1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội

187 608 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Chất lượng công tác giáodục chính trị ở đại đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết và chủyếu phụ thuộc vào năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội.Sau 10 năm thực

Trang 1

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY

LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN ĐẠI ĐỘI TRONG QUÂN

1.1 Thực chất phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính

trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam 291.2 Một số vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực giáo dục

chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN ĐẠI ĐỘI TRONG QUÂN ĐỘI

2.1 Thực trạng phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính

trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 752.2 Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lực giáo dục chính

trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt

Chương 3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN ĐẠI ĐỘI TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

3.1 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển

năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội 1133.2 Xây dựng môi trường chính trị lành mạnh ở đơn vị cơ sở 1323.3 Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của chính trị viên đại đội

trong phát triển năng lực giáo dục chính trị của họ 142

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu khái quát về luận án

“Phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” là một công trình khoa học

độc lập, được nghiên cứu công phu, không có sự trùng lặp với các côngtrình khoa học đã được công bố

Công trình đi sâu phân tích, luận giải một cách khoa học về thựcchất và một số vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực giáo dục chínhtrị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam; đồngthời đánh giá đúng thực trạng và làm rõ một số vấn đề đặt ra trong pháttriển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội Trên cơ sở đó,

đề xuất những giải pháp cơ bản, đồng bộ và có tính khả thi nhằm pháttriển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân độinhân dân Việt Nam hiện nay

Những nội dung nghiên cứu quan trọng nêu trên đã cung cấp thêm

cơ sở khoa học phục vụ trực tiếp cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằmphát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trongQuân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

2 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Công tác giáo dục chính trị tại đơn vị là một hình thức cơ bản củacông tác tư tưởng, văn hoá, một nội dung quan trọng của nhiệm vụ huấnluyện bộ đội “Công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trực tiếp góp phần xâydựng quân đội vững mạnh về chính trị, giữ vững trận địa tư tưởng củaĐảng trong quân đội, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu;xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, tổ chức quần chúngvững mạnh xuất sắc, làm cho quân đội luôn là lực lượng chính trị, đội quân

Trang 4

chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân,hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao” [8, tr.1].

Hiện nay, tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng,diễn biến rất phức tạp, khó lường Trong nước, bốn nguy cơ mà Đảng đãchỉ ra tiếp tục tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nguy cơ

“diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nướcta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểuhiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên,công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phứctạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của

cán bộ, đảng viên, nhân dân vào Đảng và Nhà nước Đặc biệt, các thế lực

thù địch tiếp tục tăng cường các hoạt động nhằm “phi chính trị hoá” quânđội và “vô hiệu hoá” lực lượng vũ trang Sự chống phá đó đã, đang tácđộng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội,nhất là đối tượng sĩ quan trẻ, hạ sĩ quan và binh sĩ Đây là lực lượng đôngđảo và phần lớn được biên chế ở cấp đại đội Chính vì vậy, để ngăn ngừa,làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và thực hiện thắnglợi nhiệm vụ xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, nâng cao chấtlượng tổng hợp và sức chiến đấu, một trong những vấn đề cơ bản, cấp báchnhất hiện nay là phải nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tạiđơn vị, đặc biệt ở cấp đại đội - nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện đốitượng sĩ quan trẻ, hạ sĩ quan và binh sĩ

Chính trị viên đại đội là cán bộ chính trị, về cơ bản đều có tuổi đời vàtuổi quân còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn.Mặc dù vậy, theo chức trách, nhiệm vụ được phân công, họ là người chủ trì vềchính trị đồng thời là bí thư chi bộ, có vai trò nòng cốt trong xây dựng đơn vịvững mạnh về chính trị, qua đó góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn

Trang 5

diện Trong công tác giáo dục chính trị ở đơn vị, chính trị viên đại đội làngười chịu trách nhiệm chính và trực tiếp tiến hành Chất lượng công tác giáodục chính trị ở đại đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết và chủyếu phụ thuộc vào năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị “Về tiếp tụchoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắnvới thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân ViệtNam”, nhìn chung đội ngũ chính trị viên đại đội đã có sự trưởng thành về mọimặt, góp phần quan trọng xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh về chính trị Bêncạnh đó, vẫn còn không ít chính trị viên đại đội hạn chế về phẩm chất và nănglực, đặc biệt là năng lực giáo dục chính trị Theo đánh giá của Bộ Quốcphòng: trình độ, kiến thức, năng lực thực hiện chức trách, nhất là năng lực sưphạm còn hạn chế; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong nhà trường vàoquản lý, giáo dục bộ đội ở đơn vị còn lúng túng; một số đồng chí năng lực yếu[8, tr 5 - 7] Thực tế trên đã được các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tìmbiện pháp từng bước khắc phục Tuy nhiên, vấn đề phát triển năng lực giáodục chính trị của chính trị viên đại đội chưa được quan tâm nghiên cứu, luận

giải một cách đầy đủ Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu: Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề

xuất giải pháp cơ bản phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viênđại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan trực tiếp

đến đề tài luận án Trên cơ sở đó, khái quát kết quả nghiên cứu của các côngtrình và xác định những nội dung luận án cần tiếp tục giải quyết

Trang 6

- Làm rõ thực chất và tính quy luật phát triển năng lực giáo dục chính trịcủa chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng, làm rõ một số vấn đề đặt ra đối với phát triển

năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dânViệt Nam hiện nay

- Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển năng lực giáo dục chính trị củachính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển năng lực giáo dục chính trị của

chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn

phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân độinhân dân Việt Nam hiện nay Tập trung khảo sát thực tiễn liên quan đến pháttriển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội ở một số đơn vị chủlực thuộc Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2

và công tác đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội của Trường Sĩ quan Chính trịtrong khoảng thời gian từ năm 2009 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác

-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềvấn đề phẩm chất, năng lực của con người nói chung và của người cán bộ,đảng viên nói riêng; các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương,Tổng cục Chính trị về xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội và kết quảnghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan trực tiếpđến đề tài luận án

* Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa vào tình hình giáo dục chính trị ở

đơn vị cơ sở, chủ yếu thông qua nhận định, đánh giá trong nghị quyết; báocáo tổng kết của các đơn vị và kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp của tác

Trang 7

giả về thực trạng phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viênđại đội ở một số đơn vị trong quân đội.

* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án vận dụng tổng hợp cácphương pháp nhận thức khoa học như: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễndịch, hệ thống và cấu trúc, lịch sử và lôgíc, khái quát hoá và trừu tượng hoá,điều tra xã hội học, so sánh, thống kê, phương pháp chuyên gia, v.v

6 Những đóng góp mới của luận án

- Xây dựng quan niệm về năng lực giáo dục chính trị của chính trị viênđại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam và phát triển năng lực giáo dụcchính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

- Phát hiện, làm rõ những vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lực giáo dụcchính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển năng lực giáo dục chính trịcủa chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

* Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần bổ sung, làm rõ một số vấn đề lý

luận và thực tiễn về phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viênđại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

* Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong

nghiên cứu, giảng dạy ở các trường có đào tạo chính trị viên và công tác bồidưỡng cán bộ ở đơn vị trong quân đội về những nội dung có liên quan

8 Kết cấu của luận án

Luận án có kết cấu gồm: mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liênquan đến đề tài luận án, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trìnhcủa tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục

Trang 8

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học của cá nhân và tập thể nhàkhoa học công bố kết quả nghiên cứu có liên quan đến phát triển năng lựcgiáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong quân đội Theo hướngnghiên cứu của đề tài luận án, tác giả tiếp cận hệ thống những công trìnhkhoa học đó trên các vấn đề cơ bản sau:

1 Những công trình khoa học tiểu biểu liên quan đến quan niệm về năng lực, năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Nguyễn Văn Hữu, trong công trình “Nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam” [52], cho rằng: Năng lực là một thuộc tính bản chất của con

người, gắn liền với mọi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội Cuộc sống của con người và xã hội loài người hết sứcphong phú Do đó, có rất nhiều dạng năng lực và mỗi dạng năng lực là tổnghợp các thuộc tính Theo tác giả, năng lực của con người có vai trò to lớn,

là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của conngười và sự phát triển không ngừng của xã hội

Từ đó, tác giả quan niệm: “Năng lực giáo dục chính trị của đội ngũcán bộ chính trị đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng hợp cácyếu tố chủ quan của chủ thể tạo nên khả năng, trình độ thực tế truyền bánội dung giáo dục chính trị đến cán bộ, chiến sĩ, được biểu hiện tập trung ởviệc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị theo cương vị, chức trách và ởchất lượng giáo dục chính trị đạt được của đơn vị” [52, tr 35]

Theo tác giả, cấu trúc năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán

bộ chính trị ở đơn vị cơ sở trong quân đội, bao gồm: tri thức, kỹ năng và

kỹ xảo giáo dục chính trị

Trang 9

Với quan niệm như trên về cấu trúc năng lực giáo dục chính trị của độingũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở trong quân đội là hoàn toàn đúng nhưngchưa đủ Bởi vì, nó còn thiếu yếu tố phương pháp giáo dục chính trị.

Nguyễn Văn Huy, trong luận án tiến sĩ Triết học “Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [51], đã đưa ra cách tiếp cận tương đối toàn diện, với nhiều chiều cạnh

khác nhau về phạm trù năng lực Tác giả cho rằng, trong mỗi hoạt động, tuỳtheo tính chất và mức độ khác nhau mà đòi hỏi con người có những thuộc tínhnhất định phù hợp với nó Năng lực không phải là một thuộc tính, mà là tổngthể những thuộc tính hợp thành khả năng nhận thức và hành động của conngười trên những nhiệm vụ xác định, đạt hiệu quả cao Năng lực của conngười vừa tồn tại dưới dạng tiềm năng, vừa được bộc lộ qua những hành động

cụ thể Năng lực bao giờ cũng là của một chủ thể xác định: một cộng đồng,một tổ chức hay một con người cụ thể

Theo tác giả, con người có nhiều loại hoạt động, tương ứng với mỗihoạt động là một loại năng lực Tác giả phân chia năng lực thành hai loại cơbản, đó là năng lực nhận thức và năng lực thực tiễn “Năng lực thực tiễn làtổng thể những yếu tố hợp thành khả năng hoạt động vật chất có hiệu quảcủa chủ thể, trên những nhiệm vụ xác định, đáp ứng yêu cầu phát triển của

xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định” [51, tr 23] Các yếu tố cơ bản cấuthành năng lực thực tiễn, bao gồm: tri thức chuyên môn; kỹ năng, tố chấtthực hành nghề nghiệp; tình cảm, thái độ, động cơ, ý chí quyết tâm đối vớinghề nghiệp Năng lực thực tiễn được thể hiện ở khả năng xác định, duy trìmục đích hoạt động thực tiễn; ở khả năng quy tụ, sử dụng lực lượng, công

cụ, phương tiện vật chất để cải tạo hiện thực; ở khả năng tổng kết thực tiễnrút ra những bài học kinh nghiệm của chủ thể để cải tạo hiện thực; ở kỹnăng, kỹ xảo gắn với kinh nghiệm trong hoạt động của chủ thể Từ đó tác giả

Trang 10

quan niệm: “Năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân độinhân dân Việt Nam là tổng thể các yếu tố hợp thành khả năng hoạt động vậtchất có hiệu quả các chức trách, nhiệm vụ, góp phần xây dựng đơn vị, trong

đó có xây dựng về chính trị vững mạnh toàn diện” [51, tr 33]

Tập thể tác giả Hoàng Hải Bằng, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Văn

Huyên, Trần Phúc Thăng, Trần Thành, trong công trình “Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay” [4], cho rằng: Năng lực thể hiện ở chỗ người ta làm tốn ít thời

gian, ít sức lực, của cải, vật chất mà kết quả lại tốt Do đó, khi xem xét,đánh giá năng lực của một người cán bộ cần phải căn cứ vào hiệu quả côngviệc là chính, đồng thời cũng cần biết được trình độ học vấn và quá trìnhcông tác của họ Mặc dù chưa đưa ra một quan niệm đầy đủ về năng lực,nhưng các tác giả đã chỉ ra một số tiêu chí cơ bản nhất trong xem xét, đánhgiá năng lực của một người cán bộ đó là trình độ học vấn và hiệu quả côngviệc trong quá trình công tác của họ

Phạm Văn Thuần, trong luận án tiến sĩ Triết học “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [88], đã quan

niệm: Năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận là tổng hoà những khả năngphát hiện, phê phán, ngăn chặn và khắc phục ảnh hưởng của những quanđiểm, tư tưởng thù địch, phản động, sai trái nhằm bảo vệ, vận dụng và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối củaĐảng, chính sách của Nhà nước, bản chất, truyền thống quân đội và sựnghiệp cách mạng của nhân dân ta Đồng thời tác giả đã chỉ ra những nhân

tố cơ bản cấu thành năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận, đó là: năng lựcnhận thức lý luận; năng lực thu thập và xử lý thông tin; năng lực tư duykhoa học; năng lực tổ chức thực tiễn đấu tranh tư tưởng - lý luận Như vậy,

Trang 11

theo tác giả, năng lực của con người trong mỗi lĩnh vực hoạt động đềuđược cấu thành bởi nhiều yếu tố, nhưng trước hết phải có khả năng nhậnthức và sự hiểu biết về lĩnh vực hoạt động đó

Trần Hậu Tân, trong luận án tiến sĩ Triết học “Kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [86], khi luận giải về phạm trù năng lực, đã

chỉ ra rằng, năng lực của con người do hai yếu tố cơ bản tạo thành: yếu tố tựnhiên và yếu tố xã hội Yếu tố xã hội là quá trình giáo dục, rèn luyện và tựgiáo dục, tự rèn luyện của mỗi người Đó là yếu tố quyết định sự hình thành

và phát triển năng lực

Theo tác giả, yếu tố tự nhiên là những cái thuộc về bẩm sinh, gen ditruyền, đặc biệt là hoạt động của hệ thần kinh Đây là cơ sở, tiền đề quantrọng không thể thiếu trong sự hình thành, phát triển năng lực Tuy nhiên,yếu tố tự nhiên đó chỉ được phát triển, phát huy thông qua yếu tố xã hội

Từ đó, tác giả quan niệm: “Năng lực là tổng hoà khả năng của chủ thểtrong những điều kiện nhất định, được biểu hiện ra trong hoạt động, giúpchủ thể nhận thức và giải quyết có hiệu quả công việc trong những lĩnh vực

cụ thể Năng lực luôn gắn liền với mỗi cá nhân, một tập thể, một nhóm xãhội, do đó xã hội có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động thì con người cũng cóbấy nhiêu năng lực tương ứng” [86, tr 29]

Đào Huy Tín, trong luận án tiến sĩ Quân sự “Biện chứng của quá trình phát triển nhân cách người sĩ quan chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [90], quan niệm: Năng lực của người sĩ quan chính trị

cấp phân đội là tổng hợp những thuộc tính cá nhân, bảo đảm cho họ tiến hànhcông tác đảng, công tác chính trị theo chức trách và nhiệm vụ đạt hiệu quảcao Tác giả phân chia năng lực của người sĩ quan chính trị cấp phân đội

thành hai nhóm: năng lực nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn Hai

Trang 12

nhóm năng lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhóm năng lực nhận thứcgiúp cho người sĩ quan chính trị cấp phân đội nhận thức, đánh giá đúng tìnhhình, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra chủ trương, biện pháp và phươnghướng hành động đúng đắn Nhóm năng lực hoạt động thực tiễn tạo chongười sĩ quan chính trị cấp phân đội khả năng thực hiện thắng lợi nhiệm vụchính trị, quân sự ở đơn vị, nhất là những nhiệm vụ công tác đảng, công tácchính trị Từ đó tác giả kết luận: Năng lực của người sĩ quan chính trị cấpphân đội là sự thống nhất giữa tri thức khoa học với kỹ năng nghề nghiệp;phát triển năng lực cho họ cần phải kết hợp chặt chẽ giữa “dạy chữ” với “dạynghề”, giữa “học chữ” với “học nghề”

Vũ Quang Tạo, trong bài viết “Nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ một đòi hỏi cấp bách hiện nay” [85], đã quan niệm: Năng lực

thực tiễn của người cán bộ là tổng thể các thuộc tính hợp thành khả năng hoạtđộng thực tiễn có hiệu quả theo chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ Cấutrúc năng lực thực tiễn của người cán bộ bao gồm: khả năng xác định mụcđích của hoạt động; khả năng sử dụng có hiệu quả các lực lượng, phương tiện;khả năng phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn; khả năng kiểm tra đánh giákết quả; v.v Những nhân tố trên có quan hệ biện chứng với nhau và tác độngđến nâng cao năng lực thực tiễn của người cán bộ

Tô Xuân Sinh, chủ biên cuốn sách “Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong quân đội ta hiện nay” [110] Trong đó, các tác giả

cho rằng: “Năng lực công tác đảng, công tác chính trị của chính trị viên ở cácđơn vị huấn luyện chiến đấu là trình độ thực tế và khả năng tổ chức tiến hànhcác hoạt động công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ củangười chủ trì về chính trị, người đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị

ở phân đội” [110, tr 35] Đó là năng lực quán triệt các nghị quyết, chỉ thị,

Trang 13

hướng dẫn của trên; khả năng xem xét, đánh giá tình hình thực tế của đơn vị;năng lực quy tụ, phát huy trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của tập thể cấp uỷ vàchi bộ để xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vữngmạnh toàn diện; năng lực tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục cán

bộ, chiến sĩ thuộc quyền; năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trịtrong từng nhiệm vụ cụ thể ở phân đội

Các công trình trên, mặc dù với những hướng tiếp cận khác nhaunhưng nhìn chung đều cho rằng, năng lực là tổng hợp những thuộc tính tạothành khả năng nhận thức và hành động của con người Năng lực của người sĩquan chính trị cấp phân đội là tổng hợp những thuộc tính cá nhân, bảo đảmcho họ tiến hành công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách và nhiệm

vụ đạt hiệu quả cao Đặc biệt tác giả Nguyễn Văn Hữu đã đi sâu luận giải nộidung của từng yếu tố cấu thành năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộchính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam Đây là những nội dung

có ý nghĩa lý luận trực tiếp mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa để nghiên cứucác yếu tố cơ bản cấu thành năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đạiđội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

2 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Đào Huy Tín, trong luận án tiến sĩ [90], đã chỉ ra các nhân tố cơbản tác động tới quá trình phát triển nhân cách người sĩ quan chính trị cấpphân đội Quân đội nhân dân Việt Nam Đó là: quan hệ biện chứng giữamôi trường xã hội với cá nhân sĩ quan chính trị cấp phân đội; quan hệbiện chứng giữa quá trình giáo dục - đào tạo và tự giáo dục - đào tạo; hoạtđộng thực tiễn mà chủ yếu là hoạt động công tác đảng, công tác chính trị

ở phân đội; mối quan hệ biện chứng giữa mặt sinh vật và mặt xã hội của sĩquan chính trị cấp phân đội

Trang 14

Theo tác giả, những nhân tố trên luôn có mối quan hệ biện chứng vớinhau và cùng tác động, chi phối đến quá trình phát triển nhân cách người sĩquan chính trị cấp phân đội Trong đó, mặt sinh vật là tiền đề vật chất khôngthể thiếu; môi trường xã hội có vai trò quyết định, giáo dục - đào tạo là nhân

tố chủ đạo; hoạt động thực tiễn và tự giáo dục - đào tạo có ý nghĩa quyết địnhtrực tiếp quá trình phát triển nhân cách của họ

Từ những cơ sở lý luận trực tiếp nêu trên và kết quả khảo sát, đánhgiá thực trạng phát triển nhân cách người sĩ quan chính trị cấp phân độitrong quân đội, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp tương đối đồng bộ:xây dựng môi trường quân sự, trực tiếp là môi trường quân sự ở phân độitrong sạch, lành mạnh; tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục -đào tạo và tự giáo dục - đào tạo; phát huy tác động tích cực của chínhsách xã hội đối với sĩ quan quân đội tới quá trình phát triển nhân cáchngười sĩ quan chính trị cấp phân đội quân đội ta

Nguyễn Văn Hữu, cũng trong cuốn sách“Nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam” [52], cho rằng: Nâng cao năng lực giáo dục chính trị của

đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở là tổng thể các hoạt động có tổchức, có kế hoạch của chủ thể và đối tượng, thông qua các chủ trương, hìnhthức, biện pháp tiến hành bồi dưỡng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo giáo dụcchính trị nhằm tạo ra ở đội ngũ cán bộ chính trị năng lực giáo dục chính trịcao hơn trình độ hiện có, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục chính trị theocương vị, chức trách được giao

Tác giả đã luận giải con đường hình thành, phát triển năng lực giáo dụcchính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân ViệtNam Theo tác giả, năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ởđơn vị cơ sở là sản phẩm của quá trình đào tạo, nó tiếp tục được củng cố, phát

Trang 15

triển trong quá trình hoạt động thực tiễn tại đơn vị cơ sở và thông qua quátrình tự bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị.Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến một hoạt động hết sức quan trọng, đó làhoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đơn vị cơ sở

Để nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chínhtrị ở đơn vị cơ sở, theo tác giả cần phải tập trung vào các giải pháp cơ bảnnhư: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chứcnăng của đơn vị với việc nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũcán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở; đổi mới nội dung, hình thức, phương phápbồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn

vị cơ sở; đẩy mạnh việc tự học tập, tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ chínhtrị ở đơn vị cơ sở

Nguyễn Văn Huy, trong luận án tiến sĩ [51], khẳng định: “Nângcao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dânViệt Nam là quá trình bổ sung, hoàn thiện tổng thể các yếu tố cấu thànhnăng lực thực tiễn trong sự tương tác hợp quy luật của các chủ thể, làmbiến đổi năng lực thực tiễn của đội ngũ này theo hướng đáp ứng ngàycàng tốt hơn chức trách, nhiệm vụ, vị thế của họ ở giai đoạn lịch sử pháttriển quân đội nhất định” [51, tr 41] Tác giả chỉ ra ba yếu tố cơ bản quyđịnh trực tiếp đến nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viêntrong Quân đội nhân dân Việt Nam Đó là: sự tác động biện chứng giữamức độ phù hợp của chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đàotạo, bồi dưỡng với năng lực thực tiễn của người chính trị viên; sự quyếtđịnh trực tiếp của nhân tố chủ quan của chính họ; sự quy định của môitrường hoạt động của họ

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và kếtquả khảo sát, phân tích, đánh giá khách quan thực trạng nâng cao năng lực

Trang 16

thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, tácgiả tập trung luận giải ba giải pháp cơ bản: nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân độinhân dân Việt Nam; phát huy vai trò nhân tố chủ quan của người chính trịviên trong nâng cao năng lực thực tiễn của họ; xây dựng môi trường thuậnlợi cho nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quânđội nhân dân Việt Nam Trong hệ thống các giải pháp trên, tác giả xácđịnh: nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng năng lực thực tiễn là giảipháp có ý nghĩa quan trọng; phát huy vai trò nhân tố chủ quan của ngườichính trị viên trong nâng cao năng lực thực tiễn của họ là giải pháp có ýnghĩa quyết định; xây dựng môi trường thuận lợi cho nâng cao năng lựcthực tiễn là giải pháp vừa tạo điều kiện khách quan thuận lợi, vừa tạođộng lực thúc đẩy nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viêntrong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Lê Xuân Lựu, trong bài viết “Liên hệ lý luận với thực tiễn trong dạy

và học” [63], đã khẳng định: Để đào tạo được đội ngũ cán bộ chính trị có

năng lực tư duy lý luận và năng lực thực tiễn, trong quá trình dạy và học ởnhà trường cần phải quán triệt và thực hiện nguyên tắc “liên hệ lý luận vớithực tiễn” Theo tác giả, thực chất liên hệ lý luận với thực tiễn trong dạy vàhọc là nắm chắc lý luận và vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận vào thựctiễn trong dạy và học Nguyên tắc liên hệ lý luận với thực tiễn phải đóngvai trò chỉ đạo xuyên suốt cả hoạt động dạy và hoạt động học để nâng caophẩm chất và năng lực của người học Mục đích cần đạt được của nguyêntắc này là hình thành cho người học khả năng vận dụng lý luận đã đượctrang bị vào hoạt động thực tiễn ở đơn vị Quán triệt và thực hiện tốtnguyên tắc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Nhờ đó, giúp

Trang 17

cho người học khi tốt nghiệp ra trường, về đơn vị công tác có thể hoànthành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao

Nguyễn Chính Lý, tác giả luận án tiến sĩ “Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác đảng, công tác chính trị của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay”

[64], cho rằng: Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác đảng, công tácchính trị của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội là nhiệm vụ cơbản của công tác giáo dục - đào tạo Nó bao gồm tổng thể những tác động

có chủ định của hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chức năng, đội ngũgiảng viên, cán bộ quản lý cùng với sự nỗ lực học tập, rèn luyện của họcviên, nhằm trang bị, củng cố, mở rộng tri thức, hình thành và phát triển kỹnăng, kỹ xảo cho học viên

Nguyễn Thanh Hùng, tác giả cuốn sách “Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội” [50] Khi

bàn về những vấn đề có tính nguyên tắc trong bồi dưỡng năng lực công tácđảng, công tác chính trị cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, tác giả đã nhấnmạnh phải kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng của tổ chức với tự bồi dưỡng,

tự rèn luyện; gắn bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị vớinâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực toàn diện Bởi vì, bồidưỡng của tổ chức và tự bồi dưỡng, tự rèn luyện là những yếu tố cơ bản chiphối đến năng lực công tác đảng, công tác chính trị; phẩm chất chính trị,đạo đức và năng lực chỉ huy, quản lý chuyên môn là những yếu tố cơ bảntạo nên sức mạnh bên trong, là điều kiện không thể thiếu đối với các chủthể tiến hành công tác đảng, công tác chính trị

Theo tác giả, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực công tácđảng, công tác chính trị cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, cần phải nângcao nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy các cấp; đổi mới nội dung, hình thức,

Trang 18

phương pháp bồi dưỡng; thực hiện tốt tự học tập, tự rèn luyện; xây dựngđơn vị vững mạnh toàn diện Trong đó, tác giả nhấn mạnh vai trò quantrọng của việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy các cấp về bồidưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị

Nguyễn Tiến Quốc, chủ biên cuốn sách “Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [83], đã luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn, làm rõ yêu

cầu và đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao phẩm chất, năng lực của độingũ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.Trong đó, tác giả khẳng định: “Phẩm chất, năng lực của chính ủy, chínhtrị viên trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng và phát huy sứcmạnh của tổ chức và con người trong đơn vị, đến kết quả thực hiệnnhiệm vụ được giao” [83, tr.5]

Đặng Thế Vinh, trong bài viết “Kết hợp nhà trường và đơn vị trong đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội” [104, tr 73], đã phân tích làm rõ các

hình thức, biện pháp cụ thể kết hợp giữa nhà trường và đơn vị trong đào tạocán bộ chính trị cấp phân đội Theo tác giả, kết hợp giữa nhà trường và đơn vịtrong đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội là thực hiện phương châm học điđôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, lý thuyết gắn với thực hành, thaotrường gắn với chiến trường, nhà trường gắn với xã hội Kết hợp giữa nhàtrường và đơn vị trong đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội thông qua cáchình thức cơ bản như: thực tập tốt nghiệp của học viên; đưa cán bộ đi dựnhiệm; cử các đoàn cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế; khảo sát kết quảgiáo dục - đào tạo; tổ chức tọa đàm về kỹ năng tiến hành công tác đảng, côngtác chính trị Ngoài những hình thức cơ bản trên, cần có thêm các hình thứcgiao lưu giữa nhà trường và đơn vị cơ sở để phát huy thế mạnh của hai bên.Nhà trường có thể cử cán bộ tham gia bồi dưỡng, tập huấn của đơn vị về lý

Trang 19

luận chính trị, công tác đảng, công tác chính trị, đấu tranh tư tưởng hoặc một

số nghiệp vụ chuyên sâu về công tác tư tưởng, công tác tổ chức Theo tác giả,cần phải xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo, tạo thành hành lang pháp lý choviệc kết hợp nhà trường và đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung,cán bộ chính trị cấp phân đội nói riêng

Nguyễn Văn Phúc, trong bài viết “Đổi mới dạy học môn công tác đảng, công tác chính trị trong đào tạo chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” [104, tr 91], đã chỉ rõ: đổi mới chương trình, nội dung

môn học cần phải hướng vào xây dựng hai yếu tố cơ bản trong phẩm chất

và năng lực của chính trị viên là “Hồng” và “Chuyên”; đổi mới trước hếtphải trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vềphẩm chất và năng lực của chính trị viên Chương trình, nội dung phải bảođảm tỷ lệ thích hợp giữa dạy lý thuyết với dạy thực hành, thực tập Mặtkhác, phải tăng cường thời gian và đổi mới nội dung thực tập tại đơn vị cơsở; xúc tiến nghiên cứu, đề xuất với Bộ Quốc phòng những hình thức thíchhợp cho mô hình gắn kết giữa nhà trường với đơn vị

Đỗ Đình Lượng, trong bài viết “Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của chính trị viên đại đội” [104, tr 144], đã nhấn mạnh việc kết

hợp chặt chẽ giữa đào tạo tại trường với bồi dưỡng, rèn luyện phươngpháp, tác phong công tác cho đội ngũ chính trị viên tại đơn vị Theo tác giả,trong tuyển chọn học viên đào tạo chính trị viên đại đội cần coi trọng phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống, năng khiếu nghề nghiệp Đồng thời, trongquá trình giáo dục, đào tạo phải trang bị những kiến thức cần thiết Nângcao chất lượng thực hành thông qua các bài tập chuyên ngành công tácđảng, công tác chính trị; thực tập chức danh chính trị viên tại lớp (đại đội);diễn tập cuối khoá và thực tập tại đơn vị cơ sở gắn với chức danh, cương vịcông tác theo mục tiêu, mô hình đào tạo chính trị viên Kết hợp tốt giữa bồi

Trang 20

dưỡng, rèn luyện của tổ chức với tự tu dưỡng, tự rèn luyện của học viênđào tạo chính trị viên.

Nguyễn Quốc Minh, trong bài viết “Một số kinh nghiệm về bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị cho đội ngũ chính trị viên ở Binh đoàn Tây Nguyên” [74], cho rằng: Muốn bồi dưỡng tốt năng lực công tác

đảng, công tác chính trị, yêu cầu đội ngũ chính trị viên phải tích cực, tự giáchọc tập và rèn luyện Theo tác giả, chỉ có thông qua học tập, tu dưỡng, rènluyện phấn đấu thì năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũchính trị viên mới ngày càng được củng cố và phát triển Yêu cầu đội ngũchính trị viên trong quá trình thực hiện kế hoạch tự học tập, tu dưỡng, rènluyện phải kết hợp nói đi đôi với làm; phải coi trọng thực hành Đó là phươnghướng cơ bản trong đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ chính trị viên đủ về

số lượng, cao về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cáchmạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong giai đoạn mới

Phan Công Thủy, trong bài viết “Một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội trong tình hình mới” [105, 35], đã chỉ rõ: Để nâng cao năng lực công tác, đòi hỏi đội

ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội phải không ngừng học tập, rèn luyệntrong quá trình công tác Muốn vậy, cấp ủy, chỉ huy cấp trên trực tiếp phảithường xuyên giáo dục, xây động cơ, thái độ trách nhiệm, ý chí, quyết tâmhọc tập, rèn luyện cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội; tăng cườngcông tác lãnh đạo, quản lý hoạt động tự học tập, rèn luyện của đội ngũ cán

bộ chính trị cấp phân đội

Nguyễn Quang Minh, tác giả bài viết “Một số vấn đề cần thiết trong bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên” [105, 35], đã quan niệm: Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác

chính trị của đội ngũ chính trị viên là việc làm thường xuyên của cấp ủy,

Trang 21

chính ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp Để nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của độingũ chính trị viên, theo tác giả: Phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường vàđơn vị, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa tổ chức và cá nhân

Ngô Văn Quỳnh, trong bài viết “Phát huy vai trò của cán bộ giảng dạy chính trị nhằm nâng cao chất lượng học tập chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở hiện nay” [84], đã nhấn mạnh: Cùng với việc tăng

cường hoạt động tập huấn, bồi dưỡng của đơn vị, yêu cầu từng cán bộ làmcông tác giảng dạy chính trị phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực,chủ động, say mê học tập, nghiên cứu nhằm tích luỹ kinh nghiệm và nângcao trình độ năng lực chuyên môn; không ngừng trau dồi phương pháp, tácphong và năng lực công tác Mặt khác, đối với cấp uỷ, chỉ huy đơn vị màtrực tiếp là chính uỷ và cơ quan chính trị phải thường xuyên thực hiệnnghiêm kế hoạch bồi dưỡng, kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đội ngũcán bộ giảng dạy chính trị, phân loại chất lượng giảng dạy chính trị củatừng cán bộ Thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũcán bộ giảng dạy chính trị thông qua các hình thức như thông qua giáo án,giảng thử, giảng mẫu, dự giờ, bình giảng

Trần Hậu Tân, trong luận án tiến sĩ [86], cho rằng: Năng lực thực tiễncủa chính trị viên từng bước được hình thành, hoàn thiện và nâng cao thôngqua đào tạo, bồi dưỡng và tham gia hoạt động thực tiễn trên cương vị chứctrách được giao Từ đó, tác giả quan niệm: “Nâng cao năng lực thực tiễn củachính trị viên là quá trình tác động tích cực, tự giác của các chủ thể làm chokhả năng tiến hành các hoạt động chủ trì về chính trị và tổ chức tiến hành cáchoạt động công tác đảng, công tác chính trị của chính trị viên ngày càng cóchất lượng, hiệu quả giúp chính trị viên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụđược giao” [86, tr 41] Thực chất nâng cao năng lực thực tiễn của chính trị

Trang 22

viên là quá trình làm chuyển hoá nội tại các yếu tố cấu thành năng lực thựctiễn của chính trị viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện chức trách,nhiệm vụ được tổ chức phân công.

Bộ Quốc phòng, trong “Đề án đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” [8], đã đề cập đến nhiều vấn đề về công tác giáo

dục chính trị tại đơn vị hiện nay

Đề án khẳng định: “Công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trực tiếp gópphần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, giữ vững trận địa tư tưởngcủa Đảng trong quân đội, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu; xâydựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, tổ chức quần chúng vững mạnhxuất sắc, làm cho quân đội luôn là lực lượng chính trị, đội quân chiến đấutuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, hoàn thànhxuất sắc mọi nhiệm vụ được giao” [8, tr 1]

Đề án đã chỉ ra thực trạng công tác giáo dục chính trị tại đơn vị Bêncạnh những kết quả quan trọng đã đạt được của công tác giáo dục chính trị tạiđơn vị trong những năm qua, đề án còn chỉ ra một số hạn chế, bất cập, trong

đó nhấn mạnh thực trạng đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị tại đơn vị: “một sốđồng chí năng lực yếu” [8, tr 7]

Về nhiệm vụ đổi mới, Đề án nhấn mạnh, phải đổi mới công tác đào tạo tạicác học viện, nhà trường quân đội gắn với bồi dưỡng thường xuyên tại đơn vị,nâng cao trình độ, phương pháp sư phạm và kỹ năng khai thác, quản lý thông tinmạng cho đội ngũ cán bộ chính trị - lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dụcchính trị tại đơn vị nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Trường Sĩ quan Chính trị, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Đổi mới môn học giáo dục chính trị trong đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới” [107], nhiều bài viết đã đề

Trang 23

cập khá sâu sắc, toàn diện và khoa học về vị trí, vai trò, tính cấp thiết vànhững giải pháp đổi mới chương trình, nội dung môn học Giáo dục chínhtrị trong đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay T rong đó, đã nhấnmạnh vấn đề nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng trongviệc tăng cường bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị cho học viên đàotạo cán bộ chính trị cấp phân đội.

Trong đó, tiêu biểu có các bài viết của các tác giả: Trần Hoài Trung

“Chất lượng công tác giáo dục chính trị tại đơn vị cơ sở và vấn đề đặt ra trong đào tạo chính trị viên đại đội hiện nay” [107, tr 9]; Nguyễn Xuân Trường “Quy trình đổi mới môn học Giáo dục chính trị trong đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Chính trị: những định hướng cơ bản

và các bước tiến hành”; Lê Văn Làm “Nâng cao chất lượng môn học Giáo dục chính trị ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” [107, tr 24]; Vũ Văn Dũng “Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành huấn luyện thực hành, tập bài môn Giáo dục chính trị ở Trường Sĩ quan Chính trị” [107, tr 30]; Bùi Kim Bân “Phát huy vai trò của cán bộ quản lý trong nâng cao chất lượng học tập môn học Giáo dục chính trị của học viên”; Vương Văn Thanh “Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội - lực lượng tổ chức giáo dục chính trị ở các đơn vị cơ sở trong tương lai” [107, tr 62]; Nhìn

chung các bài viết đều khẳng định: Để góp phần nâng cao trình độ, năng lực

tổ chức tiến hành công tác giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấpphân đội, trong quá trình đào tạo cần phải đổi mới môn học Giáo dục chínhtrị

Đặc biệt trong bài viết của tác giả Trần Hoài Trung, bên cạnh việckhẳng định những ưu điểm, đã chỉ rõ những hạn chế, bất cấp trong côngtác giáo dục chính trị tại đơn vị cơ sở hiện nay Theo tác giả, “Những hạn

Trang 24

chế, bất cấp trong công tác giáo dục chính trị tại đơn vị cơ sở hiện nay donhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về trình độ, năng lực

tổ chức tiến hành công tác giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trịcấp phân đội, trước hết là đội ngũ chính trị viên đại đội - người chủ trì,trực tiếp quản lý và tổ chức mọi hoạt động công tác giáo dục chính trị ởđại đội” ; “một bộ phận cán bộ chính trị ở đại đội còn hạn chế cả về côngtác tổ chức đến thực hành giáo dục chính trị, nhất là tổ chức học tập chínhtrị cho hạ sĩ quan - binh sĩ, thông báo chính trị - thời sự, thực hiện ngàychính trị và văn hóa tinh thần” [107, tr 10] Đồng thời, tác giả đã đề xuấtmột số nội dung, biện pháp nhằm nâng cao năng lực tiến hành công tácgiáo dục chính trị của học viên trong quá trình đào tạo cán bộ chính trịcấp phân đội

3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

* Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công

bố có liên quan đến đề tài luận án

Thứ nhất, các công trình khoa học đã đưa ra quan niệm tương đối hoàn

chỉnh về một số khái niệm cơ bản như: năng lực; năng lực giáo dục chính trịcủa đội ngũ cán bộ chính trị đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam vànâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ

sở Quân đội nhân dân Việt Nam; năng lực thực tiễn của người chính trị viêntrong Quân đội nhân dân Việt Nam và nâng cao năng lực thực tiễn của ngườichính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam Đặc biệt, các công trình đãchỉ ra những yếu tố cơ bản cấu thành năng lực giáo dục chính trị của đội ngũcán bộ chính trị đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam và năng lực thực

Trang 25

tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đó là hệthống tri thức khoa và kỹ năng, kỹ xảo

Thứ hai, nhìn chung, các công trình khoa học đã chỉ ra những nhân tố

cơ bản quy định sự phát triển nhân cách nói chung và những năng lực cụ thểcủa người cán bộ chính trị trong quân đội nói riêng Những nhân tố cơ bản đólà: chất lượng giáo dục và đào tạo ở nhà trường; chất lượng bồi dưỡng ở đơnvị; môi trường đơn vị cơ sở; nhân tố chủ quan của họ

Thứ ba, các công trình khoa học đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế

cơ bản của đội ngũ cán bộ chính trị khi tiến hành công tác giáo dục chínhtrị tại đơn vị; những ưu điểm, hạn chế trong công tác đào tạo tại nhàtrường và tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên tại đơn vị Đồng thời làm rõnhững nguyên nhân cơ bản của những ưu điểm và hạn chế đó Đây là cơ

sở khoa học có giá trị trực tiếp đối với việc xem xét, đánh giá thực trạngphát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trongQuân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Thứ tư, các công trình khoa học đã đưa ra hệ thống giải pháp cơ bản,

có tính khả thi nhằm phát triển nhân cách người sĩ quan chính trị cấp phânđội Quân đội nhân dân Việt Nam và nâng cao năng lực giáo dục chính trịcủa đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam.Trong đó, các công trình đã tập trung vào các giải pháp cơ bản: đổi mớinâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở nhà trường vàchất lượng bồi dưỡng ở đơn vị; xây dựng môi trường thuận lợi ở đơn vị cơsở; phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ cán bộ chính trị

Những nội dung cơ bản nêu trên là những đóng góp có giá trị về mặtkhoa học trong nghiên cứu về phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ trongQuân đội nhân dân Việt Nam Mặc dù những nội dung cơ bản đó không phải

Trang 26

là những nghiên cứu trực tiếp về quá trình phát triển năng lực giáo dục chínhtrị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay,nhưng đó là những vấn đề có ý nghĩa gợi mở, định hướng trực tiếp cho nghiêncứu sinh không chỉ về phương pháp tiếp cận, mà còn cả về nội dung trongnghiên cứu đề tài luận án “Phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trịviên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”.

* Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Thứ nhất, bổ sung nội hàm và làm rõ khái niệm năng lực giáo dục

chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam; xâydựng phạm trù trung tâm phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trịviên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam, làm công cụ để nhận thức

và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án Trong đó, tậptrung nghiên cứu làm rõ thực chất, nội dung, phương thức và chủ thể p háttriển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân độinhân dân Việt Nam

Thứ hai, dưới góc độ triết học, đi sâu nghiên cứu, khái quát và làm

rõ những vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực giáo dục chính trị củachính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam, làm cơ sởnghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển năng lực giáo dụcchính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ ba, trên cơ sở những vấn đề có tính quy luật, tập trung khảo sát,

đánh giá thực trạng phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viênđại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam Trong nghiên cứu thực trạng, tậptrung làm rõ những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản củanhững ưu điểm, hạn chế đó; mặt khác cần phải phát hiện và làm rõ những vấn

đề đặt ra đối với phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đạiđội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Trang 27

Thứ tư, xác định hệ thống giải pháp cơ bản, đồng bộ, phù hợp và có

tính đột phá nhằm phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đạiđội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN ĐẠI ĐỘI TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1.1 Thực chất phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

1.1.1 Quan niệm về năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Năng lực luôn gắn liền với những con người cụ thể và hoạt độngcủa họ trong một lĩnh vực nhất định Theo Từ điển Triết học: năng lực làtoàn bộ những đặc tính tâm lý của con người khiến cho nó thích hợp vớimột hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định đã được hình thành tronglịch sử [109, tr 379]

Triết học Mác - Lênin quan niệm: năng lực tồn tại trong những conngười cụ thể, là thuộc tính bản chất của con người Năng lực của conngười là khả năng thể hiện mình trong một hoạt động cụ thể, diễn ratrong một hoàn cảnh nhất định Năng lực là tổng hợp những yếu tố thuộc

về con người Những yếu tố đó giúp cho họ có khả năng thực hiện cóchất lượng, hiệu quả cao một hình thức hoạt động nhất định đã được hìnhthành trong lịch sử Khi bàn về năng lực của con người trong lao động,C.Mác cho rằng: “năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất

và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, vàđược người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụngnào đó” [65, tr 251]

Trang 28

Năng lực của con người được cấu thành bởi tổng thể các yếu tố vềthể chất và tinh thần Các yếu tố đó có nguồn gốc hình thành, phát triển từtrong cả tự nhiên và xã hội Về mặt tự nhiên, đó là những yếu tố thuộc vềbẩm sinh, gen di truyền của mỗi cá nhân Những yếu tố tự nhiên đó là cơ

sở, điều kiện, tiền đề vật chất quan trọng không thể thiếu đối với sự hìnhthành, phát triển năng lực Không có những yếu tố tự nhiên đó, thì conngười không thể có bất kỳ một loại năng lực nào cả Về mặt xã hội, nănglực có nguồn gốc chủ yếu và trực tiếp từ giáo dục, bồi dưỡng, môi trườnghoạt động, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong hoạt động thực tiễn Những yếu

tố cơ bản về xã hội nêu trên có ý nghĩa quyết định sự hình thành, phát triểnnăng lực của con người Yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội là những điềukiện cần và đủ cho sự hình thành, phát triển năng lực Mặc dù hai yếu tố đó

có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng giữa chúng có quan hệ mật thiết, khôngthể tách rời trong sự hình thành, phát triển năng lực Từ đó có thể khẳngđịnh: năng lực của con người được hình thành và phát triển không chỉ đơnthuần là do yếu tố bẩm sinh, di truyền mà phần lớn, chủ yếu còn do giáodục, đào tạo, bồi dưỡng và tự giáo dục - đào tạo, tự bồi dưỡng thông quaquá trình học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn của từng cá nhân

Năng lực của con người luôn gắn liền với một hoạt động nhất địnhcủa chủ thể Nó được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động củamột chủ thể ở một lĩnh vực xác định Khi chủ thể chưa thực hiện hoạt động,khi đó họ chỉ có khả năng (năng lực ở dạng tiềm năng) cho việc thực hiệnhoạt động ấy Chỉ khi nào chủ thể thực hiện hoạt động thì những năng lựctiềm năng của họ mới được phát huy, bộc lộ và trở thành hiện thực

Năng lực của con người có vai trò to lớn, là một trong những yếu tốquan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động củachính mình Con người có trình độ năng lực ở mức độ nào thì chất lượng, hiệu

Trang 29

quả hoạt động về cơ bản đạt được ở mức độ đó Năng lực quyết định trực tiếpchất lượng, hiệu quả hoạt động của chủ thể Ngược lại, chất lượng, hiệu quảhoạt động của chủ thể là thước đo phản ánh trình độ năng lực của chủ thể.

Hoạt động của con người vô cùng phong phú, đa dạng Tương ứng vớimỗi loại hình hoạt động là một loại năng lực Có thể phân chia năng lực thànhhai loại: năng lực chung và năng lực riêng Năng lực chung là năng lực có thểtiến hành nhiều loại hình hoạt động khác nhau, được cấu thành bởi những yếu

tố có thể đáp ứng cho nhiều loại hình hoạt động khác nhau đó Năng lực riêng

là năng lực tiến hành một loại hình hoạt động nhất định, được cấu thành bởinhững yếu tố cơ bản, đáp ứng trực tiếp cho việc tiến hành loại hình hoạt động

ấy Đó là năng lực chuyên môn nghiệp vụ cụ thể thuộc một ngành nghề đặctrưng trong một lĩnh vực nhất định của xã hội

Giáo dục chính trị là một loại hình hoạt động có tính chất đặc thù, nóxuất hiện khi xã hội loài người có chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất và đối kháng giai cấp Giáo dục chính trị là hoạt động có vị trí, vai tròđặc biệt quan trọng đối với việc củng cố và giữ vững địa vị của giai cấpcầm quyền Hiện nay trên thế giới, tình hình chính trị - an ninh đang cónhững thay đổi nhanh chóng, diễn biến hết sức phức tạp Do đó, giáo dụcchính trị là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tất cả các quốcgia Thực chất giáo dục chính trị là sự tác động một cách có hệ thống, có kếhoạch của các chủ thể, thông qua nhiều hình thức tổ chức tiến hành truyền bánội dung giáo dục chính trị, nhằm hình thành và phát triển phẩm chất chínhtrị cho một đối tượng nhất định nào đó theo mục tiêu, yêu cầu đề ra

Đối với quân đội ta, giáo dục chính trị là một hình thức cơ bản củacông tác tư tưởng, văn hóa; một bộ phận cơ bản, một nhiệm vụ chủ yếucủa công tác đảng, công tác chính trị; có ý nghĩa quyết định đến việc xâydựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bồi dưỡng, xây dựng bản

Trang 30

lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thứcchấp hành kỷ luật và năng lực công tác của từng quân nhân, công nhânviên chức, lao động quốc phòng.

Chủ thể giáo dục chính trị bao gồm tổ chức đảng và cơ quan chínhtrị các cấp, mọi cán bộ, đảng viên và các tổ chức quần chúng, trong đó độingũ cán bộ chính trị là lực lượng nòng cốt Đối tượng giáo dục chính trị làtoàn thể các quân nhân, công nhân, viên chức, lao động quốc phòng, lựclượng dự bị động viên, lực lượng dân quân tự vệ Ở đơn vị cơ sở, đốitượng giáo dục chính trị chủ yếu là cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ

Nội dung giáo dục chính trị trong quân đội tương đối toàn diện và

có tính hệ thống Trong đó, bao gồm những nội dung cơ bản: lý luận chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; điều lệnh của quân đội; nhiệm vụcủa cách mạng, của quân đội và của đơn vị; chức trách, nhiệm vụ của cán

bộ, chiến sĩ trong đơn vị; đạo đức cách mạng của quân nhân; lịch sửtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Đảng, của quân đội và của đơn vị;tình hình thời sự trên thế giới, trong nước, lực lượng vũ trang; bản chất,

âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù

Hình thức giáo dục chính trị trong quân đội rất phong phú, đa dạng.Hiện nay, giáo dục chính trị trong quân đội có những hình thức cơ bảnnhư: học tập chính trị; nghiên cứu chuyên đề của sĩ quan; sinh hoạt chínhtrị, tư tưởng; ngày chính trị và văn hóa tinh thần; thông báo chính trị -thời sự, đọc báo, nghe đài, xem truyền hình; giáo dục thông qua hoạt độngthực hiện nhiệm vụ, phong trào thi đua, các cuộc vận động, kỷ niệm cácngày lễ lớn của dân tộc, của quân đội, ngày truyền thống của đơn vị, hoạt

Trang 31

động văn hóa, văn nghệ và các thiết chế văn hóa, thiết chế dân chủ trongquân đội; học tập qua mạng internet.

Đại đội là đơn vị phân đội trong quân đội, là nơi trực tiếp quản lý,giáo dục, rèn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ Theo Quy định về tổ chức cơ quanchính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam: “Từ cấp đại đội và tươngđương đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên , chính trịviên là người chủ trì về chính trị, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp

ủy cấp mình về toàn bộ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trongđơn vị; có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chứctiến hành các nội dung công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách,nhiệm vụ; tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác củađơn vị” [3, tr 2]

Chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam là sĩ quanchính trị, có tuổi đời từ 23 đến 37 tuổi, cấp bậc quân hàm từ thiếu úy đếnthiếu tá Phần lớn họ đều qua đào tạo cơ bản tại các học viện, trường sĩquan trong quân đội Sau khi tốt nghiệp ra trường về đơn vị công tác, phầnlớn họ được bổ nhiệm chức vụ chính trị viên phó đại đội, sau đó phát triểnlên chính trị viên đại đội và những chức vụ cao hơn

Trên cương vị chủ trì về chính trị, chính trị viên đại đội là người chịutrách nhiệm trước cấp trên và cấp ủy cấp mình về toàn bộ các hoạt động côngtác đảng, công tác chính trị ở đại đội Đồng thời là người chịu trách nhiệmchính trong việc định hướng chính trị cho mọi hoạt động của quân nhân vàcác tổ chức ở đơn vị theo đúng đường lối, quan điểm, nguyên tắc của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên Mặtkhác, chính trị viên đại đội còn là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chứctiến hành giáo dục chính trị nhằm bảo đảm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp và pháp luật

Trang 32

của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và nghịquyết của chi bộ cấp mình được quán triệt và tổ chức thực hiện ở đại đội; bảođảm cho mọi quân nhân ở đại đội có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức và lốisống trong sạch, lành mạnh.

Với vị trí, vai trò và trách nhiệm như trên, đòi hỏi chính trị viên đại độiphải có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn tốt, đặc biệt lànăng lực giáo dục chính trị Chính trị viên đại đội có phẩm chất và năng lựcchuyên môn tốt, luôn hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ sẽ trực tiếpgóp phần nâng cao sức mạnh chính trị - tinh thần, trình độ và bản lĩnh chínhtrị của bộ đội; góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, làm cơ sở

để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo đảm hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ được giao trong mọi điều kiện, hoàn cảnh

Giáo dục chính trị ở đại đội là toàn bộ những hoạt động có kế hoạchcủa các chủ thể, thông qua nhiều hình thức và phương pháp tổ chức tiếnhành truyền bá nội dung giáo dục chính trị đến cán bộ, chiến sĩ trong đơn

vị Mục đích của giáo dục chính trị ở đại đội là nhằm nâng cao giác ngộchính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác cho cán bộ, chiến sĩ, gópphần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đại đội nói chung và chứctrách, nhiệm vụ của từng quân nhân nói riêng

Giáo dục chính trị ở đại đội là nhiệm vụ cơ bản của công tác đảng, côngtác chính trị Ở đó, chính trị viên đại đội không chỉ là người chịu trách nhiệmchính, mà còn là người trực tiếp tổ chức và tiến hành giáo dục chính trị đốivới mọi quân nhân Năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội lànhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục chínhtrị ở đại đội Bởi vậy, để tiến hành giáo dục chính trị ở đại đội có chất lượng,hiệu quả cao, trước hết đòi hỏi chính trị viên đại đội phải có năng lực giáo dục

chính trị tốt Từ đó có thể quan niệm: Năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng hợp những yếu tố

Trang 33

tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp giáo dục chính trị, tạo thành khả năng tổ chức và tiến hành giáo dục chính trị đạt hiệu quả cao, được biểu hiện tập trung ở việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị theo cương vị, chức trách được giao.

Năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội thuộc loại nănglực riêng Đó là năng lực chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục chính trị, đượccấu thành bởi các yếu tố cơ bản như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phương phápgiáo dục chính trị Tổng hợp những yếu tố cơ bản đó tạo thành khả năng tổchức và tiến hành hoạt động giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội đạtchất lượng, hiệu quả cao

Về tri thức, đây là yếu tố cơ bản hàng đầu, có vai trò chi phối mạnh mẽ

đối với các yếu tố khác Để tiến hành giáo dục chính trị có chất lượng, hiệuquả cao, đòi hỏi chính trị viên đại đội phải có hệ thống tri thức tương đối toàndiện, bao gồm tri thức tổng hợp, tri thức liên ngành và tri thức chuyên ngành.Trong hệ thống tri thức ấy, tri thức chuyên ngành - tri thức về chính trị vàcông tác giáo dục chính trị là nội dung cơ bản, cốt lõi và có tính ưu trội hơn sovới những tri thức khác

Tri thức về chính trị, đó là hệ thống quan điểm, tư tưởng, nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quanđiểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nướctrên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là về lĩnh vực chính trị, quân sự,kinh tế, văn hóa và xã hội

Bên cạnh những tri thức lý luận chính trị, chính trị viên đại đội cần phải

có tri thức về công tác giáo dục chính trị trong quân đội nói chung và ở đạiđội nói riêng, bao gồm cả tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm Đó là toàn

bộ những tri thức lý luận (lý thuyết) về công tác giáo dục chính trị và những

Trang 34

tri thức kinh nghiệm được đúc rút trong thực tiễn giáo dục chính trị tại đơn vịnhưng chưa được khái quát thành lý luận.

Kỹ năng giáo dục chính trị là trình độ, khả năng vận dụng những

kiến thức được trang bị vào thực hiện các thao tác trong các khâu, các bướckhi tổ chức và tiến hành giáo dục chính trị ở đại đội Kỹ năng giáo dụcchính trị của chính trị viên đại đội, bao gồm những kỹ năng cơ bản như: kỹnăng thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin; kỹ năng tổ chức tiến hành cáchình thức giáo dục chính trị; kỹ năng kiểm tra đánh giá nhận thức chính trịcủa cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền;

Kỹ xảo giáo dục chính trị là trình độ thực hiện các thao tác trong các

khâu, các bước khi tiến hành các hình thức giáo dục chính trị đạt tới mứcthuần thục, gần như tự động hóa, tưởng như không có sự kiểm soát trực tiếpcủa ý thức Giáo dục chính trị là hoạt động phức tạp, với mục đích cải tạochính bản thân con người, do đó chính trị viên đại đội cần phải có kỹ xảo giáodục chính trị Có kỹ xảo giáo dục chính trị sẽ giúp cho chính trị viên đại đội tổchức tiến hành giáo dục chính trị ở đơn vị có chất lượng, hiệu quả cao hơn

Phương pháp giáo dục chính trị là hệ thống cách thức truyền đạt nội

dung giáo dục đến đối tượng giáo dục; là hệ thống cách thức tác động đểđối tượng giáo dục tiếp nhận nội dung giáo dục chính trị Trong quá trìnhgiáo dục, tùy hình thức, đối tượng và điều kiện cụ thể mà sử dụng cácphương pháp giáo dục cho phù hợp Như vậy, phương pháp giáo dục chínhtrị còn là khả năng xác định và sử dụng linh hoạt những phương pháp,phương tiện trong giáo dục chính trị ở đại đội Chính trị viên đại đội khôngchỉ biết sử dụng thuần thục hệ thống phương pháp giáo dục chính trị truyềnthống, vốn có cho phù hợp với nội dung giáo dục, với điều kiện hoàn cảnhthực tế của đơn vị và đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức, sự hiểu biếtcủa từng đối tượng giáo dục chính trị cụ thể Mặt khác, họ còn phải có khả

Trang 35

năng tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra những phương pháp giáo dục mới phùhợp và có tính hiệu quả cao hơn.

Các yếu tố trên tuy có vị trí, vai trò không ngang bằng nhau, nhưng cóquan hệ biện chứng, thâm nhập vào nhau tạo thành năng lực giáo dục chính trịcủa chính trị viên đại đội

1.1.2 Quan niệm về phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân độinhân dân Việt Nam không phải tự nhiên mà có, không phải hình thành mộtlần là xong và càng không phải là cái cố định, bất biến Năng lực giáo dụcchính trị của chính trị viên đại đội được hình thành chủ yếu trong quá trìnhhọc tập, rèn luyện ở các học viện, trường sĩ quan và tiếp tục được củng cố,hoàn thiện ngày càng tốt hơn trong quá trình công tác ở đơn vị cơ sở, trựctiếp là từ hoạt động thực tiễn giáo dục chính trị của họ Tuy nhiên, pháttriển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội chỉ có thể diễn rathông qua những hoạt động có mục đích tích cực, phù hợp quy luật kháchquan của các chủ thể trong quá trình đào tạo ở nhà trường và công tác ởđơn vị cơ sở Đây là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, nó luôn gắnliền với quá trình học tập, rèn luyện và công tác của chính trị viên đại đội

Từ đó có thể quan niệm: Phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam là quá trình biến đổi từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện các yếu tố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội thông qua hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo của các chủ thể, nhằm đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Trang 36

Thứ nhất, thực chất phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị

viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam là quá trình biến đổi tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp giáo dục chính trị theo chiều hướng từthấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vàphương pháp giáo dục chính trị là những yếu tố cơ bản cấu thành năng lựcgiáo dục chính trị của chính trị viên đại đội Những yếu tố này vừa có tính ổnđịnh tương đối, vừa có xu hướng không ngừng phát triển nhằm đáp ứng ngàycàng tốt hơn những yêu cầu của thực tiễn giáo dục chính trị ở đại đội

Phát triển của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp giáo dụcchính trị diễn ra bên trong bản thân chính trị viên đại đội, ngay từ khi cònđang học tập, rèn luyện ở các học viện, nhà trường trong quân đội Nó diễn rakhông phải một lần là xong, mà là quá trình lâu dài không ngừng tích luỹ dầndần về lượng dẫn đến sự chuyển hóa căn bản về chất ngay trong từng yếu tốtri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp giáo dục chính trị của chính trịviên đại đội Đó là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa cáckhuynh hướng cơ bản đối lập nhau thông qua con đường đấu tranh, phủ địnhbiện chứng Quá trình ấy, tất yếu dẫn đến sự biến đổi, chuyển hóa căn bản vềchất năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội

Cụ thể, trình độ tri thức của chính trị viên đại đội được tăng dần cả vềdung lượng và chiều sâu Sự hiểu biết của họ không chỉ ngày càng được nângcao về trình độ mà còn được mở rộng về phạm vi; ngày càng phát triển về trithức chuyên ngành, tri thức liên ngành và tri thức tổng hợp Trong quá trình

đó, những tri thức mới không ngừng được cập nhật, bổ sung và ngày cànghoàn thiện; những tri thức không còn phù hợp với sự phát triển của thực tiễn

sẽ dần dần bị loại bỏ Những kỹ năng giáo dục chính trị của chính trị viên đạiđội ngày càng được củng cố, trình độ được nâng cao và đạt đến trình độ kỹxảo Phương pháp giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội ngày càng tốt

Trang 37

hơn Bên cạnh việc vận dụng ngày càng thành thục, linh hoạt những phươngpháp giáo dục chính trị có tính chất truyền thống, chính trị viên đại đội còn cóthể sáng tạo ra những phương pháp giáo dục mới phù hợp hơn với sự pháttriển về mọi mặt của đơn vị, của quân đội và của xã hội, nhất là sự phát triển

về tâm, sinh lý và trình độ nhận thức của đối tượng giáo dục chính trị Trongquá trình đó, những phương pháp giáo dục chính trị đã lỗi thời, không cònphù hợp, hiệu quả thấp sẽ bị thay thế bởi những phương pháp giáo dục mớiphù hợp hơn, ưu việt hơn, có tính hiệu quả cao hơn

Tuy nhiên, sự biến đổi các yếu tố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phươngpháp giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội không phải lúc nào cũngdiễn ra một cách thuận lợi, theo chiều hướng từ thấp đến cao, từ chưa hoànthiện đến hoàn thiện Ngược lại, đối với từng cá nhân cụ thể và trong nhữngkhông gian, thời gian nhất định, các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực giáodục chính trị của chính trị viên đại đội có thể “dậm chân tại chỗ”, thậm chí có

sự biến đổi theo chiều hướng thụt lùi Hiện tượng trên xuất hiện bởi nhiềunguyên nhân khác nhau, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động củacác chủ thể thiếu tính tích cực, tự giác, sáng tạo, không phù hợp quy luậtkhách quan, mang tính hình thức, thiếu hiệu quả

Thứ hai, nội dung phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị

viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm tri thức, kỹ năng, kỹxảo và phương pháp giáo dục chính trị Đó chính là đối tượng mà hoạt độngcủa các chủ thể hướng tới, tác động làm cho nó biến đổi, chuyển hóa từ thấpđến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơnnhững yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục chính trị ở đại đội Cụ thể:

Tri thức về chính trị của chính trị viên đại đội được tăng dần về sốlượng, phạm vi và chiều sâu Sự hiểu biết của chính trị viên đại đội về quanđiểm, tư tưởng, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính

Trang 38

sách và luật pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất

là về lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng được

mở rộng, đi vào bản chất sâu sắc hơn Chính trị viên đại đội ngày càng nắmchắc những tri thức về công tác giáo dục chính trị trong quân đội nóichung, ở đại đội nói riêng, bao gồm cả tri thức lý luận và tri thức kinhnghiệm, cả lý thuyết và thực hành

Trình độ, khả năng vận dụng những kiến thức được trang bị vào thựchiện các thao tác trong các khâu, các bước khi tổ chức và tiến hành giáodục chính trị của chính trị viên đại đội ngày càng cao, đặc biệt là trình độ,khả năng về thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin, tổ chức tiến hành cáchình thức giáo dục chính trị, kiểm tra đánh giá nhận thức chính trị của cán

bộ, chiến sĩ thuộc quyền

Trình độ của chính trị viên đại đội về thực hiện các thao tác trong cáckhâu, các bước khi tiến hành giáo dục chính trị ngày càng đạt tới mức độ thuầnthục, có tính thuyết phục, đem lại chất lượng và hiệu quả ngày càng cao

Chính trị viên đại đội ngày càng nắm chắc và thực hành thành thạonhững phương pháp truyền đạt nội dung giáo dục đến đối tượng giáo dục.Trong quá trình giáo dục, ngoài việc xác định và sử dụng linh hoạt nhữngphương pháp giáo dục truyền thống phù hợp với đối tượng và điều kiện cụ thểcủa đơn vị, chính trị viên đại đội còn có khả năng tìm tòi, nghiên cứu, sángtạo ra những phương pháp giáo dục mới phù hợp và có tính hiệu quả cao

Thứ ba, phương thức phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị

viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua hoạt động tích cực,

tự giác, sáng tạo của các chủ thể Quá trình biến đổi từ thấp đến cao, từ chưahoàn thiện đến hoàn thiện các yếu tố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phươngpháp giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội là tất yếu khách quan, là xuhướng chung Nó xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn công tác giáo dục chính

Trang 39

trị tại các đơn vị trong quân đội và nhu cầu hoàn thiện nhân cách của từngchính trị viên đại đội Mặc dù quá trình biến đổi đó là xu hướng chung, tuântheo quy luật khách quan, nhưng nó chỉ có thể được thực hiện thông quanhững hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo của các chủ thể.

Có thể nói, quá trình vận động, biến đổi từ thấp đến cao, từ chưa hoànthiện đến hoàn thiện các yếu tố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp giáodục chính trị của chính trị viên đại đội là kết quả, sản phẩm trực tiếp từ nhữnghoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo của các chủ thể trong đào tạo, bồi dưỡngchính trị viên đại đội, trong tiến hành công tác đảng, công tác chính trị Đó làquá trình tác động biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan

của các chủ thể, nhằm giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa trình độ năng lực

giáo dục chính trị hiện có của chính trị viên đại đội với yêu cầu ngày càng cao

về năng lực giáo dục chính trị đối với họ

Trong quá trình đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan, quá trình hìnhthành, phát triển tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp giáo dục chính trịcủa học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội được thực hiện chủ yếuthông qua hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức tiến hành công tác đào tạocủa các chủ thể Trong đó, những hoạt động cơ bản và trực tiếp nhất là hoạtđộng tuyển chọn đầu vào; hoạt động xây dựng chương trình, nội dung đàotạo; hoạt động giảng dạy, quản lý, giáo dục và rèn luyện; hoạt động tự đàotạo, tự giáo dục, tự rèn luyện

Trong quá trình công tác ở đơn vị cơ sở, quá trình phát triển tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp giáo dục chính trị của chính trị viên đại

đội được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chứctiến hành giáo dục chính trị tại đơn vị; hoạt động bồi dưỡng năng lực giáodục chính trị cho chính trị viên đại đội; hoạt động công tác đảng, công tác

Trang 40

chính trị ở đơn vị và hoạt động tự học tập, rèn luyện nhằm phát triển nănglực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội.

Trên thực tế, hoạt động của các chủ thể làm biến đổi các yếu tố tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội

diễn ra theo hai khả năng có tính chất đối lập với nhau Khả năng thứ nhất,hoạt động của các chủ thể có tính tích cực, tự giác, sáng tạo cao, hoàn toànphù hợp quy luật khách quan, kết quả sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát

triển tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp giáo dục chính trị của chính trị

viên đại đội Khả năng thứ hai, hoạt động của các chủ thể chưa thực sự tíchcực, thiếu tính tự giác và sáng tạo, không phù hợp quy luật khách quan, kếtquả sẽ kìm hãm, cản trở quá trình phát triển tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và

phương pháp giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội.

Thứ tư, chủ thể phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị

viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức, lựclượng cả trong và ngoài quân đội Phát phát triển năng lực giáo dục chínhtrị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam là vấn đềvừa cơ bản, vừa cấp thiết hiện nay; đồng thời là quá trình lâu dài, khó khăn,phức tạp, có liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều lực lượng ở cả trong vàngoài quân đội Trong đó, các tổ chức, lực lượng trực tiếp tham gia quátrình đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan;các tổ chức, lực lượng tham gia quá trình quản lý, giáo dục, rèn luyện, bồidưỡng chính trị viên đại đội ở đơn vị cơ sở và bản thân chính trị viên đạiđội là những chủ thể cơ bản, quan trọng nhất

Như vậy, có thể tiếp cận chủ thể phát phát triển năng lực giáo dục chínhtrị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo hainhóm trong mối quan hệ biện chứng với nhau Nhóm chủ thể thứ nhất là các

tổ chức, các lực lượng bên ngoài chính trị viên đại đội Đây là những chủ thể

Ngày đăng: 16/02/2016, 11:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Huy An (2006), “Chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quân sự - Bộ Quốc phòng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”," Báo cáo tổng kết đề tài Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quân sự - Bộ Quốc phòng
Tác giả: Phạm Huy An
Năm: 2006
2. Ban Chấp hành Trung ương (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, số 51 - NQ/TW, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2005
3. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quy định về tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, số 91/QĐ - TW, tr. 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2007
4. Hoàng Hải Bằng, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Văn Huyên, Trần Phúc Thăng, Trần Thành, (2006), Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay
Tác giả: Hoàng Hải Bằng, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Văn Huyên, Trần Phúc Thăng, Trần Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2006
5. Lê Văn Bình (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong Quân đội hiện nay” , Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, số 134, tr. 23 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong Quân đội hiện nay” , "Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị
Tác giả: Lê Văn Bình
Năm: 2012
6. Phạm Đình Bộ (2006), “Phát huy vai trò đơn vị cơ sở trong bồi dưỡng năng lực công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, số 212, tr. 47 - 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò đơn vị cơ sở trong bồi dưỡng năng lực công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay”, "Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị
Tác giả: Phạm Đình Bộ
Năm: 2006
7. Trần Danh Bích (2004), Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ chủ trì công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị cơ sở, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ chủ trì công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị cơ sở
Tác giả: Trần Danh Bích
Năm: 2004
8. Bộ Quốc phòng (2013), Đề án đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới, số 2677/QĐ - BQP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2013
21. Lê Duy Chương (2008), Một số vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở
Tác giả: Lê Duy Chương
Nhà XB: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Năm: 2008
22. Lê Như Cử (2005), “Xây dựng cán bộ chính trị quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 6, tr. 40 - 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng cán bộ chính trị quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay”, "Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự
Tác giả: Lê Như Cử
Năm: 2005
23. Lương Cường (2012), “Vai trò của chính uỷ, chính trị viên trong cơ chế Đảng lãnh đạo Quân đội”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1, tr. 62 - 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của chính uỷ, chính trị viên trong cơ chế Đảng lãnh đạo Quân đội”, "Tạp chí Lý luận chính trị
Tác giả: Lương Cường
Năm: 2012
24. Bùi Tiến Dũng (2010), “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong, phương pháp lãnh đạo của người cán bộ trong giai đoạn mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11, tr. 24 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong, phương pháp lãnh đạo của người cán bộ trong giai đoạn mới”, "Tạp chí Lý luận chính trị
Tác giả: Bùi Tiến Dũng
Năm: 2010
25. Lê Văn Dũng (2009), Xây dựng Quân đội nhân dân về chính trị, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Quân đội nhân dân về chính trị
Tác giả: Lê Văn Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Năm: 2009
26. Nguyễn Bá Dương (2011), “Tăng tính thực tiễn - lý luận trong đào tạo chính uỷ, chính trị viên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 3, tr. 16 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng tính thực tiễn - lý luận trong đào tạo chính uỷ, chính trị viên hiện nay”, "Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Năm: 2011
27. Trần Thị Anh Đào (2010), Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Tác giả: Trần Thị Anh Đào
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2010
28. Đảng bộ Quân đội (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ Quân đội lần thứ IX, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ Quân đội lần thứ IX
Tác giả: Đảng bộ Quân đội
Năm: 2010
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr. 29 - 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1997
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 69, 71, 77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấphành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1997
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2006
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w