1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

23 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 204 KB

Nội dung

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại điều 3 khoản 1“ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng ,theo đó Tổ chức tín dụng giao cho khách h

Trang 1

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC

TỔ CHỨC TÍN DỤNG.

1 Khái niệm cho vay của tổ chức tín dụng

Cho vay là một hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện trong xã hội loàingười có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn Trong pháp luật dân sự,hiểu theo nghĩa chung nhất, cho vay là việc một người thỏa thuận để cho ngườikhác được sử dụng tài sản của mình trong một thời hạn nhất định với điều kiện

có hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm của mình với người đó

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước tại điều 3 khoản 1“ Cho vay là một hình thức cấp tín

dụng ,theo đó Tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để

sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

Vậy ta có thể định nghĩa hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng như sau:

Cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ chuyển giao cho bên vay (khách hàng) một khoản vốn tiền tệ, bên vay sẽ sử dụng khoản vốn tiền tệ đó trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ hoàn trả cho tổ chức tín dụng cả gốc và lãi theo hoả thuận.

2 Đặc điểm hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:

Ngoài những dấu hiệu chung của quan hệ cho vay, hoạt động cho vay của

tổ chức tín dụng còn thể hiện ở những dấu hiệu có tính đặc thù sau:

 Việc cho vay của tổ chức tín dụng là hoạt động nghề nghiệp kinh doanhmang tính chức năng Các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng cũng cóthể thực hiện việc cho vay đối với khách hàng như một hoạt động kinh doanhnhưng hoạt động cho vay của tổ chức này hoàn toàn không phải là nghề nghiệpkinh mang tính chức năng

 Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng là một nghề kinh doanh có điềukiện, thể hiện ở chỗ hoạt động cho vay chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng phảithỏa mãn một số điều kiện nhất định như phải có vốn pháp định, phải đượcNgân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngân hàng trước khi tiến hànhviệc đăng ký kinh doanh theo luật định

 Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ngoài sự điều chỉnh của pháp luật

về hợp đồng còn chịu sự điều chỉnh, chi phối của các đạo luật về Ngân hàng, kể

cả tập quán thương mại về ngân hàng

3 Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng:

Với sự phát triển không ngừng và đa dạng hóa nhiều hoạt động ngân hànghiện nay, trong thực tế có rất nhiều hình thức cho vay mà mỗi một tổ chức tíndụng đã tự xây dựng nên Ở đây chúng ta chỉ đưa ra một số loại dựa vào nhữngcăn cứ sau đây:

Trang 2

 Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay :

Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng đối với

khách hàng với thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là một năm.Hình thức này chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng tronghoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trongmột thời hạn ngắn

Cho vay trung và dài hạn: hình thức này khác cho vay ngắn hạn là với thời

gian thỏa thuận là từ trên một năm trở lên Người đi vay sử dụng hình thức này

để thỏa mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định trong kinh doanh, thỏa mãn nhucầu sinh hoạt, tiêu dùng như mua sắm nhà ở, phương tiện đi lại…

 Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay:

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ

trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba.Việc cho vay này phải được bảo đảm dưới hình thức ký kết cả hai loại hợp đồng,bao gồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng cầm cố,hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh) Pháp luật cũng cho các bên có thể thỏathuận lập một hợp đồng nên trong trường hợp này các thỏa thuận về bảo đảmtiền vay được xem là một bộ phận hợp thành của hợp đồng có bảo đảm bằng tàisản

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó

nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, xác địnhcủa khách hàng vay hoặc của -người thứ ba Thông thường các bên chỉ giao kếtmột hợp đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng Trong trường hợp tổ chức tín dụngcho vay có bảo đảm bằng tín chấp thì vẫn phải xác lập một văn bản cam kết bảolãnh bằng uy tín của mình và gửi cho tổ chức tín dụng để khách hàng vay có thểđược tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay

 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:

Cho vay kinh doanh: là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền

vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình Nếubên vay vi phạm sử dụng vào những mục đích khác thì bên cho vay có quyền ápdụng các chế tài thích hợp như đình chỉ việc sử dụng vốn vay hoặc thu hồi vốnvay trước thời hạn…

Cho vay tiêu dùng: bên tham gia vay cam kết số tiền vay sẽ được sử dụng

vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ gia dụng,mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, hay sử dụng vào mục đích học tập…

II.CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN CỦA CÁC TCTD ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG :

1 Quy trình cho vay vốn của các TCTD

Quy trình cho vay vốn là tổng hợp các bước cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầuvay vốn của khách hàng cho đến khi TCTD quyết định cho vay , giải ngân và

Trang 3

thanh lý hợp đồng tín dụng Dựa trên những điều kiện của mình thì các TCTD sẽ

tự thiết kế những quy trình cho vay cụ thể ,bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau:lập hồ sơ xin vay vốn, phân tích điều kiện, quyết định tín dụng, giải ngân, giámsát và thanh lý tín dụng Theo Khoản 1 điều 14 Quyết định 1627/2001/QĐ-

NHNN : “Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề

nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định tại Điều 7 Quy chế này Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng.”

Thẩm định hồ sơ tín dụng là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ pháp

lý do TCTD thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay vốn đối với bên vay,trên cơ sở đó mà quyết định cho vay hay không Trong thực tế giao dịch ngânhàng, việc thẩm định hồ sơ tín dụng thường do các nhân viên chuyên trách của

tổ chức tín dụng thực hiện và kết thúc bằng việc lập báo cáo thẩm định hồ sơ tíndụng Báo cáo này được trình lên cho người quản lý có thẩm quyền của tổ chứctín dụng quyết định về việc có cho vay hay không Do tính đặc biệt quan trọngcủa giai đoạn này trong cả quá trình từ cho vay đến thu nợ nên pháp luật đòi hỏibên cho vay là TCTD phải triệt để tuân thủ nguyên tắc bảo đảm tính độc lập,phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm

định và khâu quyết định cho vay Khoản 1 Điều 15 Quyết định

1627/2001/QĐ-NHNNVề việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách

hàng : ” Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc

bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay”.

Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình cho vay của các TCTD

có ý nghĩa hết sức quan trọng Xây dựng một quy trình cho vay hợp lý sẽ gópphần nâng cao chất lượng ,giảm thiểu rủi ro trong khi cho vay Hơn nữa,quytrình cho vay còn là cơ sở cho việc thiết lập các thủ tục ,hồ sơ vay vốn về mặthành chính,và thủ tục pháp lý quan trọng đó là thiết lập HĐTD

b Đặc điểm của hợp đồng tín dụng:

Trang 4

 Hợp đồng tín dụng phải được lập dưới hình thức bằng văn bản.

 Nội dung hợp đồng thể hiện sự đồng ý giữa bên cho vay chấp nhận chobên vay sử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện cóhoàn trả dựa trên sự tín nhiệm

 Về chủ thể: bên cho vay bắt buộc phải là tổ chức tín dụng, có đủ điều kiệnluật định, còn bên vay có thể là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện vay vốn dopháp luật quy định Đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tiền, baogồm tiền mặt và bút tệ

 Hợp đồng tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro cho quyền lợi của bên chovay Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn

 Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: nghĩa vụ chuyển giao tiền vay củabên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước để làm cơ sở và tiền đề choviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay

3 Các nội dung cơ bản của HĐTD

3.1 Chủ thể của hợp đồng tín dụng:

Trong giao dịch tín dụng ,chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng bao gồm bêncho vay (các TCTD) và bên vay (các tổ chức ,cá nhân có đủ các điều kiện dopháp luật quy định ).Các chủ thể này khi tham gia giao dịch hợp đồng tín dụngcần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định theo sự dự liệu của pháp luật Việcquy định các điều kiện chủ thể đối với bên vay và bên cho vay không chỉ nhằmtạo cơ sở pháp lý cho sự đánh giá hiệu lực của hợp đồng tín dụng ,mà còn gópphần năng cao kỹ năng giao kết hợp đồng tín dụng cũng như củng cố kỷ luậthợp đồng đối với các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng

a Bên cho vay:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, một tổ chức tín dụng muốn trởthành chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng phải thoả mãn các điều kiện sau:

 Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp

 Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y

 Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp

 Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tíndụng với khách hàng

Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng (TCTD), muốn trở thànhchủ thể cho vay trong hoạt động tín dụng (HĐTD) thì chỉ cần thoả mãn các điềukiện như có giấy phép hoạt động ngân hàng, có giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh và có người đại diện hợp pháp Trong giấy phép hoạt động ngân hàng vàgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của loại tổ chức này phải ghi rõ hoạt độngcho vay là hoạt động ngân hàng đươc phép thực hiện

b Bên vay:

Trang 5

Bên vay là tổ chức, cá nhân phải thoả mãn các điều kiện sau (về nguyêntắc, những điều kiện này có tính chất bắt buộc chung với mọi chủ thể đi vaytrong mọi hợp đồng tín dụng):

 Bên vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Đối với tổchức là pháp nhân hay không phải là pháp nhân thì phải có người đại diện hợppháp có đủ năng lực và thẩm quyền đại diện cho tổ chức đó khi ký kết hợp đồngtín dụng

 Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp

Ngoài ra bên vay còn có một số điều kiện chung sau (những điều kiện nàychỉ có tính bắt buộc phải thỏa mãn đối với bên vay khi chúng được các bên thoảthuận rõ trong hợp đồng tín dụng):

 Bên vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

 Bên vay có phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả

Bên vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh bằng tài sản củangười thứ ba trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảolãnh

3.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng tín dụng:

a Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay

“Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương

án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc tổ chức tín dụng không có đủ nguồn vốn để cho vay”.Tiền gửi là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản Nợ của

từng Tổ chức tín dụng, hoạt động kinh doanh tín dụng của các Tổ chức tín dụngchủ yếu bằng vốn của người khác tức là chủ yếu bằng tiền gửi mà các Tổ chứctín dụng đã huy động được;do đó chúng ta vẫn thường nói các Tổ chức tín dụngkinh doanh bằng cách “đi vay để cho vay” hay kinh doanh trên sự kinh doanhcủa người khác Việc cho vay và đầu tư của các Tổ chức tín dụng luôn gắn liềnvới rủi ro Do đó, thực hiện tốt việc thẩm tra tính xác thực của các tài liệu sẽ có

ý nghĩa hết sức to lớn ,ảnh hưởng tới hoạt động của các Tổ chức tín dụng.Vìvậy, khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, hay vi phạm hợpđồng thì Tổ chức tín dụng được quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trướchạn hoặc khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng tín dụngtheo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ chuyển giao tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm chokhách hàng vay sử dụng (nghĩa vụ giải ngân).Nghĩa vụ này phát sinh do việcbên cho vay đã cam kết cho khách hàng vay được sử dụng số tiền của mìnhtrong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả.Nếu bên cho vay vi phạmnghĩa vụ này (nghĩa vụ giải ngân) như giải ngân chậm hoặc không chịu giải

Trang 6

ngân theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thì vấn đề trách nhiệm pháp lý của

họ là như thế nào? với hiện trạng pháp luật hiện hành ở Việt Nam, trong trườnghợp đó bên vay được coi là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, vì thế có trách nhiệmphải bồi thường các thiệt hại vật chất đã xảy ra cho bên vay Ngoài ra bên chovay còn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình như đã cam kết, trừ trườnghợp cả hai bên cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng tín dụng trước thời hạn Nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay và trả nợ của khách hàng

“Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình

vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và tính chất của khoản vay, nhằm bảo đảm hiệu quả

và khả năng thu hồi vốn vay; gửi quy trình kiểm tra giám sát vốn vay của khách hàng cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.”.

Quyền yêu cầu bên vay hoàn trả tiền vay đúng thoả thuận, kể cả tiền phạt,

tiền bồi thường thiệt hại (nếu có).” Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả

nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn; Miễn, giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiện theo quy định tại Quy chế này; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

b Quyền và nghĩa vụ của bên vay

Với tư cách là người hưởng tín dụng, đồng thời là con nợ trong quan hệ chovay, bên vay có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

Quyền từ chôí các yêu cầu không hợp lý của tổ chức tín dụng khi kết, thựchiện và thanh lý hợp đồng tín dụng

Quyền năng này được pháp luật quy định nhằm tạo cho khách hàng vay khảnăng chống lại các yêu cầu rõ ràng là không hợp lý của TCTD, có thể gây ranhững bất lợi cho họ nếu buộc phải thoả mãn các yêu cầu này, ví dụ khách hàngvay có quyền từ chối cung cấp thông tin và hoạt động kinh doanh của mìnhnhưng rõ ràng là không liên quan gì đến việc sử dụng vốn và hoàn trả vốn vaycho tổ chức tín dụng…

Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ hoặc các

vi phạm HĐTD của TCTD

Đây là một quyền năng pháp định, với mục tiêu nhằm bảo vệ lợi ích hợppháp của khách hàng vay trước những hành vi không có căn cứ hợp pháp của tổchức tín dụng Tuy nhiên, nếu pháp luật cho phép khách hàng vay được quyền

đệ đơn khiếu nại đối với tổ chức tín dụng nhận hồ sơ vay vốn, chỉ vì lý do họ đã

từ chối cho vay không có căn cứ thì rõ ràng không hợp lý, bởi lẽ như vậy nghĩa

là pháp luật đã tước đi một quyền năng nghĩa vụ cơ bản nhất của người kinhdoanh đó là quyền tự do kinh doanh, trong đó có quyền tự định đoạt việc chovay hay không đối với khách hàng Với quy định này, nếu tổ chức tín dụng

Trang 7

muốn từ chối cho vay đối với một khách hàng thì họ bắt buộc phải đưa ra cáccăn cứ hay lý do chính đáng để từ chối.

Quyền yêu cầu bên cho vay thực hiện nghĩa vụ giải ngân đúng thoả thuậntrong HĐTD

Quyền năng này của bên vay cũng chính là nghĩa vụ của bên cho vay, đềuphát sinh trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng tín dụng Do có quyền này màbên vay được yêu cầu bên cho vay trả tiền bồi thương thiệt hại đã xảy ra chomình, trong trường hợp bên cho vay không thực hiện đúng nghĩa vụ giải ngântheo thoả thuận mà gây thiệt hại

Nghĩa vụ sử dụng tiền vay hiệu quả đúng mục đích đã thoả thuận trongHĐTD

Nghĩa vụ này phát sinh do điều khoản về mục đích sử dụng vốn vay đãđược ghi trong HĐTD, nhằm đặt cho người vay tình trạng bị kiểm tra, giám sátthường xuyên bởi người cho vay Tuy nhiên, nghĩa vụ này sẽ không cản trởngười vay áp dụng các biện pháp nhằm đem lại tính hiệu quả cho phương án sửdụng vốn của mình như được quyền lựa chọn mô hình công nghệ thích hợp nhất

để đầu tư, lựa chọn loại vật tư, nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu để muasắm bằng nguồn vốn tín dụng được cấp… Ngoài ra, hậu quả pháp lý của việcbên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ này là họ sẽ bị bên cho vay đình chỉ việc

sử dụng vốn hoặc bi thu hồi vốn vay trước thời hạn, sau khi đã được bên chovay nhắc nhở bằng văn bản

Nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi, trả tiền phạt vi phạm HĐTD vàtiền bồi thường thiệt hại cho bên cho vay (nếu có)

Đây là một trong những nghĩa vụ chính yếu của bên vay, phát sinh trên cơ

sở hợp đồng tín dụng hoặc phát sinh trên cơ sở phán quyết đã có hiệu lực phápluật của cơ quan tài phán có thẩm quyền Thông thường, nghĩa vụ hoàn trả tiềnvay cả gốc và lãi sẽ phát sinh khi HĐTD bắt đầu có hiệu lực và chúng phảiđược bên vay thực hiện khi thời hạn sử dụng vốn vay đã hết Còn nghĩa vụ trảtiền phạt vi phạm hợp đồng hay bồi thường thiệt hại thì chỉ phát sinh khi xảy ra

sự vi phạm hay sự thiệt hại mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng,hoặc phát sinh do một phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hay trọngtài Về nguyên tắc, các nghĩa vụ này của bên vay sẽ chấm dứt khi nào chúng đãđược bên vay thực hiện xong trên thực tế

3.3 Hình thức của hợp đồng tín dụng:

- Theo quy định tại Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng, mọi hợp đồng tíndụng đều phải được ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lý Sở dĩ phápluật quy định như vậy là vì những ưu điểm sau đây:

- Hợp đồg tín dụng được ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụthể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợpđồng tín dụng

- Việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự công bốcông khai, chính thức về mối quan hệ pháp lý giữa những người lập ước để chongười thứ ba biết rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lý,

an toàn trong trường hợp cần thiết

Trang 8

- Việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơquan có trách nhiệm của chính quyền thi hành công vụ được tốt hơn.

Theo quy định hiện hành, văn bản hợp đồng tín dụng được hiểu bao gồmvăn bản viết và văn bản điện tử Hợp đồng tín dụng được xác lập thông quaphương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằngvăn bản Các hợp đồng điện tử được coi là có giá trị pháp lý như văn bản hợpđồng viết và có giá trị chứng cứ trong quá trình giao dịch

3.4 Nội dung của hợp đồng tín dụng:

Nội dung của hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên

có đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và phùhợp với pháp luật Các điều khoản này vừa thể hiện ý chí của các bên, đồng thờicũng làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của mỗi bên thamgia hợp đồng tín dụng

Theo quy định tại điều 51 Luật các tổ chức tín dụng, nội dung của hợpđồng tín dụng bao gồm các điều khoản cơ bản sau đây:

- Điều khoản về điều kiện vay vốn Khi thỏa thuận điều khoản này, các bêncần ghi rõ trong hợp đồng tín dụng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phảithỏa mãn thì hợp đồng tín dụng mới có hiệu lực

- Điều khoản về đối tượng hợp đồng Trong điều khoản này, các bên phảithỏa thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tíndụng đáo hạn

- Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay Các bên phải ghi rõ trong hợpđồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từngày ký hợp đồng Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng dự liệu trước

về khả năng này trong hợp đồng tín dụng, còn thời gian gia hạn sẽ tiến hành thỏathuận sau trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng

- Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay Đây là một điều khoảnrất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay Vìthế, các bên phải thỏa thuận rõ ràng số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng(trả góp) hay là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn Nếu khoản vayđược thỏa thuận thanh toán theo từng kỳ hạn thì các bên cũng có thể dự liệutrước về khả năng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với khả năng tài chínhcủa bên vay khi trả nợ

- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay Trong điều khoản này, các bêncần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì Việc thỏa thuận điều khoảnnày trong hợp đồng tín dụng được xem như một giải pháp đảm bảo sự an toàn vềvốn cho người đầu tư là các tổ chức tín dụng, nhằm tránh trường hợp bên vay sửdụng vốn một cách tùy tiện vào mục đích phiêu lưu, mạo hiểm Mặt khác, đểbảo đảm lợi ích của cả hai bên và đảm bảo cho đồng vốn đầu tư được sử dụnghiệu quả, pháp luật cũng cho phép trong thời gian sử dụng vốn, các bên cóquyền thỏa thuận lại về mục đích sử dụng vốn vay mỗi khi xét thấy thời cơ vàđiều kiện sử dụng vốn đã thay đổi

- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng Đây là điềukhoản mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện

Trang 9

pháp giải quyết tranh chấp bằng con -đường thương lượng, hòa giải hoặc lựachọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình Nếu trong hợp đồngtín dụng không ghi điều khoản này, có nghĩa là các bên không thỏa thuận thìviệc xác định thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồngtín dụng đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nếu hợp đồng tín dụng được giao kết có điều kiện bảo đảm bằngtài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận một điềukhoản riêng rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng (hợp đồng chính), hoặc lập thànhmột hợp đồng phụ đính kèm theo hợp đồng chính

3.5 Giao kết hợp đồng tín dụng:

Giao kết hợp đồng tín dụng là một quá trình mang tính chất kỹ thuật nghiệp

vụ – pháp lý do các bên thực hiện theo một trình tự luật định Việc giao kết hợpđồng tín dụng bao gồm các giai đoạn chủ yếu sau đây:

- Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng: là hành vi pháp lý do một bên thựchiện dưới hình thức văn bản chính thức gửi cho bên kia, với nội dung thể hiện ýchí mong muốn được giao kết hợp đồng tín dụng

- Thông thường, bên đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là các tổ chức, cánhân có nhu cầu vay vốn và văn bản đề nghị chính là đơn xin vay, được gửi kèmtheo các giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách chủ thể và khả năng tài chính hayphương án sử dụng vốn vay Các tài liệu này do bên vay gửi cho tổ chức tíndụng để xem xét, thẩm định và được coi như bằng chứng đề nghị giao kết hợpđòng tín dụng

Thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng ở Việt Nam trong những năm gần đâycho thấy, có nhiều trường hợp bên chủ động giao kết hợp đồng tín dụng lạichính là tổ chức tín dụng chứ không phải là khách hàng, nhằm tăng cường khảnăng cạnh tranh và mở rộng thị trường tín dụng Những tổ chức tín dụng đã từng

đi tiên phong trong việc lựa chọn phương thức này chính là các ngân hàng cổphần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.Trong trường hợp này, văn bản đề nghị là thư chào mời được tổ chức tín dụnggửi cho tổ chức, cá nhân có khả năng tài chính mạnh, có uy tín trên thươngtrường và có nhu cầu vay vốn thường xuyên (gọi là những khách hàng tiềmnăng) mà tổ chức tín dụng lựa chọn là bên đối tác Trong thư chào mời, bên đềnghị (tổ chức tín dụng) thường đưa ra những điều kiện có tính chất tổng quátnhất kèm theo những ước khoản cụ thể để cho bên kia xem xét chấp nhận Tuynhiên, do một thư chào mời có thể không nhất thiết phải là một văn bản dự thảohợp đồng nên trong thực tế, nếu bên tiếp nhận thư chào mời có hành vi chấpnhận toàn bộ nội dung của thư chào mời đó thì không vì thế mà hợp đồng tíndụng được coi là đã hình thành

- Thẩm định hồ sơ tín dụng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tíndụng:

Thẩm định hồ sơ tín dụng: là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ –pháp lý do tổ chức tín dụng thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay vốn đốivới bên vay, trên cơ sở đó mà quyết định cho vay hay không Do tính đặc biệtquan trọng của giai đoạn này trong cả quá trình từ cho vay đến thu nợ nên pháp

Trang 10

luật đòi hỏi bên cho vay là tổ chức tín dụng phải triệt để tuân thủ nguyên tắcđảm bảo tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liênđới giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay Sau khi đã thẩm định hồ

sơ tín dụng của khách hàng, bên cho vay có toàn quyền quyết định việc chấpnhận hoặc từ chối cho vay Trong trường hợp từ chối cho vay, tổ chức tín dụngphải thông báo cho khách hàng bằng văn bản và phải nêu rõ lí do từ chối chovay Việc từ chối cho vay không có căn cứ xác đáng có thể là lí do để kháchhàng thực hiện hành vi đối kháng với tổ chức tín dụng theo quy định của phápluật

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng: là hành vi pháp lý do bênnhận đề nghị thực hiện dưới hình thức một văn bản chính thức gửi cho bên kiavới nội dung thể hiện sự đồng ý giao kết hợp đồng tín dụng Theo đó, hành vichấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng chỉ có giá trị như một lời tuyên bốđồng ý ký kết hợp đồng chứ không thể thay thế cho việc giao kết hợp đồng giữacác bên Có nghĩa là việc giao kết hợp đồng tín dụng chỉ được xem là hoànthành sau khi các bên đã trải qua giai đoạn thương lượng, đàm phán trực tiếp cácđiều khoản của hợp đồng (bao gồm các điều khoản chủ yếu, điều khoản thường

lệ, điều khoản tùy nghi) và người đại diện có thẩm quyền của các bên đã trựctiếp ký tên vào bản hợp đồng tín dụng

- Đàm phán các điều khoản của hợp đồng tín dụng: Đây là giai đoạn cuốicùng, cũng là giai đoạn trọng tâm của quá trình giao kết hợp đồng tín dụng.Trong giai đoạn này, các bên gặp nhau để đàm phán các điều khoản của hợpđồng tín dụng Giai đoạn này được coi là kết thúc khi đại diện của các bên đãchính thức ký tên vào văn bản hợp đồng tín dụng

3.6 Các vấn đề liên quan đến hiệu lực của HĐTD

Điều kiện có hiệu lực của HĐTD:Dựa trên các quy định có nguyên tắc của

Bộ luật dân sự năm 2005 về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, mộtHĐTD, với tư cách là một giao dịch dân sự đặc thù, chỉ có hiệu lực khi thoả mãnđầy đủ các điều kiện sau đây:

Chủ thể tham gia HĐTD phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vidân sự

Mục đích và nội dung của HĐTD không trái pháp luật và đạo đức xãhội.Mục đích cho vay và mục đích đi vay của các bên chủ thể hợp đồng nhấtthiết phải được thể hiện rõ ràng trong nội dung của hợp đồng và các mục đíchnày không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội

Có sự đồng thuận ý chí giữa các bên cam kết trên nguyên tắc tự nguyện,bình đẳng và tự do ý chí.Một HĐTD được coi là không có sự đồng thuận khi sựthoả thuận đó giữa các bên bị các khuyết điểm như sự nhầm lẫn: sự lừa dối,lường gạt hoặc sự ép buộc, cưỡng bức trong khi giao kết hợp đồng Trên nguyêntắc, các khuyết tật này phải có ảnh hưởng mang tính quyết định đến ý trí giaokết hợp đồng của các bên thì mới được coi là sự kiện pháp lý làm cho hợp đồngtín dụng vô hiệu

Hình thức của HĐTD phải phù hợp với quy định của pháp luật ngân hàng.Đối với hợp đồng tín dụng, do tính chất rủi ro cao cho quyền lợi của các bên

Trang 11

trong quá trình thực hiện hợp đồng này nên pháp luật ngân hàng đòi hỏi hìnhthức hợp đồng tín dụng phải được xem là một trong những điều kiện có hiệu lựccủa hợp đồng.

Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD là điểm mốc thời gian mà kể từ lúc

đó quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia hợp đồng tín dụng bắt đầuphát sinh Chẳng hạn như ở Cộng hoà Pháp, do nhà làm luật coi HĐTD là hợpđồng thực tế nên họ cho rằng thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụngchính là thời điểm bên cho vay chuyển giao số tiền vay (đối tượng hợp đồng)cho bên vay Với quan điểm này, việc chuyển giao tiền vay của người cho vaysang co người vay không phải là một nghĩa vụ pháp lý trong hợp đồng tín dụng

mà bên cho vay phải thực hiện Vì thế, nếu bên cho vay đã hứa sẽ cho vay màsau đó lại không chuyển giao tiền vay (với tư cách là đối tượng hợp đồng) thì do

đó hợp đồng tín dụng vẫn chưa hình thành và người hứa cho vay cũng khôngphải gánh chịu một chế tài nào cả

Còn ở Việt Nam, do nhà làm luật coi HĐTD là loại hợp đồng ưng thuậnnên pháp luật quy định tại thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụngchính là thời điểm các bên đã thoả thuận xong các điều khoản của hợp đồng vàbên sau cùng đã ký tên, đóng dấu (nếu có) và văn bản hợp đồng tín dụng Theoquy định này việc chuyển giao tiền vay (giải ngân) là một nghĩa vụ hợp đồngcủa bên cho vay và nếu họ không thực hiện đúng hợp đồng này mà lại gây thiệthại tính được thành tiền cho bên vay thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm nộp phạt viphạm hợp đồng và chịu cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng và các hậu quả pháp lý của sự vô hiệu:

HĐTD đựơc coi là vô hiệu tuyệt đối khi mục đích, nội dung và hình thức củahợp đồng vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội hoặcphương hại đến lợi ích chung Khi đó, bất ky ai quan tâm (chứ không phải làcác bên ký kết hợp đồng) đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng tíndụng vô hiệu và thời hạn thực hiện quyền yêu cầu này là không hạn chế Trongtrường hợp vô hiệu tuyệt đối của hợp đồng tín dụng, các hậu quả pháp lý xảy racho sự vô hiệu này là: Hợp đồng không phát sinh hiệu lực kể từ thời đỉêm kýkết, các bên phải phục hồi tình trạng ban đầu như trước khi ký kết hợp đồng.HĐTD bị coi là vô hiệu tương đối khi chủ thể tham gia hợp đồng không cóhành vi dân sự hoặc hợp đồng ký kết không có sự tự nguyện và đồng thuận giữacác bên ký kết Đối với trường hợp này, do việc ký kết hợp đồng tín dụng chỉphương hại đến lợi ích chung của các bên ký kết chứ không vi phạm các điềucấm của pháp luật hoặc không phương hại đến trật tự công, lợi ích công nên Nhànước cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên, bằng cách chỉ tuyên bố

vô hiệu đối với hợp đồng khi nhận được yêu cầu của các bên hoặc của một bên

có quyền lợi bị phương hại, hoặc tạo cơ hội cho các bên tự khắc phục các viphạm dẫn đến nguy cơ hợp đồng bị vô hiệu Với trường hợp này, chỉ khi nào hếtthời hạn cho phép để khắc phục các vi phạm đó nhưng các bên không thể khắcphục được thì khi đó, yêu cầu của bên có quyền lợi bị phương hại Toà án mớichính thức tuyên bố HĐTD bị vô hiệu

Ngày đăng: 30/01/2016, 06:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình luật ngân hàng – ĐH Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân 2007 Khác
2. Luật các tổ chức tính dụng số 07/1997-12/12/1997 Khác
3. Luật số 20/2004/QH 11 ngày 15/06/2004 về sửa đổi bồ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng.4. Bộ luật dân sự 2005 Khác
5. Nghị định số 178/1999/NĐ- CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng Khác
6. Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng Khác
7. Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w