Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ khi Đối thoại Shangri-La ra đời năm 2002 cho tới nay, chủ đề về các kỳ Đối thoại luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả, chuyên gia nhiều
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VŨ THỊ YẾN
ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA
VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội – 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VŨ THỊ YẾN
ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA
VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Luận Thùy Dương
Hà Nội – 2017
Trang 31
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA 13
1.1 Lịch sử hình thành Đối thoại Shangri-La 13
1.1.1 Khái quát về Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) 13
1.1.2 Bối cảnh lịch sử hình thành Đối thoại Shangri-La 40
1.1.3 Mục đích của Đối thoại Shangri-La 18
1.2 Cơ cấu, thành phần, ngôn ngữ sử dụng và các hình thức trao đổi 19
1.2.1 Cơ cấu của Hội nghị 19
1.2.2 Thành phần tham gia Hội nghị……… 20
1.2.3.Ngôn ngữ sử dụng và các hình thức trao đổiError! Bookmark not defined 1.3 Tổng quan các kỳ Hội nghị của Đối thoại Shangri-La từ năm 2002 đến năm 2016 21
1.3.1 Chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương 22
1.3.2 Vai trò của EU đối với an ninh châu Á 25
1.3.3 Trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương 26
1.3.4 Chống khủng bố và các hoạt động chạy đua quân sự 27
1.3.5 Chương trình hạt nhân Triều Tiên 29
1.3.6 Bảo vệ tự do hàng hải 30
1.3.7 Tình hình tranh chấp trên Biển Đông 33
Chương 2 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐỐI THOẠI SHANGRI-LAError! Bookmark not defined 2.1 Lợi ích của một số quốc gia tham dự Đối thoại 40
2.1.1 Các nước ASEAN 40
2.1.2 Mỹ Error! Bookmark not defined
2.1.3 Trung Quốc Error! Bookmark not defined
2.1.4 Nhật Bản Error! Bookmark not defined
2.1.5 Ấn Độ Error! Bookmark not defined
2.1.6 EU Error! Bookmark not defined
2.2 Shangri-La – Diễn đàn Đối thoại an ninh-quốc phòng quan trọng của khu
vực Error! Bookmark not defined
Trang 42
2.2.1 Đối thoại Shangri-La là diễn đàn có sự tham gia của các quan chức cao
cấp về Quốc phòng, An ninh của tất cả các quốc gia châu Á - Thái Bình
Dương Error! Bookmark not defined
2.2.2 Đối thoại Shangri-La góp phần hóa giải các nguy cơ xung đột, duy trì
hòa bình và ổn định khu vực Error! Bookmark not defined
Chương 3 SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TẠI ĐỐI THOẠI
SHANGRI-LA Error! Bookmark not defined
3.1 Mục đích của Việt Nam khi tham gia Đối thoại Shangri-LaError! Bookmark not defined
3.2 Sự tham gia và đóng góp của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-LaError! Bookmark not defined 3.2.1 Các hoạt động chính của Đoàn Việt Nam tại Đối thoại Shangri-LaError! Bookmark not defined 3.2.2 Kết quả, nội dung đóng góp của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-LaError! Bookmark not defined
3.3 Đề xuất, kiến nghị 81
KẾT LUẬN 89
PHỤ LỤC 1 91
PHỤ LỤC 2 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 53
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ARF ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ADMM+ ASEAN Defence Minister’s Meeting-Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng
IISS International Institute for Strategic Studies
Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế
EU European Union
Liên minh châu Âu
COC The Code of Conduct for the South China Sea
Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
HADR High availability disaster recovery
Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo
Châu Á – TBD Châu Á – Thái Bình Dương
CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
CHND Cộng hòa Nhân dân
XHCN Xã hội Chủ nghĩa
Trang 6Bài toán đi tìm một cơ chế đa phương, bình đẳng về an ninh và quốc phòng có đầy đủ khả năng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng, những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống của khu vực châu Á-TBD trong thời gian qua đã tốn không ít thời gian, công sức của chính phủ các nước Trong thời gian qua, các nước trong khu vực đã tạo lập nhiều cơ chế hợp tác đa phương như ARF, Hội đồng hợp tác An ninh châu Á-TBD (CSCAP) và gần đây nhất là ADMM+… Tuy nhiên các cơ chế trên đều chưa đủ khả năng tìm kiếm các giải pháp toàn diện và thiết thực cho
an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La đã ra đời, và được đánh giá là một trong những lời giải cho bài toán về an ninh-quốc phòng có khả năng đánh giá tổng quan tình hình khu vực, đề xuất các giải pháp thiết thực cho an ninh khu vực và toàn cầu trong thời gian tới
Từ một diễn đàn của các học giả, chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách quốc phòng là chính, đến nay Shangri-La đã thu hút được sự quan tâm của các quan chức chính phủ, quốc phòng của hầu hết các cường quốc trên thế giới, là nơi đưa ra các giải pháp, sáng kiến thúc đẩy hợp tác mới vì mục tiêu hòa bình, ổn định khu vực Sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại diễn đàn suốt từ năm 2004 đến nay cũng như sự góp mặt của Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng các nước như Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp,
Trang 7và chiều sâu, theo hướng ổn định lâu dài, tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi Việt Nam đã, đang và sẽ tích cực tham gia các cơ chế đa phương như Đối thoại Shangri-La để không ngừng khẳng định vị trí của mình trên trường khu vực và quốc tế, góp phần giữ vững hòa bình và ổn định khu vực, hợp tác cùng phát triển thông qua các hoạt động trao đổi thông tin giữa các nước về các vấn
đề cùng quan tâm
Do tính khoa học và thực tiễn sâu sắc của vấn đề nghiên cứu trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước hiện nay cho nên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sỹ khoa học của mình là: Đối thoại Shangri-La và sự tham gia
của Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi Đối thoại Shangri-La ra đời năm 2002 cho tới nay, chủ đề về các kỳ Đối thoại luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả, chuyên gia nhiều nước, đặc biệt phải kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Đánh giá An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2017
(Asia-Pacific Regional Security Assessment 2017) của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), xuất bản ngày 30/6/2017, do các tác giả Tim Huxley (Giám đốc điều hành Văn phòng châu Á của IISS) và William Choong (Chuyên gia
về an ninh châu Á của IISS) đồng chủ biên Cuốn sách gồm 192 trang, phân tích bốn chủ đề chính về an ninh khu vực, liên quan đến các cuộc thảo luận
Trang 86
tập trung tại Đối thoại Shangri-La hàng năm, đó là: Vai trò của Mỹ và Trung Quốc trong an ninh châu Á-TBD; Các phản ứng của Mỹ và các quốc gia khu vực đối với các căng thẳng an ninh khu vực, đặc biệt ở Biển Đông; Các vấn
đề an ninh mới nổi liên quan đến vũ khí hạt nhân, tên lửa; và triển vọng hợp tác an ninh khu vực
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về Đối thoại Shangri-La không nhiều, chủ yếu là những cuốn sách mang tính tổng hợp về một kỳ Đối thoại
Shangri-La, như cuốn sách Thông điệp Shangri-La, của Nhà xuất bản Thế
giới, phát hành vào tháng 8, năm 2013 Đây là cuốn sách giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La 12, toàn văn những câu trả lời có sức thuyết phục cao của Thủ tướng và tuyển chọn những nhận xét, đánh giá, ý kiến của các chính khác, nhà nghiên cứu và
dư luận quốc tế (đã được đăng tải trong nước và quốc tế) với hy vọng có thể đem lại cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về thông điệp Shangri-La của Thủ tướng và quan điểm của đối ngoại Việt Nam
Cuốn Đối thoại Shangri-La 15 do Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc
phòng soạn thảo vào tháng 6 năm 2016, sau khi Đối thoại Shangri-La lần thứ
15 kết thúc đã nêu lên khái quát chung về Đối thoại Shangri-La và trình bày toàn văn các bài phát biểu của các nước và hỏi đáp tại Đối thoại Cuốn sách
đã có sự tổng hợp nhưng chưa có sự phân tích, đánh giá về Đối thoại này
Ngoài ra còn một số bài viết được đăng trên tạp chí Quan hệ Quốc
phòng như: Đối thoại Shangri-La, tham gia của Việt Nam và những vấn đề
cần quan tâm trong thời gian tới (số 3, Quí III/2008); Shangri-La – Diễn đàn Đối thoại an ninh quốc phòng quan trọng của khu vực (số 11, Quí III/2010); Đối thoại Shangri-La 13 – ngăn ngừa nguy cơ xung đột vì một châu Á – Thái Bình Dương ổn định và phát triển (số 27, Quí III/2014), các bài viết này tuy
đã có sự phân tích, đánh giá của một số cán bộ nghiên cứu về Đối thoại Shangri-La và sự tham gia của Việt Nam nhưng các nội dung đề cập còn
Trang 9kỳ Đối thoại, phân tích theo quá trình hình thành, phát triển của Đối thoại, đánh giá được vị trí , vai trò và sự tham gia đóng góp của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La, qua đó đề xuất chính sách đối ngoại cho Việt Nam tham gia hiệu quả các kỳ Đối thoại tiếp theo cũng như các cơ chế đa phương khác
Luận văn “Đối thoại Shangri-La và sự tham gia của Việt Nam” hy
vọng sẽ góp phần giải quyết các vấn đề này và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích hai đối tượng chính, đó là:
- Các quốc gia tham dự Đối thoại Shangri-La Đặc biệt là các quốc gia
có tiếng nói về các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế
- Việt Nam với tư cách là thành viên của ASEAN đã tham gia và đóng góp nhiều trong vấn đề bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực Đồng thời thông qua diễn đàn này, Việt Nam trao đổi, bày tỏ rõ ràng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 108
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, làm rõ quá trình hình thành
và phát triển, các kết quả đạt được của Đối thoại Shangri-La trong 15 năm (từ
năm 2002 đến năm 2016)
Về vấn đề nghiên cứu: Luận văn hệ thống hóa các nội dung, chương trình của Đối thoại Shangri-La qua các lần hội nghị Từ đó, phân tích các kết quả đạt được của Đối thoại này trong việc duy trì ổn định, an ninh khu vực Đồng thời, đi sâu phân tích mục đích, sự đóng góp và các kết quả đạt được của Việt Nam khi tham gia Đối thoại này, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cần thiết để Việt Nam tham gia có hiệu quả các kỳ Đối thoại tiếp theo
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là phân tích và đánh giá một cách khách quan, hệ thống tiến trình phát triển của Đối thoại Shangri-La, rút ra nhận xét
về tầm quan trọng của diễn đàn này đối với hòa bình và an ninh khu vực Từ
đó, chỉ rõ sự tham gia và các đóng góp của Việt Nam trong các kỳ Đối thoại, đưa ra đề xuất cho Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực và có hiệu quả vào diễn đàn này
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau:
Phân tích bối cảnh hình thành, mục đích ra đời của Đối thoại
Shangri-La, sự phát triển của Đối thoại Shangri-La trong chặng đường 15 năm Đánh giá tổng quát các kết quả đạt được của diễn đàn này đối với hòa bình và ổn định của khu vực
Đánh giá tầm quan trọng của Đối thoại Shangri-La đối với an ninh khu vực, và lợi ích của một số nước lớn khi tham gia diễn đàn này
Phân tích những điểm đáng chú ý trong chủ trương, đường lối của Việt Nam khi tham gia Đối thoại Shangri-La, trích dẫn các tuyên bố chính thức,
Trang 11đề như: xã hội học, lịch sử học, địa lý học Ngoài ra, các lý thuyết liên quan tới “Chủ thể” (actor) trong quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, nhóm mô hình liên quan đến “quá trình hoạch định chính sách” (Policy-making process) cũng được sử dụng trong luận văn
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã sử dụng:
Về tư liệu: luận văn tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các loại hình tư liệu theo từng nhóm, từng cấp độ khác nhau
Về cách thức nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong lý thuyết quan hệ quốc tế, đặc biệt là phương pháp phân tích quan
hệ quốc tế theo các cấp độ; phương pháp duy vật lịch sử, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, logic và các phương pháp trong cách tiếp cận liên ngành của khoa học xã hội để phân tích chính sách và làm rõ vấn
đề cần lập luận Luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để làm rõ các vấn đề liên quan
6 Nguồn tài liệu được sử dụng
6.1 Tài liệu cấp 1 (tài liệu gốc) chủ yếu bao gồm :
Trang 1210
Các tài liệu mang tính quy phạm pháp luật như Nghị quyết, Nghị định của cơ quan Nhà nước Việt Nam liên quan đến các hoạt động chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng
Các báo cáo tham luận của Việt Nam trong các kỳ Đối thoại
Shangri-La đã được công bố
6.2 Tài liệu cấp 2 (tài liệu thứ cấp) chủ yếu bao gồm :
Các công trình khoa học đã được công bố như: sách tham khảo, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành
Tài liệu trên các trang mạng điện tử chính thống của các nước liên quan, các bài phát biểu của các nước tham gia Đối thoại Shangri-La, các chuyên mục bình luận chuyên đề trên báo chí, truyền thông
7 Đóng góp của luận văn
7.1 Tính khoa học
Đây là một đề tài nghiên cứu còn khá mới ở trong nước nên còn nhiều vấn đề cần được làm rõ, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, đưa quan hệ hợp tác với các nước đi vào chiều sâu, toàn diện, thực chất hơn Việc nghiên cứu một cách bài bản, hệ thống quá trình hình thành và phát triển của Đối thoại Shangri-La, để đi sâu phân tích vị trí, mục đích và tầm quan trọng của Diễn đàn này đối với hòa bình và ổn định khu vực
Thông qua việc đánh giá các kết quả đạt được của Đối thoại Shangri-La trong chặng đường 15 năm qua, chỉ ra sự chuyển biến trên các lĩnh vực hợp tác giữa các nước trong khu vực và thế giới trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực Từ đó thấy được thực trạng cũng như xu hướng trong quan hệ giữa các quốc gia, các chính sách đối ngoại của các nước về an ninh-quốc phòng, có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và đưa ra các luận điểm khoa học mang tính tham khảo cho công tác thực tiễn
Trang 13Ngoài ra, công trình khoa học này còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên cao học và những người muốn nghiên cứu về Đối thoại Shangri-La và sự tham gia của Việt Nam
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận thì bố cục của luận văn được chia làm ba
chương, cụ thể như sau :
Chương 1 Quá trình hình thành và phát triển của Đối thoại Shangri-la
Ở chương này luận văn sử dụng phương pháp duy vật lịch sử để phân tích, hệ thống hóa các vấn đề nghiên cứu Nội dung trọng tâm của chương này chỉ ra bối cảnh lịch sử hình thành Diễn đàn Shangri-La, mục đích của diễn đàn này; cơ cấu, thành phần, ngôn ngữ sử dụng và các hình thức trao đổi của Diễn đàn; nêu các nội dung tổng quan của các kỳ hội nghị
Chương 2 Một số nhận xét về Đối thoại Shangri-La
Nội dung chính thể hiện trong chương này bao gồm: Lợi ích của một số quốc gia khi tham dự diễn đàn Chỉ rõ tầm quan trọng của diễn đàn này đối với hòa bình và an ninh khu vực thông qua phân tích các chủ đề trao đổi chính
và những kết quả đã đạt được của Shangri-La
Chương 3 Sự tham gia của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La
Trên cơ sở các vấn đề được phân tích ở chương 2, đến chương này luận văn đi vào đánh giá sự tham gia của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La, làm
Trang 1412
rõ mục đích, sự đóng góp nổi bật của Việt Nam trong diễn đàn này cũng như trong duy trì, củng cố hòa bình và an ninh trong khu vực Qua đó rút ra nhận xét, đánh giá và đề xuất kiến nghị chính sách cho sự tham gia của Việt Nam
trong tương lai
Trang 1513
Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA
Châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực có địa chiến lược đặc biệt quan trọng, có các tuyến đường vận tải biển nhộn nhịp được coi như huyết mạch giao thông sống còn đối với các nền kinh tế nối liền giữa các bờ của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Đây là khu vực có sự phát triển nhanh và năng động, nhiều cường quốc có lợi ích tại đây, nên luôn thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, song châu Á – Thái Bình Dương vẫn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định Khu vực này cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng gia tăng như tranh chấp lãnh thổ, tình hình bán đảo Triều Tiên, hoạt động của chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, buôn bán người, tội phạm mạng, hay các thảm họa thiên tai và dịch bệnh ở nhiều quy mô, tầm mức khác nhau Điều này đã tác động không nhỏ đến việc hoạch định và sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, dân tộc Sự hợp tác phát triển và giải quyết các vấn đề thách thức chung mang tính toàn cầu đã kéo các nước xích lại gần nhau hơn để cùng nhau viết nên luật chơi mới, xây dựng cơ chế, thể chế đa phương ở phạm vi khu vực hay toàn cầu
1.1 Lịch sử hình thành Đối thoại Shangri-La
1.1.1 Khái quát về Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS)
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) là một công ty trách nhiệm hữu hạn và tổ chức từ thiện, có trụ sở ở Anh, có các văn phòng ở Mỹ và Xinh-ga-po
IISS được thành lập năm 1958 Đây là Viện Nghiên cứu có ban giám đốc và nhân viên là một mạng lưới quốc tế bao gồm các học giả, nhà nghiên cứu có tiếng từ hơn 100 nước trên thế giới tham gia, trụ sở đặt tại Luân Đôn
Từ năm 2001, IISS bắt đầu mở rộng các văn phòng ra nước ngoài, trong đó ở
Trang 1614
khu vực châu Á có văn phòng tại Xinh-ga-po và ở Mỹ có văn phòng tại sinh-tơn IISS hiện chú trọng vào nghiên cứu định hướng chính sách và đưa ra những nhận thức mới vào các cuộc thảo luận chiến lược
Oa-IISS không chỉ nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến châu Á – TBD mà còn nghiên cứu các vấn đề chiến lược về an ninh ở nhiều khu vực khác Trong đó, IISS tập trung nghiên cứu về vấn đề liên kết khu vực châu Á – TBD với Trung Đông, các thách thức phổ biến vũ khí hạt nhân, tự do hàng hải, an ninh năng lượng Chương trình nghiên cứu sẽ bao gồm các hội thảo và hội nghị IISS tổ chức tại Xinh-ga-po và các nơi khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương Các ấn phẩm chính thức hàng năm gồm có: Cán cân quân
sự (The military Balance) được xuất bản hàng năm nhằm tóm tắt về lực lượng
vũ trang, quân đội các nước trên thế giới; Cơ sở, dữ liệu và xung đột vũ trang trực tuyến (Armed Conflick Data Base); Khảo sát chiến lược (Strategic Survey) nhằm đánh giá xu hướng chính trị, quân sự hàng năm Ngoài ra, còn
có các tạp chí xuất bản hàng quý, bình luận chiến lược nhằm giới thiệu tóm tắt những vấn đề về chiến lược mới, trong đó có Tạp chí Quan hệ Quốc tế Các vấn đề nghiên cứu của IISS là nguồn thông tin chính xác, khách quan về các vấn đề chiến lược quốc tế cho các chính trị gia, các nhà ngoại giao, các nhà phân tích đối ngoại, kinh doanh quốc tế, các lực lượng quốc phòng, các nhà nghiên cứu khoa học và nhà báo
Hàng năm, IISS tổ chức nhiều sự kiện lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và châu Á cũng như Mỹ La-tinh và châu Phi Đối thoại Shangri-La đã được thành lập bởi Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành IISS Sir John Chipman vào năm 2001 để đáp ứng như cầu thiết thực về một diễn đàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi các bộ trưởng quốc phòng khu vực và các nước có liên quan trên toàn thế giới có thể tham gia vào các cuộc đối thoại nhằm xây dựng niềm tin và bồi dưỡng sự hợp tác an ninh trong thực tế Trong Hội nghị Chính sách an ninh Munich lần thứ 36, Chipman nhận thấy
Trang 1715
“các quan chức châu Á chỉ đến đó cho có lệ” và nhận ra rằng châu Á cần có một diễn đàn quốc phòng của riêng mình mà tại đó các Bộ trưởng Quốc phòng có thể gặp gỡ và lên tiếng.”1 Đến nay, Đối thoại Shangri-La đã trở thành một diễn đàn an ninh quan trọng hàng đầu của khu vực và thế giới
1.1.2 Bối cảnh lịch sử hình thành Đối thoại Shangri-La
Quá trình toàn cầu hóa diễn ra chủ yếu bởi sự thúc đẩy của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và các tập đoàn xuyên quốc gia, một mặt
đã và đang hướng nhân loại bước vào nền văn minh trí tuệ với hai đặc trưng
cơ bản là “kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin”, mặt khác nó không thể “san phẳng” mà càng làm bộc lội các mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc nhất là trong điều kiện quá trình phục hồi sự tăng trưởng kinh tế trên thế giới không ổn định Quá trình hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thực chất là một cuộc cạnh tranh để tồn tại và phát triển, cho nên đây cũng là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh
Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, tình trạng xâm phạm chủ quyền, quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn Các nước điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế Các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội
và khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển Trong bối cảnh đó, tập
1 Dẫn theo [13, tr 37-38]
Trang 1816
hợp lực lượng, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh giữa các nước trên thế giới và khu vực vì lợi ích của cộng đồng quốc tế và của từng quốc gia tiếp tục diễn ra phức tạp
Trong khi đó, những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng, các nguy cơ đe dọa khủng bố của lực lượng Hồi giáo cực đoan và an ninh hạt nhân
Trong bối cảnh vị trí, vai trò của châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á ngày càng gia tăng, các cường quốc thế giới ngày càng chú ý và chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực, theo đó môi trường an ninh khu vực được đặc biệt chú ý, Đối thoại Shangri-La đã ra đời và được tổ chức thường niên từ năm 2002 tại khách sạn Shangri-La của Cộng hòa Singapore theo sáng kiến của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS)
Trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên, châu Á thiếu một khuôn khổ an ninh khu vực như châu Âu Đầu năm 1996, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry và Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh cùng đưa ra những sáng kiến riêng biệt đề xuất tổ chức một cuộc họp thường niên tập trung các đồng nhiệm tại châu Á nhưng không được hưởng ứng Diễn đàn an ninh liên chính phủ châu Á duy nhất lúc đó chỉ là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lại bị xem khó tồn tại vì chỉ tập trung vào việc xây dựng lòng tin và còn sơ sài Ngoài ra ARF còn được tổ chức bởi các
bộ trưởng nước ngoài, nên chỉ có tính tham khảo về một cơ chế chính sách quốc phòng khu vực mà họ mong muốn để có thể hợp tác
Ban đầu Đối thoại Shangri-La phỏng theo mô hình của Hội nghị Chính sách An ninh Munich (Munich Conference on Security Policy), một diễn đàn
từ năm 1962 tập hợp các chuyên gia, bộ trưởng quốc phòng, các quan chức an
Trang 1917
ninh cấp cao, các tướng lĩnh cũng như đại diện báo chí từ hơn 40 nước cốt lõi
là NATO Nhưng với tham vọng lớn hơn của IISS là thiết lập một diễn đàn
“kênh 1” chính thống, trong đó bộ trưởng quốc phòng của tất cả các nước trong khu vực châu Á – TBD có thể ngồi lại với nhau bàn thảo về bất cứ vấn
đề nào của khu vực – tạo ra một tổ chức “mà các Bộ trưởng Quốc phòng cần đến và mang lại cho họ tất cả những điều họ cần tại một hội nghị liên chính phủ hay liên khu vực”2 Lời mời ban đầu chỉ chủ yếu tập trung vào các thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN như là một tổ chức an ninh thực sự trong khu vực Xinh-ga-po được chọn làm nước chủ nhà cho hội nghị đầu tiên và khách sạn Shangri-La là địa điểm tổ chức Chipman gặp Tổng thống Singapore SR Nathan vào tháng 02 năm 2001 để đề xuất các ý tưởng và Nathan đã đồng ý hỗ trợ cho đến khi IISS có thể tổ chức Hội nghị một cách độc lập Như vậy, từ năm 2002, bên cạnh Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ra đời năm 1994 và là hội nghị của Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ARF thì Đối thoại Shangri-La được xem là Diễn đàn an ninh khu vực cao cấp nhất có xu hướng ngày càng mở rộng cả về nội dung và phạm vi can dự của các nước trong và ngoài khu vực không có vai trò chủ đạo của ASEAN như ARF
Bản thân lịch sử hình thành của Đối thoại Shangri-la chứa đựng nhiều điều thú vị Trong cuốn tiểu thuyết Đường chân trời bị lãng quên (The Lost Horizon), Shangri-La là một nơi chốn huyền thoại của những điều không tưởng đâu đó trên dãy Himalaya, một thiên đường nơi mà hòa bình và tình yêu ngự trị Cũng là một sự trùng hợp lý thú khi nơi tổ chức cuộc đối thoại này là khách sạn Shangri-La của Singapore, một sự ẩn dụ không thể phù hợp
2 Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á,
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_ngh%E1%BB%8B_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng _%C4%91%E1%BB%89nh_An_ninh_ch%C3%A2u_%C3%81
Trang 2018
hơn cho một diễn đàn bàn về an ninh khu vực
1.1.3 Mục đích của Đối thoại Shangri-La
Được chính thức thiết lập vào năm 2002, Đối thoại Shangri-La là sự hợp tác công tư giữa một bên là chính phủ Xinh-ga-po và một bên là Viện Nghiên cứu Quốc tế (IISS) Xinh-ga-po mong muốn trở thành một cầu nối cho an ninh và ổn định khu vực, qua đó gia tăng uy tín của quốc gia, trong khi IISS cũng có mục đích tương tự trong giới nghiên cứu quốc tế Dựa trên những thành tựu và uy tín mà Viện Nghiên cứu này có được, Đối thoại Shangri-la là cố gắng của IISS nhằm khỏa lấp chỗ trống quan trọng trong chuỗi các cuộc gặp thượng đỉnh liên quốc gia ở khu vực châu Á – TBD
Ban đầu chỉ là một buổi ăn tối và trao đổi giữa các học giả Viện IISS
và lãnh đạo Bộ Quốc phòng một số nước, sau đó nảy ra ý tưởng tổ chức đối thoại thường niên như ngày nay Mục đích chính của đối thoại là trao đổi, nghiên cứu chính sách quốc phòng và tình hình an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đây cũng có thể coi là một kênh xây dựng lòng tin bổ sung cho Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) Shangri-La được kỳ vọng sẽ là cơ hội
để nâng cao sự minh bạch các chính sách quốc phòng và hiện đại hóa quân sự trong khu vực
Để đạt được những mục đích trên, cơ chế hoạt động của Đối thoại Shangri-La rất đa dạng Bên cạnh các phiên thảo luận toàn thể còn có các nhóm nhỏ, các nhóm nhỏ này có thể đề xuất các mục tiêu chính sách riêng biệt IISS cũng đảm bảo thời gian để các bộ trưởng quốc phòng có ít nhất hai cuộc họp đa phương và khoảng hàng chục cuộc đối thoại song phương trong thời gian diễn ra hội nghị, tạo điều kiện để xúc tiến các cuộc gặp đa phương, song phương giữa quan chức quân sự các quốc gia
Đối thoại Shangri-La là diễn đàn không ràng buộc về mặt pháp lý, tất
cả những vấn đề được đưa ra bàn luận tại hội nghị chỉ là để thảo luận, không
đi đến bất cứ kết luận ràng buộc nào và các nước tham dự diễn đàn này không
Trang 2119
phải chịu bất cứ trách nhiệm quốc tế nào Tuy nhiên, đối thoại cũng có kết quả tích cực đối với khu vực, ví dụ như vấn đề an ninh tại eo biển Ma-lac-ca được đưa ra bàn bạc đã mang lại kết quả thực tiễn khi In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po nhất trí tăng cường tuần tra chung tại eo biển nói trên từ tháng 7/2004, đưa ra sáng kiến tuần tra “Eyes in the sky” từ tháng 9/2005 và tăng cường hợp tác quốc tế
Điểm được đánh giá cao của Đối thoại Shangri-La là tạo cơ hội để lãnh đạo quốc phòng các nước trong khu vực nhóm họp, bàn bạc các vấn đề quốc
tế và khu vực cũng như gặp gỡ riêng để thúc đẩy quan hệ an ninh song phương và là diễn đàn để tuyên truyền đường lối chính sách quốc phòng và thăm dò quan điểm, mối quan tâm của các nước trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực Vì vậy, Việt Nam cử Đoàn ở cấp lãnh đạo Bộ Quốc phòng tham dự Shangri-La là để tuyên truyền đường lối chính sách quốc phòng – an ninh của ta và mở rộng quan hệ quốc phòng – an ninh là thiết thực
Đối thoại Shangri-La đã tập trung được tất cả các đối tác của khu vực
để duy trì ba nguyên tắc cơ bản: giải quyết tranh chấp một cách hòa bình; Cho phép các quốc gia tự quyết định về an ninh; Và bảo vệ các quy tắc về luật pháp quốc tế có liên quan đến hoạt động bay và hàng hải, đặc biệt ở Biển Đông Trong những năm qua, Đối thoại Shangri-La đã ngày càng trở nên quan trọng, thu hút được sự chú ý của các nước trong khu vực châu Á – TBD
và trên thế giới Diễn đàn này đã tạo ra cơ hội cho các quốc gia khác nhau tăng cường truyền thông quốc phòng và hiểu biết lẫn nhau, điều đó sẽ làm tăng khả năng đối phó với các mối đe dọa an ninh và bảo vệ hòa bình khu vực
và thế giới
1.2 Cơ cấu, thành phần, ngôn ngữ sử dụng và các hình thức trao đổi
1.2.1 Cơ cấu của Hội nghị
Trang 22Nhóm Break-out: Được triển khai lần đầu trong Hội nghị năm
2003, việc họp từng nhóm nhỏ (break-out) cho phép mở nhiều cuộc thảo luận giữa các nước thành viên về các vấn đề cụ thể Các nhóm break-out thường được chủ trì bởi một nhân viên cao cấp của IISS Đến năm 2006, nhóm break-out chỉ có sự tham gia của các bộ trưởng và các quan chức cấp cao của đoàn đại biểu
Các cuộc họp song phương: Mỗi đoàn đại biểu có thể tổ chức từ 15-20 cuộc họp song phương, mỗi cuộc họp thường kéo dài nửa giờ Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cũng thường làm chủ các bữa ăn trưa đa phương
Các đại biểu phi Chính phủ: Hội nghị này cũng có sự tham dự của hơn
200 đại biểu phi Chính phủ, bao gồm các chính trị gia, học giả, doanh nhân, các tổ chức phân tích, các cơ quan truyền thông
1.2.2 Thành phần tham gia Hội nghị
Đối tượng được mời tham dự Diễn đàn là các Bộ trưởng Quốc phòng,
Bộ trưởng Ngoại giao, cố vấn an ninh quốc gia, Tổng Tham mưu trưởng và các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu quốc phòng-an ninh cao cấp của các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Khách mời danh
dự để phát biểu trung tâm thường là nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước, Tổng thống, Thủ tướng) của các nước có vai trò và đóng góp nhất định cho hợp tác an ninh khu vực hoặc có vị thế đang lên
Cho tới nay, Diễn đàn Đối thoại Shangri-La đã được đánh giá là một sự kiện an ninh lớn và quan trọng của khu vực và thế giới Số lượng đại biểu và
Trang 2321
số nước tham dự ngày càng đông và tầm mức tham gia của các nước cũng ngày càng tăng lên Những năm gần đây, hội nghị này đã quy tụ được hầu hết các nhân vật có uy tín trong giới chính trị và quốc phòng, an ninh của các nước Từ lúc ban đầu chỉ có một vài nước tham dự với thành phần đại biểu chủ yếu là học giả và quan chức cấp thấp thì nay đã có tới từ 27 đến 33 quốc gia cử đại biểu tới cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng, ngoại giao, Tổng Tham mưu trưởng đến dự
1.2.3 Ngôn ngữ sử dụng và các hình thức trao đổi
Tiếng Anh được dùng chủ yếu trong Hội nghị Ngoài ra, Hội nghị còn
sử dụng tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật và tiếng Hàn Ban tổ chức bố trí 01 cabin cho phiên dịch của các nước sử dụng khi đại biểu của nước mình đọc tham luận hoặc phát biểu bằng ngôn ngữ khác, ngoài 04 thứ tiếng kể trên
Đối thoại có các hình thức hoạt động trao đổi gồm:
Có các phiên họp toàn thể: Đây là diễn đàn phát biểu của các lãnh đạo cấp Bộ trưởng với các chủ đề của Hội nghị Tại mỗi chủ đề trong phiên họp toàn thể, có 3-4 đại biểu được Ban Tổ chức mời trình bày tham luận về chủ đề
đó Sau bài tham luận của đại biểu cuối cùng, sẽ đến phần hỏi đáp (các Đại biểu tham dự có thể đặt câu hỏi đích danh cho một diễn giả hoặc có thể cho tất cả diễn giả Câu hỏi thuộc về ai thì người đó trả lời hoặc diễn giả nào muốn chia sẻ nhận thức hoặc quan điểm của mình thì có thể tham gia trả lời Thời gian phát biểu của mỗi Đại biểu tối đa là 15 phút)
Các phiên họp Nhóm: Đây là diễn đàn phát biểu của các học giả và quan chức chính phủ của các nước với các chủ đề đã được quy định cho từng
Trang 2422
là nơi quy tụ của các phái đoàn quân sự cấp cao và bộ trưởng quốc phòng các nước, tập trung thảo luận các vấn đề quốc phòng và an ninh quan trọng, cấp bách của khu vực Trải qua quá trình 15 năm phát triển, trước những biến đổi của tình hình khu vực, đã có rất nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận tại các kỳ Đối thoại Trong đó, nổi bật lên các vấn đề liên quan tới an ninh khu vực thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia tham dự như:
1.3.1 Chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Mỹ cam kết tăng cường năng lực cho các đồng minh, đối tác nhằm đẩy mạnh tái cân bằng tại châu Á – Thái Bình Dương, nâng cao vai trò của Mỹ Nhằm duy trì ngôi vị siêu cường số một thế giới, Mỹ quyết tâm can dự vào khu vực thông qua Chiến lược tái cân bằng Trong suốt các kỳ Đối thoại Shangri-La liên tiếp từ năm 2012 đến nay, Mỹ luôn khẳng định quyết tâm can
dự vào khu vực
Đối thoại Shangri-La 11 diễn ra năm 2012 trong thời điểm khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường trở thành trọng tâm phát triển mới cả về kinh tế quân sự và ngoại giao của thế giới Bên cạnh đó, hội nghị cũng được đặc biệt chú ý vì những diễn biến quân sự nóng trong thời gian qua ở nhiều biển đảo trong khu vực, cũng như sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước, thể hiện qua sự trỗi dật mạnh mẽ của Trung Quốc, sự thay đổi chiến lược quân sự của Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc cũng như chính sách can dự trở lại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ Trong hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta
có bài phát biểu tập trung vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương và vai trò của Mỹ tại đây mà ông gọi là “Sự tái cân bằng của Mỹ hướng về châu Á-Thái Bình Dương” Đây cũng là lần đầu tiên chi tiết chiến lược quân sự của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương được tiết lộ Mỹ sẽ tái bố trí hạm đội hải quân với mục tiêu đến năm 2020, có 60% tàu chiến Mỹ hoạt động tại châu Á – Thái Bình Dương Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng khẳng định lại một loạt các
Trang 2523
cam kết quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương gồm các hiệp ước với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Australia và các đối tác Ấn Độ, Singapore, Indonesia cùng nhiều nước khác.3
Xuất phát từ lợi ích của một “cường quốc châu Á – Thái Bình Dương”,
Mỹ đã triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp can dự vào khu vực trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa Mỹ sẽ tiếp tục củng cố quan hệ đồng minh, thiết lập các đối tác mới, tham gia vào các cơ chế
đa phương trong khu vực, tăng cường hiện diện tại khu vực Phát biểu tại Shangri-La 12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chắc Ha-gen đã đưa ra thông điệp
rõ ràng về quyết tâm can dự mạnh mẽ của Mỹ vào khu vực nhằm bảo vệ các lợi ích của Mỹ: “Tôi muốn đảm bảo với các bạn rằng, Mỹ sẽ tiếp tục tái cân bằng, ưu tiên cho việc bố trí lực lượng, các hoạt động và đầu tư ở châu Á – Thái Bình Dương Chúng tôi đang thực hiện những hành động cụ thể hỗ trợ cho cam kết này” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công khai bày tỏ những “ưu tiên” trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ vào khu vực về cả kinh tế, quân
sự “Trong tương lai, khu vực này sẽ được chứng kiến việc ưu tiên triển khai những trang thiết bị hiện đại nhất tại khu vực Thái Bình Dương như máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 sẽ được bố trí đến Nhật Bản và các tàu ngầm tấn công thế hệ thứ 4 lớp Virginia tại Gu-am”.4
Tại Đối thoại Shangri-La 13, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ C.Ha-gen tuyên bố việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ sẽ không ảnh hưởng tới cam kết của Mỹ tại khu vực và Mỹ đang có những bước đi cụ thể cho chiến
Trang 26http://www.baomoi.com/chau-a-24
lược này Phương thức mà Mỹ đang thực hiện là tăng cường năng lực cho đồng minh và đối tác Tại Đông Nam Á, Mỹ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia xây dựng khả năng Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR) thông qua việc
“Mỹ bán trực thăng AH-64 Apache cho Indonesia, Hỗ trợ quân đội Philippines nâng cao năng lực hải quân và không quân” Tại Đông Bắc Á, Mỹ đang nỗ lực xây dựng năng lực đồng minh trong sử dụng các loại máy bay tiên tiến, khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo, đặc biệt nhằ ngăn chặn và phòng thủ trước những hành động quân sự của Bắc Triều Tiên “Mỹ đã ký thỏa thuận bán máy bay không người lái Global Hawk cho Hàn Quốc nhằm tăng cường khả năng giám sát tình báo và trinh sát của nước này” Với Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng C.Ha-gen khẳng định Mỹ ủng hộ nỗ lực mới của nước này nhằm tái định hướng phương thức tự vệ tập thể, đồng thời cho biết, Mỹ-Nhật đang tái cân nhắc những nguyên tắc an ninh chung Với Ấn Độ, Mỹ đánh giá việc xúc tiến sáng kiến Thương mại và Công nghệ quốc phòng với nước này là trọng tâm của hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh trong thời gian tới, Mỹ sẽ tăng cường diễn tập, giao lưu
và thông qua 130 cuộc diễn tập, giao lưu và khoảng 700 chuyến thăm của tàu Hải quân tới quân cảng các nước.5
Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15, trong phiên toàn thể thứ nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Át-tơn Các-tơ đã có bài phát biểu “Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc tại châu Á – TBD” Trong bài phát biểu này, Mỹ cũng vẫn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì sự can dự kinh tế, chính trị và quân sự cũng như kéo gần về mặt địa lý tại châu Á – TBD Oa-sinh-tơn sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để giải quyết các vấn đề an ninh chung Nhưng điều đó không đồng nghĩa Mỹ sẽ từ bỏ các nguyên tắc an ninh cốt lõi của mình tại khu vực
5
Dẫn theo [18, tr 4]
Trang 2725
hay ngó lơ cho những động thái làm thay đổi thực trạng khu vực từ phía Trung Quốc
1.3.2 Vai trò của EU đối với an ninh châu Á
Từ nhiều năm qua, châu Âu bị than phiền là không quan tâm đến vấn
đề an ninh của châu Á So với quy mô, sức mạnh và mối quan hệ với châu lục này, người ta hy vọng EU sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng ở châu Á Tuy nhiên, dư luận không rõ là EU có sẵn lòng vào cuộc hay không
Dù có những thách thức cấp bách riêng như Trung Đông, nạn nhập cư ồ
ạt và khủng bố đe dọa, EU ngày càng quan tâm hơn đến châu Á – Thái Bình Dương không chỉ vì kinh tế mà còn vì an ninh và ổn định chiến lược Động cơ chủ yếu dẫn đến thái đố chuyển biến của EU là hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, phản ứng chối bỏ các chuẩn mực quốc tế và hệ thống chiếu trên – chiếu dưới trong quan hệ quốc tế mà Trung Quốc muốn áp đặt cho các nước láng giềng Thể hiện rõ nhất là các bài phát biểu của đại biểu Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La ngày càng mang nặng yếu tố thái quá
Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 năm 2015, người đứng đầu ngành ngoại giao EU là bà Federica Mogherini đã kêu gọi các nước đừng coi EU chỉ
là một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn Bà nhấn mạnh, EU cũng là một cộng đồng về chính sách ngoại giao, tham gia vào an ninh quốc phòng
Trên tinh thần đó, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đề nghị châu Âu tham gia giải quyết một số quan ngại lớn nhất trong khu vực: Tình trạng căng thẳng trên Biển Đông Ông
Le Drian đề xuất rằng các chiến hạm châu Âu cần “phối hợp với nhau để đảm bảo sự hiện diện thường xuyên tại các vùng biển châu Á”
Ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ
15, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cũng đã cam kết Anh sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Đông Nam Á vào cuối thập niên này Đây là dấu
Trang 2826
hiệu cho thấy châu Âu ngày càng chú ý tới các điểm nóng ở châu Á Dù vậy, như báo The Straits Time (Singapore) ghi nhận, phải mất một thời gian để các tuyên bố ấy trở thành hành động và cần thời gian lâu hơn để châu Âu lấy lại vai trò đảm trách an ninh ở châu Á như ngày trước Bởi vì, Anh đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Nhật và thúc đẩy trao đổi quân sự với Hàn Quốc Anh cũng đã ký biên bản ghi nhớ quốc phòng với Việt Nam và củng cố quan
hệ quốc phòng với Siangapore Mạng lưới của Anh liên quan đến ASEAN đã được mở rộng Tuy nhiên, Anh đang đuối sức trong việc bắt kịp các biến đổi của Đông Nam Á sau nhiều năm triển khai quân sự mạnh mẽ ở Trung Đông
và Afghanistan Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc cùng nghi thức long trọng tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2014 và thái độ im hơi lặng tiếng của Anh trước động thái của Trung Quốc ở Biển Đông cũng đã tạo cảm giác Anh không quan tâm đến tranh chấp ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon muốn xua tan cảm giác này bằng cách gợi ý sau khi hai tàu sân bay mới của Anh đi vào hoạt động, một tàu sẽ được triển khai đến châu
Á Thế nhưng điều đó sớm nhất phải đến năm 2020 mới xảy ra Trước mắt Anh không có ý định xem xét lập căn cứ quân sự mới và lâu dài ở châu Á Tóm lại, sự hiện diện quân sự của Anh ở châu Á sẽ được cân nhắc nhưng không thực sự đáng chú ý
1.3.3 Trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai tại châu Á – Thái Bình Dương
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương thường dễ bị tác động bởi các thảm họa tự nhiên Quân đội với khả năng tác chiến nhanh, quy mô lớn và hiệu quả cần tăng cường vai trò của mình cũng như tạo mối quan hệ tin cậy, hiểu biết và
hỗ trợ lẫn nhau với các cơ quan dân sự trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo
Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 9 năm 2010, vấn đề “Trợ giúp nhân đạo
và cứu trợ thảm họa thiên tai tại châu Á” đã được các nước tham gia thảo luận sâu rộng
Trang 2927
Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Uây-nơ Mép hoan nghênh các nỗ lực của ARF và cam kết New Zealand sẽ tiếp tục tham gia cùng ARF trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa và đề xuất đưa vấn đề này thành lĩnh vực ưu tiên của ADMM+
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Da-hít Ha-mi-đi nêu 4 vấn đề chính gồm: Tăng cường các khả năng hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR) của Quân đội Malaysia; tăng cường hợp tác và phối hợp khu vực chặt chẽ và hiệu quả để cùng nhau giải quyết các thảm họa thiên nhiên; xây dựng khả năng của các nước nhằm thúc đẩy nỗ lực quốc tế trong HADR thông qua diễn tập trung, trao đổi và chia sẻ thông tin; và những nước bị tác động cần chấp nhận hỗ trợ quốc tế về quân sự hoặc dân sự Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đề xuất đưa vấn đề xây dựng khả năng HADR vào nghị trình của ADMM+ sắp tới
Bộ trưởng Quốc phòng Chi-lê La Phu-en-tê nêu ra 3 bài học kinh nghiệm của Chi-lê: Xây dựng một hệ thống cảnh báo quốc gia nhiều cấp, trong
đó tất cả các cơ quan chính phủ, các công ty dân dụng và quân đội đều có đại diện, và có những thủ tục và quy tắc rõ ràng trong các tình huống; xây dựng các hệ thống thông tin liên lạc dự phòng để đảm bảo không bị gián đoạn thông tin trong các tình huống xảy ra thảm họa; và xây dựng một lực lượng quân sự đặc nhiệm được huấn luyện giải quyết các tình huống khẩn cấp, có thể được triển khai tới các khu vực bị tác động, không chỉ trong khu vực Mỹ-La tinh mà còn có thể trong toàn khu vực
1.3.4 Chống khủng bố và các hoạt động chạy đua quân sự
Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15, Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ma-lai-xi-a về chủ đề “Quản lý cạnh tranh quân sự ở châu Á” có nhấn mạnh “IS không phải là một nhóm khủng bố bình thường như chúng ta vẫn phải đương đầu IS không phải là Al-Quida Những kẻ khủng bố như trong mạng lưới Al-Quida không thể có hàng trăm ụ pháo
Trang 3028
và trực tiếp đối đầu quân sự với chúng ta, chúng chủ yếu tấn công vào dân thường và không tuyên bố kiểm soát một vùng lãnh thổ nào đó Trong khi đó, IS tuyên bố kiểm soát một khu vực rộng lớn dầu mỏ, với
cơ cấu tổ chức và cách huy động tài chính mà không phải nhóm khủng
bố nào cũng có thể nghĩ ra được Hiện nay, chúng tuyển mộ được hơn 31.000 chiến binh với năng lực vũ khí quân sự đầy đủ, có hệ thống chỉ huy kiểm soát như một đơn vị quân đội thông thường” Qua đó, Ma-lai-xi-a chỉ rõ IS đã trở thành một thách thức rõ ràng với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cả trong lĩnh vực tuyển quân và mua sắm vũ khí Chúng “có khả năng tấn công vào những điểm nóng ở khu vực như miền nam Phi-líp-pin và Thái Lan cũng như các khu vực khác Sự hiện diện của chúng có thể đầu độc cả tương lai của khu vực”.6
Cũng tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15, trong bài phát biểu với chủ đề “Xây dựng chính sách quốc phòng trong những thời điểm bất định”, Bộ trưởng Quốc phòng In-đô-nê-xi-a cũng nhấn mạnh về việc phát triển các mối đe dọa của khủng bố trong khu vực IS trở nên nguy hiểm vì bản chất của mối đe dọa này, không chỉ đe dọa tới các quốc gia Trung Đông mà còn đe dọa đối với toàn thế giới Sự phát triển của khủng bố tại khu vực đặc biệt tại vùng biển Sulu, khu vực mà những nhóm cực đoan từ miền Nam Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và một số từ Trung Quốc, thậm chí từ Trung Đông đang đe dọa tới sự ổn định của khu vực Bộ trưởng Quốc phòng In-đô-nê-xi-a kêu gọi các nước cần phải cùng nhau góp phần xây dựng an ninh, hòa bình và thịnh vượng trong khu vực
6 Đối thoại Shangri-La lần thứ 15: Ma-lai-xi-a nhấn mạnh đoàn kết ASEAN trong vấn đề Biển Đông, http://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-thoai-shangri-la-lan-thu-15-malaysia-nhan-manh-doan- ket-asean-trong-van-de-bien-dong-480134
Trang 3129
1.3.5 Chương trình hạt nhân Triều Tiên
Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 năm 2016, ngay trong bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Thái Lan Pra-dút Chan-ô-chạ đã chỉ ra một trong những thách thức an ninh to lớn đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên Thái Lan cho rằng
“Chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên tiếp tục tạo ra những căng thẳng và là nguyên nhân của nhiều lo ngại tại khu vực Vì vậy, đàm phán sáu bên cần phải được tái khởi động nhằm khôi phục lòng tin và giảm căng thẳng thông qua các kênh ngoại giao Ngoài ra tất cả các quốc gia có liên quan cần tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho người dân Bắc Triều Tiên và duy trì các kênh liên lạc/đối thoại với Chính quyền Bắc Triều Tiên”.7
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã có bài phát biểu về tình hình an ninh châu Á – Thái Bình Dương, trong đó nổi bật là tình hình bán đảo Triều Tiên Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc nhận định “Mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh của Hàn Quốc và khu vực châu Á – Thái Bình Dương Căng thẳng quân sự và mất ổn định tiếp tục diễn ra ở bán đảo Triều Tiên, đó là vết thương của 70 năm chia cắt Đầu năm 2016, Bắc Triều Tiên, tiến hành vụ thử tên lửa và phóng tên lửa tầm xa cũng như việc phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm Hơn nữa, Bắc Triều Tiên làm leo thang căng thẳng và các mối đe dọa bằng việc công khai hóa hình ảnh đầu đạn hạt nhân và tuyên bố sẽ bổ sung đầu đạn hạt nhân cũng như tiến hành đánh phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân Những phát triển gần đây chưa từng có trong lịch sử, mối đe dọa hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới” Từ việc đánh giá tình hình bán đảo Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã đưa ra các định hướng chính
7 Phát biểu của Thủ tướng Thái Lan tại Đối thoại Shangri-La 2016; quc-t/5929-phat-bieu-cua-thu-tuong-thai-lan-tai-doi-thoai-shangri-la-2016
Trang 32nghiencuubiendong.vn/quan-h-30
sách nhằm giảm thiểu các thách thức an ninh là: Cần tập trung sức mạnh tập thể của các quốc gia và cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên; Tăng cường đối thoại đa phương giữa các quốc gia và khu vực; Phải đẩy mạnh tính minh bạch quân sự giữa các quốc gia và khu vực; Phải tiến hành giải quyết các tranh chấp dựa trên những quy tắc của cộng đồng quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở đồng thuận của các quốc gia liên quan, các quy tắc của luật pháp quốc tế để đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không; Các quốc gia phải bảo đảm tăng cường chính sách an ninh toàn diện trên các lĩnh vực an ninh lương thực, năng lượng và môi trường.8
1.3.6 Bảo vệ tự do hàng hải
Một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, được xem là một chủ đề “nóng” tại nhiều phiên Đối thoại Shangri-La đó là vấn đề an ninh biển và tự do hàng hải
Mỗi nước tiếp cận vấn đề an ninh biển từ nhiều góc độ khác nhau song các Bộ trưởng Quốc phòng của các nước đều có chung một quan điểm, để bảo
vệ an ninh biển nói chung và bảo đảm an ninh Biển Đông nói riêng, nhất thiết không được sử dụng sức mạnh quân sự, mà phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước khu vực
Trong phiên họp toàn thể thứ hai của Đối thoại Shangri-La 11, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K An-tô-ny khẳng định: “Một vùng biển rộng lớn không thể thuộc chủ quyền hoàn toàn của một quốc gia hay một nhóm quốc gia Chúng ta cần phải tìm kiếm sự cân bằng giữa quyền quốc gia và sự
tự do hàng hải của cộng đồng quốc tế… Giống như quyền tự do cá nhân, việc thực hiện đầy đủ quyền tự do hàng hải chỉ đạt được khi tất cả các quốc gia, dù
8 Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, Đối thoại Shangri-La 15, Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng
Trang 3331
lớn hay nhỏ, tuân thủ các quy định của luật pháp và các nguyên tắc chung” Đồng thời, ông A.K An-tô-ny nhấn mạnh: “An ninh hàng hải là điều kiện tiên quyết để thực hiện an ninh kinh tế cho toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cộng đồng thế giới Thế kỷ XXI phải là thế kỷ của tự do hàng hải,
tự do vận chuyển phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”.9
Cùng chung mối quan tâm về An ninh biển, bảo vệ tự do hàng hải, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia chia sẻ: “Indonesia ý thức rất rõ về tầm quan trọng của bảo vệ an ninh hàng hải, cả trong lĩnh vực kinh tế va an ninh An ninh hàng hải là nguyên tắc cơ bản để bảo đảm an ninh và ổn định cho các quốc gia duyên hải Nhận thức được tầm quan trọng này, cộng đồng quốc tế
và khu vực đã thiết lập được nhiều cơ chế cũng như điều luật liên quan đến việc bảo đảm tự do hàng hải như Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982” Quan điểm của Indonesia tại Đối thoại Shangri-La 11 là để bảo vệ được tự do hàng hải, thì nhân tố quyết định là phải bảo đảm an ninh hàng hải Như Indonesia đã tuyên bố trong một
số hội nghị trước đó, để thiết lập được an ninh hàng hải toàn diện, phải loại bỏ được các mối đe dọa xung đột trên biển Điều này có nghĩa là không một nhóm người hay nhóm quốc gia nào được ngăn chặn các hoạt động hàng hải hợp pháp trên biển
Không nằm ngoài mục đích bảo vệ tự do hàng hải, cũng tại phiên họp toàn thể thứ hai, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khẳng định, Nhật Bản là một quốc gia biển, nước này phụ thuộc rất lớn vào các tuyến thương mại biển
và toàn bộ năng lượng nhập khẩu của Nhật Bản là qua đường biển Vì vậy, Nhật Bản luôn đóng vai trò quan trọng trong việc quy trì trật tự hàng hải quốc
9 Dẫn theo [16,tr 3]
Trang 3432
tế bằng việc tham gia vào các hiệp định như Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang đối với các tàu trên biển ở châu Á (ReCAAP), các nỗ lực quốc tế bằng việc tham gia vào các hiệp định như Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển ở Xô-ma-li và Vịnh A-đen thông qua việc triển khai tàu chiến và tàu tuần tra có trực thăng của Lực lượng phòng vệ hàng hải
Đồng thời, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, khu vực châu
Á đang tồn tại rất nhiều tranh chấp liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán, là ngòi nổ cho những nguy cơ mất ổn định hàng hải trên phạm vi toàn khu vực Trong bối cảnh đó “Nhật Bản nhất quán trong việc kêu gọi một giải pháp hòa bình cho những xung đột ở Biển Đông phù hợp với luật pháp và quy định quốc tế Nhật Bản ủng hộ các đàm phán cho một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)” Nhật Bản tuyên bố chỉ là một bên quan sát những diễn biến trong tranh chấp bãi cạn Xca-bô-rô giữa Philippines và Trung Quốc Đồng thời, Nhật Bản cho rằng các bên liên quan cần hết sức kiềm chế và các nước trong khu vực cũng cần có trách nhiệm để không làm cho tình hình leo thang căng thẳng Để đạt được điều này, Nhật Bản tiếp cận theo ba hướng: Thứ nhất, ý tưởng về “tự do hàng hải” phải được coi là nguyên tắc cốt lõi; thứ hai, khái niệm về “người chèo lái giỏi” phải được xem là một cách thức trên biển; thứ ba hợp tác quân sự thực tế giữa các bên là cách để các bên tăng cường hiểu biết và trao đổi lẫn nhau.10
Khép lại những quan điểm của Nhật Bản về vấn đề An ninh biển, bảo
vệ tự do hàng hải, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản chỉ ra rằng, cộng đồng quốc tế cần phải có một cơ sở “bảo đảm an ninh hàng hải” Mọi hành động
10 Từ Đối thoại Shangri-La 11: Tự do hàng hải và an ninh biển phải dựa vào luật pháp quốc tế, http://seasfoundation.org/news-about-south-east-asia-sea/multi-country-actions/2021-t-i-thoi- shangri-la-11-t-do-hang-hi-va-an-ninh-tren-bin-phi-da-vao-lut-phap-quc-t
Trang 3533
xung đột xâm phạm tự do hàng hải không chỉ tác động đến các bên có lợi ích trực tiếp, mà còn tới cả cộng đồng quốc tế Mặt khác, ông khẳng định, để bảo đảm an ninh hàng hải thì yếu tố không thể thiếu là phải tăng cường hợp tác giữa quân đội và quốc gia, trong đó xây dựng lòng tin được xem là nhân tố chủ yếu giữ ổn định trật tự hàng hải
1.3.7 Tình hình tranh chấp trên Biển Đông
Nhiều năm qua, hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trên biển nói chung và trong khu vực Biển Đông nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nước trong và ngoài khu vực Biển Đông đã thành một chủ đề trao đổi của các kỳ Đối thoại Shangri-La hàng năm Từ những trao đổi tản mát, ngày nay các nước trong và ngoài khu vực thường xuyên đề cập
Kể từ Shangri-La năm 2013, Trung Quốc tiếp tục gia tăng hàng loạt động thái nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông như hoàn thành việc xây dựng các đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, triển khai các dự án quân sự gây quan ngại cho các quốc gia trong khu vực Điều này tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến những vụ va chạm, xung đột quân sự Vì các tuyến đường hàng hải trên Biển Đông lâu nay vẫn được xem như huyết mạch giao thương kinh tế quan trọng
Vị trí chiến lược ngay tại cửa ngõ Đông Nam Á cũng khiến vùng biển này nắm giữ vai trò trọng yếu không chỉ với hòa bình và an ninh khu vực mà còn trên toàn thế giới Nhìn ở một khía cạnh khác, Biển Đông còn là một mắt xích trọng yếu trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa một bên là Mỹ cùng các nước đồng minh và một bên là Trung Quốc tại châu Á –Thái Bình Dương Điều này tác động không nhỏ đến các mối quan hệ song phương và đa phương trong khu vực, đặc biệt là việc cả Washington và Bắc Kinh đều đang theo đuổi những tầm nhìn chiến lược riêng đối với khu vực này
Tại Đối thoại Shangri-La 2015, trong bài phát biểu khai mạc, với tư cách là khách mời đặc biệt, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã trình bày
Trang 3634
rõ quan điểm của Singapore về vấn đề Biển Đông Thủ tướng Singapore cho rằng, các nước dù không có tranh chấp và không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng đều có phần liên quan trong các tranh chấp hàng hải
Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, tất cả các nước châu Á đều thua thiệt nếu an ninh và ổn định khu vực bị đe dọa bởi các tuyến đường giao thông hàng hải và hàng không chính đều qua Biển Đông Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, các tranh chấp hàng hải sẽ không giải quyết ngay trong thời gian ngắn nhưng có thể được quản lý và kiểm soát Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn như hiện nay, nhiều căng thẳng và hệ quả xấu có thể sẽ xảy ra Do đó, Singapore kêu gọi Trung Quốc và ASEAN cần sớm hoàn tất bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), các bên liên quan cần đề cao và tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp hiện nay
Các Bộ trưởng Quốc phòng các nước đã đưa ra nhiều sáng kiến tăng cường an ninh Biển Đông Trong bài phát biểu mở màn phiên thảo luận của Đối thoại Shangri-La 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Hoa Kỳ sẽ thiết lập “Sảng kiến An ninh biển Đông Nam Á”, đồng thời cho biết Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn 425 triệu USD cho các nỗ lực xây dựng năng lực trên biển ở Đông Nam Á Ngân sách trên sẽ được sử dụng trong vòng 5 năm cho các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái lan và Việt Nam để mua sắm “thiết bị, quân nhu, huấn luyện
và xây dựng quân đội quy mô nhỏ”.11 Phát biểu này của ông Ashton Carter đã nhận được sự quan tâm của các nước tham gia đối thoại cùng với những quan điểm khá mạnh mẽ lên án những hàng động gây hấn trên biển Đông Cùng với đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho biết Washington sẽ đẩy mạnh các hoạt động tăng cường xây dựng năng lực trên biển ở khu vực
11 Shangri-La: Hàng loạt sáng kiến tăng cường an ninh Biển Đông, xa-hoi/shangri-la-hang-loat-sang-kien-tang-cuong-an-ninh-bien-dong/613388.antd
Trang 37http://anninhthudo.vn/chinh-tri-35
Trong khi đó, tại phiên thảo luận thứ hai về “Các hình thức hợp tác an ninh mới ở châu Á”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatan lại nêu
đề xuất của nước này về “Sáng kiến Đối thoại Shangri-La” nhằm tăng cường
an ninh hàng hải trong khu vực Theo đó, sáng kiến này sẽ tập trung vào ba yếu tố chính: Hoàn thiện các quy tắc chung và pháp luật trên biển trong khu vực nhằm thúc đẩy việc đảm bảo an toàn và tự do hàng hải, hàng không, thúc đảy các cuộc tập trận chung cũng như xem xét lại các biện pháp phòng ngừa tai nạn liên quan đến tàu ngầm Để đảm bảo sự an toàn của vùng biển khu vực như là một tâm điểm chiến lược của các tuyến đường biển một vấn đề cực kỳ quan trọng là nâng cao khả năng nhận thức về lĩnh vực hàng hải, hàng không
vũ trụ cho các nước ASEAN; trong đó nhấn mạnh việc xây dựng một hệ thống radar có thể giám sát và kiểm soát không gian vũ trụ khu vực Thứ ba là nâng cao năng lực ứng phó hiện tại của các quốc gia, nhất là nâng cao khả năng phối hợp giữa các trung tâm phòng chống thiên tai, tinh giản thủ tục để
có thể nhanh chóng triển khai các máy bay cứu trợ khẩn cấp đến khu vực bị thiên tai
Mặt khác, trại cuộc họp bên lề Đối thoại chính thức, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cũng đã kêu gọi các nước Đông Nam Á
và cả Trung Quốc kết hợp tuần tra Biển Đông “một cách hòa bình” để làm giảm nguy cơ xung đột Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cho rằng việc tuần tra chung sẽ gửi luôn thông điệp cảnh báo “không quốc gia nào được phép tăng cường sức mạnh hoặc đe dọa nước khác” ở Biển Đông
Hướng ứng lời kêu gọi của ông Ryacudu, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishhammuddin Hussein cũng nhấn manh “tuần tra chung với Trung Quốc không phải là một điều không thể” “Bắc kinh sẽ mất nhiều thứ nếu Biển Đông không ổn định Thực tế việc tuần tra kết hợp nhiều quốc gia mang lại hiệu quả tích cực, như chống cướp biển ở eo biển Malacca”
Trang 3836
Đồng thuận với các quan điểm trên, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rao Inderjit Singh nhất trí rằng, các mối đe dọa an ninh trong khu vực châu Á đầy năng động này ngày càng phức tạp và xuất hiện những hình thức mới trong khi vẫn tồn tại những mối đe dọa mang tính truyền thống “Điều này đòi hỏi cần có nỗ lực hợp tác của tất cả các quốc gia và một kiến trúc an ninh mạnh
mẽ cho châu Á chưa bao giờ lại cấp thiết như hiện nay
Một loạt quốc gia cũng bày tỏ sự lo ngại về những căng thẳng gia tăng trên biển Đông và nhất trí, vấn đề này cần phải được giải quyết trên cơ sở đối thoại “Những gì chúng tôi rút ra bài học ở châu Âu là không nên đẩy căng thẳng đi quá xa mà cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, thông qua quan
hệ đối tác, thông qua các điều ước quốc tế chứ không phải chỉ bằng việc đáp trả lẫn nhau bằng lời nói hay bằng các hành động đơn phương”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nhấn mạnh Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee cũng cho rằng, các nước cần giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).12
Các chuyên gia đều nhận định, trong bối cảnh hiện nay, việc một loạt nước đưa ra những quan điểm kiên quyết cũng như các sáng kiến mới nhằm tạo lập một cơ chế hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng giải pháp hòa bình là thực sự cần thiết Điều này không những làm giảm nguy cơ xung đột mà còn góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định bền vững cho khu vực
Trong bối cảnh một loạt diễn biến mới trên Biển Đông như việc tăng cường xây dựng, tôn tạo, bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa các bãi đá, đảo
12 Shangri-La: Hàng loạt sáng kiến tăng cường an ninh Biển Đông, xa-hoi/shangri-la-hang-loat-sang-kien-tang-cuong-an-ninh-bien-dong/613388.antd
Trang 39và đề cao vai trò luật pháp quốc tế trong giải quyết vấn đề Biển Đông
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan O-Cha cho biết: “Chúng ta cần phải thúc đẩy hòa bình và ổn định tại Biển Đông và Hoa Đông, thúc đẩy tự do hàng hải, hàng không cũng như ủng hộ giải pháp hòa bình cho các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, trong đó có công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển Thái Lan tin rằng việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) sẽ tạo ra bầu không khí để giải quyết vấn đề và chúng tôi ủng hộ việc sớm kết thúc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) Các nước có tranh chấp chủ quyền phải tận dụng mọi cơ hội và mọi nền tảng để thể hiện ý chí chính trị trong giải quyết các vấn đề”.13
Và ngay trong phiên toàn thể đầu tiên ngày 04/6/2016 với chủ đề “Giải quyết những thách thức an ninh phức tạp ở châu Á”, Bộ trưởng Quốc phòng
Mỹ Ashton Carter cũng đã bày tỏ quan ngại về những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông
Ông Ashton Carter cũng đã chỉ ra: “Tại Biển Đông, Trung Quốc đã và đang thực hiện những hành động mở rộng và chưa từng có tiền lệ, gây lo ngại
về những toan tính chiến lược của Trung Quốc Các nước trong khu vực đã có những hành động và lên tiếng, công khai hoặc ngầm, bày tỏ lo ngại ở cấp cao nhất tại các hội nghị khu vực và các diễn đàn toàn cầu Vì vậy, các hành động
13 Phát biểu của Thủ tướng Thái Lan, Đối thoại Shangri-La 15, Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng
Trang 4038
của Trung Quốc tại Biển Đông đang cô lập nước này vào thời điểm cả khu vực đang xích lại gần nhau và liên kết cùng nhau”.14
Trong các phiên thảo luận toàn thể tiếp theo của Đối thoại Shangri-La
15, Bộ trưởng Quốc phòng nhiều nước tiếp tục bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông – nơi có tầm ảnh hưởng chiến lược về kinh tế, thương mại, chính trị, an ninh với nhiều quốc gia Có thể thấy, kể từ năm 2013 đến nay, vấn đề Biển Đông chưa bao giờ nguội tại Đối thoại Shangri-La Và tại Đối thoại lần thứ 15, cộng đồng quốc tế một lần nữa nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì tự do hàng hải, tự do hàng không cũng như cần giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế
14 Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Đối thoại Shangri-La 15, Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng