MỤC LỤC:Tran g 1.3 Khái niệm tổ chức quản lí nội bộ công ti và yêu cầu đối với việc tổ chức quản lí công ti cổ phần 3 1.4 Mối liên hệ giữa Điều lệ công ti cổ phần và các quy định của phá
Trang 1MỤC LỤC:
Tran g
1.3 Khái niệm tổ chức quản lí nội bộ công ti và yêu cầu đối với việc tổ
chức quản lí công ti cổ phần
3
1.4 Mối liên hệ giữa Điều lệ công ti cổ phần và các quy định của pháp
luật
4
II Tổ chức quản lí công ti cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành 5
2.2 Về thẩm quyền và thể thức hoạt động của các cơ quan trong bộ máy
tổ chức quản lí công ti cổ phần
10
III Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quản lí
công ti cổ phần
11
3.1 Thực trạng tình hình tổ chức quản lí công ti cổ phần 11 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quản lí của công ti cổ
phần
14
3.2.1 Thay thế, trẻ hoá và nâng cao năng lực của cán bộ quản lí công ti 14 3.2.2 Hoàn thiện việc tổ chức, quản lí đối với CTCP 14 3.2.3 Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật về tổ chức quản lí công ti cổ phần
15
A: MỞ ĐẦU.
C.Mác đã từng nói: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Cuộc sống luôn vận động, phát triển với những quan hệ xã hội vô cùng phức tạp Trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội đó, con người cần phải có những sự tổ chức và quản lí nhất định Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều
Trang 2thành phần kinh tế thì vấn đề quản trị doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu, bởi có quản trị tốt thì mới phát triển bền vững, lâu dài Pháp luật của Nhà nước điều chỉnh
vĩ mô hoạt động của các doanh nghiệp và các Doanh nghiệp ngoài việc phải chấp hành, tuân thủ pháp luật thì còn có sự chi phối Điều lệ của Doanh nghiệp Pháp luật có những ưu điểm tuy nhiên không thể tránh khỏi những bất cập Sau đây, tôi
xin phân tích đề tài: “Trình bày vấn đề tổ chức và quản lí công ti Cổ phần theo Pháp luật Việt nam hiện hành”.
B: NỘI DUNG.
I, Khái quát chung.
1.1, Khái niệm công ti cổ phần.
Trước hết công ti cổ phần là một loại doanh nghiệp Theo khoản 1 Điều 4
LDN 2005 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Bên cạnh đó hình thức công ti cổ phần theo Điều 77 LDN 2005 quy định:
“1 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
2 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3 Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.”
1.2, Đặc điểm của công ti cổ phần.
Trang 3Công ti cổ phần có những đặc điểm cơ bản dựa vào đó chúng ta phân biệt với công ti trách nhiệm hữu hạn và công ti hợp danh Những đặc điểm đó là:
+ Về thành viên công ti: Trong suốt quá trình hoạt động tối thiểu là 3 người
và không giới hạn số lượng thành viên tham gia vào công ti cổ phần (vì CTCP là loại hình đặc trưng của công ti đối vốn)
+ Vốn điều lệ của công ti được chia thành nhièu phần bằng nhau gọi là cổ
phần Giá trị của mỗi cổ phần là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần Việc góp vốn vào công ti được thực hiện bằng cách mua cổ phần
+ Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp: phần vốn góp (cổ phần) của các
thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu Các cổ phiếu do công ti phát hành là một loại hàng hóa Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật
+ Về chế độ trách nhiệm: Công ti cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ti bằng tài sản của công ti Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của công ti trong phạm vi vốn đã góp vào công ti
+ Trong qúa trình hoạt động, công ti cổ phần có quyền phát hành chứng
khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn
+ Công ti cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
1.3, Khái niệm tổ chức quản lí nội bộ công ti và yêu cầu đối với việc tổ chức quản lí công ti cổ phần.
+ “Quản lí” theo điều khiển học nghĩa là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống
hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng
để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lí nhằm đạt được những mục đích đã định trước
Hiện nay thì khái niệm quản lí nội bộ công ti đang có nhiều cách hiểu cũng
như diễn đạt khác nhau nhưng chúng ta có thể hiểu quản lí nội bộ công ti là hệ thống các cơ chế mà theo đó công ti được quản lí, thông qua việc tổ chức điều hành nội bộ công ti, mà trong đó các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lí
Trang 4như các cổ đông, HĐQT, Giám đốc, người lao động và những người có lợi ích liên quan được phân định rõ ràng.
Quản lí nội bộ công ti cổ phần là là hệ thống các cơ chế mà chủ thể quản lí đặt ra để quản lí hoạt động của công ti cổ phần bao gồm các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy quản lí; nguyên tắc hoạt động và thủ tục thông qua các quyết định…
+ Yêu cầu đối với việc tổ chức quản lí công ti cổ phần:
Thứ nhất, bộ máy công ti cổ phần phải gọn nhẹ, linh hoạt để giảm chi phí quản lí
Thứ hai, việc tổ chức quản lí công ti cổ phần phải đảm bảo sự phân công rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận trong bộ máy quản lí đồng thời phải có cơ chế phối hợp, kiểm soát, giám sát hữu hiệu giữa các bộ phận đó
Thứ ba, tổ chức quản lí công ti cổ phần đảm bảo khả năng tham gia quản lí của các cổ đông nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của các cổ đông
Thứ tư, tổ chức quản lí công ti cổ phần phải đảm bảo sự tách bạch giữa quyền sở hữu của cổ đông và quyền quản lí điều hành của công ti
Thứ năm, tổ chức quản lí công ti cổ phần đảm bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng với vai trò trung tâm của giám đốc điều hành
1.4, Mối liên hệ giữa Điều lệ công ti cổ phần và các quy định của pháp luật.
Điều lệ công ti cổ phần được coi như là Hiến pháp của công ti Điều lệ quy định các quyền và nghĩa vụ của cổ đông, của những bộ phận hợp thành công ti, điều chỉnh mối liên hệ giữa những bộ phận cũng như những thủ tục hoạt động trong quá trình điều hành quản lí công ti Nếu điều lệ công ti không quy định thì mặc nhiên công ti phải thực hiện theo quy định của pháp luật Mặt khác nếu điều lệ của công ti có quy định cụ thể hóa thì không được trái pháp luật Như vậy, việc tổ chức quản lí công ti ngoài các quy định của pháp luật thì còn được điều chỉnh bởi Điều lệ của công ti
II, Tổ chức quản lí công ti cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành 2.1, Cơ cấu tổ chức quản lí công ti cổ phần.
Trang 5Công ti cổ phần là công ti thông thường có rất nhiều thành viên viên và việc
tổ chức quản lý phức tạp, do đó cần phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ Cơ cấu tổ
chức, quản lí cổ phần theo LDN 2005 quy định gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc tổng giám đốc, đối với CTCP trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là pháp nhân sỡ hữu trên 50% tổng số cổ phần phải có Ban kiểm soát.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lí của công ti cổ phần theo pháp luật Việt Nam
hiện hành
2.1.1, Đại hội đồng cổ đông:
+ ĐHĐCĐ là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của CTCP, bao gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết Như vậy, chỉ có cổ đông có quyền biểu quyết mới có quyền tham dự ĐHĐCĐ và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của
Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông
Ban giám đốc
Phòng
Phòng Phòng
Trang 6đại hội, cổ đông không có quyền biểu quyết thì không được tham dự đại hội (đó là
cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại) Cổ đông có quyền biểu quyết trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia ĐHĐCĐ và biểu quyết thay mình Trong trường hợp cổ đông là pháp nhân thì cổ đông đó có quyền
cử một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật Nếu là một số người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện Việc cử, chấm dứt, thay đổi người đại diện theo ủy quyền đều phải được thông báo bằng văn bản tới công ti trong thời hạn sớm nhất
+ Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của đại hội đồng cổ đông:
Vì là cơ quan có quyền quyết định cao nhất, nên ĐHĐCĐ có quyền quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của công ti Cụ thể ĐHĐCĐ có quyền quyết định những vấn đề sau (theo khoản 2 Điều 96 LDN):
a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
Trang 7k) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”
Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình chủ yếu thông qua kì họp của ĐHĐCĐ Theo khoản 2 Điều 97 LDN 2005 quy định:
“Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính
Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây: a) Báo cáo tài chính hằng năm;
b) Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ở công ty;
c) Báo cáo của Ban kiểm soát về quản lý công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
d) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
đ) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.”
Ngoài ra thì theo khoản 3 Điều 97 LDN thì: “Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
b) Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;
c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật này;
d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty”.
Thẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ trước hết thuộc về HĐQT của công ti, hội đồng quản trị phải được triệu tập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được yêu cầu Nếu HĐQT không triệu tập thì Ban kiểm soát sẽ thay thế HĐQT triệu tập, nếu Ban kiểm soát không triệu tập thù cổ đông hoặc nhóm cổ đông yêu cầu triệu tập
Trang 8Điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ được quy định tại Điều 102 LDN 2005, cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi số cổ đông dự họp đại diện đạt 65% tổng số
cổ phần có quyền biểu quyết, tỉ lệ cụ thể do điều lệ công ti quy định
Thể thức tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ (Điều 103 LDN2005), hình thức biểu quyết do điều lệ công ti quy định, cuộc họp ĐHĐCĐ phải được ghi vào sổ biên bản của công ti Các quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua theo hình thức biểu quyết tại cuộc họp lấy ý kiến bằng văn bản, quyết định của ĐHĐCĐ được dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản phải được số cổ đông được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số biểu quyết thỏa thuận
2.1.2, Hội đồng quản trị.
Theo khoản 1 Điều 108 thì HĐQT là cơ quan quản lý công ti, có toàn quyền nhân danh công ti để phân định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công ti trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ Với tư cách là cơ quan
do ĐHĐCĐ bầu ra, HĐQT có thể hiểu là cơ quan đại diện chủ sở hữu, thay mặt chủ sở hữu thực hiện chức năng quản trị điều hành công ti Khoản 2 Điều 108 LDN
2008 quy định quyền và nghĩa vụ của HĐQT
Số lượng thành viên HĐQT phụ thuộc vào số lượng cổ đông của công ti nhưng không được ít hơn ba thành viên và nhiều hơn 11 thành viên Trong đó số thành viên HĐQT phải thường trú tại Việt Nam do điều lệ công ti quy định, nhiệm
kì của HĐQT không quá 5 năm và các thành viên có thể được bầu lại với nhiệm kì không hạn chế thành viên HĐQT phải có các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của điều 110 LDN 2005, thành viên của HĐQT không nhất thiết là cổ đông nhưng nếu là cổ đông thì phải sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông LDN 2005 cũng đã quy định rất cụ thể về thành viên HĐQT tại Điều 109, Điều 110, Điều 114, Điều 115
Đứng đầu HĐQT là chủ tịch HĐQT do đại hội cổ đông hoặc HĐQT bầu, chủ tịch HĐQT có thể kiêm làm Giám đốc hoặc Tổng gám đốc nếu điều lệ công ti không quy định
Trang 9Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch HĐQT được quy định tại khoản 2 điều
111 LDN 2005, mỗi thành viên của HĐQT có một phiếu biểu quyết, không thành viên nào của HĐQT có quyền quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT,
kể cả chủ tịch HĐQT
Cuộc họp HĐQT là một nội dung quan trọng trong hoạt đọng của HĐQT Cuộc họp HĐQT được quy định cụ thể tại Điều 112 LDN 2005 HĐQT họp định kì mỗi quý ít nhất một lần, ngoài ra còn họp bất thường, trong trường hợp cần thiết theo đề nghị của ban kiểm soát của ít nhất 2 thành viên HĐQT, của giám đốc hoặc
ít nhất 5 cán bộ quản lí khác Người có thẩm quyền triệu tập HĐQT là Chủ tịch HĐQT hoặc người được Chủ tịch uỷ quyền Cuộc họp HĐQT được đại hội đồng
cổ đông tiến hành khi có 3/4 tổng số thành viên tham dự
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, HĐQT phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ti và Nghị quyết của ĐHĐCĐ
2.1.3, Giám đốc (Tổng giám đốc) công ti.
Công ti phải có người điều hành hàng ngày Vì vậy nếu chủ tịch HĐQT không kiêm làm giám đốc thì HĐQT bổ nhiệm một người trong số họ làm Giám đốc hoặc thuê người khác làm Giám đốc Như vậy Giám đốc có thể là thành viên của HĐQT nhưng cũng có thể không phải là thành viên công ti; có thể là cổ đông công ti hoặc không (Khoản 1 Điều 116 LDN 2005)
Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ti theo quy đinh của điều lệ công ti Nếu điều hành trái với quy định gây thiệt hại cho công ti thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho công ti Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với
số nhiệm kỳ không hạn chế Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 57 của Luật này (Khoản 2 Điều 116 LDN 2005)
Nếu điều lệ công ti không quy định chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ti Giám đốc công ti có các nghĩa vụ và quyền hạn quy định tại khoản 3 điều 116 LDN 2005
2.1.4, Ban kiểm soát.
Trang 10Theo điều 53 LDN 2005, không phải mọi công ti đều phải có Ban kiểm soát
mà chỉ có CTCP có trên 11 cổ đông hoặc có cổ đông là pháp nhan sỡ hữu ttrên 50% tổng số cổ phần của công ti mới bắt buộc phải có Ban kiểm soát
Nhiệm kì của Ban kiểm soát là không quá 5 năm , các thành viên có thể được bầu lại theo nhiệm kì, tiêu chuẩn và điều kiện của Ban kiểm soát được quy định tại điều 122 LDN
Nhiệm kì của Ban kiểm soát là không quá 5 năm , các thành viên có thể được bầu lại theo nhiệm kì, tiêu chuẩn và điều kiện của Ban kiểm soát được quy
định tại điều 122 LDN 2005: “Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm và quản lí doanh nghiệp theo quy định của điều luật này
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, côn, con nuôi, anh, chị, em ruột của rhành viên Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý khác”.
Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty
2.2, Về thẩm quyền và thể thức hoạt động của các cơ quan trong bộ máy tổ chức quản lí công ti cổ phần.
Là loại hình công ti đối vốn, có tư cách pháp nhân, công ti cổ phần có tổ chức quản lí theo cơ chế có sự tách biệt khá rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lí công ti Quyền quản lí công ti dàn trải, phân bố cho các cổ đông, mà được
tập trung ở bộ máy quản lí có tính “chuyên nghiệp”, các cổ đông nắm quyền sở
hữu, có quyền bầu ra bộ máy quản lí công ti, nhưng bản thân cổ đông không phải
là người quản lí công ti Về phương diện khoa học, quyền quản lí công ti được chia thành ba nhóm cơ bản sau:
- Quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại công ti.
- Quyền xây dựng chiến lược, kế hoạch , hoạt động kinh doanh và điều hành hoạt động kinh doanh của công ti.
- Quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của công ti