Hoạt động chứng minh trongTTDS là một dạng của hoạt động chứng minh nói chung nhưng khác biệt ở chỗhoạt động này là hoạt động mang tính chất pháp lý được điều chỉnh bởi luật tốtụng dân s
Trang 22 Ý nghĩa của Chế định chứng minh
3 Cơ sở của chế định chứng minh
II/ Nội dung chế định chứng minh :
1 Chủ thể chứng minh :
1.1 Đương sự
1.2 Người đại diện của đương sự
1.3 Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự
1.4 Người làm chứng, người giám định
1.5 Người giám định
1.6 Tòa án Nhân dân
1.7 Viện kiểm sát Nhân dân
2 Đối tượng chứng minh
2.1 Đối tượng chứng minh
2.2 Những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh
2.3 Phương tiện chứng minh
Trang 3Luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để đảm bảo việc giải quyết
vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng , đúng đắn bảo vệ quyền , lợiích hợp pháp của cá nhân , cơ quan , tổ chức và lợi ích của nhà nước 1 Luật Tốtụng dân sự là luật hình thức của nhiều ngành luật nội dung như: Bộ luật Dân sự,Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Lao động …Có thể thấy luật Tố tụng dân sựgiữ một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam Với tư cách là luậthình thức, để giải quyết các vụ việc dân sự một cách đúng đắn thì đòi hỏi Luật tốtụng dân sự phải làm rõ mọi vấn đề trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Trong đó chứng minh là hoạt động cơ bản, trước tiên và quan trọng nhất mà cácchủ thể tố tụng hướng tới, đây cũng là căn cứ để toà án đưa ra các phán quyết củamình Khi giải quyết bất kỳ vụ việc dân sự nào cũng đều phải tiến hành hoạt độngchứng minh
Báo cáo công tác của ngành Tòa án năm 2001 đã nhận định “ Chất lượng
hồ sơ vụ án dân sự , hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào chất lượng điều tra , xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ có đầy đủ, chính xác và khách quan hay không và
có chấp hành nghiêm chỉnh thủ tục tố tụng hay không là cơ sở của một bản án , quyết định đúng đắn” 2 Trong bài viết đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số
12/2008 cũng khẳng định “ Chứng minh và chứng cứ là yếu tố xương sống của pháp luật tố tụng nói chung trong đó có pháp luật tố tụng dân sự Mọi hoạt động
tố tụng đều tập trung làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh bằng việc thu thập và đánh giá chứng cứ” 3
Nhận thấy được vai trò quan trọng của Chứng minh trong tố tụng dân sự,
nhóm đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự” Đây không phải là một đề tài mới, đã có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả về
1 Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam – ĐH Luật Hà Nội , NXB Tư pháp năm 2006, tr.1
2 Trích “ Báo cáo công tác của ngành Tòa án”, năm 2001.
3 Xem “ Bàn về chế định chứng minh và chứng cứ trong Tố tụng dân sự “, Phạm Quý Thái, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số 12/2008.
Trang 4vấn đề này như “ Các quy định về chứng minh trong Tố tụng dân sự” - Ths Nguyễn Công Bình, “ Bàn về Chế định chứng cứ và chứng minh trong Tố tụng dân sự” - Phạm Quý Thái, hay “ Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” –
Ths Dương Quốc Thành …Tuy nhiên dưới góc độ là những sinh viên luật bài viếtcủa nhóm đi vào làm rõ các vấn đề cơ bản về : Nội dung, vai trò của chế địnhchứng minh cũng như thực tiến áp dụng và phương hướng hoàn thiện chế địnhchứng minh trong Tố tụng dân sự
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Khái quát chung về Chế định chứng minh :
Trong thế giới khách quan luôn tồn tại nhiều sự vật, hiện tượng khác nhauđòi hỏi con người phải nhận thức và đánh giá Trong mỗi sự vật, hiện tượng lại cónhiều đặc tính khác nhau, có những đặc tính có thể nhận biết một cách nhanhchóng, rõ ràng bằng các giác quan nhưng cũng tồn tại những đặc tính không thểnhận biết ngay mà phải trải qua một quá trình tư duy, giải thích, móc nối các sựkiện để có thể đi đến được kết luận và việc đầu tiên là phải đưa ra những giảthuyết để định hướng tư duy Quá trình giải quyết giả thuyết bằng cách tư duy,móc nối các sự kiện đó chính là chứng minh Quá trình chứng minh diễn ra liêntục, trong mọi mặt của đời sống xã hội và nó là động lực cho sự phát triển, khámphá tìm tòi Chế định về chứng minh được coi là một trong những xương sống củaluật tố tụng dân sự
1 Khái niệm :
Chế định theo Lý luận chung nhà nước và pháp luật đó là tập hợp của haihay nhiều quy phạm pháp luật, điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định cótính chất chung và liên hệ mật thiết với nhau Như vậy chế định chứng minh trong
Tố tụng dân sự có thể hiểu là tập hợp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạtđộng chứng minh của các chủ thể tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
và được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự Chứng minh hay hoạt động chứngminh là gì? Thì luật tố tụng dân sự Việt Nam chưa đưa ra được khái niệm cụ thể
Trang 5Tuy nhiên từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa “ Chứng minh là làm cho thấy
rõ là có thật , là đúng bằng sự việc hoặc bằng lý lẽ ” 4 Hoạt động “ làm cho thấy
rõ là có thật” được gọi là hoạt động chứng minh Trong giáo trình Luật Tố tụng
dân sự, Đại học Luật Hà Nội cũng đã viết “ Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện , tình tiết của vụ việc dân sự” 5 Hoạt động chứng minh trongTTDS là một dạng của hoạt động chứng minh nói chung nhưng khác biệt ở chỗhoạt động này là hoạt động mang tính chất pháp lý được điều chỉnh bởi luật tốtụng dân sự và pháp luật liên quan, được thực hiện bởi các chủ thể có quyền, nghĩa
vụ cụ thể và kết quả của hoạt động này sẽ là một bản án, quyết định của tòa ánmang tính chất bắt buộc áp dụng
Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình gồm hoạt độngcủa tòa án, viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng trong việc cung cấp, thuthập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ làm cơ sở cho yêu cầu, phản đối yêu cầucủa mình và phán quyết của tòa án trên cơ sở quy định của pháp luật
Qua những lập luận trên có thể đưa ra một số nhận xét sau :
- Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng khôngchỉ thể hiện ở chỗ xác định , làm rõ các tình tiết sự kiện của vụ việc dân sự mà cònphải làm cho mọi người “ thấy rõ là có thật, là đúng”
- Chứng minh có tính chất chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sựcủa Tòa án, trên cơ sở này Tòa án đưa ra phán quyết, quyết định của mình
- Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình nhậnthức diễn ra suyên suốt vụ án dân sự, được bắt đầu khi có quyết định thụ lý đơnkhởi kiện cho đến khi tòa án ra phán quyết Khởi đầu là việc chứng minh củanguyên đơn cho yêu cầu của mình thông qua đơn khởi kiện, tiếp đến là hoạt độngchứng minh của bị đơn bác yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có),
4 Xem : Từ điển tiếng Việt , NXB Đà Nẵng , năm 2003, tr 192
5 Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam – ĐH Luật Hà Nội , NXB Tư pháp năm 2006, tr.134
Trang 6hoạt động chứng minh của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, của Viện kiểmsát (nếu có)… và kết thúc khi tòa án chứng minh cho phán quyết của mình thôngqua một bản án có giá trị bắt buộc thi hành Hoạt động chứng minh bao gồm nhiềuhoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng : Hoạt động cung cấp, thu thập ,nghiên cứu , đánh giá chứng cứ và chỉ ra các căn cứ pháp lý để làm cho mọi ngườinhận thức đúng sự việc Trong đó hoạt động cung cấp , thu thập, nghiên cứu vàđánh giá chứng cứ tại phiên tòa là mang tính quyết định
- Chứng minh chính là việc sử dụng chứng cứ
Hai yếu tố cấu thành vụ án dân sự là yếu tố chủ quan (đương sự) và yếu tốkhách quan (bao gồm đối tượng – mục đích khởi kiện và nguyên nhân – cách thứcbảo vệ quyền của các chủ thể trước tòa án) Hoạt động chứng minh được xếp vàocác yếu tố thuộc mặt khách quan của vụ án Điều này có nghĩa là yếu tố cấu thành
vụ án đã vốn có, vốn đã tồn tại, nay chỉ đi tìm lại, diễn đạt lại một cách đầy đủnhất, đúng đắn nhất Hay nói cách khác, hoạt động chứng minh là hoạt động thôngqua việc sử dụng chứng cứ để tái hiện lại sự thật khách quan của vụ án
Là một yếu tố quan trọng nên khái niệm chứng cứ được luật tố tụng dân sựcủa nhiều nước đề cập đến Một số nước xây dựng luật về chứng cứ thể hiện sựquan trọng của vấn đề này Luật tố tụng dân sự Nhật Bản định nghĩa: “Chứng cứ
là một tư liệu thông qua đó một tình tiết được tòa án công nhận và là một tư liệu,
cơ sở thông qua đó tòa án được thuyết phục là một tình tiết có tồn tại haykhông?” hoặc theo điều 401 Luật chứng cứ của Mỹ định nghĩa “Chứng cứ lànhững gì mà hàm chứa trong nó sự tồn tại của bất cứ một sự thực nào mà bản thân
sự hàm chứa đó ảnh hưởng tới việc xác định được một hành động hơn hoặc kémhơn” Trong Luật TTDS 2004, khái niệm chứng cứ lần đầu tiên được ghi nhận mộtcách tương đối đầy đủ tại Điều 81, theo đó:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà tòa án dùng làm căn cứ để xác
Trang 7định yêu cầu hay phản đối của đương sự là có căn cứ hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”.
Quá trình chứng minh là việc sử dụng chứng cứ đúng đắn bao gồm bốn giaiđoạn khác nhau là cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ Các giaiđoạn này có mối liên hệ mật thiết với nhau, chỉ có giai đoạn trước mới có giaiđoạn sau, và giai đoạn sau sẽ là cơ sở để đánh giá tính đúng đắn và triệt để của giaiđoạn trước Phải có hoạt động thu thập, cung cấp chứng cứ thì mới phát sinh hoạtđộng nghiên cứu, đánh giá chứng cứ và kết quả của họat động nghiên cứu, đánhgiá chứng cứ sẽ phát sinh những nhận thức từ vụ án dân sự, nhận thức này có đúngđắn, khách quan và toàn diện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc cung cấp,thu thập chứng cứ có đầy đủ và đúng hay không Bốn giai đoạn này kéo dài, nốitiếp và đan xen nhau, không thể tách bạch cơ học từ thời điểm nào đến thời điểmnào là giai đoạn cung cấp, thu thập, nghiên cứu hay đánh giá chứng cứ Nhưng cóthể nhận thấy rằng những giai đoạn này kéo dài suyên suốt quá trình giải quyết vụ
án dân sự, nó chỉ kết thúc khi tòa án ra phán quyết Mặc dù có thể tòa án cấp dưới
đã ra quyết định giải quyết vụ án nhưng bản án này lại được giải quyết tiếp theotrình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì lại phát sinh hoạt động chứngminh mới độc lập với hoạt động chứng minh trước đây
- Chủ thể chứng minh rất đa dạng : Chủ thể tham gia hoạt động chứngminh không chỉ có các đương sự mà còn có các chủ thể khác như người đại diện ,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sư… Như đã phân tích ở trên,chứng minh là làm cho rõ là đúng, là có thật Trong một vụ án cụ thể có rất nhiều
ý kiến cần phải được chứng minh là đúng, là có thật đồng nghĩa với việc chủ thểthực hiện hoạt động chứng minh là đa dạng Nguyên đơn chứng minh cho yêu cầucủa mình, bị đơn chứng minh cho bác yêu cầu, yêu cầu phản tố (nếu có) tòa ánchứng minh cho phán quyết của mình, Viện kiểm sát chứng minh cho kháng nghịphúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của mình… Ngoài ra, khi đương sự không đủkhả năng tham gia tố tụng hoặc không hiểu biết về pháp luật, không có kinhnghiệm tố tụng họ có thể nhờ người khác thay mình tham gia tố tụng từ đó phát
Trang 8sinh ra các chủ thể khác tham gia tố tụng như người đại diện, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự… họ có quyền và nghĩa vụ không giống nhauxuất phát từ vị trí tố tụng cũng như thỏa thuận giữa họ và đương sự nhưng đâycũng là những chủ thể của họat động chứng minh
Do chủ thể tố tụng tham gia vào hoạt động chứng minh rất phức tạp => Đểđảm bảo hiệu quả giải quyết vụ việc dân sự , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự thì pháp luật tố tụng dân sự đã đưa ra các quy định về : Chủ thể chứngminh; quyền và nghĩa vụ của chủ thể chứng minh; những tình tiết , sự kiện trong
vụ việc dân sự phải chứng minh và những tình tiết , sự kiện nào không phải chứngminh; trình tự , thủ tục chứng minh Những vấn đề này trong các phần tiếp theonhóm sẽ đi vào phân tích và làm rõ
2 Ý nghĩa của Chứng minh:
Chứng minh là một chế định lớn trong Bộ Luật Tố tụng dân sự , là hoạtđộng cơ bản của các chủ thể tố tụng Chứng minh đã và đang giữ vai trò và ýnghĩa quan trọng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc dân sư
- Nó là công cụ để tòa án có thể nhận thức được chính xác sự việc đãsảy ra trên thực tế làm cơ sở để đưa ra phán quyết giải quyết các tranh chấp phátsinh một cách nhanh chóng, chính xác và khách quan Việc ra phán quyết hayquyết định chính là kết quả của Hoạt động chứng minh Chứng minh là biện pháp
để làm rõ các sự kiện và tình tiết của vụ việc dân sự , dựa trên những nghiên cứuđánh giá chứng cứ Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ việc dân sự
- Chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm hoạt động của nhiều chủthể , trong đó hoạt động chứng minh của đương sự là chủ yếu Chế định chứngminh trong luật tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng đối với các đương sự, đảmbảo cho các đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa
án Đối với các đương sự, chứng minh là phương tiện duy nhất để họ có thể bảo vệđược các quyền và lợi ích của mình Khi vụ việc dân sự được tòa án thụ lý và giảiquyết cũng đồng nghĩa với việc bên nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích của
Trang 9mình bị xâm phạm, bên bị đơn không thừa nhận các quyền và lợi ích đó củanguyên đơn nên yêu cầu tòa án phân xử Trong quá trình tố tụng có thể phát sinhnhiều chủ thể khác, khi họ đưa ra yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu thì họ cũng cónghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của mình là đúng, là cóthật Toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc dân sự là chứng minh giả thuyết do cácbên đưa ra Cho dù giả thuyết đó có được công nhận là đúng, là có thật hay khôngthì toàn bộ quá trình đó vẫn được coi là hoạt động chứng minh.
3 Cơ sở của chế định Chứng minh:
Hoạt động chứng minh là hoạt động của nhiều chủ thể tố tụng, tuy nhiêntrong đó hoạt động chứng minh của đương sự là cơ bản và quan trọng nhất Việccác đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình xuấtphát từ quyền tự định đoạt của đương sự đối với việc khởi kiện của mình Trong tốtụng dân sự, việc cung cấp chứng cứ, chứng minh cho các yêu cầu của mình vừa làquyền vừa là nghĩa vụ của đương sự ( Điều 79 BLTTDS) Nghĩa vụ chứng minhkhông chỉ đặt ra đối với bên khởi kiện mà còn đối với cả bên bị kiện, người liênquan không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn.Pháp luật tố tụng dân sự đặt ranghĩa vụ chứng minh cho đương sự và được cụ thể bằng các quy định pháp luậttrong BLTTDS bởi lẽ quan hệ dân sự là quan hệ tư giữa các bên, do các bên tựquyết định, tự giải quyết là chủ yếu Chỉ khi các bên không tự giải quyết được thì
họ cũng tự quyết định có yêu cầu Nhà nước hỗ trợ hay không Mặt khác, các bênđương sự là những người hiểu rõ vụ việc của mình nhất, thường biết rõ tài liệu,chứng cứ liên quan đến vụ việc của mình có những gì và đang ở đâu Do đó, khicác bên đã đưa việc tranh chấp thì họ phải chứng minh được những gì mình đưara
Về mặt cơ sở pháp lý chế định chứng minh trong BLTTDS là sự kế thừa từcác quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 (điều3), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 (điều 3) và Pháp lệnhthủ tục giải quyết tranh chấp lao động năm 1996 (điều 2) Cụ thể từng điều luậtnhư sau:
Trang 10Điều 3 (PLTTGQCVADS) – Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh:Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình Tòa án cónghĩa vụ xét xử mọi tình tiết liên quan đến vụ án và khi cần thiết có thể thu nhậpthêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án được chính xác.
Điều 3 (PLTTGQCVAKT) – nghĩa vụ chứng minh: Đương sự có nghĩa vụcung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình
Điều 2 (PLTTGQCVALĐ) – Xác minh, thu thập chứng cứ: Khi cần thiết,tòa án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu các bên tranh chấp laođộng, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ để bảo đảmcho việc giải quyết các vụ án lao động được chính xác, công bằng Các bên tranhchấp lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải cung cấp đầy đủ vàđúng thời hạn theo yêu cầu của tòa án
Chế định chứng minh được hình thành trên cở sở quyền tự định đoạt củacác đương sự và là sự kế thừa của các văn bản pháp luật trước và đã được hìnhthành rõ nét trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện nay
II/ Nội dung chế định chứng minh :
1 Chủ thể chứng minh :
Chủ thể chứng minh – tức là chủ thể có quyền và nghĩa vụ chứng minh,những đối tượng thực hiện hoạt động chứng minh – trong tố tụng dân sự là các chủthể của tổ tụng dân sự Cụ thể, đó là những người tham gia tố tụng gồm đương sựđưa ra yêu cầu, đương sự phản đối yêu cầu, đại diện đương sự, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định vàthành phần tiến hành tố tụng, tức cơ quan Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát
Các chủ thể trong hoạt động chứng minh:
1.1 Đương sự:
Đương sự - cả bên đưa ra yêu cầu lẫn bên phản đối yêu cầu – là những chủthể chứng minh chủ yếu Chứng minh và cung cấp chứng cứ là cơ sở để đương sựbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó cung cấp căn cứ để Tòa án đưa
ra các phán quyết; bởi vậy đó là quyền và cũng là nghĩa vụ của đương sự Sở dĩ có
Trang 11nguyên tắc này là vì một đặc tính quan trọng của tố tung dân sự chính là sự tựnguyện: các đương sự tự nguyện tham gia vào quan hệ tố tụng, Tòa án chỉ thamgia khi có yêu cầu của đương sự và chỉ có thẩm quyền đối với những gì mà đương
sự cần Trên cơ sở đó, đương sự sẽ cung cấp cho Tòa án những chứng cứ và chứngminh phù hợp với yêu cầu của mình
Xét về yếu tố thực tiễn, đương sự là là người trong cuộc, và hơn ai hết làngười hiểu rõ nhất tình tiết vụ việc, hiểu rõ mình cần phải làm gì để chứng minhcho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Hơn nữa trên thực tế, tòa án cũng
có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự,không làm sáng tỏ được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự; điều này một mặtdẫn đến việc giải quyết vụ việc không đúng với sự thật, mặt khác làm cho đương
sự không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ Cho nên, trọng trách chứngminh nằm ở trong tay đương sự Trước tòa án, nếu đương sự không chứng minhđược sự tồn tại quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi ích hợp pháp của
họ có thể sẽ không được tòa án bảo vệ
Trong giai đoạn đầu của tố tụng dân sự, đương sự là người thực hiện hầuhết công việc thu thập và cung cấp chứng cứ Chứng cứ nhiều hay ít sẽ giới hạnviệc tranh luận giữa các bên; chứng cứ càng cụ thể, xác đáng bao nhiêu thì việctranh luận và trách nhiệm của tòa án càng đơn giản bấy nhiêu Theo nguyên tắc tạiđiều 79 BLTTDS “Đương sự có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình phải đưa ra chứng cứ để chứnh minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợppháp”, trách nhiệm đầu tiên của đương sự đối với hoạt động chứng minh trong tốtụng là nộp kèm nội dung đơn kiện những “tài liệu, chứng cứ để chứng minh choyêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp” (Điều 165 BLTTDS), nếu không đápứng điều kiện này thì đơn khởi kiện sẽ không được tòa án chấp nhận và tòa án sẽtrả lại đơn khởi kiện Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có quyền cungcấp chứng cứ ở bất kỳ giai đoạn nào, nếu không cung cấp hoặc cung cấp khôngđầy đủ sẽ phải chịu những hậu quả về việc đó (khoản 1 Điều 84) Các biện pháp
Trang 12thu thập chứng cứ được quy định tại chương VII BLTTDS về chứng cứ và chứngminh đều thuộc về đương sự, như:
Quyền khai báo (Điều 86) Thực chất quyền này phát sinh từ khi đương sựkhởi kiện, lúc ấy đương sự đã phải có bản khai báo; trong giai đoạn tố tụng nếunhận thấy trong lời khai của đương sự có những tình tiết chưa đầy đủ, chưa rõ ràngthì phải lấy lại lời khai Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai
tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ Đương sự có quyền yêu cầughi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xácnhận
Quyền yêu cầu yêu cầu lấy lời khai của người làm chứng (Điều 87)
Quyền yêu cầu đối chất (Điều 88)
Quyền thỏa thuận, lựa chọn giám định, giám định bổ sung (Điều 90)
Quyền yêu cầu định giá tài sản (Điều 92)
Quyền yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân đang nắm giữ giao chứng cứ (Điều94)
Tuy việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm của đương sự đối với yêu cầucủa mình và họ có sự chủ động trong các thao tác thu thập, nếu đương sự có yêucầu, Tòa án hoặc Viện kiểm sát vẫn có thể can thiệp bởi nếu không can thiệp sẽgây ra tình trạng lộn xộn và đôi khi chứng cứ thu thập được không có giá trị pháplý
Trong giai đoạn xét xử, đương sự là người tham gia tích cực trong hoạtđộng nghiên cứu, đánh giá chứng cứ Hai hoạt động này đan xen và diễn ra trongsuốt quá trình giải quyết vụ án, đòi hỏi không những phải có hệ thống chứng cứđầy đủ mà còn đòi hỏi chủ thể nghiên cứu, đánh giá phải nhìn nhận một cách toàndiện, đặt hệ thống chứng cứ trong mối liên hệ biện chứng, tác động lẫn nhau Yêucầu đặt ra là phải loại bỏ được những yếu tố mang tính “ngẫu nhiên”, tìm ra cácyếu tố “tất nhiên” – mang tính quy luật nội tại mới có thể nhận thức chính xác vụ
án Mặc dù trên thực tế thì việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ là của thẩm phánphụ trách giải quyết vụ án hoặc các thành viên của hội đồng xét xử, để tòa án nhận
Trang 13biết được vụ việc một cách nhanh và khách quan nhất thì các đương sự và một sốchủ thể khác cũng có thể tham gia vào hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ
và thực tế đã cho thấy, rất nhiều vụ án hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứcủa tòa án đạt hiệu quả cao lại dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá của đương
sự Cụ thể là:
Tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là
có căn cứ và hợp pháp” (khoản 3 Điều 221) Đương sự còn có thể giao nộp chứng
cứ tại cấp phúc thẩm “kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ xung nếu
có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp”; tại phiêntòa phúc thẩm “đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung chứngcứ” (khoản 3 Điều 271) Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy địnhcủa pháp luật, đương sự cũng có thể giao nộp chứng cứ bổ sung tại tòa án hoặcviện kiểm sát để bảo vệ cho quyền lợi của mình Việc quy định đương sự có nghĩa
vụ cung cấp chứng cứ và thời điểm cung cấp mở rộng tại tất cả quá trình giảiquyết là tạo điều kiện để đương sự có thể phát huy hết khả năng của mình trongviệc cung cấp chứng cứ
Đối với hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, đương sự không cónhiều quyền hạn như thẩm phán hoặc các thành viên của hội đồng xét xử, nhữngngười phụ trách giải quyết vụ án, nhưng BLTTDS 2004 cũng quy định 1 số quyềncho đương sự về vấn đề này Chẳng hạn, đương sự có quyền “được biết, ghi chép,sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do tòa án thuthập” (điểm đ khoản 2 Điều 58) Khi có quyền được biết này, đương sự sẽ có sựchủ động cao trong việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ cũng như tìm kiếm nhữngbằng chứng để phủ nhận quan điểm của đối phương Tại phiên tòa sơ thẩm hoặcphúc thẩm đương sự có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa (Điều 199, 200,201), được nghe lời trình bày của các bên (Điều 221), được trình bày quan điểm ýkiến của mình (Điều 197), được tham gia hỏi tại phiên tòa (Điều 222) và đặc biệtBLTTDS đã dành một phần là mục 4 chương XIV để quy định về việc tranh luận
Trang 14giữa các đương sự, đây giai đoạn mà vai trò của đương sự trong việc nghiên cứu,đánh giá chứng cứ cũng như trong quá trình chứng minh được thể hiện rõ ràngnhất Thậm chí, sự tranh luận này có hệ quả trực tiếp đến phán quyết của tòa ángiải quyết vụ việc.
Ngoài các đương sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự còn quy định các cá nhân, cơquan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười khác cũng có nghĩa vụ phải chứng minh những quyền và lợi ích này (Điều79), bởi tuy không có quyền, lợi ích gắn liên với vụ việc dân sự nhưng các cánhân, cơ quan, tổ chức này cũng đưa ra yêu cầu và biết rõ sự việc Các cá nhân, cơquan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhànước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng có nghĩa vụ tương tự
1.2 Người đại diện của đương sự:
Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là người thay mặt chođương sự trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm mụcđích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đương sự Người này có thể là ngườiđại diện theo pháp luật (cha mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đốivới người được giám hộ, người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế nănglực hành vi dân sự, người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theoquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ hộ gia đình đối với gia đình,
tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi íchcủa người khác với người đó, người được Tòa án chỉ định làm đại diện, ) hoặcngười đại diện theo ủy quyền của đương sự Nghĩa vụ chứng minh của họ đượchình thành trên cơ sở quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự; họ đại diệncho đương sự nào thì có quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự đó (trongtrường hợp người đại diện theo pháp luật thì có toàn bộ nghĩa vụ chứng minh củađương sự, trường hợp đại diện theo ủy quyền thì chỉ có nghĩa vụ chứng minh trongphạm vi được ủy quyền) Đương sự không thể hoặc có hạn chế nhất định khôngthực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình thì theo quy định của pháp luật họ cóthể nhờ đến sự giúp đỡ của người đại diện hoặc tòa án sẽ chỉ định người đại diện
Trang 15cho họ, nên hoạt động chứng minh của người đại diện là “thay mặt” đương sự,hành vi chứng minh của họ cũng chính là hành vi của đương sự và hướng đến việcbảo vệ quyền và lợi ích của đương sự Khi tư cách đương sự chấm dứt thì tư cáchđại diện của họ cũng chấm dứt
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự vàtrong hoạt động chứng minh được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại điều 74BLTTDS:
“1 Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền
và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình đại diện
2 Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền
và nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản ủy quyền.”
Khi tham gia vào hoạt động chứng minh, người đại diện có toàn quyềntrong việc đề ra các yêu cầu và chứng minh cho những ý kiến đó
1.3 Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương
sự nhờ và tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự (khoản 1 Điều 64 BLTTDS) Những người này có thể là luật sưhoặc bất cứ chủ thể nào đủ điều kiện mà đương sự tin tưởng Đây cũng là một chủthể của hoạt động chứng minh, họ có thể tham gia vào vụ án ở bất cứ giai đoạnnào, được tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Trongtrường hợp của đối tượng này, vai trò chứng minh của họ chỉ dừng lại ở việc giúp
đỡ đương sự khi được “nhờ”, đương sự vẫn là người đề ra việc chứng minh, yêucầu nhưng do có hạn chế về mặt pháp lý cũng như kinh nghiệm tố tụng nên họphải cầu cứu đến sự hỗ trợ Những người này chỉ có quyền chứ không có nghĩa vụchứng minh, việc chứng minh được hay không không ảnh hưởng đến quyền và lợiích của họ
Liên quan đến hoạt động chứng minh, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự có quyền (Điều 64 BLTTDS):
Trang 16“2 Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho tòa án, nghiêncứu hồ sơ vụ án và được sao chụp những tài liệu cần thiết trong hồ sơ để thực hiệnviệc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
5 Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của họ”
1.4 Người làm chứng, người giám định
Người làm chứng là người tham gia tố tụng để làm rõ các tình tiết, sự kiệncủa vụ việc dân sự do biết được các tình tiết, sự kiện đó Trong chứng minh, họ làngười cung cấp chứng cứ cho đương sự trong giai đoạn chuẩn bị và cho Tòa án tạiphiên tòa Những chứng cứ của người chứng minh không chỉ có vai trò bổ sungcho chứng cứ của đương sự mà còn giúp thẩm định lại những chứng cứ mà đương
sự đưa ra Những người này thường khách quan hơn đương sự do họ không cóquyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự, cho nên việc tham gia hoạt độngchứng minh của người làm chứng có ý nghĩa rất lớn Pháp luật không quy địnhhạn chế những người được tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng, trừnhững trường hợp người đó không thể làm chứng được do không có khả năngnhận thức hành vi của mình, là người chưa thành niên còn quá nhỏ tuổi, là người
bị mất năng lực hành vi dân sự, người có nhược điểm về thể chất không thể nhậnthức được sự việc,… Trong chứng minh, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng
là cung cấp thông tin và vật chất về vụ việc dân sự
Điều 66 BLTTDS quy định người làm chứng có 9 quyền, trong đó nhữngquyền và nghĩa vụ chủ yếu nhất và liên quan tới hoạt động chứng minh là:
“1 Cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được cóliên quan đến việc giải quyết vụ án
2 Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đếnviệc giải quyết vụ án
3 Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhànước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo đó
có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình
Trang 177 Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lờikhai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.
9 Phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình,trừ người làm chứng là người chưa thành niên Người làm chứng khai báo giandối, cung cấp tài liệu sai sự thật, từ chối khai báo hoặc khi được Toà án triệu tập
mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật.”
Trong giai đoạn chứng minh, người làm chứng sẽ phải tham gia lấy lời khaihoặc đối chất nếu đương sự có yêu cầu hoặc Tòa án xét thấy cần thiết hoặc xétthấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự (Điều 87, 88) Người làmchứng cũng được bảo vệ trong trường hợp bị đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc
để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật: khi ấy, Toà án cóquyền quyết định buộc người có hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc phảichấm dứt hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc người làm chứng
BLTTDS quy định người làm chứng cũng được bảo đảm tính khách quantrong khi việc chứng minh diễn ra, bằng cách cho chủ tọa phiên tòa quyền đượcquyết định những biện pháp cần thiết để những người làm chứng không nghe đượclời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan (Điều 216) Khi việcxét hỏi diễn ra, người làm chứng có nhiệm vụ trình bày rõ những tình tiết của vụ
án mà họ biết
1.5 Người giám định:
Đóng vai trò làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự không chỉ cóngười làm chứng và các đương sự mà còn có người giám định Đặc điểm củangười giám định là có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực cần giámđịnh theo quy định của pháp luật; và cũng như người làm chứng, người giám địnhphải vô tư khi thực hiện trách nhiệm Sự tham gia của người giám định có ý nghĩarất lớn với hoạt động chứng minh, bởi trưng cầu giám định là một hoạt động tốtụng cần thiết để kết luận về phương diện khoa học những vấn đề phát sinh trongquá trình chứng minh Những kết luận về phương diện khoa học sẽ là cơ sở để các
Trang 18cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, kết luận về phương diện pháp lý các vấn đề của
vụ việc
Để hỗ trợ cho vai trò của họ trong hoạt động chứng minh, BLTTDS Điều
68 quy định người giám định có các quyền, nghĩa vụ như:
A) Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giámđịnh; yêu cầu Toà án cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc giám định;
B) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quanđến đối tượng giám định;
E) Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúcvới những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đếnkết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hànhgiám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp Thẩmphán quyết định trưng cầu giám định”
Nếu người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chínhđáng hoặc kết luận giám định sai sự thật sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật
Công việc chính của người giám định là tiến hành giám định khi có quyếtđịnh trưng cầu giám định (Điều 90, 91), có yêu cầu giám định bổ sung, giám địnhlại (Điều 230) Người giám định có nghĩa vụ trình bày kết luận của mình về vấn đềđược giao giám định khi được Chủ tọa phiên tòa hỏi, có quyền giải thích bổ sung
về kết luận giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định (Điều 230)
1.6 Tòa án Nhân dân:
Nếu nói đương sự là những chủ thể chính trong hoạt động chứng minh vớitrách nhiệm thu thập, cung cấp chứng cứ, đưa ra những ý kiến, phản biện tronggiai đoạn hỏi, tranh luận tại phiên tòa thì Tòa án chính là cơ quan nắm vai trò cầmtrịch trong giai đoạn chứng minh của tố tụng dân sự Nhiệm vụ của Tòa án là bảođảm cho việc chứng minh được tiến hành theo đúng thủ tục tố tụng với tư cách là
cơ quan tư pháp đại diện cho quyền lực Nhà nước, vận dụng quyền lực Nhà nước
để hỗ trợ các đương sự trong quá trình chứng minh, nghiên cứu đánh giá chứng cứ
Trang 19và đưa ra những kết luận mang tính quyết định đối với vụ việc dựa trên những kếtquả có được
Mở đầu quá trình chứng minh, trong giai đoạn cung cấp chứng cứ, Tòa án
có nghĩa vụ tiếp nhận chứng cứ mà đương sự giao nộp theo các thủ tục sơ thẩm,phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và có quyền yêu cầu đương sự giao nộp bổsung chứng cứ nếu xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở
để giải quyết (Điều 85) Tòa án cũng có nghĩa vụ phải giải thích cho đương sự biết
về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình (Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP củaHội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao)
Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và
có yêu cầu, Thẩm phán có thể tiến hành nhiều biện pháp để thu thập chứng cứ Khiđương sự có yêu cầu, Toà án sẽ tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thậpchứng cứ sau đây: ghi lời khai của đương sự trong trường hợp đương sự không thể
tự viết được (khoản 1 Điều 86 của BLTTDS); lấy lời khai của người làm chứng(khoản 1 Điều 87 của BLTTDS); đối chất (khoản 1 Điều 88 của BLTTDS); xemxét, thẩm định tại chỗ (khoản 1 Điều 89 của BLTTDS); trưng cầu giám định, giámđịnh bổ sung, giám định lại (Điều 90 của BLTTDS); trưng cầu giám định chứng
cứ bị tố cáo là giả mạo (khoản 1 Điều 91 của BLTTDS); định giá tài sản (điểm akhoản 1 Điều 92 của BLTTDS); ủy thác thu thập chứng cứ (Điều 93 củaBLTTDS); thu thập chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữtrong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng
cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được (khoản 1 Điều 94 của BLTTDS)
Ngoài ra, Toà án cũng có thể tự mình tiến hành một hoặc một số biện phápthu thập chứng cứ sau đây: lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết(khoản 1 Điều 87 của BLTTDS); đối chất khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lờikhai của các đương sự, người làm chứng (khoản 1 Điều 88 của BLTTDS); địnhgiá tài sản trong trường hợp các bên thoả thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốnthuế hoặc giảm mức đóng án phí (điểm b khoản 1 Điều 92 của BLTTDS)
Trang 20Tòa án cũng còn 1 nghĩa vụ quan trọng khác là bảo quản, bảo vệ chứng cứ.Bảo quản chứng cứ là trách nhiệm của Tòa án (Điều 95), còn việc bảo vệ chứng cứđược Tòa án tiến hành khi có yêu cầu của đương sự, nếu xảy ra trường hợp chứng
cứ đang bị tiêu huỷ, có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc sau này khó có thể thu thập đượcnữa (Điều 98) Đối với việc bảo vệ nhân chứng, Tòa án có quyền chủ động hơn:trong trường hợp người làm chứng bị đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc để khôngcung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Toà án có quyền quyếtđịnh buộc người có hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc phải chấm dứthành vi đó
Sau khi đã thu nhận chứng cứ, khi việc chứng minh được tiến hành trongphiên xét xử, trách nhiệm tiếp theo của Tòa án là đánh giá chứng cứ (Điều 96).Toà án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳngđịnh giá trị pháp lý của từng chứng cứ một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ vàchính xác Trong hoạt động chứng minh chính thức này, Tòa có nhiệm vụ hỏi vàtranh luận trong quá trình xét xử Trong giai đoạn đầu, Tòa hỏi và nghe lời trìnhbày của nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng, người có quyền lợi hay nghĩa vụliên quan, người giám định để biết được quan điểm của họ về vụ việc và đánh giánhững chứng cứ mà họ đưa ra trong lời khai; nếu nhận thấy cần thiết, Tòa có thểyêu cầu xem xét vật chứng, nghe băng ghi âm, xem băng ghi hình, Trong giaiđoạn sau, Tòa chủ yếu lắng nghe các bên tranh luận để tiếp thu ý kiến của họ,nhằm đánh giá tốt hơn những chứng cứ và những lý lẽ mà các bên đưa ra để chứngminh cho yêu cầu của mình
Nói chung, trách nhiệm của Tòa trong chứng minh là chỉ dẫn các đương sựtrình bày chứng cứ và chứng minh yêu cầu của mình, sau đó đánh giá chứng cứcùng những luận điểm đó để đi đến kết quả sau cùng cho việc chứng minh Trongmột vụ án dân sự, thẩm phán tiến hành giải quyết vụ án đó giữ thái độ trung lập(bởi đây là những tranh chấp mang tính chất “tư”), đề ra đối tượng chứng minh vàđốc thúc, hỗ trợ hoạt động chứng minh của các bên đương sự Hoạt động chứngminh của tòa án chủ yếu dựa trên sự chứng minh của đương sự