1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

14 478 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 80 KB

Nội dung

Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1999 thì quyết định hành chính là “kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và

Trang 1

Đề bài tập số 04

Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định

hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

Mục lục

Trang

 MỞ ĐẦU

 NỘI DUNG

 Khái niệm quyết định hành chính

 Các quan điểm về quyết định hành chính

 Định nghĩa quyết định hành chính

 Đặc điểm của quyết định hành chính

 Vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà

nước

 KẾT LUẬN

 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2 2 2 2 3 6

9 11 12

Trang 2

BÀI LÀM

MỞ ĐẦU

Để thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp tiến hành hoạt động của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Một trong những biểu hiện của việc thực hiện quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật Tương ứng với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp lần lượt là các quyết định lập pháp, quyết định hành chính và quyết định tư pháp Quyết định hành chính là quyết định của cơ quan hành pháp và quyết định này gắn bó mật thiết với quản lí hành chính nhà nước – lĩnh vực mà quyền lực nhà nước được thể hiện một cách thiết thực nhất Vai trò của quyết định hành chính đối với lĩnh vực này là rất quan trọng Do vậy, quyết định hành chính từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học về pháp luật Ngày nay, công cuộc cải cách hành chính đang được đẩy mạnh trong mọi lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước Do vậy, cần phải có những nhận thức đầy đủ hơn về quyết định hành chính và vai trò của nó đối với lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, bởi lẽ, có được nhận thức đúng mới có được hành động đúng

NỘI DUNG

Khái niệm quyết định hành chính.

Các quan điểm về quyết định hành chính.

Về khái niệm quyết định hành chính, hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau trong giới luật học Việc xây dựng và làm rõ nội hàm của khái niệm này là cần thiết song nhiều vấn đề tranh cãi vẫn được đưa ra Xuất phát

từ bản chất của quyết định hành chính là quyết định của cơ quan hành pháp,

Trang 3

do vậy, không chỉ trong quá khứ mà hiện tại vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề này Có quan điểm cho rằng, quyết định của cơ quan hành pháp là quyết định quản lí hành chính nhà nước bởi lẽ quyết định này là của chủ thể quản lí hành chính nhà nước – những cá nhân, tổ chức sử dụng quyền hành pháp ban hành và vì mục đích quản lí Có quan điểm lại cho rằng đó là quyết định quản lí nhà nước nhưng phải tự hiểu là quyết định quản lí nhà nước theo nghĩa hẹp là quản lí hành chính Tuy nhiên, đa số các quan điểm đều thừa nhận quyết định của cơ quan hành pháp là quyết định hành chính vì khái niệm này không những chỉ xuất hiện trong khoa học mà còn cả trong những quy định của luật thực định như Luật khiếu nại, tố cáo, Luật tố tụng hành chính… Vì vậy, việc làm rõ khái niệm về quyết định này cũng như việc giới hạn nội hàm của khái niệm này là cần thiết

Những quan điểm nêu trên không chỉ khác nhau về tên gọi của quyết định mà còn khác nhau về tính chất cũng như nội dung của quyết định Việc hình thành nên khái niệm quyết định hành chính đã có nhiều quan điểm khác nhau và ngay cả việc làm rõ nội hàm của khái niệm này cũng còn nhiều ý kiến Có quan điểm cho rằng quyết định hành chính bao gồm cả hành vi vật chất của chủ thể ra quyết định và văn bản thể hiện hành vi đó Còn về chủ thể ra quyết định, theo họ quyết định hành chính không những chỉ do cơ quan hành pháp ban hành mà còn được cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp ban hành Xuất phát từ việc cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp cũng thực hiện chức năng quản lý về mặt tổ chức nội bộ, nhân sự…(mặc dù không phải

là chức năng chính), do vậy, các cơ quan này cũng có quyền ra quyết định hành chính Có quan điểm lại cho rằng (quan điểm của một vị Đại biểu Quốc hội) các văn bản của cơ quan nhà nước có đóng dấu Quốc huy do người có thẩm quyền ký đều được coi là quyết định hành chính Như vậy, từ việc hình thành khái niệm quyết định hành chính đến việc làm rõ nội hàm của khái

Trang 4

niệm này còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau Các quan điểm đưa ra có những ưu điểm và hạn chế nhất định

Định nghĩa quyết định hành chính.

Theo Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997 thì quyết định là định một cách chắc chắn, với ý nhất định phải thực hiện Còn theo Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội, năm 2008 thì quyết định

là dốc lòng, không thay đổi

Theo sách báo, giáo trình của một số cơ sở đào tạo luật trong nước và tài liệu pháp lý nước ngoài thì đa số khi nói đến quyết định đều xuất phát từ thuật ngữ La tinh “Actus” – nghĩa là hành động để chỉ những hành vi cụ thể Chính vì vậy, trong khoa học pháp lý, quyết định là tạo ra hiệu lực pháp luật

và đó chính là quyết định pháp luật Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật cũng là như vậy

Còn theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội, năm 1999 thì quyết định hành chính là “kết quả sự thể hiện ý

chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được Nhà nước trao quyền, thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức theo pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.

Điều 12 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định:

“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật…” Ngoài ra, những quy định

trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 đều thừa nhận rằng Nhà nước muốn quản lí xã hội nói chung và đặc biệt là lĩnh vực công nói riêng thì không thể không thể hiện ý chí quyền

Trang 5

lực đơn phương của mình thông qua hình thức là các quyết định pháp luật, trong đó có quyết định hành chính

Để thực hiện quyền lực nhà nước, về lý luận cũng như thực tiễn, người ta đều thừa nhận vị trí và vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan hành pháp – hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước Lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước là nơi mà quyền lực nhà nước được thể hiện một cách thiết thực nhất bởi lẽ đó là những hoạt động với mục đích thi hành luật nhằm cụ thể hóa các quy định của luật vào đời sống xã hội Vì vậy, hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này chủ yếu và quan trọng là ra quyết định hành chính nhằm đề ra những chủ trương, chính sách lớn (quyết định chủ đạo), xây dựng quy tắc xử

sự (quyết định quy phạm) hoặc áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể (quyết định cá biệt) nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước thông qua quyền hành pháp

Quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với những nội dung phong phú, đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước Trong số các chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính thì các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước – những cá nhân, tổ chức sử dụng quyền hành pháp có vị trí

và vai trò đặc biệt quan trọng, bởi lẽ, đây là các chủ thể trước tiên và chủ yếu thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Quyết định hành chính tồn tại dưới những hình thức khác nhau như bằng văn bản, hành vi, lời nói hay các hành động cụ thể khác… trong đó, hình thức văn bản là chủ yếu và quan trọng nhất

Từ những cơ sở nêu trên, khái niệm quyết định hành chính có thể được định nghĩa như sau: Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua

Trang 6

những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự và dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước

Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm quyết định hành chính được định nghĩa như vậy Còn trong luật thực định, khái niệm quyết định hành chính được định nghĩa với phạm vi hẹp hơn Theo Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005, tại khoản 10 Điều 2, quyết

định hành chính được định nghĩa là “quyết định bằng văn bản của cơ quan

hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong quản lý hành chính.” Còn khoản 1 Điều 3

Luật tố tụng hành chính năm 2010 quy định: “Quyết định hành chính là văn

bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn

đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể” Theo hai quy định trên, khái niệm quyết

định hành chính nổi bật lên với những đặc điểm là có hình thức tồn tại là văn bản, chủ thể có thẩm quyền ban hành là chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và nội dung của quyết định hướng tới việc áp dụng pháp luật cho một trường hợp cụ thể So sánh với khái niệm được đưa ra dưới góc độ khoa học pháp lý thì phạm vi của khái niệm này hẹp hơn và nằm trong phạm

vi bao quát của khái niệm đó Theo khoa học pháp lý, quyết định hành chính theo hai văn bản luật trên chỉ là quyết định cá biệt – một loại quyết định hành chính

Trang 7

Đặc điểm của quyết định hành chính.

Mặc dù được tiếp cận dưới góc độ nào đi chăng nữa, pháp lý hay khoa học thì quyết định hành chính cũng có những đặc điểm sau:

Là một dạng của quyết định pháp luật – phương tiện thể hiện quyền lực nhà nước, quyết định hành chính mang những đặc điểm chung của quyết định pháp luật Đó là tính quyền lực nhà nước và tính pháp lý Trước hết là tính quyền lực nhà nước của quyết định hành chính Việc thực hiện quyền lực nhà nước thường thể hiện dưới hình thức là những quyết định bằng văn bản, trong số những quyết định thành văn đó thì quyết định do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành là rất nhiều Cơ sở để ban hành ra các quyết định hành chính là quyền lực nhà nước mà cụ thể là quyền hành pháp Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ, theo quy định của pháp luật thì chỉ

cơ quan nhà nước mới được đơn phương đưa ra các quyết định pháp luật xuất phát từ lợi ích chung để thực hiện chức năng của nhà nước Cũng theo quy định của pháp luật, các tổ chức xã hội chỉ được phối hợp với cơ quan nhà nước để ra một số quyết định trong một vài trường hợp cụ thể (quyết định hành chính liên tịch) Tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính còn thể hiện ở nội dung và mục đích của quyết định Quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh đơn phương rất cao, chính vì vậy tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở việc bảo đảm thi hành quyết định Về nguyên tắc, mọi quyết định hành chính phải được thi hành, kể cả có sự phản kháng từ đối tượng quản lý Điều này cũng có nghĩa là khi cần thiết quyết định hành chính sẽ được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước

Thứ hai là tính pháp lý của quyết định hành chính Đi kèm với tính quyền lực nhà nước bao giờ cũng là tính pháp lý Tính quyền lực nhà nước

và tính pháp lý có mối quan hệ biện chứng với nhau Quyết định hành chính

Trang 8

là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của nhà nước, do vậy các quyết định do nhà nước ban hành đều có những giá trị về mặt pháp lý Tính pháp lý thể hiện ở chỗ, mọi trình tự, thủ tục ban hành, chủ thể có thẩm quyền ban hành, nội dung và hình thức của quyết định đều được pháp luật hóa Khi quyết định hành chính xuất hiện sẽ tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, quyết định hành chính có thể đưa ra những chủ trương, chính sách lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước hay làm xuất hiện, thay thế, loại bỏ quy phạm pháp luật hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể

Ngoài những đặc điểm chung của một quyết định pháp luật, quyết định hành chính có những đặc trưng riêng gắn liền với đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Đó là tính dưới luật, tính đa dạng, phong phú

về chủ thể ban hành, về nội dung và mục đích và về hình thức tồn tại của quyết định

Thứ nhất, về tính dưới luật của quyết định Ra quyết định hành chính

là hình thức hoạt động quản lí hành chính nhà nước chủ yếu mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tiến hành Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành, trong đó nội dung chấp hành xuất phát từ vị trí của cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước Do vậy, quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành mang tính dưới luật sâu sắc Nội dung và mục đích của quyết định hành chính là

để thực hiện luật nhằm cụ thể hóa các quy định của luật vào đời sống xã hội

Ví dụ, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do vậy, mọi văn bản

do Chính phủ ban hành là văn bản dưới luật Nghị định của Chính phủ là văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành luật Hay như Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ - cơ quan chấp hành của

Trang 9

Quốc hội thì quyết định do Thủ tướng ban hành cũng là văn bản dưới luật Thông tư của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cũng là văn bản dưới luật…

Thứ hai, về tính đa dạng, phong phú về chủ thể ban hành quyết định.

Quyết định hành chính do chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước mà chủ yếu

và quan trọng là cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức được trao quyền quản lý hành chính nhà nước trong những trường hợp cụ thể Những chủ thể này ở những cấp quản lý khác nhau từ trung ương đến địa phương, từ có thẩm quyền chung đến có thẩm quyền chuyên môn Ví dụ: Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp

Thứ ba, về tính đa dạng, phong phú về nội dung và mục đích của

quyết định Nội dung và mục đích của quyết định hành chính là rất đa dạng, phong phú xuất phát từ đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Đây là hoạt động phức tạp, biến đổi không ngừng và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, y

tế cho đến đối ngoại, an ninh quốc phòng hay các lĩnh vực nhạy cảm như dân số, dân tộc, tôn giáo… Do vậy, ở từng lĩnh vực, các quyết định hành chính được ban hành phải có những nội dung, mục đích phù hợp nhằm đưa

ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong từng lĩnh vực của đời sống

xã hội và đây chính là lí do làm cho quyết định hành chính có sự đa dạng và phong phú về nội dung cũng như mục đích

Thứ tư, về tính đa dạng, phong phú về hình thức tồn tại của quyết định

hành chính Mặc dù theo khái niệm được đưa ra trong Luật khiếu nại, tố cáo hay Luật tố tụng hành chính thì quyết định hành chính tồn tại dưới hình thức

Trang 10

văn bản Tuy nhiên, đây không phải là hình thức tồn tại duy nhất của quyết định hành chính mà chỉ là hình thức tồn tại chủ yếu và quan trọng nhất Ngoài hình thức văn bản, quyết định hành chính còn tồn tại dưới dạng hành

vi, lời nói hay các hành động cụ thể khác Về hình thức văn bản, quyết định hành chính tồn tại dưới những tên gọi khác nhau như nghị định, thông tư, quyết định hay chỉ thị Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 quy định rõ về vấn đề này

Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.

Với tư cách là phương tiện thể hiện quyền lực nhà nước, quyết định hành chính có vai trò quan trọng đối với hoạt động của bộ máy nhà nước trong việc thực hiện chức năng của nhà nước mà đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước Quản lý hành chính nhà nước là lĩnh vực phức tạp, đa dạng, liên quan đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội Ra quyết định hành chính là hình thức hoạt động quản lý hành chính nhà nước chủ yếu mà các chủ thể quản lí hành chính nhà nước tiến hành Đối với lĩnh vực này, quyết định hành chính có một số vai trò như sau:

Trước hết là vai trò khởi xướng, định hướng Theo khái niệm quyết

định hành chính được đưa ra giữa góc độ khoa học pháp lý thì một trong những nội dung của quyết định hành chính là đề ra những chủ trương, chính sách, giải pháp lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước Các chủ trương, chính sách, giải pháp lớn này hướng đến cả nước, một vùng hoặc hướng đến một đơn vị hành chính nhất định Theo khoa học pháp lý, những quyết định hành chính với nội dung như vậy được gọi là quyết định chủ đạo Những quyết định này thường do các chủ thể có vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống hành chính ban hành như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Ngày đăng: 30/01/2016, 03:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w