Khái niệm quyết định hành chính Trước hết theo điều 2 Luật khiếu nại tố cáo 2005 quy định “ quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của ngườ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp Một trong những biểu hiện của việc thực hiện quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật Một trong những dạng của quyết định pháp luật là quyết định hành chính Vậy quyết định hành chính là gì và quyết định hành chính giữ vai trò như thế nào trong quản lý hành chính nhà nước Để làm rõ các vấn đề trên em xin tìm hiểu đề tài
“Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước”.
NỘI DUNG
I Khái niệm của quyết định hành chính
1 Khái niệm quyết định hành chính
Trước hết theo điều 2 Luật khiếu nại tố cáo 2005 quy định “ quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng 1 lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về 1 vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính” Thứ hai là theo Điều 4 và 12 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 05 tháng 4 năm 2006) thì quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính Qua hai khái niệm này có thể thấy đây là các khái niệm quy ước và có
ý nghĩa trong các văn bản đó Đó chưa phải khái niệm mang tính tổng quát về quyết định hành chính
Thứ ba là theo từ điển thuật ngữ luật học (Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội, 1999) thì “Quyết định hành chính” còn được hiểu là “Kết quả của sự thể hiện
ý chí, quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người
Trang 2có chức vụ, các tổ chức cá nhân được nhà nước trao quyền, thực hiện trên cơ sở và
để thực thi pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách” Trong khái niệm này đã đề cập khá đầy đủ tới chủ thể ban hành quyết định hành chính, trình tự ban hành cũng như mục đích ban hành quyết định hành chính tuy vạy vẫn chưa thật đầy đủ vì trong khái niệm này chưa nêu bật lên được quyết định hành chính được thể hiện dưới dạng nào
Từ những phân tích ở trên có thể định nghĩa “Quyết định hành chính là quyết định do các cơ quan, người có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền ban hành theo hình thức và thủ tục pháp luật quy định, thể hiện ý chí của chủ thể quản lý dưới dạng các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cá biệt giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quản lý hành chính, nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước”.
Phân tích khái niệm cho ta thấy được chủ thể ban hành uyết định hành chính
là “các cơ quan người có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền” Như vậy là quyết định hành chính không chỉ do các cơ quan hành pháp ban hành mà còn được các cơ quan lập pháp và tư pháp ban hành với những nội dung phong phú, đa dạng, liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính nhà nước Tuy vậy trong những chủ thể có thẩm quyền ban hành thì các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng bởi lẽ đây là những chủ thể cơ bản, chủ yếu thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Điểm thứ hai có thể nhận thấy trong khái niệm đó là quyết định hành chính được ban hành theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định Do quyết định hành chính do nhiều chủ thể ban hành với những nội dung và mục đích khác nhau nên
nó cần được ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý cũng như hiệu quả của nó
Trang 3Thứ ba là quyết định hành chính thể hiện ý chí của chủ thể quản lý dưới dạng các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cá biệt giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quản lý hành chính, nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước Chính đặc điểm này đã quy định tính quyền lực cũng như tính pháp lý của quyết định hành chính
2 Đặc điểm của quyết định hành chính
Đầu tiên, quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật do đó trước hết nó mang đặc điểm của quyết định pháp luật đó là có tính ý chí, quyền lực nhà nước và tính pháp lý Thứ nhất là tính ý chí: Quyết định hành chính thể hiện ý chí của các chủ thể quản lý hành chính không đi ngược lại với lợi ích của nhà nước
và quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, còn tính quyền lực thể hiện qua các đặc điểm là: các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có tính bắt buộc đối với mọi đối tượng liên quan và được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước Thứ hai là về tính pháp lý, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí của nhà nước, do vậy các quyết định do nhà nước ban hành đều có giá trị về mặt pháp lý đó là được pháp luật quy định và quyết định hành chính có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể
Thứ hai, quyết định hành chính cũng mang những đặc điểm riêng của nó như: Quyết định hành chính mang tính chấp hành và điều hành Tính chấp hành ở đây thể hiện qua việc quyết định hành chính được ban hành căn cứ vào pháp luật và đưa vào đời sống Quyết định hành chính quy phạm (các văn bản dưới luật) cụ thể hóa, chi tiết hóa luật còn các quyết định hành chính áp dụng (văn bản áp dụng pháp luật) đưa luật vào đời sống một cách trực tiếp (giải quyết các tình huống cụ thể trong quản lí hành chính nhà nước) Mặt khác quyết định hành chính còn có tính dưới luật thể hiện qua việc nó được ban hành trên cơ sở luật và không trái với luật,
nó cũng luôn có hiệu lực pháp lý thấp hơn luật Một điểm khác biệt ở việc xử lý quyết định hành chính trái luật của các cơ quan hành chính so với cơ quan quyền
Trang 4lực đó là quyết định hành chính trái luật có thể do chính chủ thể quản lý hành chính hủy bỏ hoặc có thể do cấp trên hủy bỏ Ngoài ra quyết định hành chính còn mang một số đặc điểm riêng nữa đó là: Do nhiều chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước); có mục đích và nội dung phong phú; và cuối cùng là quyết định hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính và dưới những hình thức và tên gọi được pháp luật hành chính quy định
3 Phân loại quyết định hành chính
Có nhiều cách phân loại quyết định hành chính dựa trên những căn cứ khác nhau Đầu tiên, căn cứ vào tính chất pháp lý có thể phân quyết định hành chính thành quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt Trong đó, quyết định chủ đạo là loại quyết định rất quan trọng vì tuy chúng không trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm hoặc hệ thống quan hệ pháp luật hành chính nhưng chúng đặt cơ sở cho sự thay đổi đó, quyết định hành chính được ban hành nhằm mục đích đưa ra những chủ trương, đường lối, chính sách, những giải pháp lớn về quản lý hành chính đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định Bên cạnh đó là quyết định quy phạm và quyết định cá biệt Quyết định quy phạm là loại quyết định trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật
hành chính vì đó là những quyết định đặt ra những quy phạm pháp luật hành chính mới bổ sung vào “kho tàng” quy phạm pháp luật hành chính hiện hành, áp dụng
các quy phạm hiện hành do các cơ quan quyền lực và quản lý nhà nước cấp trên
ban hành, sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành (ví dụ, thay đổi
mức phạt tiền đối với vi phạm quy tắc vệ sinh đô thị…- tức là sửa đổi chế tài của quy phạm pháp luật…), thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính hiện hànhthời gian, không gian và đối tượng thi hành (ví dụ ra quyết định kéo dài hay rút ngắn thời gian hiệu lực…) Loại thứ ba là quyết định cá biệt, trên
cơ sở của quyết định quy phạm, quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền
Trang 5cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Đây là loại quyết định mà người ta hay gọi là quyết định áp dụng pháp luật, chúng có tính đơn phương và bắt buộc thi hành ngay, nếu đương sự thấy quyết định đó là bất hợp pháp thì vẫn phải thi hành và sau đó được quyền khiếu kiện theo quy định của pháp luật
Ngoài ra quyết định hành chính còn được phân loại dựa trên cơ sở đó là chủ thể ban hành ra nó
II Thực trạng vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước
Quyết định hành chính giữ vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước và có thể đề cập tới một số vai trò chủ yếu dưới đây:
1 Quyết định hành chính đề ra những chủ trương, chính sách lớn trong quản lí hành chính nhà nước
Đây là vai trò cốt lõi của quyết định chủ đạo nói riêng và quyết định hành chính nói chung trong quản lý hành chính nhà nước Nhiều quyết định hành chính
có tác động tích cực đối với nền hành chính, đưa ra những chủ trương hoặc biện pháp lớn trong quản lý hành chính nhà nước, ví dụ như việc đề ra chủ trương, giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong nghị quyết của chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chínhviệc giải quyết công việc của công dân, tổ chức…hay như luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã tạo tiền đề cơ sở cho các cơ quan, tổ chức biết rõ về thẩm quyền ban hành các loại văn bản của mình…
Bên cạnh đó cũng có những quyết định hành chính có tác động tiêu cực hay
cụ thể hơn là không đem lại hậu quả như mong muốn Điển hình như Nghị quyết 32/2007 của Chính phủ “ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông” ra đời tạo một bước đột phá mới trong quá trình chỉ đạo xử lý, giải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tuy vậy bên cạnh những tác động tốt, cũng có một số điểm được đưa ra trong Nghị quyết không có tính khả thi cao và khó thực hiện Ví dụ như biện pháp
Trang 6tách làn đường xe bốn bánh với làn đường xe hai bánh hoặc làm gờ giảm tốc (thuộc giải pháp thứ ba) lạm dụng bởi vì thành phần phương tiện giao thông đường
bộ ở nước ta hiện nay chủ yếu là xe hai bánh, nếu thực hiện việc phân tách làn đường như trên sẽ dẫn tới tình trạng xe bốn bánh “xông xênh”, đường dành cho xe hai bánh sẽ ùn tắc…Hay như quyết định 167/2007 phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng Bauxit giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025 Đây là một trong những quyết định đề ra chủ trương lớn nhưng không được bàn bạc kỹ, thiếu sự thẩm định, góp ý của các chuyên gia, những người có chuyên môn và cả những nhà khoa học dẫn tới việc khi được thông qua rồi và đưa vào thực hiện lại có nhiều ý kiến không đồng thuận…
2 Quyết định hành chính hướng dẫn thi hành luật, cụ thể hóa, chi tiết hóa luật, thể chế đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
Quyết định hành chính góp phần rất lớn vào việc hướng dẫn thi hành luật, thể chế đường lối, chủ trương chính sách của Đảng trong các thời kỳ Điển hình là các quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác thuộc Chính phủ; quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân và chủ tịch ủy ban…Với vị trí là các văn bản dưới luật các quyết định này đã góp phần giải thích
rõ các quy định cua luật
Ví dụ như ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2007 Để bảo đảm việc triển khai thực hiện Luật Công chứng, ngày 4/01/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng Cho đến nay, các văn bản nêu trên đã được triển khai và thu được những kết quả nhất định Hoạt động công chứng ở nước ta đã có những bước phát triển, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khẳng định ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò của hoạt động công chứng trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời là công cụ đắc lực phục vụ quản lý nhà nước có hiệu quả
Trang 73 Quyết định hành chính đặt ra những quy tắc xử sự để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước
Có nhiều quyết định hành chính góp phần thúc đẩy các cơ quan hành chính tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế,nâng cao hiệu suất làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tiết kiệm kinh phí, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, từng bước hiện đại hóa công nghệ quản lý, giúp các
tổ chức chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ…Điển hình là Nghị định 130/2005 (17/10/2005) quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định 43/2006 (25/4/2006) quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 115/2005 (5/9/2005) về việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập…
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập đang tồn tại trong việc điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính, đó là:
Thứ nhất là các quyết định hành chính hiện nay có thể nói đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu Quyết định thừa ví dụ như quyết định 227/2006/QĐ – UBND (năm 2006 ông Đỗ Hoàng Ân khi đó còn là phó chủ tịch UBND TP Hà Nội
ký ban hành quyết định 227 cho phép các cá nhân, tổ chức được sử dụng vỉa hè để kinh doanh hàng ăn uống Các chủ hộ kinh doanh chỉ cần làm đơn gửi ra phường là được sắp xếp và bố trí nơi kinh doanh thích hợp Quyết định này cho phép các hộ kinh doanh trên vỉa hè theo hai ca: ca một từ 5g-8g, ca hai từ 19g-24g Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội tháng 12-2007, nhiều đại biểu cho rằng quyết định 227 có quá nhiều điểm bất cập TP giao quyền quản lý hè phố cho các quận, huyện Sau đó dù nhiều tuyến hè phố được đầu tư mở rộng, tạo cảnh quan nhưng không phục vụ người đi bộ Nơi biến thành điểm trông giữ xe, nơi trở thành quán nhậu Lãnh đạo
TP Hà Nội cũng thừa nhận quyết định 227 có nhiều điểm bất cập Những bất cập
Trang 8này được "hứa hẹn" điều chỉnh trong quí 1-2008 Tuy nhiên, những bất cập về quản lý vỉa hè của quyết định trước chưa được điều chỉnh thì TP lại tiếp tục ban hành qui định công khai thu phí cho thuê vỉa hè, lòng đường) Hay như quyết định 02/2008/QĐ – UBND (9/1/2008) chưa đi được vào đời sống do quy định trong quyết định là khá chung chung, chưa chỉ ra được đường phố không được kinh doanh…,rất may là sau đó đầu năm 2009, UBND thành phố ban hành QĐ số 46/2009/QĐ-UBND thay thế QĐ 02/2008/QĐ-UBND về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố với 63 tuyến phố cấm bán hàng rong Còn quyết định thiếu ví dụ như vấn đề bảo vệ người tiêu dùng hiện nay…
Thứ hai là nhiều quyết định hành chính còn thiếu tính hệ thống, thiếu sự tập trung, thống nhất và cụ thể Bên cạnh đó tình trạng thiếu đồng bộ, thống nhất về nội dung giữa các quyết định còn khá nhiều; nhiều quyết định hành chính được ban hành nhưng do chưa có văn bản hướng dẫn nên chưa thi hành được
Thứ ba là tình trạng chồng chéo, trùng lặp của các quyết định hành chính cũng còn khá phổ biến, một vài quyết định được ban hành ra nhưng chưa giải quyết vấn đề được một cách triệt để; Nhiều quyết định hành chính còn trái với pháp luật ví dụ như thông tư 02/2003/TT – BCA về hướng dẫn tổ chức cấp đăng
ký, biển số phương tiện cơ giới đường bộ trái với Hiến pháp, BLDS về quyền sở hữu tài sản
4 Quyết định hành chính được dùng để giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước
Trên cơ sở các quyết định quy phạm, các quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Nhờ có các quyết định này mà pháp luật được thi hành Vốn dĩ, là một quyết định để áp dụng quy phạm pháp luật vì thế nó có đặc trưng riêng của một quyết định cá biệt, như:
Trang 9Được áp dụng một lần cho một hoặc một số đối tượng cụ thể Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng như quyết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước Chính vì vậy, quyết định cá biệt sẽ trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính
cụ thể Có thể khẳng định, quyết định hành chính là đối tượng xét xử của Tòa hành chính phải là quyết định cá biệt Tức là, quyết định áp dụng pháp luật vào một trường hợp cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc nhiều đối tượng khác nhau
III Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước
Từ những nhận xét về vai thực trạng vai trò của quyết định có thể thấy rằng quyết định hành chính nói chung có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước Tuy vậy vẫn còn khá quyết định hành chính còn chưa phát huy được hết vai trò của mình và những nguyên nhân của thực trạng trên đó là: khi xây dựng quyết định hành chính còn có rất nhiều thiếu sót, đối chiếu với quy định của cấp trên, thiếu khâu điều tra, khảo sát, chưa coi trọng việc nghiên cứu khoa học và thiếu sự tổng kết, đánh giá tình hình thực tế Bên cạnh đó quá trình xây dựng cũng còn nhiều bất cập, những quy định về thẩm quyền ban hành chưa đủ rõ ràng, trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào quá trình xây dựng còn chưa được quy định rõ ràng, hoạt động kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, cán bộ công chức còn thiếu
và yếu trình độ năng lực, kĩ năng chuyên môn…
Để khắc phục tình trạng này em xin kiến nghị một số giải pháp đó là:
Thứ nhất là về công tác tổ chức nhân sự: chúng ta cần thực hiện tốt việc tuyển
chọn, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức để có thể lựa chọn được những người đủ đức, đủ tài, có bản lĩnh chính trị rõ ràng
Trang 10Thứ hai cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật từ đó loại bỏ những quyết
định chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn đồng thời bổ sưng những quyết định mới phù hợp với thực tế
Thứ ba là quốc hội cũng nên sớm ban hành Luật trưng cầu ý dân trong đó quy
định rõ những vấn đề nào cần phải xin ý kiến của dân, quy trình sửa đổi, tiếp thu ý kiến của dân trong công tác xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật
Thứ tư là việc ban hành các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật,
Pháp lệnh trên nhiều lĩnh vực cần được đẩy nhanh tiến độ, tạo thuận lợi cho việc xây dựng, ban hành các quyết định hành chính quan trọng của cơ quan hành chính
ở địa phương cũng như ở trung ương
Thứ năm là công tác xây dựng và ban hành quyết định hành chính cầ tuân
theo đúng trình tự, kế hoạch, những quyết định hành chính quan trọng đặc biệt là quyết định hành chính của tỉnh, huyện cần được đưa ra công luận xin ý kiến của nhân dân trước khi thông qua và thi hành
Thứ sáu là công tác tổng kết đánh giá, rà soát và hệ thống hóa các quyết định
hành chính cầ được tiến hành thường xuyên hơn
Và cuối cùng là chúng ta cũng cần tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa các
cơ quan, có như thế thì quyết định hành chính của cơ quan cấp dưới mới không mâu thuẫn và trái với quyết định của các cơ quan cấp trên
KẾT LUẬN
Quyết định hành chính là cầu nối cuối cùng trong mối quan hệ giữa Nhà nước
và công dân Chất lượng quyết định hành chính ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức và cá nhân trong xã hội, đồng thời là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước Vì vậy việc nhận định đúng về vai trò của quyết định hành chính đồng thời nâng cao chất lượng quyết định hành chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đổi mới và phát triển đât nước