1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con người đô thị trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà

111 775 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 531 KB

Nội dung

Lịch sử vấn đề Không phải ngẫu nhiên ngay từ tác phẩm đầu tay, tiểu thuyết Cơ hội của Chúa 1999 ra đời, Nguyễn Việt Hà đã được giới phê bình nghiên cứu quan tâm và cũng tốn khá nhiều giấ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của luận văn 6

7 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN XUÔI NGUYỄN VIỆT HÀ 7

1.1 Nguyễn Việt Hà - một nhà văn thời Hậu đổi mới 7

1.1.1 Vài nét về con người Nguyễn Việt Hà 7

1.1.2 Bối cảnh văn học Việt Nam thời điểm Nguyễn Việt Hà gia nhập làng văn 7

1.1.3 Lộ trình sáng tác của Nguyễn Việt Hà 11

1.1.4 Sự quan tâm của dư luận đối với sáng tác của Nguyễn Việt Hà .16

1.2 Sự đa dạng về thể loại trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà 21

1.2.1 Nguyễn Việt Hà với tiểu thuyết 21

1.2.2 Nguyễn Việt Hà với truyện ngắn 23

1.2.3 Nguyễn Việt Hà với tạp văn 24

1.3 Các vấn đề xuyên suốt trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà 27

1.3.1 Những dấu ấn đa dạng của lịch sử trong cuộc sống đương đại .27

1.3.2 Sự xô bồ của các chuẩn đánh giá 31

Trang 4

1.3.3 Đô thị với cảm quan hậu hiện đại của con người 34 Tiểu kết 38

Trang 5

CUỘC SỐNG TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN VIỆT HÀ 40

2.1 Đô thị - một môi trường thử thách khắc nghiệt 41

2.1.1 Khái niệm đô thị, con người đô thị 41

2.1.2 Đặc điểm đô thị trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà 43

2.1.3 Những thử thách khắc nghiệt đối với con người của cuộc sống đô thị 48

2.2 Tha hóa và sự chống trả tha hóa của con người đô thị 52

2.2.1 Sơ lược khái niệm tha hóa 52

2.2.3 Tha hóa và chống trả tha hóa của con người đô thị trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà 59

2.3 Chân giá trị cuộc sống - một câu hỏi không dễ tìm lời đáp 65

Tiểu kết 67

Chương 3 PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CON NGƯỜI ĐÔ THỊ TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN VIỆT HÀ 69

3.1 Đa dạng hóa hình thức kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu 69

3.1.1 Hệ thống lời kể, ngôi kể 71

3.1.2 Câu văn 78

3.1.3 Ngôn ngữ, giọng điệu 81

3.2 Truy tìm cội nguồn lịch sử của các kiểu ứng xử ở con người đô thị .88

3.3 Duy trì góc nhìn văn hóa khi kể chuyện con người đô thị 90

3.3.1 Văn hóa giao tiếp của con người đô thị 90

3.3.2 Tín ngưỡng của con người đô thị 92

3.3.3 Con người đô thị với văn hóa ẩm thực 93

Tiểu kết 96

KẾT LUẬN 98

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 7

tự làm suy yếu bằng thói buôn bán thủ dâm" (Phùng Gia Thế) Cũng có độc

giả đồng cảm với "những từ xấu xí với cái nhìn bi quan về thủ đô hay nhữngđoạn miêu tả đẹp về không gian, con người đất Tràng An, vẫn luôn thấy mộttấm lòng xót xa yêu Hà Nội" mà tìm đến Nguyễn Việt Hà như một tri kỉ, tri

âm vốn rất hiếm hoi xưa nay Kể từ lúc xuất hiện trên văn đàn, đã có nhiềucông trình nghiên cứu về văn xuôi Nguyễn Việt Hà nhưng dường như đườngvăn của ông còn dài nên việc đánh giá về sáng tác của ông còn là câu chuyệnphía trước Nói như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, "chỉ riêng với lối viết túyquyền, đã đủ xác định đẳng cấp của anh: anh xứng đáng đứng vào hàng ngũtop ten trong văn học Việt Nam hiện đại"

1.2 Thế giới nhân vật trong văn xuôi (tạp văn, truyện ngắn và tiểuthuyết) Nguyễn Việt Hà khá đa dạng Nhà văn tỏ ra hiểu biết khá rộng vàkhông ít lần tự sự về nhiều lớp người sống ở nhiều môi trường khác nhau

Trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà miêu tả khá sinh động và

chân thực hình ảnh người nhà quê, đấy là "một ông trung niên mặc áo đại cán,

Trang 8

cổ áo cáu bẩn", hay "một bà với ba đứa nhóc nhinh nhỉnh, khoảng mười một

mười hai ngồi quanh mấy cái tay nải "… Tuy nhiên, loại nhân vật sống trong

môi trường đô thị vẫn là loại nhân vật được ông quan tâm hơn cả Thực ra,cũng không thể đòi hỏi nhà văn bao quát mọi thực trạng, đề cập đến mọi vấn

đề Phải nhận thấy rằng những mảng đời sống, những thực trạng xã hội đượctrình bày trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà là khá tinh tế, thể hiện sự am

hiểu và cả sự vô tư của một nhà văn có tố chất chuyên nghiệp Việc nghiên

cứu về con người đô thị trong sáng tác của nhà văn, vì vậy, là một việc làmhữu ích, có thể giúp ta nhận ra những đóng góp đích thực của ông trong vănhọc Việt nam đương đại

1.3 Con người đô thị không chỉ có trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà.Ngay từ những năm 1930-1945 của thế kỉ trước, nhà văn tiền bối Vũ TrọngPhụng, "ông vua phóng sự đất Bắc" đã có những sáng tác có thể xem là bất hủ

về con người đô thị, nhất là tiểu thuyết Số đỏ (1936) và các phóng sự Cạm

bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936) Cùng

với Nguyễn Việt Hà hôm nay, các nhà văn như Nguyễn Khải, Phạm Thị Hoài,

Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Lập, Dương Ngọc Dũng, Phan Thị Vàng Anh,Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Việt Linh… cũng có nhiều sáng tác khai tháchình tượng con người và đời sống thị dân với những cách cảm nhận và đánhgiá độc đáo Do vậy, qua tìm hiểu đề tài này, chúng ta có thể có được những ýniệm ban đầu về con người đô thị trong văn xuôi Việt Nam đương đại

2 Lịch sử vấn đề

Không phải ngẫu nhiên ngay từ tác phẩm đầu tay, tiểu thuyết Cơ

hội của Chúa (1999) ra đời, Nguyễn Việt Hà đã được giới phê bình

nghiên cứu quan tâm và cũng tốn khá nhiều giấy mực để nhìn nhận, đánhgiá một hiện tượng văn học có thể nói là nổi bật trên văn đàn Việt Namhiện nay Mỗi người có cách nhìn, ý kiến khác nhau đã tạo nên một cuộc

Trang 9

tranh luận sôi nổi và không kém phần thú vị về một gương mặt nhà văntiêu biểu đất Hà thành.

Người đánh giá Nguyễn Việt Hà có thể xem là sớm nhất chính là giáo

sư Hoàng Ngọc Hiến với lời giới thiệu cuốn Cơ hội của Chúa Trong bài viết

dài hơn 30 trang, tác giả đã có những hình dung tương đối đầy đủ và chân xác

về tác phẩm đầu tay của Nguyễn Việt Hà Hoàng Ngọc Hiến nhận thấy trong

tiểu thuyết Cơ hội của Chúa "những khái quát xanh rờn", "những mẫu người lập thân, lập nghiệp" và cũng có cả "chủ đề văn hóa tôn giáo" Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy trọng tâm bài viết vẫn là nhấn mạnh mẫu người: Những nhân vật chính trong Cơ hội của Chúa không có gì là chống đối, phá phách

nhưng gọi họ là mẫu người "phục vụ" thì không chính danh, tốt hơn hết gọi

họ là những mẫu người "lập thân", "lập nghiệp"… gắn với mục đích trực tiếp

là làm giàu" và có cả "ba vạn chín nghìn cách làm giàu "… (Hoàng Ngọc Hiến,

Đọc "Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà" - Đăng lần đầu tiên trên tạp chí Sông Hương số 130, tháng 12 năm 1999) trong cái thời buổi "Nền kinh tế Việt Nam đang loay hoay mở cửa" Đến năm 2003, tức là thời điểm cuốn sách thứ

hai, tiểu thuyết Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà ra đời, Nguyễn Chí

Hoan, trong một bài viết của mình đã có thể khẳng định "phải nói rằngNguyễn Việt Hà thuộc vào lớp các nhà văn mà sau một vài tác phẩm của họ,

ta thấy không cần bàn về văn chương nữa mà có thể bàn về các ý tưởng, tưtưởng, dựa trên các cấu trúc và nhân vật của họ" Ý kiến này cho chúng tathấy, Nguyễn Việt Hà đã nhanh chóng khẳng định vị trí khá vững vàng,

không hề dễ trong cái thời buổi văn chương hạ giới nhiều như châu chấu và ngôn ngữ mạng thì chan chát, sặc sụa "mùi son phấn và mùi bia rượu đô thị

mới nổi" Bài viết của Nguyễn Chí Hoan là những lời tâm đắc, chân thành về

thành quả lao động nghiêm túc, miệt mài của một nhà văn tâm huyết với nghềcầm bút và chân thành đam mê văn chương, nghệ thuật

Trang 10

Nguyễn Việt Hà hấp dẫn người đọc ở nhiều thể loại và ở thể loại nàoanh cũng có một nét riêng, khá ấn tượng Tạp văn, tiểu thuyết hay truyện ngắncủa anh luôn mang lại một mĩ cảm thật sự sống động với bất kì một độc giả

nào dù khó tính đến mấy Trong bài viết có nhan đề Người tỉnh nói giọng say,

nhà báo Nguyễn Trương Quý đánh giá "Nguyễn Việt Hà viết tạp văn giốngnhư người đi chợ khéo, tung tẩy qua những chợ búa đáo để của đất Kẻ Chợ,vẫn dọn ra cái nhìn không dễ chịu về một Hà Nội hư hao nền nếp chứa đựngnhững tiếc nuối pha khinh bạc, khi cần thiết nó sẽ là sự đanh đá hoặc nỗi lòng

ưu thời mẫn thế đương đại Nó là lời của người mượn chén rượu nhưng lạiđượm vẻ "hương đưa say lại tỉnh" như lời của thi nhân xưa mà Nguyễn Việt

Hà thường hướng vọng về" (Nguyễn Trương Quý, 2013, Người tỉnh nói

giọng say, tr.6, NXB Trẻ) Cũng tác giả này trong Lời giới thiệu tạp văn Con giai phố cổ với nhan đề " Hà Nội của những cao bồi già", một lần nữa nhấn

mạnh "tạp văn hay tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là một món ăn pha chế nêm

nếm các mùi vị đặc trưng, để đẻ ra những trang viết bảo là ê hề tái nạm gầugân như phở bò cũng được, mà bảo là kênh kiệu cam vắt không đường cũngxong… Để rồi từ đó, Nguyễn Việt Hà đánh võng từ vỉa hè này sang cột điệnkia, khiến cho Hà Nội trong văn của anh nhộn nhịp gấp bội…" (Nguyễn

Trương Quý, 2013, " Hà Nội của những cao bồi già", tr.6, NXB Trẻ) Có nghĩa

là tác giả đã đánh giá Nguyễn Việt Hà từ nhiều phía và ở góc nhìn nào cũng

thấy những ưu thế của nhà văn "níu chân người đọc lâu hơn, bắt họ suy nghĩ

sâu hơn", một trong những phẩm chất thường thấy ở những nhà văn sớm

khẳng định bản lĩnh nghề nghiệp của chính mình

Năm 2012, học viên Hoàng Thị Mại trong luận văn Thạc sĩ với đề tài

Đặc sắc nghệ thuật của tạp văn Nguyễn Việt Hà cũng nhận thấy "Đến với tạp

văn Nguyễn Việt Hà, chúng tôi yêu thích cái hài hước dí dỏm, bình dị của

người viết và trân trọng học vấn uyên thâm, cách trích dẫn theo lối "nói có

Trang 11

sách mách có chứng" với thái độ cầm bút cực kì nghiêm túc" (tr.13) "Những

tác phẩm tạp văn Nguyễn Việt Hà đã thật sự ghi được dấu ấn sâu sắc trong lòngđộc giả và góp phần làm mới thêm tạp văn Việt Nam hiện đại" (tr, 96)… Trêncác trang mạng Internet hiện nay có một số bài viết về Nguyễn Việt mà chúngtôi chưa thống kê hết Tuy nhiên, nếu là công trình đầy đặn, riêng biệt, thật sự

công phu về " Con người đô thị trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà" thì còn hoàn

toàn mới mẻ, một địa hạt nguyên thủy hấp dẫn để chúng tôi tìm tòi, khai mở

Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ phần nào thấy được góc nhìnmới với cách thể hiện độc đáo so với các nhà văn đi trước và những ngườicùng chung một nỗi niềm "ưu thời mẫn thế" với ông Có lẽ, đó cũng là đónggóp đáng kể của Nguyễn Việt Hà cho sự phát triển phong phú, toàn diện củavăn học Việt Nam trong quá trình hội nhập

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát

3.1 Đối tượngnghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn

đề Con người đô thị trong văn xuôi của Nguyễn Việt Hà Thông qua việc tìm

hiểu vấn đề con người đô thị, luận văn đi vào khám phá sự sâu sắc của nộidung, tư tưởng và sự độc đáo trong cách thể hiện của nhà văn

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Phạm vi tư liệu khảo sát trước hết là các tác phẩm thuộc nhiều thể loại

của Nguyễn Việt Hà: các tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Ba

ngôi của người, tập truyện ngắn Của rơi, các tạp văn Con giai phố cổ, Nhà văn thì chơi với ai, Đàn bà uống rượu, Mặt của đàn ông, Tạp văn Nguyễn Việt Hà tuyển chọn, Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo nhiều tác phẩm văn

xuôi của nhiều tác giả khác trong văn học Việt Nam hiện đại, đương đại đểphục vụ cho việc so sánh đối chiếu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Khải, Hồ AnhThái, Phan Thị Vàng Anh, Dương Ngọc Dũng, Nguyễn Ngọc Tư, Dạ Ngân,Nguyễn Quang Lập, Trần Đức Tiến, Nguyễn Việt Linh, Nguyễn Văn Thọ

Trang 12

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Tổng quan về con đường sáng tác văn xuôi của Nguyễn Việt Hà

2 Phân tích những phương diện đầy nghịch lí của con người đô thịtrong văn xuôi Nguyễn Việt Hà

3 Làm sáng tỏ những đặc sắc của nghệ thuật thể hiện hình tượng conngười đô thị trong văn xuôi của Nguyễn Việt Hà

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu vận dụng các phương

pháp nghiên cứu sau: phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương pháp khảo

sát, thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp loại hình, phương pháp so sánh - đối chiếu

6 Đóng góp của luận văn

Đây là công trình nghiên cứu về những đặc sắc nghệ thuật trong việcthể hiện hình tượng con người đô thị trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà trên cơ

sở đối chiếu với văn xuôi của các tác giả khác Luận văn sẽ là tài liệu thamkhảo bổ ích cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về văn xuôi hiện đạinói chung, văn xuôi Nguyễn Việt Hà nói riêng Từ đó hiểu hơn về giá trị thểloại đã góp phần làm nên tên tuổi nhà văn

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

văn được triển khai qua 3 chương:

Chương 1 Tổng quan về văn xuôi Nguyễn Việt Hà

Chương 2 Con người đô thị trong cuộc truy tìm chân giá trị cuộc

sống trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà

Chương 3 Phương thức thể hiện con người đô thị trong văn xuôi

Nguyễn Việt Hà

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN XUÔI NGUYỄN VIỆT HÀ

1.1 Nguyễn Việt Hà - một nhà văn thời Hậu đổi mới

1.1.1 Vài nét về con người Nguyễn Việt Hà

Nguyễn Việt Hà tên thật là Nguyễn Mạnh Cường, sinh năm 1962, tựnhận mình là người Công giáo Ông xuất thân là một tiểu thị dân người HàNội, với tuổi thơ bụi bặm và lang thang hè phố Đó là những năm tháng choông những âm thanh hỗn tạp của đô thị, những cảnh đời lam lũ, đến nhữngbản thánh ca trong giáo đường phố Nhà Chung Sau khi tốt nghiệp trường Đạihọc Kinh tế, ông làm việc cho một Ngân hàng Ông tham gia viết kịch bản

phim Của rơi năm 2001 Đến tháng 12 năm 2004 ông trở thành nhà văn

chuyên nghiệp Với Nguyễn Việt Hà, văn nghiệp là sự trải nghiệm đồng thời

là sự giãi bày, cảm nhận, chiêm nghiệm, tư tưởng Có lẽ vì thế mà khi đọc tácphẩm của ông, độc giả cảm thấy hết sức gần gũi và thân thiện, như gặp nhữngcon người đâu đó xung quanh mình Người đọc không hết thú vị và nhanhchóng yêu mến cách viết, cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự rất đỗinhẹ nhàng, hài hước mà thông minh, sắc sảo của nhà văn Để rồi từ đó, côngchúng đồng cảm, chia sẻ với ông về những lo toan bộn bề của cuộc sống,những xô bồ, nhốn nháo, biến dạng của đô thị đương đại Ông còn là nhà văncủa nhiều hứa hẹn phía trước

1.1.2 Bối cảnh văn học Việt Nam thời điểm Nguyễn Việt Hà gia nhập làng văn

Từ mùa xuân năm 1975, đất nước ta được thống nhất, giang sơn thu vềmột mối, cả dân tộc cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng xãhội xã hội chủ nghĩa Mười năm sau chiến tranh (1975-1985) là những nămtháng nhân dân ta được cổ vũ bởi chiến thắng vĩ đại, hào hứng tái thiết đất

Trang 14

nước, gieo cấy lại những đồng xanh trên hoang tàn đổ nát đầy vết tích củabom đạn giặc Mỹ Là tấm gương phản chiếu hiện thực, văn học Việt Nam giaiđoạn này cơ bản vẫn tiếp nối truyền thống, tiếp tục cảm hứng sử thi của nótheo quán tính nền văn học Cách mạng Các nhà văn trưởng thành từ thời kìtrước là lực lượng sáng tác chính ở chặng đường này Có đóng góp quan trọnghơn cả phải kể đến những cây bút trẻ xuất hiện trong kháng chiến chống Mỹnhư các nhà thơ Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu,Lâm Thị Mĩ Dạ, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh … và các cây bút văn xuôi

cùng tác phẩm tiêu biểu của họ như Ký sự miền đất lửa của Vũ Kỳ Lân Nguyễn Sinh, Cửa gió của Xuân Đức, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh…

-Tuy nhiên, ngay sau đó nhân dân ta lại phải sống trong hoàn cảnh vô cùngnghiệt ngã của hai cuộc chiến tranh Biên giới (Tây nam và phía Bắc) cùng vớinhững năm tháng khủng hoảng trầm trọng của thời kì bao cấp, chủ quan, duy

ý chí Các nhà văn của chúng ta lúc này luôn phải sống trong tình trạng phânthân Con người thật thì luôn xót xa, đau buồn trước thảm cảnh của nhân dân

và đất nước và bản thân còn con người văn chương thì vẫn ca hát vui tươitrước ảo giác của cảm hứng lãng mạn Tình trạng đó đòi hỏi văn học phảinhanh chóng đổi mới và điều đó phần nào được đáp ứng vào cuối giai đoạn

này với sự xuất hiện của một số tập thơ xuất sắc như Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984) của Xuân Quỳnh, Hoa trên đá của Chế Lan Viên, Khối

vuông ru- bích (1985) của Thanh Thảo…

Đại hội VI (1986) của Đảng đã mở ra một thời kì mới cho văn học Cácnhà văn được sống trong không khí dân chủ thời mở cửa đã thay đổi nếpsống, nếp nghĩ Ý thức cá nhân hiện đại trỗi dậy mạnh mẽ thức tỉnh khả năngsáng tạo kì diệu của họ, nhất là về cuối thế kỉ XX Đó cũng chính là những

nhân tố thúc đẩy văn học bước vào thời kì Đổi mới và người mở đường tinh

anh là Nguyễn Minh Châu với các tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu

Trang 15

tốc hành,Chiếc thuyền ngoài xa (1983), Phiên chợ Giát (1985), Cỏ lau (1989)

… Sau phóng sự Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, nhà văn Nguyễn

Huy Thiệp đã nhanh chóng khẳng định một lối viết mới cho văn học với

nhiều truyện ngắn đặc biệt hấp dẫn như Tướng về hưu, chùm truyện ngắn lịch

sử như Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết…, chùm truyện ngắn thế sự như Tội ác

và trừng phạt, Truyện tình kể trong đêm mưa, Sống dễ lắm Một số cây bút

nữ thật sự xuất sắc của văn học Đổi mới cũng nhanh chóng được khẳng định

như Dương Thu Hương với Những thiên đường mù, Pham Thị Hoài với tuyển

tập truyện ngắn Tiếp đó là sự xuất hiện của nhiều cây bút già dặn như

Nguyễn Khắc Trường với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (1987), Dương Hướng với Bến không chồng (1988), Lê Lựu với Thời xa vắng (1985),

Sóng ở đáy sông (1989), Ma Văn Kháng với Đồng bạc trắng hoa xòe (1978), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989) ,

Nguyễn Khải với các tập truyện ngắn Một người Hà Nội (1990), Một thời gió

bụi (1993), Hà Nội trong mắt tôi (1994) Có thể nói, đây là những luồng gió

mới, có cường lực mạnh mẽ đã thổi vào văn học một cái nhìn đa diện vớinhững phong cách độc đáo đầy cá tính, khác hẳn không khí sử thi một chiềucủa văn học trước đó

Thập niên 90, bắt đầu từ năm 1992 của thế kỉ XX tiếp tục mở ra mộtthời kì mới cho cả xã hội Vô tuyến truyền hình, Internet, báo chí… đã làmchúng ta thay đổi hình dung về xã hội loài người Thông tin đã biến thế giớithành "làng toàn cầu" và về một nghĩa nào đó là mái nhà chung của các dântộc với những quan tâm chung như môi trường sống, bệnh tật, chiến tranh,giá cả thị trường… Nó làm thay đổi những tư duy bảo thủ nhất, tránh đượcnhững giáo điều, cực đoan, phiến diện bấy lâu nay của con người Đó cũngchính là những nhân tố thúc đẩy văn học bước vào thời kì Hậu đổi mới -thuật ngữ được hiểu là sự tiếp nối của văn học thời kì Đổi mới được khởixướng trước đó

Trang 16

Sở dĩ chúng ta có thể xem văn học sau 1992 là thời kì Hậu đổi mới bởi

nó đã được khu biệt với văn học 1986-1990 ở nhiều đặc điểm nổi bật, cá biệt.Trước hết là sự xuất hiện của một lực lượng sáng tác mới, mạnh, có khuynhhướng tư tưởng riêng và của sự nở rộ nhiều thể loại mới, bám sát hiện thựccuộc sống Sự xất hiện và nhanh chóng trưởng thành của những nhà văn thật

sự trẻ tuổi nhưng không hề non tay như Hồ Anh Thái với các tác phẩm tiêu

biểu như SBC là săn bắt chuột, Mười lẻ một đêm, Hướng nào Hà Nội cũng

sông…, Phạm Thị Hoài với Thiên Sứ và Tuyển tập truyện ngắn, Nguyễn Thị

Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Lập, Dương Ngọc Dũng với

tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư với tạp văn Kính thưa anh nhà báo và truyện ngắn

Cánh đồng bất tận , Y Ban, Trần Đức Tiến, Dạ Ngân… và cũng không thể

không kể đến nhà văn Nguyễn Việt Hà với tiểu thuyết đầu tay Cơ hội của

Chúa (1999), ngay từ đầu đã được độc giả chú ý

Nếu như mười năm sau chiến tranh, văn học hiện đại, dù sao vẫn tiếpnối truyền thống ở nhiều mặt thì văn học Hậu đổi mới lúc này hầu như đãthay đổi diện mạo, từ quan niệm nghệ thuật, cảm hứng đến bút pháp Các nhàvăn Hậu đổi mới có một cái nhìn bi quan về xã hội và đời sống - gần nhưtuyệt vọng, vô phương hướng và thấy cái gì cũng đã chết Chẳng hạn Nguyễn

Huy Thiệp viết truyện ngắn Không có vua để thể hiện một nhãn quan không

có thần tượng, không niềm tin, không nơi bấu víu Phải chăng đó là tâm trạng

bế tắc do hậu quả của chiến tranh và một thời kì dài khủng hoảng nhiều mặtcủa thời kì hậu chiến đè nặng lên nếp sống, nếp nghĩ của con người?

Về mặt bút pháp, các nhà văn Hậu đổi mới hầu như từ chối đại tự sự, đềcao tiểu tự sự, tức là chỉ quan tâm đến những cái nhỏ nhặt, vặt vãnh đời

thường Tạp văn của Nguyễn Quang Lập viết rất hóm về một Con ăn ruồi, về

Hot boy… Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh tự sự về Hoa muộn Đỗ

Hoàng Diệu viết những chuyện như Bóng đè, Dòng sông hủi, Bốn người đàn

Trang 17

bà và một đám tang… Các nhà văn Hậu đổi mới chống lại thực tại, đối lập với

cổ điển, với quá khứ, tìm một thực tại khác, như hiện thực tâm linh Họ đồngthời xóa bỏ khái niệm điển hình của chủ nghĩa hiện thực, đề cao sự cá biệt.Nhân vật của họ, do vậy, thường là một đám hoặc chỉ là một dòng ý thức Nhà

văn Nguyễn Huy Thiệp khi viết truyện ngắn Con gái thủy thần đã tìm về với

thế giới huyền thoại, đưa vào rất nhiều biểu tượng thay cho con người cụ thể.Các nhà văn Hậu đổi mới cũng sử dụng hàng loạt những thủ pháp nghệ thuật

đa dạng như huyền thoại hóa, lắp ghép, phân mảnh, dòng ý thức, thậm chí cả

thủ pháp kỳ ảo hóa - ảo hóa (fanstatic) - lấy trung tâm là ma, thần kì, bí

hiểm…, không tuân theo bất kì nguyên tắc nào và cũng "khiếp" luôn cả sự hàihòa cân xứng vốn rất ổn định trong văn học thời kì trước

Kể từ đây, văn học thực sự bước vào thời kì dân chủ hóa Độc giả được

tự do giao tiếp với tác giả, có quyền phán xét và thẩm thấu tác phẩm một cáchbình đẳng, cá tính, sáng tạo về mọi phương diện Nguyễn Việt Hà là mộttrong những nhà văn Hậu đổi mới như thế

1.1.3 Lộ trình sáng tác của Nguyễn Việt Hà

Gần hai mươi năm cầm bút, cho đến nay, Nguyễn Việt Hà đang ở độ

chín, trở thành một blogger quen thuộc của độc giả và được khẳng định là

một cây bút đô thị đặc sắc trên văn đàn Việt Nam đương đại Nhìn lại lộtrình sáng tác của ông cũng là dịp chúng ta được đồng hành khám phá thànhquả lao động nghệ thuật miệt mài và không kém đam mê của một người viếtvăn chân chính

Những năm 1989-1990, Nguyễn Việt Hà, lúc bấy giờ còn là một thanhniên trẻ tráng nhưng đã sâu sắc yêu Hà Nội và không ai ngăn nổi sở nguyện

được viết về Hà Nội của ông Đó cũng là thời điểm ông viết Cơ hội của Chúa

với bao nhiêu trăn trở, suy tư, với tâm trạng "Hồi đó mình rất muốn viếtnhững trang về đường tàu điện ở Hà Nội Tàu điện từng là thứ rất đặc trưng

Trang 18

cho phố phường của Hà Nội"… nhưng điều cuốn hút hơn cả đối với ông vẫn

là cuộc sống "nội đô" Hà Nội Bởi theo ông, nội đô là nơi sinh ra tầng lớp thị

dân, "những người ngoại tỉnh do hoàn cảnh xô đẩy về đô thị, cái đầu tiên mà

họ tiếp xúc là văn hóa cửa ô Cửa ô mang hình ảnh đô thị nhưng cũng là sự tha hóa của nội ô" (Nguyễn Việt Hà trả lời "phỏng vấn" của Nguyễn Trương

Quý trên PHONGDIEP.NET) Đọc Cơ hội của Chúa, chúng ta nhận thấy "ba

vạn chín nghìn tổng, chánh, phó giám đốc trong và ngoài quốc doanh đều mù

và điếc theo mọi nghĩa" (tr 397), lại thấy "Quan buôn lậu có thế hơn dân buôn lậu" và nhất là thấy "Thương trường chân chính… đầy rẫy kỹ xảo Phương châm chủ yếu là đôi bên cùng có lợi Một sự hợp tác mang tính chất trí thức

và trung thực Thương gia ở các nước tiên tiến được coi như một bộ phận tinh hoa của Hà Nội" (tr 122) Sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành ở Hà Nội,

người đọc dễ nhận thấy sự lịch lãm, thâm thúy vốn có của một nhà văn gốc

Hà thành ngay trong sáng tác đầu tay của ông, mặc dù tác giả tự nhận đó là

cuốn tiểu thuyết thể hiện sự hồn nhiên của một thời nông nổi Thực ra, đó đã

là một khởi đầu thuận lợi của một cây bút có tố chất chuyên nghiệp Sự chàođón một cách hồ hởi của độc giả và giới phê bình ngay khi cuốn tiểu thuyếtnày ra đời khẳng định điều đó

Từ năm 2003 đến năm 2013, chỉ trong khoảng thời gian hơn mười năm,Nguyễn Việt Hà đã cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết, một tập truyện ngắn, bốntập tạp văn dày dặn và ngày càng thể hiện sự già dặn trong lối viết Tiểu

thuyết Khải huyền muộn (2003, tái bản lần thứ hai 2013) của ông được độc

giả chờ đợi và càng đọc càng thấy hài lòng sau sự thành công của tiểu thuyết

Cơ hội của Chúa hơn mười năm trước Tất nhiên đây vẫn là cuốn sách rất khó

đọc đối với tất cả bạn đọc, kể cả những "siêu độc giả" (những người cầm bút

như ông) Văn học, nói như nhà văn tiền bối Nam Cao "chỉ dung nạp những ai

biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì

Trang 19

chưa có" (Đời thừa - 1943) Nếu như trong Cơ hội của Chúa, Nguyễn Vệt Hà

vẫn còn "chuyện", được kể khá liền mạch để người đọc dễ theo dõi thì đến

Khải huyền muộn người ta có một độ hoang mang nhất định, rất khó xác định

nó hay dở thế nào, thành công đến đâu Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong lờigiới thiệu cuốn sách này đã có những nhận xét khá sâu sắc về dấu ấn đươngđại trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà: "anh… cố tình vi phạm các "nguyên tắcvàng" sau đó trình bày ra một nội dung khác với các nhà văn đương thời, làmột câu hỏi "chơi thẳng" vào "trái tim" văn học: "Thế mà các vị coi đấy làvăn học à?" Tinh thần khủng bố trắng trợn với các giá trị cổ điển ngoài nộidung lại được nhấn mạnh thêm bằng một hình thức cấu trúc ngữ pháp và bốcục không cân đối, làm cho độc giả đã khó đọc lại thêm một lần nữa khó đọc

hơn nếu không muốn nói là không thể đọc được" (Nguyễn Huy Thiệp, 2006, bài đã in trên Tạp chí văn học số 4) Đọc Khải huyền muộn, nhà văn dẫn dắt

người đọc bằng cách kể chuyện "không có truyện", mở đầu rất vu vơ, tầmphào và không định thần kịp trước kết thúc của một "tiểu truyện" mới bắt đầu

được tung ra Đó là một nhân vật xưng tôi với anh đi lang thang quanh bờ hồ

Hà Nội, đang ngắm cảnh, tả cảnh chợt chuyển sang kí ức, kể về thời trunghọc…rồi nhảy cóc sang chuyện nhà văn đi tìm nhân vật,…chưa xong lại

chuyển sang chuyện tôi với Vũ…vv… và kết thúc lại là hình ảnh nhà văn Bạch "đôi khi ngồi quán lạ, chợt thấy ai đó to giọng văng tục thì tự biết ngay

đấy là khách hàng đã thâm niên ngồi ở quán Vinh Rồi đây, Bạch và cô bé cũng chỉ đến quán Vinh thêm một lần nữa" (Khải huyền muộn, tr.338)…Nghĩa

là tác phẩm kết thúc trong tâm thế người đọc hầu như còn muốn biết sau đónhư thế nào, vì họ chưa kịp hiểu, chưa thể ngay tức thì ngộ ra ý nghĩa của hồi

kết Lâu nay chúng ta vẫn tâm niệm về một "cốt truyện là chuỗi sự kiện, có mở

đầu và một kết thúc có ý nghĩa" Đến Nguyễn Việt Hà, lối kết cấu cổ điển ấy

dường như hết dấu vết Tất cả các tiểu truyện và các liên tưởng đều không có

Trang 20

một kết thúc nào (đã đành rồi), thậm chí chúng còn không có một ý nghĩa nào

liên quan gì với nhau nhiều lắm nữa "Điều này giống như người ta nói "thúng

gạo này nặng mười mét" vậy" (Nguyễn Huy Thiệp - Bài đã dẫn tr.7).

Tập truyện ngắn Của rơi (2004) và các tập tạp văn lần lượt xuất bản ngay sau đó như Nhà văn thì chơi với ai (2005), Mặt của đàn ông (2008),

Đàn bà uống rượu (2010), Con giai phố cổ (2013) cho thấy sức sáng tạo ngày

một dồi dào của Nguyễn Việt Hà Có nhiều độc giả dường như được xả hơimột cách thật sự khoan khoái khi tìm đến tạp văn của ông bởi một lối "u muađen" - "món hài Hà Nội" rất Nguyễn Việt Hà Ông viết hóm hỉnh, nhẹ tênh

mà lại tỉ mỉ chân thực đến đỉnh về hình ảnh đàn ông dự yến, đàn ông dở hơi

óng ánh, đàn ông khỏa thân, bi tráng anh em rể, mồm của đàn ông… và sống

động đến bất ngờ về đàn bà uống rượu, đàn bà có võ, đàn bà đọc Tam quốc,

thiếu phụ ngoại tình, thiếu nữ đánh cờ, và một ngày dài hơn thế kỉ…Nếu so

sánh đời sống và con người vùng đồng bằng Nam bộ bộc trực trong truyệnngắn và tạp văn Nguyễn Ngọc Tư hay cùng chủ đề thị dân đậm chất triết luậntrong văn xuôi Hồ Anh Thái, ta vẫn dễ nhận thấy một lối viết riêng, không thểtrộn lẫn của truyện ngắn và tạp văn Nguyễn Việt Hà Đó là một lối hài sâucay Đùa đấy nhưng cũng là thực đấy Anh tung tẩy từ chợ Đồng Xuân, quachợ Hôm xuống chợ Đuổi của Hà Nội để lật tung những sâu xa tính toán buônbán đất Kẻ Chợ nhưng cũng không quên dành đất ưu ái cho những khoảnglịch lãm của người có học, trân trọng kiến thức và sĩ khí truyền đời Đọc tạpvăn của ông, thấy nóng hổi chuyện phố xá với cái duyên không dễ có mà vẫnrưng rưng, tinh tế cảm xúc Hà Nội trong ông hiện lên hư hao nề nếp pha lẫn

sự nuối tiếc, khinh bạc Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, đằng sau tiếng cười

hồ hởi, giòn dã, Nguyễn Việt Hà để lại trong lòng người đọc những dư vịthâm hậu, cứ mải miết hồi hộp, phấn chấn đọc hết từ đầu đến cuối Ngay nhan

đề của bài viết đã lôi cuốn người đọc muốn biết: đàn bà uống rượu, đàn bà có

Trang 21

võ, đàn ông dở hơi…óng ánh… là bởi vì tất thảy đều hi hữu Mỗi bài viết

"xinh xinh" của ông đậm đà một khẩu vị lạ, tưởng "biết rồi, khổ lắm…!" mà vô

vàn mộng mị, xa xăm, nhất là khi ông viết về lần đầu nghe nhạc Trịnh hay tự

tình về bạn ở cùng phố Hình như với ông, càng viết càng mới Không được

rộng rãi địa hạt như những nhà văn có sở trường viết về nông thôn NguyễnNgọc Tư, xoay xở trong một Hà Nội nội đô thật đấy nhưng văn xuôi NguyễnViệt Hà chưa từng gợn một cảm giác chật hẹp, vất vả trong cách lựa chọn đốitượng miêu tả, cũng chẳng hề thiếu thốn cách giễu nhại, hài hước vốn phóngkhoáng phong phú của một người đọc nhiều, biết nhiều Có lẽ vốn sống, sựlịch lãm và khả năng hấp thu tinh tế tinh hoa chất phố phường Hà Nội đã làmnên bản sắc, văn phong độc đáo của ông với phong vị khó quên, khó trộn lẫn

Khai xuân 2015, tại Trung tâm văn hóa Pháp - Hà Nội, Nguyễn Việt

Hà đã làm nóng lên không khí văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI bằng cuốn

tiểu thuyết thứ ba, tiểu thuyết Ba ngôi của người, do Nhà xuất bản Trẻ ấn

hành Văn phẩm vừa ra mắt ít lâu đã được tái bản ngay Đó thực sự là mộthiện tượng hiếm hoi và đáng mừng của văn học nước nhà Nó cũng cho thấybản lĩnh sáng tạo vững vàng của nhà văn đam mê nghề nghiệp, đam mê

khám phá Hà Nội và rộng ra là muôn mặt đời thường, mang nặng hơi thở

của những số phận, những kiếp người trôi nổi trên dòng lịch sử bão tố củadân tộc Nếu như trong hai cuốn tiểu thuyết trước, yếu tố đơn và tĩnh vẫn

còn là điểm tựa để xây dựng tình huống, thì đến Ba ngôi của người, Nguyễn

Việt Hà đã "đa thanh hóa" tiểu thuyết, đặt nhân vật sống trong một không thời gian nhiều chiều, trong đó có cả thời gian tâm linh Một sự bứt phángoạn mục, nếu không nói là ở thế kỉ XX, các tiểu thuyết gia chưa đủ điềukiện khai thác Nhà văn để ba nhân vật thành ba ngôi kể, chính là những hóathân lúc ẩn, lúc hiện của tác giả, tấu lên bản giao hưởng của người Hà Nộigiữa những biến cố thời thế

Trang 22

-Chúng tôi, những độc giả yêu Hà Nội và tâm đắc với văn xuôi NguyễnViệt Hà luôn tin rằng, đây vẫn chưa phải là điểm dừng lại của ông Làm sao

có thể dừng được, khi trong tim ta khát vọng sẻ chia và an ủi vẫn còn nồngnàn cháy? Chẳng phải đó cũng là yếu tố làm nên sức lay động sâu xa trongmọi tác phẩm văn học chân chính sao?

1.1.4 Sự quan tâm của dư luận đối với sáng tác của Nguyễn Việt Hà

Cũng như nhiều hiện tượng văn học được dư luận chú ý khác, nhà vănNguyễn Việt Hà nổi lên văn đàn Việt Nam những năm 90 của thế kỉ XX vànhanh chóng trở thành một hiện tượng được độc giả và giới phê bình quantâm chú ý Đó là thời điểm nước ta mới bứt phá khỏi cơ chế bao cấp, trút bỏđược gánh nặng của sự o ép, tù túng từ nhiều phía Tâm lí được giải phóng,không khí dân chủ, cởi mở của nền kinh tế thị trường buổi đầu phần nào đã

giúp nhà văn cầm bút với một cái tôi đa ngã và cái nhìn khá đa diện về con

người, đời sống nói chung Không chỉ riêng giới phê bình, những đồng nghiệpviết văn với anh mà cả những độc giả "bình dân" cũng có nhiều ý kiến đánhgiá, bàn bạc, phẩm bình về sáng tác của anh từ bấy đến nay Trong sự phongphú, nhiều vẻ của những cảm nhận và đánh giá khác nhau, chúng tôi ghi nhậnthành hai xu hướng: những ý kiến thiên về khẳng định thành công, về văn haycủa Nguyễn Việt Hà và ngược lại cũng có những phản biện khá thẳng thắn vềnhà văn Hà Nội gốc mà trông "đặc như anh nhà quê quanh năm trồng cày vácbừa, da thì gồ, mặt thì ghề, tưởng chưa bao giờ biết đến bút sách…" (ĐỗHoàng Diệu)

Thực ra, ngay từ đầu xuất hiện trên văn đàn với tiểu thuyết Cơ hội của

Chúa, Nguyễn Việt Hà đã được người đọc và giới phê bình đánh giá cao và

đây là hướng bình luận chính Những người viết văn sành sõi và những nhàphê bình đương thời, có những tên tuổi đang là tâm điểm chú ý của đời sốngvăn học nước nhà như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Chí

Trang 23

Hoan, Hoàng Ngọc Hiến, Đoàn Cầm Thi, Đỗ Hoàng Diệu, Phan Thị VàngAnh (Thảo Hảo), Nguyễn Thị Thu Huệ… đã có những bài viết dài, nhận xétkhá công phu về những văn phẩm của Nguyễn Việt Hà Tiếp sau bài đăng báo

sớm nhất nói về sáng tác đầu tay của anh "Đọc Cơ hội của Chúa của Nguyễn

Việt Hà" (Hoàng Ngọc Hiến, tháng 12-1999, "Đọc Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà") Ngay sau đó là bài viết của nhà phê bình, dịch giả Đoàn

Cầm Thi, người đã có những đánh giá khá sôi nổi về nhân vật Hoàng trong

tiểu thuyết Cơ hội của Chúa: "Nhân vật phản - anh - hùng lớn nhất trong lịch

sử văn học Việt Nam, Hoàng của Nguyễn Việt Hà đánh dấu đỉnh cao của mộtnền văn học thời bình Hoàng còn là biểu tượng của một thẩm mỹ mới, khôngkém phần dũng cảm trong khi phần lớn độc giả Việt quá quen với các nhânvật văn học, dù ác hay thiện, đều phải có hành động và mục đích rõ ràng.Trong khi Tâm, Nhã, Thủy chắc chắn sẽ đi tìm khát vọng mới sau những cúsốc đầu tiên, Hoàng lại tiếp tục một cuộc sống mãi mãi là dang dở, không tốt,không xấu, không bi quan không lạc quan, một cuộc sống như nó vốn thế"(Đoàn Cầm Thi (2004), "Cơ hội của Chúa từ nhật ký đến hậu trường văn

học", http://www.evan.com.Việt Nam) Cũng chính Đoàn Cầm Thi trong bài

viết mới nhất đã nhận thấy một lối viết mới ở Nguyễn Việt Hà Đó là lối "viễnvọng" - lối viết khá phức hợp, được du nhập từ Mĩ và đến nay đã trở nên đậm

nét ở một số cây bút thế hệ Hậu đổi mới ở Việt Nam Từ một góc nhìn khác, nhà văn Đỗ Hoàng Diệu (tác giả tập truyện ngắn Bóng đè, 2005, Nxb Đà

Nẵng), trong một lần trao đổi với phóng viên Dương Thanh Phương báo Vănnghệ đã nói về Nguyễn Việt Hà bằng những lời lẽ thật chân thành, hóm hỉnh,

thiện cảm: "lần đầu gặp anh tác giả "Cơ hội của Chúa", cứ nghĩ chắc người nào viết rồi mượn danh… Đến tiểu thuyết thứ hai và tạp văn Đàn bà uống rượu

thì mình tin, đây là một Hà Nội boy, chính hiệu" Trước đó rất lâu, Đỗ HoàngDiệu cho biết, chị thấy Nguyễn Việt Hà cứ ngô ngố thế nào ấy, nhìn vẻ ngoài

Trang 24

chả ai nghĩ chút gì là Hà Nội, mặc dù nhà anh ta ở cách Hồ tây khoảng 10

km, chán… Nhưng rồi Nguyễn Việt Hà đã chinh phục chị - cùng với hầu hết

độc giả một cách ngoạn mục bằng một độc chiêu hài tinh xảo trên nhữngtrang văn xinh xắn mà không kém hấp dẫn, sâu sắc Để rồi càng đọc, ĐỗHoàng Diệu càng thấy tâm phục trước một cây bút vững vàng, tự tin khẳngđịnh bản lĩnh nghề nghiệp trước thời thế

Một nhóm độc giả cùng chung một cách cảm nhận về tạp văn NguyễnViệt Hà như Mis YL, Lạc Thành, Nguyễn Ngọc Minh hay như tác giả bài giới

thiệu tạp văn Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà của Nhà xuất bản Trẻ đều

cho rằng "chính ở thể loại tạp văn, người đọc thưởng thức được khả năng cànlướt đề tài của Nguyễn Việt Hà, cũng như sự thông minh dí dỏm đặc trưng, để

ai cũng nhặt ra được vô số triết lý đặc sệt tinh thần đường phố Hà Nội "Đăngnhập" vào thế giới mạng của Nguyễn Việt Hà, Người đọc sẽ được kết nối sâusắc với thế giới của Cơ hội của Chúa, cuốn tiểu thuyết đầu tay làm nên têntuổi của ông vào những năm cuối thế kỷ trước… Người đọc của mạng xã hộinày hẳn sẽ gặp nhau, kết bạn, yêu đương và tranh cãi ầm ĩ như thường".Riêng Mis YL, một cư đân quen thuộc của blog Nguyễn Việt Hà, khi viết về

ông và tạp văn Đàn bà uống rượu đã dành cho ông một giọng điệu đặc biệt ưu

ái, như gặp được một báu vật tâm hồn mà độc giả này bấy lâu tìm kiếm "Lầnnào đọc tôi cũng phải lầm bầm mắng sách mấy tiếng như: 'Đồ quỷ', "ma xó",

"Lão già", "Cóc cụ Hà Nội",… Và phải nói thật với cả nền văn chương Việt

mà tôi được học từ thời vỡ lòng cho đến hôm nay, tôi bỗng không còn nghingại và lo lắng gì thêm về sự già nua nữa Tôi thấy yên tâm về sự tìm kiếmcủa mình Bỗng thấy những chân trời trẻ trung của văn chương Việt khi

thưởng phong vị trong Đàn bà uống rượu của Nguyễn Việt Hà…" Những

cảm giác tưởng như ngẫu hứng mà thực ra là rất đỗi sâu lắng, thú vị như thếqua những trang viết của Mis YL khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh tác

Trang 25

giả đang phấn chấn thưởng ngoạn những ngôi sao xa xăm, càng ngắm nhìncàng thấy sáng khi đến với văn xuôi Nguyễn Việt Hà Cũng như nhiều độc giả

mê văn, nhà báo Lạc Thành nhận thấy thật đậm nét tình yêu Hà Nội theo cáchriêng của Nguyễn Việt Hà: khi xây dựng nhân vật là các thị dân Hà Nội,Nguyễn Việt Hà cũng dựng lên chân dung mảnh đất nghìn năm văn hiến trongthời hiện tại với đây đó là sự phức tạp, xô bồ Tuy vậy những tác phẩm củaanh giúp độc giả khám phá được những góc đẹp nao lòng của Hà Nội Mộtgóc Hồ Tây được miêu tả rất đẹp, rất tình… Hay một đoạn giao mùa đầy sức

gợi: "Hà Nội tàn thu, mưa bụi mịn giăng, phảng phất có gió Đông Bắc rét đầu

mùa Một nghìn năm trước nó đã vậy và một nghìn năm sau cũng sẽ vậy" Để

viết được những lời đánh giá vừa khúc chiết, chắc chắn vừa lay động trữ tình

ấy, hẳn Lạc Thành phải là người đọc thật lòng tri âm với con người và vănchương Nguyễn Việt Hà Có lẽ, đời cho ta cơ hội hạnh phúc không nhiều Vớimột nhà văn, không niềm hạnh phúc nào bằng khi nhận được từ độc giảnhững tình cảm yêu mến trân trọng như thế

Thực ra, nếu chỉ có những tán đồng thì e rằng đó chưa phải là hoàntoàn khách quan và nhà văn được nhìn một phía cũng chưa phải là thật sự sâusắc Bất cứ một hiện tượng văn học nào, khi đã trở thành một thực thể hiệnhữu đều là đối tượng cảm nhận, đánh giá một cách tự do và ngày nay còn làdân chủ của độc giả Nguyễn Việt Hà cũng không phải là trường hợp ngoại

lệ Gần như song song với bài đánh giá cao thành công đầu tay của NguyễnViệt Hà còn là những ý kiến phản hồi, gần như trái ngược Tiêu biểu nhất vẫn

là bài viết của ông Nguyễn Thanh Sơn được đăng lại trên trang web

http://evan.vnexpress.net/ với nhan đề do người đăng báo tự đặt Trong gần 5

trang đánh máy, Nguyễn Thanh Sơn đã tỏ ý thất vọng về tiểu thuyết Cơ hội

của Chúa của Nguyễn Việt Hà Tác giả bài viết này cho rằng "Cơ hội của Chúa" chỉ là "gánh nặng của cái tôi phù phiếm", chỉ là tác phẩm góp phần giữ

Trang 26

nguyên được cái cách làm dáng cho "sang trọng" truyện ngắn Hồ Anh Thái vàcác cuộc thi tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền phong Ông Nguyễn Thanh Sơnđọc và chỉ thấy trong văn Nguyễn Việt Hà những nhân vật pha trộn tiếng Anhvới tiếng mẹ đẻ một cách hoàn toàn không cần thiết và sai chính tả văn phạmmột cách cẩu thả với những mô tả bằng cách hình dung ngô nghê của tác giả

về thương trường và cuộc sống của các nhà doanh nghiệp như trong nhữngphim video mì ăn liền rẻ tiền, với cái nhàm chán trong những mối tình tay ba,trong cái môtíp cũ rích về yêu - phụ bạc - vươn lên - giầu có đang ngự trịtrong ba phần tư các tác phẩm văn học và điện ảnh hiện nay, trong nhữngnhân vật tốt một cách vô lý, cứng cỏi một cách vô lý và đê tiện một cách vô

lý Đó là chưa kể đến chuyện cũng trong bài viết này, tác giả của nó còn chorằng, về mặt nghệ thuật "anh chỉ thêm vào đó cái giọng điệu mỉa mai chế diễukiểu Phạm Thị Hoài, nhưng khác với Phạm Thị Hoài, người vừa có kiến thứcthông tuệ hơn vừa có thể vượt lên trên những thứ tầm thường, Nguyễn Việt

Hà cứ loay hoay trong những vụn vặt thị dân để rồi mãi không rút chân rađược Ngay cả tên gọi và dòng đề từ của anh, dù đã viện dẫn đến những cáithiêng liêng nhất" (Nguyễn Thanh Sơn: "Cơ hội của Chúa, gánh nặng của cái

tôi phù phiếm", http://evan.vnexpress.net/) Mặc dù thẳng thắn như thế nhưng

cuối bài viết ông Nguyễn Thanh Sơn cũng đã thật lòng mong muốn đây chưaphải là tiểu thuyết thực sự của Nguyễn Việt Hà, thành công văn nghiệp củaông còn là câu chuyện phía trước Lí lẽ của ông Nguyễn Thanh Sơn khi đưa

ra nhận định này là rất hiếm có ai trở nên chuyên nghiệp ngay từ những tác

phẩm đầu, và việc viết ra cho thoả mãn cái tôi của mình hơn là viết ra từ cái

tôi là một nhu cầu có tính bản năng của các nhà văn trẻ Kết thúc bài viết, tác

giả "Hy vọng rằng sau khi đã trút đi gánh nặng của những thứ phù phiếm

được tải trên gần năm trăm trang sách, Nguyễn Việt Hà có thể thanh thản để bắt tay vào tác phẩm đích thực của mình" (tài liệu đã dẫn) Đừng bàn đến

Trang 27

chuyện hy vọng hay đã mặc nhiên thừa nhận Bởi đánh giá tác phẩm văn học

là quyền của người đọc Vấn đề là cách viết như thế nào để đảm bảo tínhkhách quan, chân thành và quan trọng hơn là góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh

và phát triển của nhà văn trên con đường sự nghiệp đang ở phía trước

Chúng tôi nghĩ bài viết của Nguyễn Thanh Sơn cũng có ý nghĩa nhưthế Bởi lẽ chỉ qua một vài trang phê bình không thể phủ nhận sự thành công

và giá trị đích thực của một nhà văn nhanh chóng trưởng thành và đã khẳngđịnh vị trí chắc chắn độc đáo trên văn đàn Việt Nam hiện nay Những sángtác liên tiếp bao gồm nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn và tạp văn

ra đời ngay sau đó (chỉ trong khoảng mười năm) của Nguyễn Việt Hà chothấy hạnh phúc đã nở hoa, kết trái trên những trang văn của một trí tuệ uyênbác, cần mẫn

Những cuộc thảo luận xung quanh sáng tác của Nguyễn Việt Hà dĩnhiên là chưa có hồi kết Một khi sáng tác của nhà văn vẫn còn ăm ắp nhữnghấp dẫn, lôi cuốn thì những kiến giải về nó chắc chắn còn dài và sự thú vị, do

đó cũng ngày một nhiều hơn

1.2 Sự đa dạng về thể loại trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà

1.2.1 Nguyễn Việt Hà với tiểu thuyết

Không phải ngẫu nhiên tiểu thuyết được xem là thể loại đỉnh cao hoànthiện của văn học, "là hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ" Bức tranhđời sống được dựng lên trong tiểu thuyết (truyện dài) có quy mô rộng lớn,không phải chỉ là "cưa lấy một lát, cắt lấy một khoảnh" như truyện ngắn Tiểuthuyết có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theohướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn bề sâu của nó Trong số các thể loại văn

học, nếu truyện ngắn được xem là khinh binh, gọn nhẹ, rất tiện lợi cho việc

phát triển nhanh chóng về số lượng thì tiểu thuyết luôn là biểu hiện sự trưởngthành, lão luyện của nhà văn Những nhà tiểu thuyết lớn hầu như đều bước

Trang 28

vào văn nghiệp bằng truyện ngắn hoặc những thể văn gọn nhẹ như thế Đại

văn hào Nga M.Sô-lô-khốp trước khi viết kiệt tác Sông Đông êm đềm (4 1925-1940) cũng đã khởi đầu bằng các tập truyện ngắn Truyện sông Đông

tập-(1923) và Thảo nguyên xanh (1925) Nhà tiểu thuyết lớn của nước Mĩ, Ơ

Hê-ming- uê trước khi viết tiểu thuyết Ông già và biển cả, đoạt giải Nô-ben văn chương năm 1952 cũng đã rất thành công với các tập truyện ngắn Trong thời

đại chúng ta (1925), Mặt trời vẫn mọc (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940)

… Các nhà văn Hậu đổi mới ở nước ta như Nguyễn Huy Thiệp, Ma VănKháng, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư… và cả Nguyễn Việt Hà cũng khôngphải ngoại lệ Trong văn nghiệp của họ, tiểu thuyết gắn liền với sự trảinghiệm không hề bằng phẳng và giản đơn như ta tưởng

Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nguyễn Việt Hà bắt đầu được độc

giả chú ý với một số truyện ngắn hoạt kê hài hước, hóm hỉnh như Thiền giả,

Của rơi, Bậc cuối… chủ yếu là để giễu chuyện đời nay Nhưng phải đến khi

sự ra đời của các tập tiểu thuyết: Cơ hội của Chúa 1999, Khải huyền muộn

2005, được giải thưởng của Hội Nhà văn và năm 2014 là sự ra đời của tiểu

thuyết thứ ba Ba ngôi của người, Nguyễn Việt Hà mới thực sự gây ấn tượng

mạnh đối với giới nghiên cứu và người đọc

Từ đây ông dược đánh giá là cây bút đô thị xuất sắc, lão luyện Tuyxuất hiện sau so với các cây bút kì cựu nhưng Nguyễn Việt Hà là gương mặtmới, tiêu biểu của thế hệ trẻ bước vào làng văn với tâm thế hoàn toàn chủđộng nhập cuộc Cũng là niềm hạnh phúc của nền văn chương Việt khi đượcđón nhận một nhà văn Hà Nội, nói cười rổn rảng cả một góc phố, có biệt tàinói như viết, tấu lên khúc khải huyền độc đáo qua những áng tiểu thuyết đầyđặn mà ngổn ngang bao nhiêu sự đời, nỗi đời đang chạy qua trước mắt nhưnhững thước phim tỉ mỉ

1.2.2 Nguyễn Việt Hà với truyện ngắn

Trang 29

Phải chăng truyện ngắn mới là địa hạt thể hiện tài năng của nhà văn?

Viết thì dễ nhưng viết cho đậm đà một khẩu vị đặc trưng chứ không nhạt

hoét, dễ dãi mới khó Truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải có những năng lực

đặc biệt Trước hết là khả năng nắm bắt thời sự một cách nhạy bén và một tư

duy sắc sảo để phân tích, nhào nặn những hỗn độn từ cuộc sống thành chất

sống cụ thể, có hình hài, mang tính tư tưởng và cả chất triết lí sâu xa Hơn nữa

lại phải tối thiểu hạn chế dung lượng, dùng ít chữ nhất mà vẫn phản ánh mộtcách chính xác, sâu sắc nhất về bức tranh đời sống mà nhà văn đã công phulựa chọn Nguyễn Việt Hà là nhà văn của nội đô Hà Nội, có một thời tuổi trẻvất vả, lang thang hè phố Chính những năm tháng như thế đã giúp ông thuvào tầm mắt, in một dấu ấn rất đậm về những ngược xuôi, bộn bề và cả những

bi hài vốn có của cuộc sống đô thị với cơ chế kinh tế thị trường thời mở cửa.Nhà văn Thạch Lam (1910-1942) có những năm tháng tuổi thơ sống ở phốhuyện Cẩm Giàng (Hải dương), để rồi sau này, cái phố huyện heo hút, hiuquạnh ấy trở thành không gian nghệ thuật trở đi trở lại trong nhiều truyện

ngắn của ông Văn hào Nga M Gorki tổng kết đời mình thành kiệt tác Thời

thơ ấu… Hà Nội cũng như thế trong truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà Đó là

những khoảnh khắc ít ỏi Nắng bắt đầu đậm vàng qua kẽ xanh tán lá… nắng

vàng long lanh trong giọt mưa sót mong manh bám trên những cành hồng đỏ… (Từng vòng khói thuốc, Của rơi, 2004, Nxb Phụ nữ) Chủ yếu trong

truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà là một không gian Hà Nội náo nhiệt với

những căn buồng tương tự như buồng hoàng tử Phở nồng nặc mùi nước hoa

Cologne (Người đi thi hộ - Sđd) hay Ngột ngạt người trong ăm ắp rượu và đủ loại món ăn nóng nguội Khách sạn nổi tiếng với những món Tầu nhưng làm tiệc đứng kiểu Tây… (Rửa tội - Sđd) Không những có năng khiếu chọn lọc đề

tài theo một lối riêng, đậm bản sắc, ông còn tạo nên một giọng điệu vănchương mang thương hiệu Nguyễn Việt Hà: lúc hóm hỉnh, sinh động một

Trang 30

cách tự nhiên như nói, lúc lại thâm trầm sâu xa Nhất là khi ông dành một gócriêng để khắc họa hình tượng những trí thức Hà Nội, những cốt cách Hà Nộigốc mà theo ông, không bao giờ mai một, dù thời thế có thăng trầm và bụibặm hơn nữa Thành công trong tiểu thuyết thể hiện sự trưởng thành của nhàvăn thì đặc sắc của truyện ngắn chính là biểu hiện của độ bền vững, của kĩnăng viết đã trở nên sành sỏi, nhuần nhuyễn Năm 2001, đạo diễn Vương Đứcthích truyện ngắn của ông và đã yêu cầu Nguyễn Việt Hà chuyển thành kịchbản phim với ý tưởng Của rơi mang ý nghĩa kép: ở một mức độ nào đó, ngườitrí thức là một thứ của rơi, ai nhặt được và sử dụng nó như thế nào lại là vấn

đề khác Tình yêu cũng tựa như một thứ của rơi, ai may mắn thì nhặt được.Phúc họa ở đời không lường hết là vì thế

Tập truyện ngắn Của rơi (2004) với hơn hai mươi tác phẩm cho thấy

Nguyễn Việt Hà đang vươn đến một địa hạt văn chương mới, phong phú hơn,thú vị hơn Ông là nhà văn Hà Nội, là cây bút văn xuôi tiêu biểu của vănchương Việt hiện nay

1.2.3 Nguyễn Việt Hà với tạp văn

Tạp văn là một thể loại có lịch sử lâu đời, phổ biến từ thời Chiến quốc.Thế kỉ XX ghi danh nhà văn Lỗ Tấn cũng chính ở thể loại tạp văn hiện đại,dùng để phê phán một cách hữu hiệu những vấn nạn của quốc dân Trung Hoa

mà ông cho là căn bệnh tinh thần, ngu dốt, u mê, lạc hậu, tự mãn và đớn hèn.

Cho đến nay, tạp văn vẫn phát triển với diện mạo và nội dung ngày càng

phong phú Những nhà tạp văn tiêu biểu của nước ta hôm nay như Tạ Duy

Anh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Khải, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị VàngAnh, Dương Ngọc Dũng, Nguyễn Việt Linh, Nguyễn Văn Thọ cho thấy sự

nở rộ và tính ưu việt của thể loại Nhìn chung đây là loại văn xuôi ngắn gọn,hàm súc, linh hoạt, dễ bắt nhịp với nhu cầu thưởng thức của nhiều giới độcgiả Tuy dung lượng ngắn nhưng tạp văn chứa đựng những nội dung phong

Trang 31

phú đa dạng, có thể liên quan đến các vấn đề chính trị - xã hội mang tínhchính luận sắc sảo, cũng có thể là những thiên “tạp cảm” giàu cảm xúc trữtình, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của tác giả văn chương Thể vănnày thường chớp lấy một ý nghĩ, khoảnh khắc suy tư, một thoáng liên tưởngbất ngờ, độc đáo, đậm dấu ấn cá nhân của nhà văn Do đó, ngắn nhưng tạpvăn lại chứa đựng những ý tưởng ngầm, sắc và sâu.

Ngoài tiểu thuyết và truyện ngắn, Nguyễn Việt Hà còn nổi danh vớinhững tập tạp văn đặc biệt Những người từng gặp Nguyễn Việt Hà đều nhậnxét, ít ai nghĩ ông là nhà văn bởi cái dáng cao lớn, khuôn mặt mang nhiều nétphôi pha và trải nghiệm cuộc đời Nhưng khi nói chuyện mới thấy ông là mộtcon người khá thú vị Ông thường làm chủ được câu chuyện và có cách nóirất thu hút Nhà văn lại có biệt tài viết như đang nói, như đang ngồi nhậu ba labông lơn với bạn bè, chẳng biết câu nào đùa, câu nào thật Ấn tượng chungcủa mọi người là đọc tạp văn của ông thấy như lúc ông nói chuyện với mình

vậy Khởi đầu là tiểu thuyết, song tạp văn chính là cái duyên mặn mòi trên

con đường văn chương của Nguyễn Việt Hà

Một trong những lí do độc giả yêu tạp văn Nguyễn Việt Hà chính là ởlối viết nhẹ nhàng mà thu hút của ông Nhà văn có lần tâm sự “Thật ra có rất

nhiều người, như nhà báo Trịnh Tú nhận xét về tôi: “Cậu viết về đàn bà hay

hơn đàn ông” Nói chung là do cảm giác đọc chi phối thôi, vì thật sự tạp văn

viết về đàn ông hay đàn bà thì đều phải “điêu toa” như nhau Tôi quan niệmviết văn không dựa trên câu chuyện cụ thể nào, mà chính là cách dẫn dắt, câu

chữ sao cho hấp dẫn” Ông viết về đàn bà uống rượu, mặt của đàn ông, tá lả

tiến sĩ, anh hùng tuyệt lộ, bi kịch của lạ… hay con giai phố cổ đều bằng một

giọng văn dí dỏm mà sâu sắc lạ lùng Không thiếu những văn phẩm như thế,

chẳng hạn một đoạn trong tạp văn Anh hùng tuyệt lộ của Nguyễn Việt Hà:

"Đàn ông được coi là anh hùng (từ điển Hán Việt Đào Duy anh chú: Anh là

Trang 32

vua loài hoa, Hùng là vua loài thú, chỉ người hào kiệt xuất chúng), khi lâm

tuyệt lộ thì tuyệt nhiên khác Một phần do cái sự họ gặp phải bi thảm đến cựccùng, một phần là do cái cách họ ứng xử với những bất thường bi thương ấy

Cố nhiên, vì là đàn ông nên cũng có lúc họ bị tán gia bại sản, cũng có lúc họgặp ác phụ phản thùng Có điều, với tất thảy bọn họ, tiền bạc hay hôn nhânchưa hẳn quá trọng, nó nhỏ như bò ăn cỏ Chuyện làm họ lao đao day dứt hơn

cả lẽ sinh tử chính là chữ Hiếu, chữ Nghĩa, chữ Tín Cứ đọc Thủy hử thì biết"

(Đàn bà uống rượu, tr 56) Người đọc đến với tạp văn của Nguyễn Việt Hà

để thưởng thức một phong vị hài hước sâu cay, tưởng là bông lơn nhưng thực

ra là nhiều hàm ý Nhà văn mượn một hiện tượng cụ thể nhưng không hoàntoàn cá biệt, ngược lại, rất phổ biến trong cuộc sống đương đại (chẳng hạnnhư chuyện khôn ngoan nhận hối lộ, chơi chứng khoán, sự bất ổn của giá cả

thị trường…) Qua những trang tạp văn ngắn gọn, xinh xinh của ông, độc giả

nhận thấy bức tranh hiện thực xã hội đương đại thật phong phú, đa dạng.Những vấn đề nhạy cảm nhất liên quan đến chính trị, việc giáo dục những conngười bình dị, vấn đề văn hóa thời kinh tế thị trường… đi vào tạp văn của ôngmột cách tự nhiên, sống động, linh hoạt Khác với những đao to búa lớn màngười ta hay bàn về tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, đọc tạp văn của ôngchúng ta có cảm giác như trút được gánh nặng mà vẫn không mất đi sự đồngcảm khi nhà văn bộc lộ nhận thức và tình cảm của mình với cuộc sống, conngười, xã hội bằng một mĩ cảm hiện đại mà gần gũi, dung dị Chính NguyễnViệt Hà cũng đầy trăn trở về thể loại này: "Nói cho cùng, tản văn là thứ vănmưu sinh, là thể loại "tủi thân” nếu miễn cưỡng phải so với tiểu thuyết haytruyện ngắn Đàn ông viết ra nó đều là những người có nhân cách, thậm chícòn tử tế Ngày hôm nay, số người mua và đọc tạp văn thường đông hơn hẳn

số người mua và đọc tiểu thuyết Điều này không biết nên lo hay mừng”

Trang 33

Sự phong phú đa dạng về thể loại trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà làmột trong những biểu hiện rõ rệt sức sáng tạo dồi dào của một bút lực khỏe,

có năng khiếu văn chương nghệ thuật, có ý thức nghề nghiệp một cách sâusắc và cả những đam mê, những trải nghiệm phong phú, độc đáo Tâm trạng

và những day dứt về nghề nghiệp cũng là biểu hiện của một cốt cách Hà Nộilịch lãm, uyên bác, xuất phát từ nhân tâm trong sáng của nhà văn

1.3 Các vấn đề xuyên suốt trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà

1.3.1 Những dấu ấn đa dạng của lịch sử trong cuộc sống đương đại

Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ, phản ánh hiện thực bằng hình

tượng Nhà văn vừa là chủ thể của đời sống lại vừa là người thư kí trung

thành của thời đại Bức tranh đời sống trong tác phẩm văn học bắt nguồn từ

cuộc sống và trở lại phục vụ đời sống, tác động sâu sắc đến nếp sống, nếp

nghĩ của con người (trích Văn kiện Đại hội VI của Đảng, 1986) Đối với

những nhà văn chân chính, bám sát hiện thực đời sống vừa là một yêu cầuvừa là nhân tố thể hiện phẩm chất văn chương của anh ta Không phải ngẫunhiên giáo sư Đặng Thai Mai lại viết: "Điều quan trọng hơn hết trong sựnghiệp của một nhà văn vĩ đại ấy là cuộc sống, trường đại học chân chính củaThiên tài Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọinỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn vớinhững nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết của loài người

Đó chính là… sức sống của những tác phẩm vĩ đại" Những tác phẩm nghệthuật xuất phát từ hiện thực đời sống, do vậy dễ đến với nhiều giới độc giả bởitính dân chủ của nó sâu sắc hơn Những nhà văn trải qua hai giai đoạn sángtác trước và sau 1975 ở nước ta đã cho thấy những ai có bản lĩnh và nhạy bénvới thời cuộc mới tiếp tục đứng vững với văn nghiệp, hơn nữa còn có sức cổđộng, khởi xướng đổi mới như nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,Bảo Ninh… Cũng có thể nói, hầu hết các nhà văn trưởng thành sau 1975 ở

Trang 34

nước ta đã nhanh chóng bắt nhịp với thời thế, nhanh chóng nhập cuộc, đưavào văn chương bức tranh đa sắc màu, đa diện của cuộc sống đương đại Đó

là sự tha hóa của nhân tính con người trước sự xâm thực ồ ạt của kinh tế thịtrường trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Tâm trạng âu lo cho những giátrị của văn hóa truyền thống trước những biến động của thời thế trong tiểuthuyết của Ma Văn Kháng Là sự chua chát, lo thương trong truyện ngắn vàtạp văn của Nguyễn Ngọc Tư về đời sống của người dân nam Bộ trong quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Những vấn đề nóng thời hội nhập cũng đã

in dấu trong sáng tác của những cây bút khá nổi bật hiện nay như Phạm ThịHoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn QuangLập…

Trước hết phải thấy một thực tế, Nguyễn Việt Hà lớn lên ở thời hậuchiến (chỉ những năm 1975-1985 ở nước ta) nhưng bước vào văn nghiệp ởbuổi đầu của nền kinh tế thị trường thời mở cửa (sau 1986) Các tiểu thuyết

Cơ hội của Chúa ra đời năm 1999, Khải huyền muộn (2003), Ba ngôi của người (2014) và các tập tạp văn của ông không có dấu vết của quá khứ đậm

chất sử thi trước đó Tác phẩm của Nguyễn Việt Hà từ khởi đầu đến nay, thựcchất đã mang dấu hiệu hậu hiện đại khá đậm nét, những dấu ấn của lịch sửtrong cuộc sống đương đại được nhà văn phản ánh một cách sinh động và đặcbiệt phong phú, đa dạng

Trong tiểu thuyết, truyện ngắn và tạp văn, Nguyễn Việt Hà đã dựng lên

bức tranh hiện thực xã hội thời nay một cách sống động và tinh tế theo một

cách riêng Người đọc cảm nhận được một cách sâu sắc về "cái thời buổi nhố

nhố nhăng nhăng, ông không ra ông, thằng không ra thằng" (Cơ hội của Chúa, tr.331) đang phơi bày trước mắt Nhà văn dựng "chân dung" và miêu tả

khá chi tiết, một đô thị đầy rẫy những "gã quan tham đã có biệt thự còn cố

chiếm lấy một suất phân nhà bé tí trong khu tập thể rồi thanh thản hạ cánh

Trang 35

an toàn… (Con giai phố cổ - tr.12) Một cô Hoa hậu "mặc bikini… uyên bác vanh vách trả lời các câu hỏi của giám khảo" Tiêu biểu hơn là tiểu sử quái

đản của những giám đốc "chưa học hết cấp Một… được báo chí khen là biết

tám ngoại ngữ và trong giao tiếp không bao giờ dùng tiếng Việt (Cơ hội của Chúa, tr.398) Đó còn là một Nguyễn Văn Mười Hai, "một thằng vô học móc cống dám len vào điều hành kinh tế ở tầm vĩ mô" (tr.397) Đọc những câu như

thế chợt nhiên nhớ đến cảnh quê nhà bỗng xoay ra phố với những kẻ "Chí cha

chí chát khua giày dép Đen thủi đen thui cũng lượt là" trong thơ Trần Tế

Xương xưa kia Lại nhớ cái thời của những Xuân Tóc Đỏ, từ một thằng ma cà

bông, sống bằng nghề trèo me trèo sấu và thổi kèn quảng cáo thuốc lậu, nhặt

ban quần, không cha không mẹ bỗng nhiên trở thành vĩ nhân, nhà Âu hóa,

anh hùng cứu quốc trong sáng tác được xem là mẫu mực về đề tài đô thị hiện

đại của nhà văn Vũ Trong Phụng, tiểu thuyết Số đỏ

Khái quát mặt trái xã hội đương đại, Nguyễn Việt Hà không quên chỉ

rõ nguyên nhân sâu xa của nó Nhà văn bật lên những câu cảm thán tưởng

bâng quơ nhưng thực ra là chua chát "Khốn nạn thay cho cái nhân loại đã bị

đục ngầu này" (Đàn bà uống rượu, tr 188), hay "cõi đời bất trắc đang dần dần

bị ô nhiễm này" (tr.189) Những năm 90 của thế kỉ XX ở nước ta cho đến nay,

những yếu kém về năng lực quản lí của Nhà nước; sự sơ hở, chắp vá của luật

và dưới luật tạo nên những kẽ hở cho những kẻ cơ hội và những mẫu người

không chính danh kia nổi lên như rươi, làm mai một những thuần phong mĩtục vốn sâu xa quý báu của người Việt Tất cả hiện lên sống động chân thựcdưới ngòi bút châm biếm sắc sảo của Nguyễn Việt Hà

Tuy nhiên, không phải bao giờ nhà văn hiện thực cũng chỉ nhìn đời mộtphía và Nguyễn Việt Hà cũng như thế Cuộc sống đương đại vừa có những xô

bồ, phức tạp, thậm chí cả những nhốn nháo (chữ dùng của Vũ Trọng Phụng), nhố nhăng của một xã hội đầy biến động, nóng lên để hội nhập lại vừa giữ lại

Trang 36

những nét trong trắng xưa cũ, vương vấn bản sắc mà đậm đà hồn Việt Văn

xuôi Nguyễn Việt Hà không ít lần chạm khắc hình ảnh "Một đô thị đã ngoài

nghìn tuổi thì đương nhiên phải có linh hồn…, nó thăm thẳm mơ màng rêu phong tạo riêng một bản sắc Phố cổ chính là nơi giữ gìn được những mảnh hồn độc đáo ấy." (Con giai phố cổ, tr 28) Không thể tránh những ồn ã phồn

tạp nhưng Hà Nội trong văn Nguyễn Việt Hà có lúc chợt tĩnh lặng, thâm trầmđến nao lòng, cảm xúc như nâng cánh cho ta có thể hát lên những ca từ duyên

dáng nhất về Hà Nội của ta "Gió khuya lá rụng", "dịu dàng những góc phố heo

may" (Cơ hội của Chúa, tr.58).

Gắn với hình ảnh phố nhỏ, phố cổ mơ màng rêu phong ấy là những

con người chính danh Hà Nội Đó có thể là hình ảnh "một nhạc sĩ già, ông

là người chơi đại phong cầm duy nhất của ca đoàn giáo xứ Ông nhạc sĩ là kiểu ẩn sĩ tinh hoa nhiều kĩ tính của Hà Nội cũ phố cổ" (Đàn bà uống rượu,

tr.10); cũng có thể là những thiếu phụ phố cổ "kiêu sa áo dài nhung", "phong

độ của họ là tinh tế đoan trang cực kì sang trọng" (Con giai phố cổ tr 184)

Trong tiểu thuyết mới nhất, Ba ngôi của người (2014, Nxb Trẻ TP, Hồ Chí

Minh) Nguyễn Việt Hà đã dựng lại hình ảnh những người mẹ nấu ăn ngonđứt lưỡi, những người cha yêu con theo cách riêng của họ, đám con trai,con gái phố cổ đã hấp thu cái tinh hoa và cả những văn hóa lai căng tứ xứ

đổ về Đó là dòng chảy của kí ức, nói như chính tác giả là "ngồn ngộn

những kí ức về Hà Nội", một đô thị phức tạp với những góc khuất và cả "văn

hóa người Hà Nội" mà ngày nay chúng ta vẫn tiếc nhớ Giữa một Hà Nộitrong quá trình đổi thay, những người Hà Nội gốc ấy hiện ra Họ sinh ra ởmảnh đất được gọi là nghìn năm văn hiến, lớn lên ở đây và dường như mọibiến cố, tâm lí đều có một phần nguyên do từ không gian, nếp sống của nơi

này "Họ là những con người đặc trưng của Hà Nội và cũng rất Hà Nội"

Trang 37

(Lạc Thành, 2015, Giới thiệu tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn Việt Hà)

Có thể nói những không gian đặc trưng và những con người như thế đã

làm nên một phố phường Hà Nội có khuôn mặt kinh thành riêng theo cốt cách

và phong vị độc đáo của Nguyễn Việt Hà Dấu ấn đa dạng của lịch sử trongcuộc sống đương đại in đậm trong sáng tác của nhiều nhà văn cùng thời vớiông thêm một lần nữa cho thấy tính dân chủ sâu sắc của văn học thời nay

1.3.2 Sự xô bồ của các chuẩn đánh giá

Vậy thì đâu là chuẩn để đánh giá con người đô thị nói riêng và người Việt trong thời buổi hiện nay? Có chuẩn không và liệu các chuẩn ấy đã thống nhất? Theo từ điển từ Hán - Việt của Phan Văn Các, chuẩn là "Cái được chọn

làm mốc, hướng theo đó mà làm cho đúng//, được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường" (tr,73) Như thế có nghĩa là trong xã hội sẽ có một khuôn vàng thước ngọc để đo đếm chất lượng phẩm giá con người?

Thực tế, việc đánh giá phẩm chất người Việt diễn ra một cách khá sôinổi từ những năm đầu của thế kỉ XX Các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộđương thời như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn văn Vĩnh đã có

những lời bàn khá sôi nổi về dân ta Chẳng hạn, trong Luận văn Pháp Việt

Liên hiệp hậu chi tân Việt nam, Phan Châu Trinh viết: "Dân tộc nước Nam,

trên lịch sử, có hai đặc tính cực đoan phản đối nhau: một là đặc tính bài ngoại

và ỷ ngoại; hai là đặc tính tự tôn và tự ti Hai đặc tính đó sẵn ở quốc dân,trong não mọi người Mỗi cái nhân thời thế, địa vị của nó mà phát hiện, rồitrong khi phát hiện lại đều đi tới cực đoan, lại khi đã tới cực đoan, mỗi cái đềugiữ lý do, chuyên cậy vào tập quán, lợi hại đều bị che lấp không thấy" (Sđd,

tr.24) Trong tiểu thuyết Số đỏ, nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng đã chỉ ra

những cố tật của người Việt Nam Dĩ nhiên, thời của những năm 40 thế kỉ XX

có những tiêu chí không hoàn toàn giống như bây giờ khi nhìn nhận, đánh giá

Trang 38

con người nhưng cũng chưa phải là hoàn toàn xa xôi Đó vẫn là một chuẩnđánh giá người Việt

Đến nay, những thập niên đầu thế kỉ XXI, có nhiều học giả cũng nêu rõquan điểm và đưa ra những nhận xét về điều đó Theo Viện nghiên cứu xã hộihọc Hoa Kỳ năm 2013 thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau:

1 Cần cù lao động song dễ thỏa mãn

2 Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

3 Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).

4 Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành

lý luận

5 Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản Ngoài ra, người Việt học tập không phải chỉ vì kiến thức (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).

6 Xởi lởi, chiều khách, song không bền

7 Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời)

8 Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.

9 Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý

do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục

10 Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

Trang 39

Còn Vương Trí Nhàn, nhà phê bình, lí luận văn học Việt Nam hiện đạinhận xét: "Đấy là con người… vừa có những phẩm chất đặc trưng của conngười Việt Nam như yêu nước, cần cù, nhân ái vừa có những phẩm chất của

“công dân quốc tế” - con người hiện đại như trình độ văn hóa, chuyên mônnghề nghiệp cao, có lối sống, tác phong công nghiệp, có khả năng hội nhậpquốc tế " Không cùng quan điểm như thế, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng lạithấy "Người Việt chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưnglại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường Lòng tham đẩy lùi nhâncách, làm xấu đi các mối quan hệ xã hội Bên cạnh đó là sự hiếu danh, sínhbằng cấp, đặc biệt là quan chức nhà nước Nhiều người Việt hiện nay cũng coinặng tiền tài hơn giáo dục Tóm lại, theo ông, có 5 tính xấu phổ biến nhất củaphần đông người Việt Nam hiện nay là: ham tiền, hiếu danh, coi thường danh

dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào" (Sđd, tr.37)

Trên các trang mạng Internet cũng có đăng tải một số ý kiến khác nữanhưng chúng tôi không dẫn ra hết vì khuôn khổ của luận văn không cho phép.Chúng tôi dẫn ra nhiều ý kiến như vậy là để thấy rằng, việc đánh giá con

người đô thị cũng như đánh giá người Việt hiện nay đang là một vấn đề nóng

và nó sẽ còn như thế một khi chúng ta còn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thếgiới con người vô cùng phong phú và phức tạp dưới sự tác động của thời thế

Trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà, hình ảnh con người đô thị hậu hiện

đại hiện lên với bộn bề khuôn mẫu có lẽ cũng bắt nguồn từ sự xô bồ của các

chuẩn đánh giá ấy Có những con người năng nổ, hoạt bát, bắt nhịp rất nhanh

với cơ chế như Nhã, Tâm, Thủy trong Cơ hội của Chúa Cũng có những người con giai phố cổ khi đã lao vào cơn lốc hôn nhân là hết mực chung tình Lại có những mẫu người phản anh hùng lớn nhất trong lịch sử văn học như nhân vật Hoàng (Sđd) Cũng có những kẻ "hư danh được sinh ra khi một thằng

thực chất là thằng nhưng cố xưng xưng tỏ ra mình là ông" (Con giai phố cổ, tr

Trang 40

92) Những se- ri đàn ông dở hơi, chồng hoa hậu, đàn ông dự yến, đàn ông

qua mắt Tây, người đẹp đi xe đạp, thiếu nữ đánh cờ… Người đọc gần nhưthấy hiện lên trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà đông đủ những mẫu người

đô thị đương đại nhưng cơ bản là thống nhất một cách nhìn, vừa châm biếm,bông lơn vừa sâu xa chua xót cho mảnh đất nghìn năm văn hiến mà bây giờ

xô bồ thế, nhắng lên vì cái thời buổi yêu đương không phải là lãng mạn cầm

tay mà là hầm hập nhà nghỉ đến đầy rẫy như thế.

1.3.3 Đô thị với cảm quan hậu hiện đại của con người

Không phải đến nay đô thị mới xuất hiện trong văn học, gắn với cảmquan - cách quan sát và cảm nhận của con người nói chung Các nhà văn luônđồng thời là nhà xã hội học theo một nghĩa nhất định nào đó ở khả năng phântích hiện thực và cả những dự cảm nhạy bén, sâu xa thâm thúy vốn là tố chấtcủa người cầm bút chuyên nghiệp Nói như Lu-na-tra-xki "Nhà văn là ngườikhẩn hoang, bằng trực cảm tinh tế của mình, nhà văn đi đến những vùng đất

mà ở đó các khoa học thống kê và các khoa học khác không sao có thể thâmnhập được" Đô thị trong văn học, qua mỗi thời thế có một sắc thái riêng.Cũng như thế, cảm quan về đô thị của con người không hoàn toàn lặp lại mộtkhi xã hội đã biến đổi từ thể chế này sang mô hình khác Nó là một trườngthẩm mĩ độc đáo được nhào nặn, được tạo tác bởi mĩ cảm riêng, không lặp lạigiữa nhà văn này với nhà văn khác

Nửa đầu thế kỉ trước, nhà văn Vũ Trọng Phụng, một trong những đạibiểu xuất sắc của phái "tả chân", với ngòi bút trào phúng cay độc đã có dịptung hoành, xông xáo đả kích trực diện vào toàn bộ cái xã hội thượng lưu tiểu

tư sản mục ruỗng, nhố nhăng và đồi bại đương thời mà ông không ít lần gọi là

chó đểu Trong tiểu thuyết Số đỏ (1936), nhà văn đã dựng lên hình ảnh một đô

thị thực dân nửa phong kiến với những sinh hoạt trụy lạc, thói giả dối, bịpbợm, từ những phong trào thể thao, âu hoá, văn minh rởm đến sự băng hoại,

Ngày đăng: 24/01/2016, 11:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Vũ Tuấn Anh (1991), "Tư duy nghiên cứu văn học hiện đại trước yêu cầu đổi mới”, Tạp chí văn học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy nghiên cứu văn học hiện đại trước yêu cầu đổi mới
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1991
3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
4. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
5. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam từ 1986 đến nay, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam từ 1986 đến nay
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
6. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
7. Trương Chính (1963), Tạp văn tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp văn tuyển tập
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1963
8. Nguyễn Văn Dân (1997), "Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại", Tạp chí Văn học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 1997
9. Trương Đăng Dung (chủ biên, 1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề của khoa học văn học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
10. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn h
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
11. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như một quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như một quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
12. Dương Ngọc Dũng (2008), Tạp văn, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp văn
Tác giả: Dương Ngọc Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2008
13. Lê Chí Dũng (2004), "Phải chăng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại phổ biến ở Việt Nam", http://www.tienve.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phải chăng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại phổ biến ở Việt Nam
Tác giả: Lê Chí Dũng
Năm: 2004
14. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lịch sử và lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lịch sử và lý luận
Nhà XB: Nxb Giáo dục
15. Hà Minh Đức (Chủ biên, 1995), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
16. Hồ Anh Thái (2010), Đức Phật, nàng Savitri và Tôi, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Phật, nàng Savitri và Tôi
Tác giả: Hồ Anh Thái
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2010
18. Nguyễn Việt Hà (1999), Cơ hội của Chúa (tiểu thuyết, tái bản 2013), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội của Chúa
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
19. Nguyễn Việt Hà (2003), Khải huyền muộn (tiểu thuyết, tái bản 2013), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khải huyền muộn
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
20. Nguyễn Việt Hà (2004), Của rơi (Tập truyện ngắn), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Của rơi (
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2004
21. Nguyễn Việt Hà (2005), Nhà văn thì chơi với ai, (Tạp văn), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn thì chơi với ai
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2005
22. Nguyễn Việt Hà (2008), Mặt của đàn ông, (Tạp văn), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mặt của đàn ông
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w