Xuất phát từ tầm quan trọng của trẻ em, từ thực tế tình hình của địa phương và kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp chuyên viên K4A-15 của trường
Trang 1I LỜI MỞ ĐẦU
Trẻ em là những công dân nhỏ tuổi và là chủ tương lai của đất nước Quan tâm đến trẻ em là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách chăm lo cho trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em vùng khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để các em được sống, được hòa nhập và phát triển Việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em được chú trọng; đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì còn rất nhiều hạn chế cụ thể như: Tình trạng trẻ em lao động sớm còn rất nhiều, tỷ lệ trẻ em có nguy cơ lang thang cũng rất cao, trẻ
em bị bạo lực diễn ra không ít, tỷ lệ trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi ngày một gia tăng, Vì vậy, để có một tương lai tươi sáng cho mọi trẻ em thì công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cần ngày một chú trọng
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công với Cách mạng và công tác xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật
Là công chức mới của phòng Lao động Thương binh và Xã hội và đã được tiếp cận, xử lý một số vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc trẻ
em Xuất phát từ tầm quan trọng của trẻ em, từ thực tế tình hình của địa phương
và kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp chuyên viên K4A-15 của trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong em xin chọn đề
tài: “Xử lý tình huống bạo hành trẻ em trên địa bàn huyện Thường Tín” để
Trang 2viết tiểu luận cuối khoá học, mong muốn góp một phần nhỏ bé trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung, trên địa bàn huyện Thường Tín nói riêng
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo và Quý thầy cô Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy giáo chủ nhiệm lớp K4A-2015 và các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này Bản thân em rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô trong nhà trường, cũng như các đồng chí, đồng nghiệp để bài viết hoàn thiện hơn, áp dụng vào thực tiễn được tốt hơn
Lý do lựa chọn đề tài
Thứ nhất, tình trạng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ở nước ta đang có xu
hướng gia tăng, với tính chất ngày càng nghiêm trọng
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi bị cha
mẹ hoặc người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực (khoảng 3.000-4.000 vụ) Trẻ em bị bạo hành, ngay trong gia đình, trong nhà trường và cả ngoài xã hội Không riêng gì ở vùng sâu, vùng xa, mà ngay tại những thành phố lớn chuyện bạo hành trẻ em cũng không phải là chuyện hiếm
Về vấn đề này, thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm Bộ Công
an cho biết, mỗi năm trung bình có từ 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện (kể cả xâm hại tình dục) Điều đáng nói số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước Từ đầu năm 2015, nhiều vụ bạo hành trẻ em dã man đã xảy ra với một số ví dụ điển hình: Ngày 16/7/2015, cháu Lê Văn Hải, 3 tuổi ở Bình Dương bị cha dượng đạp vào bụng gây vỡ đại tràng; ngày 25/8/2015, cháu Nguyễn Thị Kim Linh, 12 tuổi ở Bình Thuận bị mẹ ruột tẩm xăng đốt vì thiếu
nợ tiền vé số Trước đó, dư luận đã phải chứng kiến quá nhiều vụ việc trẻ em bị chính người thân bạo hành
Trang 3Thứ hai, văn hóa “thương cho roi cho vọt” của người Việt Nam đối với
việc người lớn đánh trẻ con được xem là bình thường Là chuyện riêng của mỗi nhà, không ai dám xen vào Nhiều trường hợp không lấy giáo dục tâm lý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi Đây có thể nói là hành vi thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác Bên cạnh ảnh hưởng đến thân thể, bạo hành thời nay còn có cả yếu tố lăng mạ về tinh thần, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác đến mức gây ra những chứng bệnh về thần kinh, tự kỷ Đây là hiện tượng đi ngược lại với đạo đức của người Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em Vì vậy, nên xem xét một cách nghiêm túc cách nuôi dạy con theo văn hóa này
Thứ ba, pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe với hành vi bạo hành
trẻ em và cũng chưa có quy định xử phạt chính quyền địa phương nơi để xảy ra bạo hành trẻ em Câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta có hệ thống pháp luật, có các
tổ chức nhân quyền, bảo vệ trẻ em mà tình trạng bạo hành trẻ em vẫn không giảm bớt Các cơ quan bảo vệ pháp luật và chính quyền địa phương đã ở đâu khi những đứa trẻ bị bạo hành?
Thứ tư, huyện Thường Tín bên cạnh những mặt tích cực do kinh tế mang
lại thì còn có không ít những mặt tiêu cực như tệ nạn xã hội, ma túy mại dâm,… Tuy nhiên, đáng lưu ý hơn cả là nạn bạo hành trẻ em Mặc dù, lãnh đạo UBND cấp huyện, cấp xã đã có nhiều hướng chỉ đạo nhằm xóa bỏ triệt để tình trạng trên nhưng vẫn còn tồn tại một số trường hợp thường xuyên đánh đập con cái
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là giải quyết vấn đề tình huống đặt ra thấu tình, đạt lý, mang lại niềm tin cho nhân dân, đồng thời là cơ sở để tham khảo áp dụng cho các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai Để đạt được mục tiêu trên, tiểu luận hướng tới thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, bao gồm:
- Mô tả đa chiều tình huống bạo hành trẻ em trên địa bàn huyện Thường Tín Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân và hậu quả
Trang 4- Xác định mục tiêu xử lý tình huống từ đó xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
- Lựa chọn phương án tối ưu, tiến hành lập kế hoạch tổ chức thực hiện
- Đưa ra kết luận và kiến nghị
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập: Thông qua phỏng vấn đối tượng, phỏng vấn người
dân địa phương, cán bộ cấp xã và cán bộ huyện, lãnh đạo phụ trách chuyên môn
về trẻ em Thông qua tài liệu lưu trữ ghi chép sự việc
Phương pháp phân tích: Tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích và
tổng hợp trong quá trình nghiên cứu vấn đề tình huống đặt ra; vận dựng phương pháp so sánh khi lựa chọn phương án tối ưu
Phương pháp trình bày kết quả: Tiểu luận có sử dụng hệ thống bảng biểu
trong quá trình lập kế hoạch để tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu hành vi bạo hành
trẻ em trên địa bàn huyện Thường Tín (xã Tiền Phong) năm 2015
Bố cục của tiểu luận
Ngoài mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành
3 phần:
Phần 1: Lời mở đầu, trong đó, nêu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu của đề
tài, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Phần 2: Nội dung của tiểu luận, trong đó, tiểu luận mô tả tình huống bạo
lực trẻ em từ đó xác định mục tiêu xử lý tình huống, phân tích nguyên nhân và hậu quả; xây dựng phương án giải quyết và lập kế hoạch cho phương án tối ưu
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Trang 5II NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN
2.1 Mô tả tình huống
Ông Nguyễn Văn Vinh sinh năm 1975 sống tại xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội Ông Vinh mới chỉ học hết cấp 2, công việc của ông là đi phụ hồ cho các công trình Công việc rất vất vả, có khi làm đến 9 giờ tối và làm
cả ngày chủ nhật Ông lấy vợ khi ông 20 tuổi và sinh được ba người con, cả ba đều là con gái Vợ ông cũng không có nghề nghiệp ổn định, phải đi làm thuê, may gia công cho một vài cơ sở may tư nhân trong làng nhưng lại hay đau ốm nên tiền công cũng không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình
Là con trai trưởng trong nhà, ông Vinh rất mong mỏi có con trai để nối dõi Công việc vất vả, nợ nần chồng chất và gia đình không được như ý muốn nên ông tỏ ra chán nản, bế tắc Thu nhập không ổn định cùng với suy nghĩ xem nhẹ con gái, các con của ông cũng không được đi học
Hàng xóm của gia đình ông Vinh chia sẻ, không ít lần nghe thấy ông chửi bới vợ con và tiếng khóc của trẻ con trong nhà Họ cho rằng đó chỉ là chuyện riêng của gia đình ông Vinh nên không can thiệp và việc dùng roi vọt cũng chỉ
là cách giáo dục bình thường Tình trạng trên kéo dài trong một thời gian dài, cho đến ngày 19/05/2015, cô con gái út bị ông dùng điếu cày đánh gẫy tay, thâm tím khắp người và phải đi cấp cứu chỉ vì cháu sơ ý làm vỡ cốc chén trong khi cháu mới có 5 tuổi Thấy tình trạng con gái như vậy, ông Vinh nhanh chóng đưa con đi bệnh viện và có phần hối hận vì hành động của mình
Khi xuống địa phương giải quyết sự việc, cán bộ phòng Lao động TB&XH huyện có dịp được trò chuyện với con gái thứ 2 của ông Vinh “Bố quát mắng, đập phá đồ đạc”, “Bố hay tức vô lý”, “Bố chửi mắng mẹ nhiều”, “Bố đánh mẹ”,…là những miêu tả của em khi được hỏi về bố Ấn tượng của em về
bố là bàn nhậu, những chai rượu và mâm cơm tan hoang
Trang 6Và khi làm việc với UBND xã Tiền Phong về sự việc này, lãnh đạo xã cho biết, trước đó, chính quyền địa phương đã nhiều lần mời ông lên trụ sở xã để làm việc khi được nghe phản ánh nhưng không lần nào ông có mặt
Mặc dù, ông Vinh đã xử lý ngay hậu quả đã gây ra cho con gái mình và nhận khuyết điểm nhưng vẫn phải xem xét, tìm ra phương án xử lý rõ ràng, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và mang lại niềm tin cho nhân dân để hành
vi bạo hành trẻ em không còn tái diễn
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Đảm bảo xử lý nghiêm minh, khách quan theo đúng quy định của pháp luật
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân Xử lí đúng người, đúng tội, xác định rõ ràng và cụ thể trách nhiệm về vật chất và tinh thần đối với ông Vinh Ngoài ra, còn phải tính đến hoàn cảnh gia đình của gia đình ông Vinh
- Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội Dựa vào hoàn cảnh kinh tế của gia đình ông Vinh để cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ
mà vẫn đảm bảo tính răn đe
2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả
Phân tích nguyên nhân:
Hành vi vi phạm các quyền cơ bản của con người của ông Vinh do nhiều nguyên nhân nhưng có thể tập trung vào một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, do tư tưởng và suy nghĩ gia trưởng bảo thủ là phải có con trai
để nối dõi nên khi vợ sinh con gái ông tỏ ra chán nản Là một người không được học hành tử tế nên trong tư tưởng và tính cách ông Vinh đều cho rằng đánh đập
Trang 7vợ con là quyền của người chồng và không sinh được con trai là trách nhiệm của người vợ Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới hành vi của đối tượng và là một yếu tố cơ bản trong giải quyết vấn đề cho đối tượng
Thứ hai, do sự không kiên quyết trong giải quyết vấn đề của chính quyền
địa phương Rất nhiều lần chính quyền địa phương chỉ nhắc nhở đối tượng mà không có biện pháp ngăn chặn triệt để Chính vì vậy, cũng đã một phần tiếp tay cho đối tượng càng lún sâu hơn vào những sai lầm của mình
Thứ ba, do kinh tế gia đình của đối tượng còn gặp nhiều khó khăn, cả hai
vợ chồng đều không có công ăn việc làm ổn định, người vợ thì ốm đau liên miên tốn nhiều chi phí chạy chữa nên kinh tế gia đình đã khó nay còn khó hơn
Thứ tư, do gia đình hai bên nội ngoại chưa thật sự quan tâm đến con cháu
Hàng xóm láng giềng ngại can thiệp chuyện riêng của gia đình người khác
Thứ năm, do người vợ và các con không có ý thức được rằng việc mình bị
đánh là sai nên cứ chịu đựng như vậy Người vợ cũng quá nhẫn nhục, các con còn quá nhỏ dại để biết cách chống lại những trận đòn roi từ người bố vũ phu
Năm nguyên nhân dù là sự yếu kém của cá nhân hay tổ chức, sự thiếu kiên quyết của chính quyền địa phương hay sự thiếu hiểu biết của đối tượng thì hậu quả vẫn là những sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần cho những đứa trẻ
Phân tích hậu quả:
- Về phía đối tượng bị bạo hành: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra bạo lực
và xâm hại trẻ em có thể để lại những hậu quả năng nề tới sức khỏe thể chất và tinh thần Nó làm giảm khả năng học tập, nhận thức và hòa nhập xã hội, tác động tới cuộc sống sau này của mỗi con người Như vậy, bạo hành ngay trong gia đình, bố mẹ vô hình chung chính là người đã tạo ra những hệ lụy cho con em mình sau này
- Do sự không kiên quyết trong giải quyết vấn đề của chính quyền địa phương nên gây sự mất uy tín của cơ quan Nhà nước, của cán bộ công chức và giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong xã hội
Trang 8- Ảnh hưởng xấu về xã hội
Thứ nhất, bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác
và tinh thần đối với tất cả các thành viên khác trong gia đình Những hậu quả này chất thêm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia
Thứ hai, bạo lực gia đình đã chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục
Bởi lẽ, trẻ em bị bạo hành thường có những rối loạn tâm lý và sa sút trong học tập Nếu những đứa trẻ này không được quan tâm và giáo dục đúng mức thì các
em có thể trở thành những đứa trẻ hư làm gia tăng tỷ lệ tội phạm vị thành niên,
tệ nạn xã hội, chất thêm gánh nặng lên vai các nhà quản lý xã hội
Thứ ba, bạo lực gia đình còn tăng thêm gánh nặng lên vai các cơ quan
pháp luật Điều này thể hiện qua việc pháp luật của hầu hết các quốc gia hiện đã xếp các hình thức bạo lực gia đình ở những mức độ khác nhau là những hành vi
vi phạm pháp luật Chính vì vậy, khi có hành vi bạo lực xảy ra, các quan pháp luật phải vào cuộc điều tra, xét xử, có rất nhiều vụ án là hậu quả của bạo lực gia đình tốn rất nhiều công sức, thời gian, nhân lực của nhà nước
Thứ tư, bạo hành trẻ em gây suy giảm chất lượng nguồn lao động sau này,
gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của nền kinh tế
2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Cơ sở lý luận để giải quyết tình huống:
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý
của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình 2007) Trong đó, bạo hành trẻ em là một trường hợp của bạo lực gia đình
Trong những năm qua, nhằm thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1990, Quốc hội đã ban hành, bổ
Trang 9sung, sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng quy định nhiều nội dung trực tiếp hoặc gián tiếp về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Trên cơ sở đó, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung này
Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, một số địa phương đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong
đó có phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; lồng ghép các mục tiêu về trẻ em (trong đó có mục tiêu về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em) vào Nghị quyết của HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Phân tích tình huống
Ông Nguyễn Văn Vinh trong thời gian dài đã có những hành vi ngược đãi, đánh đập con cái Theo Điểm a, khoản 1, Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực
gia đình năm 2007: “1 Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng”
Theo quy định của pháp luật ông Vinh có thể phải chịu một trong những hình phạt sau:
Theo Điều 9, Nghị định 110/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình: “Điều 9 Hành vi đánh đập
hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.”
Theo Điều 104, 110 Bộ Luật hình sự: “Điều 104 Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1 Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”
“Điều 110 Tội hành hạ người khác
Trang 101 Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật”
Tuy nhiên, xét thấy đối tượng đã có thái độ thành khẩn hối lỗi, xét theo những tình tiết giảm nhẹ theo Điều 5 Nghị định 110/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, ông Vinh đã có thái độ thành khẩn hối lỗi và tự nguyện khắc phục hậu quả, bên cạnh
đó một phần là do trình độ nhận thức kém, suy nghĩ lạc hậu
“Điều 5 Tình tiết giảm nhẹ
1 Người có hành vi bạo lực gia đình đã tự hạn chế, làm giảm bớt tác hại của hành vi bạo lực hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại
7 Thực hiện hành vi bạo lực gia đình do trình độ lạc hậu.”
Do đó ông Nguyễn Văn Vinh sẽ bị xử lý theo một trong các hình phạt sau theo Điều 42 và Điều 43 Luật phòng chống bạo lực gia đình như sau:
“Điều 42 Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1 Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
“Điều 43 Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng
1 Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu
Trang 11trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
2 Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.”
Lựa chọn phương án tối ưu
Căn cứ vào cơ sở lý luận và những tình tiết, diễn biến hành vi vi phạm của ông Vinh, có thể tham khảo 3 phương án sau:
Phương án 1
Vê vật chất: Phạt tiền ông Nguyễn Văn Vinh từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình theo Điều 9 của Luật phòng chống bạo lực gia đình
Về xử lý hình sự: Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 3 năm ông Vinh theo Điều 104, 110 Bộ Luật hình sự
Ưu điểm:
- Xử lý nghiêm minh đúng người đúng tội, nhằm ngăn chặn những hành vi gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của ngươi khác trong cộng đồng, thể hiện được tính nghiêm khắc của pháp luật
- Có tác dụng răn đe những ngươi có ý định vi phạm
- Đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng xã hội
Nhược điểm:
- Chưa tính đến yếu tố tình cảm trong xử lý, mang tính khuôn mẫu và cứng
nhắc
- Chưa tính đến những tình tiết giảm nhẹ tội cho ông Vinh, hơn nữa ông là
lao động chính trong gia đình, kinh tế gia đình phụ thuộc rất nhiều vào ông