Hoạt động ban hành VBQPPL của chính quyền địa phương là một trong những phương thức quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhằm xây dựng,
Trang 1MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU.
B.PHẦN NỘI DUNG.
I Những vấn đề lí luận về VBQPPL do UBND các cấp ban hành
1 UBND các cấp và văn bản QPPL do UBND các cấp ban hành
2 Thẩm quyền ban hành VBQPPL của UBND các cấp
3 Nội dung VBQPPL do UBND các cấp ban hành
4 Trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL của UBND các cấp
5 Hiệu lực của VBQPPL do UBND các cấp ban hành
II Thực trạng ban hành văn bản QPPL của UBND các cấp hiện nay
1.Những thành tưu trong hoạt động xây dựng VBQPPL của UBND các
cấp
2 Những hạn chế trong hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các
cấp Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
a Hạn chế
b Giải pháp hoàn thiện
C KẾT LUẬN.
Trang 1 1 1 1 1 2 2 2 3 3 3 3 3 6 7
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) để điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là một trong những chức năng quản lý nhà nước quan trọng nhất của chính quyền các cấp Hoạt động ban hành VBQPPL của chính quyền địa phương là một trong những phương thức quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhằm xây dựng, phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân Trong nhiều năm qua, công tác ban hành VBQPPL chính quyền địa phương nói chung và của UBND các cấp nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể đáp ứng đươc yêu cầu quản lí nhà nước ở địa phương song bên cạnh đó vẫn còn có nhiều hạn chế cần được khắc phục Vậy thực trạng ban hành VBQPPL của UBND các cấp hiện nay như thế nào? Bài viết của em xin
đề cập về vấn đề đó
B PHẦN NỘI DUNG.
I Những vấn đề lí luận về VBQPPL do UBND các cấp ban hành.
1 UBND các cấp và văn bản QPPL do UBND các cấp ban hành.
UBND là một cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính của nước ta Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp: tỉnh, huyện, xã Các chức danh của UBND được HĐND cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của HĐND Người đứng đầu UBND là Chủ tịch UBND, thường là phó
bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam cấp tương ứng Quyền hạn của UBND được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân các cấp có các
cơ quan giúp việc như: Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện), Ban (cấp xã)
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBND được quyền thực hiện nhiều hoạt động trong đó ban hành VBQPPL là một trong những hoạt động quan trọng nhất Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, Luật Ban hành văn VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 thì VBQPPL do UBND ban hành
để thi hành VBQPPL của Quốc hội, UBTVQH và văn bản của cơ quan nhà nước
Trang 3cấp trên… Như vậy, việc ban hành VBQPPL của UBND là thật sự cần thiết và giữ vai trò quan trọng giúp cho UBND các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
2 Thẩm quyền ban hành VBQPPL của UBND các cấp.
Xuất phát từ tính chất pháp lý của các VBQPPL, nội dung, mục đích và thẩm quyền xây dựng và ban hành của các cơ quan chính quyền địa phương, Hiến pháp 1992, luật Ban hành các VBQPPL năm 2008, Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003, Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004 đã quy định: UBND các cấp có thẩm quyền xây dựng và ban hành các văn bản là Quyết định, và Chỉ thị Thông qua việc quy định trên cho thấy pháp luật đã phân định cụ thể về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật giữa hai thiết chế HĐND và UBND, cũng như giữa chính quyền địa phương với các cơ quan nhà nước ở Trung ương, nhằm thực hiện chiến lược cải cách hành chính nhà nước; thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền Trung ương với chính quyền địa phương
3 Nội dung VBQPPL do UBND các cấp ban hành.
Nội dung được đề cập trong VBQPPL do cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành nói chung và do UBND các cấp ban hành nói riêng nhằm giải quyết các công việc phát sinh trong đời sống xã hội trên địa bàn địa phương Vì vậy những văn bản này có nội dung rất phong phú, đa dạng và liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau và Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 đã dành hẳn một phần trong chương II quy định cụ thể về nội dung VBQPPL của UBND các cấp Cụ thể như sau: Theo Điều 13, 14, 16, 17, 19 và 20 của Luật này quy định rõ: Quyết định của UBND được ban hành để thực hiện chủ trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực quan trọng như: kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, GTVT, giao dục, y tế…;thực thi pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương và quản lí địa giới hành chính trên địa bàn theo quy định của Luật tổ chức HĐND, UBND và các VBQPPL khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên Chỉ thị của UBND được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của
cơ quan, đơn vị trực thuộc…
4 Trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL của UBND các cấp.
Trang 4Đây là một nội dung quan trọng được quy đinh tại Chương IV Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND 2004 Trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành VBQPPL là cách thức tiến hành các hoạt động được thực hiện kế tiếp nhau theo trình tự thời gian xác định từ thời điểm sáng kiến xây dựng pháp luật đến những hành động thông qua và công bố văn bản Để phù hợp với bộ máy tổ chức cũng như mô hình chính quyền ở từng cấp mà quy trình, thủ tục ban hành VBQPPL của UBND các cấp có sự khác nhau nhưng nhìn chung trình tự thủ tục để soạn thảo, ban hành VBQPPL của UBND các cấp theo pháp luật hiện hành được quy định một cách khoa học và hợp lí
5 Hiệu lực của VBQPPL do UBND các cấp ban hành.
Hiệu lực của VBQPPL là khả năng tác động của văn bản về không gian, thời gian và đối tượng thực hiện Theo đó, Luật Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND 2004 quy định khá chi tiết, cụ thể về hiệu lực của VBQPPL do UBND các cấp ban hành (chương V):
- VBQPPL của UBND của đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó
- Trong trường hợp VBQPPL của UBND có hiệu lực trong phạm vi nhất định của địa phương thì phải được xác định ngay trong văn bản đó
- VBQPPL của UBND có hiệu lực áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật đó điều chỉnh
II Thực trạng ban hành văn bản QPPL của UBND các cấp hiện nay.
Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về việc ban hành VBQPPL để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể ở địa phương là rất lớn Trước đây, việc ban hành VBQPPL của địa phương nói chung và UBND các cấp nói riêng chưa có quy định nào điều chỉnh Trong khi đó, Luật Ban hành VBQPPL chỉ quy định chung chung
về việc ban hành VBQPPL ở địa phương Do đó, tại địa phương, mỗi nơi mỗi kiểu
tự mày mò, xây dựng trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL cho riêng mình Để khắc phục tình trạng đó, Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng
Trang 54 năm 2005 Đây là đạo luật quan trọng trong việc quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành VBQPPL ở địa phương nói chung và ở UBND các cấp nói riêng và có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động quản lý điều hành ở địa phương Sau khi Luật có hiệu lực thi hành, hàng năm có hàng ngàn VBQPPL của UBND các cấp đã được xây dựng và ban hành Như vậy, có thể thấy được số lượng và nhu cầu ban hành VBQPPL của UBND các cấp trong cả nước hàng năm
là không nhỏ Văn bản đó góp phần rất lớn trong việc cùng với Trung ương giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay của xã hội, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cũng như xây dựng thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Qua khảo sát cho thấy hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp có những thuận lợi và hạn chế sau:
1.Những thành tưu trong hoạt động xây dựng VBQPPL của UBND các cấp.
Hiện nay hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp đã có Luật điều chỉnh và dần đi vào “kế hoạch hoá” Từ đó tạo sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc soạn thảo và ban hành VBQPPL của UBND các cấp Đánh giá một cách toàn diện, hoạt động xây dựng VBQPPL của UBND các cấp trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể sau:
- Nhìn chung UBND các cấp đã kịp thời ban hành các VBQPPL cần thiết để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hướng dẫn áp dụng các Luật, Pháp lệnh và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong lĩnh vực chưa được văn bản của CQNN cấp trên quy định hoặc quy định chưa cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu quản lí HCNN ở địa phương
- Chất lượng VBQPPL do UBND các cấp ban hành ngày càng được nâng cao, đã
cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lí xã hội bằng pháp luật, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế và cán bộ làm công tác văn bản ở UBND các cấp thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn nghiệp vụ soạn thảo văn bản Một số địa phương cũng rất quan tâm công tác soạn thảo, ban hành văn bản đã có sự đầu
tư thích đáng cho hoạt động này Kinh nghiệm cho thấy nơi nào có sự quan tâm,
Trang 6đầu tư đúng mực thì chất lượng VBQPPL nơi đó được đảm bảo và ngày một nâng cao
- Nhiều địa phương đã quan tâm hơn đến công tác kiểm tra, xử lí và rà soát, hệ thống hóa VBQPPL của chính quyền đại phương nói chung và UBND nói riêng Một số địa phương đã coi công tác kiểm tra, xử lí và rà soát, hệ thống hóa VBQPPL là một hoạt động thường xuyên và xác định đây là một hoạt động rất quan trọng gắn liền với hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL
Trong thời gian qua, nhiều địa phương đã thường xuyên ban hành kế hoạch tự kiểm tra, kiểm tra và xử lí VBQPPL của địa phương nói chung và của UBND các cấp ban hành nói riêng trong từng năm Tiêu bểu là các tỉnh Quảng Ninh ( Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3973/ QĐ-UBND ngày 23/10/2010 về việc ban hành Kế hoạch Kiểm tra, rà soát văn bản tại HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ban, ngành thuộc tỉnh năm 2011), Hậu Giang (Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 26/01/2011 về công tác kiểm tra, tự kiểm tra và xử lí VBQPPL năm 2011 trên địa bàn tỉnh)
2 Những hạn chế trong hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
a Hạn chế.
* VBQPPL do UBND các cấp ban hành không đáp ứng yêu cầu về chính trị.
Qua công tác kiểm tra hiện nay cho thấy một số VBQPPL do UBND các cấp ban hành có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; nhiều VBQPPL có nội dung không phù hợp với ý chí và lợi ích chính đáng của nhân dân Điển hình như: Quyết định 1513/QĐ-UB ngày 30/3/2011 của UBND TP Hà Nội
về việc bổ sung thiết kế mở rộng mặt cắt cục bộ một số đoạn tuyến từ 46m lên 53 -56m trong Dự án cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi không được
sự đón nhận của các hộ dân trong diện GPMB Bởi với việc bổ sung thiết kế này,
sẽ có 3 đoạn bị “phình ra” và điều vô lý là những đoạn “phình ra” đó chỉ dài vài trăm mét, thậm chí chỉ dài vài chục mét Việc dự án điều chỉnh mở rộng mặt cắt rất
vô lý đó và chính sách đền bù quá bất hợp khiến các gia đình mất ăn mất ngủ Như
Trang 7vậy Quyết định 1513 của UBND TP Hà Nội đã đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, không đáp ứng được yêu cầu về chính trị của một VBQPPL
* VBQPPL do UBND các cấp ban hành không đáp ứng yêu cầu về pháp lí.
1 VBQPPL do UBND ban hành có nội dung trái pháp luật hoặc có nội dung mâu thuẫn với Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm
2004 thì VBQPPL của UBND phải phù hợp với VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên và phù hợp với nghị quyết của HĐND cùng cấp Tuy nhiên trên thưc tế, vẫn còn tồn tại nhiều văn bản do UBND ban hành có dấu hiệu trái pháp luật, trái với Nghị quyết của HĐND cùng cấp, không chỉ về hình thức mà cả nội dung
Ta có thể đưa ra ví dụ như Quyết định 20/QĐ-UBND ban hành này 5/4/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc hỗ trợ, bồi thường, tái định cư, thu hồi đất và giao đất trên địa bàn tỉnh có nhiều quy định “ngược” với khoản 1 Điều 19 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP (ngày 13/8/2009) Theo Nghị định 69, chủ thể được nhận một trong các khoản hỗ trợ như tiền chênh lệch giữa trị giá suất tái định cư tối thiểu, tiền bằng giá trị suất đầu tư hạ tầng… là những hộ gia đình, cá nhân “không nhận” đất ở, nhà ở tại khu tái định cư nếu số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu mà tự lo chỗ ở Song khoản 4 Điều 4 Quyết định 20 của UBND tỉnh Đồng Nai lại dành các khoản hỗ trợ này cho các hộ gia đình, cá nhân “nhận đất ở, nhà ở tái định cư”
2.VBQPPL do UBND ban hành chứa đựng quy định chồng chéo, trùng lặp.
Qua kiểm tra, rà soát văn bản hàng năm của Sở tư pháp các tỉnh và Cục Kiểm tra VBQPPL- Bộ Tư pháp cho thấy tình trạng chống chéo trùng lặp khá phổ biến ở các VBQPPL do chính quyền địa phương ban hành nói chung và UBND các cấp ban hành nói riêng, các văn bản này thường sao chép lại Luật, nghị định hoặc VBQPPL cuả cơ quan nhà nước cấp trên
Điển hình như: Quyết định 49/2010/QĐ-UBND do UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành về việc sử đổi, bổ sung quy định thủ tục hành chính áp dụng tại Ban Quản lý Khu Nam trong lĩnh vực xây dựng và đất đai Trong QĐ này, các
Trang 8khoản 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 thực chất là chép lại toàn bộ nội dung quy định tại Điều 24,
26 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ
* VBQPPL do UBND các cấp ban hành không đáp ứng yêu cầu về khoa học.
Hiện nay có rất nhiều VBQPPL do UBND các cấp ban hành có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội Những văn bản này không có tính khả thi và khó thực hiện trên thực tiễn Ngoài ra tình trạng VBQPPL do UBND các cấp ban hành không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật pháp lý cũng khá phổ biến hiện nay
Ví dụ như Quyết định số 1027/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt đơn giá thuê đất 2011 đối với phần diện tích 16.340,5 m2 tại số 10 Trần Hưng Đạo Theo đó, trong năm 2011 số tiền thuê đất mà đơn vị thuê phải nộp là hơn 3,7 tỉ đồng – tăng gấp 5 lần so với giá thuê đất 2010 (774 triệu đồng) Việc điều chỉnh giá thuê đất là cần thiết, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng năm nhằm khai thác hiệu quả diện tích đất cho thuê của nhà nước, nhưng việc tăng giá thuê phải có lộ trình, phù hợp với sự tăng trưởng và bình đẳng giữa các
DN và tăng đến 500% trong vòng 1 năm là quá cao Như vậy QĐ trên UBND đã
có các quy định không phù hợp với thực trạng kinh tế- xã hội, gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn chi phí đầu vào tăng cao và biến động liên tục
b Nguyên nhân.
Có thể khái quát các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp như sau:
- Các quy định về phân cấp, phân quyền của Trung ương cho địa phương chưa rõ ràng thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn giữa thẩm quyền của tập thể UBND với
cá nhân Chủ tịch UBND hoặc có chồng chéo về thẩm quyền của HĐND với UBND Một bộ phận cán bộ lãnh đạo vẫn còn lối tư duy cũ trong việc soạn thảo ban hành VBQPPL; chưa thấy được tầm quan trọng của công tác soạn thảo, ban hành VBQPPL đối với hoạt động quản lý điều hành ở địa phương
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn bản của UBND các cấp còn thiếu và yếu về trình độ năng lực, nhận thức máy móc về công tác soạn thảo và ban hành
Trang 9VBQPPL Người soạn thảo còn bị hạn chế về trình độ chuyên môn, về việc sử dụng ngôn ngữ cũng như kĩ năng pháp lí, thậm chí còn không tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về thủ tục ban hành VBQPPL nên dân tới việc ban hành VBQPPL vi phạm về thủ tục và không đảm bảo tính hợp lí của văn bản Các địa phương chưa có chính sách thu hút đội ngũ luật sư, luật gia và người có trình độ trong việc tham gia vào hoạt động ban hành VBQPPL ở địa phương
- Khi xây dựng dự thảo VBQPPL còn thiếu rà soát, đối chiếu với quy định của cấp trên; thiếu khâu điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá tình hình thực tế Bên cạnh
đó là khả năng phân tích đường lối, chủ trương của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước Các địa phương chưa có chính sách thu hút đội ngũ luật sư và người
có trình độ trong việc tham gia vào hoạt động ban hành VBQPPL ở các cấp
c Giải pháp hoàn thiện.
1 Hoàn thiên quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật về ban hành VBQPPL ở nước ta đang phân tách thành hai cấp: cấp Trung ương và cấp địa phương, tương ứng là 02 Luật khác nhau Theo
đó, việc ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của các cơ quan Trung ương
chịu sự điều chỉnh của Luật Ban hành VBQPPL 2008 (thay thế cho Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2002) Việc ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân 3 cấp: tỉnh, huyện, xã) chịu sự điều chỉnh của Luật Ban hành
VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 2004 Về cơ bản, phạm vi và đối tượng điều chỉnh của 02 Luật này gần giống nhau: quy định về trình tự thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, từ giai đoạn soạn thảo, lấy ý kiến tham gia, thẩm định và ban hành đến các giai đoạn sau khi ban hành như kiểm tra, rà soát hệ thống hoá văn bản Việc tồn tại hai Luật song song cùng điều chỉnh một hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL sớm bộc lộ những hạn chế, bất cập
và mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu lực thực tế trong quá trình áp dụng Vì vậy việc hợp nhất 02 Luật Ban hành VBQPPL là cần thiết, hợp lý, góp phần khắc phục được những bất cập đồng thời nâng cao được tính hiệu lực thực tế, tính khả thi trong quá trình áp dụng Bên cạnh đó, việc hợp nhất chắc chắn sẽ khắc
Trang 10phục được những mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định giữa văn bản Luật và dưới luật; giữa văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan địa phương, góp phần hạn chế tình trạng “vượt thẩm quyền, xé rào” trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của một số
bộ, địa phương như hiện nay; đảm bảo tính ổn định, thống nhất, minh bạch của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
2 Đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra, xử lí và hệ thống hóa VBQPPL do UBND các cấp ban hành.
UBND các cấp cần đẩy mạnh việc thành lập, tổ chức các Đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn, lĩnh vực về tình hình xây dựng, ban hành VBQPPL của các cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định, ban hành VBQPPL Việc tổ chức xây dựng, ban hành văn bản phải triệt để tuân thủ trình tự, thủ tục luật định, nhất là công tác góp ý, thẩm định cần được quan tâm nhằm tránh tình trạng văn bản được chuẩn bị sơ sài, chung chung, sao chép lại các quy định của cấp trên, không đáp ứng được yêu cầu đề ra Ngoài ra việc lập và thực hiện tốt Chương trình xây dựng VBQPPL của UBND các cấp cũng cần được đẩy mạnh nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác xây dựng, kiểm tra và xử lý VBQPPL
3 Đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ thực hiên công tác xây dựng và ban hành VBQPPL ở UBND các cấp.
UBND các cấp cần tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ xây dựng, ban hành, VBQPPL cho cán bộ từ tỉnh đến cơ sở Cán bộ làm công tác VB phải nắm vững nghiệp vụ chuyên sâu; nâng cao kỹ năng kiểm tra, xử
lý và rà soát, hệ thống hóa VBQPPL; kỹ năng xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm tra VB; từ đó, nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa VB quy phạm pháp luật; tác động trực tiếp, làm thay đổi nhận thức của Lãnh đạo UBND các cấp về công tác này Đồng thời, tham mưu cho Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo UBND các tỉnh, TP hoàn thiện thể chế về công tác kiểm tra VBQPPL tại đại phương mình; Chú trọng hướng dẫn nghiệp vụ, tập huấn cho cán bộ trực tiếp làm công tác soạn thảo, kiểm tra VB; Tăng cường kiểm tra, nắm tình hình triển