Ngoài ra, trong hoạt động của TTCK, cómột nguyên tắc quan trọng là công khai, thực hiện theo nguyên tắc này sẽ đemlại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, nhưng đối với một số doanh nghiệ
Trang 1CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CPH CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ CPH CÔNG TY NHÀ NƯỚC KHÁI QUÁT CHUNG VẾ CỔ PHẦN HOÁ CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Vấn đề CPH DNNN ở Việt Nam được thực hiện thí điểm từ năm 1990trên cơ sở Quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 và sau đó được thực hiệnvới quy mô rộng lớn Từ đó đến nay đã có rất nhiều văn bản pháp lý được banhành nhằm điều chỉnh vấn đề CPH các DNNN, nhưng chưa có một văn bản nàođưa ra khái niệm trực tiếp, đầy đủ về vấn đề này
Dưới góc độ chính trị: CPH CTNN không đồng nghĩa với tư nhân hoá nềnkinh tế, mặc dù CPH có chứa đựng yếu tố tư nhân hoá CPH làm cho sở hữutrong doanh nghiệp chuyển từ “ảo” đến “ thực”, từ sự kiểm soát bằng chế độquan liêu sang sự kiểm soát lợi ích của các chủ sở hữu thực sự [1] CPH nhằmthu hút sự tham gia, làm chủ thực sự của người lao động vào CTNN thông quaviệc để họ sở hữu một phần vốn trong chính CTNN mà họ làm việc, biến họ từ
Trang 2người lao động thuần tuý thành người lao động có sở hữu vốn của công ty Giảipháp này làm cho công ty có thêm chủ nhân thực sự, bên cạnh chủ nhân trừutượng là Nhà nước.
Dưới góc độ kinh tế: CPH là quá trình chuyển đổi từ một doanh nghiệpđược tổ chức dưới các hình thức khác nhau theo mô hình CTCP, theo đó vốnđiều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần Tráchnhiệm của các thành viên trong hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc vào
tỷ trọng cổ phần mà họ sở hữu
Dưới góc độ pháp lý: CPH là việc biến doanh nghiệp một chủ thànhdoanh nghiệp nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang đa sởhữu, thông qua việc chuyển một phần tài sản thuộc khu vực kinh tế công sangkhu vực tư nhân Những người này trở thành cổ đông của công ty, sở hữu chủcủa doanh nghiệp theo tỷ trọng tài sản mà họ nắm giữ
Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển đổi CTNNthành CTCP đã gián tiếp đưa ra khái niệm về CPH CTNN Theo đó CPH CTNNđược hiểu là: “chuyển đổi những CTNN không cần nắm giữ 100% vốn sang loạihình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu”
Nhìn chung hiện nay có rất nhiều quan điểm, nhiều ý kiến dựa trên nhữngkhía cạnh, góc độ khác nhau về CPH Nhưng tựu chung lại về bản chất CPHCTNN được hiểu là quá trình chuyển đổi CTNN thành CTCP, và là một quátrình làm đa dạng hoá sở hữu trong doanh nghiệp, đây là cách hiểu khá phổ biến
ở nhiều quốc gia
Ở Việt Nam, là quốc gia có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi,một nền KTTT định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN), vấn đề CPH CTNN vẫncòn nhiều điểm đáng chú ý: đầu tiên xuất phát từ việc xác định vai trò chủ đạocủa DNNN trong nền KTTT và chủ trương không tư nhân hoá khu vực kinh tếnhà nước, nên từ khi có chủ trương CPH DNNN đến nay, ở nước ta chỉ chuyểnmột số DNNN thành CTCP chứ không phải là chuyển toàn bộ Nhà nước chỉCPH những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn điều lệ, và tuỳ
Trang 3thuộc vào mức độ chi phối đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế
mà Nhà nước nắm giữ cổ phần hoặc không nắm giữ cổ phần, hoặc nắm giữ cổphần chi phối Có thể nói CPH ở Việt Nam cũng là một biện pháp duy trì sở hữunhà nước đối với tư liệu sản xuất dưới hình thức CTCP Ngoài ra, chúng ta phảinhận thức một cách rõ ràng, CPH là một quá trình chuyển đổi CTNN sangCTCP Một công ty nhà nước sau khi hoàn tất quy trình CPH, sẽ không chịu sựđiều chỉnh của Luật Doanh nghiệp Nhà nước mà chịu sự điều chỉnh của LuậtDoanh nghiệp Khi đã chuyển đổi hình thức hoạt động sang CTCP thì địa vịpháp lý của doanh nghiệp đó hoàn toàn tuân theo các quy định pháp luật củaCTCP
2 Mục tiêu và yêu cầu đối với hoạt động CPH CTNN trong giai đoạn hiện nay.
Tuỳ theo tình hình phát triển kinh tế xã hội mà mục tiêu CPH CTNN đặt
ra ở mỗi quốc gia là khác nhau Ở Việt Nam, mục tiêu CPH có sự khác biệt sovới các nước khác, điều này bắt nguồn trước hết từ các nguyên tắc chi phối quátrình CPH CTNN: Việc CPH phải góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của kinh
tế Nhà nước, làm cho tài sản thuộc sở hữu Nhà nước được sử dụng một cáchhiệu quả, và CPH phải nằm trong chương trình tổng thể và quy hoạch phát triểnkinh tế xã hội do Nhà nước đặt ra
Trong giai đoạn hiện nay, khi xu hướng kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá ngàycàng phát triển, nền KTTT đòi hỏi tính cạch tranh cao thì việc chuyển CTNNthành CTCP phải nhằm hai mục tiêu:
1 Chuyển đổi những CTNN mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sangloại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhân, các tổchức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tàichính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
và sức cạch tranh của nền kinh tế
2 Đảm bảo hài hoà lợi ích nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và ngườilao động trong doanh nghiệp
Trang 4Hai mục tiêu này được đưa ra căn cứ trên tinh thần Nghị quyết Trungương IX và đặc biệt từ thực trạng CPH nội bộ khép kín trong thời gian trước.Nhấn mạnh vào vấn đề chuyển đổi CTNN mà Nhà nước không cần giữ 100%vốn sang loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu Các DNNN ra đời bắt nguồn
từ nhu cầu, sự cần thiết phải điều tiết các hoạt động kinh tế của Nhà nước, Nhànước nắm quyền sở hữu các doanh nghiệp này và chi phối nó theo kiểu “quản lýhành chính”, giành những ưu đãi đặc biệt cho hoạt động sản xuất kinh doanh…,chính những điều này đã làm mất đi tính tự chủ của DNNN, giảm năng lực hoạtđộng, tính cạnh tranh Phần lớn các DNNN đã lạc hậu về kỹ thuật, yếu kémtrong cung cách quản lý, không còn theo kịp nền kinh tế đang thay đổi nhanhchóng Để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnhtranh của loại hình doanh nghiệp này, điều cần nhất là có vốn đầu tư Chỉ khităng năng lực tài chính doanh nghiệp mới có điều kiện đổi mới công nghệ, đổimới phương thức quản lý từ đó nâng cao được hiệu quả và sức cạnh tranh.Nguồn vốn này sẽ được huy động từ chính những người lao động trong doanhnghiệp, từ các cá nhân các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoàinước Ngoài mục tiêu kinh tế, CPH còn phải đảm bảo tính dân chủ, công bằng.Hiệu quả sản xuất gắn với lao động, nhưng lao động phải đem lại lợi ích chongười thực hiện, với mục đích nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiêp, thìmột điều rất cần thiết trong hoạt động CPH đó là đảm bảo được hài hoà lợi íchcủa các chủ thể
Thực hiện mục tiêu CPH CTNN, trong thời gian gần đây tiến trình CPHdiễn ra ngày càng nhanh, mở rộng cả về quy mô, số lượng… Tuy nhiên bêncạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nổi cộm lên là vấn đề CPH “khép kín” vàkhông thực sự gắn kết với TTCK Trước thực tế như vậy, yêu cầu của việcchuyển CTNN thành CTCT đã được đề ra, tại khoản 3 điều 1 Nghị định187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ quy định: CPH CTNN phảikhắc phục CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thịtrường vốn, TTCK
Trang 5Đây là những yêu cầu tất yếu phù hợp với quy luật khách quan của KTTT.
Để thực hiện mục tiêu cải cách, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củaDNNN - một loại hình doanh nghiệp đã tồn tại hơn một nửa thế kỷ mà chỉ đơnthuần huy động thêm vốn sẽ khó có thể hoàn thành được Cái mà doanh nghiệpcần là cung cách quản lý mới, những tư duy sáng tạo mới, một sự nhạy bén, linhhoạt,… Những điều này khó có thể tạo ra từ bộ máy cũ CPH không chỉ là “khépkín”, trao tài sản và vốn cho nội bộ doanh nghiệp mà định hướng đúng đắn làphải thu hút nguồn vốn, nguồn chất xám từ bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt làphải thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược CPH khép kín, “bìnhmới” mà “rượu cũ” đã hết thời, “CPH ở trình độ cao là phải niêm yết trênTTCK” [2], phải gắn với thị trường vốn Khi CPH gắn với TTCK sẽ nâng caođược tính công khai minh bạch của quá trình này, cổ phiếu của các CTNN tiếnhành CPH sẽ được quy định bởi quy luật cung cầu
3 Mối quan hệ giữa CPH công ty nhà nước và TTCK.
“CPH phải gắn với TTCK”, đó là một trong những yêu cầu được đưa rađối với hoạt động CPH trong giai đoạn hiện nay Nhưng tại sao lại đưa ra yêucầu này, tại sao hoạt động CPH chỉ thực sự đạt hiệu quả và đi vào chiều sâu khigắn với TTCK? Nguyên nhân xuất phát từ mối quan hệ hai chiều giữa quá trìnhCPH các CTNN và TTCK Quá trình CPH CTNN sẽ tạo cơ sở cho sự hình thànhphát triển của TTCK và ngược lại, TTCK sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ, cũngnhư nâng cao hiệu quả CPH
3.1 Chứng khoán - thị trường chứng khoán và những tác động đến tiến trình CPH.
Chứng khoán và TTCK là những biểu hiện của sự phát triển ở mức độ caocủa nền KTTT Chứng khoán theo Luật Chứng khoán 2006 là “bằng chứng xácnhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốncủa tổ chức phát hành” Còn TTCK (srecurites market) là “nơi giao dịch chứngkhoán và công cụ tài chính có liên quan đến chứng khoán” [3], tại TTCK diễn racác hoạt động mua bán các loại chứng khoán, phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu
Trang 6Khi nhà đầu tư mua chứng khoán lần đầu từ các chủ thể phát hành thì việc muabán chứng khoán này diễn ra ở thị trường sơ cấp (primary market), đối với thịtrường chứng khoán thứ cấp (secondary market) bao gồm Sở giao dịch chứngkhoán và Thị trường phi tập trung (OTC) sẽ diễn ra hoạt động mua bán chứngkhoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
TTCK đã phát triển ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới như Mỹ(năm 1792), Pháp (năm 1801), Nhật (năm 1878)… và cũng đã hình thành ở cácnước có nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc, Hungari… Có thể nói TTCK
có vai trò quan trọng, không chỉ tạo nên một thị trường vốn sôi động, huy độngvốn vào đầu tư sản xuất kinh doanh, huy động vốn tập trung dài hạn cho cácdoanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả,… hơnthế TTCK còn tác động mạnh đến quá trình CPH
Đầu tiên, TTCK tác động tới tính công khai minh bạch của tiến trình CPHCTNN Trong một thời gian dài trước đây quá trình CPH diễn ra nội bộ khép kín
đã không thực sự đem lại hiệu quả đổi mới doanh nghiệp cao Sự ra đời và pháttriển của TTCK sẽ tạo ra những điều kiện cho hoạt động CPH diễn công khai,đảm bảo hơn tính công bằng Điều này được thể hiện trong nhều quy định Đầutiên thông qua sự tham gia của các Công ty chứng khoán, những chủ thể đóngvai trò trung gian, có khả năng chuyên môn cao và tính chuyên nghiệp tronghoạt động vào việc xác định giá trị doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho vấn đề
“gai góc” này được chính xác rõ ràng Ở khía cạnh bán đấu giá cổ phần, khi cácCTNN thực hiện bán đấu giá cổ phần qua các TTGDCK đều phải công bố côngkhai các thông tin liên quan như: thời gian, địa điểm bán cổ phần, số lượng cổphấn dự kiến bán ra Đối với các CTNN CPH phát hành cổ phần ra công chúng
và tham gia niêm yết trên TTCK thì báo cáo tài chính của công ty này phải đượckiểm toán độc lập, phải công bố với các cổ đông và công chúng về tình hình tàichính, sản xuất, kinh doanh Các CTNN CPH muốn niêm yết cũng phải thỏamãn một tỷ lệ cổ phần nhất định bán ra bên ngoài Tất cả những điều này đã tạo
ra những tiền đề nâng cao tính công khai minh bạch của quá trình CPH, từng
Trang 7bước gắn tiến trình CPH với TTCK.
Thứ hai, sự tồn tại, phát triển của TTCK sẽ tạo tính thanh khoản cho cổphiếu của CTNN CPH, làm gia tăng số lượng cổ đông cho các công ty này.TTCK sẽ có tác động lớn trong trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong cácCTCP trong đó có các CTNN CPH Thực tế hiện nay một lượng lớn nguồn vốnđang nằm yên hoặc đầu tư vào vàng, USD, bất động sản thay vì đầu tư vào sảnxuất kinh doanh, trong khi rất nhiều doanh nghiệp đang thiếu vốn Việc pháttriển và hoạt động hiệu quả của TTCK sẽ khuyến khích sự tham gia của côngchúng vào mua cổ phần của các CTNN CPH, huy động nguồn vốn nhàn rỗi này.Ngoài ra chỉ với sự tồn tại của TTCK, những cổ đông của CTCP, những nhà đầu
tư đã mua cổ phần mới thực sự yên tâm nắm giữ “hàng hoá cổ phiếu” do cổphiếu của công ty niêm yết có tính thanh khoản cao, cổ đông có thể dễ dàngchuyển nhượng khi có nhu cầu Còn đối với những nhà đầu tư mới, nhà đầu tư
có nhu cầu đầu tư, muốn đầu tư nhưng còn e dè, TTCK sẽ tạo ra trạng thái tâm
lý tin tưởng, động lực cho họ tham gia mua cổ phần, bởi TTCK với các định chếtrung gian phục vụ thị trường như các Công ty chứng khoán sẽ có vai trò to lớntrong việc giúp doanh nghiệp CPH ở khía cạnh tư vấn phát hành cổ phần, bảolãnh phát hành cổ phần, giao dịch chứng khoán,… những công việc mà tuyệt đại
đa số các CTCP ở nước ta chưa trải qua TTCK giúp xác định chính xác hơn giátrị doanh nghiệp của các CTNN CPH, thông qua các giao dịch đối với cổ phiếucủa chúng TTCK với các nguyên tắc hoạt động công khai, gián tiếp nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do nguyên tắc công khai đòi hỏicác nhà đầu tư phải điều hành tốt hơn, chú trọng đến sự phát triển sản xuất kinhdoanh nhiều hơn Về phía công chúng, họ có thông tin đầy đủ hơn để xác địnhhiệu quả của CTCP nhằm đưa ra lựa chọn thích hợp Giá của cổ phiếu sẽ đượcquy định bởi quy luật cung cầu, tâm lý sợ mua đắt, ngần ngại của nhà đầu tưtiềm năng sẽ được giải tỏa
Như vậy, TTCK không chỉ có vai trò quan trọng việc thúc đẩy tiến trìnhCPH, mà còn cón ý nghĩa trong việc nâng cao tính công khai, minh bạch của quá
Trang 8trình này Khi TTCK phát triển đến một mức độ nhất định thì các doanh nghiệp
sẽ tìm thấy ở đó một kênh huy động vốn nhanh chóng và có hiệu quả cao, ít phảichịu những thủ tục pháp lý phức tạp, những ràng buộc chặt chẽ trong sử dụngvốn như khi huy động vốn qua hệ thống các Ngân hàng Thương mại Ngoài ra,việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp công ty sau CPH
có nguồn tài chính quan trọng để phục vụ những chiến lược lâu dài của công ty
mà không phải lo trả nợ
Bên cạnh những tác động tích cực, TTCK Việt Nam hiện nay cũng gây ramột số khó khăn, làm kìm hãm quá trình CPH Chính thức bắt đầu hoạt độngvào năm 2000, cho đến nay TTCK đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, songvai trò của nó đối với nền kinh tế nói chung và đối với tiến trình CPH CTNN nóiriêng vẫn còn mờ nhạt Xét về quy mô, TTCK chưa tập trung được nhiều cáccông ty niêm yết, hoạt động thiếu ổn định rất dễ bị biến động có thể gây thiệt hạicho các nhà đầu tư và hậu quả làm hạn chế sự “hưng phấn” đối với quá trìnhCPH, gây khó khăn cho quá trình này Ngoài ra, trong hoạt động của TTCK, cómột nguyên tắc quan trọng là công khai, thực hiện theo nguyên tắc này sẽ đemlại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, nhưng đối với một số doanh nghiệp khithực hiện CPH phải công bố thông tin, tình hình tài chính sẽ ảnh hưởng đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh và có thủ bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng…Điều đó lýgiải một phần tại sao nhiều DNNN tiến hành CPH nhưng không muốn niêm yếttrên TTCK, mặc dù những lợi ích khi niêm yết trên TTCK sẽ đem lại rất nhiều
cơ hội cho doanh nghiệp
3.2 Những tác động của tiến trình CPH CTNN đối với TTCK.
Ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển TTCK không xuất phát từ nhucầu đòi hỏi tự nhiên trong việc huy động vốn mà hình thành cơ sở những quyđịnh và sự can thiệp của Nhà nước TTCK Việt Nam còn khá mới mẻ vẫn trongquá trình xây dựng và hình thành, cũng chính vì vậy mà nó chịu tác động rấtmạnh từ hoạt động CPH các CTNN
Trên thực tế, sự hình thành và phát triển của của CTCP nói chung và
Trang 9CTNN CPH nói riêng là điều kiện, tiền đề cho sự hình thành TTCK Khi cáccông ty đối vốn ra đời, với nét đặc trưng nhất là sự phân chia tài sản của công tytheo phần và các thành viên sở hữu công ty theo phần tỷ lệ vốn đã góp, chịutrách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phần vốn góp đó, và phầnvốn này có thể được chuyển nhượng Cấc trúc vốn này đã tạo ra được khả năngdịch chuyển lợi ích sở hữu, thể hiện qua các cổ phiếu (chứng chỉ xác nhận cổphần trong công ty) Khi thực hiện việc chuyển giao này, lợi ích được chuyểndịch qua cổ phiếu, chứng chỉ khác, còn bản thân tài sản đã góp vẫn là tài sảnthuộc công ty và công ty vẫn tiếp tục tồn tại Cuối cùng cùng với sự phát triểnnhanh chóng của của nền kinh tế, nhu cầu vốn trở nên cấp bách, điều cần thiết là
có một nơi để thực hiện các hoạt động mua bán, chuyển dịch các cổ phiếu,chứng chỉ… và như một tất yếu TTCK được hình thành Đặc biệt ở Việt Nam,với đặc trưng là số lượng các CTCP thành lập theo Luật Công ty và Luật Doanhnghiệp không nhiều thì rõ ràng sự hình thành và tồn tại của TTCK phần lớn phụthuộc và chịu sự tác động của tiến trình CPH CTNN Theo thống kê năm 2005
có 5000 CTCP thì có tới 2000 doanh nghiệp là các CTNN CPH [4]
Bên cạnh việc tạo ra tiền đề cho sự hình thành TTCK, tiến trình CPH còntác động đến sự phát triển của thị trường này, quá trình CPH các CTNN sẽ làmphong phú về số lượng và tác động đến chất lượng hàng hoá trên TTCK CácCTNN thuộc đối tượng CPH hoạt động trong rất nhiều ngành, lĩnh vực khácnhau, từ những doanh nghiệp có quy mô nhỏ đến các công ty, tổng công ty nhànước có vốn điều lệ lên đến hàng nghìn tỷ đồng, lĩnh vực hoạt động cũng rất đadạng từ các ngành có độ rủi ro cao như: ngân hàng, bảo hiểm,… đến các lĩnhvực ít có biến động như: điện, nước sinh hoạt,… Việc CPH, bán đấu giá cổ phầnđăng ký niêm yết cổ phiếu của các công ty này sẽ có tác động to lớn đến quátrình CPH Thông qua việc làm xuất hiện thêm một lượng CTCP có tiềm lực dothừa kế vốn, công nghệ, lao động từ các CTNN CPH, hàng hoá chứng khoántrên thị trường sơ cấp, TTGDCK, đặc biệt trên thị trường OTC sẽ nhiều hơn, ảnhhưởng của thị trường vốn quan trọng này đến nền kinh tế ngày càng rõ nét hơn
Trang 10Đặc biệt với sự tham gia của các công ty, tổng công ty lớn vào TTCK còn có tácdụng dẫn dắt thị trường, góp phần tạo tính ổn định cho thị trường còn rất nhiềubiến động này.
Không chỉ tạo ra nguồn hàng phong phú, hoạt động CPH các CTNN còngóp phần nâng cao chất lượng hàng hoá trên TTCK Các nhà đầu tư khi tham giaTTCK có tiềm lực về vốn và khả năng chấp nhận mạo hiểm ở mức độ khác nhaunhưng mục đích chung hướng đến đều là lợi nhuận Khi tham gia và thực hiệncác quyết định đầu tư, các nhà đầu tư này đều phải tìm hiểu kỹ lưỡng các thôngtin liên quan đến công ty Vì vậy các CTNN CPH muốn thu hút được nhà đầu
tư, bán được cổ phần đều phải chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,quảng bá doanh nghiệp Ở Việt Nam tiến trình CPH đã được thực hiện thí điểm
từ năm 1990 và cho đến nay đã có một số lượng lớn các CTNN được CPH,trong đó có rất nhiều các công ty thực hiện niêm yết trên TTCK, phần lớn cáccông ty nay đều đạt được những kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, nhất là
sự tăng trưởng về vốn, lợi nhuận một cách đột biến, thần kỳ
Có thể nói quá trình CPH là nhân tố có ý nghĩ rất lớn đối với sự hìnhthành và phát triển TTCK Tuy nhiên quá trình này không phải là không bộc lộnhững tồn tại ảnh hưởng tới sự phát triển của TTCK, biểu hiện ở những nộidung sau:
Về vấn đề phát triển thị trường: TTCK ở Việt Nam mới hình thành, hơnnữa, trên nền tảng của một nền kinh tế chuyển đổi, phát triển ở trình độ thấp nênquy mô còn nhỏ bé Trong khi đó các CTNN tiến hành CPH tuy có sự tăngnhanh về “lượng” nhưng về “chất” vẫn còn nhiều vấn đề Đại bộ phận cácCTNN đã thực hiện CPH đều có quy mô vừa và nhỏ, sau khi CPH vẫn còn mộtphần lớn vốn Nhà nước, những doanh nghiệp này khi tham gia vào TTCK sẽgặp nhiều rủi ro và dễ bị lấn át, cộng thêm việc chịu ảnh hưởng của chính sáchNhà nước khi Nhà nước tăng hay giảm tỷ lệ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Rõràng, những doanh nghiệp này không thể làm tốt được vai trò dẫn dắt được thịtrường, và trở thành những “trụ cột bất đắc dĩ” [5] của TTCK Đó là một trong
Trang 11những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động thiếu ổn định, dễ biến động củaTTCK.
Trong việc tạo “nguồn hàng” cho TTCK Về số lượng hàng hóa, hiện naycác CTNN CPH ngày càng tăng nhanh về số lượng, lĩnh vực đa dạng, đáng lẽphải tạo nguồn hàng phong phú, ổn định cho thị trường, nhưng thực tế lại khôngnhư vậy Nhiều CTNN đã CPH không muốn niêm yết do nhiều nguyên nhân,trong đó chủ yếu xuất phát từ phía các doanh nghiệp Hậu quả là có những thờiđiểm TTCK khan hiếm hàng hoá một cách trầm trọng, đặc biệt trên thị trường sơcấp (thời điểm năm 2001-2002) Về chất lượng hàng hóa, đây là vấn đề cònnhiều điểm đáng lo ngại Các CTNN CPH chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, chưanói đến yếu tố kỹ thuật phần lớn lạc hậu, năng lực cạnh tranh thấp, bên cạnh cáccông ty làm ăn hiệu quả vẫn còn các công ty hoạt động kém hiệu quả thậm chílàm ăn thua lỗ Điều này gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư khi tham gia mua
cổ phần Việc phát hành cổ phần của các CTNN CPH rất tuỳ tiện, nhiều loại,không thống nhất; loại do Nhà nước tự tạo, loại do Bộ tài chính cung cấp, cóloại dưới dạng phiếu thu Việc quản lý không được thực hiện hiệu quả, nhấtquán, gây ra những khó khăn không nhỏ cho việc thực hiện các giao dịch trongquản lý nhất là thị trường phi tập trung OTC Những hạn chế này đã và đang gây
ra những khó khăn lớn đến sự phát triển của TTCK
Như vậy, TTCK và CPH CTNN có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫnnhau Chỉ với sự tồn tại của TTCK, những cổ đông của CTCP, những nhà đầu tưmới thực sự yên tâm nắm giữ “hàng hoá cổ phiếu, trái phiếu” Mặt khác TTCKphát triển một mức độ nhất định và hiệu quả sẽ tác động tích cực đến việc CPHcác CTNN Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu và quan điểm chỉ đạo cũngnhư phương hướng cải cách DNNN trong thời gian tới là đẩy nhanh quá trìnhCPH, mở rộng sang các ngành, lĩnh vực then chốt, đặc biệt gắn CPH với niêmyết trên TTCK
Trang 12PHÁP LUẬT VỀ CPH CÔNG TY NHÀ NƯỚC.
4 Khái niệm pháp luật về CPH CTNN.
CPH là giải pháp sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN mang tínhchiến lược, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước.CPH CTNN động chạm đến sở hữu Nhà nước, sở hữu toàn dân theo hướng giảm
đi tỷ trọng của nó Do nhiều yếu tố gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung trướcđây, việc CPH CTNN chứa đựng nguy cơ “chảy máu” ngân sách và sự giàu lêncủa một số ít viên chức Có thể nói CPH là vấn đề nhạy cảm cả về chính trị vàkinh tế Cũng chính vì vậy, CPH muốn thực hiện được thành công trước hết phảitiến hành trên một nền tảng pháp lý vững chắc
Được hình thành cùng thời điểm quá trình CPH DNNN được triển khaithực hiện, pháp luật về CPH CTNN được hiểu là tổng thể các quy phạm phápluật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chuyển đổi cácCTNN thành CTCP, nhằm đảm bảo sự quản lý của Nhà nước, phát triển đạtđược mục tiêu đề ra
Về đối tượng điều chỉnh, pháp luật về CPH các CTNN điều chỉnh các vấn
đề phát sinh trong quá trình chuyển các CTNN thành CTCP như: hình thức,trình tự thủ tục, điều kiện CPH, vấn đề liên quan đến xác định giá trị doanhnghiệp, bán cổ phần lần đầu, quản lý của doanh nghiệp, người lao động khi thựchiện CPH…và các vấn đề liên quan khác
Về đặc điểm, pháp luật về CPH CTNN mang nhiều nét đặc thù riêng.Pháp luật về CPH CTNN được xem là một bộ phận của pháp luật Doanh nghiệp,nhưng nó sẽ không tồn tại mãi, khi tiến trình CPH hoàn thành sẽ không cần thiếtphải tồn tại bộ phận pháp luật này nữa Tuy là một bộ phận pháp luật mới hìnhthành, nhưng cho đến nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, đã cómột số lượng lớn các văn bản điều chỉnh và văn bản hướng dẫn thực hiện đượcban hành Các văn bản này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như Nghịđịnh, Thông tư hướng dẫn, Quyết định… Điểm chung của các văn bản này làhiệu lực pháp lý không cao, do nhiều cơ quan ban hành và thường thay đổi Điều
Trang 13này có thể được lý giải bởi nền kinh tế nước ta là nền kinh tế đang chuyển đổi,
từ thực tế tình hình kinh tế xã hội đến chính sách pháp lý đều có sự thay đổinhanh, hơn nữa vấn đề CPH lại là vấn đề hết sức phức tạp cần phải thực hiệntừng bước, vừa thực hiện, vừa rút kinh nghiệm
5 Những yêu cầu đối với pháp luật về CPH CTNN trong giai đoạn hiện nay.
Như đã nói CPH là một vấn đề “nhạy cảm”, muốn thực hiện được hiệuquả phải có một cơ sở pháp lý vững chắc Để đạt được điều này, pháp luật vềCPH CTNN trong giai đoạn hiện nay phải đảm bảo những yêu cầu sau
Thứ nhất: pháp luật về CPH CTNN phải góp phần giữ vững định hướngXHCN, đảm bảo kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, góp phần ổn định và pháttriển kinh tế Không giống như các nước Đông Âu và Liên xô cũ, CPH thiên về
“tư nhân hoá”, Việt Nam có mục tiêu phát triển nền KTTT định hướng XHCN,nên CPH ở Việt Nam phải giữ vững định hướng XHCN Có như vậy mới đảmbảo được sự thống nhất, đồng bộ, đảm bảo hiệu quả việc thực hiện các đường lốichính sách của Nhà nước, đảm bảo kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạotrong sự phát triển Khi thực hiện CPH, Nhà nước không tiến hành chuyển tất cảcác CTNN đang tồn tại thành CTCP thuộc sở hữu nhiều thành phần mà chỉchuyển một bộ phận CTNN không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh
tế quốc doanh và có khả năng kinh doanh có lãi Mặt khác tiến trình CPH CTNNphải đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội đất nước, khi chúng ta giải quyếttốt các vấn đề đặt ra cho quá trình CPH sẽ vừa góp phần đạt được mục đích cảicách doanh nghiệp vừa giữ vững ổn định kinh tế - xã hội
Thứ hai: thực hiện pháp luật về CPH các CTNN phải đảm bảo tính hiệuquả, gắn với thực tiễn theo kịp KTTT và hội nhập quốc tế Sau một thời gianthực hiện CPH CTNN, tuy đã thu được một số kết quả nhưng nhìn chung có thểnhận thấy trong việc thực hiện chủ trương CPH, tiến độ còn chậm, kết quả đạtđược luôn thấp hơn chỉ tiêu Đứng trước thực tế đó một yêu cầu đối với quátrình CPH trong giai đoạn hiện nay là phải thực hiện hiệu quả, không chỉ tăng ở
Trang 14“lượng” mà còn cả về “chất” các CTNN được CPH Triển khai sâu rộng các quyđịnh pháp luật liên quan đến CPH, khắc phục tình trạng “lách luật” hay chạy đuathực hiện văn bản cũ trước khi văn bản pháp luật mới được ban hành đã xảy ra ởmột số thời điểm chuyển giao Đặc biệt trong nền KTTT và xu thế hội nhậpngày càng cao, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổchức thương mại thế giới (WTO) thì pháp luật về CPH CTNN càng đứng trướcnhững yêu cầu mới, thách thức mới Thực hiện cam kết gia nhập WTO sẽ đặt ranhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hộitrong đó có sự phát triển của quá trình CPH CTNN.
Thứ ba: pháp luật về CPH CTNN phải thống nhất với hệ thống pháp luậtnói chung, đặc biệt phải đồng bộ với pháp luật TTCK nhằm gắn gắn kết quátrình CPH với TTCK Một thực trạng hiện nay trong hệ thống pháp luật ở ViệtNam là thiếu tính thống nhất, vì vậy với vai trò là một bộ phận trong cả hệthống, pháp luật về CPH phải đảm bảo được tính đồng bộ với các quy định khác,đặc biệt là pháp luật Doanh nghiệp Ngoài ra, xuất phát từ mối quan hệ mật thiếtgiữa quá trình CPH với TTCK, pháp luật về CPH CTNN còn cần tạo ra nhữngquy định nhằm gắn kết ràng buộc quá trình CPH với TTCK Có như vậy mớithực sự nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sauthực hiện CPH, khắc phục được một số tồn tại trong quá trình CPH hiện nay,đồng thời cũng thúc đẩy TTCK phát triển
6 Sự hình thành và phát triển pháp luật về CPH CTNN.
CPH là giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả DNNNmang tính triệt để và tối ưu nhất đối với nước ta Tuy nhiên để trở thành mộtchính sách Quốc gia, một chiến lược cải cách thành phần kinh tế Nhà nước nhưhiện nay thì tiến trình CPH đã phải trải qua một chặng đường dài
CPH DNNN ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện thí điểm từ năm 1990, cơ
sở cho việc thực hiện chương trình này là Quyết định số 143/HĐBT ngày10/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng và sau đó được thực hiện ở quy mô rộng lớn.Thực ra vấn đề CPH được đề cập từ năm những năm 1987 song thực tế nước ta
Trang 15lúc đó chưa cho phép triển khai giải pháp này Quyết định số 143/HĐBT đã đềcập đến việc nghiên cứu và làm rõ về mô hình chuyển Xí nghiệp quốc doanhthành CTCP, tuy nhiên Quyết định mới chỉ quy định một vài vấn đề liên quanđến CPH DNNN như: mục đích của việc làm thử; điều kiện để các Xí nghiệpquốc doanh được chọn để tổ chức thành CTCP có phát hành cổ phiếu; Trình tự
tổ chức Xí nghiệp quốc doanh thành CTCP… Về cơ bản, Quyết định 143/HĐBTchưa tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ cho CPH
Tiếp theo Quyết định 143/HĐBT, Chính phủ ban hành Chỉ thị 2002/CPngày 06/08/1992 và sau đó vài tháng ban hành tiếp Chỉ thị số 84/TTg ngày04/03/1993 về việc CPH DNNN Hai văn bản này đã bổ sung tương đối rõ mụctiêu, đối tượng, cách thức tiến hành CPH, cũng như cách thức xây dựng doanhnghiệp, quản lý người lao động trong doanh nghiệp CPH
Sau ba năm thực hiện thí điểm CPH DNNN, ngày 07/05/1996, Chính phủban hành Nghị định số 28/NĐ-CP về “chuyển một số DNNN thành CTCP”.Chưa đầy một năm sau đó, Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số 25/NĐ-CPngày 26/03/1997 sửa đổi một số điều của Nghị định số 28/CP Nghị định số28/1996/NĐ-CP và Nghị định 25/1997/NĐ-CP đã tạo được những cơ sở pháp lývững chắc để chuyển các DNNN sang hình thức CTCP, đánh dấu bước chuyển
từ giai đoạn thí điểm sang giai đoạn thực sự triển khai Các văn bản này đã quyđịnh rõ mục tiêu, điều kiện, thủ tục CPH, thẩm quyền cho phép CPH, quyền vàlợi ích của người lao động khi DNNN CPH
Tiếp tục hoàn chỉnh hơn nữa pháp luật về CPH, ngày 29/06/1998, Chínhphủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP bổ sung thêm các quy định về hìnhthức CPH, về quyền mua cổ phần, các vấn đề liên quan đến định giá tài sản củaDNNN CPH Chính nhờ những quy định này nên việc CPH được tiến hành trên
cơ sở pháp lý vững chắc hơn, thúc đẩy quá trình CPH tiến nhanh hơn một bước
Để tạo thêm động lực cho tiến trình CPH, ngày 19/06/2002, Chính phủ đãban hành Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển đổi DNNN thành CTCP.Với 36 điều, Nghị định 64/2002/NĐ-CP đã quy định nhiều vấn đề cụ thể hơn về
Trang 16tiến trình CPH và CPH DNNN đã được tiếp cận một cách chính xác Nghị định64/2002/NĐ-CP đã điều chỉnh một số vướng mắc mà trong quá trình CPH cácvăn bản trước đây không giải quyết được: về đối tượng áp dụng, không cónhững hạn chế đối với diện DNNN cần CPH, hạn chế cổ phần chỉ áp dụng đốivới doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn theo những danh mục màChính phủ công bố; quy định về chủ thể được mua cổ phần cũng được mở rộng,pháp luật không hạn chế mức mua cổ phần ở doanh nghiệp CPH mà Nhà nướckhông cần nắm giữ cổ phần chi phối Mức hạn chế 30% chỉ áp dụng đối với nhàđầu tư, người nước ngoài ở một số ngành nghề nhất định mà Chính phủ quyđịnh (điều 5); về vấn đề chính sách đối với người lao động, tại Nghị định64/2002/NĐ-CP đã có quy định cụ thể, ràng buộc doanh nghiệp CPH trong vấn
đề sử dụng lao động,… Nghị định 64/2002/NĐ-CP cũng quy định rõ ràng vềvấn đề xử lý nợ của DNNN trước khi CPH Việc xác định giá trị doanh nghiệpCPH được thực hiện thông qua Hội đồng định giá hoặc Công ty kiểm toán, haycác tổ chức kinh tế có chức năng định giá…Có thể nói với nhiều quy định khá
cụ thể, chi tiết, Nghị định 64/2002/NĐ-CP đã có ý nghĩa rất lớn, góp phần đẩynhanh tốc độ CPH Các DNNN Theo thống kê năm 2002 đã có 164 DNNN đượcCPH, sang năm 2003 con số này đã tăng gần gấp 3 lần với 425 doanh nghiệp và
bộ phận doanh nghiệp được CPH [4]
Tuy đạt được nhiều kết quả trong triển khai thực hiện, nhưng Nghị định64/2002/NĐ-CP cũng bộc lộ nhiều hạn chế, nổi bật nhất là các đó là các quyđịnh chưa đưa vấn đề CPH thoát ra khỏi tình trạng khép kín, nội bộ, không gắnvới TTCK Trước yêu cầu mới và thực hiện Nghị quyết Hội nghị trung ươngkhoá IX, Chính phủ đã ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyểnCTNN thành CTCP Sự ra đời của Nghị định 187/2004/NĐ-CP với nhiều điểmmới cơ bản về nhiều mặt đã tạo nên một bước ngoặt trong cách thức CPH, xoá
bỏ tình trạng CPH khép kín, từng bước đưa CPH gắn với TTCK Tiến trình CPH
đã thực sự được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu
Nội dung cơ bản của Nghị định 187/2004/NĐ-CP bao gồm 8 chương với
Trang 1743 điều, có thể khái quát như sau:
Chương 1: Những quy định chung, gồm 8 điều nhưng đã chỉ ra rất rõ ràngnhiều vấn đề, trong đó đáng chú ý nhất là các quy định: về đối tượng và điềukiện CPH, bao gồm: các Tổng công ty nhà nước, các công ty nhà nước độc lập,các đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc của Tổng công ty nhà nước Các đốitượng này khi thực hiện CPH phải còn vốn Nhà nước (chưa bao gồm giá trịquyền sử dụng đất) sau khi đã giảm trừ giá trị tài sản không cần dùng, tài sảnchờ thanh lý, các khoản lỗ, giảm giá tài sản… Đối với các đơn vị hoạch toán phụthuộc của Tổng công ty nhà nước còn phải thoả mãn điều kiện đó là đủ điều kiệnhoạnh toán độc lập và việc CPH không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng xấu đếnhiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại củadoanh nghiệp
Về hình thức CPH CTNN, theo Điều 3 Nghị định 187/2004/NĐ-CP cácCTNN được thực hiện CPH dưới 3 hình thức sau: 1 Giữ nguyên vốn Nhà nướchiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn; 2 Bánmột phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán mộtphần vốn hiện có tại doanh nghiệp vừa phát hành thêm cổ phiếu; 3 Bán toàn bộvốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhànước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vừa phát hành thêm
cổ phiếu
Về đối tượng và điều kiện mua cổ phần: Đối tượng mua cổ phần bao gồmcác nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, đối với nhà đầu tưnước ngoài có nhu cầu mua cổ phần ở các doanh nghiệp CPH phải mở tài khoảntại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ ViệtNam, tuân thủ pháp luật Việt Nam
Ngoài các vấn đề trên, trong chương I còn quy định một số nội dung nhưmục tiêu, yêu cầu của việc chuyển CTNN thành CTCP, chi phí thực hiện CPH,các quy định về cổ phần, cổ phiếu, cổ đông sáng lập…
Chương II: quy định về việc xử lý tài chính khi CPH, đây là quy định
Trang 18tương đối rõ ràng của Nghị định 187/2004/NĐ-CP Theo đó, đối với mỗi loại tàisản lại có những biện pháp xử lý khác nhau như: đối với tài sản do doanh nghiệpthuê, mượn, tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì không tính vào giá trịdoanh nghiệp; đối với tài sản thuộc công trình phúc lợi, CTCP được tiếp tụcquản lý,… Đối với các khoản nợ phải thu, khoản nợ phải trả, các khoản dựphòng lỗ hoặc lãi, đều có những quy định cụ thể chi tiết cho từng loại.
Chương III: đề cập đến một nội dung khác quan trọng trong thực hiệnCPH CTNN, đó chính là xác định giá trị doanh nghiệp Nghị định187/2004/NĐ-CP đã quy định hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đó
là phương pháp tài sản: xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị thực tếtoàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, và phương pháp dòng tiền chiết khấu:xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trongtương lai Ngoài hai phương pháp này, các CTNN khi CPH có thể lựa chọn cácphương pháp khác sau khi đã có ý kiến của Bộ tài chính
Chương IV của Nghị định 187/2004/NĐ-CP quy định về việc bán cổ phần
và quản lý sử dụng tiền bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Tại điều 26của Nghị định quy định đối tượng được mua cổ phần lần đầu bao gồm: ngườilao động trong doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, và các nhà đầu tư khác.Những đối tượng này được mua theo số lượng và giá ưu đãi Ví dụ đối vớingười lao động được giảm 40% so với giá đấu bình quân, đối với nhà đầu tưchiến lược giảm 20% Tiếp đó điều 30 của Nghị định đã đưa ra các phươngthức tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu bao gồm: đấu giá trực tiếp tại doanhnghiệp, đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian hoặc tại TTGDCK, việc lựachọn hình thức nào dựa trên giá trị cổ phần bán ra Đối với vấn đề quản lý phầnvốn Nhà nước tại CTCP và việc quản lý sử dụng số tiền thu từ CPH CTNN đãđược quy định khá chi tiết và rõ ràng trong điều 36 của Nghị định
Chương V đề cập đến một vấn đề hết sức nhạy cảm đó là “chính sách đốivới doanh nghiệp và người lao động sau CPH” Theo quy định của Nghị định187/2004/NĐ-CP doanh nghiệp khi thực hiện CPH được hưởng một số ưu đãi
Trang 19như miễn một số loại lệ phí, hưởng ưu đãi như đối với doanh nghiệp thành lậpmới… ngoài ra đối với công ty thực hiện niêm yết trên TTCK còn được hưởngthêm những ưu đãi theo quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK Vềphía người lao động trong doanh nghiệp, Nhà nước và doanh nghiệp sẽ có tráchnhiệm đảm bảo thỏa đáng quyền lợi cho họ, có thể tiếp tục làm việc, tiếp tụctham gia đóng Bảo hiểm xã hội hoặc nếu không tiếp tục làm việc sẽ được nhậntrợ cấp thôi việc, mất việc Đặc biệt khi công ty tiến hành CPH, người lao độngcòn được mua cổ phần với giá ưu đãi.
Chương VI của Nghị định 187/2004/NĐ-CP với mục đích xác định rõràng quyền hạn cũng như trách nhiệm của các chủ thể liên quan đã quy định cụthể về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông chiến lược, các cổ đông khác
Cuối cùng chương VII và VIII đã đưa ra việc thực hiện Nghị định; quyềnhạn trách nhiệm của các Bộ, Ban, Ngành, và về điều khoản thực hiện Nghị định187/2004/NĐ-CP sẽ thay thế Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 củaChính phủ và có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo Các quy địnhtrước đây về CPH trái với Nghị định này đều không có hiệu lực thi hành
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CPH CTNN VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI TTCK THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CPH CTNN
7 Quy định về đối tượng CPH và điều kiện CPH.
Quy định về đối tượng và mục đích CPH là một vấn đề quan trọng nhưngphức tạp, việc xác định đúng đối tượng CPH trong từng giai đoạn sẽ ảnh hưởngđến tốc độ và hiệu quả của quá trình
Trước đây, Nghị định 64/2002/NĐ-CP quy định đối tượng CPH là “cácdoanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp quy định tại điều 1 củaLuật Doanh nghiệp nhà nước (trừ các doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ100% vốn điều lệ) Như vậy, đối tượng CPH còn rất hạn chế, không thể hiện
Trang 20được tinh thần gắn CPH CTNN với sự phát triển của TTCK, và với quy địnhnày dường như Nhà nước vẫn còn muốn nắm giữ một khối lượng DNNN khálớn, kết quả là trong số các CTNN được CPH thì số lượng các công ty lớn khôngnhiều, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo thống kê vào thời điểmnăm 2002-2003 trong số các DNNN được CPH thì trên 80% CTCP có vốn Nhànước dưới 10 tỷ [4] Trước thực trạng này và thực hiện tinh thần Nghị quyếtTrung ương IX, ngày 24/8/2004 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số155/2004/QĐ-TTg về chỉ tiêu danh mục phân loại CTNN và công ty thành viênhoạch toán độc lập thuộc tổng công ty Theo Quyết định 155/2004/QĐ-TTg sốdoanh nghiệp thuộc diện Nhà nước cần giữ lại 100% vốn đã thu hẹp đi đáng kể,Nhà nước chỉ giữ lại 100% vốn đối với các công ty hoạt động trong nhữngngành, lĩnh vực quan trọng ảnh hướng đến quốc phòng - an ninh, đồng thờinhững doanh nghiệp mà Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối cũng giảm đi rấtnhiều Ngoài ra đối tượng có thể được CPH còn mở rộng sang các ngành, lĩnhvực nhạy cảm như dầu khí, hàng không…
Tiếp tục thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng CPH, ngày 16/11/2004Chính phủ đã ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển DNNNthành CTCP Nếu so sánh với các văn bản pháp lý trước đây thì Nghị định187/2004/NĐ-CP đã thực sự tạo nên một bước chuyển biến mới trong quy định
về đối tượng và điều kiện CPH CTNN, đem lại ý nghĩa về nhiều mặt
Về đối tượng CPH, quy định trong Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã được
mở rộng, Nghị định áp dụng đối với CTNN không thuộc diện Nhà nước nắm giữ100% vốn điều lệ thực hiện CPH bao gồm: các CTNN (kể cả Ngân hàngThương mại Nhà nước và các tổ chức tài chính Nhà nước); CTNN độc lập; công
ty thành viên hoạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu
tư và thành lập; đơn vị hoạch toán phụ thuộc của tổng công ty nhà nước Nhưvậy, đối tượng CPH đã bao gồm cả công ty Nhà nước, Tổng công ty lớn, đây cóthể nói là một thay đổi rất tích cực, bởi các Tổng công ty là những “ông lớn” cótiềm lực về mọi mặt, khi tham gia CPH không những sẽ thúc đẩy quá trình CPH
Trang 21mà còn góp phần vào sự phát triển ổn định của TTCK Theo thống kê, đến tháng
9 năm 2006 cả nước có 105 tập đoàn và tổng công ty, bao gồm 7 tập đoàn, 13tổng công ty 91, 83 tổng công ty 90 và 2 tổng công ty trực thuộc tập đoàn thankhoáng sản Việt Nam [6].Đây sẽ là một tiềm lực lớn mà chúng ta cần khai tháctrong thời gian tới
Không chỉ thay đổi về quy mô, Nghị định 187/2004/NĐ-CP còn mở rộng
cả lĩnh vực thực hiện CPH Việc CPH không chỉ dừng lại ở các CTNN hoạtđộng trong những ngành nghề thông thường mà đã mở rộng sang các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, Những lĩnh vực đượccoi là “nhạy cảm” của nền kinh tế, với lợi nhuận lớn, độ rủi ro cao, đồng thời cóvai trò và tầm ảnh hưởng lớn đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
Triển khai những quy định về đối tượng thực hiện CPH trên thực tế, trong
2 năm 2005-2006, chúng ta sẽ tiến hành CPH 3 tổng công ty là: tổng công tyThương mại- xây dựng (thuộc Bộ công nghiệp); tổng công ty điện tử tin họcViệt Nam (thuộc Bộ bưu chính-viễn thông); tổng công ty Xuất nhập khẩu xâydựng Việt Nam Tiếp đó trong kế hoạch 2006-2010, thực hiện Nghị quyết Đạihội Đảng lần thứ X, vấn đề CPH các tổng công ty, doanh nghiệp lớn không còn
là thí điểm mà đã thành chủ trương với số lượng các tổng công ty trong diệnCPH được đặt ra rất nhiều Về vấn đề CPH các Ngân hàng thương mại và tổchức tài chính, vào ngày 21/9/2005, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn TấnDũng đã ký ban hành quyết định số 230/2005/QĐ-TTg về việc thí điểm CPHNgân hàng Thương mại Việt Nam (VCB) Đây là Ngân hàng Ngoại thươngquốc doanh đầu tiên ở Việt Nam được phép CPH [7]
Ngoài những tiến bộ về đối tượng CPH, Nghị định 187/2004/NĐ-CP còn
có thay đổi trong quy định về điều kiện CPH Nếu như trước đây Nghị định64/2002/NĐ-CP quy định các DNNN tiến hành CPH không phụ thuộc vào kếtquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thì tại Nghị định 187/2004/NĐ-CPquy định các CTNN chỉ được tiến hành CPH khi còn vốn Nhà nước (chưa baogồm giá trị quyền sử dụng đất), sau khi đã giảm trừ giá trị tài sản không cần
Trang 22dùng, tài sản cần thanh lý, các khoản tổn thất do lỗ, giảm giá tài sản, công nợkhông có khả năng thu hồi và chi phí CPH Quy định này đã đảm bảo CTNNhậu CPH có khả năng hoạt động, loại bỏ tình trạng nhiều DNNN làm ăn kémhiệu quả thậm chí thua lỗ cũng được CPH, vừa tốn kém, vừa mất thời gian CPHkhông phải là hình thức để “hợp thức hoá” việc “bán đất” thu tiền trong khi vốnNhà nước không còn sau quá trình xử lý tài chính
8 Quy định về hình thức, và thủ tục CPH CTNN
8.1 Hình thức CPH CTNN.
Việc tiến hành CPH CTNN theo hình thức nào là một trong những yếu tốquan trọng quyết định sự thành bại của quá trình Nhằm đảm bảo hiệu quả củaquá trình CPH, tạo sự đa dạng, mở cơ hội cho các doanh nghiệp lựa chọn hìnhthức CPH phù hợp, kế thừa quy định tiến bộ từ Nghị định 64/2002/NĐ-CP, Nghịđịnh 187/2004/NĐ-CP đã đưa ra 3 hình thức CPH CTNN đó là: 1 Giữ nguyênvốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn; 2.Bán một phần vốn hiện có tại doanh nghiệp kết hợp vừa bán bớt phần vốnDNNN vừa phát hành thêm cổ phiếu; 3 Nhà nước bán toàn bộ vốn hoặc kết hợpvừa bán toàn bộ vừa phát hành thêm cổ phiếu Có thể nói trong bối cảnh cácdoanh nghiệp của nước ta hầu hết đang còn thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, đổimới công nghệ, thì quy định về hình thức CPH Nghị định 187/2004/NĐ-CPđược đánh giá là hợp lý Các CTTN có nhiều lựa chọn hơn để xác định hìnhthức CPH sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình,nâng cao hiệu quả quá trình CPH Đặc biệt đối với hình thức “giữ nguyên vốnNhà nước hiện có, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn” Nghị định187/2004/NĐ-CP đã bổ xung thêm điều kiện: “chỉ áp dụng đối với doanh nghiệpCPH có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ” Mức huy động không được tuỳ tiện phụthuộc vào ý chí doanh nghiệp, mà sẽ tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn củaCTCP, cơ cấu vốn điều lệ của CTCP được phản ánh trong phương án cổ phần.Quy định này đã tạo ra một chuẩn mực cho doanh nghiệp, dễ dàng khi thực hiện,
và cũng đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư
Trang 23Tuy có nhiều tiến bộ trong quy định về hình thức CPH song Nghị định187/2004/NĐ-CP vẫn chưa thực sự khắc phục được những bất cập của các vănbản trước đây (trừ Quyết định 143/HĐBT), không tiếp cận CPH với tư cách làmột giải pháp chuyển DNNN thuộc sỡ hữu một chủ thành doanh nghiệp thuộcnhiều chủ sở hữu Trên thực tế khi tiến hành CPH các CTNN đã xảy ra tìnhtrạng doanh nghiệp không bán được cổ phần Theo GS.Ts Lê Hồng Hạnh: “Những hình thức CPH như bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanhnghiệp, bán toàn bộ vốn hiện có tại doanh nghiệp không phải là hình thức CPHnếu như người mua không tham gia mua cổ phần CPH phải gắn liền với việcphát hành cổ phiếu hoặc phát hành chứng chỉ góp vốn” [1].
8.2 Thủ tục CPH CTNN
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty kiểm toán Erust & Yuong thì thờigian trung bình để CPH một CTNN là 410 ngày [8] Nhưng Nghị định187/2004/NĐ-CP và Thông tư 126/2004/TT-BTC đã quy định đơn giản hóa đirất nhiều, thời gian tối thiểu để doanh nghiệp hoàn tất việc CPH là 9 tháng, nếuvượt quá thời gian quy định này thì các chi phí, cơ quan quyết định CPH và banchỉ đạo phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, như vậy các doanh nghiệp sẽkhông thể đắn đo kéo dài việc CPH
Quy trình mới sẽ bao gồm các bước: xây dựng phương án CPH (trong đóbao gồm việc thành lập ban chỉ đạo và tổ chức giúp việc; chuẩn bị hồ sơ tài liệu,xác định giá trị doanh nghiệp …), tổ chức bán cổ phần và hoàn tất việc chuyểnDNNN thành CTCP Trong mỗi bước đều quy định chi tiết, cụ thể thời gian phảithực hiện và hoàn thành, vì vậy thời gian sẽ nhanh hơn Trước đây, quy địnhCPH một doanh nghiệp rất phức tạp, doanh nghiệp phải trình lên nhiều lần mớiđược chấp thuận, nhưng theo quy trình mới này thì Chính phủ chỉ đưa ra danhmục và duyệt phương án CPH còn tất cả các cơ quan khác phải chịu trách nhiêmtriển khai Chính vì vậy, doanh nghiệp không có lý do gì để chậm trễ
9 Quy định về đối tượng và điều kiện mua cổ phần.
Quy định về đối tượng mua cổ phần là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng
Trang 24lớn đến hiệu quả của quá trình CPH, đặc biệt tác động trực tiếp đến hoạt độngsản xuất của CTNN “hậu” CPH Có thể nó rằng các quy định về đối tượng mua
cổ phần trong pháp luật hiện hành đã có một bước tiến đáng kể nếu chúng ta sosánh với các văn bản pháp luật trước đây
Tại Quyết đinh 203/1992/CP, pháp luật mới chỉ quy định bán cổ phần chocác cổ đông là “cán bộ công nhân viên chức”, hay Nghị định số 28/1996/NĐ-CPngày 7/5/1996 về chuyển một số DNNN thành CTCP cũng chỉ quy định thí điểmbán cổ phần cho cổ đông nước ngoài Đến Nghị định 64/2002/NĐ-CP quy định
về đối tượng mua cổ phần đã có sự thay đổi căn bản, không còn tồn tại sự phânbiệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, ngay cả các tổ chức
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng được mua cổphiếu của CTNN CPH Kế thừa và hoàn thiện quy định tiến bộ tại Nghị định64/2002/NĐ-CP, Nghị định 187/2004/NĐ-CP tiếp tục có một bước tiến đáng kể,theo điều 4 của Nghị định những đối tượng có quyền mua cổ phiếu của CTNNCPH là:
Các nhà đầu tư trong nước bao gồm: Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hộihoạt động theo pháp luật Việt Nam, cá nhân Việt Nam định cư ở trong nước
Các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, người nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, người ViệtNam định cư ở nước ngoài
Có thể nói, quy định mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài được thể hiệntrong Nghị định 64/2002/NĐ-CP và kế tiếp là Nghị định 187/2004/NĐ-CP làmột chiến lược hết sức sáng suốt Bởi lẽ mục tiêu đề ra của CPH là huy độngvốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước và ngoài nước để tăngnăng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý, nhằm nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của nềnkinh tế đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đặc biệt khi ViệtNam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO.Việc hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài là bất hợp lý trong khi đây
Trang 25lại chính là nhà đầu tư có tiềm lực tài chính rất mạnh.
Quyết định về đối tượng mua cổ phần trong Nghị định 187/2004/NĐ-CPcũng đã khắc phục hạn chế còn tồn tại trong Nghị định 64/2002/NĐ-CP Theođiểm b khoản 1 điều 4 Nghị định 64/2002/NĐ-CP có quy định: “Các tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân nước ngoài kể cả người Việt Nam định cư ởnước ngoài, và người nước ngoài định cư ở Việt Nam” Như vậy ở đây không có
sự loại trừ các nhà đầu tư nước ngoài có thể trở thành cổ đông sáng lập, và nếuvậy các cổ đông và các nhà đầu tư nước ngoài có tên trong danh sách cổ đôngtrong hồ sơ đăng ký kinh doanh để thành lập công ty Điều này có được coi làthành lập công ty hay không, trong khi theo quy định của Luật Doanh nghiệpcác tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam khôngđược quyền thành lập doanh nghiệp Khắc phục vấn đề này khoản 2 điều 4 Nghịđịnh 187/2004/NĐ-CP chỉ quy định: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, người nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài mới được quyền mua cổ phần
Về điều kiện mua cổ phần, Nghị định 64/2002/NĐ-CP và Nghị định187/2004/QĐ-CP đều thống nhất quy định điều kiện mua cổ phần đối với đốitượng là nhà đầu tư nước ngoài: “nhà đầu tư nước ngoài khi có nhu cầu mua cổphần ở các doanh nghiệp CPH phải mở tài khoản ở các tổ chức cung ứng dịnh
vụ thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam Mọi hoạtđộng mua, bán cổ phần; nhận sử dụng cổ tức và các khoản thu khác từ đầu tưmua cổ phần đều thông qua tài khoản này”
10 Quy định về cổ phần Cổ phiếu Cổ đông sáng lập, Quyền Nghĩa vụ của cổ đông
-10.1 Quy định về cổ phần - Cổ phiếu - Cổ đông sáng lập.
Về cổ phần: Đây là quy định mới của Nghị định 187/2004/NĐ-CP, theokhoản 1 điều 7, cổ phần chính là “vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau”.Mệnh giá một cổ phần quy định thống nhất là 10.000đ Theo Nghị định số64/2002/NĐ-CP, Thông tư 76/2002/TT- BTC, Thông tư 80/2002/TT- TC,
Trang 26Thông tư 86/2003/TT- BTC đều quy định giá trị một cổ phần của CTCP đượcchuyển từ DNNN chưa niêm yết trên TTCK thống nhất cả nước là 100.000đ.Như vậy với quy định mới của Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã đảm bảo sựthống nhất với quy định tại Nghị Định 144/2003/NĐ-CP trước đây và LuậtChứng khoán mới có hiệu lực Hơn nữa việc CPH với mệnh giá nhỏ sẽ tạo điềukiện để người có thu nhập thấp có thể tham gia góp vốn mua cổ phần, đặc biệt làngười lao động trong doanh nghiệp.
Về cổ phiếu và cổ đông sáng lập: Nghị định 187/2004/NĐ-CP có sự thốngnhất với Nghị định 64/2002/NĐ-CP, theo đó “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty
cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu của một hoặc một số cổ phần của cổđông góp vốn trong công ty Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên…” Cổđông sáng lập là những cổ đông có đủ những điều kiện sau: tham gia thông quaĐiều lệ lần đầu của công ty cổ phần, cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phầnphổ thông được quyền chào bán, sở hữu số lượng cổ phần bảo đảm mức tối thiểutheo quy định tại Điều lệ công ty
10.2 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông.
Quy định quyền và nghĩa vụ của cổ đông mang ý nghĩa quan trọng, đảmbảo các cổ đông thực hiện tốt vai trò của mình trong CTNN CPH Nghị định187/2004/NĐ-CP đã quy định vấn đề này thành một chương riêng, đặc biệt đã
có bước tiến bộ hơn so với quy định trước đây Tại Nghị định 64/2002/NĐ-CPkhi quy định quyền và nghĩa vụ của cổ đông có sự phân biệt giữa cổ đông là nhàđầu tư nước ngoài và người sản xuất cung cấp nguyên liệu cho các nhà chế biếnnông lâm thuỷ sản Đến Nghị định 187/2004/NĐ-CP, với quan điểm thu hút cácnhà đầu tư cả trong và ngoài nước đã không còn sự phân biệt này, thay vào đóquy định rạch ròi giữa các cổ đông thông thường và cổ đông chiến lược
Cổ đông chiến lược (nhà đầu tư chiến lược khi tham gia mua cổ phần),theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 187/2004/NĐ-CP thì thực chất đãbao gồm cả người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biếnnông lâm thuỷ sản (điều 29 Nghị định 64/2002/NĐ-CP) và được mở rộng hơn,
Trang 27gồm cả người cam kết tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, người gắn bó lợi íchchiến lược lâu dài trong kinh doanh, có tiềm năng về tài chính và kinh tế… Cóthể thấy đây đều là những cổ đông có vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy dành ưu đãi cho những cổ đông chiến lượcnày là hợp lý.
Cổ đông chiến lược được hưởng các quyền cơ bản như: Được mua cổphần lần đầu với số lượng và giá ưu đãi, được quyền tham gia quản lý CTCPtheo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, được sử dụng cổ phần để cầm cốthế chấp trong các quan hệ tín dụng Việt Nam, các quyền lợi khác theo pháp luật
và Điều lệ công ty Đặc biệt tại điểm b khoản 2 điều 38 Nghị định187/2004/NĐ-CP quy định, cổ đông chiến lược “không được chuyển nhượng số
cổ phần được mua ưu đãi theo khoản 3 điều 27 Nghị định này trong vòng 3 năm
kể từ khi công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” Đây
là quy định mới phù hợp với Luật Doanh nghiệp Điều 5 Luật Doanh nghiệp quyđịnh “các cổ đông sáng lập chỉ được phép chào bán cổ phần phổ thông đượcquyền chào bán mình nắm giữ sau thời hạn 3 năm đầu kể từ khi công ty đượccấp giấy chứng nhận ĐKKD”, theo khoản 1 điều 27 Nghị định 64/2002/NĐ-CP
cổ phần chỉ được chuyển nhượng 3 năm kể từ khi “mua” Nhưng vấn đề là xácđịnh thời điểm mua cổ phần rất khó và dẫn đến việc tuỳ tiện trong xử lý cáctrường hợp chuyển nhượng trước thời hạn
Nghị định 187/2004/NĐ-CP cũng quy định trường hợp đặc biệt cầnchuyển nhượng số cổ phần này trước hạn trên thì phải được Hội đồng quản trịcủa CTCP chấp nhận, đây là một quy định “mở” tạo sự linh hoạt cho CTCP
Các cổ đông khác được hưởng các quyền lợi quy định tại Luật Doanhnghiệp và Điều lệ công ty cổ phần Riêng với cổ đông nước ngoài được đổi cáckhoản thu về cổ tức, tiền chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam thành ngoại tệ đểchuyển ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế
11 Quy định về xử lý tài chính khi CPH.
Vấn đề xử lý tài chính là một vấn đề quan trọng nhưng rất phức tạp khi
Trang 28thực hiện CPH CTNN Xử lý tài chính tốt, hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho doanhnghiệp “hậu” CPH làm ăn có hiệu quả nâng cao tính cạnh tranh Nhận thức đượctầm quan trọng này, pháp luật thời gian gần đây đã có những thay đổi nhất địnhđưa ra cơ chế mới để xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp
Nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, lành mạnh hoá quá trìnhnày, Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã bổ sung quy định về trách nhiệm của doanhnghiệp CPH trong việc xử lý tồn tại về tài chính ngay tại phần đầu tiên, theo đó
“Các doanh nghiệp CPH có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quanchủ động xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại vềtài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp CPH và trong quá trình CPH,trường hợp có vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền thì doanh nghiệp CPHphải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết”
Trong việc thực hiện xử lý tài chính, Nghị định 187/2004/NĐ-CP tiếp tụcghi nhận quy định hợp lý tại Nghị định 64/2002/NĐ-CP: Khi nhận được quyếtđịnh của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm kê phânloại tài sản mà mình đang quản lý, sử dụng Tài sản được phân chia cụ thể thànhnhiều loại và mỗi loại quy định các cách thức xử lý khác nhau như: Đối với tàisản do doanh nghiệp thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh không tính vào giá trịcủa doanh nghiệp, các tài sản thuộc công trình phúc lợi; nhà trẻ, mẫu giáo,…đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi thì chuyển giao cho công ty cổphần quản lý Tuy nhiên, đối với đối tượng là tài sản không cần dùng, ứ đọngcần thanh lý, Nghị định 187/2004/NĐ-CP quy định triệt để hơn Nghị định64/2002/NĐ-CP quy định “doanh nghiệp thanh lý nhượng bán hoặc báo cáo cơquan có thẩm quyền để điều chuyển cho đơn vị khác,… Trường hợp đến thờiđiểm CPH chưa kịp xử lý thì không tính vào giá trị doanh nghiệp, và uỷ quyềncho công ty cổ phần tiếp tục bảo quản, xử lý hoặc chuyển cho tổ chức của nhànước có chức năng tiếp nhận giải quyết” Quy định này tạo ra sự tuỳ tiện trong
xử tài sản của CTNN khi CPH, gây thất thoát tài sản của Nhà nước Về vấn đềnày pháp luật hiện hành quy định rõ ràng hơn, theo đó “đến thời điểm quyết
Trang 29định công bố giá trị doanh nghiệp” nếu chưa kịp xử lý tài sản tồn đọng thìCTNN “phải chuyển giao cho công ty mua - bán nợ và tài sản tồn đọng để xử lýtheo quy định”.
Nghị định 187/2004/NĐ-CP và Thông tư 126/2004/TT-BTC tiếp tục quyđịnh chi tiết các khoản nợ phải thu, khoản nợ phải trả, các khoản dự phòng lỗhoặc lãi, vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp Quy định về việc xác định giá trịvốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp CPH tại các doanh nghiệp khác theohướng: Doanh nghiệp được quyền lựa chọn việc kế thừa hay không các hoạtđộng đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác Trong trường hợp doanh nghiệpCPH kế thừa thì toàn bộ số vốn được tính vào giá trị doanh nghiệp để CPH, việcđánh giá căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm định giá nhưng không thấp hơngiá trị ghi trong sổ sách kế toán Quy định này nhằm khắc phục tình trạng cácdoanh nghiệp liên doanh trong những năm đầu thường thua lỗ (theo kế hoạch)
có trường hợp đối tác cố tình thua lỗ, thông qua việc chuyển giá để mua lại phầnvốn của doanh nghiệp
Có thể nói chính sách pháp luật về xử lý tài sản doanh nghiệp CPH hiệnnay đã tương đối hoàn chỉnh, rõ ràng Tuy nhiên để thực hiện trên thực tế vẫncòn tồn tại nhiều bất cập, muốn đẩy nhanh quá trình CPH một vấn đề quan trọng
là các doanh nghiệp phải chủ động lập phương án và cơ cấu tổ chức, từ đó kiếnnghị các cơ quan chức năng hỗ trợ, nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp thiếu tínhchủ động này và hậu quả khiến cho việc xác định giá trị doanh nghiệp mất rấtnhiều thời gian, làm chậm lại quá trình CPH, ảnh hưởng đến việc tạo hàng choTTCK
12 Quy định về xác định giá trị doanh nghiệp.
Xác định giá trị doanh nghiệp là vấn đề khó khăn nhưng quan trọng nhấttrong quá trình CPH, đòi hỏi phải hợp lý và hiệu quả để từ đó tạo cơ sở đảm bảoquyển lợi của các bên tham gia trong hoạt động của doanh nghiệp, góp phần xácđịnh triển vọng của doanh nghiệp CPH Doanh nghiệp CPH được đánh giá quácao so với thực tế sẽ không có khả năng thu hút đầu tư, ngược lại nếu định giá
Trang 30thấp sẽ gây thất thoát ngân sách và gia tăng tham nhũng, hoặc nếu việc định giákéo dài, phức tạp lại làm giảm tiến độ CPH.
Ở Việt Nam, nhận thức được vai trò quan trọng của việc xác định giá trịdoanh nghiệp, pháp luật đã liên tục có những thay đổi, điều chỉnh nhằm khắcphục những hạn chế tiến tới hoàn thiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã đánhdấu một bước tiến lớn trong tiến trình này, chứa đựng nhiều điểm mới tiến bộ vàđặc biệt đã nâng cao được tính minh bạch nhanh chóng, ngày càng gắn kết CPHvới TTCK
12.1 Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
Nếu như Nghị định 64/2002/NĐ-CP chỉ áp dụng 1 phương pháp duy nhất
là phương pháp tài sản thì Nghị định 187/2004/NĐ-CP quy định 2 phương phápxác định:
Thứ nhất, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở giá trịthực tế của doanh nghiệp CPH, tức giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tạithời điểm CPH, có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua,người bán đều chấp nhận được Đối tượng áp dụng phương pháp này là các loạihình doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng phương phápdòng tiền chiết khấu) Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp là số liệu theo sổ kếtoán tại thời điểm CPH; tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tàisản; giá thị trường của tài sản tại thời điểm CPH Giá trị thực tế doanh nghiệpcũng sẽ không bao gồm các giá trị tài sản thuê, mượn, khoản nợ phải thu,…
Nghị định 187/2004/NĐ-CP trên cơ sở Luật Đất đai 2003 còn bổ sungquy định xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất (Điều 9) cụ thể:
Đối với diện tích đất doanh nghiệp CPH đang sử dụng làm mặt bằng xâydựng trụ sở văn phòng giao dịch, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, đất để sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì doanh nghiệpCPH được quyền lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giao đất theo quy định củaLuật Đất đai Trường hợp doanh nghiệp CPH lựa chọn hình thức thuê đất thìkhông tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp CPH Trường hợp
Trang 31doanh nghiệp CPH lựa chọn hình thức giao đất thì phải tính giá trị quyền sửdụng đất vào giá trị doanh nghiệp CPH Căn cứ tính giá trị quyền sử dụng đất làgiá do Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh - Thành phố trực thuộc Trung ương quy định
và công bố ngày 1 tháng 1 hàng năm Tuy nhiên quy định này đã nảy sinh vấnđề: giá trị quyền sử dụng đất (BĐS) thường có những biến động lớn, liên tục,nếu chỉ căn cứ vào giá áp dụng trong một năm thì cứng nhắc, không phản ánhhết giá trị thực tế Nếu giá quy định thấp hơn thực tế sẽ gây thất thoát tiền nhànước, ngược lại quy định cao hơn sẽ gây khó khăn cho việc bán cổ phần củacông ty Khắc phục vấn đề này Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 vềsửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và Nghịđịnh 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển CTNN thành CTCP đã quy định nếu giá
do Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương quy định
“chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trongđiều kiện bình thường tại thời điểm CPH” thì “Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh - Thànhphố trực thuộc Trung ương quy định giá đất cụ thể cho thích hợp”
Đối với diện tích đất Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà
để bán hoặc cho thuê, xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc chothuê thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp CPH
Phương pháp thứ hai: Phương pháp dòng tiền chiết khấu Theo Thông tư126/2004/TT-BTC thì phương pháp dòng tiền chiết khấu là việc: “Xác định giátrị doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai”.Đối tượng áp dụng của phương pháp này là các doanh nghiệp kinh doanh chủyếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thương mại…Như vậy đối tượng ápdụng theo phương pháp dòng tiền chiết khấu thường có giá trị tài sản vô hìnhlớn, có lợi thế kinh doanh Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp là: “Báo cáotài chính doanh nghiệp trong 5 năm liền kề; phương án hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp trong 3 đến 5 năm chuyển thành CTCP; lãi suất tráiphiếu chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trịdoanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp được định giá”
Trang 32Giá trị thực tế doanh nghiệp gồm giá trị thực tế phần vốn nhà nước nợ phải trả,
số dư bằng tiền nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi và số dư kinh phí sự nghiệp(nếu có) Có điểm khác Nghị định 64/2002/NĐ-CP ở chỗ có tính thêm phầnchênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã được giao
Đặc biệt nhằm tạo sự linh hoạt đa dạng trong phương pháp xác định giá trịdoanh nghiệp nghị định 187/2004/NĐ-CP đã quy định việc sử dụng các phươngpháp khác trong xác định giá trị Các phương pháp này sẽ do cơ quan quyết địnhgiá trị doanh nghiệp và tổ chức định giá áp dụng sau khi có ý kiến thoả thuậnbằng văn bản với Bộ Tài Chính
Có thể nói các quy định của Nghị định 187/2004/NĐ-CP về phương phápxác định giá trị doanh nghiệp đã thể hiện được tinh thần của Nghị quyết Trungương IX với chủ trương sửa đổi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theohướng gắn với thị trường” Áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệpđúng đắn hiệu quả đã tạo cơ sở tiền đề xác định đúng giá trị doanh nghiệp vàthúc đẩy quá trình CPH diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp CPH dễ dàngtrong việc bán cổ phiếu ra thị trường đặc biệt khi niêm yết trên TTCK
12.2 Về tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.
Trong vấn đề này, Nghị định 187/2004/NĐ-CP một lần nữa thể hiện điểmmới đúng đắn và hiệu quả Đầu tiên Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã bãi bỏ cơchế xác định giá trị doanh nghiệp thông qua Hội đồng Theo Nghị định64/2002/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền quyết định CPH doanh nghiệp quyếtđịnh thành lập Hội đồng định giá hoặc lựa chọn công ty kiểm toán, tổ chức kinh
tế có chức năng định giá để doanh nghiệp CPH ký hợp đồng Qua thực tế hoạtđộng, Hội đồng đã không thực hiện tốt chức năng định giá, thiếu tính chuyênnghiệp, mang tính chủ quan, chủ yếu thông qua sổ sách, ảnh hưởng đến thờigian và kết quả định giá, quyết định của Hội đồng không phản ánh ý chí củangười mua Bà Lê Băng Tâm - Thứ trưởng Bộ Tài Chính đã nhận định: “Cơ chếHội đồng tách rời cơ chế thị trường mang nặng tính chủ quan của cơ quan quản
lý nên giá trị doanh nghiệp sau khi xác định không phản ánh giá trị thực, thấp
Trang 33hơn nhiều giá trị thực vì nó đã loại bỏ giá trị vô hình cũng như lợi thế kinhdoanh Cách xác định như vậy đã gián tiếp làm thất thoát tài sản Thất bại CPH
ở Nga là một minh chứng rõ nhất của việc doanh nghiệp tự định giá “chỉ một số
cá nhân thành tỉ phú nhưng Nhà nước chăng được gì” [9] Nhận thức đượcnhững vấn đề này tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã quy định 2 phương thứcxác định giá trị doanh nghiệp căn cứ vào tổng trị giá tài sản theo sổ kế toán:Trên 30 tỷ đồng trở nên thì thông qua các tổ chức có chức năng định giá, dưới
30 tỷ thì không nhất thiết phải thông qua tổ chức định giá Quy định này có ýnghĩa về nhiều mặt:
- Giao quyền chủ động cho doanh nghiệp lựa chọn phương thức xác định,
mà không do cơ quan có thẩm quyền quyết định như Nghị định
64/2002/NĐ-CP, hạn chế sự can thiệp của cơ quan hành chính Nhà nước
- Nâng cao tính công khai minh bạch và chuyên nghiệp trong hoạt độngđánh giá doanh nghiệp CPH
- Nâng cao khả năng phát triển trong tương lai sớm tiếp cận hồ sơ đăng kýphát hành cổ phiểu lần đầu ra công chúng, do doanh nghiệp khi xác định giá trịphải sử dụng các tổ chức kiểm toán để thiết lập các báo cáo tài chính có kiểmtoán, trong khi quy định các báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết phải đượckiểm toán
- Bước đầu xây dựng khoanh vùng được các doanh nghiệp có tiềm lực tàichính, có khả năng niêm yết trên thị trường chứng khoán thông qua quy định giátrị tài sản theo sổ kế toán trên 30 tỷ mới bắt buộc việc xác định giá trị doanhnghiệp CPH thực hiện thông qua các tổ chức có chức năng định giá
13 Quy định về bán cổ phần lần đầu.
Những quy định về bán cổ phần lần đầu trong Nghị định
187/2004/NĐ-CP đã thể hiện rõ quan điểm gắn tiến trình 187/2004/NĐ-CPH với việc đăng kí niêm yết trênTTCK
13.1.Về đối tượng, cơ cấu, giá bán cổ phần lần đầu.
Quy định về đối tượng mua cổ phần trong Nghị định 187/2004/NĐ-CP