Mô tả các loài động vật nguyên sinh (Protozoa) trên tiêu bản cố định

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tư liệu về động vật nguyên sinh (protozoa) phục vụ giảng dạy thực tập động vật không xương sống (Trang 33)

4.2.1. Trùng đế giày (Paramecium caudatum)

Trùng đế giày là loài động vật nguyên sinh có tên khoa học là Paramecium caudatum, họ Parameciidae, bộ Peniculida, lớp Ciliatea và thuộc ngành Trùng lông

bơi (Ciliophora). Là loài có đời sống khá phổ biến trong các thủy vực nước ngọt, các ao tù bẩn và có nhiều thực vật thủy sinh. Paramecium caudatum có kích thước

khá lớn 100 – 300 µm nên có thể quan sát bằng mắt thường. Quan sát ở độ phóng đại X10 thì cơ thể của Paramecium caudatum có hình đế giày thuôn nhỏ dần về

phía trước, 1/3 phía sau cơ thể phình to và ở giữa lõm vào làm cơ thể con vật mất đối xứng. Cơ thể Paramecium caudatum được bao bọc bởi màng phim có tính đàn hồi, màng phim này giúp con vật có thể thay đổi tạm thời hình dạng cơ thể khi gặp vật cản trong lúc vận chuyển. Trùng đế giày di chuyển nhờ vào hoạt động của hệ thống lông bơi bào phủ khắp bề mặt cơ thể con vật (Thái Trần Bái, 1978).

Hệ thống lông bơi này có thể quan sát ở độ phóng đại X40 khi giảm bớt ánh sáng và điều chỉnh ốc vi cấp, lúc này lông bơi hoạt động như máy chèo nhịp nhàng tạo nên các làn sóng đẩy cơ thể con vật tiến về phía trước (Nguyễn Mỹ Tín, 2000).

Hình 4.1: Cấu tạo Paramecium caudatum; A - Paramecium caudatum ở X10; B – Tiếp hợp ở X10; C – Phân đôi ở X10 (Z1.313)

A

B

Ngành Sư phạm Sinh học 25 Bộ môn Sư phạm Sinh học

Ngoài ra, lông bơi còn bao xung quanh bào khẩu giúp con vật bắt mồi đạt hiệu quả hơn. Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2001), để quan sát rõ hoạt động của không bào tiêu hóa ở Paramecium caudatum cần nhuộm con vật bằng dung dịch có màu đỏ trung tính, đỏ congo hoặc carmin. Bên cạnh đó, Paramecium cadatum có

hai không bào co bóp nằm cố định ở khoảng 1/3 phía trước và phía sau cơ thể. Không bào co bóp này làm nhiệm vụ bài tiết các chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Paramecium caudatum gồm có hai nhân, nhân lớn có hình hạt đậu là nhân

sinh dưỡng, nhân bé nằm cạnh vết lõm của nhân lớn là nhân sinh sản. Theo Đặng Ngọc Thanh (1989), trên tiêu bản cố định, nhân và bao chích của Paramecium cadatum sẽ quan sát rất rõ và dễ dàng. Bao chích là cơ quan tử tự vệ của con vật,

nó có dạng hình thoi, đầu ngoài vuốt nhọn, khi bị kích thích bao chích phóng những tơ gai mảnh và nhọn ra ngoài.

Khi quan sát mẫu sống Paramecium caudatum dưới kính hiển vi thì con vật di chuyển rất nhanh nhờ vào hoạt động của hệ thống lông bơi. Khi điều chỉnh ốc vi cấp sẽ quan sát được hệ thống lông bơi hoạt động nhịp nhàng như máy chèo ngược hướng chuyển động với con vật. Quan sát mẫu sống Paramecium cadatum có thể

thấy được các không bào tiêu hóa đang vận chuyển bên trong tế bào chất và khi điều chỉnh ốc vi cấp sẽ quan sát được bào khẩu nằm khoảng 2/3 phía sau cơ thể con vật. Ngoài ra, có thể quan sát được không bào co bóp nằm ở 1/3 phía sau cơ thể nhưng không thể quan sát được không bào co bóp nằm phía đầu con vật. Trên tiêu bản cố định của Paramecium cadatum, nhân bắt màu đậm với phẩm nhuộm do đó

Tế bào chất

Không bào co bóp

Không bào tiêu hóa

Ngành Sư phạm Sinh học 26 Bộ môn Sư phạm Sinh học

có thể dễ dàng quan sát. Bên cạnh đó, trên tiêu bản cố định có thể quan sát được kiểu sinh sản bằng phân đôi và tiếp hợp của Paramecium cadatum. Khi quan sát cơ thể Paramecium cadatum đang sinh sản thì sẽ thấy rất rõ nhân lớn. Ngoài ra, đối

với tiêu bản nhuộm bằng hematoxylin có thể quan sát rõ bao chích của con vật, là các sợi mảnh có đầu nhọn được phóng tủa ra ngoài cơ thể.

4.2.2. Trùng biến hình (Amoeba proteus)

Amoeba proteus là loài động vật nguyên sinh thuộc họ Amoebidae, bộ

Tubulinida, lớp Trùng roi động vật (Zoomastigophorea) và ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora). Amoeba proteus có đời sống tự do và gặp nhiều trong các thủy vực nước ngọt. Cơ thể của Amoeba proteus là một khối chất nguyên sinh trần

trong suốt và có kích thước khoảng 200 – 500 µm, cấu tạo đơn giản nhất trong giới động vật nguyên sinh. Nguyên sinh chất của cơ thể con vật được chia thành hai phần, phần nội chất bên trong có dạng hạt và phần ngoại chất bao ngoài cơ thể là một lớp mỏng, quánh hơn phần nội chất (Đặng Ngọc Thanh, 1989). Cơ quan di chuyển của Amoeba proteus là chân giả, tại mọi vị trí trên cơ thể con vật đều có thể hình thành chân giả bằng cách nhô nguyên sinh chất (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2001). Đặc biệt, các cơ quan tử của Amoeba proteus như không bào tiêu hóa,

không bào co bóp và nhân không có vị trí xác định trong chất nguyên sinh. Cho nên khi quan sát mẫu sống Amoeba proteus chỉ có thể quan sát được không bào co bóp và không bào tiêu hóa luôn chuyển động bên trong nguyên sinh chất. Nhân của con vật bị che lấp bởi nguyên sinh chất nên rất khó quan sát. Tuy nhiên, đối với tiêu bản cố định Amoeba proteus thì nhân của con vật ăn màu rất rõ với phẩm

nhuộm nên dễ dàng cho việc quan sát (Thái Trần Bái và ctv., 1967).

Cơ thể Amoeba proteus là một khối chất nguyên sinh trần, trong suốt và được bao bọc bên ngoài bởi màng mỏng hơi quánh hơn so với phần nội chất bên trong. Đối với tiêu bản cố định thì cơ thể Amoeba proteus được định hình với hình dạng

nhất định. Khi đó có thể quan sát rất rõ phần chân giả nhô ra của con vật và nhân có dạng hình tròn nổi bật giữa phần nguyên sinh chất do nhân bắt màu với phẩm nhuộm đậm hơn tế bào chất. Tuy nhiên, với những tế bào Amoeba proteus khác

Ngành Sư phạm Sinh học 27 Bộ môn Sư phạm Sinh học

4.2.3. Arcella sp.

Arcella sp. là động vật nguyên sinh có họ Arcellidae, bộ Arcelinida, lớp trùng

roi động vật (Zoomastigophorea) và thuộc ngành trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora). Arcella sp. thường được tìm thấy ở vùng nước ngọt, nơi có

nhiều nước bẩn, tù hãm và nước ngâm rơm rạ. Cơ thể con vật nằm trong lớp vỏ cứng hình cầu, vỏ được cấu tạo từ các hợp chất hữu cơ có đường kính khoảng 50 – 150 µm. Vỏ của Arcella sp. tương tự như cái mũ sắt mà mặt đáy bị bịt kín chỉ để hở một lỗ tròn ở giữa cho chân giả thò ra ngoài vận chuyển và bắt mồi (Thái Trần Bái và ctv, 1967). Đối với mẫu Arcella sp. dạng sống muốn quan sát được chân giả và sự chuyển động của con vật thì cần phải để yên con vật vài phút để chân giả thò ra qua lỗ vỏ để hoạt động (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2001). Ở vật kính lớn hơn có thể quan sát được chất nguyên sinh không chứa đầy trong lỗ vỏ mà gắn với mặt trong của vỏ bằng những mấu lồi đặc biệt. Trên tiêu bản nhuộm, có thể quan sát được hai nhân lớn nằm ở phía hai bên lỗ vỏ (Đặng Ngọc Thanh, 1989).

Cơ thể của Arcella sp. là khối tế bào chất được bao bên ngoài bởi lớp vỏ

cứng. Khi quan sát dưới kính hiển vi Arcella sp. có dạng hình đĩa hoặc hình mũ là

do con vật nằm úp hoặc ngửa. Trên tiêu bản nhuộm khi con vật nằm ngửa ta có thể quan sát được lỗ vỏ của con vật nằm ngay giữa hình đĩa và hai bên lỗ vỏ là hai

Hình 4.3: Cấu tạo cơ thể Amoeba proteus ở X10 (Z1.11) Tế bào chất Chân giả Không bào tiêu hóa Nhân Không bào co bóp

Ngành Sư phạm Sinh học 28 Bộ môn Sư phạm Sinh học

nhân bắt màu đậm hơn nằm trên vòng ngoài của hình đĩa. Tuy nhiên ra không thể quan sát được các không bào bên trong cơ thể vật.

4.2.4. Eudorina sp.

Eudorina sp. là loài động vật nguyên sinh có thuộc họ Volvocaceae, bộ

Volvocales, lớp Trùng roi thực vật (Phytomastigophorea) và ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora). Eudorina sp. có dạng tập đoàn sống trong các cống rãnh và vùng có nước thải hữu cơ. Tập đoàn Eudorina sp. có 32 tế bào, các tế bào xếp với nhau thành hình cầu và liên hệ với nhau nhờ một màng nhầy trong suốt (Phạm Trọng Cung và ctv., 1979).

Quan sát tập đoàn Eudorina sp. dưới kính hiển vi thấy các tế bào xếp gần

nhau tạo thành khối hình cầu. Tuy nhiên, ở tập đoàn này không được bao bọc bên ngoài bởi lớp gelatin như ở tập đoàn Pleodorina sp. Khi quan sát tiêu bản ở vật

kính X40 có thể quan sát được các nhân nổi bật trong khối tế bào chất.

Hình 4.4: Cấu tạo Arcella sp. dạng nằm ngửa ở vật kính X100 (Z1.12)

Hình 4.5: Cấu tạo tập đoàn Eudorina sp. ở vật kính X40 (B1.216) Vỏ Nhân lớn Lỗ vỏ Nhân Tế bào eudorina Tế bào chất

Ngành Sư phạm Sinh học 29 Bộ môn Sư phạm Sinh học

4.2.5. Euglena viridis

Euglena viridis là động vật nguyên sinh có họ Euglencidae, bộ Euglenoidida,

lớp Trùng roi thực vật (Phytomastigophorea), ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora). Loài động vật nguyên sinh này đời sống tự do trong các ao, hồ, mương máng giàu chất hữu cơ với phương thức dinh dưỡng là tự dưỡng nhưng khi môi trường sống không thuận lợi chúng có thể chuyển sang đời sống dị dưỡng (Thái Trần Bái và ctv, 1988). Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2001), Euglena viridis có dạng hình thoi thuôn nhỏ về 2 đầu tương đối ổn định do cơ thể được bao

bọc bên ngoài bởi màng phim. Màng phim có tính đàn hồi giúp cơ thể con vật co giãn theo tất cả các trục của cơ thể và sau đó trở lại dạng hình thoi ban đầu. Trong nguyên sinh chất của Euglena viridis có chứa nhiều hạt lục lạp, nhân và các hạt á

tinh bột là sản phẩm của quá trình quang hợp. Nhân có kích thước lớn, hình cầu nằm khoảng 2/3 phía cuối cơ thể. Tuy nhiên, khi quan sát mẫu sống Euglena viridis thì rất khó quan sát được nhân do nó nằm lẫn vào các hạt lục lạp, các hạt á tinh bột và nguyên sinh chất luôn chuyển động (Thái Trần Bái và ctv., 1967).

Quan sát dưới kính hiển vi, Euglena viridis còn sống sẽ bơi lội rất nhanh

nhờ hoạt động của roi bơi. Khi ở vật kính X40 kết hợp với điều chỉnh ốc vi cấp thì có thể quan sát được roi bơi đang xoáy vào nước giúp cơ thể Euglena viridis di

chuyển về phía trước. Ngoài ra, phần đầu của Euglena viridis có điểm mắt màu đỏ là cơ quan tử cảm nhận ánh sáng rất dễ quan sát. Euglena viridis có đặc điểm cơ

thể hình thoi không đều với phần đầu thuôn nhỏ, phần đuôi phình to và đặc trưng

Hình 4.6: Cấu tạo Euglena viridis; A1 - Euglena viridis dạng sống ở X40; A2- Euglena viridis ở X60 Màng phim Nhân Tế bào chất A2 Hạt lục lạp Điểm mắt A1

Ngành Sư phạm Sinh học 30 Bộ môn Sư phạm Sinh học

bởi màu xanh lá cây là do các hạt lục lạp nằm rải rác khắp cơ thể. Khi quan sát dưới kính hiển vi rất khó quan sát được các hạt á tinh bột, không bào co bóp và nhân do chúng nằm lẫn vào các hạt lục lạp đang chuyển động. Tuy nhiên, khi quan sát tiêu bản cố định Euglena viridis thì có thể thấy được nhân tách biệt khỏi tế bào chất rất rõ ràng và nhân nằm khoảng 2/3 phía cuối cơ thể. Điều chỉnh ốc vi cấp sẽ quan sát được màng phim bao bọc bên ngoài cơ thể của Euglena viridis.

4.2.6. Opalina ranarum

Opalinina ranarum là loài nguyên sinh động vật có kích thước lớn thuộc họ

Opalinidae, bộ Opalinida, lớp Opalinea của ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora) và chúng có đời sống ký sinh trong trực tràng của lưỡng cư. Cấu tạo cơ thể của Opalinina ranarum thiếu miệng nên hình thức dinh dưỡng là

thẩm thấu qua bề mặt cơ thể. Cơ thể của con vật được bao phủ bởi lớp roi bơi, với đặc điểm này mà trước đây người ta đã xếp chúng vào ngành Trùng cỏ (Ciliophora) (Thái Trần Bái, 1978).

Quan sát dưới kính hiển vi ta nhận thấy Opalinina ranarum có dạng hình oval thuôn dài về phía hai đầu. Do con vật có đời sống ký sinh, phần lớn các cơ quan tử như mắt và miệng đã tiêu giảm nên cấu tạo cơ thể con vật tương đối đơn giản. Chính vì vậy, khi quan sát con vật trên tiêu bản thì Opalinina ranarum là một khối tế bào chất có màng bao bên ngoài và có nhiều nhân. Nhân của Opalinina ranarum khi quan sát tiêu bản cố định thì ta thấy các hạt bắt màu đậm hơn nằm khắp trong nguyên sinh chất. Tuy nhiên, không thể quan sát được roi bơi của cơ thể con vật.

Hình 4.7: Cấu tạo Opalinina ranarum ở vật kính X10 (P1.36)

Tế bào chất Nhân

Ngành Sư phạm Sinh học 31 Bộ môn Sư phạm Sinh học

4.2.7. Pleodorina sp.

Pleodorina sp. là loài động vật nguyên sinh thuộc họ volvocaceae, bộ volvocales, lớp trùng roi thực vật (Phytomastigophorea) và ngành trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora). Đây là tập đoàn gồm 32, 64 hoặc 128 tế bào được bao bọc trong gelatin cứng (Phạm Trọng Cung và ctv., 1979).

Quan sát tiêu bản Pleodorina sp. dưới kính hiển vi thì dễ dàng nhận thấy các tế bào xếp gần nhau tạo thành một khối cầu được bao bọc bên ngoài bởi một lớp gelatin. Ngoài ra, mỗi tế bào Pleodorina sp. chứa nhiều nhân ăn màu đậm với

phẩm nhuộm nổi bật trong khối tế bào chất giúp ta dễ dàng quan sát.

4.2.8. Trùng phóng xạ

Trùng phóng xạ là loài động vật nguyên sinh thuộc liên lớp chân giả trục (Actinopoda) của ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora). Trùng phóng xạ là loài động vật có đời sống trôi nổi trong các vùng nước biển nông, ấm và có độ mặn vừa phải. Cơ thể con vật được chia thành hai phần: phần nguyên sinh chất trong được bao bọc bởi nang chitin và gọi là nang trung tâm, phần nguyên sinh chất còn lại nằm ngoài nang và bao kín nang trung tâm. Nang trung tâm là lớp màng bằng chất hữu cơ bao quanh chất nguyên sinh chất trong và nhân. Thành của nang trung tâm có những lỗ nhỏ giúp cho chất nguyên sinh có thể thông ra bên ngoài

Hình 4.8: Tập đoàn Pleodorina sp. ở vật kính X40 (B1.217) Tế bào pleodorina Nhân

Ngành Sư phạm Sinh học 32 Bộ môn Sư phạm Sinh học

nang. Chất nguyên sinh trong nang có chứa nhiều nhân cùng với các hạt chất béo tập trung ngoài nang có tác dụng giảm trọng lượng riêng của con vật giúp chúng trôi nổi trên mặt nước (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2001). Phần lớn trùng phóng xạ có vỏ cứng bằng sillic tạo thành bộ xương ngoài và thường có dạng hình học đều đặn, đôi khi có gai xương tỏa ra bên ngoài (Thái Trần Bái, 1978).

G B D E F C A H I K L M

Hình 4.9: Các dạng Radiolaria ở vật kính X40 (P1.477); A - Dictyastrum jeremiense; B -

Staurococcura spec; C - Heliodiscus humbolti; D - Haliomma oculatum; E - Druppatractus coronatus; F - Lithochytus pyramidalis; G - Lychnocanium tupus; H - Thyrsocyrtis rhizodon; I - Podocyrtis floribunda; K - Lamprocyclas maritalis;, L - Tripospyris viminea;

Ngành Sư phạm Sinh học 33 Bộ môn Sư phạm Sinh học

Khi quan sát tiêu bản cố định của Radiolaria thì chỉ có thể quan sát được bộ vỏ cứng bên ngoài với nhiều hình dạng rất đẹp và không thể quan sát được nhân cũng như là nguyên sinh chất của chúng. Đặc biệt, mỗi cá thể tuy có hình dạng khác nhau nhưng mỗi hình dạng đều có sự đối xứng với nhau.

4.2.9. Volvox sp.

Volvox sp. là tập đoàn động vật nguyên sinh thuộc họ Volvocaceae, bộ

Volvocales, lớp trùng roi thực vật (Phytomastigophorea) của ngành Trùng roi – chân giả (Sarcomastigophora). Là dạng tập đoàn di động hình cầu dạng lưới, có đời sống trôi nổi trên bề mặt nước. Tập đoàn Volvox sp. gồm khoảng 20 ngàn tế bào, có đường kính 0,5 – 2 mm nên có thể quan sát bằng mắt thường. Các tế bào sinh dưỡng này xếp gần nhau và được nối với nhau bởi các cầu nối chất nguyên sinh tạo thành một lớp ở bề mặt của hình cầu, bên trong khối cầu là chất nhầy. Các tế bào sinh dưỡng trong tập đoàn có sự chuyên hóa theo những chức phận khác nhau tạo nên có sự phân cực ở tập đoàn. Ở cực chuyển động, tập trung ở các tế bào dinh

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tư liệu về động vật nguyên sinh (protozoa) phục vụ giảng dạy thực tập động vật không xương sống (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)