Để góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nhất là giao thông đường bộ, lực lượng Thanh tra Sở GTVT cả nước nói chung và lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội nói riêng đã hoạt động tích
Trang 1MỤC LỤC
I LỜI NÓI ĐẦU 2
II PHẦN NỘI DUNG 5
2.1 MÔ TẢ TÌNH HUỐNG: 5
2.2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: 7
2.3 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ: 8
2.3.1 Nguyên nhân: 8
2.3.2 Hậu quả: 9
2.4 XÂY DỰNG PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: 9
2.4.1 Xây dựng phương án: 9
a Phương án 1: 9
b Phương án 2: 10
c Phương án 3: 11
2.4.2 Lựa chọn phương án tối ưu: 13
2.5 LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC CHỌN: 13
2.5.1 Lập biểu đồ công tác theo thời gian: 13
2.5.2 Tổ chức thực hiện và phân công trách nhiệm: 14
III KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 16
3.1 KIẾN NGHỊ: 16
3.1.1 Đối với cơ quan chức năng: 16
3.1.2 Đối với Thanh tra Sở: 18
3.1.3 Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa và xây dựng các công trình: 19
3.2 KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 2I LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã và đang phát triển theo chiều hướng tích cực theo nền kinh tế thị trường, đạt được nhiều thành tựu to lớn Góp phần không nhỏ trong sự phát triển ấy là sự phát triển của hệ thống công trình giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chyển hàng hóa của toàn xã hội Giao thông càng phát triển thì việc đi lại, buôn bán, giao thương càng thuận tiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Vì vậy vấn đề phát triển hạ tầng kỹ thuật công trình giao thông đảm bảo giao thông thuận lợi, phát triển kinh tế xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm
Thực tế, việc bảo vệ các công trình giao thông là hết sức cần thiết và quan trọng Vì thế trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành các Luật, pháp lệnh
và các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ này như: Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng
02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng
02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 (Được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị của nước ta, nằm ở khu vực trung tâm của miền Bắc, là cầu nối vận quan trọng trong việc lưu thông vận chuyển hàng hóa lớn qua lại giữa các tỉnh Với mật độ dân cư lớn, nhiều trường đại học, cao đẳng, nhiều xí nghiệp, khu công nghiệp nên nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa ngày càng đòi hỏi sự đáp ứng tốt hơn nữa của hệ thống công trình giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn và thuận
Trang 3tiện nhằm đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội Thực hiện Công điện số UBATGT ngày 06/01/2015 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tổ chức
02/CĐ-Lễ ra quân thực hiện “ Năm An toàn giao thông 2015” với mục đích, yêu cầu: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông Để góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nhất là giao thông đường
bộ, lực lượng Thanh tra Sở GTVT cả nước nói chung và lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội nói riêng đã hoạt động tích cực nhằm phát hiện và xử lý nhiều vụ
vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải cho phép tham giao giao thông góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Hướng dẫn các Doanh nghiệp kinh doanh vận tải thực hiện đúng tải trọng khi vận chuyển hàng hóa; tuyên truyền nhắc nhở ý thức của người tham gia giao thông chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, từng bước nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Vì vậy vai trò của lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội trong việc tuần tra, xử lý kiểm soát tải trọng phương tiện và các vi phạm khác là
hết sức quan trọng Cho nên tôi chọn đề tài “Xử lý tình huống điều khiển
phương tiện tham gia giao thông vượt quá tải trọng” làm đề tài tiểu luận tốt
nghiệp cuối khóa chương trình Bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên
2 Mục tiêu của đề tài:
Làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn của công tác tuần tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đượng bộ, trật tự an toàn giao thông đặc biệt là hành vi vi phạm điều khiển xe chở hàng vượt quá tải trọng cho phép khi tham giao thông Trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi bổ sung và đề ra những giải pháp nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải trong việc tuần tra, kiểm soát tải trọng cũng như giáo dục ý thức điều khiển phương tiện của người tham gia giao thông đúng pháp luật Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên, nhân viên Thanh tra Sở Giao thông
Trang 4vận tải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo
an toàn giao thông phục vụ lợi ích cho toàn xã hội
3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu, văn bản
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
4 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố Hà Nội
5 Bố cục của luận văn:
Tiểu luận gồm các phần sau:
I Lời nói đầu
II Nội dung
2.1 Mô tả tình huống 2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống 2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả 2.4 Xây dựng phân tích , lựa chọn phương án giải quyết tình huống 2.5 Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn
III Phần kết luận và kiến nghị
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc học và hoàn thành đề tài tiểu luận này
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG 2.1 MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:
Theo sự phản ánh của người dân và trên các phương tiện thông tin đại chúng, thời gian gần đây tình trạng có nhiều phương tiện tham gia giao thông chở hàng vượt quá tải trọng cho phép khi lưu hành ngày càng rầm rộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, làm hư hỏng kết cấu hạng tầng giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội Các xe hoạt động đông nhất vào lúc đêm khuya, vào khung giờ nghỉ của lực lượng chức năng nên gây khó khăn trong việc kiểm soát và ngăn chặn
Trước tình trạng đó, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã xây dựng
và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 226/KH/TTS-TMTH ngày 17/03/2015 của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội về việc “Tập trung kiểm soát tải trọng từ các đầu mối bốc xếp hàng hóa; tăng cường kiểm tra, xử lý xe ô tô xếp hàng sai quy định; chở hàng hóa quá tải trọng xe; quá tải, quá khổ giới hạn cầu đường; chở vật tư, vật liệu xây dựng, đất phế thải vi phạm trật tự ATGT, VSMT trên địa bàn Thành phố”, bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm tra siết chặt vận tải nhằm hạn chế và dần dần xóa sạch tình trạng xe quá tải như hiện nay
Hồi 20h00, ngày 25 tháng 3 năm 2015, Tổ công tác thuộc Đội thanh tra Giao thông vận tải Đông Anh trong lúc tuần tra xử lý vi phạm đã phát hiện phương tiện xe ô tô BKS: 88C-7906 có dấu hiệu chờ hàng vượt quá tải trọng cho phép trên tuyến đường Quốc lộ 3 (đoạn qua Cầu Lộc Hà, tổng tải trọng cho phép khi qua cầu là 15.000kg ) nên đã ra hiệu lệnh dừng xe và kiểm tra đúng quy trình của pháp luật Tổ công tác yêu cầu lái xe là anh Trần Văn Quân (Sinh năm 1976, địa chỉ: Xã Tân Phong, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc) xuất trình giấy tờ
xe và tiến hành cân xe theo quy định Trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô BKS: 88C-7906 thì tổng trọng lượng được phép khi tham gia giao thông là 16.590kg, tải trọng được phép chở là 9.350kg Còn theo Phiếu cân xe tại thời điểm đó thì tổng trọng lượng khi cân là
Trang 617.360kg Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ; Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGTVT ngày 07/02/2014 quy định chi tiết cho từng loại xe tương ứng với số trục của phương tiện; Văn bản số 5593/TCĐB-ATGT ngày 23/10/2014 của Tổng Cục đường bộ Việt Nam về việc áp dụng hình thức kiểm tra tải trọng xe:
+ Xác định quá tải trọng xe: (17.360-16.590)/9.350*100% = 8,23%
+ Xác định quá tải cầu đường: (17.360-15.000)/15.000*100%=15,73% Đối chiếu với quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 (Được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thí lái xe Trần Văn Quân không vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải của xe vì mức quá là 8,23% < 10% cho phép, chỉ vi phạm quá tải trọng của cầu mức trên 10% đến 20%
Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính số 0083968/BB-VPHC ngày 25/3/2915 đối với lái xe Trần Văn Quân thực hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20% (vi phạm khoản 2 điều 33) Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 (Được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Ngoài ra, Tổ công tác cũng tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính số 0083969/BB-VPHC ngày 25/3/2015 đối với chủ xe là Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng vì đã có hành vi giao cho người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 điều 33 (vi phạm Điểm k khoản 5 điều 30) Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 (Được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Trang 7Cùng với việc lập biên bản vi phạm hành chính, Tổ công tác đã yêu cầu lái xe Quân ký cam kết không tái phạm, chở hàng đúng tải trọng quy định Yêu cầu lái xe chấm dứt ngay hành vi vi phạm, buộc hạ ngay phần quá tải theo quy định của pháp luật Nhận thực được hành vi vi phạm của mình, lái xe Quân đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, tạo điều kiện để Tổ công tác hoàn thành nhiệm vụ khi xử lý Tại thời điểm đó, bằng biện pháp nghiệp vụ và số liệu tổng hợp Tổ công tác đã xác định được anh Quân đã từng bị lập biên bản vi phạm hành chính quá tải xe hồi tháng 12/2014 Cùng thời điểm đó, anh Quân đã xuất trình sổ hộ nghèo, gia đình khó khăn, mong muốn được giảm nhẹ mức xử phạt
Tổ công tác ghi nhận và tiến hành lập biên bản đúng quy định của pháp luật Biên bản kết thúc lúc 20h30’ cùng ngày, đã được đọc lại cho mọi người liên quan cùng nghe, không ai có ý kiến khác và đồng ý ký tên vào biên bản Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người vi phạm hoặc đại điện tổ chức vi phạm là anh Quân (hẹn 07 ngày sau đến trụ sở Đội để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật)
2.2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
Để công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ, công tác Thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm hành chính ngày càng đạt hiệu quả, khi xử lý cần phải đảm bảo các mục tiêu sau:
- Trước hết, việc xử lý phải tuân thủ các nguyên tắc, nội dung, trình tự thủ tục và thẩm quyền theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008
và Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Xử phạt đúng các điểm, điều, khoản quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 (Được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Trần Văn Quân lái xe ô tô BKS: 88C-7906 và Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng (chủ xe) không những có tính
Trang 8giáo dục, răng đe mà còn nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người tham gia giao thông, vận chuyển hàng hóa được thuận lợi và tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
- Xử lý vi phạm hành chính phải giải quyết hài hòa giữa tính hợp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
- Lựa chọn phương án xử lý vi phạm khả thi để giải quyết Đồng thời giáo dục nhận thức của người vi phạm về hành vi vi phạm của mình và tự giác chấp hành pháp luật
2.3 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ:
2.3.1 Nguyên nhân:
- Thiếu sót trong tổ chức quản lý Nhà nước ở các cấp trong quá trình hoạt động điều hành cũng như việc giám sát, thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ Đặc biệt là đối với lĩnh vực bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Sự thiếu trách nhiệm sa sút phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức, thanh tra viên, nhân viên tạo điều kiện cho các phương tiện hoạt động vi phạm về tải trọng và các vi phạm khác
- Tính chủ động, phối hợp trong nắm bắt thông tin, chỉ đạo điều hành, tổ chức đấu tranh với các hành vi vi phạm của các ngành, các cấp, các lực lượng thực thi còn nhiều hạn chế, tổ chức lực lượng đấu tranh chống hành vi vi phạm còn phân tán, chồng chéo giữa các ngành, các cấp làm nảy sinh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, chưa sát sao với công việc
- Trình độ chuyên môn, năng lực của một bộ phận cán bộ, nhân viên chưa đồng đều, chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cẩu nhiệm vụ
Trang 9- Ý thức của những tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hàng hóa và người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, chỉ thấy cái lợi trước mắt, không phục vụ lợi ích toàn xã hội
2.3.2 Hậu quả:
- Nếu địa phương không phối hợp, đấu tranh ngăn chặn tốt việc vi phạm chở hàng vượt quá tải trọng cho phép sẽ làm tăng chi phí ngân sách Nhà nước cho việc duy tu, sửa chữa công trình giao thông do sự xuống cấp và bị phá hủy
- Làm mất uy tín của cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ, công chức, các
cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực giao thông đường bộ như: Thanh tra Sở Giao thông vận tải; Cảnh sát giao thông; Cảnh sát trật tự; Thanh tra Sở Xây dựng…làm giảm lòng tin và gây bất bình trong nhân dân
- Pháp chế xã hội không được nghiêm minh, kỷ cương phép nước không được giữ vững, niềm tin sẽ bị xói mòn, công bằng xã hội sẽ khó thực hiện…
2.4 XÂY DỰNG PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
2.4.1 Xây dựng phương án:
Qua nội dung sự việc của tình huống nêu trên, sau khi phân tích nguyên nhân, hậu quả và xác định mục tiêu của tình huống chúng ta cần đặt ra các phương án giải quyết tình huống đã nêu ở trên:
a Phương án 1:
Xử lý vi phạm hành chính số tiền 2.000.000 đồng với lái xe và 4.000.000 đối với chủ phương tiện
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 33 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng
11 năm 2013 (Được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
Trang 10lĩnh vực giao thông đường bộ thì mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Căn cứ vào Điểm k Khoản 5 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày
13 tháng 11 năm 2013 (Được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Căn cứ vào tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định Điều 9, Điều 10 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Như vậy, phương án này sẽ xử phạt vi phạm hành chính đối với Trần Văn Quân (lái xe) và Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng (chủ xe) mức phạt tiền thấp nhất của khung tiền phạt là 2.000.000 đồng và 4.000.000 đồng
* Những ưu điểm và khuyết điểm của phương án 1:
+ Ưu điểm:
- Đúng theo quy định của pháp luật
- Đối tượng vi phạm do hiểu biết pháp luật còn hạn chế
- Thể hiện được tính nhân văn của pháp luật, có thái độ thành khẩn, chấp hành tốt yêu cầu của cơ quan chức năng
- Có tính khả thi cao khi ban hành và thực hiện quyết định xử phạt
+ Nhược điểm:
- Chưa thể hiện tốt tính nghiêm minh của pháp luật
- Tính răn đe chưa cao đối với đối tượng vi phạm
b Phương án 2:
Xử lý vi phạm hành chính số tiền 2.500.000 đồng với lái xe và 6.000.000 đối với chủ phương tiện
Trang 11Căn cứ vào Khoản 2 Điều 33 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng
11 năm 2013 (Được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Căn cứ vào Điểm k Khoản 5 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày
13 tháng 11 năm 2013 (Được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Căn cứ vào tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định Điều 9, Điều 10 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Như vậy, phương án này sẽ xử phạt vi phạm hành chính đối với Trần Văn Quân (lái xe) và Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng (chủ xe) mức phạt tiền trung bình của khung tiền phạt là 2.500.000 đồng và 6.000.000 đồng
* Những ưu điểm và khuyết điểm của phương án 2:
- Thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật
- Có tình giáo dục và tính răn đe đối với đối tượng vi phạm
- Có tính khả thi khi ban hành quyết định và thực hiện quyết định
c Phương án 3:
Xử lý vi phạm hành chính số tiền 3.000.000 đồng với lái xe và 8.000.000 đối với chủ phương tiện
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 33 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng
11 năm 2013 (Được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong