Để các danh hiệu thi đua thực sự xứng đáng là sự tôn vinh của nhà trường, xãhội đối với từng cá nhân, tập thể đã có những thành tích xuất sắc trong công tác dạyhọc cũng như trong công tá
Trang 1I Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Trong thành quả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cách mạng Việt Nam từtrước đến nay luôn gắn liền với việc thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua áiquốc Thi đua là cùng nhau đưa hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạtthành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác hoặc học tập Ngay từ nhữngngày mới thành lập nước, Đảng và Bác Hồ đã hết sức quan tâm đến công tác thiđua - khen thưởng Người nói: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và làbiện pháp quan trọng để xây dựng con người mới Thi đua yêu nước phải được tiếnhành thường xuyên, liên tục hàng ngày"
Thi đua, khen thưởng là một bộ phận, một nội dung không thể thiếu trongcông tác quản lý trường học Chú trọng và đổi mới công tác thi đua, khen thưởngkhông những phát huy được sức mạnh to lớn của tình đoàn kết, thắt chặt hơn mốiquan hệ trong công việc giữa cán bộ với giáo viên, nhân viên; giữa đội ngũ viênchức với học sinh mà còn tạo sự đồng bộ nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc,
là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển đi lên mọi mặt trong nhà trường
Để các danh hiệu thi đua thực sự xứng đáng là sự tôn vinh của nhà trường, xãhội đối với từng cá nhân, tập thể đã có những thành tích xuất sắc trong công tác dạyhọc cũng như trong công tác quản lý giáo dục thì quá trình tổ chức cho các cá nhân,đơn vị đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học và việc bình xét thi đua cuối mỗi nămhọc phải được nhận thức lại thật đầy đủ và sâu sắc, phải nghiên cứu, phải đổi mới
về công tác thi đua, khen thưởng một cách cụ thể, tránh hiện tượng đăng ký hìnhthức, bình xét cào bằng bình quân, nề nang Để phong trào thi đua, khen thưởngthật sự phát huy sức mạnh, động lực thúc đẩy các hoạt động của đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường việc quan tâm chú trọng công tácthi đua, khen thưởng của mỗi hiệu trưởng là việc làm hết sức cần thiết bởi vậy tôichọn đề tài: “ Kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng trong trường tiểuhọc”
2 Mục tiêu, nhiệm vụ
2.1 Mục tiêu
Trang 2Công tác thi đua, khen thưởng là một yêu cầu, nhiệm vụ hết sức quan trọngtrong công tác quản lý trường học, nhằm kích thích năng suất, chất lượng, hiệu quảcông tác.
Xác định thực trạng công tác thi đua, khen thưởng
Xây dựng và tổ chức các biện pháp thực hiện nhằm đẩy mạnh phong trào thiđua, phối hợp chặt chẽ trong đội ngũ lãnh đạo chủ chốt về việc thực hiện công tácthi đua, khen thưởng trở thành động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trưởng
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận của công tác thi đua, khen thưởng ở trường Tiểu học.Thực trạng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở trường Tiểu học
Đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy phong trào thi đua, khen thưởng
ở trường Tiểu học
3 Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm trong công tác thi đua, khen thưởng ở trường tiểu họcTây Phong huyện Krông Ana
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác thi đua, khen thưởng ở trường Tiểu họcTây Phong huyện Krông Ana- tỉnh Đắk Lắk
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp thống kê, đối chiếu, xử lý số liệu
“ Người người thi đua
Trang 3Ngành ngành thi đua
Ngày ngày thi đua ”
Từ đó thi đua đã trở thành một phong trào rộng khắp, liên tục trên tất cả cáclĩnh vực, mọi miền của đất nước Việt Nam
Đổi mới thi đua, then thưởng trong nhà trường là thực hiện những nội dungbiện pháp chưa có, nhằm đưa phong trào thi đua sâu rộng, thiết thực gắn với côngviệc hàng ngày của mỗi người: “ Người người thi đua, việc việc thi đua” góp phần
to lớn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Thi đua,Khen thưởng năm 2003, Luật sửa đổi bổ sung một số điều năm 2005, năm 2013Chính phủ ban hành nghị định số 42/2010 ngày 15 tháng 4 năm 2010 quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa, bổsung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng
Bộ Nội Vụ ban hành Thông tư số 02/2011 ngày 24 tháng 01 năm 2011 hướngdẫn thực hiện nghị định số 42 của Chính phủ
UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định số 14/2011 ngày 10 tháng 6 năm
2011 về việc quy định công tác Thi đua, Khen thưởng của tỉnh
UBND huyện Krông Ana ban hành quyết định số 03/2011 ngày 26 tháng 9năm 2011 về việc quy định công tác Thi đua, Khen thưởng của huyện
Đặc biệt, trong năm 2014, nhiều văn bản liên quan đến công tác thi đua khenthưởng đã được ban hành với nhiều nét mới hơn, tích cực hơn, phù hợp hơn như:Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 quy định chi tiết thi hành sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng năm 2013 (ngày 20/8/2014 cóhiệu lực); Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướngdẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng vàLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và một số văn bảnhướng dẫn thực hiện khác Trên cơ sở đó, công tác xét, đề nghị khen thưởng năm
Trang 42014 sẽ có một số thay đổi khác những năm trước mà chúng ta cần lưu ý để việcthực hiện đúng quy định, chính xác hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana triển khai kịp thời các văn bản quyphạm pháp luật của Bộ, Ngành hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng đến cáctrường; hằng năm đều mở rộng các hình thức thi đua, phát động ký cam kết, giaoước thi đua theo khối thi đua là điều kiện, cơ sở để các trường thực hiện công tácthi đua, khen thưởng
từ xã đặc biệt khó khăn, được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo
đã bố trí, sắp xếp khối gồm các trường tương đương nhau về điều kiện, về quy mô
để thi đua với nhau Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệmcao Trường có chi bộ Đảng lãnh đạo, đứng đầu các đoàn thể, các bộ phận đều làĐảng viên
- Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, một trong những vấn đề khó khăn nhất đểcông tác thi đua, khen thưởng trở thành động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượnggiáo dục trong điều kiện dạy học chưa mấy đảm bảo theo yêu cầu đổi mới Một sốviên chức chưa mặn mà với công tác thi đua, khen thưởng, với tư tưởng bất cần,với tinh thần làm việc buông xuôi, thiếu chí hướng phấn đấu
Trang 5b) Thành công, hạn chế
- Thành công
Có thể nói: công tác tổ chức các phong trào thi đua, đăng ký và bình xét thiđua ở Ngành giáo dục huyện Krông Ana trong những năm gần đây đã đi vào nềnếp, thực sự dân chủ, công khai và hiệu quả
- Hạn chế
Tuy nhiên, việc đăng ký thi đua của từng cá nhân, tập thể chưa gắn sát vớichức năng, nhiệm vụ được giao của từng viên chức vì thế khi bình xét thi đua chưađưa ra được con số thực tế để so sánh chất lượng đầu năm đăng ký với chất lượngcuối năm đạt được dẫn đến việc bình xét thi đua còn qua loa chiếu lệ, tinh thần đấutranh phê và tự phê trong xét thi đua chưa cao, chưa gắn kết quả công việc của mỗi
cá nhân vào việc xem xét đánh giá Vì vậy chất lượng các hoạt động giảng dạy củagiáo viên và chất lượng học tập cũng như công tác quản lý ở một số đơn vị trườnghọc không được đánh giá đúng mức; một số viên chức không chịu học hỏi tiếp cậnthông tin mới để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành Công tác thi đua, Khenthưởng ở một vài cá nhân còn chạy theo danh hiệu, thành tích, không thúc đầyđược phong trào dạy và học Từ đó công tác thi đua, khen thưởng chưa là động lựctích cực thúc đầy mọi cá nhân và tập thể hăng hái vươn lên giảng dạy và công tácđạt hiệu quả chất lượng cao nhất
d) Nguyên nhân
- Nguyên nhân của thành công
Trang 6Nhà trường đã nhận thức rõ vấn đề, hàng năm coi đây là nhiệm vụ hàng đầunên đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cụ thể, phân công trách nhiệm rõràng cho từng thành viên, thành lập hội đồng thi đua, xây dựng quy chế phối hợp rõràng.
- Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
Thực tế công tác thi đua, khen thưởng ở huyên Krông Ana nói chung, ởtrường Tiểu học Tây Phong nói riêng thời gian qua đã luôn được đề cập Phònggiáo dục và Đào tạo luôn bám sát các văn bản, chỉ đạo các trường tích cực chủđộng trong các phong trào thi đua, hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ thi đua.Tham mưu kịp thời với UBND huyện khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hìnhtrong các phong trào thi đua do ngành phát động Đội ngũ viên chức của trườngTiểu học Tây Phong cũng đã sôi nổi thi đua dạy giỏi, thi đua viết chữ đẹp, thi bồidưỡng học sinh giỏi, thi đua chủ nhiệm giỏi…
Lãnh đạo nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với chủ tịch công đoàn cơ sở trongviệc phát động phong trào thi đua coi đây là nhiệm vụ không thể lơ là trong côngtác quản lý
3) Giải pháp, biện pháp
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp đội ngũ viên chức thựchiện tốt công tác thi đua, khen thưởng
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trang 7Công tác thi đua, khen thưởng tùy thuộc vào tính chất công việc, tùy thuộcvào đặc thù của mỗi loại hình cơ quan, đơn vị Đối với trường học, để thực hiệncông tác thi đua, khen thưởng cần tập trung một số giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết về công tác thi đua, khen thưởng
Để công tác thi đua, khen thưởng đạt hiệu quả khâu đầu tiên là phải nâng caonhận thức trong đội ngũ, giải thích để mọi người hiểu rõ mục đích ý nghĩa của côngtác thi đua Ngay đầu mỗi năm học, triển khai các nội dung liên quan đến công tácthi đua, khen thưởng đã được quy định tại các văn bản hướng dẫn:
Tại thông tư số 02/ TT- BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật Thi đua, Khen thưởng và luật sủa đổi bổ sung
Thông tư 02 đã hướng dẫn cụ thể về hình thức, nội dung tổ chức các phongtrào thi đua, tiêu chuẩn đạt danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn để được xét hình thứckhen thưởng, đối tượng được khen thưởng, tiêu chuẩn khen thưởng…Thủ tục và hồ
sơ đề nghị công nhận danh hiệu, đề nghị khen thưởng Hướng dẫn báo cáo thànhtích sau khi được xét đề nghi của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cơ sở
Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng tuyên truyền về quyền lợi đượcthưởng kèm theo danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; tuyên truyền về cácchế độ ưu đãi khác như được ưu tiên xét nâng lương trước thời hạn Để từ đó, viênchức có động lực thi đua; tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ và các hành vi vi phạmtrong công tác thi đua, khen thưởng, tuyên truyền về khiếu nại, tố cáo trong thi đua,khen thưởng
Đồng thời Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng phổ biến các nội dungđược quy định rõ trong Quyết định số 14/ 2011/QĐ-UBND tỉnh và QĐ số 03/2011/QĐ-UBND huyện KrôngAna quy định về công tác thi đua, khen thưởng cũng nhưhướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo KrôngAna về số lượng, chất lượngđược bình xét danh hiệu và hình thức khen thưởng
Đặc biệt từ năm học 2014-2015, Nghị định 65/2014/ NĐ-CP có hiệu lực, Chủtịch Hội đồng thi đua, khen thưởng cần triển khai kịp thời để đội ngũ nắm rõ nhữngđiều đã bãi bỏ ở Nghị định số 42/2010 để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ởđơn vị đúng quy định
Trang 8- Thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng
Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ởtrường theo quy định tại Điều 24 của Thông tư 41/2010/TT-BGD-ĐT ngày30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tư ban hành Điều lệ trường tiểuhọc Thành phần gồm có Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồmPhó hiệu trưởng, bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, tổngphụ trách đội, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng, giáo viên chủ nhiệmlớp
Chủ tịch Hội đồng tập hợp họp và phân công nhiệm vụ cho thành viên: Chủtịch công đoàn, phó chủ tịch Hội đồng xây dựng kế hoạch, phát động các phongtrào thi đua, tổ chức ký cam kết, sơ kết, tổng kết, đôn đốc viên chức thực hiệnnhiệm vụ thi đua về các phong trào văn nghệ, thể thao
Phó hiệu trưởng phối hợp với chủ tịch công đoàn, phát động, tổ chức cácphong trào thi đua trong giáo viên, học sinh về các nội dung liên quan chuyên mônnhư: Phong trào dạy giỏi, phong trào viết chữ đẹp, phong trào học sinh giỏi, phongtrào chủ nhiệm giỏi,…Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung thi đua; theo dõi,đánh giá, sơ kết, tổng hợp đề nghị khen thưởng hoạt động trên lớp của học sinh
Tổng phụ trách Đội cùng với phó hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đuatrong học sinh về các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Bí thư chi đoàn phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua trongđoàn viên thanh niên
Tổ trưởng phát động phong trào thi đua gồm giáo viên và học sinh trong tổ, tổchức ký cam kết thi đua, theo dõi, kiểm tra, bình xét, đề nghị khen thưởng cácthành viên của tổ
Giáo viên chủ nhiệm phát động phong trào thi đua trong lớp, triển khai và điềuhành lớp thực hiện nội dung thi đua của Hội đồng thi đua đề ra
- Hướng dẫn đăng ký thi đua
Vào mỗi đầu năm học, sau khi thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng ở cơ
sở, trước khi Hội nghị cán bộ viên chức, từng cá nhân, tổ khối, đoàn thể và đơn vịtrường phải nghiên cứu kỹ tiêu chí thi đua, căn cứ vào các hướng dẫn chi tiết vềtừng nội dung công việc có liên quan để đăng ký, cam kết Sau đây là nội dungđăng ký của cá nhân và tập thể minh họa chọ một năm:
+ Đăng ký cá nhân: ( kèm phụ lục I trang 15)
Trang 9+ Đăng ký tập thể: ( kèm phụ lục II trang 19)
- Phát động phong trào thi đua, tổ chức thực hiện
Các thành viên được phân công nhiệm vụ phụ trách về công tác thi đua, phát
động các phong trào thi đua, xây dựng kế hoạch với các nội dung cụ thể tùy theo
phong trào thi đua theo đợt hay thi đua cả năm Triển khai tới từng thành viên thamgia thực hiện; đôn đốc, theo dõi giúp đỡ các thành viên trong quá trình thực hiện.Nhiệm vụ thi đua ở đây chính là những việc làm thường xuyên, hằng ngày trongquá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
- Xây dựng tiêu chí đánh giá: ( kèm phụ lục III trang 22)
- Nâng cao vai trò của người lãnh đạo
Khi nói đến thi đua là nói đến phong trào; người ta thường có câu: “cán bộnào, phòng trào đó” hàm ý đề cao vai trò của người lãnh đạo, người cán bộ trực tiếplàm công tác phong trào Đối với người làm công tác thi đua, ngoài việc nắm vữngcác chủ trương đường lối của Đảng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần có lòngnhiệt tình với công việc và phải có năng lực trong tổ chức phong trào, gần gũi vớimọi người, cụ thể, tỉ mỉ trong công việc Người làm công tác phong trào cần cónăng lực tổ chức để hướng dẫn mọi người trong tập thể phấn đấu đạt mục tiêu đề
ra Thực hiện việc khen thưởng công bằng, kịp thời là yếu tố quan trọng thúc đẩythi đua Tâm lý chung của mọi người đều muốn được lãnh đạo đánh giá đúng sự cốgắng, tích cực của bản thân mình Mỗi lần động viên, khích lệ đúng lúc của ngườilãnh đạo sẽ có tác dụng tích cực, làm cho người được khen có tâm trạng phấn khởihơn và kết quả công việc sẽ tốt hơn Trong một tập thể có nhiều người như thế sẽtạo không khí vui tươi, đoàn kết, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ Việc khenkhông nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết mà cần phải tiến hành mọi lúc, mọinơi Thực hiện tốt điều này là đã duy trì được thường xuyên phong trào thi đua nhưlời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “ Thi đua yêu nước phải được tiến hànhthường xuyên, liên tục hằng ngày”
- Bình xét thi đua
Kết thúc đợt thi đua hoặc kết thúc học kỳ một, năm học tổ chức bình xét Chủtịch họp các thành viên trong hội đồng thi đua, khen thưởng triển khai nhắc lại cácvăn bản có liên quan; các nội dung thi đua; quán triệt quan điểm bình xét phải
Trang 10nghiêm túc, công bằng, khách quan, đúng người, đúng thành tích và chỉ đạo thựchiện bình xét theo cơ chế: Bình xét “ mở”, có cá nhân chưa từng đạt danh hiệu laođộng tiên tiến nhưng có sự cố gắng, tiến bộ mọi mặt hơn các năm trước vẫn xemxét đề nghị công nhận danh hiệu lao động tiên tiến để khích lệ, động viên giúp họ
có động cơ phấn đấu năm sau Ngược lại bình xét “ chặt” đối với cá nhân có chức
vụ lãnh đạo chủ chốt: cấp ủy, ban giám hiệu, tổ trưởng, ban chấp hành công đoàn,
… trình tự như sau:
Bước 1: Tổ chức căn cứ vào các nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí; khối lượng, kêtquả, hiệu quả công việc được giao; kết quả kiểm tra, thanh tra; những ghi nhận của ban kiểm tra và tổ chức bình xét tất cả các nội dung thi đua có trong tổ, từ giáo viên, nhân viên đến học sinh; lấy biểu quyết tán thành; tổng hợp danh sách báo cáo trước Hội đồng thi đua
Bước 2: Hội đồng thi đua xem xét, đánh giá, bình xét lại cá nhân, tập thể của
tổ đưa lên, quyết định và thông báo, công khai trước tập thể sư phạm nhà trường
- Thực hiện việc khen thưởng
Dân gian có câu “ một ngàn tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng”, dùtiền ít hay nhiều, kèm theo một giấy khen, thực hiện khen kịp thời, đúng lúc, thựcchất nó là vật vô giá, không gì sánh nổi Sau khi có kết quả bình xét của cá nhân,tập thể, chủ tịch hội đồng thi đua, khen thưởng ra quyết định, ký giấy khen và phầnthưởng đã quy định, tổ chức trao thưởng, biểu dương những nội dung thi đua củatrường Những danh hiệu thi đua, khen thưởng thuộc cấp trên qui định chủ tịch chỉđạo thực hiện làm hồ sơ kịp thời, chính xác, bảo đảm chất lượng, thực chất báo cáothành tích của cá nhân, tập thể đề nghị cấp trên xét duyệt
c) Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Để thực hiện được những giải pháp, biện pháp trên, điều kiện quyết địnhtrước hết là phải có tầm nhìn của người lãnh đạo quản lý đồng thời phải có quyếttâm vượt qua mọi rào cản khó khăn để thực hiện nhiệm vụ
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Giải pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ và nâng cao vai trò của ngườilãnh đạo có ý nghĩa tiên quyết
- Giải pháp thành lập hội đồng thi đua là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụkhác
Trang 11- Giải pháp xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá, bình xét có ý nghĩa quyếtđịnh hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng Nếu thiếu các biện pháp này thì vấn
đề thi đua, khen thưởng sẽ không đạt được mục tiêu
Tuy nhiên, các biện pháp lại không tách rời nhau Mỗi biện pháp có vị trí, tầmquan trọng và phạm vi tác động nhất định Mỗi biện pháp góp phần giải quyết một
số khâu của quá trình tổ chức thi đua, khen thưởng biện pháp này làm cơ sở chobiện pháp khác thực hiện tốt hơn
Có thể nói các giải pháp được nêu ra trong đề tài này đều có quan hệ mật thiếtvới nhau: Có nâng cao được nhận thức mới có hành động đúng; có thành lập đượchội đồng, xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá, tổ chức bình xét công khai dân chủmới đạt được hiệu quả và ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng
Những biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khenthưởng của hiệu trưởng nêu trên là thành phần của một hệ thống thống nhất, quan
hệ hữu cơ với nhau, tương tác lẫn nhau để thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quảquản lý Việc kết hợp đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ tạo sức mạnh tổng hợpnhằm phát triển bền vững trong mỗi nhà trường
e) Giá trị khoa học
Vấn đề đặt ra qua đề tài, áp dụng tại đơn vị đã đem lại cho tập thể cán bộ viênchức một tinh thần làm việc thoái mái, một không khí làm việc khẩn trương vớitinh thần thi đua tích cực Từ đó đã nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhàtrường thực hiện được mục tiêu giáo dục, xây dựng tập thể lao động xuất sắc
4 Kết quả
Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng là thực hiện một cách khoa học, chặtchẽ, sâu sắc, toàn diện Đánh giá đúng thành tích, đúng tiêu chuẩn, bảo đảm dânchủ, công khai từ cách tổ chức, định nội dung thi đua, định mức khen thưởng, phátđộng kịp thời đã đem lại hiệu quả cao trong đơn vị nhiều hoạt động
Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên ở trường Tiểu học Tây Phong đã đem lại một
số kết quả như sau:
Năm học Chất lượng thi đua,
khen thưởng cá nhân
Chất lương thi đua, khen thưởng tập thể
2010 - 2011 LĐTT: 13;CSTĐCS: 3 Tập thể lao động tiên tiến
Trang 122011 - 2012 LĐTT: 20; CSTĐCS: 6 Đạt tập thể lao động tiên tiến
2012 - 2013 LĐTT: 22; CSTĐCS: 6 Đạt tập thể lao động xuất sắc UBND
Mỗi giáo viên phải thực sự nhận thức được công tác thi đua là trách nhiệmcủa mọi người, xác định chính bản thân mình là yếu tố quyết định góp phần cùngvới nhà trường thực hiện nhiệm vụ đưa tập thể đạt danh hiệu lao động xuất sắc.Hằng năm, hiệu trưởng nhà trường phải cam kết với trưởng Phòng Giáo dục
và Đào tạo về các nội dung, chỉ tiêu phấn đấu; trên cơ sở bám sát các tiêu chí đánhgiá, triển khai tới từng tổ khối xây dựng kế hoạch sát thực
Công tác thi đua, khen thưởng là việc làm thường xuyên liên tục của mỗitrường tiểu học Để công tác thi đua, khen thưởng có hiệu quả đòi hỏi phải có sựphối hợp đồng bộ giữa các tổ khối chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và lãnh đạonhà trường
Ở bất cứ giai đoạn cách mạng nào, thi đua yêu nước cũng hết sức cần thiết.Bởi hơn 60 năm qua, các phong trào thi đua yêu nước đã phát huy tác dụng tíchcực, góp phần thúc đẩy kinh tế, đời sống xã hội không ngừng phát triển Học tập vàlàm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta tin tưởng rằng dưới
Trang 13sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thi đua yêu nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thiết thực, ăn sâu lan rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân để góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước hiện nay
2 Kiến nghị
Đối với giáo viên: Nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm trong công tác thi
đua, khen thưởng
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
Đối với địa phương: Phối kết hợp với nhà trường trong công tác đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, đảm bảo đầy đủ các nhu cầu tối thiểu phục vụ dạy học Có kế hoạch khen thưởng động viên hằng năm đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các phong trào thi đua
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Nâng cao mức thưởng đối với tập thể,
cá nhân đạt thành tích cao trong các đợt thi đua
Đây là vấn đề mà bản thân nhận thấy cần quan tâm của một người quản lý trường học trong giai đoạn hiện nay Kính mong được góp ý bổ sung của các bạn đồng nghiệp đồng thời được trao đổi kinh nghiệm chia sẻ cùng những ai có tâm huyết có trách nhiệm để công tác thi đua, khen thưởng đạt mục đích, ý nghĩa
Xin chân thành cảm ơn
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Thị Lộc NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ………
………
………
………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN