1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm hồi ký của Vũ Bằng

104 758 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 583 KB

Nội dung

Vũ Bằng 1913 – 1984 – một hiện tượng “phức tạp” và độc đáo trong văn học Việt Nam hiện đại… Ông hoạt động trên khá nhiều lĩnh vực: báo chí,sáng tác văn chương, viết tiểu luận phê bình… Ở

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ VIỆT

hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói láo)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

PHAN THỊ VIỆT

hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói láo)

Chuyên ngành : Lí luận văn học

Mã số: 60 22 01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS BIỆN MINH ĐIỀN

NGHỆ AN - 2015

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Vũ Bằng (1913 – 1984) – một hiện tượng “phức tạp” và độc đáo trong

văn học Việt Nam hiện đại… Ông hoạt động trên khá nhiều lĩnh vực: báo chí,sáng tác văn chương, viết tiểu luận phê bình… Ở lĩnh vực nào, ông cũng đạtđược những thành công quan trọng… Vũ Bằng là nhà văn góp phần thúc đẩy sự

đa dạng của văn xuôi Việt Nam Tuy nhiên, cuộc đời của ông lắm thăng trầm, bíẩn, Do hoàn cảnh lịch sử ông bị đánh giá sai về thái độ chính trị nên sáng tácvăn chương của ông chưa được nhìn nhận một cách thoả đáng Vì vậy, vị trí vànhững đóng góp của Vũ Bằng chỉ mới được xác định lại gần đây (vào tháng 3năm 2000, khi Bộ Quốc phòng xác nhận sự thật về nhà văn) Đó cũng là lý dokhiến cho tác phẩm của Vũ Bằng chưa đến được nhiều với độc giả…

Trang 4

1.2 Ký là thể loại có vai trò đặc biệt quan trọng trong văn học Việt Nam

hiện đại Tuy nhiên xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn sáng tác, với thể loạinày, còn thiếu những công trình chuyên sâu về nó Ký có phải là tên gọi cho mộtnhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chí, chínhluận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự? Có nên phân biệt kývăn học và ký báo chí? Đâu là những đặc trưng của ký? Bút ký, ký sự, phóng sự,tùy bút, hồi ký, tản văn, tạp văn,… có phải là các thể của ký? Còn có biết baonhiêu vấn đề đáng bàn về nó

Thể loại văn học nào cũng thể hiện qua những tác phẩm cụ thể Không cótác phẩm văn học nào mà không thuộc về một thể loại nhất định Chính vì thế, lýluận về thể loại phải được khảo sát, đúc kết, khái quát từ những tác phẩm cụ thể.Thực tiễn của sáng tác bằng thể loại ký với nhiều thể khác nhau (bút ký, ký sự,phóng sự, tùy bút, hồi ký, v.v…) đang đặt ra nhiều vấn đề cho giới nghiên cứu,trong đó ký của Vũ Bằng

1.3 Vũ Bằng từng được biết đến với nhiều tác phẩm ký xuất sắc: Thương

nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ Miền Nam… Số lượng bài viết về

Vũ Bằng chưa nhiều đặc biệt là thể loại kí nói chung và hồi kí nói riêng Cai (1943), và Bốn mươi năm nói láo (1969) của Vũ Bằng thực sự là những tác phẩm xuất sắc Có người xem Cai là tiểu thuyết, có người lại xem nó là tự truyện, hoặc hồi ký, Với Bốn mươi năm nói láo cũng vậy, không dễ xác định

thể loại của nó Đấy là chưa nói đến, không phải ai cũng biết đến và đọc kỹ, đọcsâu hai tác phẩm rất độc đáo và đầy sức hấp dẫn này của Vũ Bằng

Ở một mức độ nào đó, chúng tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn ítnhiều tìm câu trả lời cho những vấn đề trên và cũng để giúp cho việc hiểu hơn

về Vũ Bằng và những đóng góp của ông cho văn học nước nhà

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Về sự nghiệp văn học và báo chí của Vũ Bằng

Sáng tác đầu tiên của Vũ Bằng là truyện ngắn Con Ngựa Già đăng trên mục Bút mới của báo Đông Tây năm 1930 Từ đó cho đến cuối đời, Vũ Bằng

cho ra mắt bạn đọc một khối lượng tác phẩm đồ sộ Nhưng đến nay, theo Văn

Trang 5

Giá, số lượng tác phẩm tìm được của ông mới được hơn một nửa Do vậy, việcnghiên cứu Vũ Bằng chưa tương xứng với giá trị tác phẩm của ông để lại Theothống kê của Văn Giá, tính đến năm 2000 mới có 26 bài viết về Vũ Bằng và tácphẩm của ông.

Những năm trước 1975, Vũ Bằng chưa có sự quan tâm của giới nghiên cứu

vì nhiều lý do, trong đó đáng nói nhất là do cuộc đời nhà văn chưa được làmsáng tỏ Hơn nữa trong bối cảnh đất nước chiến tranh, mọi người tập trung chocái chung, người ta dễ quên đi hoặc bỏ qua những hiện tượng văn học còn chưa

rõ ràng Từ sau mốc Đổi mới (1986), đặc biệt từ những năm cuối thế kỷ XX đếnnay (2015) người ta mới thực sự quan tâm đến Vũ Bằng

Trước đây, năm 1937, khi tiểu thuyết Một mình trong đêm tối của Vũ Bằng

ra đời, Khái Hưng đã điểm tin trên báo Ngày nay công nhận đó là một tác phẩm

“không tầm thường chút nào”

Người đầu tiên viết về Vũ Bằng là Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, Nxb Tân Dân, Hà Nội, 1942 Vũ Ngọc Phan xếp Vũ Bằng vào hàng tiểu thuyết

gia (ở mục tiểu thuyết tả chân) Từ đó cho đến năm 1969, mới có thêm một bài

giới thiệu về Vũ Bằng của Thượng Sĩ Đó là lời nói đầu cho cuốn Bốn mươi

năm nói láo Năm 1970, Tạ Tỵ cho ra mắt cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ,

trong đó, tác giả gọi ông là Người trở về từ cõi đam mê Vũ Bằng được đánh giá

là một trong những khuôn mặt nghệ sĩ nổi bật nhất lúc bấy giờ

Năm 1999, có nhiều bài viết đăng trên các báo như Văn Nghệ, Phụ nữ

Thành phố Hồ Chí Minh… Song các bài viết này cũng dừng lại ở việc nghiên

cứu một số vấn đề trong tác phẩm của ông Chỉ đến công trình Vũ Bằng - Bên

trời thương nhớ, Nxb Văn hóa Thông tin ấn hành, Hà Nội, 2000 của Văn Giá

chúng ta mới có cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về Vũ Bằng Trong

công trình này, có bài viết Thân phận và danh tiết giới thiệu khá kỹ về Vũ Bằng

và Thương nhớ mười hai Sau đó một số nhà xuất bản còn in các truyện ngắn

của Vũ Bằng trước và sau Cách mạng Có một số cuốn sách giới thiệu thư mụctác phẩm, thư mục nghiên cứu Vũ Bằng Song như Văn Giá nói, đó mới chỉ là

Trang 6

nét “phác thảo bước đầu” về Vũ Bằng Trong một tương lai gần, chắc chắn sẽ cónhững công trình nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và chi tiết hơn…

Triệu Xuân đã sưu tầm, biên soạn và giới thiệu các tác phẩm của Vũ Bằng

trong Vũ Bằng toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội (2006) và ông đã chỉ ra trong tác

phẩm văn xuôi này một giọng điệu khó lẫn với người khác

Theo Triệu Xuân Cai “là một trong những tác phẩm có giá trị của Vũ Bằng”[93,18] Thượng Sỹ nhận thấy ở Bốn mươi năm nói láo (ấn hành tại Sài Gòn)

một lối diễn tả giản dị, thân mật, chan chứa tính cách trào lộng, Vũ Bằng đã pháchọa lại thật độc đáo, thật linh động những khuôn mặt của mấy thế hệ làm báo,những nhân vật nổi danh một thời, đã làm nên lịch sử và đã đi vào lịch sử

Sáng tạo nghệ thuật trong các tác phẩm của Vũ Bằng được giới nghiên cứuquan tâm phân tích và đánh giá cao, dẫu rằng những bài viết về ông chỉ là nhữnglời tựa, lời bạt, những bài viết ngắn

Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về Vũ Bằng

2.2 Về nghiên cứu hồi ký của Vũ Bằng

Việc nghiên cứu hồi ký của Vũ Bằng có thể nói còn bỏ ngỏ Thỉnh thoảngchỉ thấy xuất hiện rải rác những lời nhận xét về hồi ký của ông chỉ trong một íttrang ở từng tác phẩm riêng biệt chứ không theo một hệ thống nào Vương Trí

Nhàn trong lời giới thiệu cuốn hồi ký Cai cho rằng: “Có thể nói trong cuộc đời viết đông, viết tây, viết xuôi, viết ngược đủ thứ của Vũ Bằng, Cai đánh giấu một

sự chín đầy trọn vẹn của ngòi bút, cái mức chín đẹp trước đó ông chưa đạt tới và

phải mấy chục năm sau, tới Thương nhớ mười hai ông mới có dịp gặp lại”[57, 7]

và khẳng định Vũ Bằng là người có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi Việt Namnửa đầu thế kỷ XX

Thượng Sỹ đánh giá Bốn mươi năm nói láo “là lịch sử một kiếp sống, và

đó cũng là tâm tư của một người, của nhiều người cùng đeo đuổi một nghề vàthường cùng nuôi một hoài bão như nhau” Mặt khác, tác phẩm đã dựng lại mộtcách trung thực bộ mặt của báo chí nước nhà từ những năm 30 (dưới chế độPháp thuộc) đến những năm 60 (dưới chính quyền Sài Gòn)

Trang 7

Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói “Vũ Bằng là nhà văn, nhà báo thuộc lớptiền bối của nghề mà chúng ta là những kẻ hậu sinh Ông làm báo, xuất bản, viếttiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút và cả lí luận văn học nữa Nói thật lòng tôi chỉ

thích đọc tuỳ bút của ông thôi” (Báo Văn nghệ số 33, ngày 12/8/2000)

Đặc điểm hồi ký Vũ Bằng (qua hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói

láo) còn là vấn đề mới mẻ Chưa có công trình nào nghiên cứu về nó (riêng từng

tác phẩm cũng như cả hai) một cách đầy đủ, trọn vẹn về mặt nội dung và nghệthuật

3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ CỦA VŨ

BẰNG (qua hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói láo)

3.2 Giới hạn của đề tài

- Đề tài bao quát toàn bộ ký của Vũ Bằng, tuy nhiên tập trung vào hồi ký

của ông (qua hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói láo)

- Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào bộ sách Vũ Bằng

toàn tập (Triệu Xuân sưu tầm, biên soạn, giới thiệu) Nxb Văn học, Hà Nội 2006.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Xác định đặc điểm và ý nghĩa nhiều mặt của hồi ký Vũ Bằng, đồng thờikhẳng định những đóng góp của tác giả cho thể hồi ký trong văn học Việt Namhiện đại

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.2.1 Đưa ra một cái nhìn chung về Vũ Bằng và sự nghiệp văn học, báochí của tác giả

4.2.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá chức năng, nội dung và ý nghĩa xã hội– thẩm mỹ của hồi ký Vũ Bằng

4.2.3 Phân tích, đánh giá những thành công (và có thể cả hạn chế) trongcách viết hồi ký của Vũ Bằng

Cuối cùng rút ra một số kết luận về hồi ký của Vũ Bằng…

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 8

Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó cócác phương pháp chủ yếu: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phântích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp liên ngành,phương pháp cấu trúc - hệ thống…

6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn

6.2 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai

trong ba chương:

Chương 1 Hồi ký trong sự nghiệp trước tác của Vũ Bằng

Chương 2 Đặc điểm hồi ký Vũ Bằng trên phương diện cảm hứng và hệ

thống hình tượng

Chương 3 Đặc điểm hồi ký của Vũ Bằng trên phương diện nghệ thuật thể hiện

Cuối cùng là Tài liệu tham khảo.

Chương 1 HỒI KÝ TRONG SỰ NGHIỆP TRƯỚC TÁC CỦA VŨ BẰNG

1.1 Sự nghiệp trước tác của Vũ Bằng

1.1.1 Vũ Bằng – hiện tượng “phức tạp” và độc đáo trong lịch sử và trong văn học Việt Nam hiện đại

Vũ Bằng sinh ngày 03 tháng 06 năm 1913 tại Hà Nội, ông sinh ra và lớnlên trong một gia đình Nho học ở Ngọc Cục huyện Lương Ngọc nay là Bình

Trang 9

Giang tỉnh Hải Dương Từ nhỏ ông được theo học tại trường Albert Sarraut vàtốt nghiệp tú tài Pháp.

Sinh ra trong một gia đình sáu anh chị em, bố mất sớm, mẹ là chủ một tiệmbán sách ở phố Hàng Gai - Hà Nội, cuộc sống của Vũ Bằng không mấy khókhăn, ngay từ nhỏ mẹ đã tập trung cho ông ăn học Từ lúc còn là cậu học sinhnhỏ tuổi, Vũ Bằng đã say mê viết văn, làm báo, năm 16 tuổi đã có tác phẩmđăng báo Ông lập gia đình vào năm 1935 lúc 33 tuổi với bà Nguyễn Thị Quỳ -người vợ hơn ông bảy tuổi quê Bắc Ninh Gia đình ông bị tản cư sau khángchiến toàn quốc, đến 1948 thì trở về Hà Nội, Vũ Bằng viết văn, làm báo và hoạtđộng tình báo cho cách mạng Năm 1954 do yêu cầu của tổ chức ông phải vàoSài Gòn tiếp tục sự nghiệp, trong thời gian đó (1967) vợ qua đời và sau này ônglập gia đình với bà Phấn Ngày 07 tháng 04 năm 1984 ông về “cõi vĩnh hằng” tạithành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi Đến năm 2007 ông được nhà nướctrao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

Trong quãng thời gian viết văn, làm báo ông có các bút hiệu khác nhau:Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thu, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Tâm

Vũ Bằng khi còn là học sinh trường Albert Sarraut, mẹ ông mong muốncho ông du học Pháp, nhưng ông sớm “ném thân mình” vào làng báo và đã cónhiều thành tựu ngay từ những ngày đầu

Kháng chiến bùng nổ vào 1946, Vũ Bằng đưa gia đình đi tản cư nhưngcuộc sống khó khăn lại càng khó khăn, ông đành đưa gia đình trở về nội thành(Thủ đô) Việc đưa gia đình trở về Hà Nội là đồng nghĩa với việc chấp nhậnnhận bản án “phản bội Cách mạng”; “phản bội nhân dân” Ông chấp nhận vàvẫn sống, vẫn viết và vẫn hoạt động âm thầm, lặng lẽ dưới vỏ bọc nhà văn

“Dinh tê” - vì đó là đòi hỏi yêu cầu của cách mạng - một chiến sỹ tình báo

Tưởng chừng những khó khăn, rắc rối dừng lại ở đó Nhưng, không! Khi

Nam Cao cho ra mắt tác phẩm Đôi Mắt mọi người lại cho rằng nhân vật Hoàng

lấy nguyên mẫu từ Vũ Bằng Vì gia đình, quê hương, đất nước, vì nhiệm vụcách mạng, Vũ Bằng chấp nhận tất cả, “hy sinh” trong thầm lặng

Trang 10

Sau 1954 Vũ Bằng vào Nam và một lần nữa ông chịu bản án nặng nề hơntrước suy nghĩ của dân chúng lúc đó Tác giả thể hiện suy nghĩ của mình trong

Bốn mươi năm nói láo “Nhưng Nam - Bắc là một đất nước sao lại phải coi

chuyến đi này là một cuộc di cư mà không phải là một vụ đi chơi bậy bạ để tiêusầu, khiển hứng” [3, 252]

Đất nước thống nhất nhưng Vũ Bằng vẫn chưa trở về được quê hương vàrồi ông ra đi nơi đất khách mang theo sự mong mỏi, ước mong cháy bỏng làđược trở về nơi sinh ra

Cuộc đời Vũ Bằng với bao sóng gió, vừa phải xa quê, vừa hoạt động tìnhbáo với những giằng xé, day dứt, băn khoăn, nhất là khi bị mang tiếng là “phảnđộng” Có lẽ vì thế chăng mà ông tìm đến hồi kí để giãi bày, thanh minh cho

thân phận mình, tìm cách để cho tâm hồn được thanh thản? Trong Thương nhớ

mười hai và Bốn mươi năm nói láo tác giả đã trả lời trước dư luận, với nhân dân

“Tôi không bao giờ phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân” Và trên thực tế ông

đã thực sự trở về với nhân dân không đợi đến ngày 01/3/2000 Bộ Quốc phòngxác nhận sự thật về con người ông - một người suốt cả cuộc đời cống hiến chocách mạng, cho văn học

1.1.2 Sự nghiệp trước tác của Vũ Bằng

So với các nhà văn cùng thời, Vũ Bằng sớm thành công, năm 16 tuổi đã cótác phẩm đăng báo và gắn với nghiệp làm báo suốt 50 năm

Với 50 năm trong nghề, Vũ Bằng để lại trên 100 tác phẩm văn học trong

đó 50 cuốn tiểu thuyết, 5 tập kí, một công trình biên khảo lý luận văn học, một

số chân dung văn học và tiểu luận phê bình, tạp văn và trên 50 truyện ngắn, chưa

kể hàng nghìn bài báo và các đầu sách về kiến thức gia đình, sức khoẻ, hônnhân, dịch thuật

Về truyện: đề tài xuyên suốt các tác phẩm truyện của ông là sự trăn trở, nỗi

ám ảnh về nhân cách con người được thể hiện nhiều cách khác nhau (trân trọng– khinh bỉ, thương mến, tức tưởi, buồn đau - cay đắng )

Trang 11

Những tác phẩm của Vũ Bằng có được cả mặt tốt, xấu của con người Cáiđược ông quan tâm nhiều là sự tha hóa, biến chất về nhân cách con người trongmọi hoàn cảnh, môi trường khác nhau.

Truyện ngắn đầu tay của ông là Con Ngựa Già được đăng trên báo Đông Tây (1930), đến 1937 ông cho ra đời tiểu thuyết Một mình trong đêm tối, Truyện

hai người (1946) Ông được khẳng định trên văn đàn nhờ phong cách mới lạ và

rất riêng của mình Đọc tác phẩm của ông người đọc bị cuốn theo dòng nội tâmcủa nhân vật, nhân vật trong truyện không đối thoại với nhau mà triền miên

trong dòng độc thoại Trong Truyện hai người, là sự dằn vặt, day dứt của Hải

khi biết Trần theo tình nhân, day dứt trước sự chứng kiến nhưng nhân vật khônghành động Trong lời đề tựa của tác phẩm, tác giả viết “Những người thực caothượng đều phải thấy một nỗi buồn mênh mông trên trái đất” (Lời tác giả đề tựa

Truyện hai người – Vũ Bằng toàn tập, tập 2, trang 8).

Những năm trước 1945 là giai đoạn Vũ Bằng gia nhập vào văn chương,ông sớm tìm đường đi riêng cho mình Ở truyện ngắn và tiểu thuyết Vũ Bằngthể hiện rõ điều đó, một phong cách mới lạ đó là những “lát cắt”, “quãng đời”vui, buồn của con người

Truyện của Vũ Bằng là truyện không có cốt truyện, trong Cô vợ lẽ tóc rễ tre

cốt truyện nằm trong dòng suy nghĩ của nhân vật, người đọc được cuốn theo thếgiới nội tâm nhân vật Họ không đối thoại mà triền miên trong dòng độc thoại

Về hình thức, văn của ông được xem là văn của sự tìm kiếm nghệ thuậtcách tân (truyện không có cốt truyện, miêu tả nhân vật chú ý tới nội tâm, câungắn gọn, sắc )

Về nội dung, nhà văn luôn trăn trở trước số phận con người ngay từ nhữngdòng đầu tác phẩm Số phận của những con người luôn bị đày đọa nhưng họ

sống cao thượng: Truyện hai người, Gặp nhau lại xa nhau, Một người rơi xuống

hố Trong Một người rơi xuống hố tuy là rơi xuống một cái hố nông nhưng mọi

người đi qua đều bỏ rơi người bị nạn, chẳng ai ra tay giúp đỡ để kéo anh ta lênmặc dầu những con người qua đây họ đều nhân danh là: “nhà báo rao giảng tưtưởng ái quốc, ái quần”, “người đến để bảo hộ dân”, là “nhà tu hành thuyết

Trang 12

giảng từ bi cứu nạn”, là “nhà triết lí luôn đề cao thuyết sống vì cộng đồng”, là

“kẻ thuộc giai cấp cần lao luôn hô hào đoàn kết đấu tranh”

Trong các tác phẩm Một người bưng mặt khóc, Một mình trong đêm tối,

Bèo nước, Ngày mai tôi chết tác giả chú trọng đến nhân cách con người từ tính

cách, đạo đức, hành động, đến thuần phong mỹ tục

Khác với các tác giả khác, là chủ thể trong mọi sáng tác, ông đứng ở vai trò

là người quan sát từ hiện tượng đến hành vi, đạo đức của con người, từ đó cảmnhận sự thay đổi về nhân cách con người của xã hội với tâm trạng đầy lo âu, bất

an với những gì mình nhìn thấy, khám phá Những hình ảnh trái ngược vớithuần phong mỹ tục mà tác giả được chứng kiến làm ông trăn trở, đau khổ nhưhình ảnh người đàn bà nông nổi thích hưởng thụ, chấp nhận làm nhân tình của

một người đàn ông đã có vợ như Trân trong Bèo nước hay Trần trong Một mình

trong đêm tối – đó là người đàn bà đã có gia đình thích đua đòi, cờ bạc, luôn đòi

hỏi chồng đưa tiền để tiêu pha, không những thế mà Trần còn tìm cho mình mộtbạn tình để thoả mãn nhu cầu tình dục Phản ứng của Vũ Bằng không phải tỏthái độ lên án hay đưa ra một cách giải quyết cụ thể nào đó mà ông vạch ranhững sai trái lệch lạc của con người, sự thối nát của xã hội, nhà văn đưa ra vấn

đề cần giải đáp, đó chính là sự ám ảnh, băn khoăn trăn trở của ông

Cái búa con, nhân vật phải kinh hãi khi tham dự phiên tòa xử một đứa con

giết cha mẹ ruột vì nhục, vì bị khinh rẻ khi cha mẹ ruột ruồng bỏ

Thái độ của Vũ Bằng trong các tác phẩm tuy không lên án mạnh mẽ cũngnhư không đưa ra cách giải quyết nhưng ông vạch ra cái lệch lạc, sai trái của conngười, cái mục nát của xã hội, nêu vấn đề cần giải đáp, thể hiện được thái độ củanhân vật, chứa đựng sự phê phán thực trạng xã hội đang làm tha hóa, méo mónhân cách con người

Trên Tiểu thuyết thứ 7 ông đã cho đăng 5 cuốn tiểu thuyết và hàng loạt

truyện ngắn

Sau chuyến tản cư, ông đưa gia đình về Hà Nội (1948) Công việc viết lách

của ông được công khai như Thư cho người mất tích, Chớp bể mưa nguồn và 17

truyện ngắn, 2 bút kí, 1 truyện dài và hàng loạt phóng sự

Trang 13

Vũ Ngọc Phan xếp ông vào hàng ngũ nhà văn tả chân của Văn học ViệtNam hiện đại, việc đánh giá đó có tác động tích cực đến những cây bút trẻ thời

kỳ này Tô Hoài thành thực nhìn nhận mình và Nam Cao là hai cây bút đàn emcủa Vũ Bằng Trong cách tân văn xuôi Việt Nam, nhà văn Nam Cao đã học tậplối văn luân chuyển điểm nhìn trần thuật khi kể, tạo ra lời văn đa giọng, xengiọng, lối văn của sự phân tích tâm lý nhận vật

Là một tình báo đồng thời là một nhà văn hơn ai hết, ông đau khổ, buồn tủi

và cả nhẫn nhục với gì mình chứng kiến về con người, xã hội lúc bấy giờ Tất cả

được nhà văn thể hiện chi tiết trong Bữa cỗ, Đất khách, Giai đoạn mới, Ở đây

bán sách cũ

Xã hội hiện thực của những năm tháng kháng chiến chống Pháp được nhà

văn Vũ Bằng xây dựng tương đối hoàn chỉnh trong đề tài Hồi cư và Những con

người hồi cư, đây là sự đóng góp không nhỏ của tác giả vào văn học Việt Nam

giai đoạn này

Sau 1946 người dân Hà Nội phải đi tản cư, có người sống, gắn bó vớikháng chiến, có người “dinh tê” trong lòng Hà Nội Nhưng với Vũ Bằng việcđưa gia đình từ vùng tản cư về Hà Nội (1948) là làm nhiệm vụ cách mạng Sángtác của Vũ Bằng góp phần phản ánh một cách đầy đủ hiện thực xã hội nhữngnăm tháng kháng chiến chống Pháp, số phận con người trong xã hội thời chiến,cảnh thiếu thốn, vất vả ngay cả cái ăn, cái mặc Ông thẳng thắn bày tỏ thái độcủa mình khi phê phán lên án con người đánh mất nhân cách Vũ Bằng quan tâmchú ý và phản ánh khá phong phú, sinh động về con người tầm thường, họ thayđổi nhân cách một mặt chịu sự tác động của hoàn cảnh, thời cuộc, mặt khác họ

tự tạo ra nó Tác phẩm viết về đề tài hồi cư và những con người hồi cư, nhà văn

đã góp phần tạo nên một bức tranh khá hoàn chỉnh về hiện thực xã hội thời kỳkháng chiến chống Pháp

Những năm tháng sống trong lòng Sài Gòn (1954 – 1984) dưới vỏ bọc làmột nhà văn, nhà báo quốc gia di cư, Vũ Bằng trở thành cây bút “phi phàm”tung hoành trong làng báo phía Nam, có lúc một mình ông phụ trách ba tờ báo ở

Trang 14

Sài Gòn như Đồng Nai, Sài Gòn mới, Tiếng dân Về văn học ông cho ra đời 7

tập truyện, 4 tập ký và hàng chục tiểu luận

Thay đổi của con người nơi đây bởi sự du nhập văn hoá, văn minh Mỹ, kéotheo sự thay đổi về kinh tế, chính trị và văn hoá của đất nước Là con người luôntôn trọng những giá trị văn hoá của dân tộc Vũ Bằng thể hiện rõ phản ứng trước

sự sa đoạ, chạy theo đồng tiền của con người Nhân vật của ông lúc này đã kháctrước không trải nghiệm bằng tâm trạng mà họ đã lên tiếng về tất cả như trong

Giặt áo tết cho con, Người làm mả vợ Phản ứng trước một thực trạng hỗn loạn

điên đảo coi trọng đồng tiền, xem nhẹ các mối quan hệ gia đình, bạn bè, nhà văn

đã thể hiện một thái độ gay gắt như trong Đợi con; Một chục bạc, Một trận đòn,

Một kiếp người

Để các nhân vật bộc lộ suy nghĩ, thái độ vừa là dụng ý, vừa là cách tác giảcho thấy thực trạng hỗn độn, điên đảo đang phổ biến, phơi bày nhan nhản vàđáng sợ, khiến con người ta không thể im lặng, dửng dưng được nhất là ngườicầm bút như Vũ Bằng

Trong xã hội đô thị Sài Gòn, đồng tiền được coi trọng, mối quan hệ giađình, bạn bè, đồng nghiệp bị xem nhẹ, cám dỗ vật chất là nỗi lo của con ngườilương thiện, hành động điên cuồng như giết chết tình cha con, vợ chồng Trong

Đợi con vì không có tiền hỗ trợ cha mẹ, chồng bị vợ và anh em khinh rẻ, thậm

chí con gái cũng không dám đến thăm, “Ba sợ con Ba sợ con Ba sợ nhữngcám dỗ đang chờ đợi, cũng như những cám dỗ đã đến với má con”

Phơi bày hiện thực ở nhiều góc cạnh, ở nhiều mối quan hệ được nhà văn

thể hiện rõ trong lời tiểu dẫn phóng sự “Khúc ngâm trong đất Hà” - Tiểu thuyết

thứ 7 số 3 từ 21 – 31/3/1949

Vũ Bằng phơi bày hiện thực ở nhiều khía cạnh khác nhau, mối quan hệ củacon người trong xã hội xáo trộn mà chuẩn mực đạo đức bị phá vỡ tất cả dõitheo tác giả từng năm tháng Càng về sau ông vừa thể hiện mình là một nhânchứng, vừa là người lên tiếng cho những người sống theo chuẩn mực đạo đức vàcũng là người quan tâm đến suy nghĩ, thái độ của con người bất mãn trước thờicuộc, trước hiện thực xã hội

Trang 15

Trong kháng chiến chống Pháp, tiểu thuyết và truyện ngắn được tác giảsáng tác nhiều hơn kí Tuy cuộc đời đầy “éo le” nhưng Vũ Bằng là một nhà văn

có vị trí rất đáng kể trong văn học Việt Nam lúc bấy giờ

Về thể loại Lý luận phê bình văn học: là một con người có trình độ, kiến

thức rộng, Vũ Bằng đã để lại những tác phẩm Lý luận Phê bình quan trọng như

Khảo về tiểu thuyết Vũ Bằng từng khẳng định “Đối với nước ta mà nói văn tiểu

thuyết đang ở thời kỳ sơ phát, tôi thiết nghĩ rằng một quyển sách nói về tiểuthuyết như cuốn này, nếu không có ích lợi hẳn thì ít ra cũng đem đến cho ngườiđọc một chút quan niệm về tiểu thuyết”[53, 165] Có thể thấy những kiến thứchàn lâm khó hiểu, qua cách thể hiện của Vũ Bằng người đọc dễ tiếp cận, dễ hiểuhơn Cuốn sách được in từng kì trên báo, nhà xuất bản Phạm Văn Tươi, 1955,sau này được Vương Trí Nhàn tập hợp lại, Nhà xuất bản hội Nhà văn xuất bảnnăm 1996

Với thể tài chân dung văn học - một thể loại đặc biệt của phê bình văn học,

ông cũng để lại những tác phẩm có giá trị Mười chín chân dung nhà văn cùng

thời, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002; Bốn mươi gương mặt nhà văn đồng nghiệp xuất bản 2004, Nxb Hội nhà văn do Nguyễn Ánh Ngân biên soạn.

Về thể loại tạp văn: Vũ Bằng cũng dành nhiều ưu ái cho thể loại này Ông

thể hiện trong đó là thứ ngôn ngữ chọn lọc tinh tế như Tranh Gà, Tranh Lợn với

ngày tết Việt Nam; Hát ả đào; Lịch sử ra sao, ông tổ là người nào? Mà hát ả đào, cô đầu và nhà tổ có khác nhau không? Những tác phẩm này cho thấy Vũ

Bằng là con người luôn có ý thức về truyền thống, về giá trị văn hoá truyềnthống của dân tộc

Bên cạnh Vũ Bằng, cũng có nhiều nhà văn có thành tựu ở thể loại này nhưNgô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Tất Tố Nguyễn Ánh Ngân cho rằng:

“tạp văn nhằm chỉ sự đa dạng cả về nội dung lẫn văn phong của các bài viết, chứkhông nhằm xác định thể loại”[tr 10] Với tầm bao quát rộng lớn, kiến thức sâurộng đan xen nhiều giọng điệu, Vũ Bằng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị

Trang 16

Năm 2003, Nguyễn Ánh Ngân đã sưu tầm những bài viết của Vũ Bằngđăng trên tạp chí văn học (ở Miền Nam) những năm 1960, 1970 in thành sáchvới ba phần:

Phần 1: Các bài viết về văn học dân gian và văn học cổ

Phần 2: Các bài viết về một số sinh hoạt, hiện tượng văn học nghệ thuậtPhần 3: Các bài viết về hiện tượng xã hội

Năm 2006, Nxb Văn học xuất bản Vũ Bằng toàn tập, mảng Tản văn được

in trong tập 4 Văn phong của Vũ Bằng, ngôn ngữ chọn lọc tinh tế, có lúc lạithoải mái Vũ Bằng luôn hướng đến là truyền thống dân tộc, đến ca dao, tục ngữ,

tranh Đông Hồ, truyện Lục Vân Tiên… Bút pháp được tác giả thể hiện tự do,

biến đổi đa dạng, lúc nghiêm túc, khi đưa ra những câu bình luận, đánh giámang tính nóng hổi của báo chí Các tác phẩm khảo cứu về các hiện tượng vănhọc xã hội vốn đã ăn sâu vào lòng dân tộc của Vũ Bằng nhằm thể hiện tình yêuquê hương, đất nước, trân trọng truyền thống dân tộc chứ không đả phá một tưtưởng, một khuynh hướng lệch lạc khác của xã hội

Về thể loại báo chí: Vũ Bằng là một trong những người đầu tiên tạo dựng

nền móng cho thể loại báo chí ở Việt Nam Khi còn là một học sinh ông đã làm

thư kí cho toà soạn Hồn Nước Nam, là cộng tác viên của tạp chí Hữu Thanh và báo Trung Bắc Tân Văn, là cây bút chủ chốt của An Nam tạp chí, Đông Tây,

Rạng Đông, Nhật Tân, Trung Bắc tân văn, Công dân, Tiểu thuyết thứ 7, Phổ thông bán nguyệt san, Truyền bá, Tương lai, Vịt đực, Trung Bắc Chủ Nhật, Trung Việt tân văn Tất cả những lời nói, hành động trong nghề được Vũ Bằng

thể hiện rõ trong Bốn mười năm nói láo (1969) Đó là một cuốn hồi kí, đề tựa là

“Nói láo” nhưng thực ra Vũ Bằng đã nói rất thật về những con người như VũTrọng Phụng, Ngô Tất Tố, Hoàng Tích Chu, Tam Lang, Nguyễn Văn Vĩnh,Thanh Châu, Thâm Tâm Các nhà báo thời Mỹ, Ngụy dần được công khai dướingòi bút giản dị, chân thật nhưng chứa chan tính trào lộng hài hước của nhà văn.Ông đã kể lại một thời làm “Báo tếu” qua đó lột tả được mặt xấu xa, cảnhchướng tai gai mắt và bộc lộ niềm tự hào về bản thân “Những bài báo nào mình

viết ra, đọc lại cũng thấy hay, phi thường và tự cho văn mình là nhứt tự thiên

kim”[4, 41] Vũ Bằng đã có năm tháng sống bên những con người như Tản Đà,

Trang 17

Nguyễn Văn Vĩnh, Tạ Đình Bính, Hoàng Tích Chu, Phùng Tất Đắc Ông chobiết “Trong thâm tâm tôi phục sát đất tôi phục Tản Đà đã đem một cái đẹp caosiêu vào mục thi ca cho làng báo, còn Hoàng Tích Chu thì đã làm cách mạngthực sự Trong nghề báo, dám đưa ra những cải cách mà lúc đó ai cũng cho làquá ngố”[4, 47].

Bốn mươi năm nói láo là những trải nghiệm về nghề báo, Vũ Bằng thuật lại

một cách trung thực và cảm động buồn, vui của báo chí Việt Nam những nămđầu thế kỷ XX

Qua Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã nói rất thật hệ lụy trong đời làm

báo, thuật lại một cách trung thực và cảm động thực trạng báo chí Việt Nam đầuthế kỷ với những gương mặt đồng nghiệp xuất sắc làm nên sự sôi động của nềnbáo chí công khai lúc bấy giờ

Hồi ký là thể loại có nhiều thành công thực sự có giá trị trong sự nghiệpsáng tác của Vũ Bằng

1.1.3 Con đường đến vớí văn học của Vũ Bằng

Từ nhỏ Vũ Bằng có tiếng là thông minh, ham văn chương Cơ duyên đãđưa Vũ Bằng đến với Vũ Trọng Phụng - một cậu bé con nhà nghèo, học giỏi ởphố Hàng Vôi, hai người cùng học với nhau và trở thành đôi bạn thân Khi còn

là học sinh ở trường Allbert Sarraut, Vũ Bằng đã có tác phẩm đầu tiên đăng báo

trên tờ An Nam tạp chí Ông vào nghề viết văn, làm báo sau khi đậu tú tài Tâm

nguyện của người mẹ đầu tư cho ông ăn học để ông theo nghề y khoa du học tạiPháp nhưng không thành, nhiều lần bà đã từng than thở nhưng Vũ Bằng vẫntheo “nghiệp” làm báo: “Trời ơi, làm cái nghề gì chứ lại làm báo! Xin anhthương mẹ, đừng làm cái nghề ấy, vì nhà ta không nhiều phúc đức đâu ”

So với các nhà văn đương thời, viết văn, làm báo là một nghề kiếm sống,nuôi sống bản thân và cả gia đình nhưng với Vũ Bằng đó không phải vì kế sinhnhai Ông lao vào viết văn làm báo là do sự đam mê, “nghiệp” gắn vào ông

Năm 1931 mới 18 tuổi, Vũ Bằng đã có tác phẩm Lọ văn nổi tiếng Sau đó

là hàng loạt truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự ra đời Cái làm cho Vũ Bằngnổi bật và khác với các nhà văn cùng thời khác là ngôn ngữ sắc sảo, cuốn hútđộc giả Đánh giá về Vũ Bằng, Nguyễn Vỹ viết: “Anh còn có lối tả chân thật đặc

Trang 18

biệt, có khi rất nhẹ nhàng, khả ái như Alphonse Daudet, có khi kỳ thú nhưCouteline Anh là một nhà văn Việt Nam độc đáo trên lĩnh vực tả chân tràophúng, trước kia và bây giờ ”[91, 33].

Vũ Bằng có một tấm lòng bao dung, thương người nghèo khổ, có hoàncảnh éo le và họ sau này lần lượt đi vào văn chương của ông

Vũ Bằng không chỉ là nhà văn, ông còn nổi tiếng trong làng báo Việt Nam

Ngoài việc cộng tác với nhiều tờ báo ông còn là chủ bút của Tiểu thuyết thứ 7, Thư ký của tờ Trung Bắc chủ nhật

Sau khi tiểu thuyết Một mình trong đêm tối xuất bản, tiếng tăm của Vũ

Bằng càng nổi, kinh tế của ông có phần dư giật, ông lao vào ăn chơi, nghiệnngập Người vợ hơn ông 7 tuổi Nguyễn Thị Quỳ vô cùng yêu thương chồng,ngày đêm lo cho sự an nguy của ông và rồi điều gì đến nó sẽ đến, Vũ Bằngnghiện thuốc phiện rất nặng Nhờ sự yêu thương chăm sóc của gia đình và sựquyết tâm của bản thân, ông đã cai được thuốc phiện Đứng dậy, nhìn lại quãng

thời gian đã qua Vũ Bằng viết Cai Tác phẩm ra đời như một liều thuốc thần kỳ

cuốn hút độc giả, đưa họ đến nỗi buồn, niềm vui, sướng khổ nơi góc khuất cuộcđời riêng tác giả và một số nhà văn cùng thời Đây là giai đoạn đất nước cónhiều biến động lớn, Việt Minh hoạt động mạnh, Nhật đảo chính Pháp, Cáchmạng tháng Tám vĩ đại thành công Và rồi liên tiếp đất nước phải đương đầuvới hai cuộc kháng chiến lớn chống Pháp và chống Mỹ

Vũ Bằng lao vào sáng tác, cho ra đời hàng loạt tác phẩm mới như Truyện

hai người (1940), Tội ác và hối hận (1940), Cai (1940), Để cho chàng khỏi khổ

(1941), Ba truyện mổ bụng (1941), Bèo nước (1944) Bên cạnh đó là hàng loạt

truyện ngắn, phóng sự đăng trên nhiều tờ báo Giai đoạn này Vũ Bằng nổi lênnhư một tài năng mới, có đóng góp vào việc cách tân tiểu thuyết, hiện đại hoávăn xuôi Việt Nam

Khó khăn lại chồng chất những khó khăn khi ông phải đưa gia đình đi tản

cư (1946) và năm 1948 đưa gia đình trở về Hà Nội, một lần nữa ông lại bị dưluận lên tiếng phản đối Dưới con mắt mọi người, lúc bấy giờ ông như một kýgiả giàu có không chịu nổi cuộc sống thiếu thốn nơi tản cư Không ai biết đượcđằng sau đó là nhiệm vụ cách mạng, ông đảm nhận vai một tình báo viên, hoạt

Trang 19

động thầm lặng Vũ Bằng vẫn âm thầm viết văn, làm báo và hoạt động cách

mạng không hề có phản ứng gì trước dư luận Trong lời đề tựa tác phẩm Lấy

nhau vì tình của người bạn rất thân (Vũ Trọng Phụng) ông viết: “Vì có dịp thổ lộ

một ít tâm sự chất chứa trong lòng đã lâu, về một người bạn từ lúc còn tấm bécùng ở phố với nhau, cùng học với nhau trong trường văn trận bút”

Vì nhiệm vụ cách mạng, năm 1954 Vũ Bằng cùng đoàn người công giáovượt tuyến vào Nam Vì lo cho chồng, sau đó bà Nguyễn Thị Quỳ một mình lặnlội vào Nam thăm ông, nắm và hiểu được tình hình, khi trở về bà đã cất giấu hếttài liệu và gửi cho cấp trên của chồng Xa chồng, sống trong sự gẻ lạnh, nghingờ của người đời nhưng bà vượt qua và càng thấy thương, yêu quý chồng hơn.Những năm tháng sống ở Sài Thành, Vũ Bằng trở lại nghề viết văn cho ra đời

hàng loạt tác phẩm mới như Ăn tết thuỷ tiên (1956), Miếng ngon Hà Nội (1960),

Miếng lạ Miền Nam (1969), Bốn mươi năm nói láo (1969), Khảo cứu về tiểu thuyết

(1969), Mê chữ (1970), Nhà văn lắm chuyện (1971), Thương nhớ 12 (1972)

Trước đây Vũ Bằng coi viết văn, làm báo là đam mê, là “nghiệp”, nhưngnhững năm tháng cuối đời thì khác, ngoài đam mê, nghiệp gắn với bản thân còn

là vì như nhà văn Tạ Tỵ từng đánh giá về ông: “Vũ Bằng là một hiện tượng nhưng khi nhìn thẳng vào đời sống Vũ Bằng dưới mái nhà bé nhỏ bên chân cầuTân Thuận, tự nhiên lòng tôi thấy xót xa Chính vì cần tiền nên cứ vào khoảng 3giờ sáng, Vũ Bằng một mình một bóng vừa viết vừa ngồi hứng từng chậu nước

đổ vào bể chứa cho vợ nấu cơm và giặt giũ Trời vừa hửng sáng, mặc quần áo đilàm, mang theo bản thảo Buổi trưa đến cây xăng Cống Bà Xếp, ngồi giữa hơixăng và dầu mỡ mà viết, vì về nhà con còn nhỏ, la hét um sùm không viết nổi

Có lúc nhà in giục, Vũ Bằng viết luôn tại nhà in, được trang nào đưa sắp chữngay trang ấy Nhiều khi Vũ Bằng viết ở ghế đá công viên, nghĩa là chỗ nào lúcnào anh cũng viết được, vì chữ nghĩa có sẵn, chờ dịp trút xuống”…[84, 12].Ngoài việc coi văn chương báo chí là một nghề, là nhiệm vụ của cáchmạng giao cho, nhà văn còn gửi gắm trong đó nhất là những tác phẩm hồi kýmột tình yêu thật thiêng liêng và sâu nặng mà bản thân dành cho người vợ hiền,đảm đang gánh vác việc gia đình cho ông ở đất Hà Thành Ngay trang đầu của

tác phẩm Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng viết “Thân mến tặng Quỳ - người nội

Trang 20

trợ đã giúp tôi viết xong cuốn sách này; người bạn đã cho tôi thưởng thức miếngngon đất Bắc; để kỷ niệm những ngày vui sống bên đầm Linh Đường ngào ngạthương sen” Tình yêu thương với người vợ hiền còn được ông thể hiện rõ trong

Thương nhớ 12, cuốn sách dường như để ông bộc lộ tất cả nỗi lòng của một

người chồng đối với vợ vừa chân thật vừa lãng mạn: “Bắt đầu viết cuốn sáchnày thì là nhớ Viết đến câu cuối bài Tháng Chín thì là thương Thương khôngbiết bao nhiêu, nhớ không biết bao nhiêu người bạn chiếu chăn: Nguyễn ThịQuỳ Thành mến tặng Quỳ cuốn sách này để thay mấy lời ai điếu”[6, 13]

1.2 Hồi ký trong sự nghiệp trước tác của Vũ Bằng

1.2.1 Một số vấn đề về ký và thể hồi ký trong văn học Việt Nam hiện đại

Theo Hà Minh Đức trong Lý luận văn học (Nxb Giáo dục, 1993), “Các thể

kí văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi vớinhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện và conngười có thật trong cuộc sống với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú

ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả”[15, 191]

Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học, ký là “Một loại hình văn học trung

gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể loại chủ yếu là văn xuôi tự sựnhư bút kí, phóng sự, tuỳ bút, nhật kí, hồi kí, du kí ”[39, 7]

Trần Đình Sử xác định: “Kí thực sự là một lĩnh vực văn học đặc thù Đó làcác tác phẩm văn xuôi tái hiện các hiện tượng đời sống và nhân vật như sự thật

xã hội, không tô vẽ … Đó là hình thức văn học để chiếm lĩnh các sự thực ngoàivăn học của đời sống”[77, 125]

Tô Hoài quan niệm “Kí cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc thơ, hìnhthù nó đấy, nhưng vóc dáng nó luôn đổi mới, đòi hỏi sáng tạo và thích”[38, 33]

Theo cuốn Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên, “Phải là một loại văn

xuôi tự sự trần thuật những người thật, việc thật với những đặc điểm riêng biệttrong mức độ và tính chất hư cấu, trong vai trò của người trần thuật cùng mốiliên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện … thì mới làm nên đặctrưng của kí”[44, 34]

Có thể nhận ra những đặc trưng cơ bản của kí để phân biệt nó với nhữngthể loại khác nhất là với văn xuôi tự sự Trước hết có thể khẳng định kí là thể

Trang 21

loại viết về người thật, việc thật Kí trần thuật con người thật, việc thật một cáchxác thực đã xảy ra trong thực tế chứ không phải là sắp xảy ra, sẽ xảy ra trongtương lai Đặc biệt ký quan tâm đến vấn đề nóng bỏng trong cuộc sống.

Thứ hai đối tượng miêu tả của ký không chỉ là một con người, một bứctranh mà còn là bức tranh rộng lớn về xã hội, phong tục tập quán…

Kí cũng có thể mang tính chủ quan (như ở thể tùy bút)

Kí bắt đầu từ thế kỷ VIII và phát triển cả về số lượng và chất lượng từ thế

kỷ XVIII, thế kỷ XIX Đây là giai đoạn nói như Nguyễn Lộc “Giai đoạn xã hộiViệt Nam có nhiều biến động, biến cố Con người sống trong giai đoạn nàykhông chỉ có rung cảm trước cuộc sống mà còn muốn nhận thức, lý giải nó và

quá trình này đưa đến sự ra đời của một loại tác phẩm kí”, tiêu biểu như Thượng

Kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Vũ Trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Cát xuyên tiệp kí của Trần Tiến,…

Trong văn học trung đại, kí là một loại hình văn học phức tạp Về mặt nộidung kí mang chức năng hành chính, lễ nghi và thẩm mĩ Về mặt hình thức gồmnhiều tiểu loại như kí sự, ngẫu lục, tạp lục, tuỳ bút… nhìn chung nó còn phatruyện Trong giai đoạn này kí ghi lại biến động dữ dội của xã hội, nhất là thờiđại suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam

Sang thời hiện đại ký càng phát triển mạnh Từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế

kỷ XX, xuất hiện nhiều tác giả ký nổi tiếng, tiêu biểu như Trương Vĩnh Ký,Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tản Đà…

Sự lớn mạnh của kí được khẳng định cùng sự phát triển các thể loại vănhọc khác trong giai đoạn 1930 – 1945 - giai đoạn nền văn học nước nhà hoàn tấtmột quá trình hiện đại hoá với nhiều cuộc cách tân sâu sắc

Đến giai đoạn 1945 – 1954 so với các thể loại của văn học kể cả văn xuôi

tự sự, kí phát triển hơn cả Ký phản ánh hiện thực, ghi lại chiến trường ác liệt,cái sống, cái chết của quân dân ta, trong những trận chiến Có thể kể đến các

tác phẩm tiêu biểu như Nhật kí ở rừng của Nam Cao; Ngược dòng Sông Thao của Tô Hoài; Chặt gọng kìm số bốn của Hoàng Lộc, Một lần tới Thủ Đô, Trận

Phố Ràng của Trần Đăng, v.v…

Trang 22

Trong chiến tranh kí tham gia phản ánh hiện thực, ghi chép lại hiện thực xãhội và trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, cùng với các thể loại khác, kíphát huy thế mạnh của mình ngợi ca con người lao động, sáng tạo.

Trong kháng chiến chống Mỹ với đề tài cuộc kháng chiến thần thánh củadân tộc các thể loại tập trung ca ngợi lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, kícàng phát triển mạnh Ký tiếp tục được hồi sinh sau 1975 với hàng loạt phóng

sự gây chú ý như Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Suy nghĩ trên đường

làng (Hồ Trung Tú), Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc)…

Hồi kí thuộc nhóm thể tài kí hay nói cách khác đó là một loại hình của kítrong đó nhân vật trần thuật là nhân vật “Tôi” kể về những chuyện đã xẩy ratrong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến Thể hồi kí mang những đặctrưng về bản chất như thể kí Trong kí luôn có sự hoà trộn giữa quá khứ và hiệntại nhưng trong hồi kí thiên về ghi chép sự kiện xảy ra trong quá khứ

Theo giáo trình Lý luận văn học, Hà Minh Đức (chủ biên, 1993), Nxb Giáo

dục, Hà Nội, “Hồi kí với đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc,

kể lại những sự việc trong quá khứ Hồi kí có thể nặng về người hay việc, có thểtheo dạng kết cấu cốt truyện hoặc dạng kết cấu liên tưởng”[15, 152]

Về mặt thể loại, hồi kí gần với nhật kí là sự giãi bày, không dùng thủ pháp

cốt truyện, cách kể theo thứ tự thời gian, tập trung các sự kiện mang tính chấtlịch sử Hồi kí cung cấp tư liệu của quá khứ mà hiện tại có thể chưa nói được.Hồi kí rất gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học, kí sự tư liệu lịch sử,tác giả tiếp nhận và ghi chép phần hiện thực mình nhìn rõ hơn cả dựa trên những

ấn tượng về hồi ức riêng trực tiếp của bản thân Người viết hồi kí luôn ở phươngdiện thứ nhất cho nên trong toàn bộ tác phẩm có sự nổi trội của tác giả

Hồi kí mang đậm tính chủ quan, khó tránh khỏi tính phiến diện vì thời gian

xa, sự kiện khó nhớ một cách chính xác, chi tiết

Cũng như các thể loại khác của văn học, hồi kí rất đa dạng, nó ra đời sớm

từ thời cổ Hy Lạp (Thế kỷ V - TCN)

Về nội dung, hồi kí thuộc loại kí thế sự, quan tâm nhiều đến sự thay đổi

đạo đức, vấn đề về thế sự Huy Cận đã từng nói “Viết hồi kí là sống lại một lầnnữa cuộc đời mình, thân phận mình và phần nào những trải nghiệm dọc đời đã

Trang 23

sống” Người viết hồi kí có thể lấy chất liệu của mình làm đối tượng khai thác

như Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng, Chiều chiều, Cát bụi chân ai của Tô

Hoài… và có thể người viết hồi kí nhớ lại những việc đó cho người khác ghi

như Điện Biên Phủ, Điểm hẹn lịch sử của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Hữu

Mai thể hiện

Hồi kí phát triển những năm đầu thế kỷ XX như Ngục Kom Tum của Lê

Văn Hiến và đến những năm 1990 thì hồi kí phát triển nhiều trong văn học Việt

Nam như Tuổi thơ im lặng của Duy Khánh, Từ bến Sông Thương của Anh Thơ,

Nhớ lại của Tố Hữu,…

1.2.2 Nhìn chung về ký và hồi ký của Vũ Bằng

Cuộc đời Vũ Bằng có nhiều thăng trầm, mọi biến động lớn của cuộc đờiông đều gắn với biến động của lịch sử nước nhà, là minh chứng cho sự gắn kếtlịch sử - con người Mọi biến cố trong cuộc đời nhà văn đều gắn với biến độnglịch sử của đất nước

Lúc còn là học sinh trường Albert Sarraut người mẹ của ông ước mong choông du học Pháp nhưng Vũ Bằng sớm “ném thân mình” vào làng báo và tác giả

đã có thành công nhất định Biến cố đầu tiên cuộc đời Vũ Bằng, năm 17 tuổigiấu mẹ bỏ học, “đánh đổi tất cả chỉ để xin lấy về phần mình hơi thở của nghệthuật, nghệ thuật làm báo, viết văn” Mặc dầu bị mẹ phản đối, với niềm đam mê,năng khiếu vốn có ông vẫn trụ vững và vươn lên thành một nhà báo, nhà văn cótên tuổi Cuộc sống xô bồ, cám dỗ xã hội đã dụ dỗ ông ăn chơi trụy lạc: rượu, côđầu, thuốc phiện… khiến Vũ Bằng hút và nghiện thuốc phiện trong suốt 5 năm

Từ 60 cân chỉ còn 35 cân và nguy cơ vùi dập thể xác, linh hồn luôn cận kề Nhờ

sự quan tâm của gia đình đặc biệt là người cô ruột, vợ cộng với sự thức tỉnhlương tri, nghị lực quyết tâm giúp ông cai nghiện vĩnh viễn rời xa bóng ma của

“Phù Dung tiên nữ”, tất cả được Vũ Bằng viết lại trong hồi kí Cai.

Trước 1945 ông đã từng nói trong Bốn mươi năm nói láo, “Bây giờ nước ta

đang trải qua một thời kỳ hỗn độn Tôi cũng như số đông bạn trẻ không có tinhthần lành mạnh, cả ngày chỉ nằm đọc những sách chán đời, dần dần đâm ra chánmình, tôi tìm những cuộc dật dục vọng nhằm để tiêu ma sức khoẻ, tinh thầnngày càng bạc nhược thêm”[3, 23]

Trang 24

Có thể nói Vũ Bằng là người thuộc thế hệ đầu tiên đặt nền móng cho báochí nước nhà Những cống hiến, đam mê và cả lúc ngã ông đều thú nhận trong

Bốn mươi năm nói láo “Người mẹ nào sanh ra con lại chẳng muốn cho con sau

này ăn nên làm ra, có vai có vế, nhưng mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với mẹ:nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo”[3, 385] Ngay từ trước cách mạng

ông đã làm chủ bút nhiều tờ báo như Đông Bắc, Rạng Đông, An Nam tạp chí,

Trung Bắc tản văn, Tiểu thuyết thứ 7, Phổ thông bán nguyệt san ; sau cách

mạng là những tờ báo như: Thế Giới, Công Chúng, Báo Mới, Dân Chúng, Tiếng

Dân, Sài Gòn Mới Nhưng không chỉ là nghề kiếm sống mà nó còn là nghiệp

đối với ông

Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, Vũ Bằng đã có những tác phẩm kí

nổi tiếng như Hội Lim, Cái búa con (1939); hồi kí Cai (1940) in trên Trung Bắc

chủ nhật từ năm 1941 và năm 1944 được xuất bản thành sách sau đổi tên thành Phù Dung Ơi, Vĩnh Biệt!

Hội Lim là bút kí ghi lại một cảnh lễ hội truyền thống của dân tộc nhưng

cảnh đó lại bị người tham gia thay đổi hoàn toàn Cái bản sắc, lễ nghi xưa giờthay vào đó là “Những cô gái quê được hôn hít, ẵm bồng giữa thanh thiên bạchnhật Bọn ở ngoài rống hoặc cười, hò hét, vỗ tay đôm đốp Họ sướng, họ khenbạn, họ cho thế là thú vị nhất trên đời”

Cuộc đời ông gắn với những trang ký Từ năm 1949 đến 1954 là giai đoạn

hồi cư dưới vỏ bọc nhà văn “Dinh tê” Ông viết tuỳ bút Vườn xuân tơi bời lá

gieo, Người Hà Nội nhớ người Hà Nội ghi lại cảnh tiêu điều, loạn lạc trong

chiến tranh

Từ 1954 đến 1975 là thời gian ông di cư vào Nam dưới vỏ bọc là nhà văn

quốc gia di cư Vũ Bằng để lại khối lượng tác phẩm khá lớn Về ký có Thương

nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ Miền Nam, Bốn mươi năm nói láo.

Tác giả phản ánh mãnh liệt sự xâm nhập văn hoá nô dịch của Mỹ vào văn hoáViệt, ông ca ngợi vẻ đẹp, truyền thống văn hoá Việt

Có thể nói tác phẩm ký lớn để lại nhiều tâm sự của tác giả là Bốn mươi

năm nói láo - kể về quảng đời hoạt động 40 năm làm báo của ông Bên cạnh cái

chân chính Vũ Bằng cũng thể hiện trò ngang ngược thời trai trẻ, đam mê, khẳng

Trang 25

định lý tưởng của người làm báo, bảo vệ lẽ phải, phục vụ dân tộc Tình yêu nghềcủa mình được ông thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ đùa bỡn, tếu táo.

Tập ký cuối cùng của đời ông là Thương nhớ mười hai Tác phẩm kể lại

thời gian mười hai tháng ở Hà Nội gắn với mười hai món ngon trác tuyệt của

chốn Kinh Thành Thương nhớ mười hai không chỉ là niềm tự hào của riêng ông

mà còn là niềm tự hào của văn chương Việt Nam

Ký Vũ Bằng rất đa dạng, phong phú và nhiều vẻ theo cách riêng của ông.Với Vũ Bằng, viết hồi kí như một nhu cầu để giải thoát tâm hồn, tự thú của bản

thân Ngay trong Cai (1934 – 1944) ông từng bộc bạch “Nhân câu chuyện mình

đã nghiện thuốc phiện thế nào rồi đã cai ra sao, Vũ Bằng muốn làm một cuộc tựthú về những sa đà, lầm lẫn mà mình từng mắc phải và cách thức vận dụng tất cảnghị lực để vượt lên trên những lầm lỡ ấy ”[4, 8]

Trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội ông thổ lộ: “cuốn sách nhỏ bé không

tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm cho một chúttình cho ai ai, ở Bắc, Trung cũng như ở Nam mang nặng trong lòng những biệt

li xứ sở”[8, 47]

Vừa xa quê vừa hoạt động tình báo Vũ Bằng có nhiều tâm trạng Ông tìmđến hồi kí để giãi bày, thanh minh cho thân phận mình, tìm mọi cách để cho tâmhồn luôn trong sạch, thanh cao và phong phú hơn “Khối tương tư kinh niên”

của Vũ Bằng nằm trong Thương nhớ mười hai và Bốn mươi năm nói láo Những

lầm lỗi đã qua và rồi để lại hình ảnh đẹp như lễ hội, đình đám, miếng ngon lễ tết,một thời trai trẻ tung hoành cùng bạn bè suốt bốn mươi năm làm báo trở đi trởlại trong sáng tác của ông Sự giằng xé, day dứt, băn khoăn khi bị mang tiếng là

“phản động” ông đều ghi rõ trong đó Nó là sự thanh minh cho thân phận và

danh tiết của nhà văn Qua Thương nhớ mười hai và Bốn mươi năm nói láo tác

giả đã trả lời với dư luận, với nhân dân “Tôi không bao giờ phản bội Tổ Quốc,phản bội nhân dân” Và ông đã thực sự trở về với nhân dân không đợi đến khi

Bộ quốc phòng xác nhận ngày 01/03/2000 Hồi kí thể hiện tất cả sự thật về conngười ông

Trong hồi ký Vũ Bằng chúng ta thấy nổi lên hai đặc điểm: hồi ký thiên vềnội dung trữ tình và hồi ký thiên về ký sự

Trang 26

Vũ Bằng viết hồi ký do sự thúc bách về nội tâm một thời theo tác giả là “sađoạ” Ông sám hối trước bản thân và gia đình Qua tác phẩm chúng ta thấy đó là lờigiãi bày chân thành những gì ông đã làm, trải qua trong cuộc đời Cảm hứng trữ

tình xuyên suốt tác phẩm trong Thương nhớ mười hai và Bốn mươi năm nói láo.

Hồi ký Vũ Bằng đề cập đến đời sống thế sự, từ một xã hội đầy cảnh bấtcông, thời kỳ “hỗn độn”, một thế hệ thanh niên đua đòi, sống không có niềm tin,không có ngày mai “sa ngã, truỵ lạc” đến những biến động chính trị, lịch sử xãhội văn học, phong tục tập quán, lối sống Tất cả đều được tác giả ghi lại trong

Bốn mươi năm nói láo, Thương nhớ mười hai.

1.2.3 Bước đầu định vị hồi ký của Vũ Bằng trong dòng hồi ký Việt Nam hiện đại

Vũ Bằng đến với văn chương từ rất sớm, ông gắn bó với nó trong suốtchặng đường 50 năm, trải qua những thăng trầm của lịch sử đất nước và văn họcdân tộc

Từ 1937 – 1945, Vũ Bằng nổi tiếng trong làng văn phía Bắc với bút ký Hội

Lim, Cái búa con (1939), hồi kí Cai (1940) Ở độ tuổi dưới 30 với tài năng sự

am hiểu và niềm đam mê, Vũ Bằng đã có nhiều tác phẩm giá trị từng bước hìnhthành phong cách hồi kí của nhà văn, tên tuổi Vũ Bằng được đặt cạnh những câybút như Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân

Sau 1945 với nhiều sóng gió, thăng trầm của cuộc đời in đậm dấu ấn trongsáng tác của Vũ Bằng thể hiện sự dày dặn đa dạng và tỏ rõ phong cách của mộtnhà văn lớn

Sau 1946 dưới vỏ bọc là một nhà văn “dinh tê”, Vũ Bằng sống và viếttrong nội thành, ông cho ra đời những tác phẩm ghi lại cảm xúc của mình trước

cảnh nước nhà bị chiến tranh loạn lạc như Vườn xuân tơi bời lá gieo, Người Hà

Nội nhớ người Hà Nội, phóng sự Trong đất Hà

Vườn xuân tơi bời lá gieo, nhà văn trải lòng trước một mùa xuân nhưng

không khí ảm đạm, thê lương làm: “se sắt thêm cái buồn se sắt ở con người”.Nỗi niềm của người đàn ông thời “nhiễu nhương” phải chứng kiến cảnh đơn côi

của bao phụ nữ những cái chết kinh khiếp được Vũ Bằng thể hiện trong Người

Hà Nội nhớ người Hà Nội.

Trang 27

Sau 1954 là thời gian Vũ Bằng sống, hoạt động và làm việc trong lòng SàiGòn Dưới vỏ bọc là một nhà văn quốc gia di cư ông để lại những tập hồi kí xuất

sắc như Cai, Bốn mươi năm nói láo, Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai,

Miếng lạ Miền Nam và bảy tập truyện, hàng chục tiểu luận phê bình, chân dung

văn học

Thương nhớ mười hai được Vũ Bằng dày công viết trong 12 năm trời, là

cuốn sách tuyệt vời viết về 12 tháng trong năm ở miền Bắc kèm theo đó là 12món ăn trác tuyệt đất kinh kỳ, sự chắt lọc tinh túy của trời đất vùng Bắc Bộ.Thấm đẫm trong đó là nỗi nhớ thương da diết cồn cào con người, cảnh vật

Bốn mươi năm nói láo được tác giả viết từ năm 1967 đến 1970 là cuốn

“Thuật lại thật đúng các giai đoạn làm báo nói láo ăn tiền của tôi để nhân đómay ra các bạn có thấy diễn tiến của nghề báo ở nước ta như thế nào”[3, 227].Tác giả đã thể hiện trong đó tình yêu nghề sâu sắc đồng thời khẳng định phongcách hồi ký riêng và độc đáo của mình qua lối viết đùa bỡn, tếu táo

Miếng ngon Hà Nội và Miếng lạ miền Nam, Vũ Bằng viết về đề tài ẩm

thực Trong đó là mùi vị món ăn, cảm xúc quyến rũ người thưởng thức và lĩnhhội được linh hồn văn hóa dân tộc đậm đà, tha thiết được ông luôn luôn trăn trở,nâng niu gìn giữ

Cũng như một số thể loại khác của văn học, hồi ký ra đời sớm nhưngnhững năm đầu của thế kỷ XX mới khẳng định được vị thế của mình và pháttriển mạnh mẽ Hồi ký Vũ Bằng cũng có vị trí xứng đáng trong sự phát triển đó

Tác phẩm Cai cho thấy Vũ Bằng đã là “một ngòi bút chững chạc”.

Trước 1945 ký và hồi ký Việt Nam thoát khỏi hình bóng ký và hồi ký trungđại cả về nội dung và hình thức Tác giả viết ký ngày càng nhiều những tên tuổiđược kể đến: Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Thạch Lam

Sau 1945 hồi ký giữ vai trò quan trọng hơn trong nền văn học Việt Namhiện đại, những đóng góp của Vũ Bằng là một minh chứng

Từ 1954 – 1975, Vũ Bằng sáng tác trong vùng địch tạm chiếm, chế độ Mỹ

và chính quyền Sài Gòn tồn tại đan xen tạo nhiều khuynh hướng văn học khácnhau “chống cộng”, văn hóa đồi trụy nhưng cạnh đó là sự đấu tranh của phongtrào công khai hoặc không công khai theo khuynh hướng dân tộc dân chủ của

Trang 28

nhân dân Đó là xu hướng văn học tiến bộ khi bị đàn áp quyết liệt song vẫn tồntại kín đáo, có lúc bùng phát mạnh mẽ Vũ Bằng đi bên lề lặng lẽ rút ruột nhả tơ

để sáng tạo nên những tác phẩm hồi ký có giá trị tuy viết về đề tài cảnh sắc thiênnhiên, hương vị đất nước, tình yêu quê hương, bạn bè, người thân Những trangviết ấy tỏa sáng linh hồn văn hóa dân tộc, tinh thần yêu nước cội nguồn nhânvăn sâu sắc tạo ra tác phẩm thật sự gần gũi, thân thiết với bạn đọc

Cai và Bốn mươi năm nói láo đã khẳng định được vị trí của nó trong dòng

hồi ký Việt Nam hiện đại Văn Giá từng đánh giá “Lịch sử thể loại hồi ký nằmtrong lịch sử văn học Việt Nam sẽ phải nhắc đến ông như một sự đóng góp quantrọng không thể thiếu được”[19, 85]

Khái quát về hồi kí Vũ Bằng trong dòng hồi kí Việt Nam hiện đại, chúng taphải thừa nhận rằng ông có những đóng góp to lớn và đặc sắc Trong bức tranhchung ấy, Vũ Bằng là một chân dung rõ nét thể hiện bằng tài năng, niềm đam

mê không phải ai cũng có Đó là thành tựu riêng của cuộc đời cầm bút Vũ Bằng

và là thành tựu chung của hồi kí Việt Nam hiện đại

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VŨ BẰNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN

CẢM HỨNG VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG

2.1 Cảm hứng và hệ thống hình tượng ở Cai

2.1.1 Một vài giới thuyết

Các nhà nghiên cứu Hy Lạp cho rằng cảm hứng là một tình cảm sâu sắc,nồng nàn vì cảm hứng bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Pathos

Trang 29

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thì cảm hứng là một trạng thái tình cảm

mãnh liệt, say đắm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm nghệ thuật gắn liền với một tưtưởng xác định, một sự đánh giá nhất định của người viết gây tác động đến xúccảm người tiếp nhận tác phẩm

Bielinski từng cho rằng cảm hứng là điều kiện không thể thiếu của việc tạo

ra những tác phẩm đích thực, bởi “nó biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với

tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọngnhiệt thành”

Các nhà lý luận văn học coi cảm hứng là một yếu tố của bản thân nội dungnghệ thuật, của thái độ tư tưởng, xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được miêu

tả Cảm hứng gắn liền với đề tài, tư tưởng tác phẩm Không những thế nó cònđem lại một không khí xúc cảm, tình cảm nhất định, thống nhất tất cả các cấp độ

và các yếu tố của nội dung tác phẩm Thông qua đó người nghệ sĩ có thể khẳngđịnh các nguyên tắc về thế giới quan, cách cấu trúc tác phẩm của mình qua việctái hiện đời sống hiện thực

Độ cao của cảm hứng chi phối toàn bộ nhận thức, đánh giá, miêu tả củanhà văn trong tác phẩm, lúc đó hình thành cảm hứng chủ đạo – đó là nguồn cảmhứng “chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệthuật biểu cảm của tác phẩm”

Với Cai và Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng nguồn cảm hứng chủ đạo

xuyên suốt tác phẩm chi phối nội dung cũng như hình thức biểu hiện là cảmhứng trữ tình Nhà văn tìm đến hồi kí để giãi bày nỗi lòng, tâm trạng trongkhoảng không gian và thời gian khác nhau Những trang viết của Vũ Bằng là ghichép lại “quãng đời sa ngã” như một nhu cầu tự thú sám hối với gia đình, bạn

bè, xã hội về những sai lầm một thời của mình

Suốt 30 năm sống nơi đất khách quê người, mang tiếng là kẻ “phản bội”,

Vũ Bằng phải sống trong tâm trạng nhớ mong, buồn thương không có cơ hộithanh minh số phận của mình với bất kì ai Việc tìm đến với văn chương để giãibày là một lẽ đương nhiên qua đó tác giả giải thoát được tâm hồn mình, “trảmón nợ tinh thần cho quê hương, gia đình, bạn bè”

Trang 30

Khái niệm hình tượng đã trở nên quen thuộc với mọi người Hình tượng “là

hình ảnh dùng trong nghệ thuật để diễn tả sự phản ánh hiện thực” (Từ điển

Tiếng Việt )[71] Theo Từ điển thuật ngữ văn học, hình tượng nghệ thuật chính

là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, sáng tạo trongtác phẩm nghệ thuật Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hìnhtượng nghệ thuật Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía,thưởng ngoạn, tưởng tượng Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiênnhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận Hình tượng có thể tồn tại qua chấtliệu vật chất nhưng giá trị của nó là phương diện tinh thần”[39]

Hình tượng nghệ thuật có đặc điểm riêng của nó, thể hiện nét cụ thể, cábiệt, không lặp lại, vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của mộtloại người hay một quá trình trong đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ Chẳng

hạn hình tượng nhân vật tôi trong tác phẩm Cai và Bốn mươi năm nói láo của

Vũ Bằng nói về quãng đời trong quá khứ và hiện tại của bản thân, đại diện

chung cho lớp thanh niên trẻ và trí thức cùng thời Ở tác phẩm Chí Phèo của

Nam Cao là hình tượng người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa ở nôngthôn Việt Nam trước cách mạng, thông qua nhân vật Chí Phèo với hình dáng,

tính cách cụ thể Ở Một chuyện chép ở bệnh viện của Anh Đức là hình tượng

người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh, vất vả, đau thương nhưng trong họ là

sự giác ngộ là ý chí cách mạng của tầng lớp nông dân miền Nam trong khángchiến chống Mỹ được tác giả thể hiện qua hình ảnh chị Tư Hậu

2.1.2 Cảm hứng sáng tạo của Vũ Bằng ở tác phẩm “Cai”

Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm Cai, Vũ Bằng bộc lộ, giãi bày những suy tư,

sám hối về bản thân và nghề nghiệp Từ trang đầu tiên, Vũ Bằng viết và viết rấtthành thật về mình cũng như với độc giả Trong hoàn cảnh “éo le”, “trắc trở” –

là một tình báo hoạt động cho cách mạng, nhà văn không thể nói ra, tất cả phảitìm đến văn chương giãi bày và ký thác nỗi lòng

Cai là sự trải lòng về bi kịch khó quên trong cuộc đời nhà văn, quãng thời

gian nghiện ngập, sống bạc nhược, lầm lỗi Sự thực Vũ Bằng đã nghiện và ngày

Trang 31

càng nghiện nặng, quan niệm của ông giống như lớp trai trẻ bấy giờ - nhữngngười không có lý tưởng để tranh đấu, niềm tin vào cuộc sống hiện tại, “Tôi,cũng như một số đông bạn trẻ không có tinh thần mạnh, cả ngày chỉ nằm đọcnhững sách chán đời Dần dần, mình đâm chán cả mình, tôi tìm những cuộc giậtdục vong nhân để tiêu ma sức khỏe Tinh thần càng bạc nhược thêm Tôi mớihai mươi mốt, hai mươi hai tuổi mà sức khỏe đã bắt tay đi mất Tôi ốm yếu nhưmột ông cụ sắp đi về cõi thọ Tôi làm ra mặt già”[4, 5].

Cùng với Vũ Bằng là thế hệ “đàn anh” như Nguyễn Như Hoàng, NguyễnKim Hoàn, Nguyễn Đình Thấu, Đái Đức Tuấn, Đinh Hùng những con người

sa ngã, trụy lạc cùng khói thuốc của nàng tiên nâu Để tỏ mình xứng đáng là tay

“tiểu tướng” trong chốn “giang hồ lạc phách” của “trường văn trận bút”, họ tựhủy hoại đời sống bản thân nhưng cho mình làm đúng, không ân hận gì hết VũBằng tin rằng đó là số phận mà ông trời ban tặng, định mệnh an bài nên khôngthay đổi được: “Chà chà, cái mộng tưởng mới đẹp làm sao! Tôi chắt chiu nó,nuôi nấng nó trong đầu óc Và tôi lại quyết với tôi rằng thể nào một ngày rất gầnkia mộng tưởng đó cũng phải thành sự thực Sao lại không thể thành sự thựcđược? Mộng tưởng đó nào có phải là to tát gì cho cam! Nhưng muốn thực hànhđược, ít ra người ta phải làm việc để kiếm ra tiền, nhiên hậu mới tậu nhà, tậucửa, tậu ao được chứ? Mà tôi thì tôi chả làm ăn gì cả Thỉnh thoảng, tôi chỉ viếtmột bài văn Thế rồi tôi cho là Trời khắc bạc với tôi, Trời độc ác với tôi nên tôimới khổ cái thân tôi như thế! Tôi bèn kiếm cách trả thù Trời cho hả giận Bởi vìTrời sinh tôi thì Trời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tôi, tôi khổ thì tôi hủyhoại thân tôi cho Trời biết tay Từ đó, tôi thức thâu đêm suốt sáng với bè bạntrên chiếu rượu, cạnh bàn đèn, bên hoa đẹp Điều mà các ngài tiên đoán đã thành

sự thực: tôi không tậu được tấc đất ở nhà quê, nhưng tôi đã ngã vào cánh tay sắtbọc nhung của Phù Dung tiên nữ”[4, 5 – 6]

Không thiếu những thanh niên trai tráng được ăn học tử tế, du học Pháp,mang văn minh “nửa mùa” với thói ăn chơi như Tây: khiêu vũ, quán bar, quần

áo, ngôn ngữ xen lẫn những từ tiếng Pháp dùng để đi “chim gái” như NguyễnĐình Thấu, Chu Mậu, Dương Thiện Thanh nên Vũ Bằng sa đà lầm lỗi là điều

Trang 32

dễ hiểu Họ rơi vào cạm bẫy của những trò chơi rùng rợn hơn cả cái chết, không

có can đảm để vượt qua Nhiều người tự vùi mình ở một nơi xó xỉnh nào đó giữacuộc đời ngàn vạn lối đi Bấy giờ, “nước ta đang trải qua một thời kỳ hỗn độn.Thanh niên mắc phải “bệnh thời đại”, hầu hết không có lý tưởng để theo Một sốrất đông sống cuộc đời không tin tưởng Không có ngày mai Sa ngã Trụylạc” Viết Cai, Vũ Bằng hi vọng nó sẽ đến với bạn trẻ, những kẻ có thể

tò mò, đua đòi thử thuốc phiện sẽ hiểu tất cả Vũ Bằng tự bạch với lời chânthật từ đáy lòng mình: “nếu bất ngờ trong các thanh niên, thiếu nữ có người nàocầm xem cuốn sách này, tôi chỉ mong ước một điều là đừng bao giờ nghĩ rằngtôi đem việc cai của tôi ra phóng đại, để do đó chứng tỏ thuốc phiện là nguyhiểm Tôi chỉ ước mơ một điều là đọc xong cuốn sách này, họ sẽ thấy rằng họkhông phải là những người đơn độc trên con đường đời muôn ngả, trước chiếntranh cha anh của họ cũng đã mắc bệnh thời đại, u buồn, trống rỗng và đau xótcái đau xót của họ ngày nay”

Vũ Bằng nghĩ lại lúc giao duyên với Phù Dung tiên nữ, đứng giữa cầu ThêHúc mà anh bị nàng tiên nâu hành hạ thể xác khốn khổ dường như không đứngvững được: “Nhưng nửa giờ qua đi, tôi cứ đứng vịn thành cầu mà rỏ dãi xuống

hồ Toàn thân tôi không còn phải bằng da, thịt hay gân, sụn Nó là một cái gìrỗng mà nhẹ Bảo là một con búp bê nhựa có lẽ đúng, bởi vì chân tôi như khôngcòn bám được trên mặt đất Giá lúc đó có một vài ngọn gió to, tôi đến bay lêntrên không mất rồi Bởi thế, nếu ai có đi sau tôi mà quan sát, tất sẽ thấy tôi vùngvằng với chính tôi: hai khuỷu tay cứ khoành khoành lại đằng sau như kiểu một

cụ lý đến ăn cỗ nhà người khác, rượu chè đã say rồi, lại không chịu để người takéo về nhà cứ nhất định “xin nghỉ lại đêm” ở đấy Tôi không có ý định làm mộtthằng “bắt – tê” muốn ngủ ở cầu”[4, 36]

Sau khi say thuốc lần đầu ấy, Vũ Bằng thấy xấu hổ, sợ nôn không dámnghĩ đến hút lại thuốc phiện nữa: “Hút nữa? Nghĩ đến hai chữ ấy, tôi rùng cảmình lên Nhờ ơn cha sinh mẹ dưỡng, tôi không phải là một thằng loạn óc, đốtđình chùa hay giết người lấy của bao giờ cả Đời nào tôi lại dám có cái tư tưởngkinh khủng và điên cuồng là hút nữa, hở Trời?”[4, 13 – 14] Ý thức được sự

Trang 33

nguy hiểm của thuốc phiện, biết sợ, xấu hổ khi hút lần đầu tiên, sức lôi cuốn của

nó Vũ Bằng không thể nào dứt được, nó như lẽ sống của ông, “Chao ôi, thuốcphiện đối với tôi hoàn toàn là “lẽ sống” mất rồi”[4, 50], “mỗi bữa thuốc, tôi hútđến bốn năm chục điếu”[4, 50]

Vũ Bằng nhớ lại sự thay đổi nhanh chóng của sắc diện, sức khỏe vì thuốcphiện, ma túy ngấm vào từng tế bào trong cơ thể, sống không ra sống, “từ nămchục cân, tôi rút xuống còn bốn mươi bảy cân, rồi bốn mươi nhăm, rồi chỉ cònbốn mươi ba Nhiều bệnh lạ lùng đến hành hạ tôi: nhức đầu, sổ mũi, tê chân,thiên đầu thống, đau bị oản cứ hút vào, những bệnh đó nghỉ ngơi Hễ chậmhút, chúng lại ở đâu kéo đến như vũ bão”[4, 50] Thuốc phiện còn làm cho ôngquên công việc, gia đình, lời nói của người thân hầu như ông để ngoài tai, làmđầu óc mụ mẫm trơ lì: “Này, mẹ tôi sắp kể tội đến nơi rồi Này, bà tôi sắp mắng!Tôi đã sắp sẵn tai để nghe đây Da mặt tôi dày lắm: tôi không xấu hổ với kẻ thầy

tớ Thêm vào, trời lại cho tôi một cái đặc ân là hai cái lỗ tai rộng, thông vớinhau: lời nói vào lỗ tai bên này thì lại chui sang bên kia, ra ngoài Thế, cũng nhưtôi không nghe thấy gì Tôi điếc Trong thiên hạ, những người điếc chẳng cóhàng tạ là gì đấy?[4, 83] Vũ Bằng những tưởng thuốc phiện đối với mình là một

lẽ sống, nhưng rồi thấy rõ nó hủy hoại thể chất lẫn tinh thần của con người, chếtkhông được mà sống cũng không xong, “thì ra đến bây giờ tôi mới biết rằng:thuốc phiện làm cho người ta muốn sống không được mà chết cũng không đượcnữa Bao nhiêu cái thanh cao nâng loài người lên trên loài vật đều thu vào trongcái dọc và làn khói nâu”[4, 51]

Ác mộng trong cơn say thuốc, Vũ Bằng sợ nhưng vẫn mê nó, ông làm khổngười mẹ già, người vợ hi sinh hết mực vì chồng, “ăn ở với chồng hai mươi nămtrời, giúp đỡ chồng không biết bao nhiêu”[4, 215], người cô còm cõi tận tìnhchăm sóc cháu, “Chao ôi, lúc cô tôi còn sống, tôi đã phụ cô tôi nhiều rồi, đến lúc

cô tôi chết, nếu lại không làm cho cô tôi vui lòng được mảy may, tôi còn mặtmũi nào mà gặp cô tôi nữa”[4, 227 – 228]

Thời gian nghiện thuốc phiện, chàng trai đó đã quen người con gái Huế

Cai cũng viết về mối tình đẹp và đầy tội lỗi của mình với Liên Hường - cô gái

Trang 34

mái tóc cánh phượng, đầu đội nón bài thơ, có giọng hò thê thiết, tâm hồn lãngmạn, lúc đầu là “xem Vũ Bằng hút” và “hấp thuốc lá cho Vũ Bằng hãm” dầndần trở thành nghiện hút; “Nay một điếu, mai một điếu, Liên Hường hút đểchiều tôi hơn là để tìm cái thú du dương”[4, 78] Gặp Liên Hường như một địnhmệnh trói buộc, Vũ Bằng, thuốc phiện và người đẹp, không còn tương lai, “PhùDung và nhan sắc Phù Dung và nhan sắc Phù Dung và nhan sắc Ôi thôi,bao nhiêu tư tưởng “Cai” từ trước, không còn một lúc nào đến quấy rầy trí óctôi Tôi chỉ biết hiện tại Tương lai là gì?”[4, 78].

Thời gian cứ thế trôi, Vũ Bằng quyết định cai, bao lần quyết tâm phải cai,lần đầu cai được sáu ngày và rồi, “Từ khi thuốc phiện đối với tôi là một thú, tôi

đã nghĩ đến chuyện chừa Nhưng đó chỉ là dự định”[4, 59] Nghĩ đến những lầncai trước, chàng trai tự khinh mình, xấu không phải là bản tính mà là do thuốcphiện làm khổ mẹ, không yên lòng người cha nơi suối vàng, anh em khinh rẻ vàngười cô vì ông mà chết không nhắm được mắt Lần này: “Tôi mặc ba đờ xuyphủ lên quần áo ngủ, quấn một cái khăn quàng thực ấm, lại quay ra nằm chờsáng Năm giờ hơn, tôi soát lại tiền, thuốc cai và thuốc lá cẩn thận, đập vào vaiSoạn ra hiệu nhờ anh dìu tôi xuống nhà Đến cuối thang, tôi bảo anh lên Mộtmình, tôi dò từng bước, đi ra cổng Tôi thuê xe vào nhà thương”[4, 200] Bởi vì,

“để thoát ly nó, nó chết thì ta sống mà ta sống thì nó chết Nhưng không thựchành, ta sẽ không bao giờ có dịp thực hành nữa” Có những lúc, “Thịt nhão ra.Xương lỏng ra Mắt trong ra Những cơn sốt liên tiếp hành tôi dữ quá Ruột buốtnhư cá rỉa Tôi không ngáp Tôi không ho Nhưng tôi buồn chân buồn tay nhưmột người sắp chết bắt chuồn chuồn”[4, 205] Muốn thoát ra tìm lại thuốc phiện,không ai đưa đi nên đành nằm lại để nghe, chịu những cơn đau, “Tôi quên được

sự đau đớn trong một phút Nghĩa là tôi đọc được độ ba dòng chữ Sang đếndòng thứ tư, mắt tôi hoa lên, ruột tôi nóng như lửa, tôi rã rời không thể cầmquyển sách trên tay nữa Thế rồi, âm thầm như một cơn giông tố, bụng tôi sôilên và chứng rức xương không biết từ đâu lại kéo đến, giữ dội hơn cả đêm kia vàđêm qua Từ đỉnh đầu cho đến gót chân, tôi tưởng tượng như có hàng vạn con

Trang 35

dòi len lỏi vào các thớ thịt, gặm nhấm các gân, xương và rỉa gan, thận, dạ dàycùng lá lách.”[4, 217].

Với sự quan tâm của gia đình, bạn bè và nghị lực bản thân, Vũ Bằng đãchiến thắng, “ và tôi cũng reo hò Và tôi cũng vỗ tay Và tôi cũng ném giấyhoa nhặng cả lên trên trời Làm như thế, không phải là tôi vui vì hội Chính là để

tỏ cho mọi người đều biết rằng tôi sướng Tôi sướng! Tôi sướng lắm, giời ơi!Tôi đã cai được thuốc phiện rồi! Những ngày mai của tôi sẽ luôn luôn vui vẻnhư ngày hôm nay”[4, 241]

Chưa hết ám ảnh để quyết tâm chiến thắng nàng tiên nâu, “Chàng thư sinhmuốn rứt bỏ hình ảnh ma quái đi, đứng dậy, hét lên một tiếng, rồi chạy ra sân,múa kiếm Tôi múa con dao cũng không được, đành phải chạy vào bàn viết, tìmcái bút và tờ giấy, viết mấy chữ này rất to:

“Cha ta sống lại mà bảo ta hút thuốc phiện, ta cũng không được hút”

Rồi dán lên đầu giường để luôn luôn trông thấy và luôn luôn ghi nhớ

Hôm nay, tôi lại đổi câu cách ngôn đi:

“Thuốc phiện giết hại cả dân tộc mày, làm cho bao nhiêu người ở chungquanh mày sống ai oán, chết khổ sở, mày có nhớ không?”

Hôm sau nữa lại viết:

“Mày mất bao nhiêu công trình, trí lực mới có được ngày nay Nếu bây giờmày hút một điếu thì rồi sẽ hút mãi, công tu luyện chẳng thiệt thòi lắm ru?”[4,243]

Vũ Bằng cai được từ đó, ông vẫn còn ân hận một điều, là Liên Hường,nàng đã nghiện thực thụ Lần quay trở lại để khẳng định mình với bạn bè và bảnthân, ông bắt gặp Liên Hường vẫn nằm nghiêng bên ngọn thần đăng và lần này

Vũ Bằng tiêm cho nàng hút, “Đôi đứa chúng tôi vẫn nằm nghiêng bên khay đènnhư ngày trước Ngọn đèn dầu lạc vẫn soi bóng tờ mờ vào đôi cái đầu xanh.Nhưng Liên Hường thực của tôi đã đi đâu mất rồi? Nằm đối diện tôi bây giờ, chỉcòn lại một Liên Hường gầy guộc, xanh xao, mà phấn trát, son tô không đủ cheđược làn da bủng quá Chung quanh cặp mắt bồ câu, những đường răn đã bắt đầu

Trang 36

vẽ những nét buồn rầu Gân chằng mạng nhện ở cổ Tay nàng khô hanh và bé nhưxương gà Toàn thân tiết ra một sự tàn phá làm cho ta ghê rợn”[4, 265 – 266].Tâm sự một thời còn trẻ với nhiều lầm lỗi của mình được Vũ Bằng trải trêngần ba trăm trang giấy với tất cả niềm đau đớn, đôi khi tàn bạo trong từng giờphút đam mê với ác mộng không rời Cảm xúc bộc lộ tự nhiên ấy, Vũ Bằng đưađến trang hồi kí của mình đậm chất trữ tình, tạo cho nó một vẻ độc đáo riêng.

Vương Trí Nhàn trong Lời tựa Cai, Một bước khám phá của Vũ Bằng

trong việc xử lý ngôn ngữ văn xuôi (Nxb Hải Phòng, 1999), nhận xét: “cái độc

đáo của Vũ Bằng khi viết Cai là tác giả không định biến nó thành một thứ tiểu

thuyết thông thường, tức là khách quan hóa câu chuyện của mình Ông không

cố ý tạo ra những bức tranh phong cảnh làm nền cho câu chuyện, mà cũng chảbuồn phác họa đầy đủ các nhân vật phụ trợ để gộp cả lại làm nên một tấn trò đờithú vị Ngược lại, có vẻ như ông chỉ chú ý đến bản thân cùng người đọc vô hình

mà ông cảm thấy như đang ở bên cạnh và muốn dốc hết bầu tâm sự cho người

đó nghe”[57, 5] Đấy là một ý kiến xác đáng Những ai đọc và suy ngẫm kỹ về

Cai đều có thể thấy điều này.

2.1.3 Hệ thống hình tượng ở tác phẩm “Cai”

2.1.3.1 Hình tượng cái tôi tác giả

Hình tượng cái tôi tác giả ở ký, nhất là hồi ký, khác với hình tượng cái tôitác giả ở thể loại truyện vì bản chất của truyện là hư cấu, sáng tạo, Hình tượngtác giả dường như có nhiều khác biệt với hình ảnh thật ngoài đời của nhà văn.Đối với thể ký nói chung, hồi ký nói riêng hình tượng cái tôi tác giả hiện hữu

trong tác phẩm Cai là tác phẩm được nhà văn Vũ Bằng thể hiện rõ nét hình

tượng cái tôi tác giả

Vũ Bằng là một nhà văn, nhà báo với nhiều thành tựu từ trước 1975 Ông

để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn bằng truyện, tiểu thuyết, bút ký, hồi ký…Nhưng ông chọn hồi ký để ghi lại cuộc sống đời tư của mình một cách chi tiết và

có hệ thống Những trang hồi ký của Vũ Bằng là sự bùi ngùi nhớ tiếc về mình,

về nghề nghiệp, bạn bè và cả thế giới xung quanh

Trang 37

Cai là cuốn hồi ký viết năm 1940, in lần đầu tiên trên Trung Bắc Chủ Nhật Cuốn sách thực sự đến với bạn đọc khi tái bản với tên Phù Dung ơi, vĩnh biệt! Vũ Bằng đã từng chia sẻ cuốn sách là nơi ông: “mượn giấy để ghi lại một

quãng đời sa đọa đã qua (…) Sau nữa, tôi muốn nhân đây, tưởng nhớ lại cácbạn đã mất, các bạn mà có một thời tôi đã chung sống trong làng mây khói”[4,196]

Xung quanh tác phẩm là nhân vật tôi, một chàng trai hai mươi hai mốt tuổisống bạc nhược, chưa làm được điều gì nhưng sa vào nàng tiên nâu, “tôi khôngtậu được tấc đất ở quê nhà Nhưng tôi đã ngã vào cánh tay sắt bọc nhung củaPhù Dung tiên nữ”[4, 6], chạy theo quan niệm chung của lớp thanh niên đua đòivới những ý tưởng điên rồ sớm hủy hoại đời mình Ông viết: “Theo tôi, nhữngcon trai có nổi tiếng là ăn chơi thì mới đáng sống trên đời Đi hát Uống rượu.Bợm bãi Nói tục Nhân tình với me Tây và cô đầu À, không được thế anh làthằng quých!”[4, 17] Vũ Bằng tự thề với mình sau đó, “ta mà còn hút nữa thì ta

là kiếp… chó!”[4, 23] và, “tôi chơi thuốc phiện chứ thuốc phiện không chơi tôiđược”[4, 54] Với lòng tự phụ, Vũ Bằng không thể nào cưỡng lại sức cám dỗghê gớm của nàng tiên nâu và ông đã nghiện và nghiện rất nặng

Mới nghiện, Vũ Bằng từng sợ hãi khi nghĩ đến việc hút thuốc phiện, “Tôikhông còn nhớ rõ tất cả những cảm giác lúc ngậm cái dọc tẩu lần thứ hai Tôichỉ biết rằng, tự thâm tâm, tôi cũng thấy hơi sợ sợ” ; “Nó mà cho một trận saythất điên bát đảo như lần trước thì cay đắng!” – “Mình cứ quen mui hút mãi thếnày, lỡ bắt nghiện thì nguy!”[4, 23] Nhưng có lúc ông lại tự phụ việc hút thuốcphiện của mình là tài giỏi vì thuốc phiện vào, bản thân ông vẫn không sao, “tôivẫn có đủ thời giờ để tự phụ một mình: “Ta không bao giờ để cho thuốc phiệnhành hạ được” Nay một điếu Mai một điếu Thuốc phiện không làm cho tôinôn nao khổ sở nữa Tôi hút tới hai mươi điếu mà không việc gì Tài thật! Saobuổi đầu tôi lại kém thế, hở ông? Bây giờ, tôi hút, tôi ngậm khói, tôi bồi một hơithuốc lá thơm, tôi hãm một ngụm nước nóng rồi tôi thở: không có một tí khóinào thoát ra Thế mà không say đấy Giỏi không?”[4, 25] Và không chỉ mỗingày một bữa, sau nằm lại tiệm và mắc bệnh hút thêm buổi sáng Chán nản, sầu

Trang 38

thảm không có ý nghĩ thoát ra khỏi đầu và ông hút thêm bữa trưa Chính VũBằng cũng không ngờ được thoáng chốc, chàng thanh niên ấy đã nghiện đến bốnmươi mốt tháng trời.

Tình cảm gia đình, nhất là người mẹ, người cô và người vợ dành cho VũBằng thật sâu đậm, đầy bao dung, nhân ái Nhiều lần ông quyết tâm cai nghiện,lời người cô không chồng chăm sóc ông từng ly từng tí, trước lúc trút hơi thởcuối cùng vẳng bên tai, “Hay hớm gì cái thuốc phiện! Cháu phải cai đi cháu ạ

Cô cũng ngậm cười nơi chín suối”[4, 120] Nhưng “song mưu sự tại nhân, thành

sự tại thiên Cô ở dưới cửu tuyền có thương cháu xin rộng lòng soi xét Ngoài ra,

ở cõi đời này, nhiều sự cám dỗ lắm, người ta không phải là Phật là Thánh cả, hễ

gì mà giữ cho lòng dục không bị yếu mềm, sa ngã?”[4, 122]

Thời gian quen biết và kết thân với Liên Hường là lúc chàng nghiện nặngnhất, hối hận, muốn từ bỏ, “Chao ôi, trên đời này, bao giờ cho hết Hạ Cơ? Càngnghĩ, tôi lại càng thấy Liên Hường làm hại đời tôi quá lắm Một mình tôi, tôi cóthể bỏ được thuốc phiện như chơi Sở dĩ tôi hút là vì nàng Biết đâu tôi chẳng vìnàng mà chết khổ chết sở, không bao giờ còn mong thoát được Phù Dung tiênnữ? Lòng thương vẫn có ở trong tôi Song những khi tức bực, tôi nuôi trong ócrất nhiều lí lẽ để kết tội người đàn bà khốn nạn Bởi vì yên trí số mình chỉnghiện trong một đại hạn mười năm nên tôi vẫn còn hi vọng cai được hẳn Miễn

là phải xa Liên Hường! Xa Liên Hường, mọi sự mới có thể làm lại được XaLiên Hường, họa mới có thể mở mặt mở mày ra được!”[4, 124], Nhưng rồi…bên ngọn đèn dầu lạc có hoa đẹp như một cái khuy tết bằng nhung đỏ, LiênHường nằm hút vẫn có một cái đẹp não nùng Tuy đã hút thực thụ rồi nàng vẫnkhéo biết giữ gìn nhan sắc lắm Nàng xấu lúc nào kia, chứ dưới ánh đèn thì vẫnđẹp Đẹp hơn xưa kia là khác Cái đẹp khiến người ta phải kêu lên, khiến chongười làm chủ cái đẹp ấy phải chắp tay mà lạy: “Lạy Giời, Giời thương chúngsinh mà cho những người đàn bà như thế này xuống cõi đời, thực đã làm vợiđược nỗi sầu khổ của bọn đàn ông nhiều lắm” Nhất là khi nàng hút xong, để cáiđầu dọc tì vào bộ ngực khẽ phập phồng, mắt lim dim như nũng nịu như van xin,thì cái đẹp ấy, vương một chút buồn, lại mới não ruột làm sao! Tất cả người làm

Trang 39

lúc đó là bài thơ Khuê Phụ Thán Ai bỏ được Ai dại gì để cho cái vưu vật đó lạcsang tay người khác?”[4, 225 – 226].

Mẹ Liên Hường đoán biết chuyện, sắp xếp cho nàng lấy chồng để chia táchđôi trai gái, “em đã biết mần răng thì cũng có ngày ni Nhưng em nỏ ngờ mạ emlại có thể nhẫn tâm như rứa Mạ em bức em phải về Huế ngay Em và mạ em nổixung Nhưng khi hôm thì đã nhất định: em không thể dùng dằng nữa Bữa ni, emnên hút với anh, và em lạy anh, anh tha tội cho em Mốt, em xin anh em về”[4,126] Một mất mát lớn, trước đây là mất người cô ruột, giờ mất thêm người yêu,ông lao vào hút nhiều hơn, “Phải, có một người cô thương cháu thì chết Có mộtngười yêu mình thì lại phải rời xa À, Tạo Hóa đã chơi cay đến thế, tôi còn tiếc

gì cái thân tôi mà lại không hủy hoại? Nỗi buồn khổ mỗi ngày mỗi lớn hơn Để

nó cứ hoành hành, một ngày kia tôi sẽ “vỡ” Tôi phải trị Bởi vì nỗi buồn khổtrong lòng chính là do Tạo Hóa gây ra, tôi phải trị tàn nhẫn, trị thẳng tay mớiđược Tôi ra sức hút nhiều hơn Có thế, cái buồn khổ trong lòng tôi mới chết Nó

mà chết thì chính tôi cũng chết, nhưng cần gì! Tôi chẳng có ý muốn tự tử đósao? Mà tự tử bằng thuốc phiện (không có dấm thanh) âu cũng là một cái chếtđẹp mà không nhàm lắm!”[4, 131]

Để quên đi kỷ niệm với Liên Hường, Vũ Bằng quyết tâm dọn đến nơi ởmới, chính ông cũng không ngờ nơi đây có đủ loại người, cuộc sống như “trongcảnh âm ty địa ngục”[4, 141], “Người tôi nhợt nhạt vì hết máu Ruột đau Mỏ ácđau Lưng đau Nếu tôi ngủ được một chút, may ra cũng đỡ, nhưng đêm nàocũng có người đến quấy nên một tháng ba mươi đêm thì không ngủ được cả bamươi Hết ông Bạch Khởi lên xem tướng gạ vài điếu, thì lại đến ông đội khenláo vài câu rồi đòi hút “xem cái thuốc phiện hôm nay ra thế nào”… Thế rồi lại

vợ chồng ông ký sang nèo giả thêm cho mỗi tháng dăm đồng, kẻo lỗ Hay là côgiang hồ lên nằm ngâm Kiều lẩy rồi kể chuyện trôi nổi của cả một đời mình, nhờtôi viết thành truyện, bán cho thiên hạ! Cuộc sống của tôi bẩn thỉu, bệ rạc và bêtha đến cùng cực mất rồi”[4, 141 – 142] Đến lúc “Tôi cũng cởi áo nằm xuống

Tự nhiên tôi thấy người và cả nhà quay đi Tôi nôn khan Năm phút sau, tôi rétrun lên bần bật Từ lúc đó, tôi “chê thuốc” Nghiện mà đã đến chê thuốc thì nguy

Trang 40

lắm”[4, 197] Chàng quyết tâm cai thuốc, “tôi cố gượng lấy mấy hào đưa choSoạn, bảo:

Anh đi mua giúp tôi mấy miếng trầu và thẻ hương

Vào khoảng một giờ sáng, tôi lấy một bát nước lã để trên gờ cửa sổ, xếptrầu vào cái đĩa rồi thắp hương lên vọng về phía Nam là phía nhà mẹ tôi, lẩmnhẩm khấn rằng:

- Cô sống thì khôn, chết thì thiêng, xin phù hộ cho cháu làm được theo nhưlời cô dạy Chốc nữa đây, cháu vào nhà thương chữa bệnh Chết thì chẳng nóilàm gì Nhưng bệnh cháu gặp thầy gặp thuốc mà khỏi, xin cô phù hộ cho cháu

bỏ luôn được thuốc phiện và không bao giờ còn hút, dẫu rằng một điếu… Nhưthế, không những là cô thương cháu, tái sinh cho cháu, cô lại còn giúp cho cảnhà cháu, cứu sống mẹ cháu và làm cho cha cháu cũng được ngậm cười nơi suốivàng.”[4, 198 – 199]

Chàng thuê xe vào nhà thương với bao gian nan, khổ cực, chứng kiếnnhững cảnh, “Chao ôi là một cảnh tượng! Ở đằng trước, ở đằng sau, ở trên, ởdưới, cái chết chóc kêu anh, gọi anh và than thở với anh Anh bịt tai lại thì trôngthấy nó, anh nhắm mắt lại thì nghe thấy nó Cảnh địa ngục chắc cũng chỉ thảmkhốc đến thế mà thôi”[4, 203] và “Thịt nhão ra Xương lỏng ra Mắt trong ra.Những cơn sốt liên tiếp hành tôi quá”[4, 205], “Sốt suốt từ buổi trưa đến chiều.Rồi rét, rồi ho, rồi rét Cố ngủ cũng không tài nào được Tôi khoác cái áo trấnthủ ra bên ngoài, ngồi trên một cái ghế đá, nhìn những ma lát đi đi lại lại Tất cảnhững tật bệnh mà Trời có thể nghĩ ra để làm khốn khổ loài người đều diễn quatrước mắt tôi”[4, 209]; “À không! Phù Dung tiên nữ ơi, đến bây giờ tôi mới thựcbiết nàng có quyền vạn năng, sinh sát Những câu chuyện rùng rợn người ta vẫnnói cho tôi nghe, để chứng tỏ sự thâm độc của nàng, không đủ biểu dương đượcmột phần ngàn sự thâm độc đó…”[4, 216]

Chàng trai ấy, có lúc tưởng chừng không vượt qua nổi, mặc kệ để quay lại vớithuốc phiện, nhưng dần: “Tôi thích xem những Anh, Pháp, Nga viết về những tấmgương nghị lực và phấn đấu như Jacques Vaucasson, người thợ máy giỏi nhất

Ngày đăng: 23/01/2016, 14:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Tạ Duy Anh (chủ biên, 2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký
Nhà XB: NxbThanh niên
[2] Lại Nguyên Ân, Ngô Thảo (1995), Nhà văn Việt Nam chân dung tự hoạ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam chân dung tự hoạ
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Ngô Thảo
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1995
[3] Vũ Bằng (2001), Bốn mươi năm nói láo, Nxb Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn mươi năm nói láo
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2001
[4] Vũ Bằng (2010), Cai, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cai
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2010
[5] Vũ Bằng (2002), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười chín chân dung nhà văn cùng thời
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2002
[6] Vũ Bằng (2006), Thương nhớ mười hai, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương nhớ mười hai
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
[7] Vũ Bằng (2006), Toàn tập, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
[8] Vũ Bằng (2006), Toàn tập, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
[9] Vũ Bằng (2006), Toàn tập, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
[10] Vũ Bằng (2006), Toàn tập, tập 4, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
[11] Vũ Bằng (2004), Bốn mươi gương mặt đồng nghiệp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn mươi gương mặt đồng nghiệp
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2004
[12] Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý (1970), Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạyvăn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1970
[13] Đặng Anh Đào (2006), Tháng ba đi tìm thời gian đã mất, Tiếng nói tri âm, tập 2, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tháng ba đi tìm thời gian đã mất, Tiếng nói triâm
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2006
[14] Hà Minh Đức (1980), Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủnghĩa xã hội
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1980
[15] Hà Minh Đức (chủ biên, 1993), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[16] Hà Minh Đức (1996), Tuyển tập Tô Hoài, Cát bụi chân ai, Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tô Hoài, Cát bụi chân ai
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1996
[17] Hà Minh Đức (1998), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
[18] Hà Minh Đức (1998), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm chân lý nghệ thuật
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
[19] Văn Giá (2000), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, Chân dung văn học của Vũ Bằng, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười chín chân dung nhà văn cùng thời
Tác giả: Văn Giá
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
[20] Văn Giá (2000), Vũ Bằng - Bên trời thương nhớ (Chuyên luận, sưu tầm, tuyển chọn), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Bằng - Bên trời thương nhớ
Tác giả: Văn Giá
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w