Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã tìm hiểu nhiều nghiên cứu trên thế giới về tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Oke
Trang 1
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
Trang 2
LÝ NGỌC DUNG
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
Học viên
Lý Ngọc Dung
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do thực hiện đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
1.7 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
2.1 Rủi ro tín dụng 5
2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 5
2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 7
2.1.2.1 Rủi ro giao dịch 7
2.1.2.2 Rủi ro danh mục 8
2.1.2.3 Quy trình phát sinh rủi ro tín dụng 8
2.1.3 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng 9
Trang 52.1.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng 12
2.1.4.1 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng 12
2.1.4.2 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng 13
2.1.4.3 Nhóm nguyên nhân khách quan đến từ môi trường bên ngoài 13
2.1.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng 14
2.1.5.1 Đối với ngân hàng 14
2.1.5.2 Đối với khách hàng 15
2.1.5.3 Đối với nền kinh tế 15
2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại 16
2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại 16
2.2.2 Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 16
2.3 Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại 18
2.4 Ý nghĩa của việc phân tích tác động rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 22
2.5 Đóng góp mới của đề tài 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 24
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 25
3.1 Sơ lượt về các ngân hàng TMCP niêm yết 25
3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014 26
Trang 63.2.1 Về quy mô tổng tài sản 26
3.2.2 Về quy mô vốn chủ sở hữu 28
3.2.3 Về quy mô hoạt động 30
3.2.3.1 Huy động vốn 30
3.2.3.2 Hoạt động tín dụng 32
3.2.4 Về hiệu quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng TMCP niêm yết 34
3.2.4.1 Lợi nhuận sau thuế 34
3.2.4.2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA 36
3.3 Thực trạng tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 46
CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM TỪ 2006 ĐẾN 2014 47
4.1 Mô hình nghiên cứu 47
4.2 Phương pháp nghiên cứu 49
4.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập xử lý dữ liệu 49
4.4 Kết quả nghiên cứu 50
4.4.1 Phân tích thống kê mô tả 50
4.4.2 Phân tích tương quan giữa các biến 51
4.4.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 52
4.4.4 Lựa chọn mô hình hồi quy 52
4.4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình FEM 55
4.4.4.2 Ý nghĩa các kết quả ước lượng mô hình hồi quy FEM 59
Trang 7KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 64
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 65
5.1 Các giải pháp hạn chế tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh do chính nhóm ngân hàng TMCP niêm yết thực hiện 65
5.1.1 Nâng cao chất lượng các khoản tín dụng 65
5.1.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng 69
5.1.3 Phân tán rủi ro tín dụng 69
5.1.4 Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu 70
5.2 Các giải pháp hỗ trợ 71
5.2.1 Từ phía ngân hàng Nhà nước 71
5.2.2 Từ phía Chính phủ 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 76
KẾT LUẬN CHUNG 77
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB: Ngân hàng TMCP Á Châu
BCTC: Báo cáo tài chính
BCTN: Báo cáo thường niên
BĐS: Bất động sản
BID: Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
CAR: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
CTG: Ngân hàng TMCP Công Thương
EIB: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
HNX: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HOSE: Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh
LAR: Hệ số rủi ro tín dụng
LLPR: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
MBB: Ngân hàng TMCP Quân Đội
NHTM: Ngân hàng thương mại
NVB: Ngân hàng TMCP Quốc Dân
NPLR: Tỷ lệ nợ xấu
ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
SHB: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
STB: Ngân hàng TMCP Thương Tín
SIZE: Quy mô ngân hàng
Trang 9TMCP: Thương mại cổ phần
VAMC: Công ty quản lý tài sản
VCB: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam WTO: Tổ chức thương mại Thế giới
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng biểu
Bảng 3.1: Tóm tắt một số thông tin chính về chín ngân hàng TMCP niêm yết tại
Việt Nam 26
Bảng 3.2: Tổng tài sản của chín ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2006 – 2014 27
Bảng 3.3: Quy mô vốn chủ sở hữu của chín ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2006 – 2014 28
Bảng 3.4: Nguồn vốn huy động của chín ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2006 – 2014 31
Bảng 3.5: Dư nợ tín dụng của chín ngân hàng TMCP niêm yết 2006 – 2014 33
Bảng 3.6: Lợi nhuận sau thuế của chín ngân hàng TMCP niêm yết 2006 – 2014 35
Bảng 3.7: Tỷ lệ ROA của chín ngân hàng TMCP niêm yết 2006 – 2014 36
Bảng 3.8: Nợ xấu của chín ngân hàng TMCP niêm yết 2006 – 2014 37
Bảng 3.9: Hệ số rủi ro tín dụng của chín ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2006 – 2014 39
Bảng 3.10: Chi phí dự phòng phòng rủi ro tín dụng của chín ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2006 – 2014 41
Bảng 3.11: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của chín ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2006 – 2014 43
Bảng 4.1: Thông kê mô tả các biến 49
Bảng 4.2: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập 50
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 51
Trang 11Bảng 4.4: Kết quả các hồi quy mô hình thực nghiệm 52
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Breusch Pagan Test 53
Bảng 4.6: Kiểm định Hausman Test 54
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của mô hình FEM 55
Bảng 4.8: Kết quả phân tích tự tương quan của mô hình FEM 56
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình FEM có yếu tố thời gian và phương pháp robust error 57
Bảng 4.10: Dư nợ cho vay kinh doanh BĐS và nợ xấu ở một số ngân hàng TMCP niêm yết 62
Biểu đồ Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trung bình của chín ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2006 – 2014 30
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình của chín ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2006 – 2014 32
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của chín ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2006 – 2014 42
Hình Hình 2.1: Các loại rủi ro tín dụng 7
Hình 2.2: Quá trình phát sinh rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại 9
Trang 12CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do thực hiện đề tài
Không chỉ riêng Việt Nam mà ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới, ngân hàng thương mại luôn là định chế tài chính trung gian, giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Bằng các hoạt động của mình, ngân hàng đã góp phần đảm bảo an toàn cho quá trình chu chuyển vốn trong và ngoài nước, mang lại sự ổn định cho hệ thống tài chính Trong điều kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, có thể nói hệ thống ngân hàng thương mại là nhân tố nòng cốt, tích cực, giúp làm tài chính trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa các tác nhân thừa vốn và thiếu vốn
Đặc biệt kể từ khi sau gia nhập WTO (07/11/2006), với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế thì áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng mạnh mẽ Các ngân hàng thương mại không ngừng chuyển đổi, thực hiện hiện đại hoá để mở rộng thị phần, nâng cao lợi nhuận Trong đó, hoạt động tín dụng – cho vay đã và đang được mọi ngân hàng đẩy mạnh bởi nó mang lại nguồn thu nhập chủ yếu Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì những khoản nợ xấu từ việc cho vay đã làm cho lĩnh vực tín dụng cũng có rủi ro lớn nhất Rủi ro tín dụng xảy ra thì chắc hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ bị sụt giảm đáng kể Và đặc biệt, phải lưu ý là rủi ro tín dụng này luôn song hành với hoạt động tín dụng Chúng ta không thể loại trừ loại rủi ro này, mà chỉ có thể làm hạn chế, giảm thiểu tối đa những tác động của nó đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã tìm hiểu nhiều nghiên cứu trên thế giới về tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Oke và các cộng sự (2012); Samuel và các cộng sự (2012)… Theo tác giả, đây không phải là một đề tài mới, nhưng là một đề tài thiết thực, cần nghiên cứu Bởi ở thời điểm khác nhau, không phải chỉ có tác động của rủi ro tín dụng mà giải pháp hạn chế tác động của rủi ro tín dụng cũng sẽ khác nhau
Trang 13Xuất phát từ những ý nghĩ trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định và đo lường mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn
2006 – 2014 Bên cạnh đó, bài luận văn này cũng quan tâm đến việc đưa ra một vài gợi ý, giúp các nhà quản trị ngân hàng tìm được một số giải pháp hạn chế tác động của rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhóm ngân hàng niêm yết trong giai đoạn hiện nay
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu trình bày như trên, câu hỏi nghiên cứu mà tác giả
đề ra là: Mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả họat động kinh doanh của chín ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt nam như thế nào và theo chiều hướng nào trong giai đoạn 2006 – 2014
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Do mong muốn sự minh bạch rõ ràng trong việc thu
thập thông tin và số liệu nên tác giả đã chọn các ngân hàng TMCP niêm yết ở Việt Nam, bao gồm chín ngân hàng:
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank – VCB)
- Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank – CTG)
- Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBbank – MBB)
- Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – EIB)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – STB)
Trang 14- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID)
- Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB) (Ngân hàng Nam Việt cũ)
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ năm 2006 đến 2014
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng Trong đó:
- Với phương pháp định tính, tác giả sẽ: Thu thập, hệ thống hóa dữ liệu, tổng hợp, phân tích và so sánh đối chiếu từ BCTC và BCTN của chín ngân hàng TMCP niêm yết
- Với phương pháp định lượng để lượng hóa các tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng TMCP niêm yết, tác giả sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 2006 – 2014 Và để phân tích dữ liệu bảng, sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính thông thường POOL OLS, mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM Sau đó, kiểm định Likelihood và Hausman sẽ được dùng để xác định mô hình phù hợp với nghiên cứu Phần mềm Stata 12 dùng để hỗ trợ tác giả xử lý số liệu
1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Thông qua mô hình nghiên cứu, đề tài sẽ giúp đo lường và đánh giá rõ ràng mức độ tác động của rủi ro tín dụng lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam Song song đó, nghiên cứu cũng kiểm nghiệm lại kết quả của những nghiên cứu trước đây, đồng thời mở ra những hướng nghiên cứu mới, giúp tìm hiểu những hạn chế còn lại ở đề tài
Ngoài ra, kết quả thu được thông qua đề tài, là một tham khảo mang tính khoa học, đáng tin cậy Nó cung cấp thông tin, giúp các nhà điều hành chính sách,
Trang 15chuyên gia kinh tế và đặc biệt là các nhà quản trị ngân hàng, có một cái nhìn chân thật hơn về tác động của rủi ro tín dụng nhằm tìm được những giải pháp phù hợp, hạn chế tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như góp phần ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng
1.7 Kết cấu của đề tài
Bài nghiên cứu này bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về rủi ro tín dụng và tác động của rủi ro tín dụng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam
Chương 4: Kiểm định tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam từ 2006 đến
2014
Chương 5: Giải pháp hạn chế tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam
Trang 16CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp với những đặc thù về hoạt động kinh doanh và hàng hóa vô cùng đặc biệt – tiền tệ Trong đó tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu và lâu đời nhất của ngành ngân hàng Nó mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhưng cũng kèm theo nhiều rủi ro tiềm ẩn Rủi ro tín dụng này không chỉ làm giảm lợi nhuận do phía ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng cho rủi ro tín dụng có thể xảy ra mà nó còn gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Nhiều thống kê cho thấy, rủi ro tín dụng đã chiếm gần khoảng 70% tổng số rủi ro hoạt động của ngân hàng Chính vì vậy, rủi ro tín dụng được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.1 Rủi ro tín dụng
2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Trên thực tế, có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng Tuy nhiên những khái niệm đó điều mang hàm ý rằng rủi ro tín dụng phát sinh khi khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi như đã cam kết hợp đồng với ngân hàng Cụ thể như sau:
Theo Henie và Sonja thì : “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng, đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới
Trang 17khả năng thanh khoản của ngân hàng” (Analyzing banking Risk, The Wold Bank, 1999)
Hai nhà kinh tế Sauders và Lange định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập
dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện cả về số lượng và thời hạn” (Financial Institutions Management – A Modern Prepective, 2002)
Ở Việt Nam theo thông tư số 02/2013/TT–NHNN của ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro
và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng như sau:
- Rủi ro tín dụng xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, khi người
đi vay trễ hẹn hoặc trường hợp xấu hơn là không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy
đủ theo hợp đồng đã ký kết, bao gồm cả vốn gốc hoặc lãi phát sinh Hiểu theo nghĩa rộng hơn thì rủi ro tín dụng sẽ xuất hiện trong các mối quan hệ, khi ngân hàng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác có liên quan
- Rủi ro tín dụng là một yếu tố mang tính khách quan Vì vậy, rủi ro tín dụng không thể nào tránh khỏi, nó luôn tồn tại song hành cùng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng và chỉ có thể có những giải pháp phòng ngừa và hạn chế các tác động chứ không thể loại trừ
Trang 182.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Tùy theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu mà rủi ro tín dụng được phân loại theo nhiều cách khác nhau Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được phân thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục
Hình 2.1: Các loại rủi ro tín dụng 2.1.2.1 Rủi ro giao dịch
Đây là một hình thức của rủi ro tín dụng có nguyên nhân phát sinh từ những hạn chế trong quá trình giao dịch và đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ
- Rủi ro lựa chọn là loại rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án cho vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay
- Rủi ro đảm bảo là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo
Rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch
Rủi ro
lựa chọn
Rủi ro bảo đảm
Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro danh mục
Rủi ro nội tại
Rủi ro tập trung
Trang 19- Rủi ro nghiệp vụ xuất hiện trong công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề
- Rủi ro tập trung là những trường hợp khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng hay cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
2.1.2.3 Quy trình phát sinh rủi ro tín dụng
Khi khách hàng vay vốn gặp khó khăn, khả năng thanh toán suy giảm, dẫn đến thất thoát vốn, phá sản, không khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng, khi đó, rủi ro tín dụng sẽ xảy ra Có bốn trường hợp đối với nợ lãi và nợ gốc: Đó là không thu được lãi, không thu được vốn, không thu đủ lãi và không thu đủ vốn cho vay
Không thu được lãi đúng hạn, nguy cơ rủi ro chỉ ở mức thấp và chỉ cần đưa vào mục phát sinh lãi treo Trong trường hợp ngân hàng không thu được lãi thì sẽ có khoản mục phát sinh lãi treo đóng băng Còn khi không thu đủ vốn cho vay, ngân hàng sẽ có khoản nợ khó đòi Và nợ quá hạn sẽ phát sinh khi không thu được vốn
Trang 20Hình 2.2: Quá trình phát sinh rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại
2.1.3 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu các chỉ tiêu dùng
để đánh giá rủi ro tín dụng Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất về các chỉ tiêu này Ví dụ như Kargi (2011) đã dùng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ giữa tổng dư nợ chia cho tổng vốn huy động để đo lường mức độ tác động của rủi ro tín dụng; Samuel và các cộng sự (2012) thì lại dựa vào tỷ lệ xóa nợ ròng, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lợi nhuận trước dự phòng trên tổng dự nợ Như vậy, từ những trích dẫn trên có thể thấy rằng có rất nhiều cách để đánh giá đo lường rủi ro tín dụng Việc lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp nào là dựa vào quan điểm của người nghiên cứu và dựa vào cơ sở
dữ liệu có thể thu thập được của quốc gia thực hiện nghiên cứu Sau đây tác giả xin trình bày các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng:
Khách hàng không khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Không thu đủ vốn cho vay
Phát sinh
nợ khó đòi
Rủi ro tín dụng
Trang 21• Tỷ lệ nợ quá hạn
Theo thông tư 02/2013/TT–NHNN: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” Trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam các khoản nợ quá hạn được phân chi thành bốn nhóm theo thời gian:
- Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày: Nợ cần chú ý
- Nợ quá hạn từ 90 đến180 ngày: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày: Nợ nghi ngờ
- Nợ quá hạn trên 360 ngày: Nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ giữa các khoản nợ quá hạn và tổng dự nợ cho vay của một ngân hàng ở một thời điểm nhất định Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng, cho thấy khả năng thu hồi vốn đối với các khoản cho vay của ngân hàng Tỷ
lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại
Trang 22thấp thì hiệu quả hoat động của ngân hàng càng tốt và ngược lại, càng cao thì cho thấy ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro Theo ngân hàng thế giới, tỷ lệ này ở dưới mức 5% là có thể chấp nhận được
• Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR (Captial Adequacy Ratios) được xác định bằng tỷ số giữa vốn tự có trên tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi, trong đó vốn tự có bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có
Tổng tài sản "Có" rủi ro quy đổi x 100%
Tỷ lệ này còn được gọi là hệ số kiểm soát tín dụng, phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng thương mại Đây là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng Trước yêu cầu tăng cường độ quản lý rủi ro, ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 36/2014/TT–NHNN, quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải duy trì ở mức 9%
Trang 23• Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để
dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản nợ (từ nhóm 2 trở lên) của ngân hàng Do đó, khi một ngân hàng có tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cao nghĩa là ngân hàng đang có các khoản nợ xấu, có khả năng chuyển thành các khoản
nợ mất vốn Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng được tính theo công thức:
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập
Tổng dư nợ x 100%
2.1.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và có thể phân chia chúng thành
ba nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
2.1.4.1 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng
Do quy trình cho vay của ngân hàng chưa rõ ràng chặt chẽ, không đủ thông tin
để thực hiện phân tích đánh giá khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng dẫn đến việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, đồng thời xác định sai điều kiện vay và khả năng trả nợ của khách hàng
Định hướng chính sách tín dụng quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận nên các ngân hàng đã chấp nhận rủi ro cao, dẫn đến việc cho vay quá mức, tập trung vào một số doanh nghiệp hoặc một số ngành nghề nhất định, làm xuất hiện rủi ro tiềm
ẩn
Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng và các điều kiện cho vay Một số cán bộ bị tha hóa, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, để xảy ra các khoản cho vay kém chất lượng Ngoài ra, còn do bản thân cán bộ tín dụng không đủ năng lực phân tích và thẩm định tín dụng, không đánh giá đúng độ rủi ro của các khoản cho vay, dẫn đến sai lầm trong quá trình ra quyết định cho vay
Trang 24Cuối cùng là việc thiếu giám sát và quản lý dòng vốn sau cho vay nên phía ngân hàng đã không sớm phát hiện những khách hàng sử dụng vốn sai mục đích làm tăng nguy cơ không trả được vốn vay
2.1.4.2 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng
Khách hàng là cá nhân: Do các nguyên nhân bất ngờ xảy ra: Mất việc, tai nạn hoặc xảy ra biến cố trong cuộc sống dẫn đến nguồn hoàn trả nợ chính từ thu nhập
cơ bản bị mất hoặc suy giảm
Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp: Do việc quản lý dòng vốn kinh doanh không hợp lý, kinh doanh liên tục thua lỗ, hàng hóa không tiêu thụ được dẫn đến việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, thất thoát, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng
Bên cạnh đó, còn có thể kể đến một số nguyên nhân khác như: Khách hàng không thiện chí trong việc trả nợ; lừa đảo chiếm dụng vốn thông qua việc thành lập các công ty ma, các phương án kinh doanh sản xuất giả, các giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo,…
2.1.4.3 Nhóm nguyên nhân khách quan đến từ môi trường bên ngoài
Rủi ro tín dụng không chỉ xảy ra do nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và khách hàng, mà nó còn do những nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài tác động vào Những nguyên nhân này thường xuất hiện đột ngột, khó kiểm soát, gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Một số có thể kể đến như:
- Do các biến cố bất ngờ xảy ra với thiệt hại lớn như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, hỏa hoạn gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, làm gia tăng áp lực trả nợ và thậm chí là phá sản
- Khi nền kinh tế đang rơi vào chu kỳ suy thoái, việc sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thu hẹp hoặc đình trệ, dẫn tới thua lỗ, khiến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn
Trang 25- Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên thế giới đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt Điều này nghĩa là các công ty và doanh nghiệp có nguy
cơ thua lỗ và bị đào thải theo quy luật thị trường, khiến cho công ty doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng có khả năng không trả được nợ vay
- Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước, môi trường pháp lý hay chính sách quản lý kinh tế chưa hoàn toàn đồng bộ cũng là một trong số những nguyên nhân khách quan
Từ những trình bày kể trên có thấy các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng vô cùng đa dạng Nhưng dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan, từ phía ngân hàng hay phía khách hàng thì chung quy nó đều dẫn đến cùng một hậu quả là việc khách hàng không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng theo hợp đồng
đã ký kết Chính việc xem xét và phân định rõ ràng các nguyên nhân này sẽ phần nào giúp các ngân hàng tìm ra những biện pháp thích hợp để phòng ngừa, hạn chế tác động của rủi ro tín dụng
2.1.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng
2.1.5.1 Đối với ngân hàng
Bên cạnh việc gây các khoản nợ khó đòi, rủi ro tín dụng còn làm tăng thêm các chi phí như chi phí quản lý, trích lập dự phòng rủi ro, giám sát, thu nợ… cao hơn nhiều so với khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất nợ quá hạn Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền gửi huy động dù không thu được đầy đủ vốn gốc và lãi của các khoản mình cho vay Do đó chẳng những một khoản tiền lãi không được sinh thêm mà phần vốn còn bị thâm hụt, làm cho lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị giảm đáng kể
Trong thực tế, khi không thu hồi được các khoản nợ của khách hàng sẽ làm cho vòng quay vốn của ngân hàng bị mất cân đối, ngân hàng mất dần khả năng thanh toán cho các khoản tiền gửi huy động Lúc này, rủi ro tín dụng đã gián tiếp gây nên rủi ro thanh khoản, dễ dẫn đến sự sụp đổ của một ngân hàng, thậm chí là cả toàn hệ thống
Trang 26Mặt khác, đối với những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn quá cao, khi thông tin này bị lộ ra bên ngoài thì uy tín của ngân hàng đó trên thị trường tài chính chắc chắn bị suy giảm Người dân tất yếu sẽ không còn lòng tin vào khả năng quản
lý của ngân hàng Và đây là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh, tranh giành thị trường và khách hàng, đẩy ngân hàng tiến tới bờ vực phá sản hoặc sáp nhập
2.1.5.2 Đối với khách hàng
Đối với những khách hàng không có đủ khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì uy tín của họ trong lĩnh vực kinh tế đã giảm Chính vì điều này, nếu họ đang trong điều kiện không thuận lợi, muốn vay thêm vốn thì họ hầu như không còn cơ hội, kể cả là những nguồn khác trong nền kinh tế do uy tín đã bị mất
Ngoài ra, khi rủi ro tín dụng xảy ra nhiều, cơ hội tiếp cập vốn vay của các khách hàng khác cũng sẽ bị hạn chế hơn Nếu khách hàng không trình bày được phương án sử dụng vốn vay hợp lý, rõ ràng, đa phần khách hàng không thể nào vay được Bởi vì lúc này, các ngân hàng đã phải thắt chặt quy trình tín dụng, khiến cho thủ tục cấp vốn ngày một phức tạp, tốn nhiều thời gian
2.1.5.3 Đối với nền kinh tế
Ngân hàng là cầu nối giữa nơi thừa vốn và thiếu vốn trong nền kinh tế Do đó,
dù ít hay nhiều thì rủi ro tín dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế
Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, cơ hội tiếp cận vốn bị hạn chế làm cho các khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh, trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế Thậm chí, chỉ cần rủi ro tín dụng xảy ra ở một ngân hàng và làm cho ngân hàng đó gặp khó khăn thì cũng sẽ làm ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế
Trang 272.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng
để tạo ra những kết quả đầu ra đó Biến số đầu vào có thể là vốn, nhân lực, kỹ thuật công nghệ, tài nguyên thiên nhiên… Biến số đầu ra là các kết quả kinh tế như sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận…
Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, hiệu quả hoạt động là khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đã có để đạt được kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất – tức là tối thiểu hóa chi phí Ngoài ra, đây còn là yếu tố quyết định trực tiếp đến vấn đề tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng Bởi khi ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả thì mới có thể tạo ra nhiều lợi nhuận từ
đó nâng cao chất lượng, thu hút khách hàng Vì vậy các ngân hàng thương mại luôn coi hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu quan trọng hàng đầu
Hiện nay trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại rất đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xem xét theo những khía cạnh khác nhau Như PGS.TS Trương Quang Thông (2012) định nghĩa thì: “Hiệu quả hoạt động của ngân hàng là kết quả lợi nhuận do hoạt động kinh doanh ngân hàng mang lại trong một thời gian nhất định” Và trong luận văn này, hiệu quả hoạt động kinh doanh của chín ngân hàng TMCP niêm yết sẽ được tác giả nghiên cứu dưới khía cạnh lợi nhuận và khả năng sinh lời được tạo ra bởi chín ngân hàng này
2.2.2 Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Các chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Trang 28• Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản dùng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản Có Nói cách khác, chỉ tiêu này thể hiện một đồng tài sản Có sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã loại bỏ tác động của thuế
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản =Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản x 100%
ROA cao cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả cũng như thể hiện ngân hàng
có cơ cấu tài sản Có hợp lý, sự điều động thích hợp giữa các hạng mục trên tài sản
Có trước những biến động của nền kinh tế Ngược lại, ROA thấp là kết quả của một chính sách đầu tư, cho vay không hợp lý hoặc do chi phí hoạt động khác của ngân hàng quá cao
ROA còn là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, giúp các nhà quản trị nhìn thấy được khả năng sử dùng tài sản Có để tạo ra lợi nhuận và xây dựng cấu trúc tài sản Có hợp lý
• Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là tỷ số quan trọng, cho thấy hiệu quả đầu
tư vốn của các cổ đông ngân hàng Nói một cách rõ ràng hơn, chỉ tiêu này cho biết
từ một đơn vị vốn mà chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu =Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu x 100%
ROE cao thể hiện vị thế bền vững và an toàn của ngân hàng Điều này cho thấy ngân hàng đang sử dụng hiệu quả đồng vốn cổ đông, hài hòa cân đối giữa dòng vốn đi vay và vốn chủ sở hữu, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh trong việc mở
Trang 29rộng quy mô hoạt động Ngược lại, ROE thấp cho thấy ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, không hấp dẫn các nhà đầu tư rót vốn vào ngân hàng
• Lý giải việc lựa chọn ROA làm chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động
kinh doanh trong bài nghiên cứu
Hai chỉ số ROA và ROE đều có những đặc điểm riêng của nó Điểm khác nhau cơ bản của chúng là: ROA thường được các nhà quản lý, điều hành tham khảo, còn ROE thường được các nhà đầu tư phân tích so sánh Điểm mạnh của ROA chính là thể hiện được tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong hoạt động kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Còn trong khi đó, ROE lại là chỉ tiêu quan trọng nhất với các cổ đổng, cho biết khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông, thường được các nhà đầu tư phân tích so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi ra quyết định nên mua cổ phiếu nào
Và trong bài luận văn này, đứng trên giác độ là một nhà quản lý ngân hàng, tác giả xin được chọn chỉ tiêu ROA để làm đại diện chính, dùng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh bởi nó phù hợp với tính chất của bài nghiên cứu: Xem xét, so sánh phần lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP niêm yết Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, các ngân hàng thương mại cổ phần phải đạt được mức vốn tối thiểu khi niêm yết, nên ROE có thể sẽ không phản ánh chính xác sự khác biệt trong khả năng sinh lời ở mỗi ngân hàng
2.3 Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng thương mại
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Tuy đa số các nghiên cứu đều đi đến kết quả: Rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhưng bên cạnh đó vẫn có một vài nghiên cứu chỉ ra
Trang 30được những tác động tích cực và một vài nghiên cứu chứng minh rằng rủi ro tín dụng không có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM
• Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Ramlall (2009) đã tìm thấy các yếu tố bên trong và bên ngoài, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại Đài Loan trong giai đoạn nghiên cứu từ 2002 đến
2007 Trong đó, rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời, cứ 1% tăng lên của rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến việc giảm 94% tỷ suất sinh lợi Điều này cũng đồng nghĩa nếu ro tín dụng tăng, tỷ suất sinh lời chắn chắn sẽ giảm
Alper và Anbar cũng tiến hành tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của 10 ngân hàng thương mại tại Thổ Nhĩ kỳ trong chín năm từ 2002 đến 2010 thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định FEM Trong số các kết quả thu được sau cùng cho thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản – hệ số rủi ro tín dụng
có tác động tiêu cực và có mức ý nghĩa đến lợi nhuận của ngân hàng, thể hiện thông qua biến ROA
Kargi (2011) đã nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng ở Nigeria với mẫu dữ liệu được lấy trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2008 từ các báo cáo thường niên Bằng phương pháp hồi quy, kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ; tổng dư nợ/tổng vốn huy động đều có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) và có ý nghĩa thống kê Tác động này là ngược chiều, bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ cho vay, nợ xấu và các khoản tiền gửi
Oke và các cộng sự (2012) cũng đã một lần nữa thực hiện lại nghiên cứu này tại quốc gia Nigeria Họ sử dụng dữ liệu thu thập từ 5 ngân hàng được chọn trong khoảng thời gian 11 năm (từ 2000 đến 2010) Và trong bài nghiên cứu này, ROA được sử dụng như một lý thuyết truyền thống để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh và ba biến đo lường rủi ro tín dụng là nợ xấu/tổng dư nợ, tổng dư nợ/tổng tiền gửi, và dự phòng rủi ro tín dụng/nợ quá hạn Hồi quy dữ liệu bảng đã được dùng để ước lượng tác động của rủi ro tín dụng lên hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trang 31của các ngân hàng Kết quả cho thấy khi tỷ lệ nợ xấu và tổng dự nợ/tổng tiền gửi tăng 100% sẽ làm ROA giảm tương ứng là 6.2% và 0.65% Trong khi đó tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng lại tác động tích cực đến ROA: Khi tỷ lệ này tăng 100% sẽ làm ROA tăng 9.6%
Afriyie và Akotey (2013) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng
và lợi nhuận của các ngân hàng nông thôn vùng Brong Ahafo ở Ghana Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính thường niên của 10 ngân hàng trong vòng 5 năm (2006 – 2010) Biến đại diện cho lợi nhuận được sử dụng là ROA; biến đo lường tác động quản lý rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR Dữ liệu bảng sau khi hồi quy đã cho thấy một kết quả trái ngược với lý thuyết: Khi nợ xấu cao thì vẫn có thể đạt được lợi nhuận tốt
Kaaya và Pastory (2013) đã tiến hành phân tích tác động của rủi ro tín dụng lên hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc hồi quy dữ liệu bảng có sử dụng biến kiểm soát là quy mô ngân hàng Mẫu nghiên cứu được lấy trong giai đoạn 2005 đến
2011 ở Tanzania thông qua 11 ngân hàng thương mại Kết quả thu được cho thấy biến kiểm soát quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và mô hình hồi quy giải thích được 64% tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận Điều này đồng nghĩa khi rủi ro tín dụng càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng thấp
Abbas và các cộng sự (2014) đã thực nghiệm nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng (ba biến giải thích là tỷ lệ nợ xấu, tổng dư nợ/tổng tiền gửi và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng) lên hiệu quả hoạt động hệ thống ngân hàng – biến ROA tại Pakistan trong giai đoạn từ 2006 đến 2011 Kết quả quả hồi quy cho thấy rủi ro tín dụng hoàn toàn có tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động ngân hàng Cụ thể khi tỷ lệ nợ xấu, tổng dư nợ/tổng tiền gửi và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng 1% sẽ làm cho ROA giảm lần tương ứng là 1.6%, 3% và 9%
Abiola và Olausi (2014) đã tìm hiểu tác động của quản lý rủi ro tín dụng (biến
đo lường là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR) đến hiệu quả hoạt động
Trang 32kinh doanh (biến đo lường là ROA) tại bảy ngân hàng của Nigeria trong bảy năm từ năm 2005 đến 2011 Mô hình hồi quy đã cho kết quả trái với kỳ vọng: Tỷ lệ nợ xấu
có tác động tích cực đến ROA ở mức ý nghĩa 1% Trong khi đó, biến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lại không có ý nghĩa về mặt thống kê
Gizaw và các cộng sự (2015) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhóm ngân hàng thương mại Ethiopia Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ tám ngân hàng thương mại Ethiopia trong 10 năm từ 2003 đến 2012 Biến phụ thuộc tác giả sử dụng để đo lường lợi nhuận là biến tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và các biến độc lập bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR, tỷ lệ cho vay/vốn huy động Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tích cực và tỷ lệ cho vay/vốn huy động không có ý nghĩa
Kayode và các cộng sự (2015) tìm hiểu tác động của rủi ro tín dụng lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria Dữ liệu bảng hồi quy được thu thập từ sáu ngân hàng trong 14 năm từ 2000 đến 2013 Nghiên cứu này cũng sử dụng tỷ lệ
nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và hệ số rủi ro tín dụng để ước lượng cho rủi
ro tín dụng Hiệu quả hoạt động kinh doanh thì được đại diện bởi ROA Thông qua hồi quy mô hình các tác động ngẫu nhiên REM cho ra kết quả: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ
dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực và hệ số rủi ro tín dụng có tác động tích cực lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Nigeria
Norman và các cộng sự (2015) đã tiến hành đo lường tác động của rủi ro tín dụng lên lợi nhuận của 18 ngân hàng ở Bangladesh từ 2003 đến 2013 Kết quả thu được khá là bất ngờ sau khi hồi quy dữ liệu bằng mô hình tác động ngẫu nhiên REM, GLS và GMM Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng luôn tác động nghịch chiều với ROA làm giảm lợi nhuận; việc tuân thủ hệ số CAR của Basel II không có tác động đến ROA
Trang 33• Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Phạm Hữu Hồng Thái (2013) công bố trình nghiên cứu về tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của 34 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong tám năm từ 2005 đến 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có ý nghĩa và ảnh hưởng tiêu cực lên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng hoàn toàn gây ra tác động tiêu cực đến lợi nhuận
Võ Bảo Mai Trâm (2013) đã phân tích yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tám ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam từ 2007 đến 2012 Từ mô hình hồi quy, Võ Bảo Mai Trâm thu được kết quả là biến tỷ lệ tổng dự nợ/tổng tài sản không có ý nghĩa thống kê, đồng nghĩa với việc nó không có tác động đến ROA
2.4 Ý nghĩa của việc phân tích tác động rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Với vai trò là trung gian tài chính trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại nhận vào mình rất nhiều loại rủi ro Trong số đó, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bởi lẽ phần lớn nguồn thu nhập của ngân hàng đến từ lợi tức thu được thông qua hoạt động tín dụng – cho vay Mức độ rủi ro tín dụng càng cao thì khả năng ngân hàng phải đối mặt với khủng hoảng tài chính càng lớn và ngược lại
Do vậy, việc phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại sẽ phần nào giúp các nhà quản trị có một cái nhìn tổng quan hơn về tác động của nó Để từ đó, họ có thể đề ra các biện pháp hạn chế tác động rủi ro tín dụng, góp phần giúp các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động, vừa thu được nguồn lợi nhuận lớn từ hoạt động tín dụng, đồng thời hạn chế được những thiệt hại về vốn, tài sản do rủi ro tín dụng gây ra Ngoài ra, hạn chế rủi ro tín dụng còn góp phần ổn định kinh tế xã hội, bởi vì chỉ cần một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ dễ dàng gây ra “hiệu ứng domino” ảnh hưởng đến toàn
hệ thống ngân hàng và toàn xã hội
Trang 342.5 Đóng góp mới của đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại, cả ở Việt Nam và thế giới đều đã có nhiều nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều chỉ dừng lại ở việc xem xét
mà chưa thực sự đề ra được những giải pháp cần có Chính vì vậy, ở bài nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam, tác giả sẽ đi vào tìm hiểu rõ những tác động của nó, nhằm tìm ra nguyên nhân cốt lõi để từ đó có thể đưa các khuyến nghị hiệu quả, khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP
Ngoài ra, có thể kể đến, điểm mới và giá trị nổi bật của đề tài chính là việc phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng các
số liệu thực tế và lý giải được các kết quả của mô hình nghiên cứu trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu
Trang 35KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 1, tác giả đã đưa ra những khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng
và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Trong đó, tác giả
đã nêu bật lên các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu trước đây trên thế giới
Tiếp nối chương 1, ở chương 2 này, tác giả cũng đã trình bày, tóm tắt các nghiên cứu được thực hiện trước đây về đề tài này Kết quả của tác động là tiêu cực hay tích cực thì vẫn chưa được thống nhất, vì điều này còn tùy thuộc vào điều kiện đặc thù của mỗi nền kinh tế và trong từng giai đoạn nghiên cứu nhất định
Trang 36CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
Chương 2 đã trình bày rõ ràng những khái niệm về rủi ro tín dụng, hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Đây chính là nền tảng lý thuyết cần phải có, để từ đó mới có thể đi sâu vào tìm hiểu thực tế ở chương 3: Thực trạng tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam
Và trong chương 3 này, tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết thông qua một số chỉ tiêu chính về quy
mô nguồn vốn hoạt động, các hoạt động tín dụng và lợi nhuận Kết quả thu được, sẽ được tác giả dùng để đưa ra những nhận xét chân thật nhất và những đánh giá chính xác nhất về tác động của rủi ro tín dụng lên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2014
3.1 Sơ lượt về các ngân hàng TMCP niêm yết
Hiện tại, ở Việt Nam có 37 ngân hàng thương mại cổ phẩn Tuy nhiên, trong
số đó chỉ có chín ngân hàng hội đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để được niêm yết trên thị trường chứng khoán Chín ngân hàng TMCP niêm yết này sẽ được tác giả dùng làm mẫu cho nghiên cứu của mình trong giai đoạn từ 2006 đến
2014 Cụ thể là: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank – VCB), ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank – CTG), ngân hàng TMCP Quân Đội (MBbank – MBB), ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank – EIB), ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – STB), ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BID), ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB)
Sau đây là tóm tắt một số thông tin chính về các ngân hàng TMCP niêm yết:
Trang 37Bảng 3.1: Tóm tắt một số thông tin chính về chín ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam
TÊN NGÂN
HÀNG
NGÀY NIÊM YẾT
SÀN NIÊM YẾT
TỔNG TÀI SÀN 31/12/2014 (TỶ ĐỒNG)
VỐN ĐIỀU LỆ 31/12/2014 (TỶ ĐỒNG)
3.2.1 Về quy mô tổng tài sản
Xét về mặt tổng thể, các ngân hàng TMCP niêm yết có xu hướng tăng quy mô tổng tài sản của mình trong thời gian qua từ 2006 đến 2014
Trang 38Bảng 3.2: Tổng tài sản của chín ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của chín ngân hàng TMCP niêm yết
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy Vietinbank là ngân hàng có quy mô tài sản phát triển nhanh nhất so với các ngân hàng đã cổ phần hóa Cụ thể, trong hai năm
2008 và 2009, Vietinbank có tổng tài sản thấp nhất so với BID và Vietcombank Tuy nhiên, khi bước sang năm 2010, Vietinbank đã tăng tổng tài sản của mình hơn 51%, vượt qua cả BID và Vietcombank, trở thành ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất với 367,712 tỷ đồng và tiếp tục giữ vững vị trí trong những năm tiếp theo
và ở mức 661,131 tỷ đồng vào cuối năm 2014
ACB và Eximbank là hai ngân hàng có quy mô tài sản tương đối lớn, có tốc độ tăng trưởng tài sản cao trong giai đoạn từ 2006 đến 2011 Nhưng đến năm 2012 –
Trang 392014, tài sản của hai ngân hàng này bị sụt giảm mạnh, trong đó đáng chú ý hơn cả
là ngân hàng ACB đã bị giảm khoảng 40% giá trị tài sản của mình Lý do giải thích cho điều này là bên cạnh việc bị ảnh hưởng bởi vụ án của ông Nguyễn Đức Kiên, ACB đã ngừng huy động vàng và tất toán một lượng lớn chứng chỉ tiền gửi vàng theo quy định của ngân hàng Nhà nước
Tính đến thời điểm 31/12/2014 đứng đầu về tổng tài sản vẫn là Vietinbank với
660 nghìn tỷ đồng Tuy nhiên ngân hàng BID với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao nhất trong ba năm trở lại đây là 18%, đã gần đuổi kịp Vietinbank với tổng tài sản đạt 655 nghìn tỷ đồng
Nhận xét chung, quy mô tài sản giữa các ngân hàng trong khối niêm yết này
có sự chênh lệch khá cao Trong đó Vietinbank, BID và Vietcombank là ba ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong số chín ngân hàng niêm yết với tổng tài sản hơn 500,000 tỷ, các ngân hàng còn lại đều có tổng tài sản nhỏ hơn 200,000 tỷ
3.2.2 Về quy mô vốn chủ sở hữu
Cùng với đà tăng trưởng quy mô tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng TMCP niêm yết ở Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng khá ấn tượng Trong đó phải kể đến: Eximbank (2008), SHB (2012), Vietcombank (2012), Vietinbank (2013)
Năm 2008, sau hai đợt phát hành cổ phiếu, Eximbank ngoài việc nâng vốn điều lệ thì cũng đã góp phần làm cho quy mô vốn chủ sở hữu của mình tăng lên đáng kể, gấp hai lần so với năm 2007 Tính đến cuối năm 2008, Eximbank trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong số các ngân hàng niêm yết, với lượng vốn chủ sở hữu là 12,526 tỷ đồng, vượt lên trên cả Vietinbank: 12,336 tỷ đồng và Vietcombank: 12,163 tỷ đồng
Trang 40Bảng 3.3: Quy mô vốn chủ sở hữu của chín ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2006 – 2014
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của chín ngân hàng TMCP niêm yết
Tương tự như Eximbank, Vietcombank (2012) và Vietinbank (2013) cũng đã
có các đợt phát hành cổ phiếu Việc phát hành cổ phiếu này đã góp phần làm tăng đáng kể vốn chủ sở hữu của Vietcombank và Vietinbank, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo sau Và cũng trong năm 2012, sau khi sáp nhập thành công với ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, SHB cũng chính thức nâng vốn chủ sở hữu của mình lên 9,506 tỷ đồng, trở thành một trong những ngân hàng TMCP niêm yết có vốn chủ sở hữu tương đối lớn
Đến hết năm 2014, đa số các ngân hàng TMCP niêm yết đều đạt được quy mô vốn chủ sở hữu lớn hơn 10,000 tỷ đồng Trong đó, Vietinbank đang dẫn đầu với quy