học nói chung và quá trình tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.Bởi vậy để có cơ sở cho việc đề xuất tiến trình soạn giảng theo hướng tíchcực hóa hoạt động nhận thức của HS và n
Trang 1NGÔ THỊ MỸ
DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10 THPT THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TÍNH THỰC TIỄN
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Vật lí
Mã số: : 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:TS NGUYỄN THỊ NHỊ
NGHỆ AN - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, được các đồng tácgiả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong một công trình khoa họcnào khác
Tác giả luận văn
Ngô Thị Mỹ
Trang 3LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tậntình của các thầy cô giáo, bạn bè, người thân Tôi xin được gửi lời cảm ơnchân thành tới những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cô giáo TS NguyễnThị Nhị, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thờigian nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ PPGDVật lí trường Đại học Vinh, các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại học trườngĐại học Vinh, các thầy cô giáo giảng dạy khoa Vật Lí trường Đại học Vinh.Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu và các giáo viên trong trườngTHPT Lê Viết Thuật - Tp Vinh - Nghệ An, tổ Lí - KTCN trường THPT Lê ViếtThuật đã giúp đỡ tôi hoàn thành công việc thực nghiệm sư phạm tại trường
Nghệ An, tháng 8 năm 2015
Tác giả
Ngô Thị Mỹ
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Mục lục 1
Mở đầu 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Giả thuyết khoa học 6
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Đóng góp của luận văn 7
8 Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1: Cơ sở của việc dạy học vật lí theo hướng tăng cường tính thực tiễn ở trường THPT 8
1.1 Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay 8
1.1.1 Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông hiện nay 8
1.1.2 Mục tiêu giáo dục môn học vật lí THPT hiện nay 9
1.2 Cơ sở tâm lý của việc dạy học gắn với thực tiễn 10
1.2.1 Cơ sở tâm lí 10
1.2.2 Xu hướng đưa thực tiễn cuộc sống vào dạy học 15
1.3 Dạy học vật lí gắn với thực tiễn 16
1.3.1 Khái niệm thực tiễn 16
1.3.2 Đặc điểm của môn Vật lí ở trường THPT 18
1.3.3 Vai trò của tính thực tiễn trong dạy học vật lí 21
1.4 Thực trạng dạy học vật lí gắn với thực tiễn ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh – Nghệ An 22
Trang 61.5 Một số biện pháp tăng cường tính thực tiễn trong hoạt động dạy học Vật
lí ở trường THPT 26
1.5.1 Dùng các phương tiện trực quan mang tính thực tiễn 26
1.5.2 Trình bày những ứng dụng kỹ thuật của vật lí 27
1.5.3 Liên hệ kiến thức vật lí qua bài tập mang tính thực tiễn 28
1.5.4 Tổ chức hoạt động ngoại khóa 32
1.5.5 Tổ chức các cuộc thi “thiết kế mô hình thí nghiệm, thiết bị vật lí” 33
1.5.6 Tham quan 33
1.6 Quy trình thiết kế bài học vật lí theo hướng tăng cường tính thực tiễn 34
Kết luận chương 1 35
Chương 2: Tổ chức dạy học vật lí theo hướng tăng cường tính thực tiễn chương "Các định luật bảo toàn" Vật lí 10 THPT 36
2.1 Đặc điểm chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT 36
2.1.1 Đặc điểm chung của chương 36
2.1.2 Mục tiêu của chương 37
2.1.3 Cấu trúc lôgic của chương 38
2.1.4 Nội dung cơ bản của chương 40
2.2 Tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo toàn” vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường tính thực tiễn 44
2.2.1 Các phương tiện tham gia hỗ trợ dạy học chương 44
2.2.1.1 Các video 44
2.2.1.2 Các thí nghiệm ảo, mô phỏng thí nghiệm 46
2.2.1.3 Các tranh ảnh 47
2.2.2 Các bước cần thực hiện khi thiết kế dạy học vật lí gắn với thực tiễn 48
2.3 Thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho các bài học trong chương “Các định luật bảo toàn” 60
Kết luận chương 2 71
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 73
3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 73
Trang 73.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 73
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 73
3.2 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 73
3.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm 73
3.3.1 Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 73
3.3.2 Nội dung thực nghiệm 74
3.3.2.1 Công tác chuẩn bị 74
3.3.2.2 Tiến hành thực nghiệm 74
3.3.2.3 Các giáo án thực nghiệm sư phạm 74
3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 74
3.4.1 Đánh giá định tính 74
3.4.2 Đánh giá định lượng 75
3.5 Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 75
3.5.1 Xử lí kết quả thực nghiệm 75
3.5.2 Phân tích số liệu thực nghiệm 78
Kết luận chương 3 79
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 83 Phụ lục PL
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đào tạo những con người lao động phát triển toàn diện có tư duy sángtạo, có năng lực thực hành giỏi, có khả năng đáp ứng đòi hỏi ngày càng caotrước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển nềnkinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa là nhiệm vụ cấp bách đối với ngànhgiáo dục nước ta hiện nay Để thực hiện nhiệm vụ đó thì sự nghiệp giáo dụccần đổi mới Cùng với những thay đổi về nội dung cần có những đổi mới cơbản về tư duy giáo dục và phương pháp dạy học Trong đó phương pháp dạyhọc vật lí là một yếu tố quan trọng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn lànguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Thực tiễn mà không có líluận dẫn hướng thì thành thực tiễn mù quáng Lí luận không liên hệ với thựctiễn là lí luận suông” Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Bác là người cóquan điểm và hành động chiến lược vượt thời đại Về mục đích của việc học,Bác xác định rõ: “Học để làm việc” còn về phương pháp học tập Bác xácđịnh: “Học phải gắn liền với hành, học tập suốt đời, ở mọi nơi, mọi lúc, mọingười” Quan điểm này được Người nhấn mạnh: “Học để hành: Học vớihành phải đi đôi, học mà không hành thì vô ích” [21]
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tiếp cận nănglực của người học được xác định trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ươngĐảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽphương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lốitruyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cáchnghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới trithức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học tập chủ yếu trên lớp sang tổ
Trang 9chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyềnthông trong dạy và học [17].
Môn Vật lí là một môn học gắn với thực nghiệm, các hiện tượng trong
tự nhiên hầu hết được giải thích thông qua các kiến thức vật lí Vật lí gắn vớicác hoạt động trong đời sống và có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực Việc dạyhọc gắn với thực tiễn giúp học sinh hiểu sâu hơn về lí thuyết, thấy được mốiliên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn, giải thích được các hiện tượng vật lí xảy ratrong thế giới tự nhiên xung quanh ta Nó còn có một nhiệm vụ đặc biệt quantrọng đó là rèn luyện tư duy sáng tạo
Nhưng bên cạnh đó, thực trạng dạy học vật lí ở trường phổ thông chothấy rằng, đa số giáo viên chỉ quan tâm đến truyền thụ lí thuyết, thiếu thựchành và liên hệ với thực tiễn bên ngoài khiến cho giờ học vật lí nhàm chán,học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách thụ động, không có sự khám phá, tìmtòi, phát triển tư duy
Chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 là chương có nhiều hiệntượng gắn với đời sống, nếu như dạy học gắn với thực tiễn sẽ không ngừngnâng cao chất lượng học tập của học sinh
Xuất phát những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường tính thực tiễn.
Trang 10- Phạm vi nghiên cứu
Chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT
4 Giả thuyết khoa học
Nếu dạy học chương “Các định luật bảo toàn” theo hướng tăng cườngtính thực tiễn thì sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, từ đó gópphần nâng cao chất lượng dạy học chương này nói riêng và dạy học vật lí ởtrường phổ thông nói chung
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức dạy học theo hướng tăng cườngtính thực tiễn
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tăngcường tính thực tiễn tại một số trường THPT ở địa bàn tỉnh Nghệ An
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học tăng cường tính thực tiễn
- Xây dựng quy trình thiết kế bài học tăng cường tính thực tiễn
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK Vật lí 10THPT, đặc biệt là chương “Các định luật bảo toàn”
- Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học thuộc chương “Các địnhluật bảo toàn” theo hướng tăng cường tính thực tiễn
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các tiến trình dạy học
đã thiết kế
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động dạy học chohọc sinh học tập gắn với thực tiễn của đời sống
+ Xây dựng quy trình thiết kế bài dạy theo hướng tăng cường tính thựctiễn
+ Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, cấu trúc lôgic chương “Các định luậtbảo toàn” Vật lí 10 THPT
Trang 11+ Nghiên cứu thực trạng dạy học vật lí gắn với thực tiễn ở trường THPT và
đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy việc tổ chức dạy học gắn với thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến việc tổ chức tiến trìnhdạy học theo hướng tăng cường tính thực tiễn
+ Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để kiểm tra giảthuyết đã đề ra
- Phương pháp thống kê toán học
+ Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm bằng thống kê toán học
7 Đóng góp của luận văn
- Sưu tầm, tuyển chọn được 9 video clip, 3 thí nghiệm ảo, mô phỏng thí
nghiệm hỗ trợ dạy học chương này
- Thiết kế được 4 tiến trình dạy học chương “Các định luật bảo toàn”Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường tính thực tiễn
8 Cấu trúc của luận văn
Trang 12PHỤ LỤC (24 trang)
Chương 1
CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÍ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG
TÍNH THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THPT 1.1 Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay
1.1.1 Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông hiện nay
Mục tiêu giáo dục là tiêu chí cần xác định, nó có ảnh hưởng cho toàn
bộ các hoạt động trong quá trình giảng dạy, từ việc xác định nhiệm vụ, nộidung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như các hình thức kiểmtra đánh giá trong quá trình giảng dạy Mục tiêu giáo dục phải phù hợp vớitừng đối tượng, từng giai đoạn xác định của đất nước Nếu xác định mục tiêuquá cao sẽ là duy ý chí, còn xác định mục tiêu quá thấp sẽ không tạo điều kiệncho sự phát triển một cách toàn diện
Mục tiêu giáo dục luôn giữ vững quan điểm toàn diện, chú trọng cả bốnmặt trí, đức, thể, mỹ nhằm tạo ra những con người lao động mới có khả năngxây dựng và bảo vệ tổ quốc Tuy nhiên trong giai đoạn nước ta đang mở cửahội nhập với cộng đồng quốc tế rộng lớn, mục tiêu giáo dục đã cụ thể hóathêm một số quan điểm cho phù hợp với tình hình mới [24]
+ Coi trọng giáo dục tư tưởng đạo đức, coi đó là nền tảng cho nhâncách con người mới
+ Bên cạnh việc bồi dưỡng tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phảichú trọng giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc
+ Một mặt phải học để nắm vững và làm chủ tri thức khoa học và côngnghệ hiện đại mà nhân loại đã tích lũy được, mặt khác phải có tư duy sángtạo, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, tìm ra nhữngcách làm mới phù hợp với hoàn cảnh của đất nước
Trang 13+ Người lao động mới vừa phải có ý thức cộng đồng, tinh thần tập thể
vì sự nghiệp chung hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, vừa phải phát huy tính tích cực
cá nhân, năng động, chủ động, đem hết tài năng trí tuệ, sức lực của mình cốnghiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Như vậy mục tiêu giáo dục nước ta không chỉ dừng lại ở việc truyềnđạt kiến thức, bồi dưỡng năng lực sáng tạo ra tri thức mới mà còn rèn luyệncho học sinh những kỹ năng sống đề có thể đáp ứng yêu cầu của đất nướctrong từng giai đoạn Hiện nay mục tiêu chủ yếu là phát triển năng lực ngườihọc
1.1.2 Mục tiêu giáo dục môn học vật lí THPT hiện nay
Mục tiêu giáo dục thay đổi trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triểncủa đất nước nên mục tiêu giáo dục ở nhà trường cũng phải bám sát và cónhững điều chỉnh phù hợp Nên dạy học vật lí ở cấp THPT hiện nay nhằmgiúp học sinh:[4]
- Đạt được một hệ thống kiến thức vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợpvới những quan điểm hiện đại bao gồm:
+ Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và các quá trình vật líthường gặp trong cuộc sống và sản xuất
+ Các đại lượng, các định luật và nguyên lý cơ bản
+ Những nội dung chính của một số thuyết vật lí quan trọng nhất
+ Những ứng dụng phổ biến của vật lí trong đời sống và xản xuất.+ Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và phương pháp đặcthù của vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng:
+ Quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trongcuộc sống hàng ngày hoặc trong các thí nghiệm, điều tra, sưu tầm, tra cứu cáctài liệu từ các nguồn tin khác nhau để thu thập thông tin và trước hết là choviệc học tập môn Vật lí
Trang 14+ Sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của vật lí, kỹ thuật lắp ráp và tiếnhành các thí nghiệm vật lí đơn giản.
+ Phân tích, tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận,
đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiệntượng hoặc quá trình vật lí cũng như đề ra các phương án thí nghiệm để kiểmtra dự đoán đã đề ra
+ Vận dụng kiến thức để mô tả và giải thích các quá trình vật lí, giải bàitập vật lí và giải quyết những vấn đề đơn giản của cuộc sống và sản xuất ởmức độ phổ thông
+ Sử dụng các thuật ngữ vật lí, các bảng biểu, đồ thị, để trình bày chínhxác, rõ ràng những hiểu biết cũng như kết quả thu được qua thu thập và xử lýthông tin
- Hình thành và rèn luyện thái độ, tình cảm:
+ Có hứng thú học vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng vớinhững đóng góp của vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và với công lao của cácnhà khoa học
+ Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỷ mỉ, cẩn thận,chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn vật lí cũng như ápdụng những hiểu biết đã đạt được
+ Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cảithiện cuộc sống, học tập cũng như để bảo vệ và gìn giữ môi trường sống tựnhiên
1.2 Cơ sở tâm lý của việc dạy học gắn với thực tiễn
1.2.1 Cơ sở tâm lí
Quá trình dạy học có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình tâm lí Nhiềuvấn đề của tâm lí học là cơ sở cho việc giải quyết một cách đúng đắn nhữngvấn đề lí thuyết và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông Thực tế dạy học chothấy có nhiều yếu tố tâm lí đã ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình dạy
Trang 15học nói chung và quá trình tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.Bởi vậy để có cơ sở cho việc đề xuất tiến trình soạn giảng theo hướng tíchcực hóa hoạt động nhận thức của HS và những biện pháp nhằm tăng cườngtính thực tiễn của bài học, từ những cơ sở chung chúng tôi đi sâu phân tíchmột số mặt sau:
1.2.1.1 Không khí dạy học và vai trò của nó trong quá trình dạy học
Khái niệm “không khí dạy học” đã được các nhà lí luận dạy học của
Mỹ đề cập đầu tiên trong các công trình nghiên cứu của Stern (1963),Ausubel (1965), Dececco (1972), Auderson và Walberg (1973), Moos vàTrickett (1974)… Hiện nay không khí dạy học vẫn là một vấn đề được nhiềunhà khoa học quan tâm
Không khí dạy học là một khái niệm tâm lí sư phạm, thuộc phạm trùđạo đức Nó biểu hiện ở mặt tâm lí trong mối quan hệ và sự cộng tác qua lạigiữa giáo viên và học sinh với nhau Lớp học là một xã hội thu nhỏ trong đócũng tồn tại những quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức thể hiện qua các mặt khácnhau của mối quan hệ thầy - trò
Lớp học có không khí dạy học được biểu hiện ra ở một số dấu hiệu sauđây:
- Các thành viên trong lớp quan hệ với nhau một cách cởi mở, chânthành và luôn có sự thông cảm
- Sự cộng đồng trách nhiệm cao và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thànhviên trong lớp
- Một không khí tràn đầy niềm tin và có sự tôn trọng lẫn nhau
Không khí dạy học là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được đểgiờ học vận hành một cách có kết quả, là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọngđối với sự phát triển trí tuệ và tình cảm của học sinh
1.2.1.2 Động cơ
Trang 16Có nhiều quan điểm khác nhau về động cơ:
- Theo thuyết hành vi: Với mô hình “kích thích - phản ứng”, coi kíchthích là nguồn gốc tạo ra phản ứng hay gọi là động cơ [28]
- Theo thuyết tâm lí xã hội: Những đối tượng nào được phản ánh vào
óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động
để thõa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động [10]
- Theo J.Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động,
là cái vì đó mà HS thực hiện hoạt động học Động cơ học tập của HS đượchiện thân ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kĩ năng, thái
độ mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ [31]
Vậy: Động cơ học tập là cái thúc đẩy hoạt động học, là cái vì đó mà HSthực hiện hoạt động học Động cơ học tập của HS được hiện thân ở đối tượngcủa hoạt động học, tức là những tri thức, kĩ năng, thái độ mà giáo dục sẽ đưalại cho họ
Theo các nhà tâm lí học L.I Bozovik và A.K Dusaviski thì động cơhọc tập của HS được chia làm hai loại:
- Những động cơ hoàn thiện tri thức (động cơ bên trong): HS có lòngkhao khát mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê vào nhữngquá trình giải quyết nhiệm vụ học tập Tất cả những biểu hiện này đều do sựhấp dẫn, lôi cuốn của bản thân tri thức cũng như những phương pháp giànhlấy tri thức đó [32]
- Những động cơ có quan hệ xã hội (động cơ bên ngoài): HS say sưahoạt động học tập vì sức hấp dẫn, lôi cuốn của một cái ở ngoài mục đích trựctiếp của việc học tập như: thưởng và phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áplực, lòng hiếu danh, sự hài lòng của cha mẹ, sự khâm phục của bạn bè…Trong trường hợp này mối quan hệ xã hội của cá nhân được hiện thân ở đốitượng học tập [31]
Trang 17Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện trí thứcthường không chứa đựng xung đột bên trong Có thể có những khó khăn trongquá trình học đòi hỏi phải có nỗ lực ý chí để khắc phục, nhưng là khắc phụccác trở ngại bên ngoài chứ không hướng vào đấu tranh với chính bản thân Do
đó chủ thể của hoạt động học không có những căng thẳng tâm lí Hơn nữa,động lực nội tâm còn chứng tỏ được khả năng “tự quyết định”, làm phát sinhtinh thần độc lập, tự giải quyết các trở ngại, đem lại cho người học nhiều sángkiến Nên hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này là tối ưu tronglĩnh vực sư phạm Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xãhội ở mức độ nào đó mang tính cưỡng bức, có những lực chống đối nhau (nhưkết quả học tập không đáp ứng mong muốn của cha mẹ) Vì thế nó gắn liềnvới sự căng thẳng tâm lí, không đóng góp nhiều cho óc sáng tạo và khả nănggiải quyết các trở ngại Hơn nữa nó đòi hỏi phải đấu tranh với chính bản thânnên học sinh dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học,…[10]
Động cơ có vai trò quan trọng trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức của
HS Vì vậy, nếu làm cho HS thấy được ý nghĩa của việc học tập qua việc chỉ
ra những ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức được thu nhận thì sẽ góp phầnhình thành động cơ học tập cho HS Qua đó HS sẽ thấy kiến thức vật lí màcác em học rất cần thiết trong đời sống và trong kĩ thuật
1.2.1.3 Hứng thú
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí của nhân cách, là một hiện tượngphức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũngnhư trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học Có nhiều quan điểm khác nhau
về hứng thú, theo một số nhà tâm lí học:
- I.PH.Shecbac: Hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người,
nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đốitượng nào đó trong thế giới khách quan [12]
Trang 18- Annoi: Hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng màcon người hứng thú tham gia vào [24].
- A.G.Côvaliốp: Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối vớiđối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặttình cảm của nó [10]
- A.Kosakowski: Hứng thú hướng tích cực tâm lí vào những đối tượngnhất định với mục đích nhận thức chúng tiếp thu những tri thức và nắm vữngnhững hành động phù hợp Hứng thú biểu hiện mối quan hệ tới tính lựa chọnđối với môi trường và kích thích con người quan tâm tới những đối tượng,những tình huống hành động quan trọng có ý nghĩa đối với mình [12]
- Nguyễn Quang Uẩn: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối vớiđối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lạikhoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động [31]
- Từ điển bách khoa Việt Nam: Hứng thú là hình thức biểu hiện tìnhcảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng vềmục đích hoạt động, nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượngtrong đời sống hiện thực Hứng thú phản ánh thái độ quan tâm đặc biệt củachủ thể đối với đối tượng do tính hấp dẫn hoặc ý thức được tầm quan trọng.Hứng thú được tạo nên ở chủ thể khát vọng được tiếp cận và đi sâu vào đốitượng, làm nảy sinh cảm giác tích cực, nâng cao sức tập trung chú ý…[19]
Theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại có các loại hứng thú sau:
- Hứng thú tích cực: Là loại hứng thú khi con người không chỉ quan sátđối tượng mà còn tiến hành hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng Hứng thú tíchcực là nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kĩ năng, kĩ xảo,năng lực và tính cách, là nguồn gốc của sự sáng tạo [32]
- Hứng thú thụ động: Là loại hứng thú mà con người chỉ dừng lại ở sựthích thú ngắm nhìn đối tượng nhưng không thể hiện tính tích cực để nhận thứcđối tượng, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực đó [32]
Trang 19Hứng thú nhận thức: Là một hiện tượng tâm lí diễn ra trong quá trìnhcon người tiến hành hoạt động nhận thức Hứng thú nhận thức là khuynhhướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức được một hoặc một sốlĩnh vực khoa học nhằm vào mặt nội dung và quá trình hoạt động của nó.Trong quá trình này cá nhân không chỉ dừng lại ở những đặc điểm bên ngoàicủa sự vật, hiện tượng mà còn xu thế đi sâu vào cái bản chất bên trong của sựvật hiện tượng muốn nhận thức Hứng thú nhận thức của người học thực ra đãhoàn thành sẵn ở họ ngay từ khi còn nhỏ: biểu hiện ở sự tò mò, ham hiểu biết
và về sau được phát triển thành tính ham học, ham tìm hiểu và cuối cùng trởthành hứng thú khoa học, hứng thú nghệ thuật, hứng thú văn chương,…[32]
Như vậy, việc dạy học vật lí gắn liền với thực tiễn tạo ra sự liên kếtchặt chẽ giữa kiến thức trong sách vở với thực tiễn của cuộc sống và nhữngứng dụng của nó trong kĩ thuật Nhờ đó tạo cho các em sự thích thú, thấyđược ý nghĩa của việc học Càng hứng thú, HS càng tích cực và chủ độngtrong học tập Do đó hiệu quả dạy học sẽ được nâng cao
1.2.2 Xu hướng đưa thực tiễn cuộc sống vào dạy học
Mọi vấn đề thực tiễn trong cuộc sống đều liên quan tới mọi lĩnh vực,cũng khó có vấn đề thực tiễn nào chỉ giải quyết bằng một kiến thức của mộtlĩnh vực
Sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, xã hội ngày càng phát triển,yêu cầu đào tạo những con người không những biết mà còn có kỹ năng sống
Bên cạnh đó để trả lời cho hàng loạt các câu hỏi: Làm thế nào để họcsinh trả lời được những kiến thức dù là cổ điển vẫn hấp dẫn và có ý nghĩatrong cuộc sống hôm nay? Làm thế nào để học sinh tìm thấy sự thích ứng củamình trong quá trình học tập môn vật lí? Làm thế nào để học sinh phát triểnhiểu biết của mình trong quá trình học tập? Hay dạy học vật lí thế nào để gópphần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh? tất cả điều đó đặt chúng ta nghĩ
Trang 20đến việc phải đổi mới phương pháp, phải thay đổi mục tiêu dạy học nhằmnâng cao hiệu quả của việc dạy học.
Do vậy những mô hình học tập mới được nghiên cứu để vận dụng vàothực tiễn dạy học, tất cả chúng đều có những điểm tương đồng sau:
+ Học sinh thực sự tích cực chủ động tham gia vào quá trình học tập khivấn đề học tập có mối quan hệ với thực tiễn đích thực mà họ đang sống và chỉ
có những vấn đề như thế mới làm họ hứng thú tham gia giải quyết và cố gắnghết khả năng của mình để giải quyết Chính ngay những kiến thức cổ điển cũnglàm thế nào để đặt chúng vào những vấn đề thực tiễn của ngày hôm nay
+ Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học không chỉ thể hiện ở chỗ
họ được quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để học tập HS đượcgiải quyết một phần hay toàn bộ chiến lược học tập, đồng thời học sinh cũngphải chịu một phần trách nhiệm của mình với kết quả học tập của mình (sựhiểu biết, phát triển cá nhân)
+ Quan tâm đến sự phát triển hiểu biết, sự phát triển tư duy bậc cao, rènluyện kỹ năng sống và làm việc thông qua giải quyết các vấn đề thực tiễn
Do đó, hầu hết các chương trình hiện nay cũng đã chú ý đến việc liên
hệ giữa các lĩnh vực khác nhau và thực tiễn của xã hội nhằm giúp học sinhphát triển những ý tưởng trọng yếu và toàn diện
Thực tế chúng ta cần nhìn nhận rằng ở một số trường học, đặc biệt làcác trường ở nông thôn và miền núi còn có những khó khăn sau:
+ Đời sống vật chất còn thiếu thốn, nhiều nơi học sinh còn dành đa sốthời gian để lao động và kiếm sống giúp đỡ gia đình
+ Xa các trung tâm, thông tin chậm, sách vở, phòng thí nghiệm cònthiếu thốn
+ Không được tiếp cận và trau dồi thông tin, kể cả GV và HS, tuy nhiêntrong thời gian gần đây đã được đề cập nhưng vẫn còn hạn chế
Trang 21Dạy học gắn với thực tiễn còn tùy thuộc vào vùng miền, điều kiện cụthể của nhà trường, khả năng của học sinh và mối quan tâm của xã hội trongtừng giai đoạn Do vậy mỗi GV cần nghiên cứu để ứng dụng dạy học gắn vớithực tiễn cho phù hợp.
1.3 Dạy học vật lí gắn với thực tiễn
1.3.1 Khái niệm thực tiễn
“Thực tiễn” là những hoạt động của con người, trước hết là lao động
sản xuất, nhằm tạo điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội [22].
Theo đại từ điển Tiếng Việt thì “thực tiễn” là hoạt động thực tế của conngười: ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn [30]
Còn từ điển học sinh thì định nghĩa: “Thực tiễn” là toàn bộ những hoạtđộng của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hộibao gồm các hoạt động sản xuất, đấu tranh giai cấp và thực nghiệm khoa học;không có thực tiễn thì không có lí luận khoa học [18]
Phạm trù thực tiễn đã được Lút vích Phoi-ơ-bắc nhà duy vật lớn nhấttrước Mác đề cập đến Song ông không nhận thức được “hoạt động cảm giáccủa con người là thực tiễn” nên còn quá coi trọng hoạt động lí luận và chưathấy hết được vai trò, ý nghĩa của thực tiễn đối với nhận thức con người
Các nhà duy tâm cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần chứkhông hiểu nó như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính củacon người Ngay cả Hêghen - nhà triết học duy tâm lớn nhất trước Mác, mặc
dù đã có những tư tưởng hợp lí sâu sắc (bằng thực tiễn, chủ thể tự “nhân đôi”mình, đối tượng hóa bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài [5])nhưng cũng chỉ giới hạn thực tiễn ở ý niệm, ông cho rằng thực tiễn là một
“suy lí lôgic”
Kế thừa những yếu tố hợp lí, chỉ rõ và khắc phục những thiếu sót trongquan niệm của các nhà triết học đi trước Mác và Ăngghen đã đem lại mộtquan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn : Thực tiễn là hoạt động vật chất
Trang 22“cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội của con người, nhằm cải tạo tựnhiên và xã hội [5].
Như vậy, thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của conngười mà chỉ là những hoạt động vật chất - hoạt động đặc trưng, có mục đích,
có ý thức, năng động, sáng tạo Hoạt động này có sự thay đổi qua các giaiđoạn lịch sử khác nhau và được tiến hành bởi đông đảo quần chúng nhân dântrong xã hội Con người sử dụng các phương tiện, công cụ vật chất, sức mạnhvật chất của mình tác động vào tự nhiên, xã hội để làm biến đổi chúng tronghiện thực cho phù hợp với nhu cầu của mình và làm cơ sở để biến đổi hìnhảnh sự vật trong nhận thức
Ở đây chúng ta có thể hiểu thực tiễn trong dạy học là hoạt động của GV
và HS, những kiến thức được cụ thể hóa bằng hiện tượng, những số liệu thựctiễn, ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm tạo điều kiệncho học sinh thích thú và học tốt môn học
Trong quá trình dạy học, thực tiễn là điều kiện tất yếu để hình thành ở
HS những kỹ năng, kỹ xảo, thông qua việc tham gia vào hoạt động sáng tạodưới hình thức vừa sức, học sinh tiếp thu những kinh nghiệm của xã hội, gópphần vào sự tiến bộ của xã hội
1.3.2 Đặc điểm của môn Vật lí ở trường THPT
- Vật lí học ở trường phổ thông chủ yếu là vật lí thực nghiệm Nhằmtrang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có hệ thống, baogồm: các khái niệm vật lí; các định luật vật lí cơ bản; nội dung chính của cácthuyết vật lí và các ứng dụng quan trọng nhất của vật lí trong đời sống vàtrong sản xuất
- Vật lí học là một khoa học chính xác, đòi hỏi vừa phải có kĩ năngquan sát tinh tế, khéo léo tác động vào tự nhiên khi làm thí nghiệm, vừaphải có lôgic chặt chẽ, biện chứng, vừa phải trao đổi thảo luận để khẳngđịnh chân lí
Trang 23- Vật lí học là một môn khoa học thực nghiệm vì nội dung của nó gắn
bó chặt chẽ với các sự kiện thực tế và có ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, đờisống và kĩ thuật Vì vậy có thể nói con đường nhận thức đi từ trực quan sinhđộng đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn là conđường phổ biến và quan trọng nhất trong quá trình nhận thức các hiện tượng,các quá trình, các quy luật tự nhiên…nói chung và trong dạy học vật lí nóiriêng [24]
Dạy học gắn với thực tiễn là yêu cầu đặt ra với các GV, quá trình dạyhọc không còn là các bài dạy cụ thể để xây dựng kiến thức mới cho HS nữa.Cũng chính vì lối giảng dạy thiên về xây dựng tiến trình xây dựng kiến thứcmới mang đậm tính hàn lâm, khô khan, xa rời thực tiễn và nhu cầu của ngườihọc là do hoạt động học tập được phỏng theo hoạt động nhận thức khoa học.Đứng trước những kiến thức vừa mới xây dựng HS không biết vận dụng nónhư thế nào? dẫn tới học sinh chán học, việc học tập không đạt được mục tiêu
đã đặt ra Ngày nay quá trình dạy học phải hướng vào quá trình lĩnh hội kiếnthức mới và cũng chính là quá trình ứng dụng kiến thức vào giải quyết nhữngvấn đề của thực tiễn Có như vậy những kiến thức mà các em đạt được khôngnhững có ích cho bản thân các em mà còn được nhân lên rất nhiều HS sẽ cóniềm tin vào những kiến thức đã học cũng như khoa học nói chung Một khinhững kiến thức mà các em đạt được không chỉ để giải quyết nhiệm vụ họctập mà còn phục vụ nhiều vấn đề khác, qua việc giải quyết vấn đề, các nhiệm
vụ học tập tìm hiểu những ứng dụng của kiến thức đã học trong đời sống sựhiểu biết của học sinh sẽ vượt qua một phạm vi hẹp mà trước đây họ từng có,kiến thức đã học vượt qua khuôn khổ của chương trình, nội dung của mônhọc, đồng thời thấy được sự gắn kết của các môn khoa học khác nhau
Dạy học gắn với thực tiễn GV không chỉ làm cho HS thấy được nhữngứng dụng của kiến thức mình đã học, những ứng dụng khoa học, kỹ thuật ứngdụng vào đời sống mà còn làm cho HS say mê khoa học, có một hứng thú để
Trang 24tìm tòi, giải thích những sự thay đổi xung quanh mình, hình thành nên mộtđộng cơ học tập đúng đắn.
Về mặt tâm lý học, cần khơi gợi động cơ học tập bằng những tìnhhuống học tập, bằng các vấn đề thực tiễn phù hợp với khả năng và mức độhiểu biết của HS, có nhận thức đúng đắn trong quá trình học tập…tạo cho HSmột môi trường học tập để học sinh tin tưởng vào khả năng làm việc của mìnhvới những kiến thức đã, đang và sẽ có
Mặt khác những kiến thức vật lí phổ thông là những kiến thức tươngđối đơn giản mà học sinh có thể tìm đọc ở bất cứ SGK, sách tham khảo nàonhưng việc vận dụng nó và đào sâu chưa được GV quan tâm một cách thỏađáng, đa phần GV chỉ cung cấp những kiến thức đã có trong SGK để làm bàitập Với lối dạy như thế sau khi dạy xong GV chỉ rèn luyện cho HS làm bàitập chứ chưa rèn cho HS một thái độ học tập, tinh thần làm việc hợp tác.Quan niệm dạy học cho rằng học sinh rất trống rỗng, đến khi học mới có thểtiếp thu và biết là sai lầm HS phổ thông nhất là học sinh THPT đã có mức độtrưởng thành nhất định GV phải dạy cho học sinh cách đi tìm kiếm kiến thứcchứ không phải là tiếp thu kiến thức thụ động từ GV Trong nhà trường phảibắt đầu rèn luyện cho HS tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo trong họctập để hình thành ở các em kỹ năng sống Câu nói “kiến thức này thầy khôngdạy nên các em không học” là không chấp nhận được Do đó đánh giá một tiếthọc là phải căn cứ vào những hoạt động của HS trong tiết đó Hiện nay khoahọc công nghệ, truyền thông phát triển một cách mạnh mẽ, những kiến thứckhoa học bắt đầu được đưa hẳn vào các chương trình truyền hình, nhữngchương trình em yêu khoa học, mục đích là để các em thấy được những kiếnthức bổ ích cho cuộc sống Nên dạy học chúng ta phải mạnh dạn đưa nhữngứng dụng khoa học vào trong dạy học, từ đó HS hiểu kiến thức Với mức độcủa các em và dưới sự hướng dẫn của GV, hệ thống câu hỏi gắn liền với thựctiễn sẽ giúp các em nhanh chóng trả lời một cách dễ dàng không mất nhiều
Trang 25thời gian Chúng ta cần nhận thấy rằng có rất nhiều GV không dám mạnh dạncho học sinh làm vì ngại họ không làm được Điều đó cũng một phần đúng,
HS sẽ không bao giờ làm được nếu giao nhiệm vụ cho HS rồi đến giờ yêu cầu
HS báo cáo, còn nếu có GV hướng dẫn, gợi ý thì học sinh sẽ hoàn thành đượcnhiệm vụ được giao Khi đó việc học trở nên nhẹ nhàng hơn, môi trường học,lớp học cũng trở nên thân thiện, dễ gần hơn, HS cảm nhận được những kiếnthức xung quanh thật ý nghĩa cho cuộc sống Với cách làm này học sinhkhông chỉ thích môn học mà mình đảm nhận mà còn ham mê tìm tòi, học hỏitrong các tiết học khác Thực tế nếu tìm cách cho HS tự lực học tập, nhưng
HS chỉ tự lực học tập trong khuôn khổ kiến thức đã biết và tự trả lời các câuhỏi nhằm tìm hiểu kiến thức và đi xây dựng các kiến thức trong SGK chứchưa vượt ra khỏi khuôn khổ của lớp học
1.3.3 Vai trò của tính thực tiễn trong dạy học vật lí
Thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận thức, thực tiễn là tiêu chuẩn củachân lý [19] Thực tiễn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong đó quantrọng nhất là hoạt động sản xuất, hoạt động cải tạo xã hội và thực nghiệmkhoa học
Hầu hết các bài tập vật lí đều gắn liền với các hiện tượng trong tự nhiên,các ứng dụng trong kĩ thuật Do vậy, có thể nói tính thực tiễn của bài học vật
lí là các sản phẩm mà GV cần truyền đạt cho HS theo yêu cầu của môn họcthông qua ví dụ thực tế, bài tập thực tế, thí nghiệm và các ứng dụng kĩ thuật.Vật lí học là một trong số ít môn học có mối quan hệ rất chặt chẽ với tựnhiên, kĩ thuật và đời sống Bởi vậy, việc dạy học vật lí phải được gắn vớithực tiễn, thông qua những ứng dụng của nó trong kĩ thuật và đời sống Tuynhiên, do nhiều nguyên nhân trong đó có áp lực từ các kì thi nên việc dạy vàhọc vật lí nặng về lí thuyết, thường theo kiểu “ghi nhớ - tái hiện” Kết quả làkhả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS là rất hạn chế Điều đó chothấy, việc tăng cường tính thực tiễn của bài học trong dạy học vật lí là rất cần
Trang 26thiết, nó kích thích hứng thú học tập của HS, góp phần đổi mới phương phápdạy học, tránh được lối dạy học “giáo điều - sách vở”.
Các ứng dụng của bài học vật lí trong thực tiễn rất phong phú và đa dạng
Vì vậy, việc tăng cường tính thực tiễn của bài học trong dạy học sẽ làm cho bàidạy trở nên sinh động hơn, gây được hứng thú đối với HS, nhờ đó có thể tích cựchóa hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học Do đó, việc tăngcường tính thực tiễn của bài học được coi là một trong những biện pháp gópphần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường THPT hiện nay
Dạy học gắn với thực tiễn góp phần phát huy nhân cách của HS, thôngqua việc khuyến khích các tư duy ngẫu hứng ngay trong quá trình lĩnh hộikiến thức, hình thành ở HS rất nhiều đức tính quan trọng và rất cần thiết choviệc học tập của các em, cũng như trong đời sống của các em sau này Dạyhọc gắn với thực tiễn làm các em học tập thoải mái hơn, tinh thần, thái độ họctập cũng tốt hơn Trong quá trình dạy học GV không chỉ kích thích hứng thúhọc tập của HS mà cách tổ chức học tập gắn liền với thực tiễn cũng đóng vaitrò quan trọng trong quá trình học tập của HS Qua những thảo luận, tranhluận, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được khẳng định hay bác bỏ, qua
đó những hiểu biết của họ được hình thành hay chính xác hóa, mặt khác trongviệc học tập theo nhóm, tất cả mọi HS từ người học kém đến người học khá,đều có thể trình bày ý kiến của mình, tức là có điều kiện tự thể hiện mình.Điều đó kích thích rất mạnh đến hứng thú học tập của học sinh.Từ đó rènluyện cho HS rất nhiều kỹ năng sống và làm việc (giao tiếp, hợp tác, tổ chức,quản lý, ra quyết định…) và kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin từnhững nguồn thông tin khác nhau (thực tiễn, tài liệu, sách báo, internet…) đó
là những kỹ năng cần thiết của một công dân trong thời kỳ hội nhập
1.4 Thực trạng dạy học vật lí gắn với thực tiễn ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An.
Trang 27Phương pháp giáo dục phổ thông phải giúp phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạihứng thú học tập cho học sinh
Vật lí là môn học khoa học thực nghiệm Vật lí học gắn liền với nhiềuhiện tượng trong cuộc sống, có nhiều ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.Tuy nhiên hiện nay, do nhiều lý do khác nhau mà đa số giáo viên chỉ quantâm tới việc truyền thụ lý thuyết, thiếu thực hành và liên hệ với thực tiễn; quátrình đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, hình thức dạy học theo lối
“thông báo - tái hiện” còn chưa được loại trừ, lối “dạy chay” vẫn là cách dạyhọc ngự trị ở nhiều trường THPT hiện nay; các phương pháp dạy học tíchcực chưa được vận dụng có hiệu quả như mong muốn; khả năng vận dụngkiến thức vật lí trong đời sống các em thì quá mơ hồ, xa rời thực tiễn; họcsinh chỉ có thể áp dụng kiến thức vào việc giải bài tập theo yêu cầu của sáchgiáo khoa, của giáo viên nên những kiến thức mà các em đã được học đôi khikhông giúp ích gì cho cuộc sống thực tiễn, như vậy kiến thức được học đãkhông được phát huy mà còn làm cho học sinh cảm thấy mệt mỏi vì kiếnthức học quá xa vời với thực tế của cuộc sống Từ đó các em không say mê,yêu thích học môn vật lí….Cụ thể hơn là:
Đối với người dạy:
Trong việc dạy bài tập chẳng hạn, đa số giáo viên dành nhiều công sức
để dạy học sinh nhận diện các kiểu, các loại bài tập vật lí và cách vận dụngcác công thức vật lí cho từng kiểu loại toán đó mà ít chú trọng đến việc làmsáng tỏ bản chất của hiện tượng mô tả trong đề, phải chăng đích đến cũng là
để kịp thời gian cho bài thi trắc nghiệm trong các kì thi tuyển sinh đại học?Trong các giờ học vật lí, giáo viên còn ít sử dụng các phương pháp dạyhọc tích cực, hình thức thảo luận nhóm ít được vận dụng; vịệc sử dụng thí
Trang 28nghiệm biểu diễn, thiết bị dạy học của giáo viên chưa nhiều, cơ hội để các
em được quan sát, được tiếp cận với các thí nghiệm thực hành, được rènluyện các thao tác là rất hạn chế
Đối với người học:
Trong các giờ học vật lí, học sinh còn thờ ơ và thường “ngại” trả lờicác câu hỏi liên quan đến thực tế cuộc sống, mặc dù đa số học sinh cho rằnggiải thích được các câu hỏi thực tế là rất thú vị
Trong quá trình làm bài tập vật lí, hầu hết học sinh chỉ quan tâm đến cácbài tập tính toán mà không quan tâm đến bài tập định tính và câu hỏi thực tế.Học sinh đồng nhất việc giải bài tập vật lí như giải một bài toán, chỉ quan tâmđến con số mà chưa chú ý đến đơn vị, đến bản chất của các đại lượng vật lí
Về vấn đề vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế đời sống của học sinh:Nhiều học sinh không thể giải thích được những hiện tượng rất thực tế, rấtgần gũi trong đời sống hằng ngày Chẳng hạn như: Tại sao khi đi trên đườngnhựa trời nắng ta nhìn thấy phía trước như có nước? hay tại sao nước lũ lại
có thể cuốn trôi cả xe cộ và nhà cửa được xây dựng kiên cố? và học sinh xem
đó là điều hiển nhiên không cần quan tâm Những điều này thật đáng đểchúng ta suy ngẫm
Đối với chương trình học:
Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, sau hơn 20 năm đổi mới, mặc
dù đã có những chuyển biến tích cực, song Giáo dục - Đào tạo nước ta vẫnđang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Một trong những hạn chế đó là nội dungchương trình còn thiên về lí thuyết, ít nhiều còn mang tính hàn lâm, nặng vềthi cử, ít gắn với thực tế đời sống
Sách giáo khoa vật lí hiện nay tuy đã chú trọng đến tính thực tiễn củamôn học thông qua các bài đọc thêm nhưng như thế vẫn là quá ít Số lượng
Trang 29câu hỏi bài tập mang tính ứng dụng vào thực tế cuộc sống trong các bài kiểmtra ở trường phổ thông cũng như trong các kì thi tốt nghiệp và đại học – caođẳng cũng còn rất khiêm tốn.
Tại trường THPT Lê Viết Thuật qua tham khảo ý kiến của các thầy côtrong tổ vật lí thì dạy học gắn với thực tiễn đặc biệt là dạy học chương “Cácđịnh luật bảo toàn” gắn với thực tiễn vẫn chưa được các thầy cô áp dụngthường xuyên trong các tiết học Điều này có nhiều nguyên nhân, nhưng chủyếu theo các thầy cô là do:
- Do có ít tài liệu
- Do có ít thời gian: Theo các thầy cô thời gian cho mỗi tiết học là 45phút mà lượng kiến thức và nội dung bài học dài Với nỗi lo cháy giáo án màđiều quan trọng của một bài dạy là làm sao cho dạy hết nội dung của bài học
vì vậy dạy học gắn với thực tiễn vẫn chưa được các thầy cô quan tâm nhiều
- Do chưa biết đưa các vấn đề thực tiễn vào bài học một cách khéo léo:Vấn đề này thường chỉ gặp ở các thầy cô giáo trẻ
Ngoài ra, cũng còn một số nguyên nhân khác, đó là:
Thứ nhất, là do tư tưởng giáo viên ít coi trọng vai trò, tác dụng của tính
thực tiễn trong bài học
Tính thực tiễn của bài học đã bị “bỏ sót” ngay trong khâu thiết kế bàigiảng, nội dung giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cáchthuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cựchóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá thụđộng trong việc lĩnh hội kiến thức, nhất là vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Thứ hai, là do áp lực và cách đánh giá trong thi cử, kết hợp với bệnh
thành tích của nền giáo dục phổ thông nước ta trong một thời gian dài, họcsinh học xong lớp 12 thì phải thi đại học đang là một tồn tại trong xã hội tahiện nay, dẫn đến tình trạng dạy để “phục vụ thi cử”, chỉ chú ý những gì họcsinh đi thi
Trang 30Thứ ba, là về trang thiết bị nhà trường.
Ở các trường THPT hiện nay, tuy đã có phòng thí nghiệm nhưng dụng
cụ thí nghiệm, các phương tiện kĩ thuật, chưa thực sự đầy đủ hoặc nếu có thìchất lượng không đảm bảo, cho kết quả thiếu chính xác Hầu hết các trườngphổ thông chưa có giáo viên chuyên trách thiết bị để hỗ trợ cho việc lắp ráp,sữa chữa nên việc sử dụng thiết bị dạy học còn mang tính hình thức, chưahiệu quả
Từ kết quả khảo sát, tôi cũng đã thấy được mức độ quan tâm và nhữngkhó khăn mà các thầy cô gặp phải khi dạy học gắn với thực tiễn Từ việc điềutra cùng với việc nghiên cứu lý luận tôi đã có những cơ sở để xây dựng tiếntrình dạy học chương “Các định luật bảo toàn” tại trường THPT một cách cóhiệu quả
1.5 Một số biện pháp tăng cường tính thực tiễn trong hoạt động dạy học vật lí ở trường THPT
1.5.1 Dùng các phương tiện trực quan mang tính thực tiễn
Trong chương trình vật lí 10 nói chung cũng như trong chương “Cácđịnh luật bảo toàn” nói riêng những định luật, những quá trình vật lí nếu dùngnhững dụng cụ học tập, phim ảnh, hình vẽ, dụng cụ thí nghiệm… sẽ làm cho
HS dễ nhớ và hiểu sâu
Việc sử dụng phim khoa học, tranh ảnh, hình vẽ có những ưu điểm sau:+ Nếu như không có điều kiện cho HS tham quan, thì học sinh vẫn cóthể thấy được hiện tượng xảy ra
+ HS có ấn tượng sâu sắc khi được xem phim, tranh ảnh, hình vẽ Từ
đó các em dễ hình dung, ấn tượng và nhớ bài học lâu hơn
Một khi kiến thức được mô tả qua hình ảnh thì học sinh cảm thấy dễnhớ và dễ học hơn, các nghiên cứu giáo dục cho thấy HS chỉ nhớ được 10%những gì đọc, 20% những gì nghe và khoảng 50% những gì chúng thấy khichúng trực tiếp quan sát các thiết bị, các vật thật, học sinh cảm thấy dễ học
Trang 31hơn và đặc biệt là khả năng quan sát Với hình thức trực quan sẽ nâng caohiệu quả của việc dạy học nhờ những biểu tượng rõ ràng, phát huy được hìnhtượng tư duy trực quan bằng trí nhớ GV có thể cho HS quan sát những thiết
bị trực quan trong cuộc sống để tăng tính sinh động, đối với những dụng cụnhỏ và dễ kiếm GV cho HS chuẩn bị đem đến lớp Với những thiết bị lớn, khótìm kiếm GV cho HS quan sát tại phòng thí nghiệm Còn với những kiến thứctương đối khó và mang tính trừu tượng GV cần tìm cách gắn những kiến thức
đó với các hiện tượng thực tế
Ví dụ: Khi học bài học về định luật bảo toàn cơ năng, giáo viên có thểcho học sinh quan sát trực tiếp dao động của con lắc đơn, từ đó học sinh thấyđược rõ hơn là khi động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại
Tóm lại, tranh ảnh, hình vẽ, phim đóng vai trò trung gian giữa thực tếvới tư duy, bởi vì chúng đã cụ thể hóa những gì trừu tượng thành đơn giản,những gì mà thực tế quá phức tạp
1.5.2 Trình bày những ứng dụng kỹ thuật của vật lí
“Việc nghiên cứu những ứng dụng kỹ thuật của vật lí là thiết lập mốiquan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa cái trừu tượng (khái niệm, định luật)
và cái cụ thể (các thiết bị kỹ thuật, máy móc) Nhờ đó làm cho các kiến thứcvật lí trừu tượng trở nên sâu sắc và mềm dẻo hơn
Việc nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật của vật lí góp phần phát triển tưduy vật lí kỹ thuật của học sinh, làm cho HS thấy được vai trò của kiến thức vật
lí với đời sống sản xuất Qua đó kích thích hứng thú, nhu cầu học tập của HS
GV trình bày những ứng dụng của kiến thức vật lí là hình thức đơn giảnnhất Tùy theo điều kiện của GV, HS cũng như điều kiện của nhà trường việctrình bày những ứng dụng kỹ thuật này có thể trình bày sau bài học hoặc nếu
có điều kiện thì cho HS tìm hiểu rồi báo cáo cho cả lớp, đồng thời các bạnkhác trong lớp nhận xét Quá trình trình bày có thể mở rộng ra ngoài chươngtrình nhưng mục tiêu chủ yếu là cung cấp thông tin, minh chứng mối quan hệ
Trang 32giữa kiến thức và vận dụng kiến thức của con người trong khoa học và đờisống Việc này sẽ mang lại hiệu quả học tập nhân đôi nếu giáo viên sử dụnghình minh họa, phim ảnh, hoặc đề cập được những ứng dụng, những phátminh mới nhất có liên quan đến kiến thức, bài đang học.
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, với những phátminh của nhân loại đang nở rộ với tốc độ ngày càng cao Vốn hiểu biết củanhân loại từng ngày, từng giờ ngày càng được bổ sung thêm, những bằngchứng mới về các quy luật diễn ra trong thực tế quanh ta Nếu trong giảng dạychúng ta chỉ dừng lại ở các kiến thức kinh điển, không đề cập đến những phátminh, những ứng dụng mới nhất của các kiến thức, thì điều đó đồng nghĩa vớiviệc chúng ta không tạo điều kiện cho HS thâm nhập thực tế và làm thui chộtnhững khả năng sáng tạo
Ví dụ: Sau khi học xong kiến thức chuyển động bằng phản lực, giáoviên cho học sinh quan sát qua video “Chuyển động của vệ tinh vinasat”.Bằng việc cho học sinh quan sát ứng dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống,học sinh sẽ nắm vững kiến thức lý thuyết và niềm tin vào khoa học hơn
* Video chuyển động vệ tinh vinasat 1
1.5.3 Liên hệ kiến thức vật lí qua bài tập mang tính thực tiễn
Trong giáo trình về phương pháp dạy học vật lí cũng như SGK vật lí,những bài tập là những bài tập luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp vớimục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hình thành các kháiniệm vật lí, phát triển năng lực tư duy vật lí của HS và rèn luyện kỹ năng vậndụng các kiến thức của HS vào thực tiễn
Trang 33Việc sử dụng cũng như giảng dạy bài tập vật lí trong trường THPT cótác dụng giúp HS hiểu và vận dụng một cách sâu sắc các kiến thức đã học,đồng thời là một trong những phương tiện giúp cho HS phát huy được tínhtích cực, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng kiến thức vào thựctiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thựctiễn Kỹ năng vận dụng kiến thức trong việc giải bài tập và trong thực tiễn đờisống chính là thể hiện khả năng tiếp thu, hiểu biết và vận dụng những kiếnthức mà HS đã thu nhận được Bài tập vật lí với chức năng là một phươngpháp dạy học có một vị trí đặc biệt trong dạy học vật lí
Thông qua bài tập vật lí HS nắm được những quy luật vận động của thếgiới vật chất, nó còn giúp HS hiểu rõ những quy luật, biết phân tích và vậndụng những quy luật ấy vào thực tiễn Việc giải các bài tập còn tạo điều kiệncho HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể thì kiếnthức đó mới trở nên hoàn thiện
Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể mà các bài tập đặt ra,
HS sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quáthóa và trừu tượng hóa…để giải quyết vấn đề, do đó tư duy của HS có điềukiện để phát triển Có thể coi bài tập vật lí là một phương tiện tốt nhất để pháttriển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập trong suy nghĩ và hành động,tính kiên trì trong việc khắc phục những khó khăn trong cuộc sống của HS
Bài tập còn cung cấp thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết của HS về cácvấn đề của đời sống và sản xuất đồng thời phát triển tư duy của HS Bài tậpvật lí còn là cơ hội để GV đề cập đến những kiến thức mà trong giờ dạy lýthuyết chưa có điều kiện để đề cập, qua đó bổ sung thêm kiến thức cho HS.Bài tập còn cung cấp cho HS những số liệu mới về phát minh, những ứngdụng…không những giúp HS hòa nhịp với sự phát triển của khoa học kỹthuật của thời đại mà các em đang sống mà còn rèn luyện cho các em tínhkiên trì trong việc khắc phục những khó khăn trong cuộc sống
Trang 34Do vậy việc xây dựng bài tập mang tính thực tiễn để sử dụng trong quátrình dạy học cũng như trong học tập của HS cần được GV quan tâm.
1.5.3.1 Bài tập vật lí định tính mang tính thực tiễn
Bài tập định tính là những bài tâp khi giải, HS không cần phải thực hiệncác phép tính phức tạp khi cần thiết chỉ làm những phép tính đơn giản, có thểtính nhẩm được
Bài tập định tính có rất nhiều ưu điểm về mặt phương pháp học Đưađược lí thuyết vừa học lại gần với đời sống, thực tiễn xung quanh, các bài tậpđịnh tính làm tăng thêm ở HS hứng thú môn học, tạo điều kiện cho HS suyluận phát triển ngôn ngữ vật lí Phương pháp giải bài tập định tính bao gồmviệc xây dựng những suy lí lôgic của HS Việc giải các bài tập định tính rènluyện cho HS hiểu rõ được bản chất của các hiện tượng vật lí và những quyluật của chúng, dạy cho HS biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn
Không những thế, bài tập định tính còn là phương tiện để củng cố vàđào sâu kiến thức, giúp HS ứng dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống
và giải quyết nó, dựa trên những kết quả của bài tập đó HS rút ra được nhữnghiểu biết, những kinh nghiệm cho cuộc sống bản thân
Ví dụ: Tại sao người tham gia giao thông luôn được nhắc nhở khôngphóng nhanh vượt ẩu Hãy giải thích yếu tố “phóng nhanh” có liên quan đếnyếu tố tai nạn giao thông như thế nào?
Một số bài tập vật lí định tính có thể chuyển thành thí nghiệm hay cho
HS thiết kế các thí nghiệm Hoặc HS có thể tự tìm hiểu những bài tập hoặc tựtìm được những bài tập vật lí định tính mới phù hợp với kiến thức và năng lực
mà HS có được Mặt khác dựa trên các bài tập vật lí định tính sẽ kích thích sựsuy nghĩ, tìm tòi của HS, đồng thời vận dụng kiến thức đã học vào giải thích
Trang 35các hiện tượng tự nhiên, ứng dụng trong đời sống, trong kỹ thuật cũng như
mở rộng tầm mắt kỹ thuật cho HS, chuẩn bị cho HS đi vào hoạt động thực tế
1.5.3.2 Bài tập vật lí định lượng mang tính thực tiễn
Là bài tập muốn giải quyết nó ta phải thực hiện hàng loạt các phép tính
và kết quả thu được là đáp số định lượng, tìm giá trị một số đại lượng vật lí.Dựa vào mục đích học ta có thể phân loại bài tập dạng này thành 2 loại:
* Bài tập tập dượt:
Là những bài tập cơ bản, đơn giản, trong đó chỉ đề cập đến một hiệntượng, một định luật và sử dụng một vài phép toán đơn giản Nó có tác dụngcủng cố kiến thức cơ bản vừa học, giúp HS hiểu rõ ý nghĩa định luật và côngthức biểu diễn, sử dụng các đơn vị vật lí tương ứng và có thói quen cần thiết
để giải bài tập phức tạp
Ví dụ: Một tàu thủy chạy trên sông theo đường thẳng kéo một sà lanvới lực không đổi F=5.103N Hỏi khi lực thực hiện được một công bằng15.106J thì sà lan đã dời chổ theo phương của lực được quãng đường bằng baonhiêu?
* Bài tập tính toán tổng hợp
Là những bài tập phức tạp mà muốn giải nó HS phải vận dụng nhiềukiến thức ở nhiều khái niệm, định luật, dùng nhiều công thức Kiến thức tíchhợp nhiều nội dung kiến thức trong một chương, một phần hoặc các phần củatài liệu vật lí Loại tài liệu này giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức, thấy đượcmối liên hệ giữa các kiến thức vật lí với nhau, luyện tập phân tích những hiệntượng phức tạp ra thành những phần đơn giản tuân theo một định luật xácđịnh
Trang 36Ví dụ: Một ô tô đang chạy với vận tốc 54km/h thì lái xe phát hiện vậtcản trước mặt cách khoảng 18m Lái xe tắt máy và hãm phanh gấp với lực cảnkhông đổi và bằng 75% trọng lượng của xe Hỏi xe có kịp dừng để khỏi đâmvào vật cản không?
Như vậy, với những loại bài tập này không những dùng để giảng dạycho HS kiến thức mà còn thấy rằng bài tập mang tính thực tiễn và phù hợpvới trình độ của HS
1.5.4 Tổ chức hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động nằm ngoài thời gian học chínhkhóa, hoạt động ngoại khóa là những hoạt động rất thiết thực và bổ ích với
HS HS vừa được học vừa được vui chơi giải trí, tạo niềm hứng khởi để họctập tốt hơn
Trong điều kiện học tập hiện nay “hoạt động ngoại khóa” là một hìnhthức tổ chức dạy học có tính chất tự nguyện và được tiến hành ngoài giờ lênlớp Nó tạo điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động theo hứng thú, sở thíchriêng của từng HS và góp phần hướng nghiệp cho họ Hoạt động ngoại khóacòn có thể giúp HS củng cố, mở rộng, khơi sâu thêm tri thức về một số lĩnhvực nhất định gắn liền với thực tế, phát huy tác dụng học tập với đời sống”.Việc tổ chức học tập theo hình thức này chỉ có thể thực hiện trong điều kiệnnhư một buổi sinh hoạt chuyên đề, để đưa các kiến thức vật lí gắn với đờisống cho HS, không thể tổ chức hết trong một tiết học, với kiểu học tập nhưthế này chỉ có thể học tập sau khi học xong một chương nào đó thuộc chươngtrình học Quá trình thảo luận khiến người học chú tâm hơn đến các đề tàiđang được bàn thảo trong quá trình học, những vấn đề được đào sâu hơn,tham gia sáng tạo tri thức, trao đổi suy nghĩ và có quan điểm một cách rõràng, hình thành thói quen tương tác trong học tập, nhưng bên cạnh đó cũngphát triển một số kỹ năng khác, trong quá trình thảo luận sẽ xuất phát các vấn
đề về thực tế Trong quá trình thảo luận các vấn đề thực tiễn được đưa vào
Trang 37giải quyết và đồng thời thấy được tính thực tiễn của kiến thức đã học vànhững ứng dụng của nó, mặt khác các buổi thảo luận không hạn hẹp trongthời gian một tiết học nên học sinh có thể thoải mái trình bày những quanđiểm của mình và đồng thời không chịu áp lực về điểm số do đó các em sẽ tựtin hơn, thích thú hơn khi tiếp xúc với các vấn đề đó.
1.5.5 Tổ chức các cuộc thi “thiết kế mô hình thí nghiệm, thiết bị vật lí”.
Thiết kế mô hình thí nghiệm hay các thiết bị vật lí là một biện pháp đểphát huy sự sáng tạo khéo léo của HS cũng như GV Đồng thời hỗ trợ đắc lựccho GV trong quá trình giảng dạy
Việc tổ chức các cuộc thi này tùy thuộc vào thời điểm có kỷ niệm nhữngngày lễ lớn trong năm học, GV có thể tổ chức cho HS thiết kế các mô hình thínghiệm có tác dụng minh họa những kiến thức đã và đang học trong chươngtrình hoặc các mô hình các thiết bị vật lí có ứng dụng và có ý nghĩa khoa học
Thông qua các cuộc thi này, HS sẽ tích cực tìm hiểu các kiến thức, việclôi cuốn HS vào các phong trào nhưng mang tính học tập, HS sẽ năng độnghơn, sáng tạo hơn, phát triển tư duy cho HS, từ chỗ mở rộng những hiểu biếtcủa HS về những ứng dụng khoa học kỹ thuật của vật lí để bồi dưỡng tìnhcảm yêu thích bộ môn, đồng thời giáo dục hướng nghiệp với ngành nghề saunày cho HS bên cạnh việc tổ chức này có thể tiến tới góp phần vào việc thànhlập câu lạc bộ vật lí trong nhà trường đây cũng là mô hình học tập thoải mái,kiến thức không bó gọn trong chương trình học mà nó sẽ vượt ra ngoài kiếnthức đã học, kích thích trí tò mò, sáng tạo trong quá trình học tập của HS
1.5.6 Tham quan
Tham quan là phương pháp được tiến hành bằng cách đưa HS đi thăm,
đi xem những sự vật, hiện tượng có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống Đây làmột hình thức củng cố kiến thức và giáo dục tư tưởng cho HS
Tham quan là biện pháp quan trọng giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS.Những buổi tham quan các nhà máy và nông trường giúp cho HS thấy đượccác hiện tượng vật lí trong mối liên hệ tương hỗ của chúng, thấy được sự vận
Trang 38dụng tri thức khoa học trong thực tiễn sản xuất của con người cũng như vaitrò của các tri thức đó trong nền sản xuất hiện đại.
Đi tham quan HS sẽ thấy được các quá trình sản xuất, hoạt động củacác máy móc, các cơ chế và hoạt động sản xuất của con người HS có dịp làmquen với những xu hướng cơ bản của sự phát triển kĩ thuật hiện đại, cơ khíhóa, điện khí hóa, tự động hóa
Ví dụ: Cho học sinh tham quan nhà máy thủy điện Được tận mắtchứng kiến hoạt động của nhà máy thủy điện, từ đó HS sẽ dùng những kiếnthức đã học giải thích nguyên tắc hoạt động của nhà máy dẫn đến HS sẽ hiểuđược sâu sắc kiến thức bài học về thế năng hơn
Để tham quan có hiệu quả cần xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của buổitham quan, liên hệ với nơi cần tham quan để có kế hoạch cụ thể, phổ biến kếhoạch đến HS (nhấn mạnh địa điểm, thời gian, chi phí, quy định của buổitham quan…) đồng thời phải có bài thu hoạch
Tuy nhiên tham quan phải tùy điều kiện của từng lớp, từng nhóm HScũng như tùy từng vùng miền, tùy chương và bài học mới thực hiện được
1.6 Quy trình thiết kế bài học vật lí theo hướng tăng cường tính thực tiễn
Để thiết kế được các tiến trình dạy học cụ thể theo hướng phát huy tínhthực tiễn chúng ta cần dựa trên cơ sở sau:
- Xác định mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương
- Lôgic phát triển nội dung của chương theo SGK hiện hành
- Nội dung học của chương
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc triển khai dạy học các nộidung của chương theo hướng phát huy tính thực tiễn
+ Xác định một số vấn đề thực tiễn của chương
+ Xây dựng hệ thống bài tập định lượng gắn với thực tiễn
+ Xây dựng hệ thống bài tập định tính có nội dung thực tiễn
+ Xác định các phương tiện, thiết bị và tài liệu hỗ trợ giảng dạy
+ Xác định tư liệu hỗ trợ hoạt động học tập cho HS
Trang 39* Bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy GV cần phải chú ý đến cácnguyên tắc sau:
- Phải có năng lực thực hiện phù hợp với hoàn cảnh thực tế (trườnghợp tham quan, hoạt động ngoại khóa…)
- Không lạm dụng quá nhiều, chất lượng hơn số lượng
- Những ứng dụng đưa ra hấp dẫn, chọn lọc, đảm bảo tính chính xác,khoa học, phù hợp với trình độ HS
- Mang tính phổ biến hoặc có tính thời sự
- Bố trí thời gian hợp lý trong quá trình giảng dạy, luôn tạo sự thoải máicho HS, ngữ điệu phù hợp, vui vẻ, nghiêm túc tránh sự nhàm chán
Kết luận chương 1
Dạy học vật lí gắn với thực tiễn nhằm đưa thực tiễn vào trong quá trìnhdạy học, ở đây GV không những hướng dẫn cho HS tìm kiến thức, xử lýthông tin mà còn hướng dẫn cho HS thấy được tầm quan trọng của kiến thứccũng như những ứng dụng kiến thức mà mình đã, đang và sẽ trên con đườngtìm kiếm và học tập từ đó các kỹ năng của HS được phát triển, HS cảm thấythoải mái khi học tập cũng như tiếp cận tri thức
Thay vì áp dụng rập khuôn các mô hình tiên tiến vào giảng dạy, thì ởđây dạy học vật lí sẽ phù hợp với điều kiện mà các trường không đầy đủ cơ sởvật chất, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa như hiện nay
Dạy học vật lí gắn với thực tiễn là hình thức học tập gắn kết được lýthuyết và thực tiễn, khơi gợi được sự sáng tạo và hứng thú cho hành trìnhkhám phá khoa học của HS
Trang 40Chương 2
TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬT LÝ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TÍNH THỰC TIỄN CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT
BẢO TOÀN” VẬT LÍ 10 THPT 2.1 Đặc điểm chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT
2.1.1 Đặc điểm chung của chương
Các định luật bảo toàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong vật lí học, đó
là những định luật tổng quát, áp dụng cho mọi hệ kín, từ vi mô đến vĩ mô Các định luật bảo toàn có ý nghĩa lớn về mặt phương pháp luận(phương pháp bảo toàn hay quan điểm bảo toàn, tư tưởng bảo toàn dùng đểnghiên cứu vật lí học); phương pháp bảo toàn là phương pháp sử dụng cácđịnh luật bảo toàn như những phương pháp cơ bản giải bài toán vật lí; phươngpháp bảo toàn không chỉ bổ sung cho phương pháp động lực học mà còn cóthể thay thế hoàn toàn trong trường hợp không áp dụng được phương phápđộng lực học do không biết rõ các lực tác dụng (như trong trường hợp vachạm, nổ )
Các định luật bảo toàn là công cụ để đề xuất các giả thiết khoa họchoặc kiểm tra sự đúng đắn giả thiết khoa học; nếu ở đâu xuất hiện sự vi phạmđịnh luật bảo toàn thì ở đó xuất hiện sự vật, hiện tượng vật lí mới làm cơ sởcủa những phát minh mới về vật lí
Trong chương trình cơ học Vật lí 10 THPT, học sinh được nghiên cứuhai định luật bảo toàn: bảo toàn động lượng và bảo toàn cơ năng (là trườnghợp riêng của bảo toàn năng lượng) Tư tưởng bảo toàn, phương pháp bảotoàn được quán triệt trong toàn bộ chương trình vật lí phổ thông