Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
=======&=======
BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM
Đề tài :
Chia quyền sử dụng đất và nhà ở của vợ chồng khi ly hôn – một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
;
Họ và tên : NGUYỄN THỊ THẢO
Mã số SV : 361142 Lớp : NO2
Nhóm : 03
Hà Nội, tháng 05/2012
Trang 2MỤC LỤC
2 Nguyên tắc chia quyền sử dụng đất và nhà ở khi vợ chồng ly
3 Chia quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn 4
4 Chia quyền sử dụng nhà ở khi vợ chồng ly hôn 6
II VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ CHIA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2 Các biện pháp nhằm hoàn thiện việc chia quyền sử dụng đất và
Danh mục tài liệu tham khảo 14
A LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp hài hòa lợi ích của công dân và nhà nước cũng như của xã hội Một thực trạng cho thấy, trong những năm vừa qua, các vụ ly hôn gia tăng một cách đột biến, án kiện các vụ ly hôn không chỉ tăng lên về số lượng
mà còn đa dạng, phức tạp về nội dung tranh chấp, trong đó các vụ tranh chấp chủ yếu diễn ra xoay quanh việc sở hữu quyền sử dụng đất và nhà ở khi vợ, chồng ly hôn Điều đó đòi hỏi tòa án phải có cách giải quyết chính xác, vừa hợp lý vừa hợp tình, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do việc chia không đúng không hợp lý
Nhằm có cách hiểu sâu sắc và nắm vững những quy định về chia quyền sử dụng đất, nhà ở của vợ, chồng khi ly hôn theo bộ Luật Hôn nhân và
Gia đình Việt Nam năm 2000, em xin chọn đề tài: “ Chia quyền sử dụng đất
và nhà ở của vợ chồng khi ly hôn – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm
bài tập học kì của mình
B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trang 41 Ly hôn là gì?
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng.
Nếu kết hôn là một hiện tượng bình thường nhằm xác lập mối quan hệ
vợ chồng thì ly hôn lại là một hiện tượng bất bình thường, nó là mặt trái của hôn nhân
2 Nguyên tắc chia quyền sử dụng đất và nhà ở khi vợ chồng ly hôn.
Nhà ở và quyền sử dụng đất là loại tài sản đặc biệt cả về giá trị vật chất cũng như đảm bảo quyền có chỗ ở, quyền sản xuất, kinh doanh cho vợ chồng
và các thành viên trong gia đình Việc chia tài sản là nhà ở và quyền sử dụng
đất khi ly hôn cần quán triệt nguyên tắc: “dù đã ly hôn, mỗi bên đều có quyền
có nhà ở; vì vậy, giải quyết nhà ở phải nhằm tạo điều kiện cho mỗi bên có chỗ ở ổn định cuộc sống, nhất là đối với các con và bất kì trong trường hợp nào cũng không được để vợ và các con ra khỏi nhà khi họ thật sự chưa có chỗ ở” Phải xác định rõ nguồn gốc nhà ở và quyền sử dụng đất đang có tranh
chấp có thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của vợ chồng hay không Về nguyên tắc, tòa án chỉ phân chia nhà ở hoặc quyền sử dụng đất khi
vợ chồng có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp hoặc được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy nhiên, vì nhu cầu cấp thiết về chỗ ở và hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ chồng, tòa án có thể phân định tạm thời nơi ở, đất để sản xuất cho các bên trên nhà ở
và đất mà vợ chồng không có hoặc chưa có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp
Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều
95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các nguyên tắc chia tài sản là nhà
ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn được quy định tại các Điều 97, 98, 99 và được hướng dẫn tại Điều 23 đến Điều 30 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000
3 Chia quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.
Việc vợ chồng ly hôn có tranh chấp về việc phân chia nhà đất diễn ra tương đối phổ biến, phức tạp và gay gắt, nhất là vấn đề về quyền sử dụng đất Điều 97 là một điểm rất mới của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, quy định một cách cụ thể rõ ràng từng trường hợp, không quy định mang tính chung chung như Điều 42 của bộ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986
“1 Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
2 Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia
Trang 5theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm
a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;
d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.
3 Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền
sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này” (Điều 97 Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000)
Thực tế, trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai của vợ chồng khi ly hôn gặp rất nhiều bất cập gây khó khăn cho tòa án và việc hưởng quyền lợi của các bên Để giải quyết các bất cập này, và thống nhất trong quá trình giải quyết của các cấp tòa án, theo các Điều 23, 24, 25, 26, 27 Nghị Định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 như sau:
Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 23):
Đối với quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng mà
mỗi bên có được trước khi kết hôn “vẫn là tài sản riêng của mỗi bên; quyền
sử dụng đất của bên nào vẫn thuộc về bên đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác”( Điều 23 Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001).
Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được nhà nước giao (Điều 24):
Việc chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được nhà nước giao được quy định tại Điều 24 nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001, trong đó có quy định về việc chia quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối khi cả vợ và chồng đều có nhu cầu sử dụng đất và có điều kiện trực tiếp sử dụng hoặc chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất Còn đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên dùng là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Trang 6 Chia quyền sử dụng đất mà vợ chồng được Nhà nước cho thuê:
Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc chỉ một bên vợ hoặc chồng được nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất đó được thực hiện tùy theo từng trường hợp khác nhau (trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất hàng năm mà khi ly hôn nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đó; nếu chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất; trường hợp vợ, chồng đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê) và được quy định cụ thể tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 25 Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001
Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế chung, nhận thế chấp (Điều 26):
“1 Khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất do vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung được thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2 Trong trường hợp vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba thì khi ly hôn, quyền nhận thế chấp đất cũng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng và được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình.”
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng giao chung với hộ gia đình :
Theo Điều 27 quy định: “sau khi kết hôn, phần quyền sử dụng đất của
vợ hoặc chồng và của con không tiếp tục sống chung với hộ gia đình được tách ra và chia theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 97 của Luật Hôn nhân
và gia đình.”
Như vậy, nhìn một cách tổng quan ta có thể thấy việc chia quyền sử
dụng đất của vợ chồng khi ly hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000 đã có được những điểm khả quan, đạt hiệu quả tốt hơn so với các bộ luật trước đây, mặc dù vẫn còn gặp một số vấn đề nan giải trong chia tài sản nói chung và chia quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật một cách đồng bộ, cụ thể và hiệu quả hơn, đặc biệt trong việc xác định giá trị tài sản
4 Chia quyền sử dụng nhà ở khi vợ chồng ly hôn.
Chia quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng:
Cũng như quyền sử dụng đất thì nhà là một loại tài sản có giá trị thực tế
và giá trị sử dụng rất lớn, chủ yếu trong khối tài sản chung của vợ chồng Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng Điều 98 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
Trang 7quy định: “Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể
chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng” Đây là một quy định rất
mới trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, quy định này không những bảo vệ tốt hơn quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn mà còn tạo được cơ sở pháp lý giúp cho Tòa án khi giải quyết các tranh chấp về việc chia quyền sở hữu nhà khi vợ, chồng ly hôn
Khi chia quyền sử dụng nhà ở, tòa án thường phải xác định xem nhà đó được cha mẹ chồng (cha mẹ vợ) cho chung cả hai vợ chồng, nhà do hai vợ chồng mua hoặc xây dựng, nhà do vợ chồng thuê của nhà nước, tư nhân, nhà
do nhà nước cấp, hay vợ chồng còn ở cung với gia đình mẹ chồng (cha mẹ vợ) mà nhà đó là tài sản của cha mẹ, không thuộc tài sản chung của vợ chồng thì không chia Tòa án cần phân biệt tùy từng trường hợp để giải quyết cho thỏa đáng, thấu lý, đạt tình Theo chỉ thị số 69-DS ngày 24/12/1979 của Tòa
án nhân dân tối cao đã chỉ rõ: “Khi chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng
cần phải bảo đảm quyền lợi của vợ chồng, trong đó ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và các con chưa thành niên Trong mọi trường hợp, bảo đảm cho vợ, chồng sau khi ly hôn đều có chỗ ở Đặc biệt cần quán triệt nguyên tắc không được để vợ, con chưa thành niên ra khỏi nhà nếu họ thực
sự chưa có chỗ ở mới”.
Trong trường hợp nhà thuộc quyền sở hữu chung có thể chia để sử
dụng thì sẽ áp dụng Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình để chia cho mỗi bên
một phần diện tích nhà đất, đảm bảo cho họ có thể ổn định cuộc sống, có chỗ
ăn, chỗ ở sau khi ly hôn Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra những bất cập: Tình cảm vợ chồng bị rạn nứt nghiệm trọng sau khi ly hôn mà vợ chồng vẫn ở chung nhà (có thể là được ngăn đôi hoặc vợ ở tầng trên, chồng ở tầng dưới),
mà sau khi ly hôn do những mâu thuẫn đã xảy ra trong thời kỳ hôn nhân họ vẫn còn để bụng, họ thù ghét nhau điều này sẽ gây ra những bất tiện cho cuộc sống của cả hai người trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong đời tư của
mỗi người Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà
ngôi nhà đó không thể chia được (do diện tích quá nhỏ, do cấu trúc ngôi nhà
không thể chia được ) thì bên được tiếp tục sử dụng ngôi nhà phải sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị ngôi nhà mà họ được hưởng Nếu giá trị ngôi nhà nhiều hơn giá trị tài sản được chia thì bên sở hữu ngôi nhà phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng, theo mức giá thị trường ở địa phương nơi họ đang sinh sống vào thời điểm diễn ra xét xử
Các trường hợp này cần phải nhấn mạnh ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính
đáng của người vợ và con chưa thành niên, hoặc con đã trưởng thành nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản
để tự nuôi mình Trên thực tế khi giải quyết các trường hợp này gặp rất nhiều
khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật, gây thiệt thòi đặc biệt là phụ nữ
Trang 8 Chia quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu riêng của một bên:
Theo Điều 99 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Trong
trường hợp nhà thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà”.
Như vậy, nhà ở có thể là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng, có thể là tài sản riêng của vợ, chồng hay nhà đó thuộc quyền sở hữu của người khác hoặc nhà nước mà vợ chồng khi kết hôn đã thuê của nhà nước để sủ dụng trong thời kì hôn nhân Cuộc sống hôn nhân dẫn tới việc, nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ chồng đã đưa vào sử dụng đã được xây mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo làm cho giá trị của ngôi nhà được tăng lên Theo Điều 99 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, các Điều 28, 29, 30 Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định, thì việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ và chồng khi ly hôn mà nhà thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng hay nhà vợ chồng đang ở đã được thuê của tư nhân, của nhà nước như sau:
Trường hợp nhà ở do vợ hoặc chồng hoặc cả vợ chồng thuê của nhà nước hoặc sau khi kết hôn.
“1 Trong trường hợp hợp đồng thuê nhà ở vẫn còn thời hạn, thì các bên thoả thuận về việc tiếp tục thuê nhà ở đó; nếu các bên không thoả thuận được và
cả hai bên đều có nhu cầu sử dụng, thì được Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Trong trường hợp vợ chồng đã nâng cấp, sửa chữa, cải tạo nhà thuê của Nhà nước hoặc xây dựng mới trên diện tích có nhà thuê của Nhà nước, thì khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng nhà ở và phần diện tích nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì được Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình Nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng, thì bên sử dụng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền thuê nhà của Nhà nước và một phần giá trị nhà đã nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới mà bên đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn.
2 Trong trường hợp vợ chồng đã được Nhà nước chuyển quyền sở hữu đối với nhà ở đó, thì việc chia nhà khi ly hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” (Điều 28 Nghị định số
70/NĐ-CP ngày 03/10/2000)
Trường hợp vợ chồng thuê nhà của tư nhân.
Việc phân chia quyền sử dụng nhà ở đó phải bảo đảm quyền lợi của chủ
sở hữu nhà và tuân theo quy định sau đây:
“1 Trong trường hợp thời hạn thuê đang còn, thì các bên thoả thuận với nhau về phần diện tích mà mỗi bên được thuê và làm lại hợp đồng với chủ sở hữu nhà.
Trang 92 Trong trường hợp thời hạn thuê đang còn mà chủ sở hữu nhà chỉ đồng ý cho một bên được tiếp tục thuê nhà, thì các bên thoả thuận về việc một bên được tiếp tục thuê.
3 Trong trường hợp nhà ở thuê đã nâng cấp, sửa chữa cải tạo, xây dựng thêm diện tích gắn liền với nhà thuê và được sự đồng ý của chủ sở hữu nhà, thì bên tiếp tục ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị nhà đã nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, xây dựng thêm mà bên đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn.
4 Trong trường hợp xây dựng thêm diện tích nhà độc lập với diện tích thuê
và được sự đồng ý của chủ nhà, các bên đã thanh toán tiền sử dụng đất cho chủ nhà, thì việc chia nhà ở đó thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình”( Điều 29 Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001).
Trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên:
“1 Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng
đã đưa vào sử dụng chung, thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác Bên vợ hoặc chồng sở hữu nhà có nghĩa vụ hỗ trợ cho bên kia tìm chỗ ở mới, nếu bên kia
có khó khăn và không thể tự tìm được chỗ ở mới Bên chưa có chỗ ở được lưu
cư trong thời hạn 6 tháng để tìm chỗ ở khác
2 Trong trường hợp nhà ở đó đã được xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, thì chủ sở hữu nhà phải thanh toán cho bên kia phần giá trị nhà đã xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo mà bên đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn” (Điều 30 Nghị định số 70/NĐ-CP ngày
03/10/2000)
II VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ CHIA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
NHÀ Ở KHI VỢ CHỒNG LY HÔN.
1 Các ví dụ
a Ví dụ 1:
Chị Trần Kim Anh và anh Nguyễn Văn Công kết hôn năm 2004 tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình Trước khi kết hôn với chị Anh, anh Công đã có sử dụng mảnh đất 100m2, xây dựng một ngôi nhà cấp 4 trên đó vào năm 2003, khi kết hôn xong, vợ chồng anh cùng ở lại trên ngôi nhà đó Năm 2011, hai anh chị ly hôn, anh Công trình bày, quyền sử dụng đất và nhà
ở là tài sản riêng của anh và trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở đều chỉ mang tên anh, vì vậy anh không đồng ý cho chị Anh được hưởng Về phần mình, chị Anh trình bày, kể từ khi kết hôn đến nay do căn nhà đó bị hư hỏng nhiều lần nên chị phải tu bổ sửa chữa Mặt khác do nghề nghiệp không có mà chỉ làm nội trợ, bố mẹ thì đã mất hết nên bây giờ chị không có nơi nào để ở, vì vậy chị xin được chia một phần giá trị quyền sử dụng đất, nhà ở để chị có điều kiện để tạo lập cuộc sống Tòa án sơ thẩm đã
Trang 10xác định quyền sử dụng đất và căn nhà cấp 4 được tạo lập trước hôn nhân, các giấy tờ nhà đất cũng mang tên mình anh Công Vì vậy, là tài sản riêng của anh Công, và không đem ra giải quyết, chị Anh không được hưởng phần giá
trị bất động sản là đất và nhà ở Sau đó chị Anh đã tiếp tục kháng cáo lên cấp
phúc thẩm, hội đồng xét xử xác định, bất động sản trên là tài sản riêng của anh Công, như bản án đã xác định Tuy nhiên do chị Anh đã có công sức tu
bổ, sửa chữa, cải tạo ngôi nhà trong thời gian qua, mặt khác chị lại không có công ăn việc làm ổn định, không có nơi nào để đi sau ly hôn Vì vậy, căn cứ vào Điều 99 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 và điều 30 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001tòa án cấp phúc thẩm quyết định chia cho chị Anh giá trị phần tài sản mà chị đã tu bổ, sửa chữa, cải tạo ngôi nhà và lưu
cư ở nhà anh Công trong vòng 6 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, để chị có thể ổn định cuộc sống, tìm chỗ ở mới
b Ví dụ 2:
Chị Lê Thị Oanh và anh Trần Văn Quảng cùng quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc kết hôn với nhau từ năm 1980 và đã có hai con gái Trong gia đình, chị Oanh là người cáng đáng vấn đề tài chính, vợ chồng chị buôn bán phụ tùng xe máy, dành dụm được một khoản tiền lớn để mua căn nhà tại phố Minh Khai,
Hà Nội và mở một cửa hàng bán buôn phụ tùng xe máy ngay giữa trung tâm thành phố Vào đầu năm 2000, chị Oanh bán căn nhà ở Minh Khai và mua một biệt thự rộng 200m2 tại khu đô thị mới Linh Đàm trị giá 3 tỷ Sau khi chứng kiến tận mắt anh Quảng bồ bịch và có con riêng, hơn nữa còn chửi rủa đánh đập mình, chị Oanh đã quyết định y dị chồng
Khi Tòa án giải quyết về vấn đề phân chia tài sản, anh Quảng một mực khăng khăng nhận ngôi nhà và cửa hàng là tài sản riêng và anh ta có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu những tài sản đó Chị Oanh mới bất ngờ nhận ra chỉ vì quá tin chồng mà tất cả mọi tài sản từ nhà xưởng, đất đai, cửa hàng đều đứng để chồng đứng tên, ngoại trừ chiếc xe máy mới mua còn đứng tên chị Chị khóc thảm thiết kể về những năm tháng khó khăn, chắt chiu, kham khổ dựng lên cơ nghiệp ngày hôm nay mà chỉ do không có chứng cớ nào chứng minh đó là tài sản của chung thì chị sẽ mất trắng Sau đó, chị Oanh đưa ra chứng cứ về giấy nộp tiền cho công ty nhà đất là do người vợ đi nộp Nhờ có chứng cứ này Tòa án đã căn cứ vào Điều 98 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000, công nhận căn biệt thự đó là tài sản chung và chia cho mỗi vợ chồng một nửa giá trị Còn cửa hàng buôn bán phụ tùng xe máy thì thuộc về người chồng do không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản chung Mỗi tháng, người chồng còn chu cấp cho vợ một số tiền để nuôi dưỡng hai con cho đến khi chúng 19 tuổi Phiên tòa kết thúc, người vợ ra về với nỗi đau vì sự thiếu hiểu biết và quá cả tin của mình Nhưng như lời chị nói với Ban hội thẩm, chị vẫn còn tài sản quý nhất là hai đứa con và nhất định chị sẽ xây dựng lại cuộc sống mới của ba mẹ con trên đống đổ nát này Người chồng trở về với một