1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận xử lý tình huống giải quyết khiếu nại về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư

22 3K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 532,79 KB

Nội dung

Nội dung đơn cụ thể như sau: - Khi thu hồi đất để thực hiện dự án, UBND phường D đã xác định sai nguồn gốc sử dụng đất khi coi diện tích 39m2 đất mà gia đình bà N sử dụng hợp pháp từ tr

Trang 1

TRƯỜNG CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LỚP BỒI DƯỠNG NGHẠCH CHUYÊN VIÊN K3A - 2015

Trang 2

Trong số các khiếu nại, tố cáo về đất đai thì khiếu nại về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất chiếm tỷ trọng lớn nhất (51%) Hầu hết công dân đến khiếu nại đều không đồng

ý với phương án bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước Tại Thành phố Hà Nội, các

vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố đều được giao cho Thanh tra Thành phố xác minh, kết luận nội dung đơn Từ thực tiễn vấn đề cũng như

trách nhiệm của một cán bộ Thanh tra Thành phố, tác giả lựa chọn đề tài: “Xử lý

tình huống giải quyết khiếu nại về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư”

để làm tiểu luận tốt nghiệp “Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K3A – 2015”

2 Mục tiêu của đề tài

 Chỉ rõ những nguyên nhân dẫn tới tình huống và hậu quả mà tình huống có thể gây ra

 Đề xuất các phương án khả thi, lựa chọn ra phương án tối ưu nhằm giải quyết các vấn đề mà tình huống đặt ra

Trang 3

2

 Phân tích làm rõ các căn cứ pháp lý của mỗi phương án để làm thông tin tham khảo cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai sau này

3 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả áp dụng các phương pháp nghiên cứu trong khoa học pháp luật để giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra, bao gồm:

Phương pháp truyền thống: phân tích câu chữ Tác giả dựa trên phân tích câu chữ để nắm bắt được ý của người làm luật từ đó áp dụng điều luật phù hợp

để giải quyết tình huống đặt ra

Phương pháp suy lý mạnh: Tác giả áp dụng phương pháp trên khi điều luật không quy định rành mạch về vấn đề đặt ra nhưng cần phải được thừa nhận bởi lý lẽ để chúng tồn tại tương tự hoặc mạnh hơn lý lẽ được dùng làm cơ sở cho những quy tắc được chính thức ghi nhận trong Luật

Phương pháp tiền lệ: Tác giả tham khảo các trường hợp đã được giải quyết trong quá khứ để có cơ sở đưa ra phương án cho tình huống đang nghiên cứu Cụ thể tác giả tham khảo các phương án hỗ trợ về đất của UBND Thành phố trong thời gian vừa qua

II Mục tiêu xử lý tình huống

III Phân tích nguyên nhân và hậu quả

IV Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

V Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án

VI Kiến nghị, kết luận

Trang 4

2013 Nội dung đơn cụ thể như sau:

- Khi thu hồi đất để thực hiện dự án, UBND phường D đã xác định sai nguồn gốc sử dụng đất khi coi diện tích 39m2

đất mà gia đình bà N sử dụng hợp pháp từ trước ngày 15/10/1993 là lưu không đường X nên không lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho phần diện tích này

- Bà N yêu cầu diện tích 39m2 đất mà gia đình bà bị thu hồi phải được bồi thường bằng 100% giá bồi thường đất ở cùng vị trí

1.2 Kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu của UBND quận L

Năm 1984, Hợp tác xã nông nghiệp xã D, Huyện G (tiền thân của Quận L) có giao 175m2 đất ao, hồ cho gia đình bà N để cải tạo làm nhà ở Năm 1987,

bà N được UBND huyện G cấp Giấy phép xây dựng, cho phép bà N được xây dựng nhà ở trên diện tích đất 175m2

Bản đồ địa chính 1994 (đo vẽ năm 1993) chỉ thể hiện thửa đất gia đình bà N sử dụng có diện tích 136m2 Diện tích 39m2

mà bà N khiếu nại được thể hiện là lưu không đường X

Năm 2013, thực hiện dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn đường X, UBND quận L đã có Quyết định thu hồi 136m2

đất mà gia đình bà N đang sử dụng UBND quận L có Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với gia đình bà N như sau: Bồi thường về đất bằng 100% giá đất ở cho diện tích đất 136m2

số tiền: 136m2 x 32.400.000đ/m2 x 100% = 4.406.400.000đ và hỗ trợ

Trang 5

4

công tôn tạo 35.000đ/m2

đối với diện tích 39m2 trên là đúng pháp luật Khiếu nại của bà N không có cơ sở xem xét

Không đồng ý, bà N tiếp tục có đơn khiếu nại gửi đến UBND thành phố

Hà Nội, Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và một số trang thông tin điện

tử Bà N cho rằng:

 Thứ nhất: diện tích đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bà

là 175m2 Do đó khi Nhà nước thu hồi đất phải bồi thường, hỗ trợ cho gia đình

bà N đối với toàn bộ diện tích 175m2

 Thứ hai: Trên địa giới hành chính các phường khác có một số gia đình

có nguồn gốc đất tương tự như gia đình bà N nhưng các gia đình này có trích lục bản đồ hoặc địa phương còn lưu giữ bản đồ hiện trạng năm 1986 có thể hiện toàn bộ diện tích ghi trên giấy tờ Do đó, các gia đình này đều được hỗ trợ 50% giá đất ở đối với diện tích chênh lệch giữa giấy tờ về quyền sử dụng đất và hiện trạng sử dụng

Từ đó, bà N quy kết UBND quận L vi phạm pháp luật, cán bộ công chức yếu kém chuyên môn gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của gia đình bà

1.3 Kết quả xác minh của Thanh tra thành phố Hà Nội

Qua quá trình xác minh tài liệu, thông tin tại UBND phường D, UBND phường V và các đơn vị có liên quan, Tổ xác minh nhận định như sau:

 Về giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất của bà N:

 Biên bản bàn giao đất của Hợp tác xã nông nghiệp xã D cho gia đình bà

N năm 1984 được UBND phường D xác nhận thể hiện: diện tích đất ao, hồ 175m2; phía Đông giáp gia đình ông A, phía Tây giáp gia đình ông B, phía Bắc giáp đường X, phía Nam giáp mương nước do UBND phường V quản lý

 Giấy phép xây dựng được UBND huyện G (tiền thân của Quận L) cấp năm 1987, cho phép bà N được xây dựng nhà ở trên diện tích đất 175m2

Thửa đất trên thuộc địa giới hành chính phường D, phía Đông giáp gia đình ông A,

Trang 6

5

phía Tây giáp gia đình ông B, phía Bắc giáp đường X, phía Nam giáp mương nước do UBND phường V quản lý

 Bà N không còn lưu giữ Trích lục bản đồ

 Diện tích trên chưa được bà N làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận Quyền

sử dụng đất theo quy định của pháp luật

 Về hồ sơ địa chính

- Bản đồ địa chính năm 1994 (đo vẽ năm 1993) và sổ mục kê lưu giữ tại UBND phường D thể hiện diện tích mà bà N sử dụng là 136m2, không thể hiện diện tích 36m2

mà bà N đang khiếu nại Thửa đất trên có phía Đông giáp gia đình ông A, phía Tây giáp gia đình ông B, phía Bắc giáp đường X, phía Nam giáp mương nước do UBND phường V quản lý

- UBND phường V chỉ còn lưu giữ Sổ mục kê và bản đồ đo vẽ năm 1992

(không có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền), thể hiện: diện tích bà N

quản lý sử dụng là 187m2

, phía phía Đông giáp gia đình ông A, phía Tây giáp gia đình ông B, Bắc giáp đường X, phía Nam giáp mương nước do UBND phường V quản lý

- Ngoài hai Hồ sơ địa chính năm 1994 và 1992, cả hai phường D và V đều không lưu giữ Hồ sơ địa chính nào khác

 Theo trình bày của đại diện UBND phường D, phường V và UBND quận L

- Giai đoạn 1990 - 1991, UBND huyện G có Quy hoạch mở đường X, Quốc lộ 1A Thực hiện quy hoạch, các hộ gia đình đã dỡ bỏ công trình, sử dụng đất lùi về phía sau 10m; do đó, có rất nhiều hộ gia đình có diện tích thực tế sử dụng chênh lệch thiếu so với giấy tờ về quyền sử dụng đất UBND quận L đã có văn bản xin ý kiến của Thành phố và được Thành phố chỉ đạo hỗ trợ 50% giá đất ở đối với các hộ gia đình có trích lục bản đồ hoặc có Bản đồ địa chính năm

1986 thể hiện phần diện tích chênh lệch Tuy nhiên, UBND quận và phường không còn lưu giữ tài liệu về quy hoạch trên và việc có hay không thủ tục đền

Trang 7

6

bù thu hồi đất Quy hoạch mở đường trên không được thực hiện cho đến khi có

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn đường X năm 2013

- UBND quận L khẳng định, căn cứ Luật Đất đai 2003, UBND quận chỉ bồi thường cho phần diện tích thực tế sử dụng Phần diện tích 39m2

gia đình bà

N khiếu nại có hiện trạng là lưu không đường X, bà N không có trích lục bản đồ,

do đó UBND quận hỗ trợ gia đình bà N chỉ hỗ trợ công tôn tạo 35.000đ/m2

đối với 39m2

trên là hợp tình, hợp lý

 Kết luận của Tổ xác minh: Qua xác minh và họp thống nhất ý kiến

với cán bộ địa chính hai phường D và V, Tổ xác minh kết luận:

 Bản đồ địa chính 1992 của phường V không có xác nhận của cơ quan

có thẩm quyền Thửa đất được đo đạc, kiểm kê thuộc địa giới hành chính phường D, không do phường V theo dõi, quản lý nên việc ghi chép chủ sử dụng đất và diện tích đất trong Sổ mục kê cũng không đủ cơ sở để xác định tính chính xác Tổ xác minh thống nhất chỉ lấy Bản đồ đo vẽ 1992 tại phường V làm thông tin tham khảo Quá trình sử dụng đất của gia đình bà N, phường D và V đều xác nhận không xảy ra tranh chấp với hai gia đình bên cạnh là gia đình ông A và ông

B Căn cứ Bản đồ 1994, thông tin tham khảo Bản đồ đo vẽ 1992, Tổ xác minh kết luận thửa đất 136m2

mà bà N sử dụng có ranh giới phía Đông giáp gia đình ông A, phía Tây giáp gia đình ông B, phía Bắc giáp đường X, phía Nam giáp

mương nước do phường V quản lý là có cơ sở

 Căn cứ Giấy phép xây dựng do UBND huyện G cấp cho bà N năm

1987, Bản đồ 1994 và ranh giới thửa đất đã nhận định ở trên, Tổ xác minh kết luận: ranh giới thửa đất ở ba phía Đông, Tây và phía Nam đều được xác nhận là không có sự chuyển dịch, do đó, diện tích chênh lệch giữa Giấy phép xây dựng

Trang 8

7

đình dân cư trú xung quanh cùng thời điểm sử dụng đất xác nhận là xảy ra vào khoảng năm 1990 - 1991 Quá trình thay đổi ranh giới trên, phường D cũng như

các đơn vị liên quan không còn lưu giữ tài liệu, hồ sơ chứng minh

 Căn cứ Nghị định 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 06/CT ngày 03/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đối với đoạn đường thuộc tỉnh thì phạm vi bảo vệ đường bộ là 10m tính

từ chân mái đường đắp hoặc đỉnh mái đường đào Mọi công trình nằm trong phạm vi trên đều phải di dời Như vậy, việc gia đình bà N dỡ bỏ công trình, sử dụng lùi về phía sau 10m có thể là do UBND huyện G tổ chức thực hiện hai văn

bản trên của Hội đồng Bộ trưởng chứ không phải là do có quy hoạch mở đường

 Các vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật

- Thứ nhất, ranh giới thửa đất được xác định bằng cách đối chiếu Giấy phép xây dựng 1986 với Bản đồ địa chính 1994 của phường D và Bản đồ địa chính 1992 của phường V Tuy nhiên, Giấy phép xây dựng có phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không lại chưa được quy định cụ thể trong Luật Đất đai

2003 và các văn bản hướng dẫn Do đó, việc xác định 39m2

chênh lệch thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bà N là chưa đủ cơ sở và tùy thuộc rất lớn vào quan điểm của người giải quyết khiếu nại Cụ thể, UBND quận L không công nhận Giấy phép xây dựng trên; chỉ đạo của UBND Thành phố cũng chỉ công nhận Trích lục bản đồ làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và cũng chỉ hỗ trợ 50% giá đất ở

- Thứ hai, do không lưu giữ tài liệu, Tổ xác minh không thể xác định được

có quy hoạch mở đường X hay không Nếu có, thì căn cứ Luật Đất đai 1987 và Nghị định số 30/HĐBT ngày 23/3/1989, Nhà nước không hề có quy định đền bù khi thu hồi đất thực hiện quy hoạch, do đó, diện tích 39m2

không còn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bà N Tuy nhiên, nếu việc dỡ bỏ công trình lùi về phía sau 10m là để thực hiện hành lang bảo vệ đường bộ, thì diện tích 39m2 vẫn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bà N, đủ điều kiện được bồi thường theo giá đất ở

Trang 9

8

II MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

 Đề ra các phương án khả thi nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra đúng pháp luật, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, hiệu quả trong quản lý nhà nước

 Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân mà chủ thể trực tiếp ở đây là bà N theo quy định của pháp luật

 Đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng

 Giải quyết hài hòa giữa lợi ích xã gia đình và lợi ích của những người

có đất bị thu hồi

 Củng cố, nâng cao niềm tin của công dân vào Đảng và Nhà nước, nhất

là chính quyền địa phương

 Củng cố kiến thức về pháp luật của công dân và chính quyền các cấp

III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

3.1 Nguyên nhân

Đối với chính quyền cơ sở:

 Việc áp dụng pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp còn có tình trạng tuỳ tiện, nhất là ở cấp huyện và cấp xã Rất nhiều điểm đổi mới của Luật Đất đai năm 2003 vẫn chưa đưa được vào thực tế vì cán bộ quản lý ở nhiều nơi chưa biết, vẫn quyết định theo quy định của pháp luật trước đây, nhiều trường hợp áp dụng sai quy định khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ Đặc biệt, việc UBND cấp huyện áp dụng các phương án bồi thường, hỗ trợ khác nhau cho các gia đình có nguồn gốc đất tương tự nhau là nguyên nhân cơ bản dẫn tới khiếu nại

 Sự suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức dẫn tới việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ một cách hình thức, không quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân; không giải thích đầy đủ cho công dân

Trang 10

 Việc phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm Một số địa phương trước những vấn đề phức tạp đã không nghiên cứu kỹ chính sách, pháp luật và vận dụng cụ thể vào tình hình thực tế để giải quyết mà dựa dẫm vào việc xin ý kiến giải quyết của các cơ quan Trung ương

Đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước

 Việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch

sử, phát triển của đất nước nên thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn người hưởng chính sách trước (có một số trường hợp những người chây ì, không chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện

 Hệ thống pháp luật về đất đai có nhiều bất cập: có sự thay đổi liên tục

về các văn bản hướng dẫn luật dẫn tới khó nắm bắt, có quá nhiều văn bản luật khác nhau quy định về cùng một vấn đề khiến việc áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn; vẫn còn nhiều lỗ hổng trong cơ chế gay vướng mắc trong việc áp dụng

Nguyên nhân khác:

Trang 11

10

 Những tồn tại có tính lịch sử, như việc chuyển nhượng, giao đất từ rất lâu nên hồ sơ không còn được lưu giữ; quá trình tan rã của các Hợp tác xã đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc

 Tình huống xảy ra tại vị trí giáp ranh giữa hai phường dẫn tới phức tạp trong việc xác định nguồn gốc đất

3.2 Hậu quả

 Khiếu nại kéo dài, khiếu nại vượt cấp lên cơ quan trung ương, thậm chí khiếu nại lên các cơ quan thông tin truyền thông gây mất uy tín của chính quyền địa phương

 Làm chậm công tác GPMB khiến dự án bị trì hoãn, gây tổn thiệt hại về kinh tế

 Trường hợp giải quyết không thỏa đáng sẽ gây bất bình, làm mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước

IV XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

4.1 Phương án thứ nhất

Không bồi thường, hỗ trợ về đất đối với diện tích 39m2 Giữ nguyên mức

hỗ trợ công tôn tạo là 35.000đ/m2, đồng thời thuyết phục, tuyên truyền để gia đình bà N hiểu rõ các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước

 Căn cứ pháp lý:

 Giấy giao đất của Hợp tác xã là một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 50 Luật đất đai 2003 và Điều 7 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, bà N đang

Trang 12

11

Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội nghĩa là gia đình bà N sẽ được bồi thường đối với diện tích thực tế sử dụng là 136m2

 Bà N đã sử dụng diện tích đất 136m2

ổn định với mục đích làm nhà ở

có xác nhận của UBND phường D Do đó, căn cứ Khoản 5 Điều 11 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, thửa đất 136m2 được xác định là loại đất ở

 Căn cứ Điều 16 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, gia đình bà N chưa đóng tiền sử dụng đất theo quy định nên khi được bồi thường sẽ phải khấu trừ tiền sử dụng đất Tuy nhiên, căn

cứ Điểm a Khoản 1 Điều 18 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, trường hợp thu hồi đất đã được sử dụng ổn định, không tranh chấp trước ngày 15/10/1993 và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất để làm nhà ở mà tại thời điểm sử dụng đất không vi phạm pháp luật thì được bồi thường 100% giá đất ở Ta thấy bà N không chỉ sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993 mà còn có cả giấy tờ về quyền sử dụng đất, theo phương pháp suy lý mạnh, gia đình bà N không bị khấu trừ tiền sử dụng đất vào tiền bồi thường Như vậy, phương án bồi thường đối với diện tích 136m2

bằng 100% giá bồi thường đất ở của UBND quận L là phù hợp

 Giấy phép xây dựng không được coi là giấy tờ về quyền sử dụng đất Diện tích 39m2

chênh lệch được gia đình bà N xây xi măng do đó chỉ được hỗ trợ công tôn tạo 35.000đ/m2

căn cứ theo Khoản 1 Điều 28 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội và Chính sách bồi thường hỗ trợ chung khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố

Hà Nội

 Ưu điểm:

 Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w