Vì vậy, tìm hiểu về “ tổ chức và quản lý Công ty Cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành”, từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật trong lĩnh vự
Trang 1MỤC LỤC BÀI LÀM TRANG
A MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 2
I Khái quát về công ty cổ phần và tổ chức, quản lý CTCP 2
1 Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần (CTCP) 2
2.Khái quát về tổ chức quản lý Công ty Cổ phần 3
II Tổ chức quản lý Công ty Cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành 6
1 Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 7
2.Hội đồng quản trị (HĐQT) 9
3 Giám đốc (Tổng giám đốc) 12
4 Ban kiểm soát (BKS) 12
III Nhận xét về các quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức quản lý Công ty Cổ phần và một số ý kiến đề xuất: 14
1.Nhận xét 14
2.Một số ý kiến đề xuất 14
C KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 2A MỞ ĐẦU
Tổ chức và quản lý doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần (CTCP) nói riêng có ảnh hưởng sâu sắc tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN) Ở Việt Nam, vấn đề tổ chức và quản lý CTCP đã được đề cập trong một số văn bản pháp luật từ khi đổi mới kinh tế đến nay Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2005 đã quy định khá chi tiết và đầy đủ
về tổ chức và quản lý CTCP Và về cơ bản những quy định này đã khắc phục được những hạn chế trong LDN năm 1999 Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề tồn tại cần khắc phục Vì
vậy, tìm hiểu về “ tổ chức và quản lý Công ty Cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành”, từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật
trong lĩnh vực này đóng một vai trò vô cùng quan trọng
B NỘI DUNG
I Khái quát về công ty cổ phần và tổ chức, quản lý CTCP
1 Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần (CTCP)
a.Khái niệm
Trước hết CTCP là một loại hình doanh nghiệp (DN) Khoản 4 Điều 1 Luật doanh
nghiệp (LDN) năm 2005 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh”.
CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu Hình thức CTCP lần đầu tiên được quy định trong Luật Công ty năm 1990 Đến LDN năm 2005, địa vị pháp lý của loại hình công ty này được hoàn thiện một cách căn bản
b Đặc điểm cơ bản của Công ty Cổ phần
CTCP có những đặc điểm cơ bản, dựa vào đó chúng ta có thể phân biệt với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh Những đặc điểm đó là:
- Về thành viên công ty: trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có 3 thành viên tham
gia CTCP
- Vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Giá trị
mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu1
1 Xem thêm Điều 85, Luật Doanh nghiệp 2005.
Trang 3- Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp: phần vốn góp (cổ phần) của các thành viên
được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hóa Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật
- Về chế độ trách nhiệm: CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài
sản của công ty Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (tức là đến hết giá trị cổ phần mà họ
sở hữu)
- Trong quá trình hoạt động, CTCP có quyền phát hành chứng khoán(như cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn
- CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Tóm lại, CTCP là loại hình doanh nghiệp có tính tổ chức cao, hoàn thiện về vốn, có khả
năng huy động về vốn lớn và sự dịch chuyển vốn linh hoạt giữa các nhà đầu tư, thích hợp cho hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn
2.Khái quát về tổ chức quản lý Công ty Cổ phần
a.Khái niệm
Tổ chức quản lý CTCP bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ
DN mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài DN như cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng và xã hội Tổ chức và quản lý CTCP có nhiều định nghĩa do cách tiếp cận khác nhau cũng như do nó bao hàm nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh Có thể tham khảo một số cách định nghĩa:
- “Tổ chức quản lý công ty là cách thức mà các nhà cung cấp nguồn vốn cho DN, nhà
đầu tư đảm bảo thu được lợi tức từ các khoản đầu tư của họ” 1
- “ Tổ chức quản lý công ty là cách thức để điều khiển và kiểm soát DN Cấu trúc quản
lý công ty chỉ ra cách thức phân phối quyền và trách nhiệm trong số những thành phần khác nhau có liên quan tới DN như HĐQT, giám đốc, cổ đông và những chủ thể khác có liên quan Quản lý công ty cũng giải thích rõ quy tắc và thủ tục để ra các quyết định liên quan tới vận hành DN Bằng cách này, quản lý công ty cũng đưa ra cấu trúc thông qua đó người ta thiết lập các mục tiêu công ty và cả phương tiện để đạt được mục tiêu hay giám sát hiệu quả công việc”
- “ Tổ chức quản lý công ty nhằm tới mục tiêu thúc đẩy sự công bằng DN, tính minh
bạch và năng lực chịu trách nhiệm”
1 The Journal of Finance, Shleifer and Vishny, 1997
Trang 4Qua đó có thể khái quát khái niệm tổ chức quản lý CTCP như sau: Tổ chức quản lý CTCP là một hệ thống các thiết chế, theo đó việc tổ chức điều hành trong công ty được thực hiện trên cơ sở phân định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ các cổ đông, HĐQT, người quản lý, những người có lợi ích liên quan và các phương pháp áp dụng theo một trình
tự, thủ tục nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động công ty một cách hiệu quả nhất.
b.Vai trò của tổ chức quản lý Công ty Cổ phần.
Thứ nhất, với quyền và lợi ích của các thành viên trong công ty : Thành viên CTCP
chính là các cổ đông, mỗi cổ đông luôn mong muốn có được lợi nhuận khi bỏ vốn đầu tư
Tổ chức quản lý CTCP không chỉ là sự đảm bảo về mặt kinh tế cho các thành viên của công
ty mà còn là yếu tố đảm bảo tiếng nói của các cổ đông trong công ty, đặc biệt là với các cổ đông thiểu số, nói cách khác đó chính là tạo điều kiện cho cổ đông thực sự được sử dụng vốn góp của mình thông qua điều hành công ty, thực sự gắn bó hơn với công ty
Thứ hai, đối với sự ổn định và phát triển của chính công ty : Xem xét sức mạnh của
một công ty cần căn cứ vào nhiều tiêu chí nhưng trong đó bộ máy quản lý và hoạt động của
nó là tiêu chí quan trọng hàng đầu Trước hết, tổ chức quản lý tốt thì công ty mới phát triển bền vững Ngược lại, nếu tổ chức quản lý công ty không tốt sẽ đưa công ty đi xuống, ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên, của người lao động
Thứ ba,với đối tác và khách hàng của công ty :Khi lựa chọn đối tác, bộ máy quản lý
cũng là một yếu tố cần xem xét Vì vậy, hoàn thiện quản lý cũng là tăng sức hấp dẫn của
DN Có nhiều đối tác cũng có nghĩa là cơ hội phát triển dành cho công ty lớn hơn Còn với
người tiêu dùng, vai trò của tổ chức quản lý công ty thể hiện mờ nhạt hơn Trong thương mại hàng hóa - dịch vụ, tổ chức quản lý CTCP chủ yếu thể hiện vai trò với khách hàng
thông qua phân phối sản phẩm: người tiêu dùng luôn lựa chọn sản phẩm từ điểm mua bán
uy tín, có dịch vụ tốt… muốn vậy cần phải có bộ máy quản lý tốt
Thứ ba, đối với nền kinh tế : DN nói chung và CTCP nói riêng là một bộ phận của nền
kinh tế, và CTCP thường là các DN có quy mô lớn, nguồn vốn dồi dào Chính vì vậy, sự tăng trưởng của chúng góp phần duy trì ổn định và phát triển cho cả nền kinh tế Một hệ thống quản lý yếu kém sẽ đưa công ty đến suy yếu, hơn thế còn ảnh hưởng đến các DN khác (đối tác, bạn hàng ) và người tiêu dùng, kết quả tất yếu sẽ là gây thiệt hại cho nền kinh tế Vì vậy, kiện toàn về tổ chức và quản lý công ty giúp cho công ty có được chiến lược phát triển bền vững, minh bạch, hạn chế những tiêu cực trong kinh doanh , tăng lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế
c Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tổ chức quản lý CTCP
- Về điều lệ của công ty: Với nội dung phong phú, điều lệ công ty là một yếu tố tác
động lớn đến tổ chức quản lý nội bộ CTCP Điều đó thể hiện qua một số điểm cơ bản sau:
Trang 5+ Điều lệ công ty chứa đựng một phần các quy định về tổ chức quản lý CTCP;
+ Điều lệ công ty ra đời thông qua sự thỏa thuận của các thành viên, nó là văn bản thể hiện phương hướng phát triển công ty nói chung và phương hướng phát triển quản lý CTCP nói riêng;
Như vậy, một bản điều lệ tốt cũng là nhân tố khẳng định trình độ quản lý, khả năng phát triển của công ty Đây là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra quyết định có bỏ vốn hay không, bỏ bao nhiêu vốn
- Về trình độ cổ đông, năng lực đội ngũ lãnh đạo : Hoạt động của ĐHĐCĐ lại là hoạt
động tập thể nên vấn đề trình độ, kinh nghiệm của cổ đông có ảnh hưởng lớn đến công ty nói chung và với tổ chức quản lý CTCP nói riêng Nếu cổ đông công ty là người có trình độ cao thì họ sẽ dễ dàng lựa chọn được những phương án hợp lý để quản lý hữu hiệu công ty Ngược lại, cổ đông yếu kém về kiến thức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý sẽ khó tìm được
chính kiến cho mình, dễ chạy theo số đông, bị lôi kéo Bên cạnh đó, sự đồng đều về trình
độ của cổ đông trong công ty , sẽ giúp việc đưa ra ý kiến có tính thống nhất cao và nhanh chóng.Ngoài ra, nhìn vào đội ngũ lãnh đạo công ty, chúng ta có thể thấy được khả năng hoạt động, trình độ quản lý của công ty đó Năng lực lãnh đạo là cơ sở để quản lý công ty tốt
- Pháp luật : Trước hết, pháp luật ghi nhận các nguyên tắc cơ bản về tổ chức quản lý
CTCP, việc xây dựng và điều hành quản lý công ty phải dựa trên cơ sở luật định và không
được trái các quy định pháp luật Hệ thống pháp luật còn là điều kiện thuận lợi hay kìm hãm
hoạt động quản lý DN Nếu chính sách, pháp luật được quy định rõ ràng, đồng bộ, minh bạch và phù hợp với trình độ phát triển của cộng đồng DN thì sẽ là nhân tố thuận lợi cho tổ chức quản lý công ty Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật không phù hợp, lạc hậu so với sự phát triển của nền kinh tế thì đây lại là cản trở lớn cho điều hành quản lý, kìm hãm và làm suy thoái công ty
- Nền kinh tế và thị trường : Công ty là một bộ phận của nền kinh tế, vì thế một nền
kinh tế phát triển là cơ sở cho sự bền vững của công ty Các thành phần kinh tế, hình thức
sở hữu, các quy luật của nền kinh tế, các tập quán luôn tác động mạnh mẽ đến tổ chức quản lý CTCP Một nhân tố gắn chặt với nền kinh tế, cũng có tác động mạnh mẽ tới tổ chức
quản lý CTCP, đó là thị trường Đây là môi trường kinh doanh của công ty Sức ép của các
yếu tố như giá, nguyên vật liệu, đối thủ cạnh tranh, nguồn vốn vay, lãi suất đòi hỏi công ty cần có những thích nghi hợp lý, đặc biệt là về quản lý hoạt động DN Do vậy, công tác tổ chức quản lý được xây dựng theo đặc điểm thị trường, chống chọi hiệu quả với các thay đổi của thị trường thì mới giúp CTCP phát triển bền vững
- Các xu hướng kinh tế quốc tế : Trong thời kỳ hiện nay có nhiều xu hướng kinh tế
quốc tế tác động đến DN nói chung và tổ chức quản lý CTCP nói riêng, trong đó gồm các
xu hướng chủ yếu sau:
Trang 6+ Thứ nhất, toàn cầu hóa :Toàn cầu hóa trong quản lý công ty thể hiện qua sự xâm
nhập của các kỹ năng, kinh nghiệm, mô hình từ nước ngoài vào cấu trúc quản lý các công ty trong nước Những yếu tố mới này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với tổ chức và quản
lý CTCP Nếu chúng được áp dụng một cách sáng tạo và linh hoạt thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, nhưng ngược lại nếu máy móc áp dụng mà không tính đến những đặc thù của công
ty thì sớm muộn cũng làm rối loạn và suy thoái công ty
+ Thứ hai, xu hướng liên doanh liên kết: Để nâng cao sức mạnh, nhiều công ty đã tìm
đến giải pháp liên doanh liên kết Sự hợp tác giờ đây không còn chỉ là giữa các DN trong nước mà còn mở rộng với các DN nước ngoài Sự kết hợp này là cơ hội tốt hoàn thiện bộ máy quản lý nhưng nếu kết hợp không đúng thì thiệt hại xảy ra không nhỏ
+ Thứ ba, xu hướng đa ngành: Xu hướng này đã có từ lâu, nhưng mới đây thì nó mới
thật sự xuất hiện ở Việt Nam Ví dụ: công ty FPT mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh
chứng khoán, xuất nhập khẩu, phân phối ; tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) xâm nhập thị trường viễn thông di động Những thay đổi này tác động không nhỏ đến tổ chức CTCP Đòi hỏi hiện nay với các công ty đa ngành là phải có một bộ máy quản lý phù hợp
và chặt chẽ thì mới đáp ứng được yêu cầu thực tế
II Tổ chức quản lý Công ty Cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP theo quy định của LDN Việt Nam năm 2005 gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc),Ban kiểm soát (BKS), đối với CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì phải có BKS So với LDN năm 1999, LDN năm 2005
đã bổ sung quy định CTCP phải có BKS trong trường hợp có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty)
Có thể minh họa cơ cấu tổ chức quản lý CTCP bằng sơ đồ sau:
Phòng Chức năng
Phòng Chức năng
Phòng Chức năng
GĐ hoặc TGĐ
HĐQT Chủ tịch HĐQT ĐHĐCĐ
BKS
Trang 71 Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ )
a.Thành phần tham gia họp ĐHĐCĐ
ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong CTCP, bao gồm tất cả các
cổ đông có quyền biểu quyết Trong trường hợp cổ đông là tổ chức thì cổ đông đó có quyền
đề cử một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật Nếu có nhiều hơn một người đại diện theo ủy quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo ủy quyền đều phải được thông báo bằng văn bản tới công ty trong thời hạn sớm nhất Thông báo phải có các nội dung chủ yếu như: tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số lượng cổ phần, loại cổ phần và ngày đăng ký cổ phần tại công ty;
họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Chứng minh thư nhân dân, Hộ chiếu hay chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền….Trường hợp có sự thay đổi
về người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức thì công ty phải gửi thông báo về người đại diện theo ủy quyền đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được thông báo.(xem thêm Khoản 3 Điều 96 LDN năm 2005).
b.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ĐHĐCĐ
Với tư cách là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của CTCP, ĐHĐCĐ có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của CTCP như: loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS (nếu có); quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty các quyền và nghĩa vụ cụ thể của ĐHĐCĐ được quy định tại LDN năm 2005 và Điều lệ công ty
c Hoạt động của ĐHĐCĐ
Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến của các cổ đông
có quyền biểu quyết bằng văn bản
ĐHĐCĐ họp ít nhất mỗi năm một lần và được triệu tập bởi HĐQT Chủ tịch HĐQT chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ Thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ, điều kiện, thể thức tiến hành họp và
ra quyết định của ĐHĐCĐ được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 97 đến Điều
106 Luật DN năm 2005.
* So với LDN năm 1999, LDN năm 2005 quy định cụ thể hơn về hình thức, thời gian, địa điểm họp ĐHĐCĐ HĐQT phải triệu tập họp bất thường ĐHĐCĐ trong các trường hợp sau đây: HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; Số thành viên HĐQT còn lại ít hơn
số thành viên theo quy định của pháp luật; Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một
Trang 8tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Theo yêu cầu của BKS; Các trường hợp
khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty…(khoản 3, Điều 97 LDN 2005)
* Điểm mới đáng lưu ý về thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ là trong trường hợp HĐQT không triệu tập ĐHĐCĐ như quy định thì Chủ tịch HĐQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh với công ty Tương tự như vậy, trong trường hợp BKS không triệu tập họp ĐHĐCĐ như quy định thì Trưởng BKS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh với công ty Việc bổ sung quy định mới này là cần thiết, nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân người có thẩm quyền Chủ tịch HĐQT và Trưởng BKS là những người giữ trọng trách trong hoạt động của CTCP Ngoài ra, Luật cũng bổ sung quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp BKS không triệu tập họp ĐHĐCĐ có thể đề nghị cơ quan đăng
ký kinh doanh giám sát việc triệu tập và tiến hành họp nếu xét thấy cần thiết Quy định này nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của DN trong những trường hợp cần thiết
* Về điều kiện, thể thức tiến hành họp ĐHĐCĐ, Điều 76 LDN năm 1999 quy định chủ
yếu về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ mà chưa đề cập cụ thể đến thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ Nhằm bổ sung những khiếm khuyết này LDN năm 2005 đã
dành 2 điều quy định về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ (Điều 102), thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ (Điều 103) Thay đổi đáng kể nhất trong điều kiện tiến hành
họp ĐHĐCĐ là cuộc họp ĐHĐCĐ chỉ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết Cuộc họp ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định Trước đây, tỷ lệ triệu tập họp lần thứ nhất chỉ là 51%, lần thứ 2 là 30% Việc thay đổi tỷ lệ này một mặt nhằm đảm bảo sự phù hợp với pháp luật quốc tế, mặt khác cũng đảm bảo cho DN hoạt động có hiệu quả, tránh việc lạm dụng quyền hạn của nhóm cổ đông
* Quy định về việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ có nhiều điểm mới: LDN năm
2005 quy định cụ thể về các quyết định phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ như: sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; thông qua định hướng phát triển công ty; quyết định loại và tổng số cổ phần từng loại được quyền chào bán; bầu; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; tổ chức lại, giải thể công ty
- Quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận Đối với các vấn đề quan trọng như quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
Trang 9sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp
nhận(Điều 104) Việc quy định tỷ lệ biểu quyết tăng từ 51% lên 65%, 75% như trong LDN
năm 2005 là nhằm bảo đảm sự thống nhất ý chí nguyện vọng của các cổ đông trong công ty
- Việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ, bên cạnh hình thức họp truyền thống, LDN năm 2005 còn bổ sung một hình thức mới là lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (Điều 105) Theo đó, HĐQT có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty HĐQT phải chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo quyết định của ĐHĐCĐ và các tài liệu giải trình dự thảo quyết định Phiếu lấy ý kiến kèm theo dự thảo quyết định và tài liệu giải trình phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của từng cổ đông Đối với trường hợp này, sau khi kiểm tra phiếu thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận
2.Hội đồng quản trị (HĐQT)
a.Thành viên HĐQT
Thành viên HĐQT do ĐHĐCĐ bầu ra, gồm 3 đến 11 thành viên, trong đó số lượng thành viên phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là nhiệm kỳ của HĐQT nhưng thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Trong trường hợp có thành viên được bầu bổ sung để thay thế thành viên bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời gian còn lại của nhiệm kỳ HĐQT Thành viên HĐQT có thể bị bãi nhiệm, miễn nhiệm bởi quyết định của ĐHĐCĐ Thành viên HĐQT có thể là cổ đông hay cũng có thể không phải là cổ đông
của công ty LDN năm 2005 quy định cụ thể về thành viên HĐQT tại Điều 109, Điều 110, Điều 114, Điều 115.
So với quy định của LDN năm 1999 (Khoản 4 Điều 80) vấn đề nhiệm kỳ, số lượng
thành viên, tiêu chuẩn và điều kiện thành viên HĐQT đã được quy định cụ thể hơn và được
tách thành hai điều riêng biệt ( Điều 109 và Điều 110).
Trước đây LDN năm 1999 không quy định số lượng tối thiểu thành viên HĐQT mà chỉ
quy định số lượng tối đa (gồm không quá 11 người); nhiệm kỳ, tiêu chuẩn thành viên HĐQT do Điều lệ công ty quy định Tuy nhiên, nhằm tạo lập khung pháp lý cho việc tổ
chức hoạt động của DN, LDN năm 2005 quy định: HĐQT có không ít hơn 3 thành viên và
không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm và thành viên HĐQT
Trang 10có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của công ty
Thành viên HĐQT phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng
bị cấm quản lý DN và là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của Điều lệ công ty Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên HĐQT không được là người liên quan của người quản lý, người
có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ
Đối với Chủ tịch HĐQT, nếu như trước đây, theo quy định của LDN năm 1999 (Điều 81) Chủ tịch HĐQT do HĐQT bầu trong số thành viên HĐQT Nay, theo quy định của LDN năm 2005 (Điều 111) thì việc bầu Chủ tịch HĐQT quy định theo hướng mở, giao
quyền tự chủ cho DN: ĐHĐCĐ hoặc HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT theo quy định tại điều lệ công ty Nếu HĐQT bầu Chủ tịch thì HĐQT bầu 1 người (trong số thành viên HĐQT) làm Chủ tịch HĐQT Chủ tịch HĐQT có thể kiêm giám đốc (tổng giám đốc) công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác
Liên quan đến việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, ngoài trường hợp không
đủ điều kiện và tiêu chuẩn làm thành viên, có đơn xin từ chức hay các trường hợp do Điều
lệ công ty quy định, LDN năm 2005 bổ sung một trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên HĐQT, đó là thành viên HĐQT không tham gia hoạt động của HĐQT trong 6 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng Việc bổ sung quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của thành viên HĐQT trong việc điều hành hoạt động của công ty Ngoài các trường hợp trên, thành viên HĐQT có thể bị miễn nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của ĐHĐCĐ
b Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT
HĐQT là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ Các quyền và nhiệm vụ cụ thể của HĐQT được quy định trong LDN và điều lệ
công ty LDN năm 2005 đã quy định nhiệm vụ quyền hạn của HĐQT tại Điều 108.
So với LDN năm 1999 thì LDN năm 2005 quy định HĐQT được bổ sung một quyền mới là giám sát chỉ đạo GĐ (hoặc TGĐ) và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty Việc bổ sung quy định này nhằm giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động của những người quản lý công ty, tránh tình trạng lạm dụng quyền hạn hay thực hiện giao dịch trái pháp luật