Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2009 giải thích một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: “a Sở hữu tr
Trang 1BÀI LÀM.
Tổ hợp công ty mẹ - công ty con là một mô hình kinh doanh khá mới mẻ ở nước ta Giữa công ty mẹ và công ty con có mối liên hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác Sau đây em xin trình bầy hiểu biết của mình về loại mô hình này
I Những vấn đề pháp luật về công ty mẹ - công ty con ở nước ta.
1 Điều kiện để một công ty trở thành công ty mẹ của một công ty khác.
Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) giải thích một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó”.
Theo đó, có ba điều kiện và chỉ cần thuộc một trong ba điều kiện trên để một công ty trở thành công ty mẹ của công ty khác Pháp luật quy định như vậy đã cho thấy được tầm ảnh hưởng lớn của công ty mẹ đối với công ty con
2 Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ với công ty con.
Trang 2Thứ nhất, tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con
Thứ hai, hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập
Thứ ba, trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi
mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó Người quản lý của công
ty mẹ phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó
Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con thì chủ nợ hoặc thành viên,
cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công
ty con
Trường hợp công ty con này hoạt động như trên theo sự can thiệp của công ty mẹ
mà đem lại lợi ích cho công ty con khác thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại
Nếu công ty mẹ là công ty nhà nước thì trách nhiệm được quy định tại Điều
28 NGhị Định 8 của Chính Phủ số 11/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007:
“Trách nhiệm của công ty mẹ đối với các công ty con trong trường hợp công ty mẹ
lạm dụng vị thế nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối
Trang 3làm tổn hại đến lợi ích của công ty con, các chủ nợ và các bên có liên quan, thực hiện như đối với tổng công ty quy định tại Điều 17 Nghị định này “.
Điều 17 Trách nhiệm của tổng công ty:
“1 Tổng công ty không được lạm dụng vị thế của công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối đối với các đơn vị thành viên là công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do tổng công ty làm chủ sở hữu, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của tổng công ty, làm tổn hại đến lợi ích của các đơn vị thành viên, các chủ nợ và các bên
có liên quan.
Tổng công ty không được có những quy định trong Điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu làm tổn hại đến lợi ích của công ty đó, các chủ nợ và các bên liên quan.
2 Trường hợp thực hiện các hành vị sau đây mà không có sự thoả thuận với đơn vị thành viên nêu tại khoản 1 Điều này gây thiệt hại đối với các đơn vị thành viên đó, thì tổng công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đơn vị thành viên và các bên liên quan:
a) Buộc đơn vị thành viên phải ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế không bình đẳng và bất lợi đối với đơn vị thành viên.
b) Điều chuyển vốn, tài sản của các đơn vị thành viên, gây thiệt hại cho đơn
vị thành viên bị điều chuyển.
c) Điều chuyển một số hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lãi từ đơn vị thành viên này sang đơn vị thành viên khác không có sự thoả thuận với đơn vị thành viên bị điều chuyển, dẫn đến đơn vị thành viên bị điều chuyển bị lỗ hoặc lợi
Trang 4d) Quyết định các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với đơn vị thành viên trái với điều lệ và pháp luật; giao nhiệm vụ cho đơn vị thành viên thực hiện không dựa trên cơ sở ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị này.
đ) Buộc đơn vị thành viên cho tổng công ty hoặc đơn vị thành viên khác vay vốn với lãi suất thấp, điều kiện vay và thanh toán không hợp lý hoặc phải cung cấp các khoản tiền vay để tổng công ty hoặc đơn vị thành viên khác thực hiện các hợp đồng kinh tế có nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị thành viên”.
Việc quy định của luật pháp như vậy nhằm xác định trong quan hệ giữa công
ty mẹ và công ty con có tính độc lập tương đối, đồng thời hạn chế tình trạng lạm quyền của công ty mẹ quyết định quá sâu đến hoạt động kinh doanh của công ty con
3 Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con.
Vấn đề này được quy định rất chi tiết và cụ thể tại Điều 148 Luật Doanh Nghiệp 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009):
“1 Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty theo quy định của pháp luật về kế toán;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của nhóm công ty;
c) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của nhóm công ty.
2 Người chịu trách nhiệm lập báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này chưa được lập và đệ trình các báo cáo đó nếu chưa nhận được đầy đủ báo cáo tài chính của các công ty con.
Trang 53 Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của nhóm công ty.
4 Trường hợp không biết hoặc không nghi ngờ về việc báo cáo do công ty con lập
và đệ trình có thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo thì người quản lý công ty mẹ sử dụng các báo cáo đó để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của nhóm công ty.
5 Trong trường hợp người quản lý công ty mẹ đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền mà vẫn không nhận được báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định từ công ty con thì người quản lý công ty mẹ vẫn lập và trình báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của nhóm công ty Báo cáo có thể gồm hoặc không gồm các thông tin từ công ty con đó, nhưng phải có giải trình cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch.
6 Các báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm của công ty mẹ, của các công ty con và các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của cả nhóm công ty phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ Bản sao của các báo cáo, tài liệu quy định tại khoản này phải có ở các chi nhánh của công ty mẹ trên lãnh thổ Việt Nam.
7 Đối với các công ty con, ngoài các báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp luật, còn phải lập và đệ trình báo cáo tổng hợp về mua, bán và các giao dịch khác với công ty mẹ”.
II Vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình tổ hợp công
ty mẹ - công ty con
Trang 6Nghị quyết Hội nghị TƯ 3 (Khóa IX) đã viết: “DNNN… giữ vị trí then chốt
trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng
và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN” Do đó, việc tăng tính hiệu quả của DNNN không chỉ nhằm mục đích làm
cho kinh tế nhà nước nói riêng và kinh tế nước ta nói chung vững mạnh mà còn góp phần tăng tính định hướng XHCN của nền kinh tế Vì thế việc sắp xếp đổi mới DNNN để nâng cao hiệu quả hoạt động của nó là vấn đề rất bức xúc hiện nay Nhưng muốn sự sắp xếp có hiệu quả phải áp dụng nhiều biện pháp, theo đa số quan điểm, biện pháp quan trọng nhất là phải tìm được mô hình tổ chức doanh nghiệp
mà với mô hình này chúng ta sẽ tác động trực tiếp vào vấn đề sở hữu, và do đó sẽ làm tăng tính minh bạch của DNNN Mô hình công ty mẹ, công ty con là mô hình đáp ứng được yêu cầu này
1 Đặc trưng và ưu việt của mô hình công ty mẹ - công ty con.
Có thể rút ra những đặc trưng của quan hệ công ty mẹ – công ty con là: thứ
nhất, công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có sản nghiệp
riêng (pháp nhân kinh tế đầy đủ); thứ hai, công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của công ty con; thứ ba, công ty mẹ chi phối đối với các
quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều
hành; thứ tư, vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công
ty với nhau và mang tính tương đối, tức công ty con này có thể là công ty mẹ của một công ty khác (tính tương đối này càng nổi bật hơn trong trường hợp các công
ty trong một nhóm có nắm giữ vốn cổ phần qua lại của nhau, thí dụ như theo mô
hình của các tập đoàn của Nhật); thứ năm, trách nhiệm của công ty mẹ đối với
Trang 7công ty con nói chung là trách nhiệm hữu hạn; thứ sáu, về mặt lý thuyết, mô hình
quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế; tức công ty mẹ, con công ty con, công ty cháu
Một vấn đề cần lưu ý là, mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, và nếu công ty con là công ty có trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con, nên luật pháp nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con Thí dụ, Luật công ty của Cộng hoà Liên bang Nga qui định nếu công ty mẹ đưa ra chỉ thị buộc công ty con phải thực hiện theo một cam kết nào đó giữa công ty mẹ và công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới
Ngoài ra, theo luật pháp của nhiều nước và theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì công ty mẹ phải có trách nhiệm trình báo cáo tài chính tập trung hay hợp nhất tại đại hội cổ đông của công ty mẹ, trừ trường hợp công ty mẹ là công ty con của một công ty khác hoặc hoạt động của công ty con quá khác biệt với công ty mẹ; bởi lẽ,
dù là hai thực thể pháp lý độc lập nhưng trên thực tế chúng là những công ty liên kết, một thực thể kinh tế hợp nhất
Mô hình công ty mẹ – công ty con có nhiều ưu điểm cả về cơ cấu tổ chức và
cơ chế quản lý, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có qui mô lớn như các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia
Thứ nhất, theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của một
doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các doanh nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực
Trang 8thể pháp lý độc lập, và về mặt pháp lý không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó Chính với trách nhiệm hữu hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần
để chủ sở hữu có thể xác lập một cơ chế quản lý phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một bộ phận trực thuộc của công ty mẹ
Thứ hai, với mối quan hệ theo mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ còn
có thể thực hiện được chiến lược chuyển giá (price transferring), nhất là trong những trường hợp các doanh nghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài
Thứ ba, với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với
các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số, cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông bằng cách cùng nhau đầu tư lập các công ty con
Thứ tư, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ động
hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con
Cuối cùng, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ
Chính vì những ưu điểm nêu trên, hiện nay ở nhiều nước, mô hình công ty mẹ – công ty con gần như là mô hình duy nhất được sử dụng để xác lập mối quan hệ giữa các công ty trong cùng một nhóm, một tập đoàn
Trang 92 Hiện thực chuyển đổi DNNN sang mô hình tổ hợp công ty mẹ - công
ty con ở Việt Nam.
a Điều kiện chuyển đổi.
Điều 36 NGhị Định 8 của Chính Phủ số 11/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 quy định:
“1 Đối với tổng công ty nhà nước phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Tất cả các đơn vị thành viên đã, đang chuyển đổi hoặc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách và kế hoạch cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để hình thành cơ cấu gồm công ty mẹ, các công ty con, công ty liên kết.
b) Công ty mẹ dự kiến thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại công ty nhà nước.
c) Công ty mẹ có quy mô vốn lớn, có khả năng sử dụng nguồn vốn thực có của công ty hoặc có phương an khả thi để huy động vốn, đầu tư đủ vốn vào các công ty con, công ty liên kết để chi phối các công ty con, sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con.
d) Tổng công ty có khả năng phát triển, kinh doanh đa ngành nghề trong đó
có một ngành kinh doanh chính, có nhiều đơn vị phụ thuộc ở trong, ngoài nước.
2 Đối với công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Trang 10a) Có khả năng tổ chức thành công ty mẹ có quy mô vốn lớn hoặc công ty
mẹ có khả năng sử dụng tiềm lực tài chính, bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để thực hiện việc đầu tư vốn, chi phối các doanh nghiệp khác.
b) Công ty mẹ dự kiến thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại công ty nhà nước.
c) Đang có cổ phần, vốn góp chi phối ở nhiều doanh nghiệp khác hoặc được Thủ tướng Chính phủ (nếu là doanh nghiệp thành viên tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập), Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu là công ty nhà nước độc lập) phê duyệt kế hoạch cổ phần hoá các bộ phận của công
ty (trừ các bộ phận hình thành công ty mẹ), hoặc được phê duyệt kế hoạch đầu tư, góp trên 50% số vốn điều lệ của công ty vào các công ty khác để nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty này”.
Để chuyển đổi được sang mô hình tổ hợp công ty – công ty con cần phải giải quyết một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước cần có những bước đánh giá, phân tích một cách khoa học chuỗi giá trị (value chain) của nhóm (các thành viên tổng công ty) để xác định những công ty nòng cốt, nắm giữ khâu then chốt trong chuỗi giá trị tổng công ty để chuyển đơn vị thành viên này trở thành công ty mẹ, nắm giữ vốn cổ phần trong các công ty con Công ty mẹ có thể là công ty sản xuất, thương mại – dịch vụ, nghiên cứu và phát triển hoặc là công ty tài chính – ngân hàng Việc chọn công ty mẹ này đồng nghĩa với việc giải thể bộ máy quản lý hành chính của các tổng công ty hiện nay