3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
1.2.3. Tại khu vực nghiên cứu
Thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp, số tiêu chí bình quân mới đạt 4,1 tiêu chí/xã, không có xã đạt trên 10 tiêu chí và có đến 120 xã đạt dƣới 5 tiêu chí... Sau 5 năm thực hiện, Chƣơng trình đạt kết quả khá cao và toàn diện, từng bƣớc đi vào chiều sâu, đƣợc Trung ƣơng đánh giá là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới. Là Chƣơng trình trọng tâm nhằm thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết 26-NQ/TW của CH Trung ƣơng Đảng, Nghị quyết 08-NQ/TU của CH Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cần đƣợc đánh giá một cách khách quan, toàn diện về những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, yếu kém, rút ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; xác định nhiệm vụ, giải pháp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu cao nhất trong 5 năm tới.
Môi trƣờng đƣợc cải thiện một bƣớc; t lệ ngƣời dân đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh tăng nhanh, đạt 86,43% (tăng 18,5% so với năm 2010), trong đó có 36,2% số hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch (tăng 8,4%).
Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới đƣợc Tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện một cách chủ động, bài bản, quyết liệt ngay từ đầu; an Thƣờng vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch, chỉ đạo các sở, ngành triển khai thực hiện. Cấp ủy huyện, xã đã cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chƣơng trình hành động về xây dựng NTM phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng.
Tập trung cao, quyết liệt cho công tác tuyên truyền, với sự vào cuộc của hệ thống tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, các sở ban ngành, các cơ quan thông tin đại chúng... bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trong 5 năm, đã có hàng vạn tin, bài, phát hành hàng ngàn đĩa CD, hàng chục ngàn tờ rơi, sổ tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng trang thông tin điện tử với hàng triệu lƣợt
ngƣời truy cập; tổ chức hàng trăm cuộc đối thoại, hội thảo, hội thi, sân khấu hóa… về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng Bộ Giáo trình và tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ các cấp về chuyên môn, kỹ năng thực hiện Chƣơng trình.
Sớm thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình ở các cấp với đầy đủ các thành phần trong hệ thống chính trị; CĐ cấp tỉnh, huyện do đồng chí Chủ tịch U ND làm Trƣởng ban, cấp xã do đồng chí í thƣ làm Trƣởng ban. Cấp ủy các cấp đều thành lập các đoàn công tác chỉ đạo, giám sát tại các địa phƣơng; các sở, ban, ngành thành lập tổ công tác tham mƣu, chỉ đạo thực hiện các tiêu chí thuộc ngành phụ trách. Thành lập Văn phòng Điều phối cấp tỉnh, huyện hoạt động chuyên trách, chuyên nghiệp; Ban Quản lý Chƣơng trình cấp xã do Chủ tịch U ND làm Trƣởng ban, Ban giám sát cộng đồng do Trƣởng ban MTTQ làm Trƣởng ban, 4 Tiểu ban (Tuyên truyền, Phát triển sản xuất, Xây dựng hạ tầng, Văn hoá - xã hội), bố trí cán bộ chuyên trách cấp xã, thành lập các Ban phát triển thôn. Trong 5 năm, Thƣờng trực Ban Chỉ đạo tỉnh đã tổ chức 176 cuộc làm việc, cấp huyện đã tổ chức 12.725 cuộc làm việc với các xã.
Tỉnh đã ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, nhƣ: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất theo Quyết định 24, 11, 43, nay là Nghị quyết 90 và một số chính sách đặc thù về phát triển rau củ quả trên cát, chăn nuôi lợn nái, phát triển bò thịt chất lƣợng cao, nuôi cá bơn, cá mú công nghệ cao...; chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh theo Nghị quyết 91; chính sách h trợ lãi suất vay vốn theo Quyết định 26, 23; quy định định mức h trợ xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 10, Nghị quyết 114, chính sách h trợ các xã về đích sớm, xã dƣới 7 tiêu chí; chính sách h trợ xi măng làm đƣờng giao thông nông thôn và kênh mƣơng nội đồng... Nhiều địa phƣơng đã ban hành chính sách riêng, phù hợp với khả năng, yêu cầu thực hiện Chƣơng trình và ƣu tiên ngân sách hàng năm.
an hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện Chƣơng trình, về: Tổ chức bộ máy, lập quy hoạch và xây dựng các đề án, thực hiện cơ chế, chính sách, Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các thiết kế mẫu định hình xây
dựng công trình, xây dựng khu dân cƣ kiểu mẫu, vƣờn mẫu, đào tạo, tập huấn, phần mềm Bộ chỉ số đánh giá Chƣơng trình, quản lý tài chính, kiểm tra, giám sát cơ sở...
Phát động phong trào “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”, Chủ tịch UBND tỉnh gửi thƣ kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, con em Hà Tĩnh sinh sống và công tác trên mọi miền Tổ quốc chung sức xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã có 103 đơn vị cấp tỉnh nhận đỡ đầu cho 122 xã; các huyện, thành phố, thị xã đã vận động, kêu gọi đƣợc 205 tổ chức, cá nhân đỡ đầu, tài trợ thực hiện Chƣơng trình.
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣ ng và ph m vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân đƣợc thông qua điều tra, phỏng vấn; là các cảnh quan, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng để đánh giá tiến trình thực hiện xây dựng NTM, vai trò, vị trí của tiêu chí môi trƣờng và cảnh quan đối với cuộc sống của ngƣời dân và trong công tác quy hoạch xây dựng NTM tại địa phƣơng.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Phát triển nông thôn là phạm trù rất rộng, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở những vấn đề liên quan đến thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn, cụ thể nhƣ: Về vấn đề cung cấp nƣớc sạch nông thôn, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại nông thôn, vấn đề môi trƣờng tại các hộ gia đình, các cơ sở công cộng, vấn đề xử lý chất thải, nƣớc thải, các vấn đề liên quan đến môi trƣờng tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, tuy nhiên trong nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung phân tích nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc, nguồn lực con ngƣời, điều kiện kinh tế, tự nhiên tác động đến việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn. Đó cũng là cơ sở để đề tài rút ra một số bài học có ý nghĩa thực tiễn cũng nhƣ đề xuất các kiến nghị, giải pháp thực hiện hiệu quả việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
- Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tập trung ở 3 xã: xã Kỳ Hƣng, xã Kỳ Thƣ và xã Kỳ Văn.
2.2. Nội dung nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng vấn đề thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới nhƣ thế nào
trƣờng trong phát triển nông thôn Cơ hội và thách thức nào tác động đến việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh
- Cần có các giải pháp gì để thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Anh phát triển nhanh và bền vững
Nội dung nghiên cứu:
- Thực trạng việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức liên quan đến thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Định hƣớng và xây dựng một số giải pháp phát để hoạt động thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh phát triển nhanh và bền vững.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp sử dụng trong luận văn: Phƣơng pháp kế thừa; Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu; Phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin; Phƣơng pháp phân tích số liệu; Phƣơng pháp phân tích SWOT; Phƣơng pháp lôgic;…
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm giúp ta nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát. Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hƣớng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu.
2.3.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có sẵn
Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nƣớc, trung ƣơng, tỉnh, huyện về tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, các báo chí chuyên ngành, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh Hà Tĩnh, của huyện và các xã thuộc huyện Kỳ Anh cung cấp; những số liệu này thu thập chủ yếu ở các phòng: Thống kê, Chi cục Phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng kinh tế - hạ tầng, Phòng Tài chính - kế
hoạch, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Phòng Văn hoá - thông tin - thể thao của huyện, U ND các xã Kỳ Thƣ, Kỳ Văn, Kỳ Hƣng huyện Kỳ Anh.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thông qua điều tra
Những tài liệu và số liệu này đƣợc thu thập từ các hộ điều tra thông qua phiếu điều tra có chuẩn bị trƣớc. Đây là số liệu quan trọng nhất trong đề tài để chúng ta có thể rút ra đƣợc những xu hƣớng vận động và phát triển của sự vật và hiện tƣợng.
Khi tiến hành thu thập số liệu và tài liệu này, chúng tôi dùng các phƣơng pháp sau:
* Phương pháp chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào nội dung và yêu cầu của đề tài, chúng tôi xác định đƣợc đối tƣợng điều tra là hộ nông dân. Để đảm bảo tính đại diện cho việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng của toàn huyện chúng tôi đã lựa chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu, trong đó xã Kỳ Thƣ đại diện cho nhóm xã đã đạt tiêu chí môi trƣờng, xã Kỳ Văn đại diện cho nhóm xã cơ bản đã đạt tiêu chí môi trƣờng, xã Kỳ Hƣng đại diện cho nhóm xã chƣa đạt tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới.
Các thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng và thực trạng xây dựng nông thôn mới, thực trạng về công tác môi trƣờng của địa phƣơng đƣợc thu thập từ Đề án xây dựng nông thôn mới của huyện, từ các Báo cáo tổng kết hàng năm của huyện và của các xã nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2014. Bên cạnh đó, trong m i xã đƣợc lựa chọn làm điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lựa chọn tổng số 30 hộ bao gồm nông dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại chăn nuôi lớn để tiến hành điều tra thu thập số liệu, thông tin về tình hình triển khai thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xã cũng nhƣ thu thập các ý kiến đánh giá của hộ dân về tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã.
Sử dụng phƣơng pháp điều tra theo bảng hỏi. Chọn hộ điều tra theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, phỏng vấn tổng số mẫu điều tra /xã là 30 hộ nông dân, tổng số mẫu điều tra/3 xã là 90 hộ
* Phương pháp điều tra số liệu
Bằng các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn và theo yêu cầu của đề tài, chúng tôi tiến hành phỏng vấn chủ hộ, phƣơng pháp này giúp chúng ta xác định đƣợc thông tin của kinh tế hộ thông qua các chỉ tiêu thống kê.
2.3.2. Phương pháp phân tích
2.3.2.1. Phương pháp phân tổ
Phƣơng pháp phân tổ thông kê: Những thông tin sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các nhóm tiêu chí. Phƣơng pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận r ràng các sự kiện để có đƣợc những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh.
2.3.2.2. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân và phƣơng pháp phân tích so sánh là các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
So sánh các chỉ tiêu tuyệt đối, tƣơng đối với nhau để thấy đƣợc tình hình biến động của các hiện tƣợng nghiên cứu. Đây là cơ sở để tìm ra mặt tích cực và hạn chế của hiện tƣợng, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.
2.3.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả
Từ các số liệu thu thập đƣợc, chúng tôi tiến hành xử lý, qua đó tính toán các chỉ tiêu môi trƣờng và qua các chỉ tiêu này,chúng tôi đƣa ra nhận xét, kết luận và các giải pháp giải quyết các vấn đề về môi trƣờng ở địa phƣơng.
2.3.2.4. Phương pháp đồ thị
Đồ thị là phƣơng pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để ngƣời sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin.
2.3.2.5. Phương pháp SWOT
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong đề tài để thấy đƣợc các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thực hiện nay trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn đang gặp phải, từ đó đƣa ra những giải pháp phát triển phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của huyện.
2.3.2.6. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm
Sử dụng phƣơng pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác thực hiện nay trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn trong những năm qua và có những dự báo về tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn trong thời gian tới.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý: Huyện Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh. Cách thị xã Hà Tĩnh 56 km về phía Nam.
Phía ắc giáp với huyện Cẩm Xuyên Phía Nam giáp với tỉnh Quảng ình Phía Tây giáp huyện Hƣơng Khê Phía Đông giáp với Biển Đông
Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 105.429 ha, chiếm 17,48% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh (số liệu năm 2014). Toàn huyện Kỳ Anh có 32 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn.
Huyện Kỳ Anh nằm ở vị trí các đầu mối giao thông quan trọng nhƣ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12A, tỉnh lộ Việt-Lào, cảng nƣớc sâu Vũng Áng. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giao lƣu và phát triển kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm của toàn huyện.
Địa hình:
Địa hình huyện Kỳ Anh tƣơng đối phức tạp, có đầy đủ các dạng địa hình: miền núi, đồi, đồng bằng và ven biển. Trong đó địa hình đồng bằng và ven biển chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên, thƣờng bị chia cắt bởi các dãy núi và chủ yếu