1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập học kỳ thương mại trình bày vấn đề tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật việt nam hiện hành

18 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 60,15 KB

Nội dung

Khoản 4 Điều 1 Luật DN năm 2005 quy định : « Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ BÀI : 2

NỘI DUNG 3

I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIÊT NAM HIỆN HÀNH 3

1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của CTCP 3

1.1 Khái niệm Công ty cổ phần 3

1.2 : Đặc điểm của CTCP 3

1.3 : Một số ưu điểm và hạn chế của CTCP 4

2 Khái niệm tổ chức quản lý công ty 5

2.1 : Khái niệm « tổ chức quản lý công ty » là một hệ thống các thiết chế, theo đó việc tổ chức điều hành trong công ty được thực hiện trên cơ sở phân định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông, HĐQT, người quản lý, những người có lợi ích liên quan, và các phương pháp áp dụng theo một trật tự, thủ tục nhằm đảm bảo tổ chức và hoạt động công ty một cách hiệu quả nhất 5

2.2 : Nội dung chủ yếu của tổ chức quản lý công ty cổ phần 5

2.3 : Vai trò của tổ chức quản lý công ty cổ phần 5

2.4 : Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý CTCP 6

1 Đại Hội Đồng Cổ Đông 9

1.1 : Thành phần tham gia họp Đại Hội Đồng Cổ đông 9

1.2 : Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của đại hội đồng cổ đông 9

2 Hội Đồng Quản Trị 10

2.1 : Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng quản trị 10

2.1 : Thành viên Hội đồng quản trị 10

2.3 : Cuộc họp với Hội đồng quản trị : 11

3 Giám đốc ( Tổng Giám Đốc) 11

4 Ban Kiểm Soát – Cơ quan giám sát chuyên trách của công ty 12

5 Một số hạn chế về tổ chức và quản lý CTCP trong Doanh nghiệp hiện nay 12 1 Thực trạng về tổ chức và quản lý công ty cổ phần tại Việt Nam và sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và quản lý công ty cổ phần 13

2 Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và quản lý công ty cổ phần 14

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : 17

Trang 2

MỞ BÀI :

Công ty cổ phần là một trong những mô hình kinh doanh điển hình và tiêu biểu nhất trong nền kinh tế thị trường Trên thế giới, CTCP và pháp luật về CTCP đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm Trong thời đại mới, cùng với sự hội nhập của công nghệ và khoa học kĩ thuật, ngày nay, ở Việt Nam cũng tồn tại CTCP Do điều kiện lịch sử -xã hội nhất định nên những quy định của pháp luật về công ty nói chung và CTCP nói riêng mới xuất hiện Tuy nhiên, việc tổ chức và quản lý của CTCP còn gặp nhiều hạn chế nhất định, thiếu tính cụ thể và đồng nhất Những năm trở lại đây, Nhà nước ta đã rất cố gắng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về công ty nói chung và pháp luật về CTCP nói riêng Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2005, các quy định về công ty cổ phần đã hoàn thiện thêm một bước đáng kể và toàn diện trên mọi mặt, thể hiện sự đầy đủ, chính xác và cụ thể hơn so với Luật doanh nghiệp Năm

1999 Một trong những nội dung pháp lý quan trong nhất của CTCP đó là « Vấn đề

về tổ chức và quản lý CTCP » Vấn đề này đã được Luật Doanh nghiệp đề câp, tiếp cận và giải quyết khá thành công CTCP là loại hình công ty được sử dụng nhiều nhất trong nền kinh tế thị trường mới ngày nay, bởi nó đáp ứng được những điều kiện cần thiết mà các nhà đầu tư mong muốn Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy rằng, vấn đề về

« Tổ chức và Quản lý » CTCP vẫn còn được coi nhẹ, mang tính chất tự phát và thiếu

sự chuyên nghiệp Điều đó dẫn đến việc hoạt động kinh doanh không đem lại hiểu quả cao như mong muốn Chính vì vậy, với nguyên nhân trên, em xin lựa chọn đề bài : « Trình bày vấn đề tổ chức và quản lý công ty Cổ phần theo Pháp luật Việt Nam hiện hành » Trong quá trình làm bài, không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo bộ môn để bài làm của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

NỘI DUNG

I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG

TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIÊT NAM HIỆN HÀNH.

* Nhận xét chung :

- Trước hết, CTCP là một loại doanh nghiệp Khoản 4 Điều 1 Luật DN năm 2005 quy định : « Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch

ổn định được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh »

- CTCP có vốn điều lệ, được chia làm nhiều phần bằng nhau Nhỏ nhất gọi là cổ phần ; các thành viên của công ty ( cổ đông) có thể sở hữu một hay nhiều cổ phần và chịu trách nhiệm trong phạm vi cổ phần mà họ nắm giữ Công ty có thể phát hành cổ phần rộng rãi trong công chúng để huy động vốn

- Hình thức CTCP lần đầu tiên được quy định trong Luật Công ty năm 1990 Đến năm 2005 trong LDN thì địa vị pháp lý của loại hình công ty này được hoàn thiện một cách căn bản

- Điều 77, Luật Doanh nghiệp về CTCP năm 2005 có quy định :

« 1 CTCP là doanh nghiệp, trong đó :

a, Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau goi là cổ phần ;

b, Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân ; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa ;

c, Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghiã vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp ;

d, Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của luật này.

doanh ;

I.2 : Đặc điểm của CTCP

- Xét về mặt pháp lý, CTCP là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập, được hưởng mọi quy chế pháp lý của nhà nước CTCP có vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần Các cổ đông trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp của mình Mệnh giá của cổ phiếu trong công ty cổ phần thường được định giá thấp để có thể huy động

- CTCP có cơ chế huy động vốn rất ưu việt vì nó tạo điều kiện cho các cá nhân có cơ hội đầu tự rất tốt và an toàn Bởi việc mua cổ phiếu không những đem lại lợi ích cho

Trang 4

cổ đông lợi tức cổ phần mà còn có thể mang đến cho họ khoản thư nhập lớn nhờ tăng giá trị cổ phiếu khi công ty làm ăn có hiệu quả Mặt khác, các cổ đông tham gia quản

lý công ty đều được nhà nước đảm bảo pháp luật

- Vốn trong CTCP là sự linh hoạt về việc chuyển nhượng, mua bán những cổ phiếu

tự do Nghĩa là, việc chuyển nhượng từ sở hữu này sang sở hữu khác diễn ra rất nhanh và không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty Cổ tức của CTCP

là mối quan tâm lớn của các cổ đông trong CTCP, đồng thời nó còn tác động rất lớn đến giá trị cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán

- CTCP là công ty có nhiều chủ sở hữu, chủ sở hữu của CTCP là các cổ đông Phần lớn các cổ đông của CTCP không tham gia vào quản lý công ty mà giao quyền điều hành và quản lý công ty cho bộ phận nhỏ đó là HĐQT Các chủ sở hữu khác chỉ thực hiện quyền sở hữu của mình trên phương diện là thu lợi tức cổ phần thông qua hoạt động kinh doanh của công ty, tham gia ĐHĐCĐ, quyết định những vấn đề có tính chiến lược cảu công ty như thông qua điều lệ, phương án xây dựng công ty,…

I.3 : Một số ưu điểm và hạn chế của CTCP

- Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường thì CTCP có rất nhiều ưu điểm Đó là khả năng huy động vốn rất cao và nhanh chóng, đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh CTCP

là hình thức tối ưu nhất giúp cho các nhà kinh doanh hạn chế được rủi ro trong việc đầu tư và giúp tránh được rủi ro bằng cách cùng lúc đâu tư vào nhiều công ty khác nhau, vì công ty cổ phần là loại hình công ty của nhiều người và chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn Tổ chức CTCP có tính dân chủ cao nên phát huy được trí tuệ của nhiều người Hiện nay, kinh tế càng phát triện thì lợi thế này của CTCP càng phát huy được ưu thế tối đa của mình

- Tuy nhiên, bên cạnh một số mặt ưu điểm, thì CTCP vẫn còn tồn tại một số hạn chế

cơ bản, cần khắc phục CTCP với chế độ trách nhiệm hữu hạn đem lại nhiều thuận lợi cho công ty nhưng lại chuyển rủi ro cho các chủ nợ và cổ đông tham gia Các chủ cổ phần không quen biết nhau và nhiều người trong họ không hiểu kinh doanh, mức độ tham gia góp vốn vào công ty có sự khác nhau Do đó, mức độ ảnh hưởng của các cổ đông với công ty không giống nhau Điều này, dẫn đến viêc lợi dụng, lạm dụng hoặc nảy sinh tránh chấp và phân hoá lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau CTCP tuy

có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhưng việc phân công quyền lực và chức năng từng bộ phận cho hoạt đông của công ty lại rất phức tạp Trong hoạt động kinh tế phụ thuôc vào tỉ lệ góp vốn, do đó quyền kiểm soát của công ty vẫn năm trong tay các cổ đông lớn Việc khắc phục hạn chế này cần phụ thuộc vào trình độ phát triển chung của nền kinh tế thị trường

- Như vây, CTCP là loại hình doanh nghiệp có tính tổ chức cao, hoàn thiện về vốn,

có khả năng huy động về vốn lớn và sự chuyển dich vốn linh hoạt giữa các nhà đầu

tư, rất thích hợp cho các hoạt động kinh doanh với quy mô lớn

Trang 5

2 Khái niệm tổ chức quản lý công ty

2.1 : Khái niệm « tổ chức quản lý công ty » là một hệ thống các thiết chế, theo đó

việc tổ chức điều hành trong công ty được thực hiện trên cơ sở phân định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông, HĐQT, người quản lý, những người có lợi ích liên quan, và các phương pháp áp dụng theo một trật tự, thủ tục nhằm đảm bảo tổ chức và hoạt động công ty một cách hiệu quả nhất

2.2 : Nội dung chủ yếu của tổ chức quản lý công ty cổ phần

Thứ nhất, sử dụng các thành viên HĐQT của công ty đều phải là những nhân vật độc lập để kiểm soát và kiềm chế quyền lực của Ban Giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông

Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm các kế toán viên, các công ty kiểm toán độc lập và đệ trình báo cáo tài chính có tính xác thực nhằm giúp cổ đông có những thông tin đầy

đủ, xác thực khi đầu tư vào công ty

Thứ ba, luôn sử dụng các nhà phân tích tài chính đê xem xét, phân tích các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty đang và sẽ phát hành chứng khoán ra công công chứng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư

2.3 : Vai trò của tổ chức quản lý công ty cổ phần.

- Tổ chức quản lý công ty cổ phần có vai trò rất quan trọng đối với quyền và lợi ích các thành viên trong công ty Một hệ thống quản lý tốt sẽ tạo ra sự tin tưởng, làm cho

cổ đông gắn chặt với công ty và ngược lại Đưa ra một hệ thống quản lý tốt luôn đáp ứng được quyền lợi của mỗi cổ đông trong việc đưa ra các quyết định về hoạt động kinh doanh, nó tạo điều kiện cho cổ đông thực sự được sử dụng vốn góp của mình thông qua điều hành công ty Đây là một điều kiện giúp cho cổ đông gắn chặt hơn nữa với công ty

- Vai trò của tổ chức và quản lý của công ty cổ phần tạo điều kiện ổn định và phát triển chính của công ty Quản lý tốt thì công ty mới có thể phát triển bền vững Công

ty có các nguồn lức sẵn có như vốn, kin nghiệm, nhân lưc,…Đó là cơ sở cho hoạt động của công ty Quản lý tốt nghĩa là có sự phân phối hợp lý, duy trì ổn định cho các nguồn lực nói riêng và công ty nói chung và ngược lại

- Vai trò của tổ chức và quản lý công ty có ảnh hưởng đến đối tác và khách hàng của công ty

- Đặc biệt, vai trò của tổ chức quản lý có sức tác động lớn với nền kinh tế đất nước Doanh nghiệp nói chung và các công ty cổ phần nói riêng đều là một bộ phận của nên kinh tế CTCP thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn vốn dồi dào Một

hệ thống quản lý yếu kém sẽ đưa công ty suy yếu, thậm chí còn có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác ( đối tác, bạn hàng,…) và người tiêu dùng Kết quả tất yếu sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Vì vậy, quản lý công ty cần có chiền lược phát triển bền

Trang 6

vững, minh bạch, hạn chế các tiêu cực trong kinh doanh Điều này làm lành mạnh thêm thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế

2.4 : Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý CTCP

- Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý công ty cổ phần là Điều lệ công ty

+ Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên công ty về mục đích thành lập, về tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động cho công ty, được thành viên công ty thông qua và được cơ quan đăng kí kinh doanh xác nhận

+ Điều lệ của công ty được xây dựng dựa trên sự thoả thuận của các thành viên trong công ty Vì thế, nó có tính chất bắt buộc với các thành viên trong công ty và thành viên của nó Thứ hai là trình độ cổ đông và năng lực đội ngũ lãnh đạo

Cổ đông chính là thành viên của CTCP Cổ đông có quyền tham gia cuộc họp của ĐHĐCĐ – cơ quan quyền lực cao nhất của công ty Trong CTCP, ĐHĐCĐ là cơ quan cao nhất có sự tham gia của các cổ đông công ty, nhưng nó lại không hoạt đông thường xuyên, vì vậy hoạt động điều hành lãnh đạo hàng ngày của lãnh đạo giữ một

vị trí vô cùng quan trọng Các nhà lãnh đạo giỏi là người có trình độ chuyên môn kinh nghiệm làm việc có trách nhiệm với công ty, vì lợi ích công ty và cổ đông Trên

cơ sở đấy, họ đưa ra quyết định chính xác giải quyết những vấn đề thường ngày trong công ty Đội ngũ lãnh đạo là cơ sở rất quan trọng để quản lý công ty tốt

- Ảnh hưởng thứ ba có sức tác động không thể thiếu là pháp luật Pháp luật ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về quản lý CTCP, việc xây dựng và điều hành công ty phải dựa trên cơ sở luật địnhl và không được trái với quy định của pháp luật Hệ thống pháp luật là điều kiện thuân lợi hay kìm hãm sự phát triển cuả từng doanh nghiệp khác nhau

- Thứ tư đó là nền kinh tế thị trường Nên kinh thế thị trường là thuật ngữ gắn chặt với nên kinh tế trong thời đại ngày nay Bởi « thị trường » là môi trường kinh doanh của các công ty Sức ép của các yếu tố như giá, nguyên vật liệu, đối thủ cạnh tranh nguồn vốn vay,… đòi hỏi công ty phải có những cái thích nghi hợp lý, đặc biệt là về quản lý hoạt động doanh nghiệp

Chẳng hạn, giai đoạn 2008 – 1010, đây được coi là thời điểm mà giá các nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh Lúc này, đòi hỏi các nhà đầu tư phải huy động thêm vốn và tăng lên các dịch vụ sản phẩm Nếu lúc này, các nàh lãnh đạ kịp thời đưa ra kế hoạch kinh doanh hợp lý thì sẽ vẫn đảm bảo được lợi nhuận của công ty và ngược lại

Do vậy, công tác tổ chức quản lý cần được xây dựng theo cơ chế thị trường, bắt kịp với thị trường phát triển trong và ngoài nước

- Và cuối cùng là ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá quốc tế Đó là xu hướng toàn

cầu hoá, xu hướng liên doanh quốc tế và xu hướng đa ngành 2.5 Cơ cấu tổ chức của

công ty cổ phần

Trang 7

- Đối với cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần trên thế giới thì cơ cấu được chia làm hai phần chính là cơ cấu hội đồng đơn và cơ cấu hội đồng kép

+ Cấu trúc quản trị theo cơ cấu hội đồng đơn trong luật công ty của các nước thuộc

hệ thống luật ( Common law) như Mỹ, Anh, Canada,…và một số nước thuộc hệ thống luật thành văn Cơ cấu hội đồng đơn về cơ bản được xây dựng theo mô hình luật công ty theo kiểu Anglo – American, mà luât của công ty Hoa kì là điển hình Theo luật công ty Anh – Mỹ, cơ cấu tổ chức của CTCP gồm có : ĐHĐCĐ và Hội đồng giám đốc ( HĐGĐ) Bộ phận quản trị - điều hành của CTCP do một cơ quan đảm nhiệm là HĐGĐ ĐHĐCĐ sẽ bầu chọn thành viên của HĐGĐ ( từ ba đến hai mươi thành viên), được gọi là giám đốc Mọi quyền lực tập trung vào HĐGĐ trừ trường hợp có quy đinh ở điều lệ thuộc về ĐHĐCĐ

+ Đối với cơ cấu hội đồng kép thì cơ cấu hội đồng kép có nguồn gốc từ Đức Cấu trúc quản trị - điều hành có hai hội đồng theo thứ bậc Gồm có : ĐHĐCĐ, Hội đồng giám sát và Hội đồng quản trị ( BQT) Theo luật Đức, việc quản lý, điều hành CTCP được phân chia cho hai cơ quan là : HĐGS và BQT, nó như một thiếu chế hai tầng,

mà ở đó HĐGS nằm ở tầng trên

- Đối với cơ câu tổ chức công ty cổ phần ở Viêt Nam thì xét một cách toàn diện ta có thể thấy rằng, đây không phải là cấu trúc hội đồng một tầng theo mô hình luật công ty Anh – Mỹ, cũng chẳng phải cấu trúc hai tầng như mô hình Luật Đức Mà nó là cấu trúc mang tính chất pha trộn, kết hợp giữa hai mô hình nói trên Nhìn chung, CTCP ở Việt Nam thường được xây dựng theo như sơ đồ sau :

Trang 8

II TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM HIỆN HÀNH ( LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005

Nhận xét chung : Trước sự thay đổi và phát triển của xã hội, ngày 29/11/2005

Quốc hội khoá XI kì họp thứ 8 đã thông qua LDN năm 2005, một đạo luật thống nhất để điều chỉnh tất cả các loại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong

cả nước Các quy định về CTCP trong LDN năm 2005 một lần nữa lại được hoàn thiện, đặc biệt là về mặt tổ chức và quản lý nội bộ Trong khuôn khổ bài này, em sẽ

Trang 9

tập trung nghiên cứu về tổ chức và quản lý CTCP theo LDN năm 2005, trong đó có

sự so sánh giữa pháp luật cũ và mới

* Mô hình tổ chức và quản lý CTCP gồm :

ĐHĐCĐ

HĐCĐ

Giám đốc ( Tổng giám đốc)

BKS : đối với CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần công ty thì phải có BKS So với LDN( 1999) thì LDN( 2005) đã bổ sung quy định về công ty cổ phần phải có BKS trong trường hợp

có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty

1 Đại Hội Đồng Cổ Đông.

1.1 : Thành phần tham gia họp Đại Hội Đồng Cổ đông.

- Đại Hội Đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong CTCP bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Trường hợp cổ đông là tổ chức thì

cổ đông đó có quyền để cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật Nếu có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền đều phải được thông báo bằng văn bản tới công ty trong thời hạn sớm nhất Trường hợp có sự thay đổi về người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức thì công ty phải gửi thông báo về người đại diện theo uỷ quyền đến cơ quan đăng kí kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thông báo

1.2 : Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của đại hội đồng cổ đông

- ĐHĐCĐ có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của CTCP như cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán ; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS ; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty ; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty, các quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định tại LDN năm 2005 và điều lệ công ty

- ĐHĐCĐ họp ít nhất mỗi năm một lần và được triệu tập bởi HĐQT Thủ tục triệu tập, điều kiện và thể thức tiến hành họp và ra quyết định của ĐHĐCĐ được thực hiện theo quy định tại Điều 97 đến Điều 106 LDN năm 2005 So với LDN năm 1999, thì những vấn đề về thủ tục tiến hành đã được bổ sung đáng kể

- Trong trường hợp HĐQT không triệu tập ĐHĐCĐ như quy định thì Chủ tích HĐQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh với công ty, và tương tư với BKS

- LDN năm 2005 đã quy định thêm 2 điều kiện để tiến hành họp ĐHĐCĐ theo Điều

102, thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ theo điều 103 Cuộc họp chỉ được tiến hành khi có 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết Cuộc họp lần thứ

Trang 10

hai được tiến hành khi có ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết Việc thay đổi đó là đảm bảo hơn với sự phù hợp của Luật Quốc tế và đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả

- LDN 2005 có quy định mới về quyết đinh phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ như : bầu miến nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS ; quyết định đầu tư hay chào bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tai sản được ghi trong báo cáo tài chính.,…Bên cạnh hình thức họp truyền thống thì LDN 2005 đã có thểm hình thức là lấy ý kiến của cổ đông bằng văn bản theo Điều 105

2 Hội Đồng Quản Trị.

2.1 : Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng quản trị.

- Nhiệm vụ, quyền hạn cảu HĐQT được quy định tại Điều 108 LDN 2005 HĐQT là

cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn

đề liên quan đến mục đích và quyền lợic ích của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ Với tư cách do DHĐCĐ bầu ra, HĐQT là cơ quan đại diện chủ

sở hữu, thay mặt chủ sở hữu thực hiện những chức năng quản trị, điều hành công ty

- LDN năm 2005 đã có những quy đinh mới về quyền giám sát chỉ đạo GĐ ( TGĐ)

và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty Điều này đã tránh tình trạng lạm dụng quyền lực vào công ty qúa nhiều

- Đồng thời, nghĩa vụ của HDQT được bổ sung vào trong Điều 108 LDN 2005 :

« HĐQT cần tuân thủ đúng quy đinh của pháp luật điều lẹ công ty và quyết địnhc ủa đại hội cổ đông…thành viên phản đối không thôngq ua quyết định nói trên được trừu trách nhiệm »

2.1 : Thành viên Hội đồng quản trị.

- Thành viên HĐQT do ĐHĐCĐ bầu ra, gôgm 3 đến 11 thành viên, trong đó số thành viên phải cư trú ở Việt Nam do điều lệ công ty quy định Nhiệm kì của thành viên HĐQT là nhiệm kì của HĐQT nhưng thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kì không hạn chế Trong trường hợp có thành viên được bầu bổ sung để thay thế thành viên miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm thì nhiệm kì của thành viên đó là thời gian còn lạic ủa HĐQT Thành viên HĐQT có thể bị bãi nhiệm, miễn nhiệm bởi quyết định của ĐHĐCĐ Thành viên HĐQT có thể là cổ đông hay cũng có thể không phải

là cổ đông của công ty LDN năm 2005 quy định cụ thể về thành viên HĐQT tại Điều

109, Điều 110, Điều 115 và Điều 115 LDN 2005

- LDN 2005 quy định về thành viên : HĐQT có không ít hơn 3 thành viên và không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác Nhiệm kì của HĐQT

là 5 năm.Nhiệm kì của thành viên HĐQT không quá 5 năm và thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiềm kì không hạn chế Thành viên HĐQT không nhât thiết phải là cổ đông của công ty Đối với công ty mà công ty con là công ty nhà nước sở

Ngày đăng: 21/03/2019, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w