Ngành Sư phạm Sinh học ii Bộ môn Sư phạm Sinh học TÓM LƢỢC Đề tài “Xây dựng bộ tư liệu về động vật nguyên sinh Protozoa phục vụ giảng dạy thực tập động vật không xương sống” được thực h
Trang 1Lớp: Sƣ phạm Sinh học
MSSV: 3112256
NĂM 2015
Trang 2Lớp: Sƣ phạm Sinh học
MSSV: 3112256
NĂM 2015
Trang 3Ngành Sư phạm Sinh học i Bộ môn Sư phạm Sinh học
Cuối cùng tôi xin gửi cám ơn chân thành đến cha, mẹ, bạn bè đã luôn ủng
hộ và động viên tôi hoàn thành tốt luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Ngành Sư phạm Sinh học ii Bộ môn Sư phạm Sinh học
TÓM LƢỢC
Đề tài “Xây dựng bộ tư liệu về động vật nguyên sinh (Protozoa) phục vụ giảng dạy thực tập động vật không xương sống” được thực hiện từ tháng 8/1014 đến tháng 5/2015 đã thực hiện được 25 tiêu bản hiển vi cố định về hình dạng ngoài trùng đế giày (Paramecium caudatum) bằng phương pháp nhuộm kép hematoxyline – eosin Y Qua kết quả thực hiện tiêu bản đó, đã quan sát được lông bơi, nhân lớn và bao chích của trùng đế giày (Paramecium caudatum) Ngoài ra,
có thể quan sát được sự sinh sản bằng phân đôi Đồng thời, thống kê được 385 tiêu bản với 75 loài động vật nguyên sinh trong phòng thí nghiệm động vật, Bộ môn Sinh học, Khoa Sư Phạm, Trường Đại học Cần Thơ Trong đó, có 355 tiêu bản tốt
và 30 tiêu bị bể nên không thể sử dụng được thuộc 3 ngành: ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora), ngành Trùng bào tử (Sporozoa) và ngành Trùng lông bơi (Ciliophora) Với 75 loài trên tiêu bản hiển vi cố định về động vật nguyên sinh (Protozoa) đã được sắp xếp theo hệ thống phân loại Trong đó, 20 loài động vật nguyên sinh (Protozoa) trên tiêu bản hiển vi cố định được chọn ra chụp hình và
mô tả hình thái
Trang 5Ngành Sư phạm Sinh học iii Bộ môn Sư phạm Sinh học
MỤC LỤC
CẢM TẠ i
TÓM LƯỢC ii
MỤC LỤC iii
MỤC LỤC HÌNH vi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh (Protozoa) 3
2.2 Khái quát hệ thống phân loại các ngành động vật nguyên sinh (Protozoa) 4
2.2.1 Ngành Trùng lông bơi (Ciliophora) 5
2.2.2 Ngành Trùng roi - chân giả (Sarcomastigophora) 7
2.2.3 Ngành Trùng tổ hợp đỉnh (Apicomplexa) 11
2.2.4 Ngành vi bào tử (Microsporozoa) 12
2.2.5 Ngành Myxozoa 13
2.2.6 Ngành Trùng Mê lộ (Labyrinthomorpha) 13
2.2.7 Ngành Acetospora 14
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Phương tiện nghiên cứu 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Thống kê hiện trạng tiêu bản trong phòng thí nghiệm 21
4.2 Mô tả các loài động vật nguyên sinh (Protozoa) trên tiêu bản cố định 24
4.2.1 Trùng đế giày (Paramecium caudatum) 24
4.2.2 Trùng biến hình (Amoeba proteus) 26
Trang 6Ngành Sư phạm Sinh học iv Bộ môn Sư phạm Sinh học
4.2.3 Arcella sp 27
4.2.4 Eudorina sp 28
4.2.5 Euglena viridis 29
4.2.6 Opalina ranarum 30
4.2.7 Pleodorina sp 31
4.2.8 Trùng phóng xạ 31
4.2.9 Volvox sp 33
4.2.10 Trùng hình chuông (Vorticella sp.) 35
4.2.11 Noctiluca sp 36
4.2.12 Chaos chaos 38
4.2.13 Euplotes sp 38
4.2.14 Ceratium sp 40
4.2.15 Colpidium campylum 40
4.2.16 Didinium sp 41
4.2.17 Trùng ống hút (Ephelota sp.) 42
4.2.18 Trùng loa kèn (Stentor sp.) 43
4.2.19 Balantidium coli 44
4.2.20 Leptomonas sp 44
4.3 Thực hiện tiêu bản hiển vi trùng đế giày (Paramecium caudatum) 45
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
5.1 Kết luận 54
5.2 Đề nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC I
Trang 7Ngành Sư phạm Sinh học v Bộ môn Sư phạm Sinh học
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3.1: Qui trình thực hiện tiêu bản hiển vi cố định Paramecium caudatum 17
Bảng 4.1: Thống kê số liệu và hiện trạng tiêu bản phòng thí nghiệm 21
Bảng 4.2: Danh sách các loài động vật nguyên sinh chọn ra để chụp hình và mô tả 23
Bảng 4.3: Các nghiệm thức thực hiện tiêu bản Paramecium caudatum 45
Bảng 4.4: Qui trình nhuộm Trùng đế giày Paramecium caudatum bằng phương pháp nhuộm kép Hematoxyiln và Eosin Y 51
Trang 8Ngành Sư phạm Sinh học vi Bộ môn Sư phạm Sinh học
MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1: Cấu tạo trùng đế giày 5
Hình 2.2: Cấu trúc lông bơi của Trùng lông bơi 5
Hình 2.3: Sự sinh sản vô tính ở Trùng đế giày 6
Hình 2.4: Sự sinh sản hữu tính của bằng tiếp hợp của Trùng đế giày 7
Hình 2.5: Cấu tạo cơ thể Trùng chân giả 7
Hình 2.6: Sự hình thành chân giả ở Trùng biến hình 8
Hình 2.7: Sinh sản vô tính ở Trùng biến hình 8
Hình 2.8: Cấu tạo cơ thể trùng roi xanh 9
Hình 2.9: Trùng roi giáp 9
Hình 2.10: Sự sinh sản vô tính ở Trùng roi 10
Hình 2.11: Sơ đồ cấu tạo Trypanosoma brucei 11
Hình 2.12: Cấu tạo trùng tổ hợp đỉnh 11
Hình 2.13: Bào tử của Trùng vi bào tử 12
Hình 2.14: Bào tử của Myxosoma cerebralis 13
Hình 2 15: Bào tử của Labyrinthula sp 14
Hình 2 16: Haplosporidium nelsoni 14
Hình 3.1: Nước rơm ngâm tạo Paramecium caudatum gốc 16
Hình 3.2: Môi trường nuôi Paramecium caudatum 16
Hình 3.3: Quá trình bắt mẫu lên lame 18
Hình 3.4: Định hình mẫu bằng hơi formal 40% 19
Hình 4.1: Cấu tạo Paramecium caudatum (Z1.313) 24
Hình 4.2: Paramecium caudatum dạng mẫu sống ở vật kính X40 25
Hình 4.3: Cấu tạo cơ thể Amoeba proteus ở X10 (Z1.11) 27
Hình 4.4: Cấu tạo Arcella sp dạng nằm ngửa ở vật kính X100 (Z1.12) 28
Hình 4.5: Cấu tạo tập đoàn Eudorina sp ở vật kính X40 (B1.216) 28
Hình 4.6: Cấu tạo Euglena viridis 29
Hình 4.7: Cấu tạo Opalinina ranarum ở vật kính X10 (P1.36) 30
Trang 9Ngành Sư phạm Sinh học vii Bộ môn Sư phạm Sinh học
Hình 4.8: Tập đoàn Pleodorina sp ở vật kính X40 (B1.217) 31
Hình 4 9: Các dạng Radiolaria ở vật kính X40 (P1.477) 32
Hình 4.10: Tập đoàn Volvox sp ở vật kính X10 34
Hình 4.11: Cấu tạo Vorticella sp ở vật kính X10 36
Hình 4.12: Noctiluca sp 37
Hình 4.13: Cấu tạo Chaos chaos ở vật kính X10 38
Hình 4.14: Eulotes sp ở vật kính X10 39
Hình 4.15: Cấu tạo Trùng roi giáp (Ceratium sp.) ở vật kính X40 40
Hình 4.16: Colpidium campylum ở vật kính X10 41
Hình 4.17: A1 - Cấu tạo cơ thể Didinium sp ở vật kính X40; 42
Hình 4.18: Ephelote sp 42
Hình 4.19: Cấu tạo Stentor sp ở vật kính X10 43
Hình 4.20: Balantidium coli dạng u nang ở vật kính X40 44
Hình 4.21: Leptomonas sp ở vật kính X60 45
Hình 4.22: Paramecium caudatum qua 3 lần nhuộm (X10) 47
Hình 4.23: Kết quả Paramecium caudatum ở nghiệm thức 1 (X10) 47
Hình 4.24: Paramecium caudatum qua 3 lần nhuộm (X10) 48
Hình 4.25: Kết quả Paramecium caudatum ở nghiệm thức 2 (X10) 48
Hình 4.26: Paramecium caudatum qua 3 lần nhuộm (X10) 49
Hình 4.27: Kết quả Paramecium caudatum ở nghiệm thức 3 (X10) 49
Hình 4.28: Paramecium caudatum qua 3 lần nhuộm (X10); 50
Hình 4.29: Kết quả Paramecium caudatum ở nghiệm thức 4 (X10) 50
Hình 4.30: Cấu tạo Paramecium caudatum ở vật kính X10 52
Hình 4.31: Paramecium caudatum có bao chích ở vật kính X40 52
Hình 4.32: Dạng phân đôi của Paramecium caudatum ở vật kính X10 53
Trang 10Ngành Sư phạm Sinh học 1 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Động vật nguyên sinh phân bố rộng trong các thủy vực nước mặn, nước ngọt,
ao hồ, cống, rãnh, các vùng nước nhỏ, trong đất ẩm và ký sinh trên hoặc trong cơ thể sinh vật khác, giữ vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái và con người Trong môi trường nước, động vật nguyên sinh chỉ thị về độ sạch của nước và là nguồn thức ăn của các động vật thủy sinh (Thái Trần Bái, 1978)
Với sự phong phú về loài, sự đa dạng về môi trường sống thì động vật nguyên sinh là một nhóm sinh vật không thể không đề cập tới trong các môn học như sinh học đại cương, động vật học và động vật không xương sống Một số sách hướng dẫn thực tập động vật không xương sống của các tác giả Thái Trần Bái và ctv (1967); Đặng Ngọc Thanh (1989); Dương Ngọc Dũng và ctv (1999); Nguyễn Mỹ Tín (2000); Đặng Ngọc Thanh và ctv (2001) đã mô tả hình dạng, cấu tạo cơ thể động vật nguyên sinh Dựa vào kết quả mô tả đó, tiến hành thực hiện tiêu bản hiển
vi để quan sát mô tả lại đặc điểm cơ thể động vật nguyên sinh trên đối tượng là
trùng đế giày (Paramecium caudatum)
Ngoài ra, số lượng tiêu bản động vật nguyên sinh trong phòng thí nghiệm động vật Bộ môn sinh học, Khoa Sư Phạm, Đại học Cần Thơ phong phú nhưng đã quá lâu và bị mờ nên khó quan sát rõ các chi tiết bên trong tiêu bản Chính vì vậy,
đề tài “Xây dựng bộ tư liệu về động vật nguyên sinh (Protozoa) phục vụ giảng dạy
thực tập động vật không xương sống” được đề xuất nhằm thực hiện qui trình
Trang 11Ngành Sư phạm Sinh học 2 Bộ môn Sư phạm Sinh học
nhuộm tiêu bản đối với Trùng đế giày (Paramecium caudatum), cung cấp tiêu bản
hiển vi cố định phục vụ cho việc giảng dạy và học tập Đề tài này sẽ là tài liệu cần thiết cho việc biên soạn lại giáo trình giảng dạy thực tập động vật không xương sống trong thời gian tới
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài “Xây dựng bộ tư liệu về động vật nguyên sinh (Protozoa) phục vụ
giảng dạy thực tập động vật không xương sống” được thực hiện với các mục tiêu:
(1) Thống kê số lượng và hiện trạng tiêu bản động vật nguyên sinh trong phòng thí nghiệm động vật, Bộ môn Sinh học, Khoa Sư Phạm, Trường Đại học Cần Thơ
(2) Thực hiện tiêu bản hiển vi ở Trùng đế giày (Paramecium caudatum)
(3) Mô tả 20 loài động vật nguyên sinh phục vụ giảng dạy thực tập trong phòng thí nghiệm động vật, Bộ môn Sinh học, Khoa Sư Phạm, Trường Đại học Cần Thơ
1.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với nội dung thống kê và kiểm tra số lượng tiêu
bản về động vật nguyên sinh (Protozoa) trong phòng thí nghiệm động vật, Bộ môn
Sinh học, Khoa Sư Phạm, Trường Đại học Cần Thơ
Sử dụng nước rơm ngâm để tạo môi trường gốc nuôi Paramecium
caudatum, tiến hành nhân giống Paramecium caudatum tạo dòng thuần để thực
hiện tiêu bản hiển vi cố định
Dựa vào qui trình thực hiện tiêu bản trên đối tượng trùng đế giày
(Paramecium caudatum) của Nguyễn Thị Kim Xuân (2000) tiến hành thực hiện
các nghiệm thức để có qui trình thích hợp thực hiện tiêu bản trên đối tượng này
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi phân giới động vật nguyên sinh (Protozoa) Trong đó, tiến hành phân loại các loài động vật nguyên sinh (Protozoa) trên tiêu bản hiển vi cố định theo hệ thống phân loại của Thái Trần Bái (2010)
Trang 12Ngành Sư phạm Sinh học 3 Bộ môn Sư phạm Sinh học
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh (Protozoa)
Hiện nay, động vật nguyên sinh có khoảng 38.000 loài đang sống và khoảng 44.000 loài hóa thạch Sống trong các thủy vực nước mặn, nước ngọt, trong đất ẩm
và ký sinh trên hoặc trong cơ thể sinh vật khác Cấu tạo cơ bản của động vật nguyên sinh chỉ là một tế bào biệt hóa đa năng đảm nhận nhiều chức năng cơ bản của một cơ thể sống do các phần cơ thể phân hóa phức tạp tạo thành các cơ quan
tử Một số động vật nguyên sinh có khả năng thành lập những đơn vị ở tổ chức cao hơn được gọi là tập đoàn nhưng vẫn hoạt động dựa trên cơ sở của một tế bào (Thái Trần Bái, 2010) Phần lớn động vật nguyên sinh có kích thước hiển vi chỉ dài khoảng 5 – 250 µm Tuy nhiên, có một số loài có thể quan sát bằng mắt thường
như: trùng cỏ (Bursaria) dài khoảng 1,5 mm, trùng hai đoạn (Porospora gigantean)
dài tới 1 cm, một số trùng lỗ (Foraminifera) có vỏ đạt tới 5 – 6 cm về đường kính (Thái Trần Bái, 1978)
2.1.1 Đặc điểm cấu trúc động vật nguyên sinh
Cơ thể động vật nguyên sinh là một khối tế bào chất bao lấy nhân và được bao bọc bởi màng mỏng Tế bào chất có tính chất keo, đồng tính, tương đối quánh
và có đặc tính biến đổi từ trạng thái lỏng hơn sang trạng thái quánh hơn và ngược lại Hầu hết động vật nguyên sinh chỉ có một nhân và là nơi chứa thông tin di
truyền Tuy nhiên, ở Trùng đế giày (Paramecium caudatum) lại có 2 nhân: nhân
lớn và nhân bé Nhân lớn đa bội có chức năng biệt hóa, tái sinh và điều hòa hoạt động của cơ thể, nhân bé lưỡng bội là đặc trưng cho hình thức sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp Trên cơ thể động vật nguyên sinh có cơ quan tử là không bào co bóp
và bao chích mà không tìm thấy ở các loài động vật bậc cao (Thái Trần Bái, 2010)
Cơ quan tử vận chuyển của động vật nguyên sinh là chiên mao, tiêm mao hoặc chân giả Đối với ngành trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora) thì chiên mao (roi) là cơ quan tử di chuyển chủ yếu, nó giúp cơ thể di chuyển theo kiểu mũi khoan hướng về phía trước Bên cạnh đó, tiêm mao là cơ quan tử vận chuyển chủ
Trang 13Ngành Sư phạm Sinh học 4 Bộ môn Sư phạm Sinh học
yếu của ngành trùng lông bơi (Ciliophora) Ngoài ra, tiêm mao xung quanh bào khẩu có vài trò tạo nên một dòng chảy góp phần lôi cuốn thức ăn Đối với một số động vật nguyên sinh còn có cơ quan tử di chuyển là chân giả Chân giả là phần lồi
ra của cơ thể động vật nguyên sinh, chúng được hình thành bởi sự chuyển đổi trạng thái lỏng (sol) sang trạng thái quánh hơn (gel) của chất nguyên sinh Hình dạng chân giả rất đa dạng và nó tùy thuộc vào từng loài Ngoài ra, chân giả ở nhóm trùng biến hình có chức năng bắt mồi (Phạm Trọng Cung và ctv., 1979)
2.1.2 Đặc điểm về sinh sản
Động vật có cả hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính Sinh sản vô tính là hình thức phổ biến ở động vật nguyên sinh bao gồm nảy chồi, phân đôi và liệt sinh Ngoài ra, ở một số động vật nguyên sinh có nhiều nhân thì sinh sản chủ yếu bằng phân nguyên hình Bên cạnh sự sinh sản vô tính, một số động vật nguyên sinh còn có hình thức sinh sản hữu tính nhưng chỉ ở mức độ thấp Đó là sự phát sinh giao tử giống nhau hoặc khác nhau ở trùng roi và sự tiếp hợp ở trùng lông bơi Ngoài ra, có sự xen kẽ thế hệ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính gặp ở nhóm trùng bào tử hoặc tập đoàn Volvox Khi gặp điều kiện sống khó khăn thì động vật nguyên sinh thích nghi bằng cách tạo thành bào nang – nang hóa hay còn gọi là kết kén (Thái Trần Bái, 2010)
2.2 Khái quát hệ thống phân loại các ngành động vật nguyên sinh (Protozoa)
Động vật nguyên sinh là nhóm động vật xuất hiện sớm nhất trong giới động vật, nhưng được con người biết đến muộn nhất Theo Thái Trần Bái (1978) ngành động vật nguyên sinh được chia làm 5 lớp Sau đó, tác giả Thái Trần Bái và ctv (1988) ngành động vật nguyên sinh được chia thành 6 lớp Trong thời gian gần đây, hệ thống động vật nguyên sinh có nhiều thay đổi, động vật nguyên sinh là một phân giới gồm một ngành của giới động vật (Linneus, 1753; Haeckel, 1865) và là một phân giới của giới sinh vật đơn bào (Protita – Whittaker, 1969) Đa số các nhà nguyên sinh động vật học nhất trí cho rằng động vật nguyên sinh là một phân giới của giới Động vật (Barnes, 1984) và được chia thành 7 ngành: ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora), ngành Trùng mê lộ (Labyrinthomorpha), ngành Trùng tổ hợp đỉnh (Apicomplexa), ngành Trùng vi bào tử (Microspora), ngành
Trang 14Ngành Sư phạm Sinh học 5 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Lông bơi Không bào tiêu hóa
Rãnh bào hầu Bào khẩu Nhân bé Nhân lớn Không bào co bóp
Hình 2.2: Cấu trúc lông bơi của Trùng lông bơi (Hickman et al., 2003);
A Màng tế bào, B Bao chích
Ascetospora, ngành Myxozoa và ngành Trùng lông bơi (Ciliophora) (Thái Trần Bái, 2010)
2.2.1 Ngành Trùng lông bơi (Ciliophora)
Ngành Trùng lông bơi (Ciliophora): gồm 2 lớp Trùng cỏ (Infusoria) và Trùng
ống hút (Suctoria)
Trùng lông bơi hô hấp dưới dạng nội bào, có hình thức dinh dưỡng là dị dưỡng, thức ăn chủ yếu là vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo và nấm men Không bào co bóp của Trùng lông bơi vừa là cơ quan tử bài tiết vừa làm nhiệm vụ điều chỉnh lượng nước trong cơ thể
Hệ thống màng tế bào gồm lớp màng ngoài (plasmalemma) và màng trong Lớp màng ngoài phân hóa phức tạp thành nhiều cơ quan tử như màng phim, tiêm mao, màng sống và thể gốc Bao chích là thể hình que xếp thành một lớp vuông gốc với bề mặt cơ thể, là cơ quan tử tấn công và tự vệ của Trùng lông bơi…
Hình 2.1: Cấu tạo trùng đế giày
http://www.horton.ednet.ns.ca/staff/jfuller/selig/bio11/activities/protista/paramimages.htm
Trang 15Ngành Sư phạm Sinh học 6 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Ngành Trùng lông bơi có hình thức sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính Trong đó, sinh sản vô tính bằng cách phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu Khởi đầu, nhân bé nguyên phân nhiều lần để cho nhiều nhân bé phân tán đều trong nguyên sinh chất, nhân lớn thì không phân chia mà chỉ kéo dài theo trục dọc Đồng thời rãnh phân cắt hình thành dần và cắt cơ thể thành 2 cá thể mới, những cơ quan
tử thiếu ở cá thể mới sẽ được hình thành ngay sau đó
Bên cạnh đó, tiếp hợp là kiểu sinh sản hữu tính rất đặc trưng cho Trùng lông bơi, đây là hình thức sinh sản không tạo ra giao tử mà là hiện tượng trao đổi bộ nhân xảy ra khi 2 cá thể tiếp hợp Khi đó, nhân lớn tiêu biến dần và nhân bé trải qua 2 lần giảm phân để cho 4 tiền nhân, 3 trong số 4 tiền nhân sẽ tiêu biến còn lại 1 tiền nhân qua quá trình nguyên phân để cho ra 2 tiền nhân mới với một là tiền nhân định cư và một là tiền nhân di động Nhân di động sau khi di chuyển sang cơ thể của cá thể tiếp hợp gặp tiền nhân định cư sẽ phối hợp tạo thành nhân kết hợp (synkarion) mang vốn di truyền mới Sau khi 2 cá thể tiếp hợp rời nhau thì nhân kết hợp sẽ nguyên phân để tạo ra 4 nhân bé và 4 nhân lớn rồi sinh sản vô tính cho ra 4
cá thể mới
Hình 2.3: Sự sinh sản vô tính ở Trùng đế giày (Miller et al., 2002)
Trang 16Ngành Sư phạm Sinh học 7 Bộ môn Sư phạm Sinh học
2.2.2 Ngành Trùng roi - chân giả (Sarcomastigophora)
Phân ngành Trùng chân giả (Sarcodina)
Cấu tạo cơ thể Trùng chân giả đơn giản nhất trong động vật nguyên sinh Trùng chân giả khi trưởng thành luôn luôn di động nhờ những phần lồi đặc biệt trên cơ thể gọi là chân giả (pseudopoda) do đó cơ thể không có hình dạng cố định Toàn bộ cơ thể là một khối tế bào trần hoặc có vỏ cứng với nhiều hình dạng khác
nhau (Miller et al., 2002)
Hình 2.5: Cấu tạo cơ thể Trùng chân giả (Amoeba proteus) (Miller et al ., 2002)
Ngoại chất
Hình 2.4: Sự sinh sản hữu tính của bằng tiếp hợp của Trùng đế giày (Miller et al., 2002);
1 nhân nhỏ; 2 nhân lớn; (A) - (G) – Các giai đoạn của sinh sản bằng tiếp hợp
1
2
Trang 17Ngành Sư phạm Sinh học 8 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Cơ thể Amip là khối tế bào trần, không màu và không có hình dạng cố định Ngoài cùng là màng tế bào, chất nguyên sinh gồm 2 lớp: lớp ngoài quánh, đồng nhất và sáng hơn gọi là ngoại chất (ectoplasma); lớp trong lỏng hơn, dạng hạt và tối hơn gọi là nội chất (endoplasma) Chất nguyên sinh có thể chuyển từ trạng thái quánh (gel) sang trạng thái lỏng (sol) và ngược lại, điều này quyết định đến khả năng di chuyển của con vật (Thái Trần Bái, 2010)
Trong quá trình vận chuyển của con vật nếu chân giả gặp các vụn hữu cơ, tảo đơn bào hoặc động vật nguyên sinh nhỏ thì lập tức chân giả bao lấy, hình thành không bào tiêu hóa và thực hiện tiêu hóa theo kiểu thực bào (phagocytosis) Không bào này vận động theo sự vận động của nội chất đến các phần của cơ thể Các chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp ngay cho chất nguyên sinh xung quanh, các chất cặn
bã sẽ được thải ra ngoài ở bất cứ vị trí nào trên bề mặt cơ thể Ngoài ra, con vật cũng lấy thức ăn dưới dạng là chất hữu cơ hòa tan trong nước theo kiểu ẩm bào (pinocytosis) (Thái Trần Bái, 1978)
Sinh sản ở Trùng biến hình là sinh sản vô tính với hình thức phân đôi Cơ thể con vật sẽ trở thành một khối cầu rồi kéo dài ra dần và phân cắt thành hai phần, nhân được phân chia bằng cách phân bào nguyên nhiễm Trong quá trình phân chia, Amip không lấy thức ăn Sau khi phân cắt thành 2 cá thể mới thì mỗi cá thể sẽ tăng trưởng cho đến khi đủ lớn để phân chia tiếp cho ra 2 cá thể mới Ở một số Amip có
vỏ cũng sinh sản bằng cách phân đôi, phần thiếu vỏ sẽ hình thành vỏ mới (Thái Trần Bái và ctv., 1988)
Hình 2.6: Sự hình thành chân giả ở Trùng biến hình (Hickman et al., 2003)
Hình 2.7: Sinh sản vô tính ở Trùng biến hình
http://www.boysemperor.yolasite.com/science.php
Trang 18Ngành Sư phạm Sinh học 9 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Thể gốc roi bơi
Hình 2.8: Cấu tạo cơ thể trùng roi xanh (Euglena viridis) (Hickman, 2003)
Phân ngành Trùng roi (Mastigophora)
- Lớp Trùng roi thực vật (Phytomastigophorea)
Cơ thể của Trùng roi bơi có hình dạng ổn định nhờ vào lớp ngoại chất đặc lại làm thành màng phim (pellicula), một số Trùng roi bơi được bao ngoài bởi lớp vỏ
hoặc lớp keo (Volvox), lớp sừng hoặc lớp cenluloza (Euglena viridis) giống như ở
tế bào thực vật Trùng roi bơi có cơ quan vận chuyển là roi, roi có cấu trúc siêu hiển vi gần giống với lông bơi Tuy nhiên, roi bơi thường dài hơn và có số lượng ít hơn lông bơi Dọc theo roi bơi thường có các lông nhỏ giúp tăng diện tích tiếp xúc với nước khi hoạt động (Thái Trần Bái, 1978) Phần lớn Trùng roi bơi có một roi, bơi xoay mũi khoan, hướng về phía trước khi vận chuyển Bên cạnh đó, Trùng roi giáp là nhóm động vật nguyên sinh sống trôi nổi ngay dưới mặt nước tạo nên thành phần cơ bản trong lưới thức ăn ở biển nước ngọt (Thái Trần Bái, 2010)
Hình 2.9: Trùng roi giáp
A – Gymnodinium; B – Ceratium; C – Noctiluca (Hickman, 2003)
Điểm mắt
Trang 19Ngành Sư phạm Sinh học 10 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Cơ thể Trùng roi giáp có roi bơi mọc từ 2 rãnh thẳng góc với nhau trên vỏ giáp bằng cellulose tạo ra sự di chuyển xoay tròn đặc trưng (Thái Trần Bái, 2010) Phần lớn Trùng roi chỉ sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc, sự phân chia xảy ra ngay sau khi con vật vẫn hoạt động sống bình thường, nhân bắt đầu phân chia trước rồi đến chất nguyên sinh tiếp theo là cơ thể tách dọc làm đôi, thể gốc và thể sinh roi cũng phân chia, roi cũ thuộc về một trong hai cá thể mới, cá thể còn lại sẽ hình thành roi mới từ thể gốc (Thái Trần Bái, 1978)
Ngoài ra, ở Trùng roi thực vật còn có hình thức sinh sản hữu tính, mỗi tế bào cái trực tiếp biến đổi thành giao tử lớn hơn, hình cầu và không di động Ở tế bào đực phân chia thành 256 giao tử nhỏ có roi và di động Đây là đặc điểm của các giao tử gần giống như tinh trùng và trứng kết hợp tạo thành hợp tử rồi phát triển thành cá thể riêng biệt Như vậy, ở lớp Trùng roi thực vật đã có sự tiến hóa và hoàn thiện hơn về mặt sinh sản Bên cạnh sinh sản hữu tính đẳng giao nguyên thủy còn
có sinh sản hữu tính dị giao và cao hơn là sinh sản hữu tính noãn giao kèm theo sự biệt hóa của tế bào và sự biệt hóa về cả giới tính (Thái Trần Bái, 2010)
- Lớp Trùng roi động vật (Zoomastigophorea)
Là nhóm động vật có đặc trưng về hình thái là hạt gốc (kinetoplast) chứa ADN ngoài nhân được coi là cơ quan cung cấp năng lượng cho hoạt động của roi bơi, thường có 1 hoặc 2 roi bơi Cơ thể có màng uốn, dính roi bơi với bề mặt cơ thể tạo thành cơ quan chuyển vận trong môi trường quanh Có số ít loài sống tự do
Hình 2.10: Sự sinh sản vô tính ở Trùng roi (Miller et al., 2002)
Trang 20Ngành Sư phạm Sinh học 11 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Leishmania donovano là loài gây bệnh hắc nhiệt chủ yếu ở trẻ em, có thể trở thành
dịch, gặp ở Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Á (Thái Trần Bái, 2010)
2.2.3 Ngành Trùng tổ hợp đỉnh (Apicomplexa)
Hình 2.11: Sơ đồ cấu tạo Trypanosoma brucei (Miller et al., 2002)
Hình 2.12: Cấu tạo trùng tổ hợp đỉnh; A – Cấu tạo liệt trùng; B – Cấu tạo kén bào tử
(Hickman et al., 2003)
1.Chóp; 2.Vi quản; 3.Vi cơ; 4.Túi dịch; 5.Lỗ; 6.Golgi; 7.Nhân; 8.Mạng nội chất; 9.Ty thể; 10.Đáy bào tử; 11.Lỗ kén; 12.Bào tử kén; 13.Bào tử hạt; 14.Xác kén; 15.Xác bào tử kén;
16 Vỏ kén
Trang 21Ngành Sư phạm Sinh học 12 Bộ môn Sư phạm Sinh học
1
2
Cấu tạo Trùng tổ hợp đỉnh phân bố rất rộng rãi và ký sinh ở hầu hết các đại diện của lớp động vật đa bào đặc biệt là ở Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp và các động vật có xương sống Sự thích nghi lâu dài với lối sống ký sinh đã ảnh hưởng sâu sắc đến cấu tạo cũng như vòng đời của Trùng bào tử Trùng bào tử không có cơ quan tử vận chuyển, cơ quan tử bắt mồi, cơ quan tử không bào tiêu hóa và bào hầu Mọi hoạt động hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết đều thực hiện qua bề mặt cơ thể bằng thẩm thấu Song song đó lại xuất hiện các đặc điểm mới thích nghi với đời sống ký sinh như cơ quan tử bám gặp ở Trùng hai đoạn và bào tử ở Trùng bào tử (Thái Trần Bái, 2010) Trùng hai đoạn cơ thể có kích thước tương đối lớn (10 – 20 mm), có eo thắt ngang ở giữa chia cơ thể thành đoạn trước và đoạn sau Đoạn trước thường dài hơn, chứa cơ quan tử bám ở đỉnh do tầng cuticun bao ngoài cơ thể tạo thành, còn đoạn sau ngắn, chứa nhân Chúng ký sinh chủ yếu ở động vật không xương sống và
ít gây hại Chúng có kiểu sinh sản hữu tính riêng, khi bắt đầu sinh sản hữu tính Trùng hai đoạn nối thành cặp và cuốn tròn lại Kén trứng được hình thành mở đầu cho giai đoạn sinh bào tử Kén trứng theo phân ra ngoài và xâm nhập vào ống tiêu hóa vật chủ mới (Thái Trần Bái và ctv., 1988)
2.2.4 Ngành vi bào tử (Microsporozoa)
Trước đây, Trùng vi bào tử được coi là nhóm của Trùng bào tử gai do có bào
tử giống nhau Nhưng về mặt cấu trúc siêu hiển vi bào tử của chúng chỉ mang vẻ bề ngoài giống nhau, tế bào của Trùng vi bào tử (Microsporozoa) thiếu ty thể và không có cơ quan đỉnh và bào tử của Trùng vi bào tử chỉ có một tế bào Tế bào mầm qua ống rỗng của sợi chích vào tế bào vật chủ nơi mà chúng ký sinh (Thái Trần Bái, 2010)
Hình 2.13: Bào tử của Trùng vi bào tử (Thái Trần Bái, 2010), 1 Nhân; 2 Sợi chích
Trang 22Ngành Sư phạm Sinh học 13 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Trong tế bào vật chủ, tế bào mầm sinh sản rất nhanh hình thành nên dạng chuỗi mà mỗi mắt xích là một bào tử Vi bào tử thường rất bé khoảng 4 - 6 µm và không quá 10 µm Hiện nay, có khoảng 850 loài Trùng vi bào tử sống ký sinh ở sâu
bọ, một số chân khớp và một số ít sống ký sinh ở cá Một số loài như Nosema
bombycis ký sinh trong nội quan của tằm gây bệnh tằm gai ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nghề nuôi tằm ở nước ta, ngoài ra Nosema apis gây bệnh lị ở ong (Thái
Trần Bái và ctv., 1988)
2.2.5 Ngành Myxozoa
Ngành Myxozoa là ngành mà trước đây người ta xếp vào nhóm trùng bào tử gai, có đời sống ký sinh trong các mô, xoang của cơ thể cá Tuy nhiên, một số dẫn liệu gần đây cho thấy rằng Myxozoa là một động vật đa bào nguyên thủy và không
có mối liên hệ với nhóm trùng bào tử gai Ngành Myxozoa được đặc trưng bởi bào
tử đa bào Ngành Myxozoa bao gồm 2 lớp Malacospore với đại diện là Buddenbrockia, Tetracapsuloides và lớp Myxospore gồm 2 bộ là Bivalvulida và
Multivalvulida Trong đó, Myxosoma cerebralis là loài thuộc bộ Bivalvulida ký
sinh chủ yếu vào hệ thần kinh và cơ quan thính giác của cá hồi làm cho cá bị nhiễm
bệnh và chết hàng loạt (Baker, 2007)
2.2.6 Ngành Trùng Mê lộ (Labyrinthomorpha)
Ngành Trùng Mê lộ (Labyrinthomorpha) là một ngành nhỏ trong giới động vật nguyên sinh, tồn tại dưới dạng các tế bào riêng rẽ, tế bào không có dạng amip nên di chuyển trong một mạng ngoại bào (ectoplasm) (Thái Trần Bái, 2010) Trùng
mê lộ có đời sống hoại sinh hoặc ký sinh trên tảo và cỏ biển Cơ thể không có lông
Hình 2.14: Bào tử của Myxosoma cerebralis (Baker, 2007)
Trang 23Ngành Sư phạm Sinh học 14 Bộ môn Sư phạm Sinh học
bơi, roi bơi và chân giả nhưng trong sinh sản hữu tính giao tử hình thành có sự xuất hiện roi bơi Hiện nay có khoảng 40 loài, phần lớn là ở biển hoặc nước lợ với đại
diện là Labyrinthula sp (Bigelow, 2005)
2.2.7 Ngành Acetospora
Ngành Acetospora là một ngành nhỏ trong phân giới động vật nguyên sinh,
có đời sống ký sinh bắt buộc trong các tế bào, mô và xoang cơ quan của một số
động vật thân mềm với đại diện là Paramyxa, Haplosporidium nelsoni (Thái Trần
Bái, 2010) Bào tử của Acetospora được đặc trưng bởi các bào tử thiếu mũ cực hay sợi cực (Baker, 2007)
Hình 2 15: Bào tử của Labyrinthula sp (Bigelow, 2005)
Hình 2 16: Haplosporidium nelsoni
http://research.amnh.org/~siddall/haplosporidia/morph.html
Trang 24Ngành Sư phạm Sinh học 15 Bộ môn Sư phạm Sinh học
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Mẫu vật
Mẫu Trùng đế giày Paramecium caudatum được nuôi từ nước rơm ngâm
Tiêu bản hiển vi về động vật nguyên sinh trong phòng thí nghiệm động vật,
Bộ môn Sinh học, Khoa Sư Phạm, Trường Đại học Cần Thơ
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thống kê và kiểm tra hiện trạng tiêu bản động vật nguyên sinh
Sử dụng biện pháp thống kê để kiểm tra số lượng và sắp xếp các tiêu bản trong phòng thí nghiệm động vật theo hệ thống phân loại các ngành động vật nguyên sinh (Protozoa) Đồng thời, chọn ra 20 loài thuộc ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora) và ngành Trùng lông bơi (Ciliophora) để tiến hành chụp hình và mô tả lại hình thái theo tiêu chí các tiêu bản phải rõ nét, nổi bật các chi tiết
và thuộc đầy đủ các ngành động vật nguyên sinh (Protozoa)
3.2.2 Nuôi mẫu Paramecium caudatum
3.2.2.1 Vật liệu
Rơm khô, nước thu ở hòn non bộ, keo nhựa, rau cải xà lách
3.2.2.2 Cách nuôi
Sử dụng rơm khô thu ở môi trường bên ngoài làm vật liệu để tạo môi trường
gốc Paramecium caudatum Rơm khô sau khi thu về cắt thành các đoạn ngắn
Trang 25Ngành Sư phạm Sinh học 16 Bộ môn Sư phạm Sinh học
khoảng 5 cm cho vào keo nhựa, đổ đầy nước thu trong các hòn non bộ vào và đậy nắp để tránh sự xâm nhập của muỗi và cá vi khuẩn độc Sau đã dán nhãn ghi rõ thời gian bắt đầu nuôi mẫu Khoảng sau 5 ngày quan sát môi trường nuôi mẫu dưới kính
hiển vi ở vật kính X4 thì quan sát có sự xuất hiện của Paramecium caudatum
Sau 5 ngày ngâm rơm khô, tiến hành quan sát nước rơm ngâm dưới kính hiển
vi, ta nhận thấy có sự xuất hiện Paramecium caudatum Chiết nước rơm ngâm có chứa Paramecium caudatum sang các keo nhựa khác để tiến hành nuôi mẫu
Sử dụng rau cải xà lách rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ cho vào các keo
nhựa để bổ sung thức ăn cho Paramecium caudatum, sau 1 ngày bổ sung thức ăn vào các keo nhựa thì mật độ Paramecium caudatum tăng dần lên Để tiếp tục nuôi
mẫu thì cứ cách khoảng 2 ngày ta tiếp tục cho cải xà lách vào nuôi mẫu đồng thời lấy đi các chất bã từ rau cải xà lách và tiến hành nhân mẫu sang các keo nhựa khác
Hình 3.1: Nước rơm ngâm tạo Paramecium caudatum gốc
Hình 3.2: Môi trường nuôi Paramecium caudatum
Trang 26Ngành Sư phạm Sinh học 17 Bộ môn Sư phạm Sinh học
3.2.3 Phương pháp thực hiện tiêu bản hiển vi cố định ở Trùng đế giày
(Paramecium caudatum)
Phương pháp thực hiện tiêu bản hiển vi cố định hình dạng ngoài của Trùng đế giày được thực hiện bằng phương pháp nhuộm kép tương phản với hai màu phẩm nhuộm Hematoxylin – Eosin Y theo qui trình của Nguyễn Thị Kim Xuân (2000)
Bảng 3.1: Qui trình thực hiện tiêu bản hiển vi cố định Paramecium caudatum
Trang 27Ngành Sư phạm Sinh học 18 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Nhỏ mẫu Paramecium caudatum bắt được
lên lame chứa sẵn dung dịch sinh lý 0,9%
Lame chứa mẫu Paramecium caudatum
Lame chứa dung dịch sinh lý 0,9%
Chuẩn bị
Lame, lamelle, cồn kế, dung dịch sinh lý 0.9 %, formalin 40%, phẩm nhuộm Hematoxylen: 1 lọ, phẩm nhuộm Eosin Y: 1 lọ, nước máy: 2 lọ, nước cất, cồn 600:
1 lọ, cồn 700: 1 lọ, cồn 800: 1 lọ, cồn 850: 1 lọ, cồn 900: 1 lọ, cồn 950: 1 lọ, cồn tuyệt đối: 3 lọ, n – butanol: 1 lọ, xylene: 2 lọ, Baume canada: 1 lọ
Khi mua lame và lamelle về trước khi sử dụng cần lau sạch bằng khăn giấy mềm Làm trong lame và lamelle bằng cách ngâm trong dung dịch Bicromat Kali trong thời gian 2 – 3 ngày, sau đó rửa và lau khô bằng khăn giấy Nếu lame dính Baume canada thì ngâm vào Xylene và rửa lại bằng xà phòng và nước cho sạch
3.2.3.1 Định hình mẫu vật
- Nhỏ mẫu lên lame
Sử dụng lame thứ nhất lau sạch bằng khăn giấy mềm và nhỏ 1 giọt dung dịch sinh lý 0,9% lên lame Sử dụng lame thứ hai, dùng ống hút nhỏ giọt mẫu
Paramecium caudatum xuống lame Sau đó, đưa lame vào kính hiển vi ở vật kính
X4 quan sát và tiến hành bắt Paramecium caudatum Khi có mẫu Paramecium
caudatum thì nhỏ mẫu vào lame thứ nhất có sẵn giọt dung dịch sinh lý 0,9%, đặt
lame có mẫu cố định trong khoảng thời gian 45 phút để dung dịch sinh lý 0,9% bốc
hơi và mẫu Paramecium caudatum dán chặt lên lame
Hình 3.3: Quá trình bắt mẫu lên lame
Trang 28Ngành Sư phạm Sinh học 19 Bộ môn Sư phạm Sinh học
- Định hình
Sau khi mẫu đã dán chặt lên lame ta tiến hành định hình mẫu bằng hơi dung dịch formal 40% Đặt úp lame có mẫu xuống đĩa petri có chứa dung dịch formal 40% trong thời gian 3 phút
Chú ý: khi dùng giấy thấm để lau sạch lame cần cần thận và nhẹ nhàng tránh lau vào vùng có mẫu
3.2.3.4 Khử nước
Lame sau khi lau sạch nước được chuyển lần lượt sang các lọ cồn 600
, 700,
800, 900, 950 và cồn tuyệt đối với thời gian ngâm ở mỗi lọ là 3 phút
Lưu ý: Khi chuyển lame từ lọ cồn này sang lọ cồn khác cần đặt lame thẳng đứng để cồn chảy từ trên xuống, lau cồn ở mặt dưới của lame, vùng xung quanh mẫu và không để vùng mẫu bị khô cồn
3.2.3.5 Nhuộm Eosin Y
Hình 3.4: Định hình mẫu bằng hơi formal 40%
Trang 29Ngành Sư phạm Sinh học 20 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Lấy lame từ lọ cồn tuyệt đối lên và dùng giấy thấm lau sạch cồn vùng xung quanh mẫu và mặt dưới lame Nhúng lame vào lọ phẩm nhuộm Eosin Y trong thời gian 30 giây Dùng giấy thấm lau mặt dưới của lame và chuyển sang lọ cồn tuyệt đối I ngâm trong thời gian 2 phút Nhúng lame lên xuống vài lần rồi chuyển sang lọ cồn tuyệt đối II ngâm trong thời gian 2 phút
Lưu ý: không để vùng có mẫu bị khô cồn
3.2.3.6 Làm trong mẫu
Lame lấy ra từ lọ cồn tuyệt đối II được lau sạch bằng giấy thấm ở mặt dưới lame và vùng xung quanh mẫu Chuyển sang lọ xylene I và ngâm trong thời gian 1 phút 30 giây Dùng giấy thấm lau xylene ở mặt dưới lame và vùng xung quanh mẫu Đặt lame lên mặt bàn cố định nhỏ vài giọt n- butanol Dùng giấy thấm lau những giọt li ti quanh vùng có mẫu và dùng cạnh giấy thấm rút bớt n – butanol trên mẫu Chuyển tiếp sang lọ xylene II và ngâm trong thời gian 1 phút 30 giây Dùng giấy thấm lau sạch, nhanh xylene có ở mặt dưới lame và xung quanh vùng có mẫu Lưu ý: Đậy nắp lọ xylene để xylene không bị bay hơi Thao tác lau xylene phải nhanh, cẩn thận và không để vùng mẫu bị khô xylene tránh làm cho mẫu bị đen
3.2.3.7 Dán mẫu
Chuẩn bị lammelle sạch, kim mũi giáo, Baume canada, đặt lame lên mặt bàn phẳng, cố định và dùng đũa thủy tinh nhúng vào lọ Baume canada, nhỏ lên giữa vùng có mẫu, sau đó đặt lammelle tiếp xúc với giọt Baume canada, nghiêng 1 góc
450 và dùng kim mũi giáo hạ lammelle từ từ xuống tránh bọt khí Dùng bông gòn thấm xylene chùi các vết Baume canada lan ra ngoài lamelle
Dán nhãn tiêu bản:
Tên mẫu Tên loại mẫu PTN: động vật Ngày, tháng làm tiêu bản
Trang 30Ngành Sư phạm Sinh học 21 Bộ môn Sư phạm Sinh học
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thống kê hiện trạng tiêu bản trong phòng thí nghiệm
Bảng 4.1: Thống kê số liệu và hiện trạng tiêu bản phòng thí nghiệm
Số lượng tiêu bản
Trang 31Ngành Sư phạm Sinh học 22 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Trang 32Ngành Sư phạm Sinh học 23 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Qua kết quả thống kê về số lượng tiêu bản động vật nguyên sinh (Protozoa) ở phòng thí nghiệm động vật, Bộ môn Sinh học được 385 tiêu bản thuộc 3 ngành Trùng roi – chân giả, ngành Trùng bào tử và ngành Trùng lông bơi Trong đó, có tổng số tiêu bản tốt là 355 và 30 tiêu bị bể nên không thể quan sát được Ở ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora) có 229 tiêu bản tốt và 20 tiêu bản bị bể,
ở ngành Trùng bào tử ( Sporozoa) có 72 tiêu bản tốt hoàn toàn, ở ngành Trùng lông bơi (Ciliophora) có 54 tiêu bản tốt và 10 tiêu bản không quan sát được
Bảng 4.2: Danh sách các loài động vật nguyên sinh chọn ra để chụp hình và mô tả
STT Taxon Mã số Số lƣợng
tiêu bản Hộp Hiện
trạng Ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora)
Trang 33Ngành Sư phạm Sinh học 24 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Trong tổng số các tiêu bản động vật nguyên sinh trên đã chọn ra 20 loài thuộc ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora) và ngành Trùng lông bơi (Ciliophora) để tiến hành chụp hình và mô tả hình thái
4.2 Mô tả các loài động vật nguyên sinh (Protozoa) trên tiêu bản cố định
4.2.1 Trùng đế giày (Paramecium caudatum)
Trùng đế giày là loài động vật nguyên sinh có tên khoa học là Paramecium
caudatum, họ Parameciidae, bộ Peniculida, lớp Ciliatea và thuộc ngành Trùng lông
bơi (Ciliophora) Là loài có đời sống khá phổ biến trong các thủy vực nước ngọt,
các ao tù bẩn và có nhiều thực vật thủy sinh Paramecium caudatum có kích thước
khá lớn 100 – 300 µm nên có thể quan sát bằng mắt thường Quan sát ở độ phóng
đại X10 thì cơ thể của Paramecium caudatum có hình đế giày thuôn nhỏ dần về
phía trước, 1/3 phía sau cơ thể phình to và ở giữa lõm vào làm cơ thể con vật mất
đối xứng Cơ thể Paramecium caudatum được bao bọc bởi màng phim có tính đàn
hồi, màng phim này giúp con vật có thể thay đổi tạm thời hình dạng cơ thể khi gặp vật cản trong lúc vận chuyển Trùng đế giày di chuyển nhờ vào hoạt động của hệ thống lông bơi bào phủ khắp bề mặt cơ thể con vật (Thái Trần Bái, 1978)
Hệ thống lông bơi này có thể quan sát ở độ phóng đại X40 khi giảm bớt ánh sáng và điều chỉnh ốc vi cấp, lúc này lông bơi hoạt động như máy chèo nhịp nhàng tạo nên các làn sóng đẩy cơ thể con vật tiến về phía trước (Nguyễn Mỹ Tín, 2000)
Hình 4.1: Cấu tạo Paramecium caudatum; A - Paramecium caudatum ở X10;
B – Tiếp hợp ở X10; C – Phân đôi ở X10 (Z1.313)
A
B
C
Trang 34Ngành Sư phạm Sinh học 25 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Ngoài ra, lông bơi còn bao xung quanh bào khẩu giúp con vật bắt mồi đạt hiệu quả hơn Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2001), để quan sát rõ hoạt động của
không bào tiêu hóa ở Paramecium caudatum cần nhuộm con vật bằng dung dịch có màu đỏ trung tính, đỏ congo hoặc carmin Bên cạnh đó, Paramecium cadatum có
hai không bào co bóp nằm cố định ở khoảng 1/3 phía trước và phía sau cơ thể Không bào co bóp này làm nhiệm vụ bài tiết các chất thải và nước dư thừa ra khỏi
cơ thể Paramecium caudatum gồm có hai nhân, nhân lớn có hình hạt đậu là nhân
sinh dưỡng, nhân bé nằm cạnh vết lõm của nhân lớn là nhân sinh sản Theo Đặng
Ngọc Thanh (1989), trên tiêu bản cố định, nhân và bao chích của Paramecium
cadatum sẽ quan sát rất rõ và dễ dàng Bao chích là cơ quan tử tự vệ của con vật,
nó có dạng hình thoi, đầu ngoài vuốt nhọn, khi bị kích thích bao chích phóng những tơ gai mảnh và nhọn ra ngoài
Khi quan sát mẫu sống Paramecium caudatum dưới kính hiển vi thì con vật
di chuyển rất nhanh nhờ vào hoạt động của hệ thống lông bơi Khi điều chỉnh ốc vi cấp sẽ quan sát được hệ thống lông bơi hoạt động nhịp nhàng như máy chèo ngược
hướng chuyển động với con vật Quan sát mẫu sống Paramecium cadatum có thể
thấy được các không bào tiêu hóa đang vận chuyển bên trong tế bào chất và khi điều chỉnh ốc vi cấp sẽ quan sát được bào khẩu nằm khoảng 2/3 phía sau cơ thể con vật Ngoài ra, có thể quan sát được không bào co bóp nằm ở 1/3 phía sau cơ thể nhưng không thể quan sát được không bào co bóp nằm phía đầu con vật Trên tiêu
bản cố định của Paramecium cadatum, nhân bắt màu đậm với phẩm nhuộm do đó
Tế bào chất
Không bào co bóp
Không bào tiêu hóa
Hình 4.2: Paramecium caudatum dạng mẫu sống ở vật kính X40