyền là
121 đơn, không thuộc thẩm quyền 24 đơn
Năm 2014, toàn thị xã đã tiếp nhận 233 đơn, tăng 137 đơn so với năm
2013, số vụ thuộc thẩm quyền 203 vụ (kiến nghị, đề nghị: 147 vụ, khiếu nại:
55 vụ), không thuộc thẩm quyền 30 vụ Cụ thể UBND thị xã, các phòng, đơn
vị thuộc thị xã đã tiếp nhận 179 đơn, trong đó có 161 đơn thuộc thẩm quyền;
18 đơn không thuộc thẩm quyền và đã chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết và thông báo cho công dân; UBND xã, phường tiếp nhận 54 đơn, thuộc thẩm quyền là 42 đơn, không thuộc thẩm quyền 12 đơn Hầu hết các nội dung khiếu nại chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực đất đai liên quan đến việc thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Có thể thấy, tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp đang có xu hướng tăng lên qua từng năm, nội dung của các khiếu nại vẫn chủ yếu liên quan đến vấn đề thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hầu hết các khiếu nại liên quan đến đất đai, ban đầu công dân đều có kiến nghị, phản ánh theo đúng trình tự thủ tục đến Ban tiếp dân của xã, phường hoặc trụ sở tiếp dân của Thị xã Vụ việc khiếu nại thường diễn biến gay gắt khi người khiếu nại cho rằng kết quả đối thoại, trả lời của cơ quan có thẩm quyền giải quyết không thỏa đáng đối với
họ Đối với những quyết định hành chính trong việc thu hồi đất để thực hiện
dự án, bồi thường giải phóng mặt bằng; người khiếu nại thường có xu hướng
Trang 40tập trung đông người gây sức ép với cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính
và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên địa bàn Các vấn đề về trình tự thủ tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, vấn đề bồi thường và các chính sách hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng vẫn còn nhiều vướng mắc dẫn đến việc người dân khiếu nại đông người và vượt cấp Điển hình là hai vụ việc khiếu nại sau đây:
Năm 2006, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 317/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu mỏ đá,
mỏ sét cho Nhà máy xi măng Hướng Dương (thuộc Công ty Cổ phần Pomihoa), theo đó đất lâm nghiệp của 22 hộ dân thuộc thôn 12 (xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) đang sử dụng nằm trong quy hoạch mỏ Nguồn gốc đất của các hộ này là đất khai hoang vùng kinh tế mới từ năm 1995, đến năm 1998, các hộ được Nhà nước giao đất theo chương trình di dân vào vùng Dự án 773 và Dự án 327 trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc Từ năm 2007, chính quyền Thị xã đã cho người xuống thăm dò và khảo sát vùng đất này để thực hiện dự án khai thác đất sét đã được quy hoạch phục vụ Nhà máy xi măng Hướng Dương Đến năm 2010, UBND thị xã Tam Điệp ban hành các Quyết định về việc giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân Trong các quyết định này, chính quyền đã “tự ý” chuyênt tên một phần hoặc toàn
bộ diện tích đất rừng của người dân cho Nhà máy xi măng Hướng Dương Cụ thể như trường hợp gia đình ông Đỗ Văn Lộc năm 1999 được chính quyền giao cho 6,3ha để thực hiện dự án rừng phòng hộ Đến năm 2010, UBND thị xã lại ban hành Quyết định số 1289/QĐ- UBND giao cho gia đình ông Lộc 4,1 ha đất rừng thuộc lô 6a+2b7 khoảnh 6 thuộc rừng sản xuất để sử dụng vào mục đích quản lý, bảo vệ
và phát triển, thời hạn sử dụng là 49 năm Số diện tích rừng còn lại