1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tình huống xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động vận chuyển hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ đối với ông lê thành trung

22 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 350,19 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động vận

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI

LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động vận

chuyển hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ,

không có hóa đơn chứng từ đối với ông Lê Thành Trung – Địa chỉ: xã Tân Lập,

huyện Đan Phượng, TP Hà Nội

Họ tên học viên: Phạm Mai Trang

Chức danh: Công chức

Đơn vị công tác: Đội Quản lý thị trường số 23 – Chi cục QLTT Hà Nội – Sở Công Thương

Năm 2015

Trang 2

Phần I LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nước ta là một nước đang phát triển với rất nhiều tiềm năng và triển vọng.Với một nền kinh tế năng động bao gồm nhiều thành phần, cơ hội phát triển cao đã giúp nền kinh tế nước ta nhanh chóng đi lên Bên cạnh đó việc chúng ta trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO là động lực, là đòn bẩy cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa Chính

xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế mà nhiều vấn đề xã hội mới phát sinh và ngày càng đa dạng, phức tạp Một trong những vấn đề đó chính là việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ đang diễn ra ngày càng có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây, về hình thức thì ngày càng tinh vi hơn, bọn buôn lậu đã lợi dụng những

kẽ hở của pháp luật và những chính sách của nhà nước để thu lợi bất chính Hàng năm nhà nước đã phải chịu thất thu hàng tỷ đồng vì vấn đề này Tuy nhiên người chịu thiệt vẫn là người dân Hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đang tràn lan khắp nơi trên thì trường và cuối cùng hậu quả thì người dân tự gánh chịu do mua nhầm hàng kém chất lượng với giá cao Tuy vấn đề này đã được nhà nước ta chú ý và quan tâm nhưng chưa đủ sức làm giảm cũng như hạn chế được tình trạng buôn lậu xảy ra trên thực tế Vì vậy mà các Bộ, ngành có liên quan nên rà soát lại những văn bản luật có liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ để tìm ra điểm hạn chế và ban hành những văn bản điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới phát sinh hiện nay Phải có sự chung tay của cả cộng đồng chống buôn lậu thì mới có thế mới đạt được hiệu quả cao

Từ sự nhận thức trên, với một ít kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản

lý thị trường trên địa bàn huyện Đan Phượng và những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, nghiên cứu ở lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong – TP Hà Nội, tôi lựa chọn đề tài: “Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động vận chuyển hàng hóa

Trang 3

nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ đối với ông Lê Thành Trung – Địa chỉ: xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội” với mong muốn góp phần nghiên cứu, vận dụng để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn có hiệu quả, kịp thời, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành

2 Mục tiêu chọn đề tài

Như phần trên đã nói, tình hình vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các doanh nghiệp chân chính muốn phát triển bằng con đường lành mạnh, làm giảm uy tín của hàng hóa chính hiệu dẫn đến làm giảm sức tiêu thụ hàng hóa đó trên thị trường Đồng thời hàng lậu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người tiêu dùng do phải trả nhiều tiền để mua phải sản phẩm với chức năng sử dụng kém, thậm chí không có giá trị sử dụng Do vậy việc phát hiện, xử

lý các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu là nhiệm vụ hàng đầu của lực lượng quản lý thị trường, giúp ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng Việc lựa chọn đề tài tiểu luận này sẽ giúp tôi hiểu hơn về các quy phạm pháp luật có liên quan và thực tế xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của quản lý thị trường đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đây là một vấn đề mang tính thực tiễn, với phạm vi rộng, do thời gian có hạn và bản thân là một công chức mới nên vẫn còn nhiều điều cần phải học hỏi, bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót cần bổ sung, tôi mạnh dạn dẫn ra đây để mong được trao đổi cùng các bạn đồng học và mong được sự góp ý, chỉnh lý của thầy

cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn, giúp bản thân có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn và trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin: lý thuyết (các văn bản quy phạm pháp luật) và thực tế (các hồ sơ vụ việc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu)

Trang 4

3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả

4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

Phần III Kết luận và kiến nghị

Trang 5

Phần II NỘI DUNG

1 Mô tả tình huống

Ngày 24/7/2015, theo trinh sát của Trung úy Nguyễn Văn Sơn – Đội 2, phòng 4, C49 - Cục Cảnh sát môi trường báo rằng xe ô tô mang biển kiểm soát 30B-00396 do lái xe Lê Thành Trung, địa chỉ: xã Tân Lập, huyện Đan Phượng,

TP Hà Nội điều khiển đang vận chuyển hàng hoá là thuỷ sản, động vật không rõ nguồn gốc, không có hoá đơn chứng từ, chưa qua kiểm dịch từ Móng Cái, Quảng Ninh về huyện Đan Phượng, TP Hà Nội để tiêu thụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật về vận chuyển, kinh doanh hàng hoá nhập lậu Khi xe ô tô trên về tới địa bàn huyện Đan Phượng, các đồng chí thuộc Đội 2, phòng 4, C49 - Cục Cảnh sát môi trường và Đội quản lý thị trường số 23 đã phối hợp và ra Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính số 0021784/QĐ-KPTĐV ngày 24/7/2015 của Đội quản lý thị trường số 23

Qua kiểm tra khám xét và đối chiếu toàn bộ hàng hoá trên thùng, sàn xe

và giấy tờ do ông Lê Thành Trung xuất trình, Tổ kiểm tra phát hiện trên xe có vận chuyển 10 máy mặt nạ làm đẹp, 05 máy massage toàn thân là hàng hoá có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; và 100 kg cá chình, 250kg cá quả, 550kg ếch, 220 kg mực tươi đông lạnh là hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hoá đơn chứng từ Ngay sau khi thống kê chi tiết số lượng hàng hoá vi phạm như trên, Đội Quản lý thị trường số 23 đã phối hợp cùng phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện Đan Phượng để xác định giá thị trường của số hàng hoá trên nhằm xác định khung hình phạt đối với việc vận chuyển, kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đối với ông Lê Thành Trung Theo Biên bản xác định giá thị trường tại ngày 24/7/2015 thì tổng giá trị của 10 máy mặt nạ làm đẹp, 05 máy massage toàn thân là 19.150.000 đồng (Mười chín triệu một trăm năm mươi nghìn đồng) và tổng giá trị của 100 kg cá chình, 250kg cá quả, 550kg ếch, 220

kg mực tươi đông lạnh là 38.820.000 đồng (Ba mươi tám triệu tám trăm hai mươi nghìn đồng)

Trang 6

Qua xem xét hồ sơ vụ việc, đồng thời lấy ý kiến thống nhất của các Ngành, Đội quản lý thị trường số 23 ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với ông Lê Thành Trung, địa chỉ: xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội,

là lái xe - chủ hàng của số hàng hoá vi phạm trên về các hành vi như sau:

- Vận chuyển hàng hoá nhập lậu có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ vi phạm Điểm đ, Khoản 1 và Điểm a, Khoản 4, Điều 17 Nghị định 185/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hoá đơn chứng từ vi phạm Khoản 8 và Điểm a, Khoản 13, Điều 21 Nghị định 185/NĐ-

CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống

Việc xử lý tình huống trên yêu cầu Đội quản lý thị trường số 23 phải giải quyết 2 vấn đề là: số tiền xử phạt hành chính là bao nhiêu và xử lý số hàng lậu không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đang tạm giữ như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo việc thu xử phạt được thuận lợi, tránh gây mất thời gian, cũng như khó khăn cho cả Đội và cá nhân bị kiểm tra trong quá trình thi hành quyết định xử phạt Vì vậy cần đưa ra một phương án xử lý tình huống tối ưu nhất, hiệu quả nhất nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân về việc tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật; đồng thời ngăn chặn hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Việc xử lý tình huống cũng nhằm mục tiêu tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa (XHCN) Pháp chế XHCN là chế độ của đời sống chính trị - xã hội trong đó nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các

Trang 7

tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế và công dân đều phải tôn trọng và thực hiện hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm minh, triệt

để và chính xác Mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật Pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu lực của mình, điều chỉnh một cách có hiệu lực các quan

hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế Tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay là một trong những quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc chỉ đạo thủ tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam nhằm bảo đảm thắng lợi quá trình đổi mới và phát triển đất nước Để tăng cường pháp chế, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, không chỉ xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, mà quan trọng hơn là tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành thường xuyên và nghiêm chỉnh, đấu tranh kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm Pháp chế XHCN được xây dựng, củng

cố và tăng cường sẽ là cơ sở của trật tự của pháp luật

3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả

Một số nguyên nhân dẫn đến xảy ra vụ việc như sau:

Thứ nhất, do sự thiếu sót trong tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước ở các cấp Chính sự phối hợp kém chặt chẽ và hiệu quả trong công tác chống buôn lậu của các lực lượng có liên quan dẫn đến việc khó điều tra nắm bắt tình hình một cách chắc chắn để có biện pháp đánh trúng những tụ điểm buôn lậu

Thứ hai, do sự bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến buôn lậu Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác chống buôn lậu vẫn còn chồng chéo, nhiều văn bản “trói buộc nhau” dẫn đến ngay cả lực lượng chống buôn lậu còn chưa “thông” hết thì làm sao vận dụng để “trị” gian thương Đối với việc xử phạt hành chính, pháp lệnh và nghị định chỉ dừng lại ở việc xác định các nhóm hành vi nên rất khó khi áp dụng hoặc tạo sơ hở, tiêu cực trong vận dụng để thực hiện Các khung xử phạt quá rộng, khó định lượng, nhiều quy định về mức xử phạt không tương xứng với tính chất hành vi

vi phạm

Trang 8

Thứ ba, do sự thiếu trách nhiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức liên quan đến vụ việc Nhiều trường hợp vì lợi nhuận cục bộ, mà một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đã làm ngơ, thậm chí còn tiếp tay cho buôn lậu Các lực lượng làm nhiệm vụ chống buôn lậu còn yếu kém, thiếu phương tiện, hoạt động tản mạn, chưa có sự phối hợp với nhau

Thứ tư, sự kém hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân Hiện nay,

để phân biệt các sản phẩm là hàng lậu, hàng giả với hàng thật thì chỉ có ngành chức năng mới có thể làm được, còn đa phần người dân chỉ mua hàng theo cảm tính nên nhiều khi đã sử dụng hàng lậu, hàng giả mà không biết Và cách lựa chọn tốt nhất của một bộ phận người tiêu dùng là tìm đến các cửa hàng lớn, đã

có thương hiệu Một trong những nguyên nhân chủ yếu để các loại hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng có đất sống là do người tiêu dùng ham mua các mặt hàng giá rẻ Người buôn bán thì chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không hề chú ý đến uy tín kinh doanh hay chất lượng sản phẩm

Thứ năm, chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm trong việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu còn nhẹ, cụ thế số tiền phạt vi phạm hành chính được quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ tối đa là 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu tương đương với hàng thật có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Thêm vào đó là việc bắt và xử lý hàng hóa nhập lậu rất khó khăn do các đối tượng luôn cố tìm mọi cách để che dấu các cơ quan chức năng, sẵn sàng tẩu tán hàng hóa khi bị phát hiện

Trang 9

thức Và thực sự điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, gây cản trở và làm lệch hướng đối với chiến lược phát triển các ngành sản xuất trong nước

Thông thường những hàng hóa nhập lậu, trốn thuế thường là những hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là lợi thế về giá thấp hơn đối với hàng hóa sản xuất trong nước hoặc hàng nhập khẩu chính ngạch Khi xuất hiện những hàng hóa nhập lậu với một lượng đủ lớn tại một thị trường, sự bình ổn giá cả của thị trường sẽ bị phá vỡ Nguyên nhân tình trạng này là do dung lượng thị trường của Việt Nam ngày càng phát triển, tốc độ phát triển ngày càng cao, độ mở của nền kinh tế lớn nên giao thương hàng hóa ngày càng tăng, đi liền với đó là xuất hiện nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân làm ăn không đúng đắn, lợi dụng sự sơ hở của pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước đưa hàng hóa nhập lậu vào tiêu thụ tại thị trường nội địa

Đó là xét về việc nhập lậu các mặt hàng có chất lượng, có năng lực cạnh tranh hơn hàng sản xuất trong nước.Còn với việc nhập lậu những mặt hàng chất lượng kém thì nó sẽ tác động khôn lường đến nền sản xuất trong nước Khi những mặt hàng kém chất lượng bị nhập lậu, thị trường Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa đặc biệt là những hàng hóa dư thừa, ế ẩm của nước ngoài.Không chỉ có thế, khi số lượng hàng hóa bị trà trộn, thì chất lượng hàng hóa bị đánh đồng Đó sẽ là một khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những kẻ buôn lậu, làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Thứ hai, việc vận chuyển, kinh doanh hàng lậu gây ảnh hưởng không tốt tới an ninh – chính trị

Vì mục đích lợi nhuận, đối tượng tham gia buôn lậu không từ bất cứ một mặt hàngnào kể cả những mặt hàng mà nhà nước cấm kinh doanh, buôn bán như: ma túy, vũ khí, đạn dược, vậtl iệu nổ, quân trang quân dụng,… Buôn lậu ảnh hưởng đối với nền kinh tế, tất yếu sẽ làm cho an ninh chính trị của đất nước càng khó khăn hơn Hàng hóa nhập lậu làm cho thị trường hỗn loạn,

Trang 10

Nhà nước không kiểm soát được tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và các chính sách đầu tư đối với nước ngoài; ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, làm giảm các khoản chi cho các quỹ phúc lợi xã hội, làm cho tệ nạn xã hội phát triển Những khoản thu nhập có từ buôn lậu làm cho một bộ phận làm ăn bất chính giàu lên, sống sa đọa, coi thường kỷ cương phép nước, làm cho Nhà nước không điều hành được công việc của mình tất yếu Nhà nước sẽ suy yếu, ảnh hưởng đến chủ quyền và an ninh quốc gia Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa, kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ; việc không thắng nổi về mặt quân sự thì việc dùng kinh tế để xâm lược đang được các thế lực thù địch sử dụng một cách triệt để, vừa tinh vi, vừa thủ đoạn Với ưu thế về kinh tế, khoa học kỹ thuật, một

số thế lực thù địch đang lợi dụng chính sách hội nhập để thực hiện "diễn biến hòa bình", "chiến tranh biên giới mềm", chính sách dùng hàng hóa, viện trợ giúp

đỡ có điều kiện tạo thói quen lệ thuộc kinh tế, dẫn đến lệ thuộc về chính trị

Thứ ba, việc buôn lậu còn gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội

Lợi nhuận của buôn lậu làm gia tăng chênh lệch giàu và nghèo, làm cho một số nhà sản xuất đi lạc hướng, số người không có việc làm ngày một tăng Buôn lậu lôi kéo một lực lượng lớn lao động tham gia, bỏ sản xuất, trẻ em đến tuổi đến trường phải bỏ học, người dân bỏ sản xuất đi làm thuê, trật tự an toàn

xã hội biến động Buôn lậu là một trong những nguyên nhân làm suy thoái đạo đức xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục Vì hám lợi họ phản lại giá trị đạo đức truyền thống để chạy theo đồng tiền, và chính đồng tiền có được từ buôn lậu một cách dễ dàng dễ đưa họ tới những tệ nạn như cờ bạc, ma túy, mại dâm Có thể nói, buôn lậu đã xâm hại nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, nền kinh tế quốc dân, phá vỡ kỷ cương xã hội, gây cản trở đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Đảng và Nhà nước Tâm lý làm giàu bất chính đã lũng đoạn, chi phối, thúc đẩy người dânchạy theo đồng tiền, bất chấp mọi kỷ cương, phép nước và các chuẩn mực đạo đức Nguy hại hơn buôn lậu còn là "người bạn đồng hành" với tham nhũng, làm suy thoái đạo đức, nhân cách của hàng ngàn cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước và ở các cấp

Trang 11

Thứ tư, kinh doanh hàng hóa nhập lậu gây mất uy tín của cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức và giảm sút lòng tin của nhân dân gây bất bình trong xã hội, trong nhân dân

Việc kinh doanh hàng lậu gây ra sự hoang mang, nghi ngờ của người dân đối với các cơ quan chức năng của địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhiều người dân cho rằng có sự bao che, tiếp tay của các cơ quan chức năng đối với hoạt động này gây ảnh hưởng tới uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước trong dân

4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tối ưu

Qua phân tích tình huống có thể đưa ra các phương án xử lý như sau:

Phương án 1:

Ông Lê Thành Trung tự nguyện khai báo, tích cực hợp tác với Đội quản

lý thị trường số 23 trong việc xử lý vụ việc trên, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 23 sẽ đưa ra quyết định như sau:

* Đối với hành vi vận chuyển hàng hoá nhập lậu có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng) đối với hành vi vận chuyển hàng hoá nhập lậu có nhãn bằng tiếng nước ngoài không

có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, áp dụng Điểm đ, Khoản 1, Điều 17 Nghị định 185/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Tịch thu tang vật là số hàng hoá

vi phạm gồm: 10 máy mặt nạ làm đẹp, 05 máy massage toàn thân bán đấu giá để xung công quỹ, áp dụng Điểm a, Khoản 4, Điều 17 Nghị định 185/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ngày đăng: 30/01/2016, 11:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w