1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế nông trường quốc doanh 3 2 (quỳ hợp, nghệ an) từ 1958 đến năm 1985

114 790 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 745 KB

Nội dung

Nông trường quốc doanh được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu làkhai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những vùng đất mới và tiếp quảnnhững cơ sở của chế độ cũ, phát triển sản xuất nông -

Trang 3

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Kinh tế nông trường Quốc doanh

3/2 (Quỳ Hợp, Nghệ An) từ 1958 đến năm 1985”, tác giả vô cùng biết ơn

PGS.TS Nguyễn Trọng Văn - người đã trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp

đỡ trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo khoa SauĐại học và khoa Lịch Sử Trường Đại Học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợitrong quá trình tác giả thực hiện luận văn Đặc biệt là sự quan tâm, động viên,khu 28 yến khích của PGS.TS Nguyễn Trọng Văn trong việc nghiên cứu đềtài này

Qua đây, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giámđốc, cán bộ, công nhân nông trường Quốc doanh 3/2 đã nhiệt tình cung cấpcho tác giả những tư liệu hết sức quan trọng để thực hiện đề tài

Tác giả cũng xin cảm ơn đến cán bộ, nhân viên làm việc tại Trung tâmlưu trữ Quốc gia III, Thư viện tỉnh Nghệ An, Trung tâm lưu trữ tỉnh Nghệ

An, Trung tâm thư viện Nguyễn Thúc Hào đã tạo mọi điều kiện để tác giả thuthập tài liệu nghiên cứu và hoàn thiện đề tài

Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bèthân thiết đã luôn tạo mọi điều kiện động viên, giúp đỡ mọi mặt để tác giảhoàn thành luận văn

Tác giả

Nguyễn Thị Liếu

MỤC LỤC

Trang 4

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 SỰ RA ĐỜI CỦA NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH 3/2 Ở HUYỆN QUỲ HỢP 9

1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử huyện Quỳ Hợp 9

1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 9

1.1.2 Dân cư 11

1.1.3 Lịch sử 13

1.2 Hoạt động khai thác đồn điền của người Pháp ở Nghệ An 15

1.2.1 Khái quát quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta 15

1.2.2 Thực dân Pháp đánh chiếm và bình định Nghệ An 16

1.2.3 Quá trình thiết lập và khai thác đồn điền của thực dân Pháp ở miền Tây Nghệ An 17

1.3 Chính sách phát triển kinh tế nông trường của Đảng Cộng Sản Việt Nam 24

1.3.1 Các đồn điền của Phủ Quỳ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 24

1.3.2 Chủ trương phát triển kinh tế nông trường của Đảng ta từ sau năm 1954 26

1.3.3 Sự ra đời, phát triển của nông trường Quốc doanh 3/2 31

1.3.4 Phương thức quản lý và lực lượng lao động trong nông trường 33

Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH 3/2 TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1985 36

2.1 Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nông trường Quốc doanh 3/2 ở huyện Quỳ hợp từ năm 1958 đến năm 1965 36

Trang 5

2.1.2 Hoạt động kinh doanh của nông trường 43

2.2 Đẩy mạnh sản xuất, chống chiến tranh phá hoại của quốc Mĩ và chi viện cho chiến trường Miền Nam trong giai đoạn từ 1965 đến năm 197548 2.2.1 Đẩy mạnh sản xuất 48

2.2.2 Tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu 54

2.2.3 Chi viện cho chiến trường miền Nam 56

2.3 Hoạt động sản xuất và kinh doanh của nông trường Quốc doanh 3/2 giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1985 57

2.3.1 Đẩy mạnh khôi phục, tái thiết kinh tế nông trường sau chiến tranh và hoạt động sản xuất kinh doanh (1976 - 1980) 57

2.3.2 Thực hiện cơ chế quản lí sản xuất mới trong nông trường, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống công nhân (1981 - 1985) 63

Tiểu Kết Chương 2 69

CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ NÔNG TRƯỜNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN QÙY HỢP TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1985 71

3.1 Tác động của kinh tế nông trường đến tình hình kinh tế huyện Quỳ Hợp71 3.1.1 Giao thông vận tải 71

3.1.2 Công nghiệp 75

3.1.3 Nông nghiệp 77

3.1.4 Chăn nuôi 79

3.1.5 Công trình thủy lợi 81

3.1.6 Thương nghiệp 82

3.2 Tác động của sự chuyển biến kinh tế nông trường đến tình hình xã hội huyện Quỳ Hợp 1958 - 1985 83

Trang 6

3.2.3 Giáo dục 88

3.2.4 Y tế 93

Tiểu kết chương 3 94

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1 Quỳ Hợp - một địa danh vốn nằm trong miền đất Phủ Quỳ xưa kia,được khai sinh từ hơn bốn mươi năm nay Là một trong những huyện miềnnúi nằm về phía Tây của tỉnh Nghệ An Nơi đây là cái nôi của người Việt cổ,

là vùng có vị trí kinh tế và quốc phòng quan trọng Thời Pháp thuộc, QuỳHợp - Phủ Quỳ được coi là thủ phủ của miền Tây Nghệ An Nơi đây nổi tiếngbởi vùng đất đỏ Phủ Quỳ và truyền thống yêu nước

Vùng đất Quỳ Hợp dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào vẫn luôn làtrung tâm của vùng núi phía Tây Bắc, đất đai màu mỡ, khí hậu tốt tươi, giaothương thuận lợi Nhận thấy tầm quan trọng đó của Quỳ Hợp, ngay từ khi

sang xâm lược Việt Nam thực dân Pháp đã thiết lập ở đây “chế độ đồn điền”.

Sau này khi chính quyền thuộc về Việt Nam, chế độ đồn điền đó của tư bảnPháp được thay thế bằng chế độ quản lí của chính quyền cách mạng Nhà nướcdân chủ nhân dân, đồn điền được các ban tổng quản địa phương quản lí.Nhưng buổi đầu mới tiếp nhận, các đồn điền ở Phủ Quỳ nói chung và ở QuỳHợp nói riêng chưa hoạt động có hiệu quả: bất cập trong quản lí, việc làm…Năm 1947, đồn điền ở Phủ Qùy được hạt khẩn hoang di dân quản lí Sangnăm 1949, theo chủ trương của Bộ Nông Lâm, Hạt khẩn hoang di dân PhủQuỳ chuyển thành Trại doanh điền Quốc gia quản lí

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954), các trại doanhđiền được đổi thành nông trường quốc doanh do Bộ Nông trường quản lí Kể

từ đây, nông trường bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả hơn Tất cả nhữngbiến đổi kinh tế - xã hội ấy đến lượt nó lại trở thành nguyên nhân, điều kiệnthúc đẩy những biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện Quỳ Hợp nóichung và kinh tế Nông trường huyện Quỳ Hợp nói riêng

Trang 8

2 Nông trường quốc doanh được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu làkhai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những vùng đất mới và tiếp quảnnhững cơ sở của chế độ cũ, phát triển sản xuất nông - lâm sản hàng hoá cungcấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu kết hợp với đảm bảo anninh, quốc phòng ở những nơi xung yếu, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn,đồng bào dân tộc ít người Trong suốt quá trình phát triển cùng với nhữngthay đổi về cơ chế quản lý kinh tế, các Nông trường quốc doanh đã đáp ứngđược những yêu cầu nhất định về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trongtừng giai đoạn lịch sử Trong những năm tháng kinh tế còn mang nặng cơ chếbao cấp kế hoạch hóa tập trung, nông trường quốc doanh đã đảm nhận khá tốtvai trò doanh nghiệp Nhà nước, một mặt sản xuất kinh doanh tạo ra của cảivật chất cho xã hội, mang lại ích kinh tế cho Nhà nước và quan trọng hơn nhấtNông trường đã thực sự là công cụ giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu pháttriển kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở, bảo đảm an ninh xã hội ở các vùng sâuvùng xa, miền núi hải đảo, vùng dân tộc ít người.

3 Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Nông trường, các nông trường ởhuyện Quỳ hợp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho,cung cấp hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, nông sản cho nhân dân miềnBắc; Chi viện kịp thời, đầy đủ về người và của cho chiến trường miền Namđánh Mĩ, làm tròn nhiệm vụ cầu nối đối với các nước xã hội chủ nghĩa bằngviệc xuất khẩu hàng triệu tấn thực phẩm nông sản sang các nước xã hội chủnghĩa Liên Xô và Đông Âu… Xứng đáng là đơn vị trọng điểm về kinh tế củamiền Bắc trong thập niên 60 - 80

Cho đến nay, Quỳ Hợp vẫn là một trong những tâm điểm cây côngnghiệp của phía Tây xứ Nghệ, hệ thống các nông trường ở huyện Quỳ Hợpđang từng bước thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước

Trang 9

Vì vậy, nghiên cứu “Kinh tế nông trường huyện Quỳ Hợp trước thời kì

đổi mới” càng trở nên bức thiết hơn, bởi Nông trường Quốc doanh, kinh tế

nông trường trước đổi mới là mô hình kinh tế, một hình thức quản lý cầnđược nghiên cứu, làm rõ, mà bắt đầu từ những nông trường cụ thể

Với những ý nghĩa đó, chúng tôi đã quyết định chọn “Kinh tế nông

trường Quốc doanh 3/2 (Quỳ Hợp, Nghệ An) từ năm 1958 đến năm 1985”

làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phát triển kinh tế nông trường được xem là một trong những nhiệm vụtrọng tâm trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước mà Đảng và Nhànước ta đã đưa ra ngay từ khi giành được chính quyền, trước đổi mới cũngnhư ngày nay

Viết về kinh tế nông trường và vai trò của kinh tế nông trường từ trướcđổi mới có rất nhiều tài liệu đã công bố Trong quá trình nghiên cứu và điền

dã để thực hiện đề tài, chúng tôi được tiếp cận nhiều công trình và tài liệu viết

về kinh tế nông trường, có thể nhóm lại và phân chia thành ba cấp độ

Ở các bài viết về nông trường nói chung chủ yếu là những báo cáo củaHội đồng chính phủ và của Bộ nông trường về quá trình hình thành, phát triển

của hệ thống nông trường ở địa phương, như: “Báo cáo tóm tắt của Bộ nông

trường về quá trình xây dựng Nông trường quốc doanh khi thành lập đến năm 1965”; “Kế hoạch phát triển nông trường Quốc doanh năm 1961”;

“Những vấn đề rút ra từ tổng kết 10 năm 1960 - 1969 của ngành Nông trường Quốc doanh”;… Đáng chú ý là tài liệu do Hội đồng chính phủ công

bố năm 1969, “Kết quả thi đua năm 1964 - 1968 chống Mĩ cứu nước của

Ngành Nông trường Quốc doanh”; “Hồ sơ tội ác chiến tranh của giặc Mĩ đối với các Nông trường Quốc doanh miền Bắc 1965 - 1968”; “Hồ sơ tội ác của giặc Mĩ với các Nông trường 19/5 và 1/5 1965 - 1968”, tác phẩm “Giới thiệu

Trang 10

anh hùng nông nghiệp trong nông trường”… Nhìn chung, các tài liệu và

những báo cáo trên đều tập trung đề cập đến tình hình phát triển của hệ thốngnông trường ở tất cả các địa phương trên cả nước, đóng góp của kinh tế nôngtrường trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội

Bên cạnh những báo cáo, tài liệu do Đảng và Chính phủ công bố trên,trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế nông trường, Đảng và Chínhphủ đã khảo cứu, học tập kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt

là của Liên Xô trong quá trình xây dựng nông trường quốc doanh, qua các tác

phẩm: “Tổ chức sản xuất trong Nông trường quốc doanh và Nông trang tập

thể” của Eva.M.I.CHIKHMIROVA và N.M.DOBRODEEAF, do Hồ Sỹ Phần

dịch, nội dung của tác phẩm đã mô tả một cách có hệ thống các Nông trường

ở Liên Xô Tác phẩm “Tập thể Nông trường ở Liên Xô”, “Sổ tay của cán bộ

kinh tế ở các Nông trang tập thể và Nông trường Quốc doanh” của

G.V.KBLO đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế nông trường trongcông cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở Liên Xô…

Viết về “Kinh tế nông trường ở Phủ Quỳ”, các bài viết cũng chỉ ở

dạng báo cáo Trong thời kì Pháp thuộc, những tác động của kinh tế đồnđiền đối với sự chuyển biến kinh tế, xã hội của đất nước đã thu hút đượcnhiều học giả quan tâm khi nghiên cứu về lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội ởViệt Nam, cũng như Nghệ An đã đề cập đến kinh tế nông nghiệp và kinh tế

nông trường ở Phủ Quỳ Tác phẩm “Kinh tế nông nghiệp ở Đông Dương”

của Yves Henry đã thống kê tình hình sở hữu ruộng đất ở Nghệ An, việckinh doanh cà phê ở vùng Phủ Quỳ, việc sử dụng nhân công trong các đồnđiền, và so sánh tiền lương giữa các vùng Ngoài ra, khi viết về vùng Phủ

Quỳ các nhà canh nông người Pháp như F.L.W với nhan đề “Nhược điểm

lớn của Phủ Qùy”, Castanhon đã nghiên cứu “Báo cáo về việc khai hoang

Trang 11

trong vùng Phủ Quỳ”, tác giả H.Cusorutsse với bài viết “Trong những vùng đất đỏ Phủ quỳ”… Tất cả các bài viết đó được đăng trên tạp chí “Kinh tế

Đông Dương”, “Sự thức tỉnh kinh tế Đông Dương”, “Chấn hưng kinh tế

Đông Dương”… Các bài viết của các học giả trên khi viết về Phủ Quỳ đều

tập trung nghiên cứu về cây công nghiệp như cà phê, cao su… Qua đó thấyđược rằng, người Pháp quan tâm nhiều tới việc trồng cây cà phê ở Phủ Quỳ

Họ cho rằng Phủ Quỳ là nơi có đất tốt nhất Đông Dương để trồng cà phê, vàtrong thực tế người Pháp đã thiết lập ở Phủ Quỳ những đồn điền lớn hàngngàn ha chủ yếu để trồng cà phê

Riêng có một công trình nghiên cứu một cách chung nhất về các nông

trường ở huyện Nghĩa Đàn là công trình “Kinh tế nông trường ở huyện Nghĩa

Đàn trước thời kì đổi mới (1956 - 1985”) của Thạc sĩ Trần Cao Nguyên Đây là

lần đầu tiên có một công trình khoa học nghiên cứu đầy đủ, chi tiết về các nôngtrường ở huyện Nghĩa Đàn Mặc dầu cũng có nói sơ qua về vùng đất Phủ Quỳ, tuynhiên đây là công trình nghiên cứu về kinh tế nông trường ở tại Nghĩa Đàn

Khi tìm kiếm số liệu, tài liệu phục vụ cho đề tài, chúng tôi bắt gặpnhiều cuốn lịch sử Đảng bộ địa phương ở cấp huyện và cấp xã, như công trình

“Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳ Hợp (1963 - 2013)” đã khái quát khá đầy đủ về

sự ra đời của các nông trường ở huyện Quỳ Hợp Đặc biệt, các công trình viết

về lịch sử Đảng bộ của các xã như: “Lịch sử Đảng bộ nhà nhân dân xã Minh

Hợp” (1953 - 2009),… các công trình đó đều viết về sự ra đời và đóng góp

của kinh tế nông trường đối với các địa phương

Các nông trường ở huyện Quỳ Hợp cũng xuất hiện các bài viết, các

công trình đề cập đến kinh tế nông trường, cụ thể như: “Nửa thế kỉ trên nông

trường 3 - 2”, “Truyền thống 55 Công ty TNHH một thành viên Nông Công nghiệp 3-2 kỷ niệm 55 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba”, báo cáo tóm tắt “Truyền thống 55 năm xây dựng và trưởng

Trang 12

thành của nông trường 3 - 2”, “Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành - ba mươi năm xây dựng và phát triển”.

Nhìn chung các công trình, bài viết về nông trường ở huyện Quỳ Hợpnói riêng và vùng Phủ Quỳ nói chung từ trước cho tới nay mới chỉ xuất bảnchủ yếu những tác phẩm điểm qua, sâu hơn cũng chủ yếu tập trung nói về lịch

sử ra đời, phát triển và ít nhiều đã đề cập đến vai trò của kinh tế nông trườngđối với sự nghiệp xây dựng và thống nhất đất nước… Nhưng chỉ mang tínhchất ở từng nông trường cụ thể hoặc ở giai đoạn trước đổi mới

Như vậy, các tài liệu đã công bố dù ở cấp quốc gia hay tài liệu nướcngoài, tạp chí hay các bài viết cụ thể ở từng địa phương viết về nông trường

đã cho thấy, việc nghiên cứu về kinh tế nông trường huyện Quỳ Hợp trướcthời kì đổi mới vẫn chưa được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu mộtcách đầy đủ Do đó, chúng tôi có thể khẳng định đề tài luận văn thạc sĩ khoa

học Lịch Sử “Kinh tế nông trường Quốc doanh 3/2 (Quỳ Hợp, Nghệ An) từ

năm 1958 đến năm 1985” không trùng lặp với bất cứ một công trình khoa học

nào đã nghiên cứu

3 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu vấn đề

3.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động sản xuất, kinh doanh của nôngtrường Quốc doanh 3/2 ở huyện Quỳ Hợp và tác động của nó đối với tìnhhình kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn trước thời kì đổi mới(1958 - 1985)

Trang 13

- Nghiên cứu tác động kinh tế nông trường Quốc doanh 3/2 đối với tìnhhình kinh tế xã hội của huyện Quỳ Hợp (1958 - 1985).

3.3 Phạm vi nghiên cứu

3.3.1 Phạm vi thời gian

Nghiên cứu đề tài: “Kinh tế nông trường Quốc doanh 3/2 (Quỳ Hợp,

Nghệ An) từ năm 1958 đến năm 1985” Đây là một đề tài về lịch sử kinh tế

địa phương, nghiên cứu một giai đoạn nhỏ, đó là quá trình đổi mới kinh tếtrên vùng đất huyện Quỳ Hợp từ năm 1958 đến năm 1985 Do vậy xác địnhđối tượng là từ năm 1958, khi Đảng và Chính phủ ta ra quyết định thành lậpnông trường 3/2 đến năm 1985 khi Chính phủ có quyết định tách nông trườngQuốc doanh 3/2 thêm một nông trường Xuân Thành nữa, và đây cũng là giaiđoạn năm cuối của lịch sử dân tộc trước một giai đoạn mới - Giai đoạn cảicách mở cửa

3.3.2 Phạm vi không gian

Nghiên cứu hoạt động sản xuất và kinh doanh của nông trường Quốcdoanh 3/2 ở huyện Quỳ Hợp

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu

4.1.2 Tư liệu điền dã

Qua khảo sát điền dã một số nông trường ở huyện Quỳ Hợp, chúng tôithu thập được một số tranh ảnh chụp được từ thời xây dựng và phát triển củacác nông trường ở huyện Quỳ Hợp

Trang 14

4.1.3 Tư liệu tham khảo

Những công trình nghiên cứu về kinh tế nông trường: luận văn, bàibáo…

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu: Phương pháp Lịch sử, phương pháp Logic, phương pháp tổnghợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu,phương pháp phân tích

5 Đóng góp của luận văn

Trước hết, luận văn làm rõ quá trình ra đời và phát triển của nôngtrường Quốc doanh 3/2 ở huyện Quỳ Hợp trước thời kì đổi mới (1958 - 1985)

Nghiên cứu kinh tế nông trường ở huyện Quỳ Hợp trước thời kì đổimới sẻ góp phần nhìn nhận, đánh giá khách quan về vấn đề phát triển kinh tếnông trường, làm rõ những đóng góp về kinh tế - xã hội và rút ra nhiều bàihọc kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế nông trườngcủa Đảng ta

Nghiên cứu về kinh tế nông trường ở huyện Quỳ Hợp là góp phầnnghiên cứu kinh tế nông trường ở khu vực miền Tây Nghệ An nói riêng vànghiên cứu về kinh tế nông trường trên phạm vi cả nước nói chung

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, dánh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được trình bày gồm 3 chương

Chương 1: Sự ra đời của nông trường Quốc doanh 3/2 ở Huyện Quỳ Hợp.

Chương 2: Tình hình sản xuất, kinh doanh của nông trường Quốcdoanh 3/2 ở huyện Quỳ Hợp từ năm 1958 đến năm 1985

Chương 3: Tác động của kinh tế nông trường Quốc doanh 3/2 đến tìnhhình kinh tế, xã hôi của huyện Quỳ Hợp từ năm 1958 đến năm 1985

Trang 15

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

SỰ RA ĐỜI CỦA NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH 3/2

Ở HUYỆN QUỲ HỢP

1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử huyện Quỳ Hợp

1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Huyện Quỳ Hợp là một huyện miền núi, 1 trong 21 đơn vị hành chínhcủa tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng sinh thái phía Bắc tỉnh Quỳ Hợp có vị tríkinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng quan trọng, được coi là trung tâmkinh tế - văn hóa - xã hội của cụm 4 huyện vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An

Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, nằm trong tọa độ từ 19’10” đến19’29” vĩ độ bắc và từ 10456’ đến 10521 kinh độ đông Quỳ Hợp là huyệnmiền núi có vị trí địa lý khá thuận lợi, phía Bắc giáp huyện Quỳ Châu, phíaNam giáp huyện Tân Kỳ, phía Đông giáp huyện Quỳ Hợp, phía Tây giáphuyện Con Cuông, Tương Dương và một phần huyện Quỳ Châu

Từ thị trấn Quỳ hợp - trung tâm của huyện có thể đi ô tô xuống yên Lý

để ra thủ đô Hà Nội với quãng đường khoảng 300km, hoặc đi về phía nam,vào thành phố Vinh, với quãng đường gần 120km

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 987,97km2 (bằng 98797 ha) đứngthứ 7 diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An Trong đó đất lâm nghiệp chiếm

45946 ha, đất rừng có 43756 ha, đất nông nghiệp có 5290 ha, đất xây dựng vàđất thổ cư có 3700 ha Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trong toànhuyện là 15210 ha

Là một thung lũng nằm trong thềm lục địa cổ, ngày xưa có hoạtđộng của núi lửa, nên địa hình Quỳ Hợp khá phức tạp Các dãy núi lớn

Trang 16

cùng nhiều dãy núi nhỏ đẫ cắt miền đất này thành nhiều vùng có đặc điểm

tự nhiên riêng biệt

Về thổ nhưỡng, đất dai, phần lớn diện tích là đất Fhe - ra - li - tic màu

đỏ vàng hoặc vàng đỏ, phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, vớitầng đất dày, có lớp đất mịn trên 120 cm và tầng đất trung bình với lớp đấtdày 40 - 120cm Riêng vùng từ phà Dinh đến xứ Châu yên, tuy địa hình tươngđối bằng phẳng nhưng lại có đá ong chặt, ở cách mặt đất 40 -50cm

Do đặc điểm thổ nhưỡng như vậy nên rừng có nhiều cây to, đất đai cóthể trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, cây ăn quả lâu năm vàcây lương thực Ngoài ngô, khoai, sắn, lúa khô, Quỳ Hợp có nhiều diện tíchcấy được lúa nước hơn các huyện lân cận như Quỳ Châu, Quế Phong

Diện tích rừng chiếm khoảng 87% so với tổng diện tích Rừng cótrử lượng gỗ cao, bình quân 150m3 trên một ha, với nhiều loại gỗ quý: lim,

gọ, sến, lát hoa, kim giao, táu, trai, đinh hương… Trong rừng có nhiều trenứa, giang, song, mây và nhiều loại cây đặc sản, dược liệu: Quế, Sa nhân,Cánh kiến, Nám hương, Thiên niên kiện, Hoài sơn, Ngũ gia bì, Hà thủ ô,Cẩu tích…

Về động vật có rất nhiều chủng loại, có cả những động vật quý hiếmnhư Voi răng kiến, Gấu mèo, Hổ, Bò tót, Hươu sao… nhưng nay số lượngcòn rất ít, có loài vắng bóng hẳn

Lòng đất có nhiều khoáng sản quý: vàng, đá quý, thiếc, an timoan.Quặng, thiếc có hàm lượng cao, trữ lượng lớn nhất nhì nước Trong quặngthiếc còn có sắt, vôn phơ ram, ti tan Đá hoa cương trắng và vân đẹp, đượcnhiều người trong nước ưa dùng Đá vôi có trữ lượng lớn, đáp ứng tốt nhu cầuvật liệu xây dựng

Ngoài ra còn có nguồn diêm tiêu với trữ lượng khá dồi dào và suốinước khoáng ở Bản Khang (Yên Hợp)

Trang 17

Khí hậu vùng này chịu ảnh hưởng của khí hậu Mekong Trên nhữngvùng cao thường có khí hậu á nhiệt đới Mỗi năm có hai mùa rõ rệt Mùađông rất rét và mùa hạ rất nóng nực, xen kẽ giữa hai mùa là mùa xuân và mùathu, có khí hậu mát mẻ, dễ chịu hơn, nhưng thỉnh thoảng vẫn có sự thay đổinóng lạnh đột ngột.

Về giao thông, đường thủy có sông Dinh, phụ lưu của sông Hiếu SôngDinh còn có hai phụ lưu là sông Nậm Nhạ chảy từ Quỳ Châu xuống, quaChâu Quang, Châu Đình Ngoài ra còn có hệ thống khe suối, bốn mùa nướcchảy qua hầu khắp các xã từ thượng nguồn về sông Dinh, chảy ra sông Hiếu,

có độ dài khoảng 30 - 40 km Đường bộ có quốc lộ 48, được hình thành từthời Pháp thuộc (1921), nối Kẻ Bọn về Yên Lý, gặp đường quốc lộ số 1.Đường đi Quế Phong, Quỳ Châu để sang Lào đã dễ dàng hơn xưa Ngoài ra,còn có nhiều đường từ thị trấn về các xã trong huyện

1.1.2 Dân cư

Sau khi phát hiện ra di chỉ Thẩm Ồm, các nhà khảo cổ học cho chúng tabiết rằng, trên giải đất miền tây bắc Nghệ An này đã có vượn người mang đặcđiểm của người vượn hiện đại (cách ngày nay khoảng hai mươi vạn năm)

Gần đây (9/1993) các nhà sử học đã phát hiện ở Hang Hổ (xóm DồngChiềng, xã Hợp Đồng, Quỳ Hợp) một cái hang có mái che dìa 7 -8 mét, so vớinhững hiện vật như: Dao găm đồng, rìu đá có vành khuyên tai đá và đặc biệt

là bao tay (tức vòng ống bằng đồng đeo ở cánh tay, có đính lục lạc) - một hiệnvật mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều ở di chỉ Làng Vạc (xã NghĩaTiến, huyện Quỳ Hợp) Do những hiện vật đó rất giống các hiện vật ở LàngVạc nên các nhà sử học đã bước đầu đoán định rằng Hang Hổ là một di chỉvăn hóa tương đương với văn hóa tương đương với văn hóa Làng Vạc (tứcthuộc nền văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 năm)

Trang 18

Đặc biệt, tại Quỳ Hợp, đồng bào địa phương đã đào được một sốtrống đồng loại hai Hêgơ ở xã Tam Hợp, xã Yên Hợp và xã Văn Lợi.Theo các nhà sử học, trống đồng loại II Hêgơ được chế tác muộn hơntrống đồng Đông Sơn.

Tất cả những bằng chứng trên đã chứng tỏ một điều, tại địa bàn QuỳHợp người nguyên thủy đã từng sinh sống và đã chiến đấu với thiên nhiênkhắc nghiệt để tồn tại, phát triển qua nhiều thời đại; đồng thời cũng khẳngđịnh kỹ thuật luyện kim tinh xảo thời đại đồ đồng và văn minh, khiếu thẩm

mỹ của người trên xứ sở này

Ngoài người bản địa, trải qua nhiều thế kỷ, mảnh đất Quỳ Hợp ngàynay tiếp nhận nguồn dân cư khắp nơi xa gần trong tỉnh, trong nước Trướccách mạng tháng Tám năm 1945, vùng này rừng núi âm u, dân cư thưa thớt,sống du canh du cư với kinh tế là hái lượm và săn bắt là chủ yếu Theo một tàiliệu điều tra của người Pháp, mãi tới năm 1921, cả vùng chưa có tới 4000người Sau này con số tăng dần lên Năm 1963, khi mới thành lập huyện QuỳHợp có 23.250 người Năm 1975 có 38.000 người Năm 1984 có 65.000người Năm 1989 có 92.956 người Năm 1991 lên 99.517 người và năm 1994

có 106.700 người

Theo điều tra dân số ngày 1/4/1989, toàn huyện có tới 24 dân tộc anh

em cùng sinh sống Đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn dùng được tiếngKinh Trong 24 dân tộc ấy, Thái, Thổ, Kinh có số dân đông hơn cả

Quỳ Hợp có 3 dân tộc chính là: Thái, Thổ, Kinh cùng với đó là sự hội

tụ của 54 dân tộc anh em trên cả nước Do vậy, đời sống văn hóa, tinh thầncủa nhân dân Quỳ Hợp mang màu sắc của nhiều địa phương hòa chung, lạihòa đồng với sắc thái của dân bản địa đã tạo nên sự phong phú về bản sắc vănhóa Quỳ Hợp

Trang 19

Văn hóa Quỳ Hợp đã là sự phức hợp của nhiều “Dòng văn hóa”, trong

đó ảnh hưởng lớn là các dòng văn hóa bản địa của người Thổ, người Thái,dòng văn hóa của người Kinh

2 châu Vùng đất Châu Quỳ lập thành Phủ Quỳ Châu (bao gồm hai huyện:Trung Sơn và Thúy Vân)

Năm Minh Mệnh thứ 7 (1827), đổi Trung Sơn thành huyện QuếPhong Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), trích đất của 7 bảy tổng huyệnQuỳnh Lưu và 1 tổng huyện Yên Thành lập thành huyện Nghĩa Đường(thuộc Phủ Quỳ Châu)

Phủ Quỳ Châu gồm 3 huyện:

- Huyện Nghĩa Đường, gồm 8 tổng và 49 xã thôn

- Huyện Quế Phong, gồm 4 tổng và 16 xã thôn

- Huyện Thúy Vân gồm một phần đất huyện Quỳ Châu và Quỳ Hợpngày nay, với 5 tổng, 30 xã thôn

Năm 1887, nhà Nguyễn lại chia Nghệ An thành 5 phủ: Anh Sơn, DiễnChâu, Hưng Nguyên, Tương Dương, Quỳ Châu, Nam Đàn, Thanh Chương,Nghi Lộc, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Quỳ Hợp

Trong thời Pháp thuộc, toàn quyền Đông Dương ra nghị định (ngày22/10/1907) củng cố lại vùng Quỳ Châu - Quỳ Hợp, đặt tại Nghĩa Hưng một

Trang 20

cơ sở đại diện của chính quyền cấp tỉnh Đến ngày 1/9/1908 được gọi là trạmNghĩa Hưng Ngày 3/3/1930, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định mới: nângtrạm Nghĩa Hưng lên thành Sở đại lý Phủ Quỳ với quyền hạn lớn hơn trước, kiểmsoát cả vùng Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Hợp ngày nay.

Tên gọi Phủ Quỳ châu, huyện Quỳ Hợp tồn tại mãi đến Cách mạngtháng 8 năm 1945 Sau đó, chính phủ ta bỏ cấp phủ và tổng, Phủ Quỳ Châuđược đổi thành huyện Quỳ Châu (cũ), bao gồm huyện Quế Phong, QuỳChâu và huyện Qùy Hợp ngày nay Còn huyện Quỳ Hợp bao gồm cả Tân

Kỳ ngày nay

Đến ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính Phủ đã ra quyết định 52 - CP,phê chuẩn việc chia lại địa giới 3 huyện Quỳ Châu, Anh Sơn, Quỳ Hợp thành

7 huyện mới Tên gọi huyện Quỳ Hợp được khai sinh từ đấy

Tính đến ngày nay, huyện Quỳ Hợp gồm 1 thị trấn: Quỳ Hợp - huyện lị

và 20 xã: Minh Hợp, Châu Hồng, Châu Tiến, Yên Hợp, Châu Thành, Liên Hợp,Châu Lộc, Tam Hợp, Châu Cường, Châu Quang, Thọ Hợp, Nghĩa Xuân, ChâuThái, Châu Đình, Châu Lý, Văn Lợi, Nam Sơn, Bắc Sơn, Hạ Sơn, Đồng Hợp

Là huyện trung du miền núi nằm về phía Bắc - Tây Bắc của tỉnh Nghệ

An Nơi đây là một trong những cái nôi của người Việt cổ, là vùng có vị tríkinh tế và quốc phòng quan trọng Quỳ Hợp nổi tiếng bởi vùng đất đỏ PhủQuỳ và truyền thống yêu nước, sư gắn bó thủy chung với quê hương xứ sởcủa nhân dân các dân tộc Quỳ Hợp Quỳ Hợp là vùng quê giàu truyền thốngcách mạng và có bề dày lịch sử

Vùng đất Quỳ Hợp bước qua những bước thăng trầm của lịch sử dântộc nhưng ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào vẫn luôn là trung tâm của vùngnúi phía Tây Bắc, đất đai màu mỡ, khí hậu tốt tươi, giao thương thuận lợi Từ

Trang 21

cái nôi của người Việt cổ đến các thế hệ người Thanh, người Thái, người Thổ

và người Kinh chung sống trong cộng đồng hoà thuận Và trong lịch sử đấutranh để sinh tồn và phát triển dài lâu ấy, người dân Quỳ Hợp đã hun đúc nêntruyền thống tốt đẹp: yêu nước và không chịu khuất phục trước cường quyền

và xâm lăng; truyền thống đoàn kết chung lưng đấu cật; nhân ái thủy chung;cần cù chịu thương chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất, trong pháttriển kinh tế và làm nên một đời sống văn hoá đa dạng và đậm bản sắc Quỳ

Hợp Làm nên một Quỳ Hợp "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Nửa thế kỷ đã qua, trong cuộc hành trình cùng đất nước, trên mảnh đấtthân yêu này đã diễn ra những biến động to lớn, những bước đổi thay nhanhchóng, để có được những thành tựu quan trọng và xây đắp nên 1 diện mạomới cho quê hương Quỳ Hợp hôm nay

1.2 Hoạt động khai thác đồn điền của người Pháp

ở Nghệ An

1.2.1 Khái quát quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta

Ngày 31/8/1858, quân Pháp dưới sự chỉ huy của GioNuy phối hợp vớiTây Ban Nha do Đại tá Palanca cầm đầu quân kéo đến bờ biển Đà Nẵng dàntrận Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâmlược Việt Nam

Pháp đã tấn công Đà Nẵng, sau đó đánh vào Gia Định, chiếm ba tỉnhmiền Đông Nam Kỳ, đánh chiếm ba tỉnh miền Tây, rồi đánh ra Bắc lần thứnhất, lần thứ hai thực hiện chiến tranh xâm lược trên phạm cả nước Việt Nam

Trước những hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đãđứng lên đánh đuổi kẻ thù nhưng các phong trào lần lượt thất bại Đây cũng làthời điểm vương triều nhà Nguyễn đang lâm vào khủng hoảng suy vong, triều

Trang 22

đình Huế không quyết tâm cao việc phòng chống Pháp nên đã không huyđộng được sức dân đánh giặc, không bảo vệ được nền độc lập của dân tộc,ngược lại còn đi nhượng bộ này đến nhượng bộ khác đối với kẻ thù Lần lượtcác hiệp ước đầu hàng chia đất cho địch được kí kết: Đầu tiên là hiệp ướcNhâm Tuất (1862), hiệp ước Giáp Tuất (1874), hiệp ước Quý Mùi (1883) vàcuối cùng là hiệp ước Giáp Thân (1884) Nước ta bắt đầu rơi vào sự nô dịchcủa một đế quốc phương Tây, chấm dứt thời kì độc lập tự chủ trong lịch sửphong kiến Việt Nam.

1.2.2 Thực dân Pháp đánh chiếm và bình định Nghệ An

“Ngày 20/7/1885 tướng Somong đem hai đại đội lính Pháp gồm 188

tên đổ bộ lên cửa Hội tiến đánh thành Nghệ An” [50, Tr.25].

Khi thành Nghệ An bị chiếm cũng là lúc chiếu Cần Vương lần thứ nhất

được ban bố Tại Nghệ An, nhà nho yêu nước Nguyễn Xuân Ôn: “Không thể

ngồi yên trước cảnh giang sơn bị chìm đắm… đã liên hệ với các bạn bè trong vùng chuẩn bị khỡi nghĩa” [6, Tr.16] Ông cùng Lê Doãn Nhã lãnh đạo nhân

dân trong tỉnh tiến hành khởi Nghĩa (1885 - 1889) lập nhiều chiến công ở cáchuyện phía Bắc của Nghệ An (Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, QuỳnhLưu) Tuy nhiên, trong trận Cồn Voi ở Minh Thành (Yên Thành - Nghệ An),Nguyễn Xuân Ôn đã bị trọng bị thương, bị quân Pháp vây bắt ngày25/7/1887, qua đời vào tháng 10/1889 Mặc dầu Nguyễn Xuân Ôn không còn

để lãnh đạo phong trào nhưng cuộc khởi nghĩa do ông khởi xướng vẫn tiếptục Những thủ lĩnh kiên cường của cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục lãnh đạonhân dân cùng phối hợp với các cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng vàCao Thắng Trong hơn 10 năm, phong trào Cần Vương ở Nghệ An của cácvăn thân sĩ phu và nhân dân đã tạo nên tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên

Trang 23

cường trong cuộc chiến chống xâm lăng Tuy nhiên, với ưu thế và vũ khíquân sự, cho đến cuối thế kỷ XIX, người Pháp tuyên bố hoàn toàn chiếnthắng, từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Nghệ An.

1.2.3 Quá trình thiết lập và khai thác đồn điền của thực dân Pháp ở miền Tây Nghệ An

Mục tiêu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp là biến Việt Nam

thành thuộc địa, hoàn toàn phụ thuộc vào chính quốc “Khai thác những vùng

lãnh thổ rộng lớn mà chúng chiếm được, thiết lập ở đó những đồn điền phát triển sức sản xuất của thuộc địa và chính bằng con đường phát triển thương mại của chính quốc” [23, Tr.32].

Nghị định ngày 15/1/1890 của toàn quyền Đông Dương cho phép mỗi

người được chiếm 500 ha đất “Theo thống kê của thực dân Pháp, tính đến

năm 1890 đã có 11 đồn điền của người Âu Tuy nhiên, diện tích đồn điền chủ yếu tập trung ở Nam Kì và Bắc Kì Cho đến năm 1900, tổng diện tích đồn điền của người Pháp đã lên đến 32.200 ha, trong đó chủ yếu tập trung ở Nam

Kì 78.000 ha”, “Bắc kì trong giai đoạn 1884 -1896 có khoảng 106 đồn điền”

[23, Tr.39] Trong các đồn điền của Pháp lúa trồng là chủ yếu Nhưng từ năm

1888 trở đi, người Pháp đã bắt đầu cho trồng cà phê, cao su

Trước khi tiến hành thiết lập và và làm kinh tế đồn điền, người Pháp đãban hành nhiều văn bản pháp lí để hợp pháp hóa quá trình chuyển nhượng đấtđai lập đồn điền So với Nam Kì và Bắc Kì, đồn điền ở khu vực Trung Kìđược thiết lập muộn hơn

Trên cở sở các văn bản, nghị định của chính quyền đã ban hành, căn cứvào tình hình ruộng đất công nông nghiệp, toàn quyền Đông Dương và khâm

Trang 24

sứ xứ Trung Kì đã ra các nghị định về việc thu hồi, chuyển nhượng, cấp đấtđai và thiết lập đồn điền.

Ở Nghệ An, từ năm 1897, một số người Pháp đã làm đơn xin được cấpkhông vùng trung du, bởi nơi đây còn hoang dã, đất đai lại rất tốt Năm 1913,Vante bắt đầu khai phá đồn điền Tiên Sinh và Nai Sinh (nay thuộc nôngtrường Đông Hiếu - Nghĩa Đàn) đồn điền của ông đã gặt hái được nhiều thànhquả, điều đó khích lệ các chủ đồn điền khác đến vùng đất đỏ Phủ Quỳ xinnhượng đất đầu tư kinh doanh cây công nghiệp

Năm 1917, một chủ đầu tư tư bản Pháp thuộc hội SIFA - công tythương mại Nông Sản và Diêm Đông Dương đã chiếm đất lập đồn điền phíaTây sông Hiếu Theo báo cảo của Sở Trung chính, Trung Kì đến năm 1923 ởNghĩa Đàn đã có 10 đồn điền Đến năm 1928 ở Nghệ An đã có trên 30 đồnđiền lớn được đưa vào sử dụng, tập trung chủ yếu ở vùng Phủ Quỳ thuộc phíaTây của tỉnh Nghệ An

Vante có 6.000 ha ở vùng Đông Hiếu và Tây Hiếu, Lapicco có 7.500 ha

ở vùng đội Nghĩa Hưng, Xanta có 500 ha ở vùng Nghĩa Hợp, Marolto có 418

ha ở vùng Cát Mộng, Satsto có 350 ha ở vùng Nghĩa Hưng, Galie có 40 ha ởvùng Hữu Lập, Macanh có 130 ha ở vùng Cao Trai, Toma có 100 ha ở vùngNghĩa Hưng

Chủ tư bản Pháp tuyển những người nghèo khổ thuộc các tỉnh NinhBình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… tha hương cầu thực có lúc lên đến2.000 người Dân phu làm thuê bị chủ tư bản bóc lột thậm tệ tiền công rẻ mạt,làm lụng vất vả, ăn đói, mặc rách Thực dân Pháp đã xây lô cốt, dựng trạigiam đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam

Trang 25

Đồn điền ở Nghệ An thời thuộc Pháp so với các tỉnh ở phía bắc và phíaNam không nhiều, nhưng so với các tỉnh ở vùng Bắc Trung Kì thì được xếphàng thứ hai sau tỉnh Thanh Hóa Huyện có nhiều đồn điền nhất là huyệnNghĩa Đàn.

Quỳ Hợp thuộc vùng miền núi ở phía Bắc tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáphuyện Quỳ Châu, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ, phía Đông giáp huyện NghĩaĐàn, phía Tây giáp huyện Con Cuông, Tương Dương và một phần huyện QuỳChâu Với vị trí tiếp giáp như thế, chính quyền thực dân đã cho xây dựngnhững con đường từ Yên Lý đi qua huyện Nghĩa Đàn lên Quỳ Hợp, QuỳChâu, Quế Phong dài 130km Trên tạp chí kinh tế Đông Dương ngày

4/5/1919: “Con đường Phủ Quỳ sẻ có lợi cho việc lưu thông ở một địa

phương rất giàu, có nhiều đất đỏ rừng cây, quặng mỏ… Việc lưu thông ấy cũng đáng làm cho nó một con đường” [31, Tr.18]

Sau khi đường Yên Lý - Phủ Quỳ được hoàn thành và được đặt tênđường 48 từ Quỳ Hợp đi Đô Lương dài 60Km, đi Như Xuân - Thanh Hóa dài

30 Km Nhờ đó, huyện Quỳ Hợp vừa có thể giao lưu, trao đổi với các huyệntrong tỉnh

Với một vùng có diện tích đất đai màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sảnnay đã thu hút bọn tư bản Pháp đến khai thác Để thuận lợi cho việc chiếm cứđất đai lập đồn điền và khai thác được nhiều lâm - thổ sản cũng như để nắmchắc các làng đạo địa phương, thực dân Pháp càng ngày càng cũng cố thêm

bộ máy chính quyền cai trị ở Phủ Quỳ (trong đó có Quỳ Hợp ngày nay) Đồngthời chúng ra sức thực hiện bao chiếm đất đai bằng thủ đoạn cadat (đạc điền),cắm mốc, trồng nêu, mặc nhiên coi đó là đất rừng của chúng Chúng mởnhững cuộc tấn công vào dân làng sinh sống ở đây, đuổi dân đi nơi khác hoặcbắt buộc trở thành người làm thuê Vì vậy, Phủ Quỳ vốn là vùng đất hoang sơ,rừng rậm, dân cư thưa thớt lại càng trở nên vắng vẻ hơn, diện tích canh tác

Trang 26

rộng lớn đang còn bị bỏ hoang hóa nhiều tạo điều kiện cho tư bản Pháp đầu tưlập đồn điền.

Ngay từ năm 1910, tên Ba Canh - chủ kho bạc Pháp đã mở đồn điềnQuán Mít; đến năm 1913, Ba Canh lại mở đồn điền Cát Mộng… Sau khiđường quốc lộ Yên Lý - Phủ Quỳ được hoàn thành và mang tên đường quốc

lộ 48 (từ năm 1921), thực dân Pháp càng mở rộng việc khai thác tài nguyênvùng đất đỏ Quỳ Châu - Quỳ Hợp Theo báo cáo của Sở Công Chánh Trung

Kỳ, đến năm 1928, riêng Phủ Quỳ đã có 10 đồn điền lớn là Vante (ở ĐôngTây Hiếu) rộng 6000 ha; La-pic-cơ (Nghĩa Hưng): 7500 ha; Xanh-ta (NghĩaHợp): 500 ha; Ma-rô-thơ (Cát Mộng): 418 ha; Sa-Tơ (Nghĩa Hưng): 350 ha;Bờ-ruyn-tăng (Thạch Khê): 300 ha; Mác-tanh (Cao Trai); 130 hâ; Ga-li-ê(Hữu Lập): 40 ha; Mu-tông (Yên Tâm): 60 ha và Tô-ma (Nghĩa Hưng): 100

ha Tại Phủ Quỳ Châu, tên Mi Pha mộ phu dân thiểu số khai phá đồn điềntrồng cà phê ở Kẻ Tụ Một tên khác khai thác mỏ thiếc ở Tà Sỏi…

Phủ Quỳ - Quỳ Hợp là huyện có diện tích đất đỏ bazan rộng trong tỉnh,với loại đất tốt nhất ở Đông Dương thích hợp với việc kinh doanh cây côngnghiệp, là trung tâm sản xuất cây cà phê, trẩu, và chăn nuôi gia súc Đến năm

1920, các nhà kinh doanh Pháp đã nhận ra tiềm năng của Phủ Quỳ - Quỳ Hợp,

họ bắt đầu trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, trẩu, chè Năm 1923,Phủ Quỳ - Quỳ Hợp bắt đầu có trên chục đồn điền lớn của người Pháp vàkhông ít đồn điền của người Việt được thiết lập, các chủ đồn điền Pháp đãchiếm được 15.498 ha đất

Ở các huyện Tân Kỳ, Thanh Chương, Anh Sơn mặc dù diện tích đất đỏkhông lớn nhưng cũng thuộc vùng trung du miền núi có những điều kiệnthuận lợi để làm kinh tế đồn điền, nên các nhà thực dân cũng không dễ dàng

Trang 27

bỏ qua Một số đồn điền lớn được thành lập nên ở đây, như Đào Nguyên, VựcRồng, Vực Lỗ (Tân Kỳ); Saphanho, Paul huggo, Ký Viện (Thanh Chương);

Lo Gion No (Anh Sơn)

Trang 28

Bảng 1.1: Thống kê đồn điền ở Nghệ An thời thuộc Pháp xếp theo số

lượng diện tích tăng dần

điền

Tổng diện tích (ha)

Nguồn: Niên giám thuộc địa (1924)

Như vậy, hầu hết những đồn điền lớn người Pháp lập nên đều tập trung

ở các vùng trung du miền núi, nơi có rất nhiều đất đai màu mỡ, thuận lợi đểtrồng cây công nghiệp Thực tế, những đồn điền đó chủ yếu trồng cây côngnghiệp có giá trị kinh tế cao Rất ít đồn điền của người Pháp ở Nghệ An trồnglúa và hoa màu Qua đó thể hiện sự độc quyền trong kinh doanh trồng cây

Trang 29

công nghiệp, một hình thức kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn cho các nhàthực dân và đem lại sự đau khổ cho người dân lao động.

Qua bảng thống kê, đồn điền chỉ tập trung nhiều nhất ở những huyện cónhiều đất đai màu mỡ như huyện Nghĩa Đàn (bao gồm cả Quỳ Hợp), QuỳnhLưu, Yên Thành, Diễn Châu Riêng huyện Nghĩa Đàn mức độ tập trung cácđồn điền của người Pháp rất cao Vì đây là huyện có diện tích đất đỏ lớn nhấttỉnh, nơi đây còn hoang dã rất có điều kiện để phát triển chăn nuôi và kinhdoanh cây công nghiệp

Để thúc đẩy việc thành lập và khai thác đồn điền, người Pháp từngbước thực hiện các chính sách, thành lập các cơ quan chuyên môn liênquan đến việc khai thác đồn điền như năm 1894, Pháp đã thành lập Phòngcanh nông Bắc Kỳ và Trung Kỳ Mục đích của việc thành lập Phòng Canh

Nông “…Đem đến nông nghiệp của người Pháp cũng như người bản xứ

những thuận lợi cho sự phát triển, những tiến bộ trong việc sử dụng sản phẩm” [43, Tr.19]

Năm 1890, Toàn Quyền Đông Dương đã ra nghị định thành lập Ban chỉđạo nông nghiệp Trung Kỳ Ở Nghệ An, Sở Canh Nông Nghệ An cũng đượcthành lập…

Ngoài ra, người Pháp còn thực hiện các biện pháp tạo điều kiện choviệc khai thác đồn điền có hiệu quả như xây dựng hệ thống thủy nông, xâydựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy Nhằm khuyếnkhích các nhà làm đồn điền kinh doanh có hiệu quả, người Pháp thực hiện

chính sách trợ giúp các đồn điền, riêng ở Nghệ An “Nhằm phô trương nghề

canh nông chóng có kết quả và muốn giúp sức cho các nhà tiểu điền chủ, Chính phủ Pháp đã đặt ở Vinh một nông phố ngân hàng cho các chủ đồn điền vay lãi nhẹ”[43, Tr.19].

Trang 30

Về phương thức kinh doanh: Trong những loại cây được cà phê đượcchủ đồn điền trồng nhiều ở Trung Kỳ, thì ở Nghệ An nhất là vùng Phủ Quỳ cóhai loại cà phê được trồng nhiều hơn cả đó là cà phê Arbica và cà phêExenssa Đây là hai loại cà phê rất kén chọn về đất trồng, sau khi nghiên cứu,các nhà canh nông người Pháp đã phát hiện ra vùng đất đỏ Phủ Quỳ là nơithích hợp nhất cho việc trồng hai loại cà phê này.

Cùng với cà phê một số cây công nghiệp khác cũng được các ông chủchú ý nhân giống và kinh doanh ở vùng đất đỏ Phủ Quỳ như cây trẩu, câymía, cây gai, một số loại cây ăn quả khác như cam, mít, xoài và một diện tíchkhông nhỏ để trồng cây lương thực…

Về phương thức sử dụng đất trong làm kinh tế đồn điền, người Phápchia ra thành các loại đất như trồng trọt, đất trồng cây cà phê

Về phương thức quản lý trong các đồn điền: Bộ máy quản lý, đứngđầu là các chủ đồn điền người Âu hay người Việt Bộ máy được tổ chức hếtsức đơn giản, khoảng 5 - 6 người cho một đồn điền nhưng hoạt động hếtsức hiệu quả Ngoài ra, phương thức quản lý nhân công, tài sản trong cácđồn điền được chú trọng Riêng ở Phủ Quỳ, các nhà làm kinh tế đồn điền

đã nêu ra các biện pháp “Phải có đội công an để giải phóng Phủ Quỳ khỏi

tay bọn vô lại không nhà cửa, chuyên sống bằng nghề trộm cắp vặt hoặc cuớp bóc, kiềm chế ngăn ngừa sự lũng đoạn của bọn con buôn vẫn kiếm ăn ngoài chợ…” [43, Tr.20].

Việc khai thác tài nguyên, lập đồn điền của thực dân Pháp làm chocảnh quan, môi trường của vùng này có nhiều thay đổi Dân địa phương vàdân miền xuôi lên làm phu đồn điền ngày càng đông đảo Do lao động cật lực,

không chống nổi lam sơn, chướng khí nên nhiều người đã chết vì “Nước độc

Cô Ba, Ma thiêng Gia Hội”.

Ca dao xưa có câu:

Trang 31

“Phủ Quỳ đi có về không

Mồ xanh vợ để tang chồng là đây”.

Bị hai tầng áp bức là thực dân và phong kiến, cuộc sống của đồng bàocác dân tộc trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 thật tối tăm, khổ sở Cả vùngPhủ Quỳ chỉ có một trường tiểu học bé nhỏ, không quá 50 học trò, hầu hết làcon nhà giàu và có quyền lực Cả Phủ không có bệnh viện trạm xá, dân bị ốm

chỉ biết dùng lá rừng làm thuốc và khài cúng thần linh Tình trạng “hữu sinh

vô dưỡng” còn xảy ra rất nhiều Hàng năm cướp đi sinh mạng của nhiều

người Trận dịch tả năm 1944 có những hộ chết cả nhà

Do bị thực dân, phong kiến áp bức, đời sống của người dân trở nên điêuđứng cực khổ Đồng bào các dân tộc rất căm thù bọn chúng và sẵn sàng đitheo phong trào yêu nước và cách mạng

1.3 Chính sách phát triển kinh tế nông trường của Đảng Cộng Sản Việt Nam

1.3.1 Các đồn điền của Phủ Quỳ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, với sự rađời của Việt Nam dân chủ Cộng Hòa, các đồn điền của người Pháp thiết lậpnên đã về tay chính quyền cách mạng Những cu ly, nô lệ đồn điền trước đâycủa người Pháp nay đã trở thành những người công nhân làm chủ các đồnđiền rộng lớn, cùng với đó là sự ra đời của Hội công nhân cứu quốc Dưới sựchỉ đạo của hội công nhân cứu quốc Trung Bộ, các phân hội công nhân cứuquốc Tiên Sinh, Trạm Lụi, Nai Sinh lần lượt ra đời Ngày 10/9/1945 Đại hộithống nhất các phân hội được tổ chức, Đại hội đã bầu Ban Chấp Hành chính

thức lấy tên là “Chi đoàn công nhân cứu quốc”.

Sau hiệp định Sơ bộ ngày 9/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, hình thức tổchức và quản lý các đồn điền của tư bản Pháp ở Phủ Quỳ được thay đổi chophù hợp với tình hình mới Vì vậy, Ban kinh tế Quỳ Hợp được chuyển đổi

Trang 32

thành Ban tổng quản đồn điền, trụ sở đóng tại Thái Hòa, Hội công nhân cứuquốc được đổi thành Công đoàn Trạm Lụi Đầu năm 1947, do sự chuyển biếncủa cơ sở sản xuất nên đồn điền ở Phủ Quỳ được chuyển thành Hạt KhẩnHoang di dân Nghệ An và Công đoàn được nâng lên Công Khẩn Hoang didân Nghệ An.

Thời kì 1947 - 1948, thực hiện chủ trương tản cư, vườn không nhàtrống đánh giặc, di chuyển máy móc phương tiện sản xuất vào các vùng hiểmyếu, anh chị em công nhân đã tháo gỡ, di chuyển, lắp đặt máy móc vào suối

mơ để tiếp tục sản xuất

Sang năm 1949, Bộ Nông Lâm có chủ trương phát triển sản xuất Vìvậy, Hạt Khẩn Hoang di dân Nghệ An được chuyển thành Trại Doanh điềnQuốc Gia Phủ Quỳ Dưới sự chỉ đạo của Trại Doanh Điền Quốc Gia Phủ Quỳ,các đồn điền Phủ Quỳ đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất

cạnh việc phân chia lại ruộng đất cho nông dân ly tán do tác động chiến tranh,chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn tổ chức hệ thống các nông trường

để khai thác các vùng đất hoang vào mục đích nông nghiệp Lực lượng tổchức nông trường gồm nhiều thành phần dân cư, trong đó có một số lượng lớnquân nhân tạm thời chưa giải ngũ được điều động làm công tác kinh tế

Số lượng nông trường tăng nhanh trong suốt thập niên 1960, cùngvới thời gian tồn tại của Bộ Nông trường trong chính phủ Việt Nam Dânchủ Cộng hòa Bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp để có thể đảmbảo một phần nhu cầu lương thực, các nông trường còn là các địa điểm tậpkết bí mật dùng huấn luyện các đơn vị quân đội trước khi hành quân vàoNam tham chiến

Việc hình thành các nông trường cũng thúc đẩy hình thành các khu dân

cư tập trung mới ở những vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần làm tăng nhanh dân

Trang 33

số cơ học tại địa phương Do đặc điểm khá biệt lập này mà các nông trườngvừa mang đặc tính một đơn vị sản xuất kinh tế, vừa là đơn vị hành chính gầnnhư độc lập với chính quyền địa phương (các nông trường thường trực thuộccấp Bộ, hoặc trực thuộc quân đội) Dần dần, những khu dân cư tập trung nàyphát triển thành những thị tứ đông đúc, được công nhận trở thành một đơn vịhành chính chính thức.

Sau năm 1975, các thị trấn nông trường và thị trấn lâm trường tiếp tụcđược mở ở phía Nam, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên Tuy nhiên, sau khi ViệtNam thực hiện chính sách mở cửa, nhiều nông trường chuyển đổi mô hình,thuần túy làm nhiệm vụ kinh tế Từ sau thập niên 2000, nhiều thị trấn nôngtrường bị giải thể, chuyển đổi đơn vị hành chính sang cấp xã hoặc thị trấnthực thụ Mặc dù vậy, vẫn còn một số thị trấn nông trường vẫn còn tồn tại chođến ngày nay

1.3.2 Chủ trương phát triển kinh tế nông trường của Đảng ta từ sau năm 1954

Nông, lâm trường quốc doanh được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu làkhai hoang mở rộng diện tích canh tác ở các vùng đất mới, phát triển sản xuấtnông, lâm sản hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuấtkhẩu; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sảnxuất nông, lâm nghiệp; làm trung tâm xây dựng một số vùng kinh tế mới,nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng ởnhững vùng xung yếu, khó khăn

Việc thành lập các nông, lâm trường quốc doanh là một chủ trươngđúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm giao cho các nông, lâm trường quản lýđất đai, bảo vệ rừng khu vực biên giới; đồng thời tổ chức chuyển giao, tậphuấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng chè, cam, cà phê, cao su và

Trang 34

chăn nuôi cho nhân dân vùng miền Tây Nghệ An, đưa họ vào các nôngtrường viên.

Bộ Nông Trường Quốc Doanh được thành lập theo Nghị Định của Hộiđồng chính phủ tháng 4 năm 1960 về việc tách bộ Nông Lâm thành 4 tổ chức:

Bộ Nông Nghiệp, Bộ Nông Trường Quốc Doanh, Tổng cục Thủy Sản vàTổng cục Lâm Nghiệp

Ở nước ta, khu vực nông trường quốc doanh được hình thành từ nhữngnăm 50 thế kỉ XX, sau khi kết thúc cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược(1954) Việc thành lập khu vực nông trường quốc doanh không chỉ xuất phát

từ yêu cầu phát triển kinh tế khách quan, mà còn có yêu cầu cao về kết hợpkinh tế với quốc phòng Lao động lúc đầu chủ yếu là lực lượng quân đội giảingũ sau chiến tranh Địa bàn sản xuất chủ yếu là vùng trung du, miền núi.Phương hướng sản xuất chủ yếu là trồng cây ăn quả: cam, dứa, cây côngnghiệp, cây cao su, cà phê, chè, chăn nuôi bò sữa

Sau khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Đảng ta đã chỉ đạo pháttriển miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở khôi phụckinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đờisống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ của hậuphương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam Để đáp ứng được những yêucầu và nhiệm vụ đặt ra, dưới sự chỉ đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc đã tiếnlên xây dựng và phát triển, đưa miền Bắc gặt hái được nhiều thắng lợi Hàngloạt các mô hình xây dựng, phát triển kinh tế tập thể được phát huy có hiệuquả Trong những thắng lợi của nhân dân miền Bắc phải nói đến vai trò củakinh tế nông trường Nông trường trong chiến tranh vừa là đơn vị sản xuất lớnvừa là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến Vị trí và tầm quan trọng lớn củaxây dựng nông trường được Đảng ta xác định rõ trong Nghị quyết Đại hộiĐảng lần thứ III, IV, V…

Trang 35

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao ĐộngViệt Nam ngày 10/9/1960 xác định vai trò của việc xây dựng và phát triển

nông trường quốc doanh đã khẳng định: “Đối với miền Bắc nước ta, sản xuất

nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Cần phải ra sức phát triển nông nghiệp đi đôi với việc phát triển công nghiệp Chúng ta chủ trương lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm, đồng thời phát triển nông nghiệp một cách toàn diện Phải ra sức phát huy mọi khả năng thuận lợi của nông nghiệp nhiệt đới, tích cực xây dựng hợp tác xã nông nghiệp và mở mang nông trường quốc doanh; phải thực hiện từng bước thủy lợi hóa và cải taọ đất; cải tiến công cụ và cơ giới hóa từng bước; mở rộng diện tích bằng cách tăng vụ và khai hoang, đồng thời ra sức thực hiện thâm canh, tăng năng suất” [25, Tr 92].

Xác định phương hướng, nhiệm vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội, Nghị Quyết Đại hội III có chủ trương: “Về nông nghiệp trong khi xây

dựng chỉ tiêu về tốc độ phát triển của nông nghiệp, chú ý vận dụng phương châm phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, củng cố các hợp tác xã, các nông trường quốc doanh, đẩy mạnh công tác thủy lợi, xúc tiến việc cải tiến nông cụ, cải tiến kỉ thuật…” [25, Tr.109] Về tỉ trọng của các

thành phần kinh tế, Đại hội III dự tính các nông trường quốc doanh sẻ tănggiá trị sản lượng lên gấp hơn 10 lần, chiếm khoảng 5,8%

Trong kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) Đại hôi III chủ trương: “Chúng ta

cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải tạo và phát triển nông nghiệp Cần ra sức hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển nông trường quốc doanh, tạo cơ sở thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc Cần song song phát triển các loại cây từng vụ và các loại cây dài ngày Xác định các nông trường quốc doanh chủ yếu trồng cây dài ngày ” [25, Tr.107].

Trang 36

Thông tri của Ban Bí Thư số 14-TT/TW ngày 13/1/1961 xác định: “Để

tăng cường công tác quân đội, củng cố quốc phòng và tăng cường công tác quản lý các nông trường, đẩy mạnh sản xuất, Trung ương quyết định chuyển giao tất cả các nông trường quân đội về nông trường quốc doanh thống nhất quản lý” [43, Tr.23].

Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng kinh tế nông trường chonền kinh tế xã hội chủ nghĩa, ngày 29/09/1961 Hội đồng chính phủ ra Nghịđịnh số 134/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ

Nông trường: “Bộ Nông trường là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có

trách nhiệm quản lý công tác nông trường quốc doanh theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng và phát triển Nông trường Quốc doanh do Bộ quản lý; Chỉ đạo việc xây dựng và phát triển Nông trường Quốc doanh do địa phương quản lý; xây dựng kế hoạch khai hoang nhân dân và chỉ đạo các địa phương thực hiện kế hoạch ấy Công tác trên nhằm cung cấp nông sản và tích lũy vốn cho Nhà nước, làm gương mẫu cho các hợp tác xã nông nghiệp góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp

việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước đã nêu rõ: “Phát triển

nông nghiệp gắn liền với việc đẩy mạnh ba cuộc cách mạng trong nông nghiệp Phải ra sức củng cố và hoàn thiện việc quản lý các hợp tác xã nông nghiệp và các nông trường quốc doanh ở các tỉnh phía Bắc Phải rất coi trọng việc gieo trồng cây công nghiệp và cây ăn quả theo hướng sản xuất tập trung và trên quy mô lớn nhằm thực hiện phục vụ cho công nghiệp và xuất

Trang 37

khẩu… Nông nghiệp phía Nam có những điều kiện tốt để đi thẳng lên, đi nhanh lên sản xuất lớn với những nông trường chuyên canh được trang bị tốt, với những hợp tác xã nông nghiệp có khả năng phát triển nhanh về nhiều mặt Phải coi trọng phát triển bưu điện, tăng cường hệ thống thông tin đường dài, đặc biệt là hệ thống thông tin từ Trung ương đến các tỉnh phía Nam, song song với việc tăng cường mạng lưới thông tin trong các thành phố, khu công nghiệp Từng bước mở rộng trang bị điện thoại đến các huyện, đến phần lớn xã ở đồng bằng, trung du, đến các nông trường và đến các hợp tác

xã nông nghiệp lớn” [26, Tr.187].

“Đối với những vùng đất đai rộng lớn, trên diện tích của các đồn điền

cũ cũng như trên diện tích được khai hoang, sẻ thành lập những nông trường quốc doanh Tại các vùng phục hoang và các vùng kinh tế mới, cần quy hoạch các khu vực sản xuất kết hợp tổ chức các khu vực dân cư, tạo thuận lợi cho việc tiến lên sản xuất lớn trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

”[26, Tr.190]

Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V khẳng định:

“Mở rộng diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả theo hướng vừa tập

trung chuyên canh tại các nông trường vừa vận động nhân dân tận dụng đất đai để trồng trọt rộng rãi, nhất là những cây công nghiệp ngắn ngày mau cho sản phẩm Các nông trường ngoài việc trồng và phát triển cây công nghiệp lâu năm cần đẩy mạnh phát triển trồng mía, hình thành các vùng cây chuyên canh lớn để cung ứng cho đủ mía cho các nhà máy đường hiện có và đang xây dựng…” [27, Tr.121].

Như vậy, trước thời kì đổi mới đặc biệt trước Đại hội V, Đảng ta đã xácđịnh một cách cụ thể về vị trí, vai trò của hệ thống nông trường quốc doanhtrong các nghị quyết Đại hội của Đảng Do yêu cầu phát triển khách quan,điều kiện kĩ thuật, kinh tế - xã hội không thuận lợi cho hoạt động kinh tế,

Trang 38

trình độ tổ chức sản xuất, quản lí yếu kém, nên hiệu quả kinh tế không cao.Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, tư liệu sản xuất đượcchuyển giao cho nông trường viên sản xuất và quản lí theo cơ chế khoán hộ.

1.3.3 Sự ra đời, phát triển của nông trường Quốc doanh 3/2

cạnh việc phân chia lại ruộng đất cho nông dân ly tán do tác động chiến tranh,chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn tổ chức hệ thống các nông trường

để khai thác các vùng đất hoang vào mục đích nông nghiệp Lực lượng tổchức nông trường gồm nhiều thành phần dân cư, trong đó có một số lượng lớnquân nhân tạm thời chưa giải ngũ được điều động làm công tác kinh tế

Số lượng nông trường tăng nhanh trong suốt thập niên 1960, cùng vớithời gian tồn tại của Bộ Nông trường trong chính phủ Việt Nam Dân chủCộng hòa Bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp để có thể đảm bảo mộtphần nhu cầu lương thực, các nông trường còn là địa điểm tập kết bí mật dùnghuấn luyện các đơn vị quân đội trước khi hành quân vào Nam tham chiến

Việc hình thành các nông trường cũng thúc đẩy hình thành các khu dân

cư tập trung mới ở những vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần làm tăng nhanh dân

số cơ học tại địa phương Do đặc điểm khá biệt lập này mà các nông trườngvừa mang đặc tính một đơn vị sản xuất kinh tế, vừa là đơn vị hành chính gầnnhư độc lập với chính quyền địa phương (các nông trường thường trực thuộccấp Bộ, hoặc trực thuộc quân đội) Dần dần, những khu dân cư tập trung nàyphát triển thành những thị tứ đông đúc, được công nhận trở thành một đơn vịhành chính chính thức

Trước nhận thức tầm quan trọng đó của kinh tế nông nghiệp nói chung

và kinh tế nông trường nói riêng Ngày 01/05/1958, Thực hiện Nghị quyết củaQuân ủy TW và mệnh lệnh của Bộ quốc phòng, Quân khu 4 đã điều động một

số đơn vị và Trung đoàn 821, trung đoàn 120, và đoàn 79 với trên 1.300 cán

Trang 39

bộ chiến sĩ bằng những dụng cụ thô sơ nhất về vùng Phủ Qùy miền Tây Nghệ

An cùng với đồng bào các dân tộc nơi đây mở rộng và phát triển kinh tế mới,củng cố quốc phòng góp phần bảo vệ vững chắc biên cương tổ quốc Ngày22/12/1958 Nông trường Quân đội chính thức được thành lập, thuộc Cục sảnxuất - Bộ quốc phòng Ngày 1/1/1960, làm lễ hạ sào và sau Đại hội Đảng toànquốc lần thứ III, đổi tên thành Nông trường Quốc doanh 3/2 (lấy ngày thànhlập Đảng đặt tên cho Nông trường) [29, Tr.5]

Được khai sinh vào ngày truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dânViệt Nam và được mang tên ngày thành lập Đảng Đó là vinh dự, niềm tin màĐảng ta, Quân đội ta đã trao gửi cho Nông trường Quốc doanh 3-2 ngay từbuổi ban đầu Với vinh dự và niềm tin ấy, những người lính ở Nông trườngQuốc doanh 3-2 đã bắt đầu cuộc chiến đấu trên mặt trận mới với những nhiệm

vụ rất nặng nề nhưng rất vinh quang mà Quân uỷ TW, Bộ quốc phòng và Bộ

tư lệnh QK 4 giao cho họ là: “Khai phá đất đai để phát triển sản xuất, xây

dựng kinh tế; Vận động, giúp đỡ nhân dân các địa phương thành lập hợp tác

xã nông nghiệp để đi theo con đường làm ăn tập thể và cùng đồng bào các dân tộc bảo vệ biên cương Tổ quốc trên vùng núi rừng Tây Bắc Nghệ An”

[29, Tr.10]

Với “ngôi sao trên đầu, khẩu súng trên vai” và gia tài bé nhỏ gói gọn

trong chiếc ba-lô, cán bộ, chiến sỹ của các đơn vị đã bắt đầu những thángngày vô cùng gian khổ giữa rừng núi hoang vu để tạo lập cơ đồ, xây dựngcuộc sống Nhưng, họ đã đứng vững, vượt qua và vững bước đi lên phíatrước Nghĩa đảng, tình dân, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dânViệt Nam, khát vọng cho Độc lập, Tự do, thống nhất Tổ quốc và tình đồngđội đã tạo nên sức mạnh phi thường cho những người lính ở Nông trườngQuốc doanh 3-2 tiếp tục chiến đấu và làm nên chiến thắng

Trang 40

Trong thời kì 1958 - 1960, là thời gian nông trường quốc doanh 3/2mới ra đời nên bước đầu hoàn thiện cơ cấu hành chính, nhân sự, bước đầu đivào hoạt động

1.3.4 Phương thức quản lý và lực lượng lao động trong nông trường 1.3.4.1 Về bộ máy tổ chức lãnh đạo

Đối với các nông trường được định hình trên cơ sở từ doanh điền PhủQuỳ, lãnh đạo nông trường là Ban giám đốc nông trường do Bộ trưởng BộNông Lâm điều động làm nhiệm vụ gồm có Bí thư đảng ủy nông trường vàGiám đốc nông trường

Đối với các nông trường được quyết định thành lập trên cơ sở các đơn

vị quân đội - Ban chỉ huy các trung đoàn trở thành Ban giám đốc các nôngtrường, ban chỉ huy tiểu đoàn trở thành ban lãnh đạo các đội sản xuất

Dưới Ban giám đốc nông trường có phó giám đốc và đội trưởng, độiphó các đội sản xuất, có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý, điều hành hoạtđộng sản xuất và kinh doanh của nông trường

1.3.4.2 Về quản lý công nhân

Để việc quản lý nông trường có hiệu quả, việc sử dụng công nhân làđiều hết sức quan trọng đối với các nông trường Công nhân ở các nôngtrường được chia làm nhiều loại Ở nông trường Quốc doanh 3/2, công nhânchủ yếu là bộ đội tập kết miền Nam ra Bắc, thực hiện Nghị quyết của Quân ủy

TW, Quân khu IV đã điều động một số đơn vị thuộc 2 Trung đoàn 812 và 120cùng với Đoàn 79 lên xã Xuân Thành, huyện Nghĩa Đàn (nay thuộc huyệnQuỳ Hợp - Nghệ An) để thành lập nông trường quân đội nhằm khai phá rừnghoang, xây dựng kinh tế với tên gọi Nông trường Quốc doanh 3/2, tiền thâncủa Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 ngày nay

Bộ phận công nhân thứ hai là một số lượng người dân ở các địa phươngphụ cận như Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Nam Đàn, Đô Lương, Nghi

Ngày đăng: 22/01/2016, 18:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Phương Anh (2013), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An. Luận văn tốt nghiệp Đại học, lưu tại trung tâm thư viện Nguyễn Thúc Hào, Đại học Vinh,kho luận án - luận văn, mã tài liệu LA.013471 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2013), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An
Tác giả: Vũ Thị Phương Anh
Năm: 2013
2. Nguyễn Xuân Ái, Bác Hồ với nông trường quốc doanh Đông Hiếu (1961). Hồi ký lưu tại văn phòng truyền thống nông trường Đông Hiếu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với nông trường quốc doanh Đông Hiếu (19
Tác giả: Nguyễn Xuân Ái, Bác Hồ với nông trường quốc doanh Đông Hiếu
Năm: 1961
3. BCH Đảng bộ huyện Đô Lương (1991), Lịch sử Đảng bộ huyện Đô Lương - tập 1 (1930 - 1963). Xưởng in báo Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Đô Lương - tập 1 (1930 - 19
Tác giả: BCH Đảng bộ huyện Đô Lương
Năm: 1991
4. Bộ Nông trường, Công tác hạch toán trong nông trường quốc doanh. Của Bộ Nông trường quốc doanh. Lưu tại Thư viện tỉnh Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác hạch toán trong nông trường quốc doanh
5. BCH Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn (1930 - 2008). NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn (1930 - 2008)
Tác giả: BCH Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2010
6. BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An tập II (1954 - 1975). NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An tập II (1954 - 1975)
Nhà XB: NXB Nghệ An
7. BCH Đảng ủy, Ban giám đốc, Công đoàn Nông trường 3/2 (1958 -2009). NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công đoàn Nông trường 3/2 (1958 -2009)
Nhà XB: NXB Nghệ An
8. Bộ Nông Lâm (1958), Báo cáo côngcủa công tác thanh tra Bộ Nông Lâm về việc kiểm tra thực hiện tiền lương ở các nông trường Nghệ An năm 1958. Lưu trữ tại Cục Lưu Trữ Trung Ương 3, mục 1, Hồ sơ 2266 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo côngcủa công tác thanh tra Bộ Nông Lâm về việc kiểm tra thực hiện tiền lương ở các nông trường Nghệ An năm 1958
Tác giả: Bộ Nông Lâm
Năm: 1958
9. Bộ Nông Lâm (1958), Kế hoạch 3 năm 1958 - 1960 của Nông trường Quốc doanh. Lưu trữ tại Cục văn thư lưu trữ Nghệ An, Hồ sơ 371 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch 3 năm 1958 - 19"60 "của Nông trường Quốc doanh
Tác giả: Bộ Nông Lâm
Năm: 1958
10. Bộ Nông trường (1960), Kế hoạch phát triển Nông trường Quốc doanh năm 1961. Lưu trữ tại Cục lưu trữ Trung ương 3, Hồ sơ 58, mã tài liệu 1901888 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triển Nông trường Quốc doanh năm 19
Tác giả: Bộ Nông trường
Năm: 1960
11. Bộ Nông trường (1960), Về việc điều động và thuyên chuyển cán bộ năm 1960. Lưu trữ tại Cục lưu trữ Trung ương 3, hồ sơ 381, mã tài liệu 190074 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc điều động và thuyên chuyển cán bộ năm 19
Tác giả: Bộ Nông trường
Năm: 1960
12. Bộ Nông Trường (1961), Kế hoạch phát triển Nông trường Quốc doanh năm 1961. Của Nông trường Quốc doanh. Lưu trữ tại Cục lưu trữ Trung ương 3, hồ sơ 71, mã tài liệu 190073 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triển Nông trường Quốc doanh năm 1"9"6
Tác giả: Bộ Nông Trường
Năm: 1961
13. Bộ Nông trường (1963), Về việc sáp nhập và thành lập các đơn vị trực thuộc Bộ năm 1963. Hồ sơ 124, mã tài liệu 190306. Lưu tại Cục lưu trữ Trung ương 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 63), Về việc sáp nhập và thành lập các đơn vị trực thuộc Bộ năm 1963. Hồ sơ 124, mã tài liệu 190306
Tác giả: Bộ Nông trường
Năm: 1963
14. Bộ Nông trường (1963), Về quá trình xây dựng Nông trường Quốc doanh khi thành lập đến năm 1965. Hồ sơ 62, mã tài liệu 190181, lưu giữ tại Cục lưu trữ Trung ương 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 63), Về quá trình xây dựng Nông trường Quốc doanh khi thành lập đến năm 1965. "Hồ sơ "62
Tác giả: Bộ Nông trường
Năm: 1963
15. Bộ Nông trường (1963), Kết quả thi đua năm 1964 - 1968 chống Mỹ cứu nước của nghành Nông trường quốc doanh. Lưu giữ tại Cục lưu trữ Trung ương 3, hồ sơ 68, mã tài liệu 190186 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 63), Kết quả thi đua năm 1964 - 1968 chống Mỹ cứu nước của nghành Nông trường quốc doanh. "Lưu giữ tại Cục lưu trữ Trung ương 3, hồ sơ "68", mã tài liệu 19018
Tác giả: Bộ Nông trường
Năm: 1963
16. Bộ nông trường (1962), Giới thiệu anh hùng nông ngiệp nông trường. Lưu tại Thư Viện tỉnh Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu anh hùng nông ngiệp nông trường
Tác giả: Bộ nông trường
Năm: 1962
17. Bộ nông trường (1984), Thiết kế quy hoạch đất đai nông trường quốc doanh và hợp tác xã. Lưu tại Thư viện tỉnh Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế quy hoạch đất đai nông trường quốc doanh và hợp tác xã
Tác giả: Bộ nông trường
Năm: 1984
18. Bộ Nông Trường, Những vấn đề rút ra từ tổng kết 10 năm 1960 - 1969 nghành Nông trường Quốc doanh. Lưu giữ tại Cục lưu trữ Trung ương 3, hồ sơ 84, mã tài liệu 190220 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề rút ra từ tổng kết 10 năm 1960 - 1969 nghành Nông trường Quốc doanh
19. Bộ Nông trường, Về việc thành lập đoàn củng cố Nông trường Quốc doanh, Môn, Nghệ An. Lưu tại Cục lưu trữ Trung ương 3, hồ sơ 1532, mã tài liệu 202 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc thành lập đoàn củng cố Nông trường Quốc doanh, Môn, Nghệ An
20. Bộ Nông trường, Báo cáo sáu tháng, năm của Bộ Nông trường, Ty nông trường, Chi cục thống kê về việc thực hiện kế hoạch Nhà nước năm năm1966 - 1970. Lưu tại Trung tâm lưu trữ tỉnh Nghệ An, hộp số 64, mã tài liệu 591 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sáu tháng, năm của Bộ Nông trường, Ty nông trường, Chi cục thống kê về việc thực hiện kế hoạch Nhà nước năm năm1966 - 1970

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w