1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của nhà nước ta hiện nay

94 481 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

Tăng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay là một yêu 21cầu khách quan Chương 2: Pháp luật và vai trò của nó đối với việc bảo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VĂN HỞI

VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BÀO ĐÀM s ự■ ■ ■ THỐNG NHẤT GIỮA BẢN CHẤT GIAI CẤP, TÍNH DÂN TỘC, TÍNH NHÂN DÂN CỦA NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY7 a

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIÊT HỌC ■ ■ ■

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Trịnh Trí Thức

Tiến sỹ Triết học

ĐAI HỌC o u ỏ c O IA H A ud-i ;

TRUNGTÃMTHÒNGTlh TWJ VhJ' Ị

Hà Nội - 2000 *■

Trang 2

NHŨNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Đại hội Đại biểu toàỉrquốc Hội đồng nhân dân

Nghị định Chính phủ Nhà xuất bản

Uỷ ban nhân dân

Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Xã hội chủ nghĩa

Trang 3

Chương 1: Bản chất giai cấp, tính dãn tộc, tính nhăn dẩn của Nhà

nước CHXNCN Việt nam và sự thống nhất giữa chúng

1.1 Bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước

của Nhà nước CHXHCN Việt nam

1.2.1 Sự thông nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp, tính dân

tộc và tính nhân dân là đặc trưng cơ bản của Nhà nước 15CHXHCN Việt nam

1.2.2 Tăng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân

tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay là một yêu 21cầu khách quan

Chương 2: Pháp luật và vai trò của nó đối với việc bảo đảm sự thống

nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân 29 dân của Nhà nước ta.

2 1 Pháp luật và mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật 292.2 Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản

chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta

Chương 3: M ột số phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò

của pháp luật trong việc tăng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cáp , tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay

34

51

Trang 4

56

3.1 Thực trạng vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất

giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước ta 51hiện nay

3.2 Một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của

pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp,

tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay

3.2.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

3.2.2 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thông

qua việc nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của các cơ 60quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

3.2.3 Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá

trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

Trang 5

M Ở ĐẨU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bất kỳ một nhà nước nào cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp các giai cấp khác Nói cách khác nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính tiị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội Điều đó có nghĩa là nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp Mặt khác nhà nước nào cũng phải thực hiện chức năng xã hội, giải quyết các vấn đề chung vì sự tồn tại của xã hội Vì vậy, ngoài bản chất giai cấp nhà nước còn mang tính dân tộc và tính xã hội

' Nhìn chung, những nhà nước của các giai cấp bóc lột có đặc điểm chung là duy trì sự thống trị của thiểu số về chính trị, kinh tế, tư tưởng đối với đa số nhân dân lao động; lợi ích của giai cấp thống trị luôn được đề cao so với lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân Do đó, nhà nước ấy không có

cơ sở bảo đảm sự thống nhất hữu cơ và lâu dài giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính xã hội

Nhà nước XHCN nói chung, Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc Giữa bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân có sự thống nhất với nhau Sự thống nhất đó là đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN Để bảo đảm

sự thống nhất ấy, cần phải có sự tác động của hàng loạt các yếu tố khác nhau, trong đó pháp luật là yếu tố quan trọng

Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của nhà nước XHCN Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đã đạt được những thành tựu to lớn như Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ Đảng (khoá VIII) đã khẳng định: "Bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước được giữ vững và củng cố Đây là mặt mạnh cơ bản của Nhà nước ta" [14, 38] Kết luận đó càng có ý nghĩa quan trọng khi Đảng ta chủ trương

Trang 6

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân ; đề cao vai trò của pháp luật và thấy rõ sự tác động của pháp luật nhằm bảo đảm

sự thống nhất giữa các yếu tố đó của nhà nước Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, pháp luật nước ta hiện nay chưa phát huy được đầy đủ vai trò của nó trong việc bảo đảm, tăng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dãn tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta Do đó việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ vai trò của pháp luật ; phân tích thực trạng của pháp luật và đề ra phương hướng xây dựng hoàn thiện pháp luật nhằm tăng cường vai trò của nó trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay là vấn đề có tính cấp bách cả về mật lý luận và thực tiễn

Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi chọn vấn đề : "Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay " làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu:

Đã từ lâu khi nghiên cứu về nhà nước nhiều nhà tư tưởng lớn của nhân loại đã đề cập đến việc xây dựng một nhà nước pháp quyền tiêu biểu như Platôn, Arixtốt rồi đến Mong terkiơ, Rút xô Những thế kỷ gần đây, lý luận

về nhà nước pháp quyền được phát triển chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa

Để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền tư sản, các học giả tư sản cũng nêu cao vai trò của pháp luật

Ở Việt Nam, tư tưởng về tính dân tộc, tính nhân dân của nhà nước xuất hiện khá sớm, nhưng vấn đề nhà nước pháp quyền thì mới được chính thức khẳng định tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994) Đó cũng là điểm khỏi đầu cho một giai đoạn nghiên cứu, luận giải mối liên hệ giữa pháp luật với các lĩnh vực khác trong đó có nhà nước Gần đây hàng loạt các công trình về nhà nước pháp quyền, tính dân tộc, tính nhân dân của nhà nước cũng đã được công bố, đó là: "Về nhà nước pháp quyền của đân, do dân và vì dân" của GS TS Nguyễn Duy Quý ; "Một ý kiến về xây dựng nhà nước pháp quyền" của GS TS Đào Trí ú c; "Mấy suy nghĩ về vấn đề xây dựng nhà nước hiện nay" của PGS TS Hoàng Văn Hảo; "Vấn đề quyền lực và cơ chế thực hiện quyền lực ở nước ta" của GS TS Phạm Ngọc Quang

Trang 7

Ngoài ra, trong những năm gần đây cũng có một số chương trình khoa học cấp nhà nước có liên quan đến đề tài của luận văn, chẳng hạn: "Cơ chế thực hiện dân chủ trong hệ thống chính trị ở nước ta" (đề tài KX 05 - 05);

"Những vấn đề lý luận về nền chính trị và hệ thống chính trị ở nước ta" (đề tài

KX 01 - 14); "Phương pháp xây dựng pháp luật trong những năm đổi mới" (đề tài KX 03-07)

Liên quan đến đề tài này còn có một số luận án PTS, Thạc sỹ đã được bảo vệ, chẳng hạn: "Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân" của Lê Văn Hòe;

"Vai trò của pháp luật trong cuộc đấu tranh chống lợi dụng nhân quyền bảo vệ

an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Quang Thiện ; "Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự thể hiện trong cách mạng Việt Nam"của Nguyễn Xuân Hồng ; "Mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong thực tiễn đổi mới đất nước" của Đỗ Đức Hùng ; "Quan hệ giữa bản chất giai cấp của nhà nước và chức năng xã hội của nó trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam" của Trần Thế Vĩnh v.v

Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phần nào làm rõ sự cần thiết phải xây dựng một nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân và đề cao vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền Tuy nhiên, điều dễ thấy ở các công trình đó, là các tác giả hoặc chỉ tập trung nghiên cứu bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân và sự tương tác giữa chúng, hoặc là nghiên cứu vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền Việc nghiên cứu hai vấn đề trên trong một chỉnh thể thống nhất để thấy được vai trò của pháp luật trong việc củng cố sự thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước ta còn ít được quan tâm Luận văn này góp phần nghiên cứu thêm vấn đề đó

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:

Trên cơ sở làm rõ bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân và sự thống nhất biện chứng giữa chúng trong Nhà nước ta, luận vãn góp phần luận

Trang 8

giải vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất ấy và nêu lên một

số phương hướng phát huy vai trò của pháp luật trong việc củng cố sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong giai đoạn đổi mới hiện nay

Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:

- Làm rõ nội dung bản chất giai cấp cồng nhân, tính dân tộc, tính nhân dân và sự thống nhất biện chứng giữa chúng trong Nhà nước ta

- Làm rõ vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta và thực trạng vai trò đó hiện nay

- Nêu lên một số phương hướng cơ bản nhằm phát huy vai trò của pháp luật ừong việc củng cố và tăng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lỷ luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật, đồng thời có sử dụng những thành tựu của các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài đã được công bố

- Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, kết hợp cái phổ biến và cái đặc thù, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác

5 Đóng góp mới của luận văn:

- Góp phần làm rõ thêm vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta

- Nêu ra một số phương hướng cơ bản nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong việc củng cố sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta trong thực tiễn đổi mới đất nước

Trang 9

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:

- Góp phần vào việc nghiên cứu lý luận chung về nhà nước, pháp luật và vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước ta

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận về nhà nước và pháp luật, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học

7 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với 6 tiết

Trang 10

Chương 1

BẢN CHẤT GIAI CẤP, TÍNH DÂN TỘC, TÍNH NHÂN DÂN CỦA

NHÀ NƯÓC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ Sự THỐNG NHẤT GIỮA CHÚNG

NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

1.1.1 Bản chất giai cấp của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để thấy được bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà

nước ta và sự thống nhất giữa chúng cần phải làm rõ nhà nước là gì, nguồn

gốc ra đời cũng như bản chất của nhà nước như thế nào

Nhà nước là vấn đề quan trọng đã được nhiều nhà tư tưởng đề cập đến

với nhiều công trình nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề phức tạp này, nhất là

về bản chất giai cấp của nó Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy từ thời cổ đại,

Trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng đưa ra nhiều kiến giải khác nhau về nguồn

gốc của nhà nước Nhìn chung họ đều đi tìm cội nguồn của nó từ những căn

nguyên phi vật chất Cho đến thế kỷ XVII - XVIII, xuất hiện hàng loạt các

quan niệm mới với các cách giải thích khác nhau về cái "khế ước xã hội"

Những học thuyết này đều dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy

tâm, coi nhà nước lập ra do ý muốn chủ quan của các bên tham gia khế ước

Họ cũng không giải thích được cơ sở kinh tế - xã hội làm xuất hiện nhà nước

cũng như bản chất của nó

Khắc phục những hạn chế đó, chủ nghĩa Mác-Lênin với quan điểm duy

vật biện chứng và duy vật lịch sử đã chứng minh một cách khoa học rằng, nhà

nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến Nó chỉ xuất hiện khi lực

lượng sản xuất đã phát triển đến một trình độ nhất định, nhà nước luôn vận

động biến đổi, phát triển và nó sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan

mà trên đó nó tổn tại không còn nữa

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong xã hội cộne sản

nguyên thủy đã có quyền lực, đó là thứ quyền lực xã hội được tổ chức và thực

Trang 11

hiện dựa trên cơ sở của những nguyên tắc dân chủ thực sự, quyền lực đó được xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi ích của cả cộng đồng Trong xã hội ấy tuy chưa có pháp luật, nhưng đã tổn tại những quy tắc xử sự chung của mọi thành viên và được mọi người tự giác tuân theo Do sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, công cụ lao động ngày được cải tiến làm cho con người ngày càng được phát triển và hoạt động của họ ngày càng phong phú, chủ động và tự giác hơn Lịch sử xã hội loài người đã trải qua ba lần phân công lao động lớn, mà mỗi lần đó xã hội lại có những tiến bộ mới làm sâu sắc thêm quá trình tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy Trước sự biến đổi lớn của cơ cấu xã hội, tổ chức thị tộc vốn là khép kín và bền vững đã không thể đứng vững được nữa Những nhu cầu mới đã xuất hiện, những lợi ích của các tầng lớp khác nhau không những xa lạ với chế độ thị tộc mà còn đối lập với chế độ đó về mọi phương diện Chính những lợi ích đó đòi hỏi cần phải có những cơ quan mới hình thành Mặt khác, những xung đột về lợi ích giữa kẻ giầu và người nghèo, giữa chủ nợ và con nợ ngày càng gay gắt, phá vỡ cái chế

độ dân chủ nguyên thủy đặc trưng trong tổ chức thị tộc Như vậy, tổ chức thị tộc đã sinh ra từ một xã hội không biết đến mâu thuẫn cơ bản nội bộ thì nay một xã hội mới ra đời - xã hội mà toàn bộ những điều kiện kinh tế của sự tồn tại của nó đã phân chia xã hội thành các giai cấp đối lập nhau, luôn luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau Xã hội đó đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức để dập tắt các cuộc xung đột - tổ chức đó là nhà nước và nhà nước

đã ra đời Sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan, là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, nó "không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội", mà là "một lực lượng nảy sinh từ xã hội", một lực lượng "tựa hổ đứng trên xã hội" có nhiệm vụ làm dịu bớt xung đột và giữ cho xung đột đó nằm trong vòng "trật tự" [34, 253]

Như vậy, nhà nước không chỉ là một bộ máy trấn áp sự phản kháng của các giai cấp, mà còn là một kiểu tổ chức xã hội, một hệ thông tổ chức chặt chẽ Mỗi kiểu nhà nước có các chức năng khác nhau và việc tổ chức bộ máy nhà nước để thực hiện các chức năng đó cũng có đặc điểm riêng Nhìn chung

Trang 12

nhà nước của các giai cấp bóc lột là một bộ máy hành chính - quân sự quan liêu một tổ chức bạo lực nhằm chủ yếu thực hiện sự đàn áp đối với nhân dân lao động, bảo vệ địa vị của giai cấp bóc lột Nhà nước XHCN nói chung và Nhà nước CHXHCN Việt nam nói riêng là nhà nước kiểu mới, nó không chỉ là một bộ máy hành chính, một cơ quan cưỡng chế mà còn là một tổ chức quản

lý kinh tế, xã hội trong đó tổ chức quản lý kinh tế xã hội là mặt chủ yếu của Nhà nước XHCN

Vậy bản chất của nhà nước là gì Đây cũng luôn là đối tượng của cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt, là trung tâm của mọi vấn đề chính trị Làm rõ bản chất giai cấp của nhà nước, tức là chỉ ra rằng nhà nước ấy của ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào

Trong lịch sử, các nhà tư tưởng của các giai cấp bóc lột, vì lập trường giai cấp của mình mà ít khi đề cập đến bản chất giai cấp của nhà nước, hoặc

họ tìm mọi cách làm cho vấn đề đó trở lên phức tạp thần bí, thậm chí vấn đề quyền lực nhà nước còn được luận giải có nguồn gốc từ một lực lượng siêu nhiên, từ thượng đế Dù có tiến bộ hơn trong quan niệm của John Locke (thế

kỷ XVI); Imanuen Cantơ (thế kỷ x v n i - XIX); Gióocgiơ Vimhen Phriđrích Hêgen (thế kỷ XVÏÏI - XIX) v.v, song họ cũng mới chỉ dừng lại ở một "xã hội công dân" trừu tượng, ở cái "quyền lực xã hội" trừu tượng mà không thấy được bản chất giai cấp của nhà nước cũng như địa vị của quần chúng nhân dân và ảnh hưởng của họ đối với quyền lực nhà nước

Xuất phát từ việc nghiên cứu nguồn gốc của nhà nước, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra một cách giải thích đúng đắn về bản chất của nhà nước Các ông đã khẳng định rằng, nhà nước chỉ ra đời trong xã hội có giai cấp và luôn mang bản chất giai cấp Bản chất giai cấp được thể hiện ở chỗ, nhà nước là một bộ máy đặc biệt của giai cấp thống trị, là công cụ

để trấn áp các giai cấp đối lập, duy trì trật tự xã hội và buộc các giai cấp khác phải phục tùng ý chí của giai cấp thống trị Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng", V.I Lênin đã giải thích rằng "Nhà nước theo đúng nghĩa của nó, là một

bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác" [27, 110] Điều

đó cho thấy, nhà nước là một bộ máy đặc biệt để thực hiện quyền lực mang

Trang 13

tính cưỡng chế, thực hiện sự thống trị giai cấp.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước XHCN cũng có một số đặc điểm chung như các kiểu nhà nước khác, nhưng nó không còn là nhà nước theo nguyên nghĩa mà chỉ là "nửa nhà nước" [27, 23] Đó là nhà nước mà toàn bộ hoạt động của nó luôn luôn thể hiện tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân, nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Nhà nước đó luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, là công cụ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và cũng chỉ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nhà nước đó mới vận động đúng định hướng chính trị, mới mang bản chất XHCN

Nhà nước ta, từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những nhiệm vụ lịch sử khác nhau Song nó luôn' thể hiện được bản chất tốt đẹp là một nhà nước kiểu mói, hội tụ trong nó

sự thống nhất hữu cơ giữa bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay là sự kế thừa bản chất tốt đẹp đó, được khẳng định trong văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ VIII của Đảng là: "Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân" [13, 129] Mô hình nhà nước đó

đã thể hiện quá trình nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo của Đảng ta trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn xây dựng nhà nước trên thế giới Đồng thời nó cũng thể hiện những nét riêng, mang tính đặc thù phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay

Bản chất giai cấp của Nhà nước ta hiện nay thể hiện ở những nội dung

cơ bản sau:

M ột là, những chủ trương, chính sách của Nhà nước đều xuất phát từ

quan điểm của giai cấp công nhân Khi đề ra những chủ trương, chính sách

đó, đều phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, phản ánh đúng quy luật khách quan nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc và của toàn thể nhân dân lao động Kiên trì bảo vệ mục tiêu lý tưởng của giai cấp

Trang 14

công nhân là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho đù tình hình trong và ngoài nước có nhiều biến đổi thì nhà nước vẫn không xa rời mục tiêu lý tưởng

đó Bản chất giai cấp của Nhà nước ta không chỉ thể hiện ở số lượng đảng viên xuất thân từ thành phần công nhân có trong bộ máy nhà nước nhiều hay ít, mà điều quan trọng hơn là ở chỗ, những chủ trương, chính sách của nhà nước có quán triệt quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân hay không, nhà nước

có thực sự là của dân, do dân và vì dân hay không

Hai là, Nhà nước ta hiện nay luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của mình Chủ nghĩa Mác-Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng, không có học thuyết ấy thì hoạt động của bộ máy nhà nước sẽ không đi đúng hướng, không mang lại được lợi ích cho giai cấp công nhân, cho dân tộc và nhân dân lao động Cho nên dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong tổ chức và hoạt động của mình, Nhà nước ta luôn kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh Đảng ta coi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưàng, kim chỉ nam cho hoạt động của mình Bởi vì "Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể nước ta, và trong thực tế tư tưởng

Hổ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc" [53,187]

Ba là, Nhà nước ta với bản chất là nhà nước "của dân, do dân, vì dân",

nó được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, những nguyên tấc đó luôn thể hiên quan điểm của giai cấp công nhân Đó là những nguyên tắc: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc pháp chế XHCN Cho nên trong hoạt động của mình, Nhà nước luôn lấy việc phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc và của nhân dân lao động là mục tiêu cao cả Chỉ có lợi ích, đặc biệt là lợi ích "kinh tế" mới là "chất keo" gắn kết các giai tầng, các dân tộc một cách bền vững Đó chính là nguyên nhân sâu xa, là cơ sở kinh tế bảo đảm cho việc củng cố và tăng cường bản chất vốn có của Nhà nước ta

Trang 15

1.1.2 Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quan điểm chủa chủ nghĩa Mác - Lênin, bất kỳ nhà nước nào cũng

ra đời, tồn tại và phát triển trên một phạm vi lãnh thổ nhất định trong đó có các dân tộc sinh sống với những đặc trưng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tâm lý Đặc tính dân tộc luôn in dấu ấn vào bộ máy nhà nước với mức độ đậm nhạt khác nhau tuỳ thuộc vào các kiểu và hình thức nhà nước cụ thể

Tính dân tộc của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

Một là, Nhà nước CHXHCNViệt Nam có nguồn gốc ra đời từ cuộc đấu

tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân ta để giải phóng dân tộc Nhà nước ta luôn là người đại diện chân chính duy nhất cho lợi ích và chủ quyền dân tộc, luôn quan tâm đến quyền độc lập và tự do của dân tộc Nhà nước ta hiện nay có nguồn gốc

ra đời từ Nhà nước dân chủ nhân dân phát triển lên và nó đã kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Đó là kho tàng vồ cùng phong phú và quý báu, là tinh hoa của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay, bên cạnh việc coi trọng học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới, thì điều quan trọng hơn và trước tiên phải biết học tập kinh nghiệm của chính eha ồng ta, biết tổng kết lịch sử của chính mình Có như vậy mới "nhân lên sức mạnh của nhần dân ta để vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tạo ra thế và lực mới cho đất nước ta đi vào thế kỷ 21" [15, 8]

Haỉ là, Nhà nước CHXHCN Viêt Nam hiện nay có nguồn gốc sức

mạnh và cơ sở chính trị là khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện trong Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

"Đoàn kết tạo nên sức mạnh", mệnh đề đó được xem là đúng với mọi không gian và thời gian Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trên đất nước ta đã có từ lâu Sự đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc ấy đã tạo nên sức mạnh "dời non lấp biển" để đánh thắng mọi kẻ thù

và vững bước xây dựng một Nhà nước Việt Nam XHCN Phát huy truyền thống đó, Đảng ta một lần nữa khẳng định: "Tăng cường khối đai đoàn kết toàn dân, cả trong nước và ở nước ngoài, phát huy dân chủ, động viên tối đa sức

Trang 16

mạnh của toàn thể dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" [13, 73] Để có được sự đoàn kết thống nhất, điều quan trọng hàng đầu phải tạo ra được sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Táng cường khối đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn của Nhà nước để vượt qua và tiến lên mỗi khi đất nước đứng trước những thử thách và bước ngoặt lịch sử, phải được tiến hành đồng thời với việc không ngừng củng

cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất Bởi vì củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất là tạo ra một cơ sở chính trị - xã hội rộng lớn cho việc tăng cường sức mạnh của Nhà nước ta Mặt trận đó chính là tổ chức chính trị -

xã hội, là liên minh chính trị, là tổ chức liên hiệp mang tính tự nguyện của các đoàn thể nhân dân, các cá nhân tiêu biểu cho các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo để cùng bàn bạc, hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động, hướng tới mục tiêu chung

Trước thời kỳ đổi mới, các tổ chức này được xem chỉ có chức năng tập hợp, giáo dục, tổ chức quần chúng Trong đổi mới, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của các tổ chức đó Ngày 17 tháng 11 năm 1993, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07/TW về Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất Nghị quyết đã khẳng định rằng, đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, hơn lúc nào hết phải đoàn kết đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, thực hiện đoàn kết toàn dân ở tầm cao mới và chiều sâu mới, tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển dân tộc Nghị quyết đó mang tính thời sự cấp bách và hợp lòng dân, làm khơi dậy tiềm năng của các tầng ỉớp nhân dân, tạo điều kiện để mọi người hòa nhập vào cộng đồng dân tộc nhất là các nhân sĩ trí thức, các nhà doanh nghiệp tư nhân, các chức sắc tôn giáo, những người tiêu biểu trong các dân tộc, người làm việc trong chế độ cũ Thật vậy, việc "củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc, việc quan tâm đúng mức tới người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, thu hút họ đóng góp xây dựng đất nước đã mở rộng và tăng cường đáng

Trang 17

kể cơ sở xã hội của Nhà nước ta"[51, 13], góp phần làm tăng thêm sức mạnh của bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

Ba ĩà, Nhà nước ta hiện nay không chỉ đại biểu cho lợi ích của giai cấp

công nhân, nhân dân lao động mà còn đại biểu cho lợi ích chân chính của các dân tộc Nhà nước ngày càng có những chính sách dân tộc đúng đắn

Như đã đề cập ở phần trên, vấn đề dân tộc là vấn đề hết sức phức tạp V.I Lê nin đã chỉ ra rằng: "Chỉ có một sự quan tâm lớn lao đến lợi ích của các dân tộc khác nhau thì mới loại trừ được nguồn gốc của mọi sự xung đột, mới trừ bỏ được lòng nghi ngờ lẫn nhau, mới trừ bỏ được nguy cơ gây ra những mưu đồ nào đó, mới tạo được lòng tin, nhất là lòng tin của công nhân và nông dân không nói cùng một thứ tiếng; nếu không có lòng tin đó thì những quan

hệ hòa bình giữa các dân tộc cũng như sự phát triển thuận lợi đôi chút của tất

cả những gì quỷ báu trong nền văn minh hiện đại đều tuyệt đối không thể thực hiện được" [30, 287]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta ngày càng có nhiều chính sách đúng đắn nhằm bảo đảm lợi ích của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu

số, vùng sâu, vùng xa, qua đó đã phát huy được sức mạnh của cả cộng đồng vào quá trình xây dựng chính quyền nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội

1.1.3 Tính nhân dân của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhà nước XHCN nói chung, Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng mang tính nhân dân sâu sắc Tính nhân dân của Nhà nước ta được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

M ột là, Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và

vì dân Nói nhà nước của dân, do dân là nói đến nhà nước dân chủ, nơi mà quyền lực bắt nguồn từ dân, thuộc về nhân dân, là bộ máy thừa hành ý chí của dân, và điều đặc biệt quan trọng là nhân viên nhà nước từ trung ương đến địa phương không còn là cha mẹ dân như trong nhà nước quân chủ, mà là công bộc, đầy tớ của dân, chịu trách nhiệm trước dân và do nhân dân cử ra Họ chỉ

là những người được giao, được uỷ thác quyền hạn để thực hiện công việc trong khuôn khổ nhất định Một phương diện hết sức quan trọng thể hiện tính

Trang 18

nhân dân của Nhà nước ta hiện nay đó là nhà nước được lập ra bằng con đường bầu cử Thông qua tổng tuyển cử mà người dân lựa chọn những người

có đủ đức, tài gánh vác cồng việc chung Hơn nửa thế kỷ qua hình thức bầu cử phổ thống, trực tiếp, bình đẳng và bỏ phiếu kín này vẫn phát huy được tác dụng, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu xây dựng chính quyền nhân dân trong điều kiện cụ thể của nước ta Mặt khác Nhà nước ta hiện nay luôn luôn đề cao quyền làm chủ của nhân dân trong việc kiểm soát, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như thay đổi, bãi miễn Chính phủ và các cán bộ, nhân viên nhà nước khi họ có những hành vi làm phương hại đến nhân dân Đồng thời Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo môi trường ổn định lành mạnh để nhân dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình

- Như vậy, Đảng ta luôn đề cao vai trò của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, để quyền lực thực sự là của nhân dân, nhân dân ủy quyền mà không bị mất quyền Đó là thể hiện tính nhân dân sâu sắc của Nhà nước ta hiện nay

Tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay còn được biểu hiện ở chỗ, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao cả

"Cái "do dân" mà nhà nước nào cũng có" [31, 59], nhưng để thấy được thực chất của nó phải căn cứ vào chỗ nó phục vụ lợi ích cho ai Cho nên tính

"do dân" của nhà nước luôn được xem xét trong quan hệ hữu cơ với tính "vì dân" Đây được coi như là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt các kiểu nhà nước trong lịch sử ở nước ta, xây dựng một nhà nước vì dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm Người yêu cầu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như mọi cán bộ, viên chức nhà nước đều phải hướng tới phục

vụ lợi ích của nhân dân, "việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh"[39, 57] Đương nhiên đó phải là những lợi ích, nhu cầu chính đáng phù hợp với xu thế phát triển chứ không phải bất kỳ nhu cầu, lợi ích nào Đổi mới Nhà nước ta hiện nay cũng chính là nhằm làm cho nó ngày càng sát dân hơn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày được nâng cao Đó là xu hướng ngày càng tăng lên chức năng xã hội

Trang 19

trong sự thống nhất với chức năng thống trị giai cấp của nhà nước, là sự thể

hiện đậm nét tính nhân dân trong sự thống nhất với tính dân tộc và bản chất

giai cấp của nó Xu hướng đó đang được nhân dân ủng hộ một cách nhiệt tình,

tích cực Chỉ có sự ủng hộ của nhân dân thì sự nghiệp đổi mới nói chung cũng

như trên lĩnh vực nhà nước nói riêng mới mang lại hiệu quả

Hai là, tính nhân dân của Nhà nước CHXHCN Việt Nam còn được thể

hiện ở chỗ, sức mạnh của Nhà nước có nguồn gốc từ sức mạnh của nhân dân

Lịch sử ra đòfi, tồn tại và phát triển của Nhà nước ta là lịch sử của sự

gắn bó máu thịt giữa nhà nước và nhân dân Không chỉ còn là "gần dân",

"thân dân" nữa, mà phải dựa hẳn vào dân, bởi "dân là gốc của nước", gốc có

vững thì cây mới bền, dân có giầu thì nước mới mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã từng nói: "Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [39, 276] Vì vậy công

tác dân vận cũng chính là vận động lực lượng của mỗi người dân (tài năng, trí

tuệ, sức lực, tiền của) góp thành lực lượng toàn dân Mặc dù dân có lực lượng to

lớn và tiềm năng vô tận, nhưng họ không thuần nhất, bởi vì "Dân chúng không

nhất luật như nhau Trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ

khác nhau, ý kiến khác nhau" [38, 296] Cho nên, phải tập hợp, tổ chức họ lại với

nhau, chỉ có trong sự đoàn kết toàn dân ấy mới tạo ra sức mạnh to lớn làm tăng

lên sức mạnh của Nhà nước ta

Tóm lại, Nhà nước CHXHCNViêt Nam hiện nay mang bản chất giai

cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc Cho nên, việc xây dựng

và hoàn thiện bộ máy nhà nước mang đậm nét các yếu tố đó trong mối quan

hệ hữu cơ thống nhất đang là sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta hiện nay

NHÂN DÂN CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

1.2.1 Sự thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc

và tính nhân dân là đặc trưng cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì nhà nước nào cũng

mang bản chất giai cấp Nhà nước ra đời và tồn tại nhằm thiết lập một trật tự

xã hội, trấn áp các giai cấp đối kháng và buộc các giai cấp đó phải phục tùng

ý chí và quyền lợi của giai cấp thống trị Nói vậy không có nghĩa là nhà nước

Trang 20

là sản phẩm chủ quan của giai cấp này hay giai cấp khác Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp Vì thế, về mặt khách quan, nhà nước không chỉ bảo vệ lợi ích căn bản của giai cấp thống trị mà trong chừng mực nhất định

nó còn phải thực hiện những lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội

Vậy các nhà nước bóc lột đã giải quyết những lợi ích của xã hội như thế nào ? Phải chăng nó chỉ gìn giữ, duy trì trật tự công cộng, xây dựng một số công trình và cơ sở kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của xã hội nhằm làm cho xã hội tồn tại trong vòng "trật tự" của gia cấp bóc lột Việc các nhà nước của giai cấp bóc lột có sự quan tâm nhất định đến lợi ích của người lao động, điều đó không xuất phát từ thiện chí, lòng từ thiện của nó, mà suy cho cùng nó xuất phát từ lợi ích căn bản của giai cấp thống trị Một giai cấp không thể thực hiện được sự thống trị đối với xã hội nếu nó không quan tâm đến lợi ích chung của tóàn xã hội Làm rõ vấn đề này để tránh một cách hiểu cực đoan về bản chất giai cấp của nhà nước, không thấy được tính xã hội, chức năng công quyền của nó của nó mặc dù bản chất giai cấp vẫn là cái chi phối Trong chừng mực nhất định, các nhà nước bóc lột có quan tâm đến lợi ích của quần chúng nhân dân ỉao động, nhưng cần phải thấy rằng trong các chế độ bóc lột

đó về cơ bản không có cơ sở khách quan cho sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính xã hội Bởi vì, giai cấp nắm chính quyền nhà nước là những giai cấp bóc lột có lợi ích căn bản đối lập với lợi ích của quần chúng nhân dân lao động và của dân tộc Vì thế không thể có sự thống nhất ý chí và nguyên vọng giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột Mặt khác, các nhà nước bóc lột dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Chế độ kinh tế

đó đã lấy sự bất bình đẳng về kinh tế làm tiền đề, mà khi đã không có sự bình đẳng về kinh tế thì tất yếu cũng không thể có bình đẳng về chính trị Do đó cái gọi là "bình đẳng" của mọi công dân ngay cả khi nó được ghi nhận trong hiến pháp tư sản thì cũng chỉ mang tính hình thức

Trái lại, nhà nước XHCN có điều kiên khách quan bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Sự thắng lợi của cuộc cách mạng vô

Trang 21

sản đã đưa giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động từ địa vị những người nô lệ, bị bóc lột, bị áp bức lên địa vị những người làm chủ xã hội Đó là tiền đề chính trị quan trọng nhất bảo đảm tất cả "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" Giai cấp vô sản là giai cấp có lợi ích căn bản và lâu dài thống nhất với lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân lao động Sự thống nhất giừa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của nhà nước XHCN không chỉ đựa trên tiền đề về chính trị mà còn có cơ sở từ chế độ kinh tế mà trên đó

nó tồn tại Nhiệm vụ của cách mạng XHCN không chỉ giành chính quyền nhà nước về tay nhân dân mà nó còn thủ tiêu chế độ sở hữu tư nhân với tư cách là một chế độ sở hữu thống trị và xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Chế độ kinh tế đó là điều kiện khách quan để bảo đảm bình đẳng về kinh tế trong các tầng lớp nhân dân lao động

* Nhà nước ta "ra đời từ cách mạng tháng Tám năm 1945, ngay từ buổi đầu Nhà nước ta đã thể hiện bản chất tốt đẹp của một Nhà nước gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của dân tộc, của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân Từ đó đến nay, Nhà nước ta không ngừng lớn mạnh, làm tròn nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ đắc lực của nhân dân trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới" [12, 20-21] Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân là đặc trưng bản chất của Nhà nước ta Bản chất đó

có cội nguồn từ sự thống nhất lợi ích căn bản của giai cấp công nhân Việt Nam với đa số quần chúng nhân dân lao động mà vấn đề lợi ích của giai cấp, của dân tộc và của nhân dân lao động đã được C.Mác và Ph.Ăng ghen đề cập đến từ lâu, tuy ở thời kỳ của các ông phong trào giải phóng dân tộc chưa phát triển mạnh Theo các ông, xóa bỏ áp bức giai cấp là điều kiện để xoá bỏ áp bức dân tộc, giai cấp công nhân sẽ không thể giải phóng được mình nếu không giải phóng dân tộc và toàn xã hội Để làm được điều đó thì giai cấp công nhân

ở mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng thành một giai cấp dân tộc, trở thành một giai cấp dân tộc Điều đó có nghĩa là giai cấp công nhân sau khi giành được chính quyền phải trở thành người đại diện chân

Trang 22

chính và chính thức cho dân tộc và nhân dân lao động Khi đó lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, của dân tộc và của nhân dân lao động là thống nhất Chính lợi ích, mà đặc biệt là lợi ích kinh tế là "chất keo" kết dính các giai tầng trong xã hội có chung lợi ích căn bản lại với nhau Bởi vì, theo C.Mác, tất cả những gì con người đấu tranh để giành lấy đều gắn liền với lợi ích của họ Không có cái lợi ích chung đó thì không có sự đoàn kết thống nhất, thậm chí

nó có thể là lực đẩy chia rẽ các giai tầng nếu đó là lợi ích đối lập Cho nên, việc xây dựng một nhà nước thể hiện sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân cần phải dựa trên cơ sở của sự kết hợp hài hòa những lợi ích căn bản Nhưng nếu "Tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, lợi ích giai cấp không tránh khỏi red vào chủ nghĩa biệt phái Tuyệt đối hóa lợi ích dân tộc, xem xét giải quyết vấn đề dân tộc một cách trừu tượng, thoát ly khỏi quan điểm giai cấp mang tính khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân sẽ làm cho vấn đề dân tộc trở nên phức tạp và lợi ích căn bản của dân tộc nhất đinh sẽ không được thực hiện" [50, 35] Việc giải quyết đúng đắn những lợi ích căn bản thuộc các giai tầng trong xã hội là tạo ra cơ sở vững chắc cho sự đoàn kết thống nhất và cũng chỉ có sự đoàn kết bền vững ở những người, những giai tầng xã hội mà lợi ích căn bản thống nhất với nhau Đó chính là cơ

sở kinh tế xã hội của mối quan hệ giữa bản chất giai cấp với tính dân tộc và tính nhân dân của nhà nước XHCN nói chung và nhà nước CHXHCN Việt nam nói riêng Mối quan hệ đó được biểu hiện tập trung ở chỗ:

Một là, bản chất giai cấp công nhân, chức năng thống trị chính trị của

giai cấp luôn giữ vị trí chi phối trong phưang hướng và mức độ thực hiện chức năng xã hội của nhà nước, chi phối việc giải quyết các vấn đề về quyền lợi của dân tộc và nhân dân lao động

Hai là, việc thực hiện chức năng xã hội, giải quyết tốt các chính sách

đối với dân tộc và nhân dân lao động là điều kiện để nhà nước XHCN thực hiện và nêu cao bản chất giai cấp công nhân của mình

Thấm nhuần những quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo vào quá trình xây dựng nhà nước kiểu mới Điều

Trang 23

đó cũng còn xuất phát từ một ước nguyện sâu thẳm của Người về một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, một nhà nước thể hiên sư thống nhất giữa bản chất giai cấp với tính dân tộc và tính nhân dân có cội nguồn từ sự thống nhất những lợi ích căn bản của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động Thật vây, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn luôn gương cao ngọn

cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đảng không có lợi ích nào khác ngoài phục vụ lợi ích cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lợi ích của cả dân tộc Chính vì thế mà lợi ích của giai cấp công nhân, lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân lao động thống nhất với nhau, tạo thành cơ sở và là nguyên nhân sâu xa cho sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như Nhà nước CHXHCN Việt Nam sau này Nhà nước ta đã giải quyết nhiều nhiệm vụ liên quan đến bản chất giai cấp và chức năng xã hội của Nhà nước: giữ vững chính quyền cách mạng, kiên quyết trấn áp bằng bạo lực những âm mưu phản động chống lại chính quyền nhân dân; giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc vì lợi ích của dân tộc, vì hanh phúc của nhân dân Độc lập dân tộc, thủ tiêu chế độ phong kiến, thực hiện chế độ dân chủ đó là lợi ích chung cao nhất và cũng là nguyện vọng, mong mỏi từ ngàn đời của nhân dân Việt Nam

Nhà nước dân chủ nhân dân đã thu hút và tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại độc lập dân tộc thống nhất đất nước Ở thời kỳ lịch sử đó, tính dân tộc và tính nhân dân của nhà nước thể hiên khá rõ nét Bởi "nước mất thì nhà tan", tất cả đều hướng về mục tiêu chung trước hết là độc lập dân tộc, mọi hoạt động của bộ máy nhà nước cũng chủ yếu nhằm huy động sức mạnh của toàn dân, của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Chính vì thế mà nhiều người có lý cho rằng ở giai đoạn lịch sử đó tính dân tộc là tính "trội" trong mối quan hệ với bản chất giai cấp và tính nhân dân của nhà nước Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp với tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là

Trang 24

tiền đề trực tiếp của sự thống nhất giữa chúng trong Nhà nước CHXHCN Việt Nam Nói cách khác, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã kế thừa, củng cố và phát triển bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước dân chủ nhân dân.

Có thể nói trong mấy chục năm xây dựng nhà nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta đã rất coi trọng việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ này nhằm bảo đảm sự thống nhất hữu cơ giữa việc tăng cường bản chất giai cấp công nhân với việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước Điều đó được thể hiên ở chỗ: những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm bảo đảm sự thống nhất quyền lợi của giai cấp công nhân với quyền lợi của nhân dân lao động và quyền lợi của các tầng lớp, cá nhân trong

xã hôi Nhà nước ngày càng có chính sách phù hợp hơn bảo đảm lợi ích của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc vùng sâu, vùng xa Nhờ có sự giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân

mà trong những năm gần đây sức mạnh của Nhà nước ta ngày càng được củng

cố và tăng cường, đủ sức thực hiện chức năng và nhiệm vụ đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đang đặt ra

Như vậy, về bản chất, mối quan hệ giữa bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân là thống nhất và là đặc trưng cơ bản của Nhà nước ta Tuy nhiên, sự "Kết hợp nhuần nhuyễn tính dân tộc, tính nhân dân và tính giai cấp không phải lúc nào cũng luôn luôn thống nhất” [60, 75] Ở thời kỳ trước đổi mới nhà nước có lúc đã nhấn mạnh đến bản chất giai cấp, lợi ích giai cấp mà coi nhẹ việc thực hiện chức năng xã hội, việc đáp ứng những yêu cầu hợp lỷ của nhân dân lao động Để bảo đảm sự thống nhất đó cần phải

có những điều kiện, sự tác động của tổng thể các yếu tố và phải trải qua một quá trình xây dựng, củng cố lâu dài của Đảng và nhân dân ta Đổi mới bộ máy nhà nước nhằm làm cho nó ngày càng thể hiện bản chất vốn có của nó đang là một trong những vấn đề quan trọng cấp bách trong quá trình đổi mới hệ thống chính tri ở nước ta hiện nay

Trang 25

1.2.2.Tãng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc

và tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay là một yêu cầu khách quan.

Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân là đặc trưng cơ bản riêng có của nhà nước XHCN , xét về mặt bản chất Sự thống nhất đó được bảo đảm sẽ nhân lên gấp bội sức mạnh của nhà nước để vượt qua mọi thử thách, gay go khắc nghiệt Song trên thực tế, nhận thức về mối quan

hệ giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của nhà nước ở một số người không phải bao giờ cũng được thống nhất Trong những năm qua, không chỉ những học giả tư sản mà cả những người tự coi mình là mác xít đã phê phán quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước chuyên chính vô sản, họ cố tình đưa ra cái gọi là "Nhà nước phúc lợi chung" ; "Nhà nước nhân dân tự do", v.v nhằm làm lu mờ bản chất giai cấp của nhà nước, đánh lạc hướng đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Ở nước ta, trong khi phê phán quan điểm sai lầm "hữu khuynh" đó, thì một số người lại rơi vào sai lầm "tả khuynh" Cường điệu, tuyệt đối hóa bản chất giai cấp đã dẫn đến chủ nghĩa biệt phái, được biểu hiện khá rõ ở thời kỳ trước đổi mới như

đã phân tích ở phần trên Những khuynh hướng sai lầm trên đều trái với bản chất của một nhà nước XHCN Cho nên việc củng cố và tăng cường sự thống nhất bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là vấn đề mang tính tất yếu Tính tất yếu đó được xuất phát từ những căn cứ lý luân và thực tiễn sau:

Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta “ nhà nước của dân, do

dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân là bản chất của Nhà nước ta Bản chất đó là thể hiện sức mạnh vô địch và tính ưu việt của chế độ dân chủ XHCN, nghĩa là chế độ mà theo chủ nghĩa Mác - Lê nin nó ngày càng hướng tới con người hiện thực, vì con người và đó cũng là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân

Khẳng định bản chất giai cấp là nét đặc trưng nổi bật của mọi nhà nước,

là cái mang tính chi phối không có nghĩa là phủ nhận tính dân tộc và tính nhân dân của nó Xét từ cội nguồn ra đời, nhà nước nào cũng nảy sinh từ một xã

Trang 26

hội, trong một phạm vi lãnh thổ quốc gia nhất định Do đó, trong quá trình tồn tại, biến đổi phát triển, nhà nước đó không thể không mang dấu ấn của cái cơ

sở đã sản sinh ra nó với mức độ đậm nhạt khác nhau tùy thuộc vào chế độ chính trị và kiểu nhà nước cụ thể Một giai cấp không thể thực hiện được sự thống trị đối với toàn bộ xã hội nếu nó không quan tâm đến lợi ích chung của

xã hội, đến sự ủng hộ của đại bộ phận dân cư trong xã hội, như Ph Ăng ghen

đã từng viết: "Chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị, và sự thống trị cũng như kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó" [33, 253] Việc các nhà nước bóc lột quan tâm đến lợi ích của người lao động, thoả mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước không phải xuất phát từ người lao động, mà xét đến cùng là xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị Nhà nước tư sản hiện nay, một mặt kiên quyết bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, trấn áp mọi phong trào của quần chúng ỉao động mà họ cho là làm hại đến lợi ích giai cấp Mặt khác, nhà nước

tư sản cũng rất "mềm dẻo" trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề dân tộc Song sự "mềm dẻo", sự quan tâm khôn khéo đó chỉ nằm trong cái "giới hạn" của giai cấp tư sản mà thôi

Như vậy, mọi nhà nước đều mang bản chất giai cấp, đồng thời it nhiều mang tính dân tộc Tuy nhiên chỉ có nhà nước XHCN mới mang tính nhân dân sâu sắc Trong nhà nước XHCN giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân có sự thống nhất với nhau Sự thống nhất đó dựa trên một cơ sở kinh tế,

xã hội vũng chắc - chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và là đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN nói chung và flhà nước CHXHCN Việt nam nói riêng

Nhà nước ta, ngay từ đầu xây dựng , đã lấy nguyên tắc "tất cả quyền lực thuộc về nhân dân" làm nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước Vì thế mà nó "đã thể hiện được bản chất tốt đẹp của một nhà nước gắn

bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của dân tộc, của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân Từ đó đến nay, Nhà nước ta không ngừng lớn mạnh, làm tròn nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ đắc lực của nhân dân trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới" [12, 20-21] Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng

Trang 27

và Nhà nước đã tập trung, nỗ lực vào từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước để củng cố và tăng cường bản chất vốn có của nó Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn không thể phủ nhận được, Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong quá trình đổi mới vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhược điểm "bộ máy Nhà nước chậm được sáp xếp lại, tinh giảm và nâng cao chất lượng, còn nhiều biểu hiện quan liêu, vi phạm nghiêm trọng quyền dân chủ nhân dân Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn tới chệnh hướng" [13, 66-79].

Để xây dựng một nhà nước có sự gắn bó hữu cơ giữa bản chất giai cấp, tích đân tộc và tính nhân dân trong giai đoạn hiện nay, cần phải khắc phục những nhược điểm, hạn chế của nó như đã nêu trên Đây không phải là việc làm dễ dàng, một sớm một chiều, mà là cả một quá ừình lâu dài đầy khó khăn gian khổ, đòi hỏi sự tham gia của mọi giai tầng trong xã hội

Thứ hai, khẳng định tính tất yếu của việc tăng cường sự thống nhất giữa

bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước CHXHCN Việt Nam còn xuất phát từ thực tiễn của nước ta, từ tình hình an ninh chính trị trong khu vực và trên toàn thế giới

Ngày nay sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường đang là một thực tế khách quan với sự đa dạng của các hình thức sở hữu đan xen tác động lẫn nhau Điều đó cũng có nghĩa là phải thừa nhận sự tồn tại khách quan của các nhu cầu và lợi ích kinh tế của các thành phần kinh tế - xã hội khác nhau Mặt khác, quá độ lên CHXH ở nước ta về cơ bản xuất phát từ một xã hội tiền tư bản với nền sản xuất nhỏ là chủ yếu, nền sản xuất đại công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đều nhỏ bé và mâu thuẫn giữa hai giai cấp đó không gay gắt như ở các nước tư bản phát triển

Bên cạnh yếu tổ tiền tư bản còn có yếu tố tư bản và yếu tố XHCN , bên cạnh sản xuất nhỏ còn có sản xuất lớn, bên cạnh lao động thủ cồng còn có lao

Trang 28

động cơ giới, bên cạnh tâm lý sản xuất nhỏ, tư tưởng tiểu tư sản còn có những

tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản Tất cả những vấn đề đó đang đặt ra cho Nhà nước ta hiện nay nhiệm vụ hết sức nặng nề Tổ chức và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay là một bài toán không đơn giản Nhà nước vừa phải bảo đảm những lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vừa phải bảo đảm những lợi ích cơ bản của các dân tộc, tạo điều kiện cho sự phát triển của các dân tộc "Ngày nay, trong điều kiện đổi mới việc giải quyết lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động phải gắn liền với lợi ích của cả dân tộc" [59, 12] Để giải quyết được những vấn đề đó, đòi hỏi Nhà nước càng phải củng cố và tăng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân

Thêm vào đó là tình hình an ninh chính trị trong khu vực và trên thế giới hiện nay đang có nhiều biến đổi phức tạp Xu hướng giao lưu, họp tác, hội nhập được phát triển, đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc trong quá trình hội nhập

mà "không hòa tan", luôn giữ được cái bản sắc của riêng mình Tăng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân là làm tăng thêm sức mạnh của nhà nước để nó không chỉ thực hiện chức năng tổ chức xây dựng, mà còn thực hiện chức năng trấn áp, chuyên chính với các thế lực phản động có âm mưu chổng lại chính quyền nhân dân, chống lại Tổ quốc Thực tiễn thế giới hiện nay cho thấy, những kẻ vẫn tự cho mình là "kẻ manh", rêu rao cái gọi là "nhân quyền", nhưng trên thực tế họ đã xâm phạm và can thiệp thô bạo vào các quốc gia có chủ quyền, ở nước ta, họ đang âm mưu thực hiện "diễn biến hòa bình", lợi đụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc bằng mọi thủ đoạn khác nhau như: sử dụng các phần

tử phản động quá khích, cực đoan trong tồn giáo vào các hoạt động chống phá chính quyền cách mạng; tài trợ, sử dụng các đài phát thanh, gửi tài liệu phản động vào trong nước, tuyên truyền vu cáo Nhà nước ta đàn áp tôn giáo, lôi kéo quần chúng nhằm vô hiệu hóa Nhà nước ta từ cơ sở; với danh nghĩa hội thảo, đẩu tư, viện trợ từ thiện, chúng tuyên truyền kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai tự trị đối với các dân tộc phía bắc; phát triển đạo và liên kết với

Trang 29

các phần tử Ful rồ ở vùng Tây Nguyên và dân tộc Chăm nhằm kích động vấn

đề "vương quốc Chăm pa" gây thêm phức tạp tình hình an ninh ở Tây Nguyên; chúng tuyên truyền kích động thù hằn dân tộc trong vùng dân tộc Khơ Me Nam Bộ, móc nối các phần tử ở đó sang Căm pu chia tham gia các đảng phái chính trị, đưa người thâm nhập trái phép vào Việt Nam v.v

Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta, từ thực tiễn của đất nước, từ tinh hình an ninh chính trị trong khu vực và trên thế giới như đã phân tích trên đây đang đòi hỏi phải củng cố và tăng cường bản chất vốn có của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, đảm bảo cho nó có đủ sức mạnh đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mctì

Thật vậy, Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong quá trình đổi mới là sự thể hiện ngày càng đúng đắn tính dân tộc và tính nhân dân trong sự thống nhất với bản chất giai cấp

Nhà nước ta trong quá trình đổi mới vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cải tạo, xây dựng, quản lý đất nước theo định hướng XHCN và đồng thời giữ vững độc lập dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Khắc phục những sai lầm trước đây, trong quá trình đổi mới Đảng ta nhất quán trong tư tưởng và hành động nhằm xây dựng một nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân gắn liền với tinh dân tộc và tính nhân dân sâu sắc Chỉ có nhà nước mang bản chất giai cấp cồng nhân mới là đại biểu cho lợi ích chân chính của dân tộc và nhân dân lao động, xây dựng nhà nước càng thể hiện tính dân tộc, tính nhân dân bao nhiêu càng thể hiện đúng đắn bản chất giai cấp công nhân bấy nhiêu Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua, Đảng

và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất đó Thực tế đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng mà Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ (khóa VIII)

đã đánh giá: "Đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản

về Nhà nước pháp quyền của dân Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, trước hết là của cơ quan hành chính nhà nước đã có một bước điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung

Trang 30

quan liêu bao cấp sang quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo

cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước được giữ vững và củng cố Đây là mặt mạnh cơ bản của Nhà nước ta" [13, 36-38] Có được thành tựu to lớn đó là nhờ Nhà nước ta dựa trên một nền tảng, cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội mới như đã phân tích ở phần trên Nền tảng kinh tế đó hiện đang vận động theo hai khuynh hướng: khuynh hướng phát triển theo tư bản chủ nghĩa và khuynh hướng phát triển theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước Vì vậy quá trình xây dựng xã hội - XHCN nói chung cũng như hoàn thiện Nhà nước XHCN Việt Nam nói riêng nhanh hay chậm là tùy thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa hai khuynh hướng trên Đi lên XHCN không có nghĩa là xóa bỏ, triệt tiêu mặt đối lập của mâu thuẫn mà phải gắn liền với sự cùng tồn tại của những yếu tố tư bản Vấn đề quan trọng là ở chỗ chuyển hóa mặt đối lập đó như thế nào chứ không phải là "xóa sạch", "xóa càng nhanh yếu tố tư bản càng nhanh có XHCN ", Điều

đó đòi hỏi tăng cường vai trò của Nhà nước, kiểm kê, kiểm soát, giám sát đối với các yếu tố kinh tế tư bản để không cho nó phát triển không phù hợp với mục đích của CNXH

Tính quá độ của nền kinh tế nêu trên đã ảnh hưởng, quyết định đến kiến trúc thượng tầng mà nhà nước là bộ phận trụ cột Do đó sẽ là sai lầm nếu coi Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay đã là nhà nước XHCN đích thực Đó mới chỉ là nhà nước quá độ bị quy đinh bởi nền kinh tế mang tính quá độ Nói như vậy không có nghĩa là ở cơ sở hạ tầng với sự đa dạng của các hình thức sở hữu thì ở thượng tầng kiến trúc cũng phải có "đa nguyên chính trị" , "đa đảng đối lập" để "cọ sát", "canh tranh" nhau mà một số người với cách hiểu giản đơn đã nêu ra Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, chế độ chính trị phản ánh chế độ kinh tế Song sự phản ánh ở đây không phải như phản ánh của tấm gương mà là sự phản ánh thông qua chủ thể sáng tạo Qua đó chúng tôi cho rằng, kinh tế nhiều thành phần nhưng chính trị phải tập trung, phải nhất nguyên Điều đó đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước

Trang 31

trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay phải được nâng lên ở tầm cao

mới để đưa ra những đường lối, chủ trương chính sách phù hợp với thực tiễn phát triển mới của đất nước Như thế cũng có nghĩa là cần phải củng cố và tăng cường bản chất vốn có của Nhà nước ta hiện nay

Thực tiễn của quá trình đổi mới đã chỉ ra rằng, không phải cứ nhấn mạnh một chiều việc thực hiện chức năng giai cấp của nhà nước là tự nhiên các vấn đề xã hội cũng theo đó được giải quyết như trước đây chúng ta quan niệm, mà ngày nay "trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, muốn định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là để giữ vững bản chất giai cấp, thực hiện được chức năng thống trị về mặt chính trị (chức năng giai cấp) của giai cấp công nhân, Nhà nước phải đặc biệt coi trọng (nếu không muốn nói hàng đầu) chức năng xã hội" [26, 79] Nhấn mạnh đến chức năng xã hội của Nhà nước ta hiện nay, không có nghĩa là xem nhẹ chức năng giai cấp của nó Bởi vì, xuất phát từ bản chất của nó, Nhà nước phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân, bảo đảm định hướng XHCN, hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực của nền kinh tế thị trường, đồng thời Nhà nước càng cần phải có những chính sách phù hợp hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội vì con người "Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhàm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người Kết hợp hài hòa giừa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân" [7, 73]

_ Những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ đối với những người và gia đình có công với cách mạng, phát động phong trào sâu rộng chăm sóc thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người già cô đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ, kiên quyết thực hiện đồng bộ các biện pháp để phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội, xây dựng chương trình quốc gia về việc làm và quỹ quốc gia về việc làm Trong cơ chế thị- trường, Nhà nước đặc biệt coi trọng bảo vệ người lao động với chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm đặc biệt là sự

ra đời của Bộ luật lao động là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động Với các chính sách dân tộc ngày càng đúng đắn, Nhà nước đã quy tụ

Trang 32

và phát huy được sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc vào việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Các chính sách của Nhà nước đã tác động đến mọi người, mọi giai tầng trong xã hội, từ xây dựng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức đến các đối tượng thanh niên, phụ nữ, các nhà doanh nghiệp, các dân tộc, tồn giáo và cả người Việt Nam định cư nước ngoài Vì thế đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của mọi tầng lớp, giai cấp, của cả cộng đồng dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn của Nhà nước để nó thực hiện tốt cả hai chức năng giai cấp và chức năng xã hội.

Như vậy, Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong quá trình đổi mới, dưới

sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng có nhiều chính sách đúng đắn nhằm bảo vệ lợi ích của dân tộc và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động Đó là thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước XHCN Việt Nam, Nhà nước của sự thống nhất giữa bản chất giai cấp với tính dân tộc

và tính nhân dân sâu sắc Tuy nhiên bản chất của Nhà nước ta không phải lúc nào cũng được bộc lộ ra một cách đầy đủ, giải quyết mối quan hệ giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tĩnh nhân dân không phải lúc nào cũng đúng đắn

và được kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn Vì thế cần phải tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay

Tóm lạì, sự thống nhất giữa bản chất giai cấp tính dân tộc, tính nhân

dân là đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN Nhà nước XHCN Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân gắn bó hữu cơ với tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc Sự gắn bó thống nhất đó là đặc trưng cơ bản của Nhà nước ta Củng cố và tăng cường sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay là một yêu cầu khách quan, đòi hỏi phải

có sự tác động của nhiều yếu tố Trong tổng thể các yếu tố bảo đảm sự thống nhất đó như vai trò của Đảng Cộng sản, vai trò của quần chúng nhân dân, các

tổ chức chính trị - xã hội v.v thì pháp luật cũng là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào việc củng cố sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay

Trang 33

Chương 2

PHÁP LUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ Đ ố l VÓI VIỆC BẢO ĐẢM sự THỐNG

NHẤT GIỮA BẢN CHẤT GIAI CẤP, TÍNH DÂN TỘC

VÀ TÍNH NHÂN DÂN CỦA NHÀ NƯỚC TA

2.1 PHẤP LUẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.

Nhà nước và pháp luật là hai vấn đề phức tạp thuộc kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời Quá trình ra đời, tồn tại và biến đổi phát triển của pháp luật luôn luôn gắn liền với quá trình ra đời, tồn tại

và biến đổi phát triển của nhà nước Nói cách khác nhà nước và pháp luật đều có chung một nguồn gốc ra đời, đều dựa trên một cơ sở kinh tế - xã hội nhất định

Sau khi nhà nước xuất hiện, giai cấp thống trị đã dùng quyền lực nJhà nước *để đặt ra các quy định, các loại thuế khóa để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước đó và thậm chí còn đàn áp lại chính những người nuôi dưỡng nó Vì thế nhà nước ngày càng trở nên xa lạ với xã hội, quyền lực nhà nước không được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyên như trước đây, nhà nước đã dùng các biện pháp cưỡng chế, sử dụng một công cụ đặc biệt mà xã hội trước đó chưa hề biết đến - đó là pháp luật Cùng với sự rạ đời của nhà nước là sự xuất hiện của pháp luật Chúng đều có chung nguồn gốc phát sinh và phát triển, có chung một cơ sở kinh tế - xã hội và đều bị quy định bởi các cơ sở kinh tế - xã hội đó Đương nhiên sự hình thành của pháp luật không chỉ ở những tập quán được nâng lên thành luật thông qua con đường nhà nước, mà còn được hình thành từ một nguồn khác, đó ỉà các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội Với nghĩa đó nhà nước không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu pháp luật và ngược lại, pháp luật chỉ tồn tại và phát huy được hiệu ỉực khi nó dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước Nhà nước và pháp luật vừa là tiền đề, điều kiện cho nhau, tác động thúc đẩy nhau trong quá trình phát triển Mối quan hệ đó đã được Ph.Ảngghen đề cập đến trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước", theo Ông, việc ra đời của pháp luật đã xuất hiện các cơ quan được giao

Trang 34

nhiêm vụ bảo vệ pháp luật - đó là quyền lực công cộng, đó là nhà nước Vì thế không thể nói là pháp luật đứng trên nhà nước hay nhà nước đứng trên pháp luật, mà khi xem xét hai vấn đề đó phải đặt chúng trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau trên cơ sở của cùng một nền tảng kinh tế - xã hội Điều khác nhau cần nhấn mạnh ở đây là ở chỗ phương thức xuất hiện và chức năng của hai hiên tượng đó không đồng nhất, vả lại trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước thì vai trò của pháp ỉuật ngày càng trở nên quan trọng Quyền lực nhà nước tồn tại trong khuôn khổ của pháp luật, được bảo đảm bởi pháp luật

và cũng bị hạn chế bởi pháp luật

Vậy pháp luật là gì, nó có đặc trưng và bản chất như thế nào Làm rõ vấn đề này giúp chúng ta có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội nói chung và đời sống nhà nước nói riêng

' Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, pháp luật ra đời gắn liền với sự xuất hiện giai cấp và nhà nước Pháp luật bao giờ cũng mang bản chất giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị "Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội" [63, 64] Như vậy, về mặt cấu trúc có thể thấy pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự Các quy tắc này được sắp xếp theo một trật

tự, có kết cấu lôgíc chặt chẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thể hiện tính quyền lực, tính cưỡng chế Điều này phân biệt với những hệ thống quy tắc xử sự khác không do nhà nước ban hành như những quy tắc liên quan đến vấn đề đạo đức, tôn giáo Vì vậy, khi pháp luật được ban hành và bảo đảm thực hiên thì nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước, có tác động đến mọi chủ thể trong đó có nhà nước Đó là đặc tính riêng có của pháp luật Các loại quy tắc khác chỉ có thể tác động trong phạm vi hẹp và được bảo đảm bằng

dư luân chứ không phải bằng quyền lực nhà nước Hệ thống các quy tắc xử sự

do nhà nước ban hành phải là những "khuôn mẫu", những mực thước cụ thể, không trừu tượng Nghĩa là những quy tắc đó phải là những quy phạm cụ thể

để các chủ thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ pháp luật Mặt khác, hệ

Trang 35

thổng cac quy tãc đó phải thể hiện được ý chí của giai cấp thống tiị Ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền Chỉ có lực lượng nào nắm được nhà nước mới có khả năng thể hiện tối đa ý chí của mình trong pháp luật, hợp pháp hoá ý chí đó thành pháp luật Điều đó thể hiện rõ bản chất giai cấp của pháp luật Khi ý chí của giai cấp thống trị đã được hợp pháp hoá thành pháp luật thì nó là nhân tô điều chỉnh các quan hệ xã hội như những quan hộ giữa con người với xã hội, giữa công dân với nhà nước, giữa con người với con người Sự điều chỉnh đó được xem là sự tác động đặc trưng của nhà nước, gắn với vai trò và chức năng quản lý của nhà nước, làm cho ý chí của nhà nước được thực hiện trong thực tế.

Pháp luật là nhân tố thuộc thượng tầng kiến trúc Nội dung và hình thức của pháp luật đo cơ sở hạ tầng quyết định Pháp luật trong các nhà nước bóc lột lấ ý chí của giai cấp bóc lột được "nâng lên thành luật" và nó do cái chế

độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu quyết định Pháp luật XHCN

là "Hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhàn dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành vào bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ

sở giáo dục và thuyết phục mọi người thực hiện" [63, 328] Pháp luật XHCN nói chung và pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt nam nói riêng thể hiện ý chí của giai cấp công nhân cũng đồng thời là ỷ chí của nhân dân lao động Nội dung và hình thức của pháp luât XHCN do cơ sở kinh tế-xã hội của CNXH quy định Trong nhà nước XHCN nhân dân lao động vừa với tư cách là chủ thể thực hiện pháp luật, thể hiện ý chí của mình trong pháp luật, vừa với tư cách là đối tượng để pháp luật điều chỉnh Vì thế pháp luật XHCN ngày càng thể hiện đầy đủ hơn ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động Do đó việc xây dựng

và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong đó pháp luật được đề cao và tôn trọng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đảng Cộng sản và quần chúng nhân dân lao động

Ở nước ta, tư tưởng về một nhà nước với sự hiện diện của pháp luật đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức một cách sâu sắc Với bản "Yêu sách

Trang 36

của nhân dân An Nam" (1919), "Việi Nam yêu cầu ca" (1922) và "Nhời hồ hoán cùng vạn Quốc hội” (1926), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu vấn đề quyền làm người của người Việt Nam, gắn quyền con người với một chế độ chính trị dân chủ, pháp quyền có vị trí tối cao trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội Sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Hiến pháp - đạo luật quan trọng nhất của một hệ thống pháp luật Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Người đã nói: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta khổng được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ Tôi đề nghị Chính phủ phải tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu" [36, 6] Và chỉ sau một thời gian ngắn, tháng 11/1946 sau ngày thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử, bản Hiến pháp đầu tiên đã được thông qua Cùng với quá trình xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng là quá trình hoàn thiện dần

hệ thống pháp luật của nhà nước phù hợp với thực tiễn biến đổi của xã hội qua các giai đoạn lịch sử Việc ra đời của Hiến pháp năm 1992 là bước đi thích hợp phù hợp với thực tiễn biến đổi của nền kinh tế nhiều thành phần và công cuộc cải cách bộ máy nhà nước ta hiện nay Cùng với việc xây dựng pháp luật

là việc bảo đảm thực hiện pháp luật Đó là hai mặt của một vấn đề có quan hệ mật thiết, có tác động tương hỗ lẫn nhau, làm cho pháp luật ngày càng được hoàn thiện và phát huy đượe vai trò to lớn của nó trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân

Để thấy được vai trò to lớn của pháp luật cần phải làm rõ tính hai mặt chủ quan và khách quan của nó sau đây:

Thứ nhất, pháp luật là hiện tượng mang tính chủ quan, tức là pháp luật

phụ thuộc trực tiếp vào ý chí của con người, đo con người sáng tạo ra, phản ánh cái khách quan Trong các nhà nước của giai cấp bóc lột thì nó thể hiện ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật Không phải ngẫu nhiên mà một số văn bản pháp luật thời xưa lại có những tên như: Bộ luật Hăm-mu-ra-

Trang 37

pi; Bộ luật Na-pô-lê-ông v.v Sự hình thành pháp luật là kết quả của quá trình hoạt động trực tiếp, của các cơ quan xây dựng pháp luật Những quy định trong pháp luật đó phải bằng nhiều cách khác nhau được "khách thể hóa" ra bên ngoài, thể hiện một cách thực tế trong các văn bản của nhà nước.

Thứ hai, pháp luật còn là hiện tượng mang tính khách quan Điều đó

được thể hiện từ cội nguồn sâu xa của nó là kết quả của sự tác động tất yếu của những biến đổi kinh tế - xã hội, của những nhân tố xã hội, đặc biệt là sự biến đổi trên lĩnh vực kinh tế Nội dung của sự biến đổi đó quyết định sự hình thành pháp luật và vai trò của nó, trực tiếp hoặc gián tiếp, biểu hiện, phản ánh trong bản chất, nội dung của pháp luật hiện hành Tất cả những biến đổi của cái cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đó là tiền đề tất yếu quy định sự biến đổi, phát triển của pháp luật Trong tác phẩm "Sự khốn cùng của triết học" C.Mác

đã viểt: "Trong thời đại nào cũng thế, chính vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế chứ không bao giờ vua chúa lại ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được Chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị cũng như về dân sự chỉ ỉàm cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế" [32, 13] Mặt khác, khi các quy phạm pháp luật đã được "khách quan hóa" ra bên ngoài, thì chúng tồn tại như vậy trong thực tế và trong khoa học pháp lý Các chủ thể áp dụng, vận dung nó như nó có trong hiện thực, nghiên cứu nó như một hiện tượng tồn tại khách quan

Như vậy, pháp luật là hiện tượng vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan Việc phân tích tính hai mặt chủ quan và khách quan của pháp luật chỉ mang tính chất tương đối Vấn đề là ở chỗ, xuất phát từ bình diện nào để xem xét nó mà thôi Xác định tính hai mặt của pháp luật có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng Nó giúp cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật dựa trên những cơ sở khoa học, tránh được những biểu hiện chủ quan, duy ý chí tách rời khỏi thực tiễn trong việc xây dựng pháp luật Đồng thời nó còn giúp chúng ta có nhận thức rõ hơn về vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển của xã hội nói chung cũng như trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay nói riêng

Trang 38

2.2 VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO ĐẢM s ự THỐNG NHẤT GIỮA BẢN CHÂT GIAI CAP, TÍNH DÂN TỘC VÀ TÍNH NHÂN DÂN CỦA

NHÀ NƯỚC TA.

Từ những đặc tính, bản chất và chức năng của pháp luật nêu trên đã làm

cho pháp luật nói chung và pháp luật XHCN nói riêng có vai trò to lớn đối với

đời sống xã hội, đời sống nhà nước Tuy nhiên, xét đến cùng thì vai trò của

pháp luật là do cơ sở vật chất quyết định Ngày nay con người càng nhận thức

sâu sắc hơn về vai trò to lớn của pháp luật Có thể khái quát vai trò đó ở những

điểm cơ bản sau:

- Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực

nhà nước

- Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản ỉý kinh tế và xã hội

- Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới, thể hiện tính dự báo

khoa học, tính định hướng tiên phong

- Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ

ngoại giao giữa các quốc gia

Pháp luật XHCN có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Xét trên

bình diện chung nhất nó ỉà phương tiện để thể chế hóa đường lối, chính sách

của Đảng và Nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện trên

quy mô toàn xã hội ; là phương tiện để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội ;

là phương tiện để phát huy dân chủ XHCN, để nhân dân thực hiện quyền và

nghĩa vụ của mình Với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp

luật XHCN có sự tác động mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội nói chung cũng

như tới tất cả các yếu tố thuộc thượng tầng chính trị - pháp lý trong đó có nhà

nước Tuy nhiên để thấy rõ vai trò của pháp luật cần phải xem xét nó ở góc độ

cụ thể gắn với việc thực hiện các chức năng của nhà nước XHCN và nhu cầu

điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội Trong mối quan hệ này ngoài

vai trò của pháp luật nói chung, vai trò pháp luật của pháp luật XHCN còn thể

hiện ở những mặt cụ thể sau:

- Pháp luật là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước XHCN

Trang 39

- Pháp luật bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức, quản

lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH

- Pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN, phát huy quyền lực của nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội

Trên đây đã đề cập đến vai trò to lớn, bao trùm trên nhiều lĩnh vực của pháp luật nói chung, cũng như pháp luật XHCN nói riêng Chứng tỏ pháp luật

là yêu tố không thể thiếu của bất kỳ nhà nước nào để điều chỉnh các quan hệ

xã hội, nhà nước và con người, ở nước ta pháp luật là công cụ có hiệu quả điều chỉnh các công việc chung, các mối quan hệ lẫn nhau của con người và

xã hội, của công dân và nhà nước

Tuy nhiên, trong luận văn này chúng tôi chỉ đi sâu phân tích pháp luật trong quan hệ với nhà nước để làm rõ vai trò quan trọng của nó trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước ta hiện nay Xét trong mối quan hê đó thì nhà nước không thể tồn tại và phát huy được bản chất của nó nếu thiếu sư điều chỉnh của pháp luật và ngược lại pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước

Sự điều chỉnh, tác động của pháp luật mà trước hết là Hiến pháp trong

tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta là nhân tố không thể thiếu được trong qúa trình tồn tại của Nhà nước Đó là điều kiện căn bản và quan trọng hàng đầu bảo đảm tính tổ chức, trật tự của bộ máy nhà nước Nó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng khâu, từng yếu tố trong bộ máy nhà nước, quy định tính chất, mức độ quan hệ, sự gắn bó và tác động qua lại giữa các khâu, các yếu tổ, các thuộc tính đó bảo đảm sự ãn khớp, nhịp nhàng Điều đó cũng có nghĩa là mọi thiết chế của nhà nước và hoạt động bộ máy nhà nước phải được dựa trên những nền tảng chuẩn mực, ổn định, tiên tiến, đó chính là pháp luật Nhà nước đề ra pháp luật và sử dụne nó để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhưng bản thân nhà nước cũng phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở của pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Bản chất nhà nước cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước ta

Trang 40

phải được "pháp luật hóa", được ghi nhận về mặt pháp lý Do đó tăng cường pháp chế XHCN là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay Bộ máy nhà nước mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả phải được dựa trên một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh Thực tiễn những năm đổi mới vừa qua chỉ ra rằng, thiếu pháp luật, thiếu những văn bản pháp luật đổi mới, thiếu sự ghi nhận về mặt pháp lý các giá trị cần điều chỉnh, xã hội sẽ không thể ổn định và phát triển được Tinh hình thiếu pháp luật nói chung và pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta nói riêng trong thời gian qua là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều khuyết điểm trong quản lý nhà nước, trong việc bảo đảm cái bản chất vốn có của nó là sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân Vì vậy việc tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam phải được tiến hành đồng thời với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, đang là sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCHTƯ Đảng (khóa VII) đã nêu ra những quan điểm cơ bản và phương hướng tiếp tuc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và sau đó Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ Đảng (khóa VIII) tiếp tục khẳng định và đề ra những phương hướng, biện pháp quan trọng trong đó đã nhấn mạnh phải chú trọng phát huy vai trò của pháp luật, "ưu tiên xây dựng các luật về điều chỉnh công cuộc cải cách

bộ máy nhà nước" [13, 130] Chỉ khi nào pháp chế XHCN được tuân thủ một cách triệt để, nói cách khác vai trò điều chỉnh, tác động trở lại của pháp luật đối với nhà nước phát huy được hiệu lực cao nhất thì khi đó nhà nước mới thể hiện đầy đủ bản chất giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân của nó Xét trên bình diện chung sự tác động trở lại của pháp luật đối với Nhà nước ta có thể diễn ra theo những chiều hướng khác nhau:

M ột là, quá trình điều chỉnh, tác động của pháp luật đối với nhà nước

theo chiều hướng tích cực Nghĩa là sự điều chỉnh đó phù hợp với sự biến đổi

và bản chất của Nhà nước, tạo ra được một "hành lang pháp lý" cho các yếu

Ngày đăng: 15/02/2016, 19:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lẽ Đức Anh. Nửa thế kỷ chiến đấu và xây dựng nhà nước Việt Nam độc ỉập. Tạp chí Cộng sản, số 11/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ chiến đấu và xây dựng nhà nước Việt Nam độc ỉập
[2]. Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
[3]. Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
[4]. Nguyễn Thị Bình. Xây dựng Nhà nước của dân - Mục tiêu phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Nhân dân, số ra ngày 4/8/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Nhà nước của dân - Mục tiêu phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam
[5]. Đảng Cộng sản Yỉệt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứv. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứv
Nhà XB: Nxb Sự thật
[6]. Đáng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Nhà XB: Nxb Sự thật
[7]. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ VII. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ VII
Nhà XB: Nxb Sự thật
[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ VII. _Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ VII. _Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000
Nhà XB: Nxb Sự thật
[9] Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhà XB: Nxb Sự thật
[10] Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (Lưu hành nội bộ). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (Lưu hành nội bộ)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[11] Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng kỉioá VII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng kỉioá VII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[12]. Đang Cọng san Viẹt Nam. Văn kiện Hội nghị lẩn thứ tám Ban chấp hành Tiling ương Đang khóa VII ịLưu hành nội bộ). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lẩn thứ tám Ban chấp hànhTiling ương Đang khóa VII ịLưu hành nội bộ)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[13]. Đaog Cọng san Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứVIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứVIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[14]. Đang Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[15]. Đang Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[16]. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lẩn 2) Ban chấp hành Trung ương khoá VIII ịLưu hành nội bộ) . Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lẩn 2) Ban chấp hành Trung ương khoá VIII ịLưu hành nội bộ)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[17]. Nguyễn Văn Động, vấn đề nhà nước pháp qưyền. Tạp chí Cộng sản, số 2/1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: vấn đề nhà nước pháp qưyền
[18]. T rần Ngọc Đường. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền
Nhà XB: Nxb Sự thật
[19]. Lê M ậ u Hãn (chủ biên). Đảng Cộng sản Việt Nam các Đại hội và Hội пф \ Trung ương. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam các Đại hội và Hội пф \ Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
[20]. Hoàng Văn Hảo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới - sự hình thành và phát triển. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới - sự hình thành và phát triển
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w