Căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CPH CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ CPH CÔNG TY NHÀ NƯỚC (Trang 53 - 55)

của Nhà nước.

Cổ phần hóa và tư nhân hoá đã xuất hiện ở nhiều nước trên giới ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX. Còn ở Việt Nam, trước thực trạng nhiều DNNN hoạt động ngày càng kém hiệu quả, việc cải cách thành phần kinh tế này cũng được đặt ra từ rất sớm. Ngay từ Hội nghị trung ương 3 khoá VI về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đảng đã nêu ra vấn đề: “nếu không đủ điều kiện để củng cố và không cần thiết duy trì hình thức quốc doanh thì chuyển sang hình thức khác”. Tiếp đó tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương khoá VII (11/1991), Đảng chủ trương: “chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành CTCP và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp”. Như vậy chủ trương về cải cách DNNN đã được thể hiện rõ ràng hơn, với giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất là CPH CTNN, Đảng và Nhà nước khẳng định CPH ở Việt Nam không phải là tư nhân hoá, mà CPH các CTNN là biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn của DNNN, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, tăng cường quản lý dân chủ.

Sau một thời gian vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm tại Hội nghị trung ương III khoá IX về sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN, Đảng ta xác định mục tiêu chỉ đạo trong thời gian tới là phải: “kiên quyết điều chỉnh cơ cấu để DNNN có cơ cấu hợp lý tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt,… Đẩy mạnh CPH những DNNN mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn xem đó là khâu quan trọng tạo chuyển biến cơ bản” [16]. Bước sang năm 2004, khi kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều chuyển biến mạnh mẽ đặc biệt TTCK Việt Nam đã ra đời và phát triển được 3 năm, đặt ra yêu cầu mới

là gắn CPH với TTCK. Hội nghị trung ương 9 khóa IX quyết định “tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển nâng cao khu vực kinh tế Nhà nước, trọng tâm là CPH mạnh mẽ hơn nữa” [17]. Về chỉ đạo, Trung ương đã quyết định: “đẩy nhanh tiến độ CPH và mở rộng diện các CTNN cần CPH, kể cả một số công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như: điện lực, luyện kim, cơ khí, hoá chất,… Giá trị tài sản CTNN thực hiện CPH, trong đó có giá trị quyền sử dụng, về nguyên tắc do thị trường quyết định. Việc mua bán cổ phiếu phải công khai trên thị trường, khắc phục CPH khép kín trong nội bộ công ty” [17].

Quan điểm của Đảng thể hiện trong Hội nghị trung ương 9 đã đánh dấu một sự thay đổi lớn, tạo tiền đề cho quá trình CPH phát triển, nâng cao hiệu quả do việc mở rộng đối tượng CPH cả về quy mô và lĩnh vực. Chủ trương đúng đắn này tiếp tục được phát triển trong Đại hội Đảng lần thứ X. Đảng khẳng định: “nhất quán đẩy nhanh, đẩy mạnh việc CPH các DNNN, nhất quán mở rộng diện DNNN CPH, đặc biệt không dừng lại ở một số Tổng công ty và doanh nghiệp lớn” trong một số ngành mà mở rộng ra toànbộ DNNN, bao gồm tất cả các Tổng công ty” [18]. Như vậy là, nếu như trước đây, CPH các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn trong các ngành đặc thù mới được coi là thí điểm thì nay đã thành chủ trương và là khâu đột phá trong cơ cấu lại, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu qủa khu vực DNNN trong giai đoạn tới.

Thể chế hóa những quan điểm của Đảng vào thực tế, Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã ban hành rất nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh vấn đề CPH CTNN như: Quyết định 84/2004/QĐ-TTg về thí điểm CPH một số tổng công ty nhà nước; Quyết định 103/2003/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010 (trong đó nhấn mạnh giải pháp gắn tiến trình CPH CTNN với phát triển TTCK); Quyết định 155/2004/QĐ-TTg về ban hành tiêu chí danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước; Nghị định 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Quyết định 528/2005/QĐ-TTG về phê duyệt danh sách các công ty CPH thực hiện bán đấu giá cổ phần, niêm yết, đăng ký giao dịch tại

các Công ty giao dịch chứng khoán.

Tóm lại, từ khi quá trình CPH DNNN được thực hiện thí điểm đến nay, những quan điểm chỉ đạo, quy định của Nhà nước, Chính phủ ngày càng được xây dựng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho quá trình CPH phát triển đúng hướng, phù hợp với KTTT.

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CPH CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ CPH CÔNG TY NHÀ NƯỚC (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w