1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chiến lược Phát triển nguồn nhân lực (giảng viên) Trong trường đại học hoặc cao đẳng công lập - Trường Cao đẳng Sơn La

56 739 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 520 KB

Nội dung

Từ nhận thức đó, để xây dựng nguồn nhân lực ngành giáo dục mà cụ thể làgiảng viên cho các trường đại học, cao đẳng ngày càng trở nên cấp thiết, chính vì vậy mà nhóm tác giả đã chọn đề tà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Nhóm 3 – Lớp QLKT 2 - K21 Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế.

TIỂU LUẬNMôn: Quản lý Nhà nước về Kinh tế

Tên đề tài: Hoàn thiện chiến lược Phát triển nguồn nhân lực (giảng viên) Trong trường đại học hoặc cao đẳng công lập - Trường Cao đẳng Sơn La

Người hướng dẫn: PGS TS Phan Huy Đường

Thành viên nhóm 3:

19 Đinh Thị Nhung

Hà Nội, tháng 4 năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

3.1 Đ ỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5

3.2 P HẠM VI NGHIÊN CỨU 6

3.3 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

3.4 B Ố CỤC ĐỀ TÀI 6

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC 6

1 VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7

2 NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ, LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 7

2.1 Cơ sở pháp lý 7

2.2 Cơ sở lý luận 9

2.2.1.Một số khái niệm về phát triển nguồn nhân lực 9

2.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực 10

2.2.3 Đặc điểm nguồn nhân lực trong ngành giáo dục 10

2.2.4 Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục 11

2.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA 14

1 BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 14

2 BỐI CẢNH NGÀNH GIÁO DỤC 15

3 BỐI CẢNH TỈNH SƠN LA 18

3.1 Dân số 19

3.2 Điều kiện tự nhiên 19

3.3 Tình hình kinh tế - xã hội 20

3.4 Tình hình giáo dục và đào tạo 21

3.5 Những đối tác, quan hệ cơ bản và xu thế phát triển của nhà trường 22

3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực 25

Trang 3

3.6.1 Các nhân tố bên ngoài trường 25

3.6.2 Các nhân tố bên trong trường 26

4 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA 26

4.1 Quá trình thành lập trường Cao đẳng Sơn La 26

4.2 Hiện trạng cơ sở vật chất 27

4.3 Về đào tạo 28

5 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 32

5.1 Hiện trạng cơ cấu tổ chức Trường 32

5.2 Hiện trạng đội ngũ giảng viên, nhân viên (tính đến 31/7/2011) 34

5.3 Công tác phát triển nguồn nhân lực 35

CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 37

1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 37

1.1 Quan điểm phát triển 37

1.2 Mục tiêu phát triển đến năm 2020 37

2 GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 38

2.1 Các giải pháp về đào tạo 38

2.2 Các giải pháp phát triển phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên 39

2.2.1 Giải pháp phát triển số lượng, cơ cấu giảng viên 40

2.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, giảng viên 40

2.2.3 Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy cán bộ, giảng viên 41

3 CÁC GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ 42

4 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT 44

5 CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ 44

6 CÁC GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH 45

7 CÁC GIẢI PHÁP TR ONG TÂM 46

CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN 46

1 CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC 46

1.1 Chương trình 1: Đánh giá, cải tiến các chương trình đào tạo hiện hành 46

1.2 Chương trình 2: Mở các ngành, nghề đào tạo mới 47

1.3 Chương trình 3: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 47

1.4 Chương trình 4: Xây dựng đội ngũ giảng viên 48

Trang 4

1.5 Chương trình 5: Xây dựng, cải tạo và mở rộng trường 48

1.6 Chương trình 6: Công tác học sinh, sinh viên 49

2 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 50

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH 51

3.1 Tổ chức thực hiện 51

3 2 Hệ thống chỉ số kiểm tra 51

3 3 Các mốc đánh giá và điều chỉnh Chiến lược 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

1 K ẾT LUẬN 52

2 K IẾN NGHỊ 54

2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 54

2.2 Đối với UBND tỉnh Sơn La 54

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn Đề tài

Vấn đề nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt đốivới một tổ chức Nguồn nhân lực là nguyên nhân của thành công hay thất bại trongcác hoạt động của tổ chức Điều đó đặt ra cho tất cả các tổ chức, trong đó có ngànhgiáo dục, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, làm thế nào nângcao năng lực, động cơ người lao động giúp cho tổ chức phát triển

Trong những năm qua mặc dù ngành giáo dục đã tăng cả số lượng, chất lượng

và sự thay đổi về cơ cấu, nhưng với yêu cầu cao của phát triển kinh tế - xã hội thìnguồn nhân lực của ngành giáo dục còn nhiều bất cập, chất lượng nguồn nhân lựccủa ngành giáo dục còn chưa cao so với đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội, cơcấu còn thiếu cân đối giữa các bậc học và giữa các vùng, cơ chế sắp xếp còn chưaphù hợp Vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực trong ngành giáo dục là hết sức quantrọng và cần thiết

Từ nhận thức đó, để xây dựng nguồn nhân lực ngành giáo dục mà cụ thể làgiảng viên cho các trường đại học, cao đẳng ngày càng trở nên cấp thiết, chính vì

vậy mà nhóm tác giả đã chọn đề tài “ Hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực (giảng viên) trong trường đại học hoặc cao đẳng công lập” được áp dụng vàothực tế là trường Cao đẳng Sơn La làm mục tiêu nghiên cứu, nhằm góp phần giảiquyết vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác phát triển nguồnnhân lực trong ngành giáo dục

- Phân tích thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực của trường Cao đẳngSơn La thời gian qua

- Đề xuất những giải pháp, chiến lược và các chương trình hành động cụ thể

để phát triển nguồn nhân lực của trường Cao đẳng Sơn La trong thời gian tới

Trang 6

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháttriển nguồn nhân lực cán bộ quản lý, Giảng viên trong trường Cao đẳng Sơn La

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát

triển nguồn nhân lực Giảng viên

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu Hoàn thiện công tác phát triển nguồn

nhân lực Giảng viên của Trường Cao đẳng Sơn La

- Về thời gian: Các giải pháp được dề xuất theo các chương trình hành động

cụ thể để hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Trường giaiđoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích so sánh, điều tra,khảo sát và các phương pháp khác

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và công tác phát triển nguồn nhân lực

Giảng viên Trường Cao đẳng Sơn La

Chương 3: Quan điểm phát triển và Đề xuất giải pháp cụ thể để phát triển

nguồn nhân lực của trường Cao đẳng Sơn La giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030

Chương 4: Tổ chức thực hiện phát triển nguồn nhân lực Giảng viên.

Trang 7

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC

1 VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

GIẢNG VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Vấn đề nhân lực và phát triển nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt với hoạtđộng của mọi tổ chức ở bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào trong xã hội Một nguồnnhân lực giỏi, tâm huyết sẽ đem lại thành công ngược lại một nguồn nhân lực yếukém sẽ mang tới những thất bại cho tổ chức Do đó làm thế nào để phát triển nguồnnhân lực trong bối cảnh kinh tế hội nhập phát triển ngày nay là một câu hỏi cần cólời giải đáp?

Trong những năm qua, nguồn nhân lực của ngành giáo dục nói chung và củatrường Cao đẳng Sơn La nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuynhiên để tiến bước vững chắc vào tương lai, nhà trường cần có chiến lược phát triểnnguồn nhân lực cho thời gian tới phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực ngànhgiáo dục giai đoạn 2011-2020 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Chiến lược phát triểnngành giáo dục giai đoạn 2011-2020

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường sẽ trả lời những câu hỏi:Nguồn nhân lực của trường hiện đang ở đâu? Phát triển nguồn nhân lực của trườngbằng cách nào? Và sẽ đo sự tiến đến mục tiêu đó như thế nào?

2 NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ, LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

2.1 Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lầnthứ XI (2011) một lần nữa khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai tròquyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển giáodục - đào tạo là nhu cầu bức thiết để phát triển đất nước;

- Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam, công bố theo Quyết định số38/2005/QH11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dụcnăm 2009 quy định các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó có xây

Trang 8

dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triểngiáo dục;

- Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệtQuy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020;

- Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ2006-2020

- Đề án đổi mới giáo dục đại học Vịêt Nam giai đoạn 2006-2020 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 củaChính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn2006-2020;

- Điều lệ trường cao đẳng, ban hành theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐTngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Kết luận của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghịtriển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầucác trường đại học, cao đẳng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn2011-2020;

- Quyết định số 5521/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 13 tháng 12 năm 2000 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nâng cấp trường Trung học Sư phạm Sơn

La thành trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La;

- Quyết định số 7599/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi tên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La thànhtrường Cao đẳng Sơn La;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII (Nhiệm kỳ 2010-2015);

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường Cao đẳng Sơn La lần thứ XXX (nhiệm

kỳ 2010-2015)

- Đề án khả thi xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La đã được Bộ Giáodục và Đào tạo và UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tháng 06 năm 1996

Trang 9

- Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnhSơn La về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020.

2.2 Cơ sở lý luận

2.2.1.Một số khái niệm về phát triển nguồn nhân lực

a Nhân lực: Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người gồm thể lực, trí lực và

nhân cách của họ được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất

b Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con

người, trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động, bao gồm: thể lực, trí lực, nhâncách của con người đáp ứng một cơ cấu kinh tế - xã hội đòi hỏi

c Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự thay đổi

về cơ cấu, thay đổi về chất lượng của nguồn lực nhân lực theo hướng tiến bộ, đượcbiểu hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ của người lao động để đáp ứng nhucầu ngày càng cao của các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

d Năng lực của người lao động: Năng lực của người lao động là sự tổng hòa

của các yếu tố kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ góp phần tạo ra tính hiệu quảtrong công việc của mỗi người

e Động lực thúc đẩy người lao động: Động lực thúc đẩy chỉ những nỗ lực

cả bên trong lẫn bên ngoài của một con người có tác dụng khơi dậy lòng nhiệt tình

và sự kiên trì theo đuổi một cách thức hành động đã xác định; là những tác độnghướng đích của tổ chức nhằm khích lệ người lao động nâng cao thành tích và giúp

họ hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả

2.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

a Chính sách phát triển giáo dục

Để phát triển nguồn nhân lực giáo dục phải thông qua chính sách phát triểngiáo dục Chính sách phát triển giáo dục xuất phát trên quan điểm, đường lối, chínhsách của nhà nước

Trang 10

b Đầu tư cho giáo dục

Chính sách đầu tư cho giáo dục đóng vai trò then chốt quyết định đến chấtlượng nguồn nhân lực giáo dục Các chính sách đầu tư cho giáo dục như chi ngânsách nhà nước cho giáo dục, dùng cho trả lương, phụ cấp, chi bồi dưỡng, đào tạotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chi trang bị cơ sở vật chất

c Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực ngành giáo dục

Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục cần có cơ chế chính sách thích hợpnhư: chính sách sử dụng, bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực, chính sách tiền lương vàcác chính sách khác, tạo động lực cho nguồn nhân lực giáo dục phát huy tính năngđộng sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thu hút lực lượng lao độngkhác tham gia vào ngành giáo dục

d Các nhân tố thuộc về người lao động

Cán bộ, giảng viên, nhân viên có nhận thức về tầm quan trọng của học tậpnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Nếu nhận thức đúng đắn thì tạo điều kiệnphát triển chất lượng nguồn nhân lực Ngoài ra, năng lực của cán bộ quản lý giáodục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực

2.2.3 Đặc điểm nguồn nhân lực trong ngành giáo dục

a, Bộ phận nguồn nhân lực có học vấn cao nhất

b, Hoạt động của nguồn nhân lực ngành giáo dục mang tính xã hội hoá cao

2.2.4 Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục

Nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực là nâng cao năng lực và nângcao động cơ thúc đẩy làm việc của người lao động

Phát triển về số lượng là sự gia tăng về số lượng của nguồn nhân lực theohướng phù hợp với môi trường và điều kiện hoạt động mới

Sự phát triển về số lượng nguồn nhân lực dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong

Trang 11

như nhu cầu thực tế phải tăng số lượng lao động và những yếu tố bên ngoài như sựgia tăng về dân số.

a Cơ cấu nguồn nhân lực

Cơ cấu nguồn nhân lực là thành phần, tỉ trọng và vai trò của các bộ phậntrong tổng thể nguồn nhân lực

Để xác định cơ cấu nguồn nhân lực phải xuất phát từ mục tiêu của ngànhgiáo dục, từ yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

b Phát triển năng lực của người lao động

Phát triển năng lực là phát triển tổng hòa của các yếu tố kiến thức, kỹ năng,hành vi và thái độ góp phần tạo ra tính hiệu quả trong công việc của mỗi người Cầnphải phát triển năng lực của người lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại vàmục tiêu chiến lược trong tương lai

- Kiến thức của người lao động

Phát triển kiến thức chính là nâng cao trình độ chuyên môn và các kiến thứckhác như: ngoại ngữ, tin học, chính tri, làm cho người lao động có trình độ đáp ứngnhu cầu hiện tại và chiến lược trong tương lai của ngành giáo dục

Người có kiến thức dễ dàng hoàn thành công việc thuộc lĩnh vực chuyên môncủa mình Để phát triển nguồn nhân lực cần phải nâng cao kiến thức của nguồn nhânlực, trang bị cho người lao động những kiến thức mới

- Kỹ năng của người lao động

Phát triển kỹ năng là nâng cao khả năng của con người trên nhiều lĩnh vực đểđáp ứng nhu cầu cao hơn trong nghề nghiệp ở hiện tại hoặc trang bị kỹ năng mới chotương lai

- Hành vi, thái độ của người lao động

Trình độ nhận thức của người lao động được biểu hiện qua thái độ, hành vi

và cách ứng xử trong công việc của họ

Nhận thức của người lao động cho thấy cách nhìn nhận của người đó về vai

Trang 12

trò, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình đối với công việc, điều này sẽ được thể hiện quacác hành vi của họ Nhận thức của người lao động được coi là tiêu chí đánh giá trình

độ phát triển nguồn nhân lực

c Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động

Tạo động lực cho người lao động được hiểu là tất cả các biện pháp của nhàquản lý áp dụng vào người lao động nhằm tạo ra động cơ cho người lao động, sửdụng các biện pháp kích thích về vật chất lẫn tinh thần Nâng cao động lực thúc đẩy

sẽ làm cho người lao động nỗ lực làm việc tốt hơn, tăng năng suất hơn

- Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố vật chất

Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố vật chất là sử dụng yếu tố vật chất đểnâng cao tính tích cực làm việc của người lao động Yếu tố vật chất được hiểu làlương cơ bản, thưởng, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hội

- Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố tinh thần

Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố tinh thần là dùng lợiích tinh thần để nâng cao tính tích cực, khả năng làm việc của người lao động, đó lànhững yếu tố thuộc về tâm lý như: khen, tuyên dương, ý thức thành đạt, sự kiểm soátcủa cá nhân đối với công việc và cảm giác công việc của mình được đánh giá cao,

- Nâng cao động lực thúc đẩy bằng cải thiện điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao sức lựccủa người lao động trong quá trình sản xuất Mỗi một môi trường làm việc, một điềukiện làm việc đã tác động rất nhiều đến người lao động và nó tác động đến họ theonhiều khía cạnh khác nhau

- Nâng cao động lực thúc đẩy bằng sự thăng tiến

Để thúc đẩy người lao động làm việc, ngoài các động lực bằng vật chất, tinhthần, môi trường làm việc thì còn yếu tố quan trọng nữa đó là tạo điều kiện cho sựthăng tiến Đó là sử dụng sự thăng tiến hợp lý để kích thích người lao động

Trang 13

2.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

a Chính sách phát triển giáo dục

Để phát triển nguồn nhân lực giáo dục phải thông qua chính sách phát triểngiáo dục Chính sách phát triển giáo dục xuất phát trên quan điểm, đường lối, chínhsách của nhà nước

b Đầu tư cho giáo dục

Chính sách đầu tư cho giáo dục đóng vai trò then chốt quyết định đến chấtlượng nguồn nhân lực giáo dục Các chính sách đầu tư cho giáo dục như chi ngânsách nhà nước cho giáo dục, dùng cho trả lương, phụ cấp, chi bồi dưỡng, đào tạotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chi trang bị cơ sở vật chất,

c Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực ngành giáo dục

Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục cần có cơ chế chính sách thích hợpnhư: chính sách sử dụng, bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực, chính sách tiền lương vàcác chính sách khác, tạo động lực cho nguồn nhân lực giáo dục phát huy tính năngđộng sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thu hút lực lượng lao độngkhác tham gia vào ngành giáo dục

d Các nhân tố thuộc về người lao động

Cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhận thức về tầm quan trọng của học tập nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Nếu nhận thức đúng đắn thì tạo điều kiện pháttriển chất lượng nguồn nhân lực Ngoài ra, năng lực của cán bộ quản lý giáo dụccũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực

Trang 14

Chương II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO

ĐẲNG SƠN LA

1 BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

- Khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức Tốc độ đổi mới và trình độ ứng dụng tri thức quyết định

sự phát triển của mỗi quốc gia Khoa học và công nghệ trở thành động lực cơ bảncủa sự phát triển kinh tế - xã hội Sự phát triển của khoa học và công nghệ làm thayđổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòihỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao về khoa học vàcông nghệ cho sự phát triển kinh tế - xã hội;

- Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa

là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia.Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nướcphải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ để tăng năng suất laođộng, điều đó tạo ra vị thế mới hết sức quan trọng của giáo dục Giáo dục cho mọingười và giáo dục suốt đời trở thành đòi hỏi và cam kết của các quốc gia

- Công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở

mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong giáo dục Sự phát triển của công

nghệ thông tin, của các phương tiện truyền thông và mạng viễn thông tạo thuận lợicho nền giáo dục đại chúng vừ hội nhập, cho giao lưu và hội nhập văn hoá, nhưngnếu không có sự lãnh đạo và quản lý chặt chẽ thì khó ngăn chặn sự du nhập nhữngvăn hóa phẩm và những tư tưởng độc hại Hiện nay đang diễn ra cuộc đấu tranh gaygắt trong lĩnh vực này, trong đó giáo dục đóng vai trò quyết định để bảo tồn bản sắcvăn hoá dân tộc, ngăn chặn những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh quốc gia

- Nước ta tiếp tục quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhằm thay thế

hoàn toàn nền sản xuất thủ công bằng nền sản xuất dựa trên cơ khí và cơ điện tử, cơcấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng cường công nghiệp và dịch vụ

Trang 15

Tăng GDP/người một cách ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện Việc chủđộng, tích cực hội nhập quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)tạo thuận lợi cho quá trình phát triển giáo dục đào tạo nói riêng và phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước nói chung

- Nước ta tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường Thể chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục hoàn thiện, ngày càng trở nên đồng bộ, baogồm cả thị trường sức lao động Sự đóng góp của giáo dục - đào tạo vào việc nângcao sức canh tranh của nên kinh tế trên cơ sở gia tăng giá trị sức lao động sẽ được thịtrường đánh giá ngày càng chính xác và thừa nhận rộng rãi

- Nước ta đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” Theo dự báo dân số

2009-2049, với phương án mức sinh trung bình, dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệungười vào năm 2019; 102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu người vào năm

2049 Về cấu trúc tuổi và giới tính, Việt Nam đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số

vàng” có nghĩa là cứ 02 hoặc hơn 02 người trong độ tuổi 15-64 gánh 01 người trong

độ tuổi phụ thuộc Thời kỳ này chỉ xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu

học của mỗi quốc gia, vì vậy các chuyên gia cho rằng “cơ cấu dân số vàng sẽ đóng

góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nếu Chính phủ có những chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ”.

2 BỐI CẢNH NGÀNH GIÁO DỤC

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, được Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua, đã chỉ rõ: Pháttriển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục ViệtNam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc

tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý là khâu then chốt

Những năm qua, ngành giáo dục đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo, cán bộquản lý giáo dục và cán bộ phục vụ trong các cơ sở giáo dục ngày càng đông đảo, cóphẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng

Trang 16

được nâng cao Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáodục đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục Cụthể là:

- Sự phát triển đội ngũ giáo viên không theo kịp với sự gia tăng quy mô vàyêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đặc biệt giáo dục nghề nghiệp và giáodục đại học

- Sự phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa gắn kết chặt chẽ vớinhững chính sách đổi mới và chiến lược giáo dục

- Việc đào tạo đội ngũ giáo viên không gắn với nhu cầu tuyển dụng về sốlượng, cơ cấu cấp học, môn học cho giáo dục ở nhiều vùng miền khác nhau dẫn đếntình trạng thừa, thiếu giáo viên ngay trong từng cơ sở giáo dục và ở hầu hết các địaphương

- Chất lượng của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, do vậy việc đổi mớichương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá diễn ra chậm

Những bất cập trên đây có nguyên nhân chủ yếu là ngành giáo dục chưa cóquy hoạch nhân lực giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên để làm cơ sở choviệc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, các cơ sở bồi dưỡng giáo viên, cán

bộ quản lý, đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, đổi mới chính sách cơ chế tuyểndụng, sử dụng đánh giá và đãi ngộ phù hợp

Vì thế, việc quy hoạch nhân lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trongngành giáo dục là một nhiệm vụ cấp thiết Với mục tiêu quy hoạch phát triển nhânlực ngành Giáo dục đến năm 2020 nhằm xác định được nhu cầu về số lượng, cơ cấu

và trình độ nhân lực của ngành, góp phần đảm bảo lực lượng để tiến hành công cuộcđổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà góp phần quan trọng thực hiệnmục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, ngành đặt raphương hướng phát triển nhân lực ngành Giáo dục đến năm 2020 như sau:

* Giáo dục chuyên nghiệp

- Số lượng: Theo dự báo, nhu cầu nhân lực của giáo dục chuyên nghiệp đếnnăm 2020 khoảng 62.000 người (trong đó có 2.000 CBQL, 48.000 GV, 12.000 NV)

Trang 17

Bình quân mỗi năm: CBQL tăng 80 người; GV tăng 1.900 người; NV tăng 500người.

- Chất lượng: Theo dự báo, tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ năm 2020khoảng 38,52%

- Cơ cấu số lượng theo vùng miền: Theo dự báo, đến năm 2020 số lượng giáoviên trung cấp chuyên nghiệp vùng núi phía Bắc khoảng 6.000 người, tăng bìnhquân hằng năm khoảng 300 người; Đồng bằng sông Hồng khoảng 21.000 người,tăng bình quân hằng năm khoảng 800 người; Bắc Trung bộ và Duyên hải miềnTrung khoảng 11.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 400 người; TâyNguyên khoảng 2000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 70 người; Đông Nam

bộ khoảng 17.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 650 người; Đồng bằngsông Cửu Long khoảng 5.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 200 người

* Giáo dục đại học

Cao đẳng:

- Số lượng: Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu CBQL, giảng viên, nhânviên trong các trường cao đẳng khoảng 78.500 người, trong đó CBQL có 2.500người, GV có 45.000 người, NV có 31.000 người Bình quân mỗi năm, CBQL tăng

120 người; GV tăng 1.700 người; NV tăng 1.500 người

- Chất lượng: Theo dự báo, năm học 2019-2020 nhu cầu giảng viên cao đẳng

có trình độ thạc sĩ khoảng 27.000 người (60%), giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng3.500 người (8%)

- Cơ cấu số lượng theo vùng miền: Theo dự báo, đến năm 2020 nhu cầu giảngviên cao đẳng miền núi phía Bắc khoảng 5010 người, tăng bình quân hằng nămkhoảng 170 người; Đồng bằng sông Hồng khoảng 15.000 người, tăng bình quânhằng năm khoảng 500 người; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung khoảng 7.879người, tăng bình quân hằng năm khoảng 300 người; Tây Nguyên khoảng 1.000người, tăng bình quân hằng năm khoảng 50 người; Đông Nam bộ khoảng 12.000người, tăng bình quân hằng năm khoảng 500 người; Đồng bằng sông Cửu Longkhoảng 3.700 người, tăng bình quân hằng năm là 100 người

Trang 18

Đại học:

- Số lượng: Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu CBQL, giảng viên, nhânviên trong các trường đại học khoảng 127.000 người, trong đó CBQL khoảng 1.000người, GV khoảng 83.000 người, NV khoảng 43.000 người Bình quân mỗi năm,CBQL tăng khoảng 50 người; GV tăng khoảng 2.500 người; NV tăng khoảng 1.700người

- Chất lượng: Theo dự báo, năm học 2019-2020 giảng viên đại học có trình độthạc sĩ khoảng 58.000 người (70%), giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 29.000người (30%)

- Cơ cấu số lượng giảng viên theo vùng miền: Theo dự báo, đến năm 2020 sốlượng giảng viên đại học khu vực miền núi phía Bắc khoảng 4.500 người, tăng bìnhquân hằng năm khoảng 150 người; Đồng bằng sông Hồng khoảng 35.000 người,tăng bình quân hằng năm khoảng 1.000 người; Bắc Trung bộ và Duyên hải miềnTrung khoảng 12.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 400 người; TâyNguyên khoảng 2.500 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 100 người; ĐôngNam bộ khoảng 23.000 người, tăng bình quân hằng năm là 800 người; Đồng bằngsông Cửu Long khoảng 4.500 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 120 người

3 BỐI CẢNH TỈNH SƠN LA

Sơn La là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có lịch sử hình thành

và phát triển đến nay đã trên 110 năm Tỉnh có diện tích 14.125 km2, chiếm 4,27%tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố Địa giới giáp cáctỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá và nướcCHDCND Lào Đường biên giới chung với nước CHDCND Lào dài 250 km TỉnhSơn La có 01 thành phố và 10 huyện với 206 xã, phường, thị trấn;

Thành phố Sơn La là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tếcủa cả tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi cho việc lưu thông hànghoá, trao đổi thông tin, tiếp thu các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến và thuhút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh Tỉnh có 02 cửa khẩuquốc gia với nước CHDCND Lào là Chiềng Khương và Pa Háng

Trang 19

Tỉnh Sơn La được xác định là trung tâm của vùng Tây Bắc theo Quyết định số384/QĐ-TTg ngày 09/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020.

3.1 Dân số

Hiện nay, tỉnh Sơn La có khoảng 1.100 nghìn người, gồm 12 dân tộc anh em,trong đó dân tộc Thái chiếm 54,76%, dân tộc Kinh 17,48%, Mông 12%, dân tộcMường 8,53% Mật độ dân số năm 2009 trung bình là 76 người/km2, nhưng phân bốkhông đều Ở huyện Sốp Cộp trung bình chỉ có 26 người/km2, còn ở Thành phố Sơn Lalên đến 238 người/km2 Tỉnh Sơn La quỹ đất còn nhiều, có điều kiện để các trường họcđảm bảo chuẩn quy định bình quân diện tích đất trên sinh viên

3.2 Điều kiện tự nhiên

Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, có 02 cao nguyên

(Mộc Châu và Nà Sản), địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa,mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, cho phép phát triển một nền sảnxuất nông - lâm nghiệp phong phú Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với câytrồng và vật nuôi vùng ôn đới Vùng dọc sông Đà phù hợp với phát triển cây rừngnhiệt đới và nuôi trồng thủy sản

Sơn La có diện tích đất canh tác khoảng 1.405.500 ha, trong đó 39,08%(549.273 ha) đang được sử dụng Đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày với nhiều loạithổ nhưỡng khác nhau cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trịkinh tế cao, mạng lưới sông suối khá dày với 2 con sông lớn là sông Đà và sông Mãchảy qua cùng hàng trăm con suối với nhiều thác lớn Diện tích các hồ chứa đạt gần

2 vạn ha là tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp thủy điện, cho khai thác nuôi trồngthủy sản Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm 73% đất tự nhiên Đất đai phù hợpvới nhiều loại cây tạo rừng phòng hộ và nhiều vùng kinh tế hàng hóa có giá trị cao.Rừng có nhiều nguồn động vật quý hiếm, có các khu rừng đặc dụng phục vụ nghiêncứu khoa học và du lịch sinh thái

Trang 20

Sơn La có 150 mỏ và điểm khoáng sản gồm than đá (Trữ lượng trên 40 triệutấn), đá vôi và đất sét (Riêng mỏ Nà Hò có trữ lượng trên 18 triệu tấn), ni ken, đồng,vàng, bu tan… tạo điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng sản.

3.3 Tình hình kinh tế - xã hội

Theo Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh Sơn La, trong 5 năm(2006-2010) tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh tăng bình quân 14,2 %/năm; GDP bìnhquân đầu người năm 2010 đạt 650USD (12,4 triệu đồng), gấp 2,5 lần so với năm 2005

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại gắn với thịtrường và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 50,81%năm 2005 xuống 39,6%; công nghiệp, xây dựng tăng từ 15,78% lên 22,12%; thươngmại, dịch vụ tăng từ 33,41% lên 38,28% năm 2010

Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch tích cực vàphát triển theo hướng sản xuất hàng hóa Đảm bảo an ninh lương thực, đẩy mạnh thâmcanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Chương trình phát triển cácngành công nghiệp chủ lực được mở rộng với quy mô hợp lý, phát triển thành các vùngnguyên liệu tập trung Công tác bảo vệ và phát triển rừng có nhiều tiến bộ, độ che phủrừng đã đạt 50%, góp phần tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái

Sản xuất công nghiệp có bước phát triển mới Giá trị sản xuất công nghiệp năm

2010 đạt 1.450 tỷ đồng, tăng 2,9 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 23,1%

Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường, hàng hóa, đápứng được các yêu cầu kinh tế và đời sống xã hội Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm

2010 tăng 2,5 lần so với năm 2005 Du lịch phát triển cả về số lượng khách, loại hình

và sản phẩm; hạ tầng du lịch được quy hoạch và đầu tư tập trung

Chính sách thu hút đầu tư đã phát huy hiệu quả tích cực Tổng vốn đầu tư toàn xãhội 5 năm 2006-2010 đạt 50.220 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với giai đoạn 2001-2005

Tỉnh Sơn La có Chương trình 135 và Nghị quyết 37 của Chính phủ tạo động lựcthay đổi kinh tế - xã hội của tỉnh, ổn định cuộc sống, tạo niềm tin, là bước phát triểnquan trọng trong an ninh, quốc phòng của tỉnh

Trang 21

Chương trình phát triển cây cao su được tỉnh Sơn La tập trung đầu tư, triển khaivới diện tích đến nay đạt 6.400 ha, thu hút trên 6.700 hộ gia đình ở 160 bản thuộc 21 xãgóp quyền sử dụng đất, gần 4.700 người lao động nông thôn được tuyển vào làm việctại Công ty Cổ phần Cao su Sơn La.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mặc dù đã đạt khá nhưng chưathực sự bền vững; ở nhiều nơi, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dântộc, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng còn yếu kém, chưađồng bộ; mặc dù người dân đã được tuyển dụng làm công nhân song chưa được đào tạođầy đủ về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

Trong thời gian tới, Sơn La cần tập trung khắc phục những hạn chế thiếu sót,tập trung chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội đến năm 2020 Cần quan tâm đến vấn đề liên kết vùng trong quy hoạch,cập nhật bổ sung những tiềm năng, lợi thế mới hình thành

3.4 Tình hình giáo dục và đào tạo

Giáo dục - Đào tạo Sơn La trong những năm qua có bước phát triển về quy

mô, mạng lưới và loại hình đào tạo, chất lượng và hiệu quả giáo dục có nhiềuchuyển biến, tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn tăng khá, bước đầuđáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 781 trường gồm: 227 trường Mầm non, 268trường Tiểu học, 13 trường Phổ thông cơ sở, 224 trường THCS; 31 trường THPT; 12Trung tâm GDTX; 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề; 02trường Cao đẳng, 02 trường TCCN và 01 trường TCN; 198/206 xã, phường có Trungtâm học tập cộng đồng So với năm học 2009 - 2010 tăng 16 trường (Gồm 12 trườngMầm non, 03 trường Tiểu học và 01 trường Phổ thông cơ sở)

- Giáo dục mầm non: Huy động 12,4% số trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ (tăng1,1% so với năm trước); số trẻ mẫu giáo đến lớp đạt 89,1% (Tăng 1,3% so với nămtrước); riêng trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 95,6% (Tăng 0,6% so với năm trước)

Trang 22

- Giáo dục phổ thông: Huy động hầu hết số học sinh 6 tuổi vào lớp 1 và huyđộng 98,5% số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 THCS ; 66,34%học sinh tốt nghiệp lớp 9 được tuyển vào lớp 10 THPT và bổ túc THPT.

Toàn tỉnh có 274.057 học sinh (tăng 23.278 học sinh, tăng 1,23% so với nămtrước), trong đó: 66.046 học sinh mầm non, 111.719 học sinh tiểu học, 69.876 học sinhTHCS, 27.661 học sinh THPT; 4.854 học sinh, sinh viên cao đẳng, TCCN

Trong những năm qua, để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn

La, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ các cấp, giáo viên,người lao động ngày càng lớn Để đáp ứng nhu cầu này, các trường Cao đẳng,TCCN, Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La đã liên kết với các Học viện, các trường Đạihọc tổ chức các khóa đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, giáo dục từ xa tạođiều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động có thể học tậpthường xuyên, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người học, góp phần nâng caodân trí và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương

Tuy nhiên chất lượng giáo dục - đào tạo vẫn còn hạn chế, kết quả phổ cập giáodục không bền vững, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, THCS được vào học tại cáctrường Đại học, Cao đẳng, TCCN, các cơ sở dạy nghề còn rất thấp so với mặt bằngchung của toàn quốc Một trong những nguyên nhân là việc đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên các cấp học ở một số trường, một số vùng chưa đảmbảo, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa của tỉnh; việc đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực đàotạo cho các trường chuyên nghiệp trong tỉnh chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đào tạo

và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay

3.5 Những đối tác, quan hệ cơ bản và xu thế phát triển của nhà trường

Trường Cao đẳng Sơn La được thành lập và hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầugiáo dục - đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ của cộng đồng, gópphần tích cực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa,hiện đại hóa tỉnh nhà, trước mắt là đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong Quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2020 và Nghị quyếtĐại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII (Nhiệm kỳ 2010-2015)

Trang 23

Hiện nay, nguồn nhân lực đã qua đào tạo và có trình độ cao của Sơn La còn thấphơn nhiều địa phương khác, số liệu so sánh thể hiện trong bảng sau:

Bảng so sánh chất lượng nguồn lao động tỉnh Sơn La với một số địa phương Trình độ

Tỉnh

Lao động chưa có CMKT (%)

Lao động trình độ TCCN (%)

để người lao động sau đào tạo chủ động tham gia thị trường lao động

Hiện nay nhà trường đang liên kết với gần 20 đại học, học viện, trường đại học

để đào tạo trình độ đại học nhằm nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức,viên chức và người lao động (Đại học Thái Nguyên, Đại học Công nghệ thông tin vàTruyền thông; Học viện Quản lý giáo dục; Học viện Hành chính Quốc gia; Đại học Sưphạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội,Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Lao động - Xã hội, Đại học Côngnghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Đại học Luật Hà Nội, Đại họcTây Bắc, Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương, Trường Chính trị Tỉnh Sơn La)

Nhà trường luôn thực hiện tốt sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh,đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức chính trị

- xã hội trong tỉnh (Hội Khuyến học, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên

Trang 24

Cộng sản HCM ), các huyện - thành phố, các trường học, các doanh nghiệp để hoànthành tốt các nhiệm vụ được tỉnh giao, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của nhàtrường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng, xã hội

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giáo dục chuyên nghiệp có vaitrò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng cho xã hội những người laođộng trẻ có kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời đào tạo lại để nâng cao kỹ năng nghềnghiệp của lực lượng lao động hiện có Trong giai đoạn hiện nay, hàng vạn học sinhTHCS và THPT của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc và các tỉnh lân cận lân cận sau tốtnghiệp THCS và THPT đều có nguyện vọng học một ngành nghề chuyên môn nhấtđịnh để tìm kiếm việc làm Trong điều kiện khó khăn của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắcthì thuận lợi nhất đối với đa số học sinh là tiếp tục được đào tạo nghề nghiệp tại địaphương Trường Cao đẳng Sơn La cần tiếp tục mở rộng đào tạo đa ngành, đa hệ đểcùng với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khác đáp ứng nhucầu nhân lực của tỉnh Sơn La, vúng Tây Bắc và các tỉnh lân cận

Theo xu thế phát triển hiện nay, nhu cầu nâng cao năng lực đào tạo của cáctrường đại học và mở thêm các trường đại học là tất yếu, đa số các địa phương đềuđều mong muốn xây dựng trường đại học để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ có trình

độ đại học trở lên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm sắptới Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn phát triển giáo dục và đào tạo nước ta cho thấyxây dựng và phát triển các trường đại học địa phương là giải pháp có hiệu quả Một

số tỉnh trong toàn quốc đã có trường đại học trực thuộc tỉnh (Trường Đại học HùngVương - Tỉnh Phú Thọ, Trường Đại học Hồng Đức - Tỉnh Thanh Hóa, Trường Đạihọc Phú Yên - Tỉnh Phú Yên, Trường Đại học Tiền Giang - Tinh Tiền Giang.Trường Đại học An Giang - Tỉnh An Giang…) Đối với tỉnh Sơn La, sự phát triểnkinh tế - xã hội và ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, đảm bảo an ninh -quốc phòng phía Tây Bắc của cả nước với 250 km đường biên giới với nướcCHDCND Lào, đòi hỏi phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nhucầu nhân lực các ngành, nghề và hợp tác đào tạo với nước bạn Lào sẽ tăng đáng kểtrong thời gian tới, đặc biệt trong điều kiện tỉnh Sơn La đóng vai trò trung tâm của

Trang 25

vùng Tây Bắc và đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực ASEAN,toàn cầu hóa và gia nhập WTO.

Trong tình hình đó, tỉnh Sơn La cần có trường đại học để có thể đáp ứngđược nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ cao cho tỉnh Sơn La, các

tỉnh vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào Chủ trương xây dựng

Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La "làm nòng cốt để xây dựng Trường Đại học cộngđồng Sơn La trong tường lai" đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Sơn

La phê duyệt năm tháng 06 năm 1996 trong Đề án nâng cấp Trường trung học Sưphạm tỉnh Sơn La thành Trường Cao đẳng phạm Sơn La Hiện tại, trường Cao đẳngSơn La đã cơ bản hội đủ điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý -giảng viên và trình độ quản lý để phát triển thành Trường Đại học cộng đồng Sơn Lagóp phần giải quyết yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại địa phương, đặcbiệt là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, bồi dưỡng nhân tài và đào tạo cán bộ,nguồn nhân lực cho các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào

3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực

3.6.1 Các nhân tố bên ngoài trường

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷban nhân dân tỉnh Sơn La, đặc biệt là chỉ đạo chiến lược phát triển trường sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho trường về các mặt tổ chức, nhân sự và tài chính - cơ sở vật chất đểthực hiện tốt sứ mạng và chức năng, nhiệm vụ được giao

- Các chủ trương, chính sách quản lý ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo thôngqua chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, quy hoạch phát triểnnguồn nhân lực ngành giáo dục- đào tạo sẽ tạo điều kiện cho nguồn nhân lực củatrường phát triển nhanh và bền vững trong tương lai

- Sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống và thu nhập của nhân dân trong vùngtăng đáng kể, sự phát triển sản xuất và nhu cầu sử dụng lao động được đào tạo củacác doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất khác trong vùng sẽ làm tăng nhu cầu và khảnăng học đại học, cao đẳng, TCCN và học nghề từ đó tăng số lượng giảng viên

Trang 26

- Kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho thấy xu hướng phát triển nguồnnhân lực trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội (ngoài sư phạm) và nhu cầu đào tạo - bồidưỡng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số tại chỗ, đòi hỏi phải thay đổi, pháttriển mô hình các cơ sở đào tạo, trong đó mô hình trường đại học cộng đồng đượcnhiều quốc gia và các tỉnh trong cả nước thực hiện có hiệu quả.

- Sự hợp tác và cạnh tranh của các trường đại học và cao đẳng tại địa phương

và cả nước trong việc đáp ứng các nhu cầu xã hội

3.6.2 Các nhân tố bên trong trường

- Phẩm chất, năng lực lãnh đạo trường trong đó có tầm nhìn chiến lược, khảnăng đoàn kết, tạo lập sự đồng thuận, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị và cánhân trong trường để thực hiện mục tiêu chung; Sự nhạy bén của đội ngũ lãnh đạo

và quản lý nhà trường trong việc đổi mới phù hợp với môi trường thường xuyên biếnđộng; tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả và môi trường làm việc tốt tại trường

- Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên và nhân viên ngang tầm vớinhiệm vụ được phân công, đời sống vật chất và tinh thần ổn định, lòng tha thiết vớingành nghề, sự gắn bó với trường;

- Cơ sở vật chất bao gồm đất đai, nhà cửa, lớp học, sân chơi, bãi tập, trangthiết bị phục vụ dạy và học, cơ sở thực hành thực tập… cũng như nguồn lực tàichính từ Nhà nước, từ học phí và từ các nguồn thu khác đáp ứng được các nhu cầungày càng tăng của hoạt động đào tạo

4 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

4.1 Quá trình thành lập trường Cao đẳng Sơn La

Tiền thân của trường Cao đẳng Sơn La là trường Sư phạm Dân tộc Sơn La,được thành lập ngày 15/10/1963, năm học 1973 - 1974 được Bộ Giáo dục quyết địnhchuyển thành trường Trung học Sư phạm cấp 1 tỉnh Sơn La; đến tháng 12/2000 đượcnâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La theo Quyết định số 5521/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 13/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đồng

Trang 27

thời sáp nhập trường Trung cấp Mầm non tỉnh và trường Bồi dưỡng Cán bộ quản lýgiáo dục tỉnh vào trường), tháng 11/2008 đổi tên thành trường Cao đẳng Sơn La theoQuyết định số 7599/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Trang 28

Để đáp ứng nhu cầu phát triển trường trong giai đoạn tới, UBND tỉnh Sơn Lacho chủ trương bổ sung quỹ đất cho trường tại Công văn số 848/UBND-KTN ngày19/04/2009 về việc đất xây dựng cơ sở II của Trường Cao đẳng Sơn La.

4.2.2 Xây dựng

Tổng diện tích sàn xây dựng: 21.259 m2, bao gồm các công trình phòng học,phòng làm việc, phòng máy tính, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng thường trựcgiảng dạy, phòng kho, ký túc xá sinh viên, phòng khách, nhà ăn sinh viên Diện tíchsàn xây dựng đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức đào tạo

- Năm học 2008 - 2009 và 2009 - 2010: Đào tạo 24 ngành, mở thêm 08 ngànhngoài sư phạm thuộc các lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp, Kinh tế, Kỹ thuật - Công nghệ,Văn hóa - Du lịch, Nội vụ, Lao động - Xã hội và 02 nghề

- Năm học 2010 - 2011: Tiếp tục mở thêm 06 mã ngành ngoài sư phạm thuộc cáclĩnh vực Sư phạm, Kỹ thuật - Công nghệ và Nông - Lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu đàotạo nguồn nhân lực của tỉnh và khu vực

b) Trình độ trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

Hiện nay nhà trường được phép đào tạo 16 ngành trình độ trung cấp chuyênnghiệp và 02 nghề trình độ trung cấp

- Năm học 2007 - 2008: Đào tạo 02 ngành trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnhvực sư phạm (trung cấp sư phạm tiểu học, trung cấp sư phạm mầm non)

Ngày đăng: 25/01/2016, 18:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w