ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---VŨ HOÀNG XUÂN HÙNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI MỘT SỐ XÃ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-VŨ HOÀNG XUÂN HÙNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI MỘT SỐ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH,
TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Thái Nguyên - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-VŨ HOÀNG XUÂN HÙNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI MỘT SỐ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH,
TỈNH HÀ TĨNH
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số : 60.62.01.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng
CHỮ KÝ PHÒNG ĐÀO TẠO CHỮ KÝ KHOA CHUYÊN MÔN CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Thái Nguyên - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc ghi rõ
Học viên
Vũ Hoàng Xuân Hùng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các đơn vị, gia đình và bạn bè để tôi hoàn thành bản Luận văn của mình Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS TS
Nguyễn Hữu Hồng đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới UBND, Phòng NN&PTNT, Chi cục thống kê huyện Kỳ Anh và toàn thể cán bộ, nhân dân ở 3 xã Kỳ Hưng, Kỳ Thư và
Kỳ Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành Luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn!
Kỳ Anh, ngày tháng năm 2015
Học viên
Vũ Hoàng Xuân Hùng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu chung 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 4
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 4
3.1 Ý nghĩa khoa học 4
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
1.1.1.1 Nông thôn 6
1.1.1.2 Phát triển nông thôn 6
1.1.1.3 Khái niệm về nông thôn mới 7
1.1.1.4 Khái niệm về môi trường nông thôn 8
1.1.1.5 Các khái niệm thuật ngữ khác 9
1.1.2 Cơ sở lý luận 11
1.1.3 Nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới 11
1.1.3.1 Nội dung xây dựng nông thôn mới 11
1.1.3.2 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới 12
1.1.4 Nội dung xây dựng tiêu chí môi trường 12
1.1.4.1 Mục tiêu 13
Trang 61.1.4.2 Nội dung tiêu chí 17 (môi trường) 13
1.1.4.3 Mục tiêu thực hiện tiêu chí môi trường trên toàn quốc 15
1.1.4.4 Nhiệm vụ của tiêu chí môi trường 16
1.1.5 Các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường 16
1.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu trên thế giới và trong nước 17
1.2.1 Trên Thế giới 17
1.2.2 Ở Việt Nam 17
1.2.3 Tại khu vực nghiên cứu 20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 23
2.2 Nội dung nghiên cứu 23
2.3 Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 24
2.3.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có sẵn 24
2.3.1.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thông qua điều tra 25
2.3.2 Phương pháp phân tích 26
2.3.2.1 Phương pháp phân tổ 26
2.3.2.2 Phương pháp so sánh 26
2.3.2.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả 26
2.3.2.4 Phương pháp đồ thị 26
2.3.2.5 Phương pháp SWOT 26
2.3.2.6 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 27
3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 27
3.1.1.2 Điều kiện khí hậu tự nhiên 28
3.1.1.3 Đặc điểm đất đai và tình hình sử dụng đất đai 29
Trang 73.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31
3.1.2.1 Đặc điểm kinh tế 31
3.1.2.2 Đặc điểm xã hội 33
3.1.3 Đặc điểm các xã điều tra 36
3.1.3.1 Xã Kỳ Hưng 36
3.1.3.2 Xã Kỳ Văn 38
3.1.3.3 Xã Kỳ Thư 39
3.2 Đặc điểm các hộ nông dân điều tra 42
3.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động 42
3.2.2 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra 44
3.3 Thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường tại các xã và của huyện 45
3.3.1 Hiện trạng cấp nước 47
3.3.2 Các cơ sở sản xuất- kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường 53
3.3.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp 57
3.3.4 Tiêu chí nghĩa trang, nghĩa địa 62
3.3.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định 66
3.3.6 Sự tham gia của Nhà nước và người dân trong công tác môi trường 72
3.3.6.1 Sự tham gia của Nhà nước 72
3.3.6.2 Sự tham gia của người dân 73
3.3.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện tiêu chí môi trường 74
3.3.7.1 Cơ chế, chính sách liên quan đến vấn đề môi trường 74
3.3.7.2 Nhận thức của người dân địa phương 75
3.3.8 Đánh giá chung 76
3.3.8.1 Hiện trạng môi trường 76
3.3.8.2 Nhận thức của người dân về mối quan hệ giữa con người và môi trường 77
3.3.8.3 Các hoạt động Bảo vệ môi trường của địa phương 77
3.3.8.4 Các đề xuất của người dân tập trung vào nội dung sau 77
3.3.9 Giải pháp thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kỳ Anh 78
Trang 83.3.9.1 Giải pháp về quy hoạch 78
3.3.9.2 Giải pháp về Thông tin - Giáo dục - Truyền thông 78
3.3.9.3 Giải pháp về vốn 79
3.3.9.4 Giải pháp về chính sách 80
3.3.9.5 Giải pháp về công nghệ và kỹ thuật 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
1 Kết luận 82
2 Kiến nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Khoảng cách ly vệ sinh của nghĩa trang đến các công trình khác 14
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Kỳ Anh qua 3 năm 2012 - 2014 30
Bảng 3.2 Tình hình phát triển kinh tế huyện Kỳ Anh 3 năm 2012 - 2014 33
Bảng 3.3 Tình hình lao động huyện Kỳ Anh qua 3 năm 2012 - 2014 34
Bảng 3.4 Tài nguyên đất của xã Kỳ Thư 41
Bảng 3.5 Thông tin chung về các hộ nông dân điều tra 43
Bảng 3.6 Hiện trạng thực hiện tiêu chí môi trường tại 3 xã nghiên cứu và huyện Kỳ Anh giai đoạn 2012-2014 45
Bảng 3.7 Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh 46
Bảng 3.8 Danh sách các cơ sở cung cấp nước sạch tập trung huyện Kỳ Anh
năm 2014 47
Bảng 3.9 T lệ sử dụng nước hợp vệ sinh: 48
Bảng 3.10 Nguồn nước sử dụng để ăn, uống của các hộ điều tra 49
Bảng 3.11 Chất lượng nước sử dụng để ăn, uống của các hộ điều tra 50
Bảng 3.12 Chất lượng nước sử dụng để ăn, uống của các hộ điều tra 51
Bảng 3.13 Tổng hợp số hộ được sử dụng nước HVS theo từng loại hình: 52
Bảng 3.14 Tổng hợp hiện trạng các cơ sở kinh doanh: 53
Bảng 3.15 Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt 54
Bảng 3.16 Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư 55
Bảng 3.17 Tổng hợp hiện trạng các tổ chức thu gom, xử lý môi trường của 3 xã nghiên cứu 57
Bảng 3.18 Hoạt động làm suy giảm môi trường ở các địa bàn nghiên cứu 57
Bảng 3.19 Hoạt động bảo vệ môi trường ở các địa bàn nghiên cứu 60
Bảng 3.20 Tổng hợp hiện trạng nghĩa trang 63
Bảng 3.21 Tình hình xử lý rác thải của hộ dân 67
Bảng 3.22 Tình hình xử lý nước thải 68
Bảng 3.23 Kết quả đầu tư công tác môi trường của huyện và các xã điều tra giai đoạn 2012 - 2014 73
Bảng 3.24 Sự tham gia của người dân xây dựng các công trình và cải tạo
môi trường 73
Bảng 3.25 Nhận thức và hành vi của các hộ điều tra đối với môi trường 75
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Kỳ Anh 27
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Kỳ Anh qua 3 năm 2012 - 2014 33
Hình 3.3: Biểu đồ t lệ lao động các ngành của huyện qua 3 năm 2012 - 2014 34
Hình 3.4: Biểu đồ t lệ nguồn nước sử dụng các hộ điều tra 49
Hình 3.5: Biểu đồ chất lượng nguồn nước sử dụng các hộ điều tra 50
Hình 3.6: Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước máy 51
Hình 3.7: Biểu đồ cơ sở sản xuất kinh doanh 53
Hình 3.8: Biểu đồ các hoạt động suy giảm môi trường dân cư 58
Hình 3.9: Biểu đồ tình hình bảo vệ môi trường dân cư 60
Hình 3.10: Biểu đồ tình hình quy hoạch các nghĩa trang 64
Trang 11DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn do chất thải của các nhà máy, rác thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp Đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường nông thôn
Nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp, nông dân đang chiếm gần 74% dân số và chiếm đến 60,7% lao động xã hội “Thu nhập hộ nông dân hiện chỉ bằng 1/3 so với dân cư khu vực thành thị, ở vùng núi có tỉ lệ mù chữ trên 22,6%, hiện còn 2,25 triệu hộ nghèo (90% ở nông thôn), 300.000 hộ thường xuyên thiếu đói, 400.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh” Trong khi đó nông nghiệp nông thôn đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân với 20% GDP, trên 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu Mặc dù vậy, các chính sách phát triển nông nghiệp trước đây thường thiên về thúc đẩy phát triển ngành, có phần xem nhẹ vai trò, lợi ích của chủ thể chính, động lực chính của phát triển nông nghiệp là nông dân Phần lớn các chính sách hầu như chưa quan tâm xử lý tổng thể và hợp lý mối quan hệ giữa các vùng, các lĩnh vực trong ngành, giữa nông thôn và thành thị, chưa đặt ra và giải quyết triệt để mối quan hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn… Đây là nguyên nhân chủ yếu, khiến cho sau nhiều thập k chuyển đổi nền nông nghiệp sang thị trường, đến nay về cơ bản nông nghiệp, nông thôn Việt Nam vẫn mang tính khép kín, tự cấp tự túc
Khi nước ta gia nhập WTO, tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế lớn của khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn, đặt ra yêu cầu rất cao đối với nền kinh tế nước ta, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều thách thức nhất Trước yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay, thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã đến lúc đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá nông thôn Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông
Trang 13nghiệp và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển đất nước Tuy vậy, nhìn chung các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự hiệu quả, thiếu bền vững, ở nhiều mặt có thể nói chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, chưa đưa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thành sản xuất hàng hoá thực sự Một trong những nguyên nhân cơ bản là chưa định hướng rõ mô hình phát triển, thể hiện ở việc nhận thức chưa thấu đáo các vấn
đề như: Tầm nhìn (mục tiêu), mô hình phát triển, các nguồn lực và thiếu sự xác định lợi ích thực tế của các bên liên quan trong phát triển nông nghiệp nông thôn Vì vậy dẫn đến tình trạng thiếu cụ thể, thiếu tính khoa học trong quy trình hoạch định và triển khai chính sách; có nhiều chính sách, nhưng hiệu quả kinh tế, hiệu ứng xã hội của các chính sách không tương xứng với nguồn lực đầu tư, hoặc thiếu bền vững
Hiện nay môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp và nguy hại tới sức khỏe người dân Theo thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có khoảng 80% lượng rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn xả trực tiếp ra môi trường Ở nhiều vùng nông thôn, vệ sinh môi trường kém, chất thải người và gia súc chưa được xử lý hợp vệ sinh, tập quán dùng phân tươi bón ruộng làm phát tán các mầm bệnh có trong phân tươi ra môi trường xung quanh, gây những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên sức khoẻ con người, là nguyên nhân của các dịch bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như tả, lỵ, thương hàn Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới có vị trí chiến lược trong
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Xây dựng NTM không chỉ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mà còn phải bảo vệ được cảnh quan đặc trưng vùng nông thôn Thực hiện Chương trình đến năm 2015 có 20% số xã và đến 2020 có 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Nhận thức
rõ tầm quan trọng của môi trường nên nhiệm vụ bảo vệ môi trường được cụ thể hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -
2020 (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ), với 5 tiêu chí được xác định trong Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia chương trình nông thôn mới bao gồm: T lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia (đạt
Trang 1490%); các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Trong thời gian qua, để góp phần cải thiện môi trường, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành các Nghị Quyết, Chỉ thị, các Chương trình hành động, văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh ên cạnh đó để thực hiện tiêu chí về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, từ năm
2001 đến nay, U ND tỉnh đã 2 lần phê duyệt Quy hoạch và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
Kỳ Anh là huyện ở phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh với tổng diện tích tự nhiên 105.429 ha; có 32 xã và 01 thị trấn; tổng dân số toàn huyện là 176.281 người, huyện
có đường quốc lộ 1A chạy dọc từ đầu phía Bắc vào hết phía Nam của huyện, có đường giao thông quốc lộ 12 đi qua Lào, Thái Lan nên thuận lợi giao thương thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo sự liên kết các vùng Các xã trong huyện đều có đường
ô tô đến trung tâm xã và các cụm điểm dân cư, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện Những năm qua huyện đã có nhiều n lực để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, trong đó việc thực hiện các mục tiêu về môi trường tại các xã đã đạt được những thành tựu đáng kể: vấn đề về môi trường tại một số xã đã được cải thiện góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống cho người dân địa phương Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều xã gặp khó khăn và bộc lộ nhiều điểm yếu trong việc triển khai thực hiện về tiêu chí môi trường tại địa phương
Xuất phát từ thực tế trên và được sự nhất trí của Nhà trường, của giáo viên
hướng dẫn, tôi đã chọn đề tài luận văn: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và thực trạng về môi
Trang 15trường tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, kết hợp lý luận và thực tiễn nhằm phát hiện những ưu điểm, hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí về môi trường, tại một số xã, trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn mới trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay góp phần, thực hiện hoàn thành các mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn mới tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2014
- Phân tích được những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức liên quan đến việc thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Đề xuất được một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả trong việc triển khai thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bám sát mục tiêu, nhận diện được những thành công, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả trong việc triển khai thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh Vì vậy, đây là luận cứ khoa học phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của huyện trong việc thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn tại địa phương Đề tài góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học để triển khai thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Anh một cách hiệu quả
và bền vững
Trang 16- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này
-Vận dụng và phát huy đƣợc các kiến thức đã học tập và nghiên cứu
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Nông thôn
Nông thôn được coi là khu vực địa lý, nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn do đó cũng có nhiều khái niệm khác nhau về nông thôn Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Trong điều kiện hiện nay ở Việt
Nam chúng ta có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư,
trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh
tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” [2]
1.1.1.2 Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau
Theo Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển nông
thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích
từ sự phát triển” [2]
Quan điểm khác lại cho rằng, phát triển nông thôn nhằm nâng cao về vị thể kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều cạnh khác nhau Phát triển nông thôn là qúa trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn, nhưng vẫn bảo
Trang 18tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ Đồng thời đây là quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bền vững
về môi trường Vì vậy trong điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từ các chiến
lược kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu: “Phát triển nông thôn
là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác”
1.1.1.3 Khái niệm về nông thôn mới
Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thôn mới Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/Q Đ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí là: Tiêu chí
về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí về giao thông; tiêu chí về thủy lợi; tiêu chí về điện; tiêu chí trường học; tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí chợ nông thôn; tiêu chí về bưu điện; tiêu chí về nhà ở dân cư; tiêu chí về y tế; tiêu chí về văn hóa; tiêu chí về môi trường; tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội
Thông tư số 54/2009/TT- NNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới quy định tại điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định mức đạt của các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhưng không được thấp hơn mức quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia
Từ Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng ta thấy nông thôn mới là nông thôn toàn diện bao gồm tất
Trang 19cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Tại quyết định này, mục tiêu chung của Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững
1.1.1.4 Khái niệm về môi trường nông thôn
Với tính chất là một thuật ngữ pháp lý, Môi trường được định nghĩa trong
Luật ảo vệ môi trường Việt Nam (thông qua 23/06/2014): “là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (K1.Đ3 L VMT)
Và môi trường được tạo thành từ các yếu tố cụ thể qui định tại (K2.Đ3
L VMT) (gọi là thành phần môi trường) bao gồm: “đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác”
Định nghĩa trên đưa ra mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố vất chất nhân tạo đó là “quan hệ mật thiết với nhau”
Tóm lại yếu tố tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với yếu tố vật chất nhân tạo, giữa chúng có sự tác động qua lại với nhau, yếu tố này làm tiền đề cho yếu tố kia phát triển Trong mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
Trang 20thì con người là trung tâm ởi vì mọi hoạt động của con người đều diễn ra trong môi trường
- Môi trường là địa bàn để con người thực hiện hoạt động của mình (đất đai, không khí)
- Môi trường bảo đảm những điều kiện để con người thực hiện chu trình sống của mình
- “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người
và sinh vật” (Luật bảo vệ môi trường, 2005)
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật [3]
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học [12]
“Nâng cao chất lượng môi trường là mục đích chủ yếu của công tác VMT Chất lượng môi trường phản ánh mức độ phù hợp của môi trường đối với sự tồn tại, phồn vinh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của nhân loại ở những năm 60 cùng với sự xuất hiện vấn đề chất lượng môi trường cũng ngày càng được quan tâm Người ta dần dần dùng mức độ tốt xấu của môi trường, để biểu thị mức độ môi trường bị ô nhiễm” [8]
1.1.1.5 Các khái niệm thuật ngữ khác
- Khái niệm tài nguyên nước:
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là một phần thiết yếu của sự sống và môi trường Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật
và nhân loại trên trái đất Nước quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường Tài nguyên nước vừa là nguồn tài nguyên hữu hạn và vô hạn Nước là một tài nguyên
vô hạn Nước trên Trái đất có số lượng rất lớn, với trữ lượng nước là 1,45 t km3
bao phủ 71% diện tích trên Trái đất tương đương với một lớp nước dày 2700m khi
Trang 21trải ra trên toàn bộ bề mặt trái đất Tổng sản lượng nước trên Trái đất gồm 97,5% nước biển và chỉ có 2,5% nước ngọt Trong 2,5% nước ngọt đó, có: 0,4% nước mặt gồm sông ngòi (1,6%), ao hồ (67,4%), và hơi nước trong không khí (9,5%); 30,1% nước ngầm; phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở ắc và Nam cực Hiện nay,
sự suy thoái của các lưu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nước khiến nguồn nước sạch ngày càng giảm sút nhanh chóng tại nhiều nơi, dẫn đến tài nguyên nước trở nên hữu hạn và cần phải sử dụng một cách tiết kiệm [2]
Tài nguyên nước bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm
- Khái niệm nước s ch và nước h p vệ sinh:
Theo quy định của Luật tài nguyên nước năm 1998: " Nước sạch" là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Tiêu chuẩn Việt Nam Theo tài liệu hướng dẫn triển khai ộ chỉ số theo d i, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
do ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành: “Nước hợp vệ sinh là nước được lấy từ các công trình cấp nước hợp vệ sinh và phải đảm bảo các tiêu chí: Trong, không mầu, không mùi, không vị và không có các thành phần gây ảnh hướng đến sức khỏe của con người” [1]
- Khái niệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước: Quản lý nhà nước về
nguồn tài nguyên nước sạch là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân được Nhà nước
ủy quyền, thay mặt nhà nước để tiến hành hoạt động quản lý về tài nguyên nước
Theo đó, chúng ta có các cơ quan chuyên ngành ở Trung ương và địa phương để quản lý tài nguyên nước Ở Trung ương, ộ tài nguyên và môi trường thay mặt Nhà nước quản lý những vấn đề liên quan tới tài nguyên và môi trường, trong đó có tài nguyên nước Ở Cấp tỉnh có sở tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn giúp U ND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước Ở huyện có phòng tài nguyên và môi trường Ở cấp xã có cán bộ phụ trách vấn đề tài
nguyên môi trường trên địa bàn xã
- Cơ sở sản xuất kinh doanh: Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm: Các cơ
sở sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thu sản, tiểu thủ công nghiệp), các cơ
Trang 22sở chế biến nông, lâm, thu sản của hộ cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn
- Không có các ho t động gây ô nhiễm môi trường và có các ho t động phát triển môi trường xanh - s ch - đẹp: Không có các hoạt động gây ô nhiễm
môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp trên địa bàn
xã gồm các nội dung:
+ Không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường + Trong m i thôn (bản, buôn, ấp) đều có tổ dọn vệ sinh, khai thông cống rãnh, phát quang dọn cỏ ở đường thu gom về nơi quy định để xử lý
+ Định kỳ tổ chức tổng vệ sinh với sự tham gia của mọi người dân
+ Tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao thông và các trục giao thông chính nội đồng
+ Tôn tạo các hồ nước tạo cảnh quan đẹp và điều hoà sinh thái
+ Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
1.1.2 Cơ sở lý luận
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường Nội dung của phát triển nông thôn bền vững bao gồm: công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô thị hóa, kiểm soát dân số và bảo vệ môi trường sinh thái Mục tiêu là phát triển nông thôn bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế vùng nông thôn, người dân có cuộc sống đầy đủ, sung túc, đời sống tinh thần được nâng cao, nhưng phải đảm bảo về nội dung nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn Vì vậy việc đánh giá đúng hiện trạng và tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện tiêu chí
về môi trường trong xây dựng nông thôn mới là một việc làm cần thiết để đem lại thành công trong quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới
1.1.3 Nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới
1.1.3.1 Nội dung xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn nhằm tạo
ra một nông thôn có nền kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật chất, văn hóa
và tinh thần tốt hơn, có bộ mặt nông thôn hiện đại bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ
Trang 23tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của người dân Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, các lợi thế cũng như năng lực của cán bộ, khả năng đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung xây dựng nông thôn mới cho phù hợp Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
- Giảm nghèo và an sinh xã hội
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
1.1.3.2 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Căn cứ quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
“Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm
- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)
- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)
- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí)
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)”.[14]
1.1.4 Nội dung xây dựng tiêu chí môi trường
Tiêu chí môi trường là một trong 19 tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
Trang 241.1.4.1 Mục tiêu
Mục tiêu chung của tiêu chí này là: Bảo vệ môi trường, sinh thái, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn thông qua các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức và đi đến hành động cụ thể của các cấp, các ngành và cả cộng đồng nhân dân
Mục tiêu cụ thể: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu
về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn
1.1.4.2 Nội dung tiêu chí 17 (môi trường)
* T lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia:
+ Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt: QCVN02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009
+ Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau khi lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi
* Các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường:
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh đạt đủ các tiêu chuẩn qui định về môi trường được hiểu: các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có một trong các điều kiện như: Cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường,… được cơ quan chức năng chấp thuận (cấp phép hoặc chứng nhận…)
* Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp:
+ Phát động và thực hiện các hoạt động cải thiện môi trường xanh, sạch, đẹp + Có phát động và thực hiện tốt các phong trào xanh sạch đẹp
+ Định kỳ tổ chức tổng vệ sinh với sự tham gia của người dân
Trang 25+ Tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao thông và các trục giao thông chính nội đồng
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường: bị các cơ quan chức năng như: Cảnh sát môi trường, cán bộ phòng tài nguyên môi trường,… lập biên bản vi phạm, cảnh cáo, phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở kinh doanh
* Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch:
+ Nghĩa trang nhân dân được xây dựng phục vụ cho việc chôn cất của nhân dân trong xã hoặc cụm xã theo qui hoạch được UBND huyện, thị xã phê duyệt
+ M i xã chỉ nên bố trí một nghĩa trang nhân dân với các hình thức mai táng khác nhau Đối với các xã có nhu cầu khác nhau theo từng dân tộc, tôn giáo thì nên
bố trí thành các khu táng riêng biệt
(Chú thích: Đối với các điểm dân cư- nông thôn của 2- 3 xã gần nhau (trong bán kính 3 km) thì quy hoạch một nghĩa trang nhân dân chung cho các xã đó.)
+ Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu từ nghĩa trang đến đường bao khu dân cư, trường học, bệnh viện, công sở, được qui định như sau:
Bảng 2.1 Khoảng cách ly vệ sinh của nghĩa trang đến các công trình khác
Nghĩa trang cát táng
Công trình khai thác nước sinh
(Trích: Thông tư 31/2009/TT-BXD, Ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn)
Vùng đồng bằng: đối với nghĩa trang hung táng là 1.500m khi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng là 500m khi có hệ thống thu gom
và xử lý nước thải tử mộ hung táng; đối với nghĩa trang cát táng là 100m
Trang 26+ Yêu cầu quy hoạch địa điểm nghĩa trang phải phù hợp với khả năng khai thác quỹ đất; phù hợp với tổ chức phân bố dân cư và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật; đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài
+ Diện tích đất nghĩa trang được xác định trên cơ sở :
T lệ tử vong tự nhiên;
Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần
+ Diện tích đất xây dựng cho mộ chôn cất 1 lần tối đa không quá 5 m2 (đối với mộ hung táng) và không quá 3 m2 /mộ (đối với mộ cát táng)
+ Mộ phải đặt theo hàng, xây dựng đúng diện tích, khoảng cách và chiều cao quy định Nghĩa trang phải có tường rào bao quanh
* Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định:
+ Hộ gia đình có hệ thống tiêu thoát nước thải, chất thải sinh hoạt đảm bảo
vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh;
+ M i khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước thải thông thoáng;
+ Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung
+ Cơ sở phải thực hiện thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo quy định + Các cơ sở phải thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn bằng các dụng cụ hợp vệ sinh theo hướng dẫn của tổ chức thu gom, vận chuyển; phải ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
1.1.4.3 Mục tiêu thực hiện tiêu chí môi trường trên toàn quốc
- Nước sinh hoạt: T lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đã tăng từ 30% năm 1990 lên 83% năm 2010 Phấn đấu đến năm 2015 có 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 60% dân số được
sử dụng nước sạch Tiếp tục đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung ở 81 xã
có khó khăn về nguồn nước, nâng cấp cải tạo 12 trạm cấp nước tập trung đã xuống cấp, thực hiện việc đấu nối, nối mạng nước sinh hoạt đối với các xã vùng ven đô, ven đường trục cấp nước đô thị và h trợ 92.000 hộ cải tạo lại hệ thống bể lọc cấp nước sinh hoạt đối với những vùng nguồn nước bị ô nhiễm
- Xử lý chất thải: Phấn đấu đến năm 2015 có 100% số xã thành lập tổ thu gom rác và 60% rác thải sinh hoạt được xử lý theo quy trình hợp vệ sinh có kiểm
Trang 27soát; 60% số chuồng trại chăn nuôi tập trung được xử lý chất thải; 30% số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng được xử lý chất thải, h trợ 25.800 (60%) hộ cải tạo nhà tiêu đảm bảo hợp vệ sinh
- Các hoạt động bảo vệ môi trường: Hướng dẫn, quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã không gây ô nhiễm môi trường; tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp Thường xuyên tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh bóng mát tạo môi trường sinh thái
- Quy hoạch nghĩa trang: H trợ quy hoạch 340 (40%) nghĩa trang đạt chuẩn Phấn đấu 100% nghĩa trang có an quản trang và quy chế quản lý nghĩa trang
1.1.4.4 Nhiệm vụ của tiêu chí môi trường
Nhiệm vụ chung:
Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng…
- Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang
- Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh
ở các công trình công cộng
1.1.5 Các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT- KHĐT-BTC ngày
Trang 2813 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, ộ Tài chính quy định các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường như sau:
“ ước 1: Thành lập ban quản lý, thực hiện tiêu chí môi trường
ước 2: Tuyên truyền vận động người dân tham gia
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: khoảng hơn 2 t người trên trái đất mắc các loại bệnh tật do thiếu nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống hằng ngày, hoặc nguồn nước bị ô nhiễm Ðiều tra, thống kê của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho thấy tình hình khan hiếm nước đang diễn ra ở nhiều vùng thuộc các châu lục khác nhau trên thế giới Ở các nước đang phát triển, khoảng 70 - 75% dân cư đô thị được sử dụng nước sạch, còn ở nông thôn chỉ đạt khoảng 25 - 30%; tình trạng người dân rửa rau, vo gạo, cùng tắm giặt trong ao hồ, sông ngòi rất phổ biến Hiện nay có khoảng 2,6 t người trên thế giới không được tiếp cận nhà vệ sinh sạch sẽ ổ chức từ thiện Anh WaterAid đã lập danh sách các nước có trên 10 triệu người không được sử dụng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn là Nga, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Brazil, Ai Cập, Morocco và nhiều nước khác, trong đó Ấn Độ có 700 triệu người không được tiếp cận với nhà vệ sinh có
hệ thống nước thải đúng quy cách [6]
1.2.2 Ở Việt Nam
Ngay sau ngày hoà bình lập lại ở miền ắc (1954), Đảng và Chính phủ đã quan tâm đến vấn đề sức khỏe và môi trường sống của nhân dân nói chung và ở nông thôn nói riêng Từ năm 1960 ngành Y tế đã tuyên truyền vận động mạnh mẽ
Trang 29nhân dân xây dựng 3 công trình Giếng nước - Nhà tắm - hố xí Phong trào này nhanh chóng được triển khai trên phạm vi toàn quốc vào sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) và đạt được nhiều kết quả to lớn [ 13]
Hưởng ứng “Thập k Quốc tế cấp nước và vệ sinh môi trường của Liên Hợp Quốc 1981, 1990, Chương trình cung cấp nước sạch và VSMT nông thôn được bắt đầu triển khai ở Việt Nam với sự trợ giúp mạnh mẽ của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Chương trình được thực thi ban đầu ở 03 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc vào năm 1993 Mặc dù Chương trình đã thực hiện 18 năm trên diện rộng nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn vì những hạn chế nguồn vốn (trung bình 75 t hàng năm không tính phần đóng góp của người sử dụng) [16]
Trong thời gian gần đây, lĩnh vực cung cấp nước sạch và VSMT nông thôn được Chính phủ Việt Nam và nhiều tổ chức Quốc tế, quốc gia và phi chính phủ quan tâm
Năm 1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị 200/ TTg về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Đầu năm 1998 Chính phủ phê duyệt Chương trình là mét trong bảy Chương trình mục tiêu Quốc gia, thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng và Chính phủ đối với đời sống của người dân nông thôn, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lĩnh vực cấp nước nông thôn phát triển Tháng 08 năm 2000 Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 [16]
Các tổ chức Quốc tế và các Quốc gia đã và đang giành sự h trợ quý báu cho lĩnh vực cấp nước Nhiều dự án đang được chuẩn bị và triển khai như: dự án nghiên cứu chiến lược cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn
Ở nước ta đại đa số các công trình cấp nước nông thôn do người dân tự làm hoặc tự đầu tư xây dựng theo những hình thức khác nhau tùy thuộc vào phong tục tập quán, khả năng kinh tế và điều kiện tự nhiên Những công trình cấp nước có viện trợ của nước ngoài và đầu tư h trợ của Nhà nước chiếm t lệ nhỏ Mặt khác chưa có hệ thống theo dõi - giám sát trên quy mô và toàn diện, vì vậy việc đánh giá chính xác t lệ người dân được hưởng nước sạch là điều khó khăn Tuy nhiên, những năm gần đây một số tổ chức Quốc tế và cơ quan Việt Nam đã có những cuộc
Trang 30điều tra, khảo sát về hiện trạng sử dụng nước sạch ở vùng nông thôn và cho biết t
lệ bao trùm toàn quốc và trong từng vùng kinh tế - địa lý cụ thể
Trong thời kỳ đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề bảo
vệ môi trường và PT V Tuy đã đạt được những thành tích đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về quản lý môi trường chưa được làm tốt như: QHMT chưa lồng ghép với phát triển kinh tế, chiến lược PTBV cấp ngành vẫn chưa được chú trọng Những yếu kém này là nguyên nhân góp phần làm cho môi trường nước ta tiếp tục bị suy thoái, đặt ra nhiều thách thức cho đời sống nhân dân Tại 63 tỉnh thành trong cả nước cũng đã triển khai xây dựng NTM do các tỉnh chỉ đạo Các tỉnh thành đã thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh và bước đầu phê duyệt đề cương, dự án của các xã điểm và triển khai một số nội dung như: xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm [17]
Hiện nay nước ta vẫn còn trên 60% dân số nông thôn chưa có nước sạch để dùng Nước mặt ở các sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn Tình hình khô hạn, thiếu nước sản xuất đang diễn ra gay gắt Theo tin của Ban Chỉ đạo quốc gia về Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường cho thấy cả nước có khoảng 43.729
hộ (215.720 người) thiếu nước sinh hoạt Trong đó Đắk Lắk 12.580 hộ (126.610 người), Gia Lai 6.752 hộ (33.760 người), Ninh Thuận 11.720 hộ (58.600 người) Tại các vùng núi, vùng thưa dân, t lệ hộ sử dụng nước sạch chỉ đạt con số rất thấp Bắc Kạn năm 1997 mới chỉ có 11% dân số được hưởng nước sạch, con số này mới chỉ tăng lên đến 24% vào năm 2002 Tại các tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, con số này cũng chỉ dừng ở mức 25% và 28% Trong toàn quốc có trên 60% hộ gia đình chưa
có hố xí hợp vệ sinh, phóng uế tự do và dùng phân tươi bón cây, nuôi cá Theo Liên Hợp Quốc hơn 80% hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam tức là khoảng gần 50 triệu người, trong đó có 18 triệu trẻ em ở không được sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.mặc dù 73% số trường học có nhà vệ sinh, song chỉ có 12% trường ở nông thôn có nhà vệ sinh đạt chuẩn của Bộ Y tế Theo Tổ chức Y tế thế giới, ở Việt Nam
có 20.000 người bị tử vong hàng năm do nước không an toàn và vệ sinh kém gây ra, trong đó phần lớn là trẻ em Nước không an toàn và vệ sinh yếu kém cũng liên quan đến tỉ lệ suy dinh dưỡng cao ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam Chỉ có 18% người
Trang 31dân ở nông thôn Việt Nam nhận thức được rằng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể giúp phòng ngừa các bệnh tiêu chảy và giun sán Khoảng 12% người dân ở nông thôn rủa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và 16% rửa tay sau khi đi vệ sinh [5]
1.2.3 Tại khu vực nghiên cứu
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh những thuận lợi
cơ bản, Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp, số tiêu chí bình quân mới đạt 4,1 tiêu chí/xã, không có xã đạt trên 10 tiêu chí và có đến 120 xã đạt dưới 5 tiêu chí Sau 5 năm thực hiện, Chương trình đạt kết quả khá cao và toàn diện, từng bước đi vào chiều sâu, được Trung ương đánh giá là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới Là Chương trình trọng tâm nhằm thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết 26-NQ/TW của CH Trung ương Đảng, Nghị quyết 08-NQ/TU của CH Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cần được đánh giá một cách khách quan, toàn diện về những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém, rút ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; xác định nhiệm vụ, giải pháp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu cao nhất trong 5 năm tới
Môi trường được cải thiện một bước; t lệ người dân được sử dụng nước hợp
vệ sinh tăng nhanh, đạt 86,43% (tăng 18,5% so với năm 2010), trong đó có 36,2%
Tập trung cao, quyết liệt cho công tác tuyên truyền, với sự vào cuộc của hệ thống tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, các sở ban ngành, các
cơ quan thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng Trong 5 năm, đã có hàng vạn tin, bài, phát hành hàng ngàn đĩa CD, hàng chục ngàn tờ rơi, sổ tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng trang thông tin điện tử với hàng triệu lượt
Trang 32người truy cập; tổ chức hàng trăm cuộc đối thoại, hội thảo, hội thi, sân khấu hóa…
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Xây dựng Bộ Giáo trình và tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ các cấp về chuyên môn, kỹ năng thực hiện Chương trình
Sớm thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình ở các cấp với đầy đủ các thành phần trong hệ thống chính trị; CĐ cấp tỉnh, huyện do đồng chí Chủ tịch
U ND làm Trưởng ban, cấp xã do đồng chí í thư làm Trưởng ban Cấp ủy các cấp đều thành lập các đoàn công tác chỉ đạo, giám sát tại các địa phương; các sở, ban, ngành thành lập tổ công tác tham mưu, chỉ đạo thực hiện các tiêu chí thuộc ngành phụ trách Thành lập Văn phòng Điều phối cấp tỉnh, huyện hoạt động chuyên trách, chuyên nghiệp; Ban Quản lý Chương trình cấp xã do Chủ tịch U ND làm Trưởng ban, Ban giám sát cộng đồng do Trưởng ban MTTQ làm Trưởng ban, 4 Tiểu ban (Tuyên truyền, Phát triển sản xuất, Xây dựng hạ tầng, Văn hoá - xã hội), bố trí cán
bộ chuyên trách cấp xã, thành lập các Ban phát triển thôn Trong 5 năm, Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh đã tổ chức 176 cuộc làm việc, cấp huyện đã tổ chức 12.725 cuộc làm việc với các xã
Tỉnh đã ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, như: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất theo Quyết định 24, 11, 43, nay là Nghị quyết 90 và một số chính sách đặc thù về phát triển rau củ quả trên cát, chăn nuôi lợn nái, phát triển bò thịt chất lượng cao, nuôi cá bơn, cá mú công nghệ cao ; chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh theo Nghị quyết 91; chính sách h trợ lãi suất vay vốn theo Quyết định 26, 23; quy định định mức h trợ xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 10, Nghị quyết 114, chính sách h trợ các xã về đích sớm, xã dưới 7 tiêu chí; chính sách h trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng Nhiều địa phương đã ban hành chính sách riêng, phù hợp với khả năng, yêu cầu thực hiện Chương trình và ưu tiên ngân sách hàng năm
an hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình, về: Tổ chức bộ máy, lập quy hoạch và xây dựng các đề án, thực hiện cơ chế, chính sách, Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các thiết kế mẫu định hình xây
Trang 33dựng công trình, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, đào tạo, tập huấn, phần mềm Bộ chỉ số đánh giá Chương trình, quản lý tài chính, kiểm tra, giám sát cơ sở
Phát động phong trào “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”, Chủ tịch UBND tỉnh gửi thư kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, con
em Hà Tĩnh sinh sống và công tác trên mọi miền Tổ quốc chung sức xây dựng nông thôn mới Đến nay, đã có 103 đơn vị cấp tỉnh nhận đỡ đầu cho 122 xã; các huyện, thành phố, thị xã đã vận động, kêu gọi được 205 tổ chức, cá nhân đỡ đầu, tài trợ thực hiện Chương trình
Trang 34Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tư ng và ph m vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân được thông qua điều tra, phỏng vấn; là các cảnh quan, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp tại địa phương để đánh giá tiến trình thực hiện xây dựng NTM, vai trò, vị trí của tiêu chí môi trường và cảnh quan đối với cuộc sống của người dân và trong công tác quy hoạch xây dựng NTM tại địa phương
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Phát triển nông thôn là phạm trù rất rộng,
phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở những vấn đề liên quan đến thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn, cụ thể như: Về vấn đề cung cấp nước sạch nông thôn, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại nông thôn, vấn đề môi trường tại các hộ gia đình, các cơ sở công cộng, vấn đề xử lý chất thải, nước thải, các vấn đề liên quan đến môi trường tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Việc thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, tuy nhiên trong nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung phân tích nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước, nguồn lực con người, điều kiện kinh tế, tự nhiên tác động đến việc thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn Đó cũng là cơ sở để đề tài rút ra một số bài học có ý nghĩa thực tiễn cũng như đề xuất các kiến nghị, giải pháp thực hiện hiệu quả việc thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới
- Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tập trung ở 3 xã: xã Kỳ Hưng, xã Kỳ Thư và xã Kỳ Văn
2.2 Nội dung nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng vấn đề thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới như thế nào
- Các yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu chí môi
Trang 35trường trong phát triển nông thôn Cơ hội và thách thức nào tác động đến việc thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện
Kỳ Anh
- Cần có các giải pháp gì để thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Anh phát triển nhanh và bền vững
Nội dung nghiên cứu:
- Thực trạng việc thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức liên quan đến thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Định hướng và xây dựng một số giải pháp phát để hoạt động thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh phát triển nhanh và bền vững
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong luận văn: Phương pháp kế thừa; Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; Phương pháp điều tra, thu thập thông tin; Phương pháp phân tích số liệu; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp lôgic;…
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm giúp ta nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu
2.3.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có sẵn
Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà
nước, trung ương, tỉnh, huyện về tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, các báo chí chuyên ngành, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh Hà Tĩnh, của huyện và các xã thuộc huyện Kỳ Anh cung cấp; những số liệu này thu thập chủ yếu ở các phòng: Thống
kê, Chi cục Phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng kinh tế - hạ tầng, Phòng Tài chính - kế
Trang 36hoạch, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Phòng Văn hoá - thông tin - thể thao của huyện,
U ND các xã Kỳ Thư, Kỳ Văn, Kỳ Hưng huyện Kỳ Anh
2.3.1.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thông qua điều tra
Những tài liệu và số liệu này được thu thập từ các hộ điều tra thông qua phiếu điều tra có chuẩn bị trước Đây là số liệu quan trọng nhất trong đề tài để chúng ta có thể rút ra được những xu hướng vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng
Khi tiến hành thu thập số liệu và tài liệu này, chúng tôi dùng các phương pháp sau:
* Phương pháp chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào nội dung và yêu cầu của đề tài, chúng tôi xác định được đối tượng điều tra là hộ nông dân Để đảm bảo tính đại diện cho việc thực hiện tiêu chí môi trường của toàn huyện chúng tôi đã lựa chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu, trong
đó xã Kỳ Thư đại diện cho nhóm xã đã đạt tiêu chí môi trường, xã Kỳ Văn đại diện cho nhóm xã cơ bản đã đạt tiêu chí môi trường, xã Kỳ Hưng đại diện cho nhóm xã chưa đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Các thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương và thực trạng xây dựng nông thôn mới, thực trạng về công tác môi trường của địa phương được thu thập từ Đề án xây dựng nông thôn mới của huyện, từ các Báo cáo tổng kết hàng năm của huyện và của các xã nghiên cứu giai đoạn 2012 -
2014 Bên cạnh đó, trong m i xã được lựa chọn làm điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lựa chọn tổng số 30 hộ bao gồm nông dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại chăn nuôi lớn để tiến hành điều tra thu thập số liệu, thông tin về tình hình triển khai thực hiện tiêu chí môi trường trong xã cũng như thu thập các ý kiến đánh giá của hộ dân về tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã
Sử dụng phương pháp điều tra theo bảng hỏi Chọn hộ điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên, phỏng vấn tổng số mẫu điều tra /xã là 30 hộ nông dân, tổng số mẫu điều tra/3 xã là 90 hộ
* Phương pháp điều tra số liệu
Bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn và theo yêu cầu của đề tài, chúng tôi tiến hành phỏng vấn chủ hộ, phương pháp này giúp chúng ta xác định được thông tin của kinh tế hộ thông qua các chỉ tiêu thống kê
Trang 372.3.2 Phương pháp phân tích
2.3.2.1 Phương pháp phân tổ
Phương pháp phân tổ thông kê: Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các nhóm tiêu chí Phương pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận r ràng các sự kiện để có được những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện
Kỳ Anh
2.3.2.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và phương pháp phân tích so sánh là các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
So sánh các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối với nhau để thấy được tình hình biến động của các hiện tượng nghiên cứu Đây là cơ sở để tìm ra mặt tích cực và hạn chế của hiện tượng, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục
2.3.2.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả
Từ các số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành xử lý, qua đó tính toán các chỉ tiêu môi trường và qua các chỉ tiêu này,chúng tôi đưa ra nhận xét, kết luận và các giải pháp giải quyết các vấn đề về môi trường ở địa phương
2.3.2.6 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm
Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác thực hiện nay trong thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn trong những năm qua và có những dự báo về tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn trong thời gian tới
Trang 38Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Kỳ Anh
Trang 39 Vị trí địa lý: Huyện Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh Cách thị xã Hà Tĩnh 56 km về phía Nam
Phía ắc giáp với huyện Cẩm Xuyên
Phía Nam giáp với tỉnh Quảng ình
Phía Tây giáp huyện Hương Khê
Phía Đông giáp với Biển Đông
Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 105.429 ha, chiếm 17,48% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh (số liệu năm 2014) Toàn huyện Kỳ Anh có 32 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn
Huyện Kỳ Anh nằm ở vị trí các đầu mối giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12A, tỉnh lộ Việt-Lào, cảng nước sâu Vũng Áng Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giao lưu và phát triển kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm của toàn huyện
Địa hình:
Địa hình huyện Kỳ Anh tương đối phức tạp, có đầy đủ các dạng địa hình: miền núi, đồi, đồng bằng và ven biển Trong đó địa hình đồng bằng và ven biển chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên, thường bị chia cắt bởi các dãy núi và chủ yếu nằm dọc quốc lộ 1A; địa hình miền núi phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp
và dốc tụ từ Tây sang Đông Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu
là đồi núi dốc cao
3.1.1.2 Điều kiện khí hậu tự nhiên
Kỳ Anh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền ắc Trung ộ và được chia làm 2 mùa r rệt là mùa mưa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mùa khô từ tháng 4 đến tháng 9 Nhìn chung Kỳ Anh có nền nhiệt
độ trung bình cao, nhiệt độ trung bình 250C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 7 khoảng 40,40C, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 12 hoặc tháng 3 khoảng 7,50C
Kỳ Anh có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm và phân bố không đồng đều trong năm, chủ yếu là từ tháng 10 đến tháng 12
Trang 403.1.1.3 Đặc điểm đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Kỳ Anh là huyện có tài nguyên đất tương đối phong phú, đa dạng; tuy vậy nhưng đất đai lại nghèo nàn Cụ thể được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm đất đồng bằng gồm 4 loại: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa Nhóm này chiếm 19,28% tổng diện tích đất toàn huyện
- Nhóm đất đồi núi gồm 4 loại: đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất tụ, đất mòn trơ sỏi đá Nhóm này chiếm 80,72% tổng diện tích đất toàn huyện
Từ năm 2012 tới nay nhìn chung tổng diện tích đất tự nhiên không thay đổi Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần do chuyển sang đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (Đất nông nghiệp nằm giữa Ranh giới dự án Formosa và Kênh tách nước phân lũ)
Tình hình sử dụng đất đai của huyện được thể hiện r qua bảng sau: