Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 35)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp sử dụng trong luận văn: Phƣơng pháp kế thừa; Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu; Phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin; Phƣơng pháp phân tích số liệu; Phƣơng pháp phân tích SWOT; Phƣơng pháp lôgic;…

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm giúp ta nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát. Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hƣớng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu.

2.3.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có sẵn

Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nƣớc, trung ƣơng, tỉnh, huyện về tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, các báo chí chuyên ngành, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh Hà Tĩnh, của huyện và các xã thuộc huyện Kỳ Anh cung cấp; những số liệu này thu thập chủ yếu ở các phòng: Thống kê, Chi cục Phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng kinh tế - hạ tầng, Phòng Tài chính - kế

hoạch, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Phòng Văn hoá - thông tin - thể thao của huyện, U ND các xã Kỳ Thƣ, Kỳ Văn, Kỳ Hƣng huyện Kỳ Anh.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thông qua điều tra

Những tài liệu và số liệu này đƣợc thu thập từ các hộ điều tra thông qua phiếu điều tra có chuẩn bị trƣớc. Đây là số liệu quan trọng nhất trong đề tài để chúng ta có thể rút ra đƣợc những xu hƣớng vận động và phát triển của sự vật và hiện tƣợng.

Khi tiến hành thu thập số liệu và tài liệu này, chúng tôi dùng các phƣơng pháp sau:

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

Căn cứ vào nội dung và yêu cầu của đề tài, chúng tôi xác định đƣợc đối tƣợng điều tra là hộ nông dân. Để đảm bảo tính đại diện cho việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng của toàn huyện chúng tôi đã lựa chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu, trong đó xã Kỳ Thƣ đại diện cho nhóm xã đã đạt tiêu chí môi trƣờng, xã Kỳ Văn đại diện cho nhóm xã cơ bản đã đạt tiêu chí môi trƣờng, xã Kỳ Hƣng đại diện cho nhóm xã chƣa đạt tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới.

Các thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng và thực trạng xây dựng nông thôn mới, thực trạng về công tác môi trƣờng của địa phƣơng đƣợc thu thập từ Đề án xây dựng nông thôn mới của huyện, từ các Báo cáo tổng kết hàng năm của huyện và của các xã nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2014. Bên cạnh đó, trong m i xã đƣợc lựa chọn làm điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lựa chọn tổng số 30 hộ bao gồm nông dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại chăn nuôi lớn để tiến hành điều tra thu thập số liệu, thông tin về tình hình triển khai thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xã cũng nhƣ thu thập các ý kiến đánh giá của hộ dân về tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã.

Sử dụng phƣơng pháp điều tra theo bảng hỏi. Chọn hộ điều tra theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, phỏng vấn tổng số mẫu điều tra /xã là 30 hộ nông dân, tổng số mẫu điều tra/3 xã là 90 hộ

* Phương pháp điều tra số liệu

Bằng các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn và theo yêu cầu của đề tài, chúng tôi tiến hành phỏng vấn chủ hộ, phƣơng pháp này giúp chúng ta xác định đƣợc thông tin của kinh tế hộ thông qua các chỉ tiêu thống kê.

2.3.2. Phương pháp phân tích

2.3.2.1. Phương pháp phân tổ

Phƣơng pháp phân tổ thông kê: Những thông tin sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các nhóm tiêu chí. Phƣơng pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận r ràng các sự kiện để có đƣợc những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh.

2.3.2.2. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân và phƣơng pháp phân tích so sánh là các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

So sánh các chỉ tiêu tuyệt đối, tƣơng đối với nhau để thấy đƣợc tình hình biến động của các hiện tƣợng nghiên cứu. Đây là cơ sở để tìm ra mặt tích cực và hạn chế của hiện tƣợng, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.

2.3.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả

Từ các số liệu thu thập đƣợc, chúng tôi tiến hành xử lý, qua đó tính toán các chỉ tiêu môi trƣờng và qua các chỉ tiêu này,chúng tôi đƣa ra nhận xét, kết luận và các giải pháp giải quyết các vấn đề về môi trƣờng ở địa phƣơng.

2.3.2.4. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phƣơng pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để ngƣời sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.3.2.5. Phương pháp SWOT

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong đề tài để thấy đƣợc các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thực hiện nay trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn đang gặp phải, từ đó đƣa ra những giải pháp phát triển phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của huyện.

2.3.2.6. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm

Sử dụng phƣơng pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác thực hiện nay trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn trong những năm qua và có những dự báo về tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong phát triển nông thôn trong thời gian tới.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Vị trí địa lý: Huyện Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh. Cách thị xã Hà Tĩnh 56 km về phía Nam.

Phía ắc giáp với huyện Cẩm Xuyên Phía Nam giáp với tỉnh Quảng ình Phía Tây giáp huyện Hƣơng Khê Phía Đông giáp với Biển Đông

Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 105.429 ha, chiếm 17,48% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh (số liệu năm 2014). Toàn huyện Kỳ Anh có 32 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn.

Huyện Kỳ Anh nằm ở vị trí các đầu mối giao thông quan trọng nhƣ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12A, tỉnh lộ Việt-Lào, cảng nƣớc sâu Vũng Áng. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giao lƣu và phát triển kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm của toàn huyện.

Địa hình:

Địa hình huyện Kỳ Anh tƣơng đối phức tạp, có đầy đủ các dạng địa hình: miền núi, đồi, đồng bằng và ven biển. Trong đó địa hình đồng bằng và ven biển chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên, thƣờng bị chia cắt bởi các dãy núi và chủ yếu nằm dọc quốc lộ 1A; địa hình miền núi phía Đông dãy Trƣờng Sơn có địa hình hẹp và dốc tụ từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đồi núi dốc cao.

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu tự nhiên

Kỳ Anh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trƣng của khí hậu miền ắc Trung ộ và đƣợc chia làm 2 mùa r rệt là mùa mƣa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mùa khô từ tháng 4 đến tháng 9. Nhìn chung Kỳ Anh có nền nhiệt độ trung bình cao, nhiệt độ trung bình 250C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 7 khoảng 40,40C, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 12 hoặc tháng 3 khoảng 7,50C.

Kỳ Anh có lƣợng mƣa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm và phân bố không đồng đều trong năm, chủ yếu là từ tháng 10 đến tháng 12.

3.1.1.3. Đặc điểm đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Kỳ Anh là huyện có tài nguyên đất tƣơng đối phong phú, đa dạng; tuy vậy nhƣng đất đai lại nghèo nàn. Cụ thể đƣợc chia làm 2 nhóm:

- Nhóm đất đồng bằng gồm 4 loại: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa. Nhóm này chiếm 19,28% tổng diện tích đất toàn huyện.

- Nhóm đất đồi núi gồm 4 loại: đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất tụ, đất mòn trơ sỏi đá. Nhóm này chiếm 80,72% tổng diện tích đất toàn huyện.

Từ năm 2012 tới nay nhìn chung tổng diện tích đất tự nhiên không thay đổi. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần do chuyển sang đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng (Đất nông nghiệp nằm giữa Ranh giới dự án Formosa và Kênh tách nƣớc phân lũ)

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Kỳ Anh qua 3 năm 2012 - 2014 Đơn vị tính: ha Mục đích sử dụng đất Năm So sánh (%) 2012 2013 2014 2013/2012 2012/2011 Bình quân TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 105.429,73 105.429,73 105.429,73 100 100 100 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 82.047,39 81.546,42 81.467,55 99,38 99,90 99,64 Đất trồng lúa 8.008,29 7.924,66 7.654,76 98,96 96,59 97,77 Đất trồng cây hàng năm khác 8.495,52 8.431,44 7.713,19 99,25 91,48 95,36

Đất trồng cây lâu năm 5.359,84 5.345,72 5.379,49 99,74 100,63 100,18

Đất nuôi trồng thủy sản 1.158,04 1.157,95 1.133,16 99,99 97,86 98,93

Đất nông nghiệp còn lại 59.025,7 58.686,65 59.586,95 99,43 101,53 100,48

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 12.610,43 15.721,87 15.827,27 124,67 100,67 112,67

Đất ở 1.146,81 1.252,70 1.273,32 109,23 101,65 105,44

Đất chuyên dùng 6.258,92 9.125,89 9.213,67 145,81 100,96 123,38

Đất tôn giáo tín ngƣỡng 19,74 21,42 21,42 108,51 100 104,25

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 830,56 914,11 916,11 110,05 100,22 105,14

Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 4.353,86 4.407,21 4.402,21 110,22 99,88 100,55

Đất phi nông nghiệp khác 0,54 0,54 0,54 100 100 100

Đất ở 1.146,81 1.252,70 1.273,32 109,23 101,65 105,44

ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG 9.528,91 6.918,44 6.891.73 72,6 99,6 86,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Kỳ Anh có xu hƣớng tăng lên r rệt. Qua bảng 3.2 ta thấy tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 5.836 t đồng, tăng 33,59% so với năm 2012; tổng giá trị năm 2014 đạt 8.561,8 t đồng, tăng 46,71% so với năm 2013. Tổng giá trị sản xuất qua 3 năm tăng bình quân là 40,15%.

Trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (năm 2013) chiếm 21,09%, CN- TTCN chiếm 42,36%, còn lại là ngành thƣơng mai dịch vụ 36,55%.

Nhìn chung, trong những năm qua, nhờ thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc nên nền kinh tế của huyện đã có bƣớc phát triển khá. Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng sẵn có của huyện thì phát triển kinh tế còn chậm, sản xuất nông nghiệp chƣa thực sự ổn định và vững chắc, vẫn còn chƣa toàn diện, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn chƣa thích ứng đƣợc với thị trƣờng nông thôn về mặt tiêu thụ và chế biến sản phẩm. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện còn chậm và thiếu đồng bộ. Về cơ cấu kinh tế, nhìn chung qua 3 năm không có sự thay đổi nhiều, tuy nhiên t trọng ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm, t trọng các ngành CN- TTCN, TM- DV có xu hƣớng tăng lên do sự phát triển của khu kinh tế Vũng Áng và các doanh nghiệp ngày càng tăng. Cụ thể các lĩnh vực nhƣ sau:

a) Trồng trọt

Lúa là cây lƣơng thực chủ lực của huyện. Năng suất, sản lƣợng lúa không ổn định qua các năm, năm 2012 diện tích gieo trồng là 12.526,20 ha, đạt năng suất 48,35 tạ/ha, đến năm 2013 là 12.653,70 ha, đạt năng suất 46,84 tạ/ha; năm 2014 gieo trồng 11.869 ha, đạt năng suất 47,20 tạ/ha. Năng suất không ổn định ngoài tác động của khí hậu thời tiết, thủy lợi thì yếu tố vốn đầu tƣ cho cây lúa chƣa hiệu quả. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế khó khăn, để cây lƣơng thực ngày càng ổn định đảm bảo an ninh lƣơng thực cho nhân dân toàn huyện thì vấn đề tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay với lãi suất ƣu đãi là rất cần thiết.

Trong những năm gần đây, huyện Kỳ Anh thay vì sử dụng diện tích đất nông nghiệp để trồng lúa thì đất nông nghiệp đƣợc sử dụng nhiều sang trồng rau, củ, quả

thực phẩm đang là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao, thị trƣờng rộng lớn và ngày càng trở thành một hƣớng sản xuất có tính chiến lƣợc của nhiều địa phƣơng trên địa bàn huyện. Năm 2014 đạt năng suất cao nhất trong 3 năm với 36,85 tạ/ha, diện tích trồng rau là 815 ha, sản lƣợng thu hoạch 3.003,27 tấn.

Hiện trên địa bàn huyện Kỳ Anh có trên 7.150 ha diện tích cây công nghiệp, chiếm gần 10% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Sản lƣợng cây công nghiệp năm 2014 của huyện đạt 625.822,9 tấn, trị giá sản xuất 2.100 t đồng. Cơ cấu chủ yếu gồm cây lạc diện tích 3.100 ha, cây chè 357 ha, cây khoai lang 1.471 ha, cây sắn 2.322 ha,… Lạc và vừng là những cây có giá trị kinh tế cao đồng thời có thị trƣờng xuất khẩu trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, do đất đai kém màu mỡ, một số diện tích đất bị thu hẹp để xây dựng, sản xuất còn manh mún, chƣa có công nghệ chế biến sâu, không có khả năng cung vốn để mở rộng diện tích và trồng mới với quy mô lớn nên các cây này chỉ đóng vai trò thứ yếu trong phát triển kinh tế,… Đó cũng là nguyên nhân làm sụt giảm về sản lƣợng thu hoạch.

b) Chăn nuôi

Chăn nuôi huyện Kỳ Anh phát triển theo hƣớng thay đổi cơ cấu, tăng số lƣợng và sản lƣợng thịt lợn và gia cầm các loại và giảm chăn nuôi đàn gia súc do thiếu thức ăn thô và bãi chăn thả. Trong khi chăn nuôi gia cầm và gia súc phát triển theo hƣớng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng chăn nuôi tập trung, công nghiệp vừa tạo hiệu quả kinh tế cao vừa thuận lợi kiểm soát dịch cúm gia cầm. Chăn nuôi đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 9%, tổng đàn trâu bò 28.264 con, tổng đàn lợn 28.242 con, tổng đàn gia cầm 422.398 con.

c) Lâm nghiệp - nuôi trồng thủy hải sản

Đất lâm nghiệp của huyện phân tán theo địa hình của 31 xã và 01 Thị trấn quy mô tập trung nhỏ. Độ che phủ tăng từ 50% năm 2013, lên 50,5% năm 2014. M i năm trồng mới thêm 100 ha rừng và hơn 1,9 triệu cây phân tán, khai thác 410m3 g (rừng thông), 87 tấn nhựa thông.

Giá trị sản xuất theo giá cố định của ngành thủy sản đóng góp vào cơ cấu kinh tế của huyện năm 2012 là 50. 936 triệu đồng và năm 2013 là 51.577 triệu đồng, tăng 1,01% về giá trị sản xuất và đang có xu hƣớng tăng trong những năm tới

do nâng cao năng suất nuôi trồng và đánh bắt hải sản.

Diện tích nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn, lợ giảm từ 855 ha năm 2012, xuống còn 830 ha năm 2014 nhƣng tổng sản lƣợng tăng từ 1.158 tấn lên 1.380 tấn cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt năm 2014 cũng đạt năng suất cao nhất trong 3 năm: diện tích nuôi trồng 400 ha, đạt sản lƣợng 400 tấn. Số lƣợng tàu thuyền tăng từ 690 chiếc năm 2012 lên 950 chiếc năm 2014.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Kỳ Anh 3 năm 2012 - 2014

TT Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 GTSX (tỷ. đ) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ. đ) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ. đ) Cơ cấu (%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 35)