1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Diễn biến Vòng Doha và Sự tham gia của Việt Nam

15 289 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

Đàm phán sẽ tiếp tục được tiến hành đàm phán đồng thời trên 2 kênh: i tham vấn, đàm phán song phương, nhiều bên về các vấn đề kỹ thuật còn tồn đọng ; ii thảo luận phương thức lập Biểu ca

Trang 1

Diễn biến Vòng Doha và Sự tham gia của Việt Nam

-I Tổng quan về Vòng đàm phán Đô-ha

1 Bối cảnh ra đời và mục tiêu đàm phán

Vòng đàm phán Đô-ha (hay còn được gọi là Chương trình nghị sự Đô-ha về Phát triển DDA) được khởi động tại Hội nghị Bộ trưởng WTO (MC) lần thứ 4, tổ chức tại Đô-ha,

Quatar tháng 11 năm 2001 Mục tiêu ban đầu mà các Bộ trưởng đề ra là kết thúc Vòng Đô-ha vào năm 2005 nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được

Theo Tuyên bố của các Bộ trưởng tại Hội nghị MC4, Vòng Đô-ha có nhiệm vụ đàm phán trong những lĩnh vực sau: (i) tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp (NAMA); (ii) nông nghiệp; (iii) dịch vụ; (iv) các vấn đề về quy tắc (rules); (v) sở hữu trí tuệ; (vi) thuận lợi hóa thương mại; (vii) thương mại – môi trường và (viii) thương mại phát triển Mục tiêu đàm phán là gói cam kết tổng thể tất cả các lĩnh vực trên (“single undertaking”)

Trong các lĩnh vực kể trên, NAMA và nông nghiệp được xem là hai lĩnh vực mang tính quyết định, mở đường cho việc kết thúc đàm phán trong các lĩnh vực khác Gần đây, dịch

vụ đang dần trở nên quan trọng hơn với sự quan tâm của một số thành viên lớn của WTO như Hoa Kỳ, EU

2 Diễn biến đàm phán và các vấn đề tồn tại

Sau nhiều vòng đàm phán từ năm 2001 đến năm 2008, Hội nghị Bộ trưởng WTO thu hẹp tại Giơ-ne-vơ vào tháng 7 năm 2008 là thời điểm các thành viên WTO tiến gần đích đàm phán nhất nhưng cuối cùng đàm phán lại tan vỡ do một số thành viên quan trọng không thỏa thuận được những vấn đề then chốt nhất về nông nghiệp

Sau thất bại tại hội nghị này, lãnh đạo các thành viên tham gia đàm phán chủ chốt và hầu hết các thành viên WTO đặt mục tiêu hoàn thành vòng Đô-ha vào năm 2010 Tuy vậy, tiến trình đàm phán vòng Đô-ha trong năm 2009 vấp phải ba trở ngại lớn

Thứ nhất, bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ và sự thay đổi bộ máy chính quyền của nước này đã làm gián đoạn đáng kế tiến trình đàm phán Do chưa sẵn sàng về bộ máy và chính sách nên từ đầu năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 Hoa Kỳ không có cả Đại sứ tại WTO và đại diện nông nghiệp và hầu như không tham gia thực chất vào tiến trình đàm phán

Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu lớn nhất trong nhiều thập niên khiến kinh tế thế giới chao đảo và trở nên bất ổn Trong bối cảnh đó, các nước đều bận tâm đối phó với những khó khăn kinh tế trong nước và áp lực đòi bảo hộ từ ác ngành công nghiệp trong nước và nghiệp đoàn ngày càng tăng lên

Thứ ba, sự gia tăng các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực cùng với sự kéo dài quá lâu của vòng đàm phán Đô-ha khiến niềm tin vào hệ thống thương mại đa phương bị lung lay Vì vậy, những kết quả đạt được trong năm 2009 là khá hạn chế

Trang 2

Bước sang năm 2010, tình hình liên quan đến đàm phán có một số chuyển biến tích cực: (i) kinh tế thế giới tiếp tục có dấu hiệu phục hồi; (ii) Hoa Kỳ tỏ ra quan tâm hơn đến vòng Đô-ha; (iii) đàm phán đã có những bước tiến nhất định về mặt kỹ thuật sau một thời gian áp dụng phương pháp vừa đàm phán kỹ thuật, vừa đàm phán phương thức (modalities) Nhiều thànhviên quan trọng của WTO đều mong muốn Hoa Kỳ sớm đưa ra cam kết để kết thúc vòng đàm phán

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn tồn tại những câu hỏi lớn liên quan đến ý đồ của Hoa Kỳ

và một số thành viên lớn như Trung quốc, Ấn độ, Bra-xin Do Hoa Kỳ chưa thực sự vào cuộc nên các nước đang phát triển (ĐPT) chủ chốt như Trung quốc, Ấn độ, Bra-xin chưa muốn

“ngả bài” Bên cạnh đó, nhiều nước kém phát triển (LDC) khu vực châu Phi bị Hoa Kỳ và

EU lôi kéo đã đứng về phía các nước phát triển trong việc trì hoãn giảm thuế, duy trì các ưu đãi riêng cho các nước này, kêu gọi các thành viên WTO thực hiện “thu hoạch sớm” hay “phi hạn ngạch” hoặc “phi thuế’ cho các nước LDC, khiến cục diện đàm phán càng khó khăn, phức tạp hơn Ngoài ra, trong các lĩnh vực đàm phán quan trọng như NAMA, nông nghiệp và dịch vụ vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn giữa các thành viên phát triển và đang phát triển Những yếu tố như vậy đã khiến mục tiêu kết thúc vòng Đô-ha vào năm 2010 không còn hiện thực, bất chấp các cuộc tham vấn cấp cao vẫn diễn ra dồn dập trong thời gian qua

Nhiều khả năng đàm phán sẽ kéo dài, Hoa Kỳ tiếp tục đòi các thành viên khác mở cửa thêm thị trường cả về hàng hóa và dịch vụ Nhằm cứu vãn vòng Đô-ha, có thể các nước ĐPT chủ chốt sẽ có nhân nhượng nhất định trong một số lĩnh vực đàm phán như cắt giảm thuế quan theo ngành (sectoral), hàng hóa hóa môi trường, dịch vụ sẽ được đẩy nhanh hơn Diễn biến ở Geneva cho thấy nhóm các nước đang phát triển tiếp tục nhấn mạnh yếu tố phát triển trong vòng Đô-ha, trong khi đó, Hoa Kỳ và phần nào là EU vẫn cho rằng vấn đề tiếp cận thị trường là trở ngại chính, việc kết thúc đàm phán chưa mang lại cơ hội xuất khẩu đồng đều cho các nước, hàm ý các nước ĐPT chưa có nhân nhượng đáng kể về mở cửa thị trường

Trong khi hầu hết các nước đều kêu gọi đẩy mạnh đàm phán trên cơ sở những kết quả đã đạt được vào tháng 12/2008, Hoa Kỳ tỏ ý không hài lòng và gợi ý có thể đàm phán lại các nội dung này

Đàm phán sẽ tiếp tục được tiến hành đàm phán đồng thời trên 2 kênh: (i) tham vấn, đàm phán song phương, nhiều bên về các vấn đề kỹ thuật còn tồn đọng ; (ii) thảo luận phương thức lập Biểu cam kết của từng thành viên trong lĩnh vực NAMA, nông nghiệp và dịch vụ

Vào tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO Với tư cách là thành viên mới, VN được miễn trừ các cam kết mới về mở cửa thị trường (cắt giảm thuế) nhưng không được miễn trừ trong các lĩnh vực khác Mặc dù cho đến nay, chưa có quy định cụ thể quy chế miễn trừ sẽ kéo dài trong thời gian bao lâu nhưng thực tiễn cho thấy điều này tùy thuộc vào 2 yếu tố: (i) thời gian gia nhập và (ii) trình độ phát triển và quy mô của nền kinh tế Đến nay, một số thành viên mới như Trung quốc, Đài Loan gia nhập WTO trước ta đã không

còn được hưởng quy chế này Vì vậy, có thể nói vòng đàm phán Đô-ha càng kéo dài thì càng bất lợi cho Việt Nam Việt Nam có thể không còn được hưởng quy chế miễn trừ các nước

mới gia nhập WTO (VRAM) và khi đàm phán kéo dài, nhiều vấn đề mới có thể xuất hiện, trách nhiệm tham gia đàm phán của ta cũng nặng nề hơn

II Tình hình đàm phán vòng Doha và sự tham gia của Việt Nam

Trang 3

1 Tình hình chung về việc tham gia vòng Doha của Việt Nam

Về lý thuyết, ta có thể tham gia Vòng Đô-ha ngay từ đầu với tư cách là một quan sát viên trong WTO Tuy nhiên, trên thực tế cho đến trước khi gia nhập WTO ta hầu như không tham gia các cuộc đàm phán vì ta phải tập trung cho đàm phán gia nhập và gần như không còn nguồn lực để tham gia đàm phán mới trong WTO

Tuy nhiên, kể từ khi ta chính thức là thành viên WTO, đòi hỏi đặt ra là ta cần tham gia đàm phán Vòng Doha tích cực hơn để tận dụng đầy đủ vị thế thành viên WTO Do vậy, ta

đã cố gắng tham gia đàm phán tích cực ở các nội dung có liên quan đến lợi ích cụ thể của đất nước

Ta đã tham dự các cuộc họp quan trọng trong Vòng Đô-ha với tư cách riêng hoặc với

tư cách là Thành viên của ASEAN Ngoài ra, ta cũng tham gia Nhóm các nước mới gia nhập (RAMs) và cũng đã tham dự một số cuộc họp cấp Bộ trưởng của nhóm Cairns với tư khách khách mời Đây là hai nhóm lớn trong WTO (đặc biệt là nhóm Cairns), có tầm ảnh hưởng đáng kể đối với vòng Đô-ha, quyền lợi của 2 nhóm này tập trung chủ yếu vào xuất khẩu nông sản, là vấn đề mà Việt Nam quan tâm Ta đã tích cực đấu tranh trong các phiên họp đàm phán

về NAMA để bảo vệ quyền lợi xuất khẩu của Việt Nam trong một số vấn đề quan trọng như xói mòn lợi ích (PE) và đã đề nghị các thành viên lớn như Hoa Kỳ và EU lưu tâm đến lợi ích này của Việt Nam

Kết quả lớn nhất trong đàm phán ta đã đạt được đến nay là đã vận động đưa vào được

dự thảo về nông nghiệp và NAMA việc ta không phải đưa thêm bất kỳ cam kết mới nào về

mở cửa thị trường trong Vòng Đô-ha Ngoài ra, Bộ trưởng Công Thương cũng đã vận động

và các đối tác lớn như Hoa Kỳ, EU trong các cuộc tiếp xúc với ta cũng cho biết sẽ ủng hộ để

ta không phải đưa thêm cam kết mới trong Vòng Đô-ha (kể cả lĩnh vực mở cửa thị trường dịch vụ) Như vậy, về cơ bản ta đang vận động để không phải đưa thêm bất kỳ cam kết nào mới và có thể sẽ được các Thành viên WTO chấp nhận Tuy nhiên, ta cũng cần đề phòng khả năng các thành viên WTO sẽ gây sức ép đối với Việt Nam trong việc đưa ra cam kết mới về

mở cửa thị trường khi vòng Đô-ha ngày càng kéo dài Ngoài ra, đối với các vấn đề “quy tắc”, mang tính áp dụng chung, nếu Vòng Đô-ha đạt được kết quả thì ta vẫn phải tuân thủ như các Thành viên WTO khác vì đây là các nghĩa vụ mang tính pháp lý

Như vậy, với sự hoạt động khá tích cực của Phái đoàn Geneva và vận động cấp cao với các đối tác chủ chốt, ta gần như đã thành công bước đầu trong việc vận động để không phải đưa ra các cam kết mới khi lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO của ta còn rất nặng

2 Tình hình đàm phán vòng Doha trong lĩnh vực nông nghiệp và vấn đề liên quan đến Việt Nam

a Những vấn đề cơ bản đã kết thúc

Đàm phán nông nghiệp có một số nhiệm vụ chính bao gồm: i) tăng cường các quy tắc thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp; ii) cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và các hình thức trợ cấp bóp méo thương mại; iii) tăng cường mở cửa thị trường thông qua giảm thuế và hàng rào

phi thuế và iv) đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) cho các nước ĐPT và LDC.

Trang 4

Đàm phán nông nghiệp hiện đang được tiến hành trên 2 kênh gồm: i) tiếp tục tham vấn để hoàn thành phương thức cam kết (modalities) trên cơ sở chính là dự thảo của Chủ tịch

Ủy ban đàm phán Chairtext 8/12/2008 (TN/AG/W/4/Rev.4 và (ii) xây dựng các biểu mẫu cam kết để ngay khi phương thức cam kết hoàn thành, các thành viên có thể bắt tay chuẩn bị Biểu cam kết của mình

Cho đến nay, các thành viên đã cơ bản nhất trí được những vấn đề như sau:

Mức cắt giảm thuế: Về cơ bản các thành viên đã nhất trí với công thức cắt giảm thuế

trong lĩnh vực nông nghiệp (qui định trong Chair Text 8/12/2008), theo đó các thành viên phát triển thực hiện cắt giảm thuế trong vòng 5 năm với mức cắt giảm từ 50%-70% còn các thành viên đang phát triển thực hiện cắt giảm trong vòng 10 năm với mức cắt giảm bằng 2/3 mức cắt giảm của các nước phát triển Việt Nam, Ả rập Xê-út, Ma-xê-đô-nia, Tông-ga và một

số thành viên thu nhập thấp mới gia nhập không phải thực hiện thêm nghĩa vụ cắt giảm thuế vượt quá cam kết gia nhập

Trợ cấp trong nước: các thành viên cơ bản cũng chốt lại mức cắt giảm trợ cấp trong

nước bóp méo thương mại với tỷ lệ cắt giảm sẽ là 80, 70 và 55% tương ứng mức trợ cấp trên

60 tỷ USD, 10 - 60 tỷ và dưới 10 tỷ USD Riêng Việt Nam và các nước Ả Rập Saudi, Macedonia, Ucraina (V-RAM) không có nghiã vụ cắt giảm (Chairtext trang 5, đoạn 9)

Về hỗ trợ chung (aggregate measurement support- AMS): các thành viên đồng ý việc

cắt giảm AMS sẽ thực hiện theo tỷ lệ 70%, 60% và 45% tương ứng cho các mức AMS lớn hơn 60 tỷ USD, mức AMS từ 15 – 40 tỷ USD và mức AMS nhỏ hơn 15 tỷ USD Những nước

có mức AMS nhỏ 100 triệu USD và các thành viên mới gia nhập (V-RAM, trong đó có Việt Nam) sẽ không phải cắt giảm

Đối với hộp màu xanh da trời (Blue Box): theo dự thảo Chairtext, các thành viên phát

triển được phép hỗ trợ tối đa 2,5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (giai đoạn 1995 - 2000 hoặc 1995 - 2004) Các nước đang phát triển và mới gia nhập (RAM) được phép hỗ trợ tối đa 5% Trong trường hợp có sự chuyển đổi từ Hộp Hổ phách sang, các thành viên phải chọn thời gian để tính là 5 năm gần nhất có số liệu

Cạnh tranh xuất khẩu: Các thành viên phát triển sẽ phải xóa bỏ mọi hình thức trợ cấp

xuất khẩu vào cuối năm 2013 Các thành viên đang phát triển phải cắt giảm còn 0% vào năm

2016 Đối với tín dụng xuất khẩu, các thành viên phát triển chỉ được tài trợ lần cuối vào năm

2010 trong khi các thành viên đang phát triển được kéo dài đến hết 2013

Cơ chế tự vệ khẩn cấp (SSG): các thành viên phát triển sẽ phải loại bỏ với mức khởi

đầu là 1% số dòng thuế, thời gian thực hiện là 7 năm Với các thành viên đang phát triển, chỉ cho phép duy trì rất ít các dòng thuế được áp dụng SSG Việt Nam khi gia nhập WTO đã cam kết không sử dụng SSG

b Những vấn đề tồn tại và liên quan đến Việt Nam

Cơ chế tự vệ đặc biệt (SSM): Cơ chế này dành cho các thành viên ĐPT để bảo vệ

ngành sản xuất trong nước, theo đó khi một sản phẩm nhập khẩu trong 3 năm liên tiếp tăng từ 110% - 115% , hoặc [116%-135%], và trên 135% thì nước đó được phép tăng thuế nhập khẩu sản phẩm trên lên 25%, hoặc [40%] và 50% so với mức cam kết Thời gian áp dụng SSM không vượt quá 4 tháng và không áp dụng lại sau khoảng thời gian tương đương đã qua

Trang 5

Trong 12 tháng thực hiện, tổng áp dụng SSM không được vượt quá 2,5 tổng các dòng thuế

Các con số cụ thể và cơ chế áp dụng hiện nay vẫn còn tranh cãi giữa các thành viên đàm phán chủ chốt (cụ thể là nhóm G33 và EU, Hoa Kỳ, Braxin) Hiện ta đang phối hợp với nhóm RAM đề nghị các thành viên mới gia nhập không phải thực hiện thêm nghĩa vụ giảm thuế đều được áp dụng SSM khi đáp ứng các điều kiện cần thiết

Sản phẩm đặc biệt: Các thành viên được phép chỉ định tối đa 12% dòng thuế thuộc

diện sản phảm đặc biệt và những sản phẩm này sẽ chịu mức cắt giảm thuế trung bình là 11% Các thành viên mới gia nhập (RAM) được chỉ định 13% dòng thuế thuộc sản phẩm đặc biệt, theo đó sẽ có 5% số dòng thuế không phải thực hiện cắt giảm, số còn lại mức cắt giảm là 10% Hiện nay các thành viên chủ chốt và những thành viền có quyền lợi vẫn đang tham vấn

về danh mục này của mình

Sản phẩm nhạy cảm (SP): Các thành viên được phép đưa ra danh mục các sản phẩm

nhạy cảm để hưởng một số linh hoạt trong giảm thuế (giảm ở mức thấp hơn và lộ trình dài hơn) Số lượng sản phẩm đưa vào danh mục SP được thỏa thuận ban đầu là: 4% đối với các thành viên phát triển (riêng các thành viên đã có số lượng sản phẩm nhạy cảm trong danh mục trên 30% được đăng ký thêm tối đa 2% tức là tổng số 6% nhưng có thể sẽ phải đền bù) Với các thành viên đang phát triển, 1/3 số lượng dòng thuế trong danh mục nhạy cảm sẽ không phải giảm thuế Riêng các thành viên RAM được phép duy trì số sản phẩm SP tối đa 10% số dòng thuế Có 12 tiêu chí để xác định danh mục Sản phẩm nhạy cảm, chủ yếu đó phải liên quan đến an ninh lương thực, sinh kế và phát triển nông thôn…

Hiện nay Nhật Bản (nhóm G10) và Canada chưa đồng ý với tỷ lệ này (Nhật yêu cầu danh mục 8%, Canada 6%) Nhóm RAMs (trong đó có Việt Nam) đề nghị số các sản phẩm nhạy cảm của RAMs được nhiều hơn các nước phát triển là 1/3, và số TRQ mở rộng ít hơn các nước phát triển là 1/3 Ngoài ra, đối xử đặc biệt và khác biệt trong (S&D) thời hạn mở rộng TRQ được áp dụng cho cả RAMs và các nước đang phát triển Cho đến nay, Việt Nam chưa đưa ra danh mục SP

Sản phẩm nhiệt đới (TP): Nhóm các thành viên có sản phẩm nhiệt đới, chủ yếu là khu

vực Mỹ La tinh đang xây dựng danh mục sản phẩm nhiệt đới (gồm cả sản phẩm thô và chế biến) để thúc đẩy yêu cầu Mỹ, EU và các thành viên cắt giảm mạnh thuế quan (dự kiến giảm xuống còn 0% hoặc cắt giảm 85%) Hiện nay các thành viên vẫn tiếp tục thỏa thuận về danh mục các sản phẩm cụ thể và danh mục sản phẩm tiếp tục được duy trì ưu đãi cho các thành viên kém phát triển (gọi tắt là xói mòn ưu đãi) Đã có một số thành viên Mỹ La tinh tiếp cận

đề nghị Việt Nam tham gia thúc đẩy tự do hoá nhóm sản phẩm nhiệt đới

Về xói mòn ưu đãi các sản phẩm nông nghiệp: sản phẩm trong danh mục của Phụ lục

H sẽ không bị cắt giảm thuế trong 10 năm sau khi Đôha kết thúc Việc cắt giảm chỉ được thực hiện 5 năm tiếp theo Việc thảo luận phụ lục H hiện đang được tiến hành đồng thời với danh mục sản phẩm nhiệt đới Rất ít khả năng Việt Nam lọt vào được phụ lục H này

Hạn ngạch thuế quan mới (TRQ): Các thành viên hiện vẫn đang tranh cãi về khả năng

tạo hạn ngạch thuế quan mới (đề xuất hiện nay là TRQ mới không vượt quá 1% các dòng thuế hiện hành, ngoại trừ các sản phẩm nhạy cảm, số hạn ngạch được gia hạn, và một số trường hợp đặc biệt khác) Nhiều thành viên xuất khẩu phản đối, đồng thời đấu tranh yêu cầu

mở rộng hạn ngạch thuế quan cũ

Trang 6

3 Tình hình đàm phán trong lĩnh vực phi nông nghiệp (NAMA) và vấn đề liên quan đến Việt Nam

a Những vấn đề cơ bản đã kết thúc

Đàm phán NAMA có một số nhiệm vụ chính bao gồm: i) cắt giảm thuế quan, đặc biệt

là cắt giảm hoặc loại bỏ thuế đỉnh, thuế leo thang; ii) cắt giảm hàng rào phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển và iii) đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước ĐPT và LDC

Đến cuối năm 2008, tài liệu đàm phán của Chủ tịch Ủy ban đàm phán NAMA đã được rà soát lần thứ 3 và được các thành viên tạm chấp nhận là tài liệu cơ sở cho đàm phán của các năm tiếp theo (tài liệu mã số TN/MA/W/103/Rev.3 ngày 06.12.2008)

Đối với mô hình cắt giảm thuế: về cơ bản các thành viên đã thống nhất được công

thức cắt giảm thuế Thụy sĩ, trong đó có các phương án linh hoạt khác nhau cho các thành viên đang và kém phát triển, các nền kinh tế nhỏ

Đối với đối xử đặc biệt và khác biệt: các thành viên đồng ý dành thêm linh hoạt, hoặc

ngoại lệ cho các thành viên nhóm RAM, cho các nền kinh tế nhỏ và dễ tổn thương, các thành viên đang phát triển hiện có diện mặt hàng ràng buộc hẹp theo Vòng UR (low binding coverage), các nội dung liên quan đến LDCs Riêng nhóm VRAMs (gồm Việt Nam, Ả-rập-Xê-út, Ma-xê-đô-ni-a và U-crai-na) sẽ không phải thực hiện các cam kêt mới về mở cửa thị trường

b Những vấn đề cơ bản tồn tại và liên quan đến Việt Nam

Đàm phán NAMA hiện nay chủ yếu xoay quanh danh mục các mặt hàng ưu tiên giữa các thành viên đàm phán chủ chốt, vấn đề tự do hóa theo ngành và đàm phán NTBs Đối với các nội dung này quan điểm của các thành viên còn nhiều khác biệt, cả về cách tiếp cận kỹ thuật lẫn chủ trương chính trị

Đối với sáng kiến cắt giảm thuế quan theo ngành (Sectorals): Hiện có 14 đề xuất đàm

phán trong các ngành hàng khác nhau là ôtô, xe đạp, hoá chất, điện tử, cá, lâm nghiệp, đá quý, nguyên liệu thô, dụng cụ thể thao, y tế, công cụ lao động, dệt may, đồ chơi và máy công nghiệp Phương thức giảm thuế trong từng ngành có thể sẽ khác nhau, tuỳ tình hình đàm phán, nhưng nhìn chung là sẽ giảm thuế xuống còn 0-5% Điều kiện để sáng kiến ngành được thừa nhận trong WTO là tổng số nước tham dự phải chiếm khoảng 90% thương mại sản phẩm đó trên trên giới (critical mass) Trung Quốc, Bra-xin nhấn mạnh nguyên tắc tự nguyện tham gia sáng kiến này, từ chối không tham một số ngành trọng yếu như hóa chất Hoa Kỳ cho rằng không thể kết thúc đàm phán NAMA nếu các thành viên đang phát triển mới nổi như Trung Quốc, Braxin không tham gia tự do hoá theo ngành

Mặc dù có sự chống đối từ một số nước nhưng Sectorals sẽ dần dần trở thành một chủ

đề chính trong đàm phán NAMA vì đáp ứng yêu cầu của Mỹ và một số thành viên phát triển

về mở cửa thị trường

Đối với các biện pháp phi thuế quan (NTBs): các ngành hàng hiện đang được các

thành viên đề xuất thảo luận cắt giảm hàng rào kỹ thuật gồm: ô tô; điện tử; hóa chất; ghi nhãn hàng dệt may, quần áo, giày dép và hàng du lịch; pháo hoa; bật lửa; lâm sản sử dụng trong

Trang 7

xây dựng Phần lớn các đề xuất này do các thành viên phát triển đưa ra (trừ pháo hoa do Trung Quốc và hóa chất do Ác-hen-ti-na), với nội dung chính là hài hòa các tiêu chuẩn quốc

tế, các quy định kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật, và tăng cường minh bạch hóa qui định quản lý đối với các ngành hàng này Các đề xuất chung cho toàn bộ đàm phán về NTB tập trung vào các nội dung chính như quản lý NTB nhất quán, minh bạch hóa thủ tục cấp phép xuất khẩu và thuế xuất khẩu v.v

Những đề xuất đáng chú ý của các thành viên WTO đối với một số ngành hàng cụ thể như sau:

- Về cơ chế ngang-horizotal mechanism (hơn 100 thành viên đang phát triển và LDCs, EU, Na-uy, Ca-na-đa, Niu-Di-lân, Thụy Sỹ đề xuất): vấn đề chính còn tranh cãi là

phạm vi áp dụng Các thành viên như Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị không áp dụng đối với các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) Hoa Kỳ giữ quan điểm thận trọng, cho rằng cần khai thác triệt để ủy ban TBT hiện hành thay vì đề xuất cơ chế này

- Về ô tô và điện tử do Hoa Kỳ, EU đề xuất (mỗi ngành hàng bao gồm 2 đề xuất riêng của Hoa Kỳ và EU): vấn đề còn vướng là Hoa Kỳ và EU theo các cách tiếp cận khác nhau,

EU đề nghị công nhận các tiêu chuẩn của UNECE WP/29, ISO, IEC đối với ô tô và của ISO, IEC, ITU đối với điện tử; Hoa Kỳ cho rằng cần thừa nhận cả các tiêu chuẩn của công ty là tiêu chuẩn quốc tế, đề nghị áp dụng hình thức mới là “công ty tự đánh giá” ngoài việc chứng nhận của bên thứ ba Các thành viên đang phát triển và LDCs lo ngại về thêm gánh nặng hành chính khi thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa tiêu chuẩn

- Về ghi nhãn hàng dệt may, quần áo, giày dép và hàng du lịch (do Hoa Kỳ, EU, Xri-lan-ca, Mau-ri-tớt và U-crai-na đề xuất): vấn đề phạm vi áp dụng và ghi nước xuất xứ chưa

được thống nhất Các thành viên như Thụy Sỹ, Hàn Quốc và Hồng Công đề nghị không áp dụng ghi nhãn & xuất xứ đối với các sản phẩm trung gian như sợi, chỉ, bông Các thành viên đang phát triển đề nghị bỏ yêu cầu này do lo ngại về gánh nặng chi phí đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Về hàng tân trang (remanufactured goods) (Hoa Kỳ, Nhật Bản và Thụy sỹ đề nghị hàng tân trang cần được đối xử như hàng hóa mới): đây là vấn đề nhiều thành viên phản đối,

không muốn thảo luận vì đa số các thành viên đang phát triển cho rằng khó phân biệt hàng tân trang với hàng tái chế (refurbished), hàng đã qua sử dụng (second-hand) Các thành viên đang phát triển cũng bày tỏ quan ngại về vấn đề bảo hành và tác động tới môi trường Các thành viên ủng hộ đề xuất này đã tổ chức một hội thảo về ngành công nghiệp tân trang nhằm vận động ủng hộ đề xuất Một số quốc gia đề xuất thành lập Nhóm làm việc về hàng tân trang thuộc Hội đồng thương mại hàng hóa nhằm trao đổi về tiến độ giảm hoặc xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với hàng tân trang nhưng một số thành viên khác (Achentina, Braxin, Venezuela, Equado và Ấn Độ) lại cho rằng nếu Nhóm làm việc đi vào hoạt động trước khi Vòng Doha kết thúc có thể coi như thỏa thuận thu hoạch sớm về hàng tân trang và các thành viên này không chấp nhận điều này

- Về hóa chất (bao gồm 2 đề xuất riêng của Ác-hen-ti-na, Bra-xin và EU): nhiều

thành viên còn quan ngại về phạm vi sản phẩm có bao gồm dược phẩm hay không, xác định

cơ quan định chuẩn quốc tế và gánh nặng chi phí đăng ký hóa chất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp

Trang 8

- Về minh bạch hóa thủ tục cấp phép xuất khẩu (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa

Kỳ và U-crai-na đề xuất): đa số các thành viên đang phát triển đều lo ngại về vấn đề gánh

nặng hành chính và khả năng thực thi do những hạn chế về năng lực hành chính

Việt Nam cũng sẽ gặp phải các vấn đề tương tự như gánh nặng hành chính do chi phí quản lý phát sinh, sửa đổi và bổ sung hệ thống pháp quy trong nước liên quan, khả năng quản

lý những vấn đề mới trong thương mại, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vấn đề lệ thuộc công nghệ v.v

Đối với vấn đề thuế xuất khẩu: EU đề xuất đưa nội dung này vào nhiệm vụ đàm phán

theo hướng loại bỏ các hình thức thuế xuất khẩu, trừ một số trường hợp ngoại lệ cho tài nguyên môi trường Nhiều thành viên đang phát triển như Trung Quốc, Ác-hen-ti-na, Ma-lai-xia, Ả-rập-Xê-út và Việt Nam không nhất trí thảo luận do vấn đề này không nằm trong nhiệm

vụ đàm phán Đôha Ngoài ra, đây cũng là công cụ bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường và đảm bảo nguồn thu ngân sách

Đối với vấn đề xói mòn ưu đãi đối với một số sản phẩm dệt may: Danh mục sản phẩm

xói mòn ưu đãi vào thị trường EU (phụ lục 2 của Tài liệu Chủ tịch), Hoa Kỳ (phụ lục 3 của Tài liệu Chủ tịch) và các thành viên được hưởng một số ngoại lệ đối với một số sản phẩm (phụ lục 4) không có gì thay đổi kể từ tháng 12.2008 đến nay Nhiều thành viên cho rằng danh mục này đã tương đối ổn định, không nên bàn thêm tại thời điểm này Tuy nhiên, vấn đề này chưa khép lại do nhiều thành viên LDC vẫn đòi mở thêm danh mục 2 & 3

4 Tình hình đàm phán trong lĩnh vực dịch vụ và vấn đề liên quan đến Việt Nam

a Những vấn đề cơ bản đã kết thúc

Đàm phán có những nhiệm vụ gồm: i) tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường theo các điều khoản liên quan của GATS; ii) xây dựng các quy tắc cho vấn đề quy định trong nước theo Điều VI: 4 của GATS; iii) xây dựng các quy tắc bổ sung cho GATS tại các Điều X (Các biện pháp tự vệ khẩn cấp), Điều XIII (Mua sắm Chính phủ) và Điều XV (Trợ cấp) và iv) xây dựng các nguyên tắc cụ thể nhằm thực hiện cam kết dành ưu tiên cho sự phát triển của các nước kém phát triển (LDC) và các nền kinh tế nhỏ

Trên cơ sở nhiệm vụ đã được đưa ra, đàm phán dịch vụ được tiến hành trên hai kênh Kênh thứ nhất là các cuộc đàm phán song phương hoặc nhiều bên để mở cửa thị trường dịch

vụ, chủ yếu thông qua việc cải thiện các cam kết đã có trong WTO về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia Kênh thứ hai là các cuộc đàm phán đa phương trong khuôn khổ WTO để thiết lập các quy định và nguyên tắc chung áp dụng cho toàn bộ các thành viên WTO

Đàm phán dịch vụ trong năm 2009 và các phiên đầu năm 2010 không có nhiều tiến triển do các thành viên tiếp tục duy trì quan điểm cứng rắn, ít nhượng bộ lẫn nhau Phần đông các thành viên WTO nhận định rằng đàm phán dịch vụ sẽ khó đạt kết quả nếu đàm phán nông nghiệp và NAMA không tiến triển Thêm vào đó, với việc Quốc hội Hoa Kỳ không cho phép đoàn đàm phán Hoa Kỳ được nhân nhượng đối với vấn đề di chuyển thể nhân (Mode 4)-một vấn đề mang lợi ích hàng đầu đối với các thành viên ĐPT đặc biệt là Ấn Độ, tiến trình đàm phán dịch vụ còn gặp rất nhiều trở ngại ở phía trước

Trang 9

b Những vấn đề tồn tại và liên quan đến Việt Nam

Đối với đàm phán mở cửa thị trường: các thành viên đã tiến hành trao đổi bản chào

ban đầu và bản chào sửa đổi Đến nay đã có 71 bản chào ban đầu và 31 bản chào sửa đổi được các thành viên WTO đưa ra Ban Thư ký WTO đã thống kê các bản chào và xác định yêu cầu của các thành viên tập trung vào trong 21 ngành và phân ngành dịch vụ bao gồm các dịch vụ như dịch vụ kinh doanh, dịch vụ viễn thông, dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ tài chính, dịch vụ giao thông vận tải, di chuyển thể nhân, cung cấp qua biên giới v.v Tuy nhiên, do thiếu tiến bộ từ các lĩnh vực đàm phán khác nên đàm phán song phương hoặc thậm chí là nhiều bên giữa các thành viên tiến triển rất chậm chạp Theo đánh giá của Chủ tịch Ủy ban đàm phán về dịch vụ, khoảng cách giữa bản chào và yêu cầu của các thành viên còn lớn và chỉ có thể thu hẹp với quyết tâm chính trị của tất cả các thành viên

Đáng chú ý là mặc dù được miễn trừ nghĩa vụ mở cửa thị trường hơn nữa trong đàm phán nông nghiệp và NAMA nhưng Việt Nam không được miễn trừ nghĩa vụ này trong đàm phán dịch vụ Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có thành viên nào đưa ra yêu cầu đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ với Việt Nam

Đối với đàm phán về quy định trong nước: các thành viên đạt được nhiều tiến triển

trong đàm phán về xây dựng quy định trong nước Kế từ khi có dự thảo lời văn báo cáo của Chủ tịch Ủy ban đàm phán dịch vụ vào tháng 3 năm 2009, các thành viên đã tích cực tham gia vào đàm phán nội dung này Tất cả các thành viên đều nhất trí việc xây dựng quy định trong nước minh bạch và hiệu quả có vai trò rất quan trọng trong tiến trình tự do hóa lĩnh vực dịch vụ Tuy nhiên, các thành viên vẫn chưa đạt được đồng thuận trong nhiều nội dung cụ thể

và tiếp tục trao đổi song song với đàm phán về mở cửa thị trường trong các phiên đầu năm 2010

Đối với đàm phán các vấn đề quy tắc: các thành viên chưa đạt được nhiều tiến bộ đối

với việc đàm phán để xây dựng nội dung cho các vấn đề quy tắc bao gồm: trợ cấp, tự vệ đặc biệt và mua sắm chính phủ trong lĩnh vực dịch vụ Do còn nhiều quan điểm khác biệt và tính chất phức tạp của vấn đề nên các thành viên chưa thực sự tập trung vào đàm phán những nội dung này

Đối với các điều khoản của GATS liên quan tới các nước LDC: mặc dù đã có lời văn

cho vấn đề này nhưng các thành viên chưa nhất trí do có một số thành viên muốn gắn vấn đề này vào cả gói đàm phán, ý trông chờ vào kết quả đàm phán của các lĩnh vực khác rồi mới quyết định

5 Tình hình đàm phán trong lĩnh vực quy tắc và vấn đề liên quan đến Việt Nam

a Những vấn đề cơ bản đã kết thúc

Đàm phán quy tắc có nhiệm vụ làm rõ và phát triển các nguyên tắc trong Hiệp định về Chống bán phá giá và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng, bổ sung quy định về trợ cấp thủy sản, đồng thời đảm bảo duy trì các nguyên tắc, khái niệm và hiệu quả chính của các Hiệp định này cũng như các công cụ và mục tiêu của chúng có tính đến nhu cầu của các Thành viên là nước đang và kém phát triển

Trang 10

Trên cơ sở này, vào tháng 8 năm 2003 tài liệu TN/RL/W/143 đã được Ban Thư ký WTO chuyển tới các Thành viên Tài liệu này tổng hợp 141 đề xuất của các thành viên về những nội dung cần được xem xét trong khuôn khổ đàm phán quy tắc Vào tháng 12 năm

2007, Chủ tịch Nhóm đàm phán về các quy tắc đã đưa ra Dự thảo 1, đề cập tới nhiều nội dung quan trọng Quá trình thảo luận Dự thảo 1 cho thấy các nước chưa sẵn sàng trong việc mặc cả với nhau về những nội dung quan trọng của Dự thảo và các nước đã đề nghị Chủ tịch đưa ra Dự thảo mới Vào tháng 5 năm 2008, Chủ tịch Nhóm đã đưa ra bản tóm tắt tổng hợp

đề xuất của các nước về Dự thảo 1 dưới hình thức tài liệu của WTO (TN/RL/WTO/232)

Trên cơ sở kết quả đàm phán đến cuối năm 2008, vào tháng 12 năm 2008 Chủ tịch đã chuyển tới các Thành viên Dự thảo 2 Trong Dự thảo 2, những nội dung quan trọng có thể thỏa thuận đã được cụ thể thể hóa thành văn bản, những nội dung chưa thỏa thuận để trong ngoặc [ ] Toàn bộ nội dung của Dự thảo thứ 2 đã được các thành viên xem xét trong khuôn khổ Nhóm đàm phán về các quy tắc đến đầu năm 2010

Cho đến nay, các thành viên về cơ bản đã đạt được sự đồng thuận đối với một số nội dung trong đàm phán, bao gồm:

Đối với hiệp định chống bán phá giá (ADA): các Điều 10.8bis -Hoàn trả, Điều 11.2 -

Rà soát giữa kỳ ; Điều 12 - Thông báo công khai ; Điều 16.4 ; Phụ lục I và Điều 6.7; Phụ lục II; Phụ lục III và Điều 18.6 được nhất trí về nguyên tắc Tuy nhiên còn một số nội dung kỹ thuật còn có quan điểm khác nhau nhưng khả năng có thể thỏa hiệp được

Đối với Trợ cấp trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM): Về nội dung sửa đổi tại

Điều 14.3, cơ bản các thành viên ủng hộ nhưng đề nghị cho phép các thành viên có sự linh hoạt nhất định trong việc phân bổ trợ cấp và tạo cơ hội chứng minh đâu là trợ cấp thường xuyên và đâu là trợ cấp không thường xuyên Những nội dung sửa đổi tại: Điều 25.1, 26.1; Phụ lục I điểm d và ghi chú 63; Phụ lục I điểm j; Phụ lục II điểm b; ghi chú 74 nhìn chung đều được các nước nhất trí

Nội dung của Phụ lục về trợ cấp thủy sản quy định: các loại trợ cấp thủy sản cần cấm; ngoại lệ chung; đối xử đặc biệt và khác biệt; nguyên tắc chung; quản lý nghề cá; minh bạch; giải quyết tranh chấp; thực thi; các quy định chuyển tiếp Hiện nay các thành viên chưa đạt được sự thống nhất nào trong các nội dung của Phụ lục về trợ cấp thủy sản

b Những vấn đề tồn tại và liên quan đến Việt Nam

Trong Dự thảo Hiệp định về Chống bán phá giá còn 11 nội dung quan trọng phải giải

quyết đó là: phương pháp quy về không (zeroing); quan hệ nhân quả giữa hành vi phá giá với thiệt hại; loại trừ các nhà sản xuất có liên quan; sản phẩm thuộc diện xem xét; thông tin yêu cầu… đối với các bên có ảnh hưởng; lợi ích công cộng và mức thuế thấp hơn; chống lẩn tránh; rà soát cuối kỳ; chống bán phá giá thay mặt nước thứ 3 và đối xử đặc biệt và khác biệt/hỗ trợ kỹ thuật

Dự thảo Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng còn một số vấn đề lớn cần được giải quyết là: hỗ trợ tài chính do thua lỗ (financing by loss-making institutions); cạnh tranh xuất khẩu; tín dụng xuất khẩu; xác định giá để tính giá trị trợ cấp khi nhà nước quy định giá hàng hóa và dịch vụ trong nước

Ngày đăng: 30/01/2016, 06:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w