1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng anh cấp tiểu học huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa

113 966 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 837 KB

Nội dung

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nguồn lực con người là nhân tốquyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Ban Bí thư Trung ương Đảng C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VŨ HỒNG TUẤN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẤP TIỂU HỌC

HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VŨ HỒNG TUẤN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO

VIÊN TIẾNG ANH CẤP TIỂU HỌC HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Mai Văn Trinh

Trang 3

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn đối với:

- Phòng sau Đại học trường Đại học Vinh, Hội đồng đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản lí giáo dục thuộc Đại học Vinh

- Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn.

- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS Mai Văn Trinh, người thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Đồng thời tôi chân thành cảm ơn:

- Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD & ĐT Thanh Hóa

- Lãnh đạo và chuyên viên phòng GD & ĐT huyện Hậu Lộc

- Các đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường TH huyện Hậu Lộc.

- Các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, giáo viên Tiếng Anh cấp TH huyện Hậu Lộc.

- Bạn bè, các đồng nghiệp, những người thân và gia đình đã động viên, khích lệ tôi học tập và hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Tôi kính mong sự chỉ dẫn, góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo, bạn

bè và đồng nghiệp.

Nghệ An, tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn

Vũ Hồng Tuấn

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Những đóng góp của đề tài 4

9 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TIỂU HỌC 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Những khái niệm chủ yếu được sử dụng trong luận văn 10

1.3 Giáo dục Tiểu học trong sự nghiệp đổi mới giáo dục 16

1.4 Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài 25

1.5 Cơ sở pháp lý của đề tài 29

Kết luận chương 1 30

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẤP TIỂU HỌC Ở HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA 31 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và GD&ĐT của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa 31

2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh cấp tiểu học huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh Hóa 42

2.3 Nguyên nhân của thực trạng 59

Trang 5

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH

THANH HÓA 63

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 63

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa 64

3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 83

3.4 Khảo sát,thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

1 Kết luận 87

2 Kiến nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, mọi quốc gia trên thế giới đang đứngtrước những cơ hội và thách thức chủ yếu về khoa học - công nghệ phát triển vớinhững bước tiến nhảy vọt đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷnguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức đồng thời xu thế toàn cầu hoá và hộinhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranhgay gắt nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống củamỗi dân tộc

Những đặc trưng mang tính khách quan nêu trên đã tác động và làm biến đổinhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có giáodục Sự biến đổi đó được thể hiện trước hết ở quan niệm mới về mẫu hình nhân cáchngười học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực xã hội trong bối cảnh chung nói trên.Nhưng vì giáo dục lại là yếu tố cơ bản để phát triển con người, tạo nguồn lực cho pháttriển KT-XH, cho nên cũng vì các yêu cầu mới về nguồn nhân lực xã hội đã dẫn đến

sự tất yếu phải đổi mới về giáo dục và quản lý giáo dục

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nguồn lực con người là nhân tốquyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị số 40 CT/TW ngày15/6/2004 về “Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lýgiáo dục”; tiếp đó ngày 11/ 01/ 2005 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số09/2005/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010, đặc biệt mới đây vào ngày4/11/2013 tại Hội nghị lần thứ tám ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI đã banhành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Như vậy, để nâng cao chất lượng

1

Trang 8

quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương Một trong các giải pháp cơ bản đểnâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là tổ chứchoạt động đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ này.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục tiểu học có ý nghĩa rấtquan trọng đối với sự vận động và phát triển của toàn hệ thống Nó đóng vai trò "nềntảng" nhằm đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách conngười, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và giáo dục đại học “Giáodục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triểnđúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản đểhọc sinh tiếp tục học trung học cơ sở” Để đạt được mục tiêu nói trên cần có sự nỗ lựccủa toàn xã hội, của nhiều lực lượng, trong đó đội ngũ giáo viên tiểu học “giữ vai tròquyết định” Vì vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên tiêu học để đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay lại càng có ý nghĩa hơn

Hậu Lộc là một huyện vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa Trong thời gian vừaqua, tình hính giáo dục của huyện nói chung đã có sự cải thiện đáng kể đặc biệt giáodục tiểu học Thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốcdân giai đoạn 2008-2020” về Chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học, các trườngTiểu học Huyện Hậu Lộc đã đạt được một số thành tích đáng kể.Tuy nhiên, chấtlượng đội ngũ một số giáo viên dạy tiếng Anh còn chưa đáp ứng về chất lượng, chưađồng bộ về cơ cấu, nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao, mất cân đối vàchưa đồng bộ; đặc biệt phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá, rèn luyện kỹnăng cho học sinh còn hạn chế Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là cần phải tìm ra cácgiải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học huyện HậuLộc, tỉnhThanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của đất nước

Xuất phát từ tình hình đội ngũ, xuất phát từ chất lượng thực tế, xuất phát

từ yêu cầu giáo dục của thời kỳ mới, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng

cao chất lượng đội ngũ Giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa”

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận, khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ

Giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuấtmột số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu.

Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên Tiếng Anh cấpTiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênTiếng Anh cấp Tiểu học

4.2 Nghiên cứu thực trạng nâng cao đội ngũ giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học

huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

4.3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênTiếng Anh cấp Tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

5 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp khoa học có tính khả thi thì sẽ nâng caochất lượng giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

7 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Trong Luận văn phối hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếudưới đây:

1

Trang 10

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận.

Bằng việc nghiên cứu hệ thống các văn kiện của Đảng, Nhà nước và ngành Giáodục về đường lối, chính sách phát triển giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ giáoviên tiếng Anh tiểu học nói riêng trong giai đoạn hiện nay; đồng thời nghiên cứu cáccông trình khoa học có liên quan đến bồi dưỡng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếngAnh trường Tiểu học, , phương pháp này được sử dụng với mục đích chỉ ra các cơ

sở lý luận chủ yếu về công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viêndạy tiếng Anh

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Bằng việc người nghiên cứu quan sát (tiếp cận và xem xét hoạt động công tácbồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường tiểu học), khảo sát (xây dựng cáctiêu chí và hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên tắc, nội dung chủ định củangười nghiên cứu để xin ý kiến của các đối tượng điều tra), xin ý kiến chuyên gia(bằng các phiếu hỏi); nhóm phương pháp này được sử dụng với mục đích tìm hiểuthực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh Tiểu học, đồng thờixem xét mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp

8.2 Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh TH trên địabàn Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Phát hiện những mặt tồn tại, khó khăn cần khắcphục

Trang 11

8.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh

TH Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môntiếng Anh

8.4 Đề xuất một số kết luận nghiên cứu và một số kiến nghị cần thiết cho các

cơ quan, ban ngành có liên quan

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung chínhcủa luận văn được cấu trúc trong 3 chương sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênTiếng Anh cấp Tiểu học

- Chương 2: Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên Tiếng

Anh cấp Tiểu học huyện Hậu Lộc , tỉnh Thanh Hóa

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên Tiếng

Anh cấp Tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một vấn đề hếtsức quan trọng và cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay,không chỉ riêng ở Việt Nam ta mà cả ở nước ngoài, trong đó có nhiều nước có nềngiáo dục phát triển như Hoa Kỳ, Úc, Thụy Điển, Anh, Phần Lan hay Singapore, đã

có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ

và quản lý chất lượng giáo viên trong và ngoài nước được công bố như:

- Tham luận “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và tiền lương củagiáo viên” của tiến sĩ (TS) Kent Fransworth

- Đề án “Kế hoạch tổng thể về việc nâng cao chuyên môn giảng viên trong tiếntrình phát triển tại trường đại học Tomball” của TS Judy Murray, Đại học Tomball(Texas, Hoa Kỳ)

Trong đó tác giả nhấn mạnh đến yếu tố “Phát triển đội ngũ giảng viên nhằmcủng cố sứ mệnh và giá trị của trường đại học” và đề ra những mục tiêu và giải pháp

cụ thể đối với vấn đề nêu trên

Ở nước ta, vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên trong các đơn vị trường học luônđược các cấp quản lý quan tâm sâu sắc bởi đội ngũ giáo viên và CBQL là nguồn nhânlực quý báu nhất, có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường , sảnphẩm của họ khác với sản phẩm của các loại hình lao động khác ở chỗ sản phẩm nàytích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó là nhân cách - sức lao động

Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài khoa học đề cập đến vấn đềquản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý chất lượngđội ngũ, phát triển đội ngũ giáo viên như Tiến sĩ Vũ Bá Thể đã đưa ra một số giảipháp phát triển nguồn nhân lực để công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước trong giaiđoạn đến năm 2020 Trong đó có những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển giáo dục

Trang 13

phổ thông “Xây dựng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu về số lượng, ổn định theo vùng, đồng bộ về cơ cấu”, “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác quản

lý và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục phổ thông” Giáo sư viện sĩ Phạm Minh Hạc trong “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI” đã khẳng định: “đội ngũ giáo viên là một yếu tố quyết định sự phát triển sự nghiệp GD&ĐT” và đã đưa ra những “chuẩn quy định đào tạo giáo viên”; Công trình nghiên cứu vè : Tư tưởng Hồ

Chí Minh về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên của Thạc sĩ Thái Bình Dương-TrườngĐại học vinh đăng trên tạp chí Giáo dục số 126 (tháng 11 năm 2005); Xây dựng độingũ giáo viên phổ thông trong 60 năm phát triển nền Giáo dục Việt nam của Tiến sĩ

Vũ Văn Dụ đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục số 14 (tháng 11 năm 2006) Đây lànhững công trình, bài viết đã nghiên cứu những mảng đề tài hết sức thiết thực, làm cơ

sở lý luận cho công tác quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên

Các tài liệu thể hiện rất rõ quan điểm của các tác giả về vị trí, vai trò, nhiệm vụ

và đạo đức của nhà giáo Điều này có liên quan khá tốt với việc tăng cường công tácquản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức về nghề nghiệp cho giáo viên TH

Khi bàn về vai trò, năng lực của người giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, CốThủ tướng Phạm Văn Đồng viết: "Thầy giáo là nhân vật trọng tâm trong nhà trường, làngười quyết định đào tạo nên những con người-con người mới xã hội chủ nghĩa Vậythầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứngđáng là người người thầy giáo xã hội chủ nghĩa".Đồng thời Thủ tướng còn chỉ rarằng:"Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của chúng ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợinhất để đội ngũ giáo viên dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làmtròn sứ mạng của mình"

Chăm lo xây dựng, quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm

vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý của nhà trường Người cán

bộ quản lý trường học nhận thức được vai trò của công tác này, đầu tư công sức, trítuệ cho công tác này sẽ thu được chất lượng giáo dục cao Nghị quyết Trung ương II

Trang 14

(khoá VIII) của Đảng đưa ra quan điểm chỉ đạo "giáo dục là quốc sách hàng đầu";pháp luật nước ta đã quy định địa vị pháp lí của nhà giáo [13]

Điều 70 của Bộ luật Giáo dục năm 2005 quy định tiêu chuẩn một nhà giáo nhưsau [23]:

+ Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ;

+ Đủ sức khoẻ theo yêu cầu của nghề nghiệp

Các tác giả PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi, PGS.TS Phạm Minh Hùng, PGS.TSThái Văn Thành trong các công trình nghiên cứu của mình đã nêu lên nguyên tắcchung của việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như sau:

- Xác định đầy đủ nội dung hoạt động chuyên môn của giáo viên;

- Xây dựng hoàn thiện quy chế đánh giá xếp loại chuyên môn giáo viên;

- Tổ chức đánh giá xếp loại chuyên môn của giáo viên

- Sắp xếp điều chuyển những giáo viên không đáp ứng yêu cầu về chuyên

Từ đó các tác giả nhấn mạnh vai trò quản lí chuyên môn, quản lý chất lượngđội ngũ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Ngoài giảng dạy và làm công tác chủnhiệm lớp, hoạt động chuyên môn còn bao gồm cả những công việc như: Tự bồidưỡng, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoahọc giáo dục

Trong đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn

2008 - 2020" được ban hành tại quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủcũng đã quy định rất rõ về năng lực cần đạt của giáo viên dạy Tiếng Anh trong cáctrường tiểu học, THCS, THPT, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học theokhung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất Khung trình độ năng lực ngoại ngữ chỉ

rõ trình độ của những năng lực cụ thể cần đạt được tương ứng Khung trình độ nănglực chung về ngoại ngữ bao gồm 6 bậc, trong đó Bậc 1 là bậc thấp nhất và Bậc 6 là caonhất, có nội dung cụ thể cho cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, Viết Đối với giáo viên dạycác cấp học, bậc học thì đề án cũng đã quy định rất cụ thể về năng lực cần đạt đó là:

Trang 15

+ Giáo viên dạy ngoại ngữ cấp tiểu học có năng lực ngoại ngữ Bậc 3

+ Giáo viên dạy ngoại ngữ cấp THCS và tương đương có năng lực ngoại ngữBậc 4

+ Giáo viên/giảng viên dạy ngoại ngữ cấp THPT, trung cấp chuyên

nghiệp, cao đẳng và đại học hoặc tương đương có năng lực ngoại ngữ Bậc 5[12]

Trong quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theoThông tư số 14/2007/TT-BGDĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo đã quy định rất cụ thể về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học vàhướng dẫn chi tiết việc đánh giá, phân loại giáo viên hàng năm theo chuẩn nghềnghiệp này

- Đã có nhiều luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vựcquản lý đội ngũ, tiêu biểu như:

Luận văn thạc sĩ “Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THCS ở

huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” của tác giả Nguyễn Thanh Dân năm 2010 đã đề xuất

được các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên phù hợp, khả thi góp phần nâng caochất lượng và hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở;

Luận văn thạc sĩ ““Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ

giáo viên dạy tiếng Anh tại các trường THPT tỉnh Thanh Hóa”” của tác giả Nguyễn

Anh Tuấn năm 2010; “Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và

CBQL trường THPT tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006 - 2010” của tác giả Phạm

Đình Ly đã đề ra được những giải pháp trong công tác xây dựng và phát triển đội

ngũ giáo viên bậc trung học phổ thông Luận văn thạc sĩ " Những giải pháp quản lý

nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An" của tác

giả Nguyễn Thị Phương (2010) đã đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc quản lýnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An

Luận văn thạc sĩ "Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên THCS huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa " của tác giả Hoàng Sỹ Hùng

(2008);

Trang 16

- Hội thảo toàn quốc “QLGD còn hạn chế - thực trạng và giải pháp” tháng04/2005 do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội đã nêu lên các nguyên nhân khách quan,chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong QLGD Trong đó, có nguyên nhân nănglực đội ngũ cán bộ QLGD còn hạn chế và đội ngũ giáo viên không đồng bộ, bất hợp

lý về cơ cấu bộ môn, loại hình đào tạo, năng lực nghiệp vụ

Mặc dù các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu nhiều về dề tài quản líchất lượng đội ngũ giáo viên Song các tác giả đều nghiên cứu trên phạm vi rộng màchưa thể hiện đước tính vùng miền nên còn mang tính chất chung chung Đặc biệtchưa có một tác giả nào đi sâu, nghiên cứu công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên Tiếng Anh cấp TH trên địa bàn Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

1.2 Tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng giáo viên tiếng Anh.

Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục thời kỳ hiện đại, đáp ứng chuẩn nghềnghiệp giáo viên TH, đáp ứng năng lực bộ môn để thực hiện đề án "Dạy và học ngoạingữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020", việc đánh giá đúngthực trạng đội ngũ giáo viên, công tác quản lí chất lượng đội ngũ giáo viên TiếngAnh, những người quyết định trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học trong nhàtrường TH là vô cùng cần thiết

Mặt khác thông qua kết quả chất lượng giáo dục môn học hàng năm để phântích đánh giá công tác quản lý dạy học ở các nhà trường TH, từ đó đề ra các giải phápphù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương

1.3 Những khái niệm chủ yếu được sử dụng trong luận văn

1.3.1 Khái niệm giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng

Trang 17

người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra Tuy nhiên để có được những giảipháp như vậy, chúng ta cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và tực tiễn đáng tin cậy.

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng, số lượng và cơ cấu trong đội ngũ giáo viên.

1.3.1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường TH là đề ra các phương pháptác động vào đội ngũ nhằm đảm bảo, kiểm soát và phát triển chất lượng đội ngũ giáoviên các trường TH theo các bước sau:

1) Xây dựng kế hoạch

2) Tổ chức chỉ đạo thực hiện

3) Kiểm tra - đánh giá

- Hiệu trưởng xem xét thực tế, đánh giá thực trạng so với mục tiêu kế hoạch đềra

- Phát hiện mặt tốt để động viên khuyến khích, các mặt còn sai lệch thì uốn nắn,sửa chữa, các mặt chưa đạt cần xử lý kịp thời

- Đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp, phù hợp

Nếu chỉ đề cập về quản lý trong phạm vi quốc gia, một địa phương thì chủ thểquản lý là bộ máy quản lý của nhà nước từ trung ương đến nhà trường Khách thểquản lý là hệ thống giáo dục quốc dân, sự nghiệp giáo dục của một địa phương haymột trường học

Trang 18

Các mối quan hệ trong quản lý bao gồm: Quan hệ cơ bản nhất là quan hệ giữangười quản lý với người dạy và người học trong hoạt động giáo dục Các mối quan hệkhác biểu hiện trong quan hệ giữa các cấp bậc quản lý, giữa người – việc, giữa người– vật.

Các cấp quản lý có chức năng tương tự nhau Đều vận dụng các chức năngquản lý (đã nói ở trên) để thực hiện các nhiệm vụ công tác của cấp mình Nội dunghoạt động khác nhau do phân cấp quản lý quy định, do nhiệm vụ của thời kỳ chiphối Đặc biệt là chịu ảnh hưởng của những biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, khoahọc và công nghệ…

1.3.3 Quản lý trường học

Trường học là cấp cơ sở của hệ thống giáo dục Nơi trực tiếp đào tạo học sinh,sinh viên Nơi thực thi mọi chủ trương đường lối, chế độ chính sách, nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục Nơi trực tiếp diễn ra lao động dạy và laođộng học của thầy và trò, hoạt động của bộ máy quản lý trường học

Điều 48 luật giáo dục 2005 đã ghi rõ: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục”.

Trường học là một hệ thống xã hội, nó nằm trong môi trường xã hội và nó tác

động qua lại với môi trường đó, nên: “Quản lý Nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” và “việc quản lý nhà trường

PT là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [20]

Cũng có thể coi quản lý trường học là quản lý một hệ thống bao gồm 6 thànhtố:

1 Mục tiêu giáo dục

2 Nội dung giáo dục

Trang 19

3 Phương pháp giáo dục

4 Thầy giáo

5 Học sinh

6 Trường sở và thiết bị trường học

Ngoài ra, người CBQL trường học cần có những quan hệ với môi trường giáodục và các hoạt động xã hội, nên cũng có thể thêm 2 yếu tố bên ngoài: Môi trườnggiáo dục; các lực lượng xã hội và kết quả giáo dục

Các yếu tố hợp thành quá trình giáo dục vừa có tính độc lập tương đối và có nétđặc trưng riêng của mình lại có quan hệ mật thiết với nhau, tác động tương hỗ lẫn nhautạo thành một thể thống nhất Có thể biểu hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2 Các yếu tố hợp thành quá trình giáo dục.

Sự liên kết của các thành tố này phụ thuộc rất lớn vào chủ thể quản lý, nói cách

khác, người quản lý biết “khâu nối” các thành tố lại với nhau, biết tác động vào cả

quá trình giáo dục hoặc tăng thành tố làm cho quá trình vận động tới mục tiêu đãđịnh, tạo được kết quả giáo dục đào tạo của nhà trường

1.3.2 Khái niệm về giáo viên, giáo viên TH

PPGV

Quản lý

Trang 20

"1 Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ

sở giáo dục khác

2 Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) Ðạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Ðủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d) Lý lịch bản thân rõ ràng

3 Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục

nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên [23].

Tóm lại, Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhàtrường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.3 Khái niệm đội ngũ, đội ngũ giáo viên TH

1.3.3.1 Khái niệm đội ngũ

Nói đến đội ngũ, từ điển Bách khoa Việt nam đã định nghĩa : "Đội ngũ là khốiđông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành lực lượng" [37]

Hoặc: "Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụhoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong một hệ thống (Tổ chức)" [37]

Ví dụ : Đội ngũ giáo chức ở trường học bao gồm :

+ Cán bộ quản lý các cấp trong trường học;

+ Nhà giáo (giảng viên, giáo viên);

+ Nhân viên phục vụ các hoạt động giáo dục trong trường học;

Từ đó ta có thể hiểu hơn về đội ngũ:

Trang 21

+ Đó là sự gắn kết những cá thể với nhau, hoạt động qua sự phân công, hợp táclao động.

+ Là những người có chung mục đích, lợi ích và ràng buộc với nhau bằng tráchnhiệm pháp lý

1.3.3.2 Đội ngũ giáo viên TH

Đội ngũ giáo viên TH là lực lượng các nhà giáo tham gia giáo dục và giảng dạy

ở cấp TH Đội ngũ giáo viên TH được tổ chức chặt chẽ, có sự thống nhất cao về lýtưởng, có cùng mục đích giáo dục học sinh thành những con người phát triển toàndiện Đội ngũ giáo viên TH bao gồm người tham gia trực tiếp quá trình quản lý hoạtđộng giáo dục, đó là hiệu trưởng, giáo viên (Gồm giáo viên bộ môn và giáo viên chủnhiệm), giáo viên là tổng phụ trách đội

Người giáo viên TH là những người tốt nghiệp ngành sư phạm theo chuẩn đàotạo bằng cao đẳng chuyên nghiệp Họ là những người đứng trong hệ thống giáo dụcphổ thông, giáo dục TH được thực hiện 5 năm từ lớp 1 đến lớp 5.Đây là những giáoviên trực tiếp giảng dạy chương trình TH nhằm đạt mục tiêu của giáo dục phổ thông,

là giúp học sinh phát triển toàn diện và hình thành các khả năng, phát triển năng lựcsáng tạo, hình thành nhân cách, chuẩn bị tiền đề cho các em tiếp tục học lên hoặc đivào cuộc sống lao động

Từ khái niệm và phân tích trên thì ta hiểu rằng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh THchính là lực lượng các nhà giáo tham gia giáo dục và giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ởcấp TH

1.3.4 Khái niệm chất lượng đội ngũ, chất lượng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh TH

1.3.4.1 Chất lượng đội ngũ giáo viên

Trong lĩnh vực giáo dục chất lượng đội ngũ giáo viên với đặc trưng sản phẩm làcon người có thể hiểu là các phẩm chất, giá trị nhân cách và năng lực sống hoà nhậpđời sống xã hội, giá trị sức lao động, năng lực hành nghề của người giáo viên tương

Trang 22

ứng với mục tiêu đào tạo của từng bậc học ngành học trong hệ thống giáo dục quốcdân.

Là một khái niệm rộng, chất lượng đội ngũ giáo viên nó bao hàm nhiều yếu tố:Trình độ được đào tạo của từng thành viên trong đội ngũ, thâm niên làm việc trong tổchức, thâm niên trong vị trí làm việc mà người đó đang đảm nhận, năng lực chuyênmôn, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm; đạo đức nghề nghiệp,năng lực nghiên cứu khoa học,

sự hài hoà giữa các yếu tố Tựu chung lại, chúng ta chú trọng đến 04 nội dung: Đảmbảo về số lượng; đảm bảo về trình độ đào tạo; Đảm bảo về phẩm chất chính trị; Đảmbảo về năng lực chuyên môn

1.3.4.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh TH.

Chất lượng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh TH cũng bao hàm các yếu tố chungcủa khái niệm chất lượng đội ngũ; Chất lượng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh TH phảiđảm bảo các yếu tố sau: Bảo đảm về số lượng, đảm bảo sự hài hoà giữa các yếu tốtrong đội ngũ;Bảo đảm về trình độ đào tạo: Đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chínhquy hay không chính quy, chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo;Bảo đảm về phẩmchất chính trị, đạo đức nghề nghiệp;Bảo đảm về năng lực chuyên môn Tiếng Anhnhư:

+ Năng lực sư phạm (Phương pháp dạy học);

+ Năng lực ngôn ngữ (chuyên môn): là năng lực các kỹ năng và kiến thức ngônngữ như: Nghe, nói, Đọc, Viết và Kiến thức ngôn ngữ (ngữ pháp).Giáo viên TiếngAnh TH tham gia dạy học môn tiếng Anh theo đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệthống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020", trình độ giáo viên TH dạy môn TiếngAnh phải đạt chuẩn bậc 3 trở lên (đạt chuẩn B1 trở lên theo khung tham chiếu chungChâu Âu về ngôn ngữ) Xem chi tiết ở khung năng lực ngôn ngữ tại Phụ lục 5 củaluận văn)

+ Năng lực về công nghệ thông tin

+ Năng lực nghiên cứu khoa học

Trang 23

1.4 Người giáo viên Tiếng Anh cấp tiểu học trong bối cảnh hiện nay.

1.4.1 Giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.4.1.1 Vai trò vị trí của giáo dục tiểu học

Trong khoản 2 điều 26 của Luật giáo dục 2005 về hệ thống giáo dục quốc dân

có ghi: 1 Giáo dục phổ thông bao gồm:

a) Giáo dục TH được thực hiện trong năm năm học từ lớp 1 đến lớp 5 Tuổi củahọc sinh vào lớp một là sáu tuổi;

b) Giáo dục THCS được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín.Học sinh vào lớp 6 phải hoàn thành chương trình TH, có tuổi là mười một tuổi;

c) Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mườihai Học sinh vào lớp mười phải có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là mười lăm tuổi

Điều lệ trường TH quy định vị trí của trường TH:

Trường TH là cơ sở giáo dục của bậc TH, bậc học đầu tiên của ngành học phổthông của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm bước đầu hình thành trình độ học vấnphổ thông cho học sinh Trường TH có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng

Sơ đồ 3: TH trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trang 24

Đại

học

VàođờiTHPT

THCS

TH

12 11 10

9 8 7 6

5 4

1 2 3

THCN

Cao đẳng

Học nghề

Giáodụcthường xuyênBằng THCS

Bằng THPT

Giấy chứng nhận

hoàn thành

chương trình TH

Trang 25

Sơ đồ 4: Vị trí, tính chất của trường TH trong hệ thống giáo dục phổ thông.

1.4.1.2 Mục tiêu giáo dục tiểu học.

Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp

hoá - hiện đại hoá chỉ rõ: “Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển” [2] Trong quá trình phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam, hệ

thống nhà trường của Việt Nam đang tiến tới hoàn thiện về mục tiêu, nội dung,phương pháp Để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo nâng cao hiệu lực của quản

lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Luật giáo dục đã quy định về tổ chức và hoạt động của hệ thốnggiáo dục quốc dân Luật giáo dục chỉ rõ về vị trí, nhiệm vụ, tính chất, mục tiêu,nguyên lý, nội dung, phương pháp giáo dục, quan hệ giữa nhà trường gia đình, xã hội.Trong đó, nhà trường giữ vai trò chủ động phối hợp thực hiện mục tiêu giáo dục

“Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn

- Thăm dò hướng nghiệp (dự hướng), chuẩn bị nghề

- Linh hoạt đa dạng,

Trang 26

bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi sâu vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.[5]

Mục tiêu đào tạo của nhà trường TH là: “Giáo dục TH nhằm giúp học sinh có một nền tảng văn hóa ban đầu vững chắc, có trình độ học vấn nghe, đọc, nói, viết thông thạo, có các kỹ năng tính toán cơ bản, hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu

về nhân cách, phổ cập và phát triển”.

1.4.1.3 Nhiệm vụ của giáo dục tiểu học

Luật giáo dục và điều lệ trường TH quy định nhiệm vụ và quyền hạn củatrường TH như sau:

Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trìnhgiáo dục do Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo ban hành

Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạchhoá, phổ cập giáo dục TH trong phạm vi cộng đồng theo quy định của nhà nước

Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh

Quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định củapháp luật

Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiệncác hoạt động giáo dục

Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trongphạm vi cộng đồng

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.4.3 Chuẩn (tiêu chuẩn) giáo viên tiểu học.

Trong Điều 8,9,10 Thông tư 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007 có ghiTiêu chuẩn:

Điều 8 Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lính vực của Chuẩn

1 Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn

a) Điểm tối đa là 10;

b) Mức độ: Tốt ( 9-10); khá (7-8); Trung bình ( 5-6); Kém ( dưới 5)

Trang 27

2 Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu Chuẩn

a) Điểm tối đa là 40;

b) Mức độ : Tốt ( 35 - 40) ; khá ( 28-35); Trung bình ( 20 - 27); Kém ( dưới 20)

3 Tiêu chuẩn xếp loại các lính vực của Chuẩn

a) Điểm tối đa là 200;

b) Mức độ : Tốt ( 280 - 200); Khá ( 140 - 179) ; Trung bình ( 100 - 139); Kém ( dưới100)

Điều 9 Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học.

1 Loại Xuất sắc: Là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống; kiếm thức và kỹ năng sư phạm;

2 Loại khá: Là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;

3 Loại Trung bình: Là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;

4 Loại Kém: là những giáo viên có một trong ba lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạmmột trong các trường hợp:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác;

b) Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện củahọc sinh;

c) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

d) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;

e) Nghiện ma túy hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;

g) Vắng mặt không lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồi dưỡngchính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn địnhkỳ;

h) Cả 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức bao gồm: 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiếtchọn trong các môn học còn lại không đạt yêu cầu

Trang 28

Điều 10 Quy trình đánh giá, xếp loại

1 Định kỳ vào cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức dánh giá, xếploại giáo viên tiểu học Cụ thể như sau:

a) Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự dánh giá, xếploại theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9 của văn bản này;

b) Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánhgiá vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên Đối với những tiêu chí có điểm 4 hoặcđạt điểm 9 phải được ít nhất 50% số giáo viên trong tổ khối tán thành Đối với nhữngtiêu chí có điểm từ 3 trở xuống hoặc đạt điểm 10 phải được ít nhất 50% số giáo viêntrong trường tán thành;

c) Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại:

- Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổchuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ học sinh, cha mẹhọc sinh và cộng đồng về giáo viên đó;

- Thông qua tập thể lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các

tổ trưởng hoặc khối trường chuyên môn để đánh giá, xếp loại;

- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếploại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;

- Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loạichung vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên;

- Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường

d) Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, giáo viên có quyềnkhiếu nại với hội đồng trường Nếu vẫn chưa có sự thống nhất, giáo viên có quyềnkhiếu nại để cơ quan có thẩm quyền tổ chức khảo sát, kiểm tra và đánh giá lại

2 Trong trường hợp giá viên được đánh giá cận với mức độ tốt, khá hoặc trung bình,việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên, hiệutrưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyếtđịnh đó

Trang 29

3 Trong quá trình đánh giá, xếp loại cần xem xét một cách hợp lý đối với giáo viêndạy nhiều môn học và giáo viên dạy một môn học.

1.4.4 Tiêu chuẩn GVTH theo tiêu chí trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Điều 8 Tiêu chuẩn 2 có ghi.

Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên

a) Bảo đảm đủ số lượng giáo viên để dạy các môn học bắt buộc theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo Đối với trường tiểu học dạy một buổi trong ngày có ít nhất bìnhquân1,2 giáo viên/lớp; đối với trường tiểu học dạy hai buổi trong ngày có ít nhất bìnhquân 1,5 giáo viên/ lớp;

b) Có giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phòng Hồ Chí Minh;

c) Có ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên;

d) Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo

Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên.a) Những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo được đánh giá theo Quy định Chuẩnnghề nghiệp giáo viên tiểu học phải đạt từ trung bình trở lên;

b) Có ít nhất 40% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường;

c) Công tác đào tạo, bồi dưỡng: nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng để tất cả giáo viênđạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; thực hiện nghiêm túc chương trình bồidưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; có ít nhất 50% giáoviên đuwọc xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên;

d) Bảo đảm các quyền của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và củapháp luật

1.4.5 Chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên dạy Tiếng Anh TH.

- Giáo viên nói chung và giáo viên Tiếng Anh TH có những nhiệm vụ sau đây: a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy họccủa nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;

Trang 30

tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quảgiáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đểnâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạyhọc theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minhtrong dạy học và giáo dục học sinh;

f) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

g) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàncảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

h) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

i) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoànthanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổchức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướngnghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trongcộng đồng phát triển nhà trường;

l) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghịkhen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải

Trang 31

kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoànchỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

m) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng

- Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng

- Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viêntiểu học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; cónhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường

- Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáoviên TH được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; cónhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường

- Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên tiểu học được đào tạohoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và họcsinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt

1.4.6 Yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên dạy Tiếng Anh TH.

Điều 70, Luật Giáo dục năm 2005 quy định rất rõ về tiêu chuẩn của nhà giáonhư sau:Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) Ðạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Ðủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d) Lý lịch bản thân rõ ràng

Chương II, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Thông tư

số 14 /2007 /TT-BGDĐT ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo, tại điều 5 quy định về các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.;điều 6 quy định về lĩnh vực kiến thức; Điều 7 quy định về năng lực dạy học

Đánh giá năng lực giáo viên dạy Tiếng Anh TH theo yêu cầu quy định trong đề

án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020",

Trang 32

trình độ giáo viên TH dạy môn Tiếng Anh phải đạt chuẩn bậc 3 trở lên (đạt chuẩn B1trở lên theo khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ) Cụ thể giáo viên phảiđạt các yêu cầu sau về năng lực ngôn ngữ theo yêu cầu:

Khung năng lực ngôn ngữ bậc 3 đối với giáo viên Tiếng Anh TH

về các vấn đề quen thuộc liên quan đến sở thích, học tập và việc làm của mình Có thể trao đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, giải thích vấn

đề nảy sinh Có thể trình bày ý kiến về các chủ

đề văn hóa như phim ảnh, sách báo, âm nhạc, v.v

Có thể đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành

và lĩnh vực yêu thích, quan tâm của mình

Có thể viết bài đơn giản, có tính liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc mối quan tâm cá nhân bằng cách kết nối các thành

tố đơn lập thành bài viết có cấu trúc

1.5 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh cấp tiểu học.

1.5.1 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Với vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục- đào tạo ở các trường, các cơ sởgiáo dục đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên tác động trực tiếp đến chất lượng giáodục đào tạo Muốn trò giỏi phải có thầy giỏi Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từngnói “Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” Không thể có trò giỏinếu thiếu thầy giỏi Nghị quyết Trung ương II khoá VIII “Giáo viên là nhân tố quyếtđịnh chất lượng giáo dục” Bởi vậy ngành giáo dục đào tạo coi việc xây dựng đội ngũgiáo viên chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình đổimới nền giáo dục đào tạo nước nhà

Trang 33

Giáo dục đào tạo ngày nay được tiến hành trong điều kiện cuộc cách mạngkhoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển cao, là thời đại của những giá trị nhân văntốt đẹp, của trí tuệ và những bàn tay vàng, nguồn lực trực tiếp của việc tạo ra của cảivật chất, văn hoá, tinh thần có chất lượng cao.

Chúng ta cần phải thừa nhận rằng một nền giáo dục không thể phát triển caohơn tầm những giáo viên làm việc cho nó Thầy giáo có một vị trí cực kỳ quan trọng,nhất là trong tình hình giáo dục phải hướng vào phục vụ yêu cầu CNH - HĐH đưa đấtnước bước vào các lộ trình “Đi tắt”, “Đón đầu” để đuổi kịp các nước tiên tiến trongkhu vực và trên thế giới trong đó vấn đề xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy Tiếng Anh nói riêng trongchiến lược phát triển giáo dục đào tạo có ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp bách đặcbiệt

Xác định đúng tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng và quản lí chất lượngđội ngũ giáo viên là điều vô cùng cần thiết

1.5.2 Đội ngũ giáo viên-nhân tố góp phần quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo

Xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng, có tay nghề cao và động cơ làm việc tốt là mục tiêu đồng thời cũng là một thách thức đối với hầu hết các nước trên thế giới Giáo viên phải là các chuyên gia trong một hoặc nhiều lĩnh vực, và điều này đòi hỏi một trình độ đào tạo ngày càng cao

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng và chủ yếu nhất quyết định chất lượnggiáo dục Vì đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực thi các mục tiêu và nhiệm vụcủa giáo dục, với vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục đào tạo ở các trường, ở các

cơ sở giáo dục Trong điều 14 của Luật Giáo dục cũng đã ghi rõ: "Nhà giáo giữ vai tròquyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục" [23]

Giáo dục phổ thông là ngành học có vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thốnggiáo dục quốc dân Giáo dục phổ thông góp phần to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ

Trang 34

chiến lược đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Giáo dục phổ thông góp phần quyết định việc hình

thành và phát triển nhân cách con người, phát triển con người một cách toàn diện cả

về đạo đức và tri thức, cả về kiến thức và sức khoẻ - con người lao động trong thời đạimới

Cấp TH là cấp học nền tảng của giáo dục phổ thông, có nhiệm vụ bồi dưỡng vàcung cấp những kiến thức ban đầu chuẩn bị kiến thức học phổ thông cho học sinh,giúp học sinh dần hoàn thiện nhân cách Cấp TH có tính chất bước đầu trong giáo dụcđào tạo, có nhiệm vụ chuẩn bị tốt nhất hành trang, kiến thức để học sinh bước tiếp lênbậc học THCS và THPT Chất lượng giáo dục TH tác động và ảnh hưởng nhiều đếnchất lượng sản phẩm của giáo dục phổ thông Điều này cho thấy rõ vị trí và tầm quantrọng của đội ngũ giáo viên ở các trường TH

1.5.3 Quan niệm về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là bảo đảm, cải tiến, phát triển chất lượngcủa đội ngũ giáo viên ngày càng hoàn thiện ở trình độ cao hơn về tất cả các yếu tố cấuthành từ số lượng cơ cấu đến phẩm chất, năng lực và trình độ

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thực chất là quá trình quản lí, củng cố,cải tiến, xây dựng và phát triển đội ngũ làm cho đội ngũ trưởng thành ngang tầm, đòihỏi yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và từng nhà trường nóiriêng

Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chính là đề cập đến

“cách làm, cách giải quyết, cách củng cố phát huy” cơ bản quan trọng nhằm làm cho

chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo và phát triển đạt tới chất lượng tốt hơn

1.5.4 Những nhân tố tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh các trường TH.

1.5.4.1 Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên dạy Tiếng Anh trong các trường TH

Trang 35

- Trình độ năng lực quản lý theo tinh thần của Thông tư số 14/2011/TT-BGD

ĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 về chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học (đặc biệt là trình

- Một bộ phận giáo viên năng lực chuyên môn chưa tương ứng với trình độ đàotạo; mặc dù chuẩn bằng cấp thì cao, tuy nhiên năng lực ngôn ngữ thì chưa đáp ứngđược yêu cầu

- Giáo viên dạy Tiếng Anh TH trong thời gian vừa qua được tuyển dụng từnhiều nguồn đào tạo khác nhau nên chất lượng đội ngũ còn nhiều bất cập, năng lực,nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm cuả nhiều giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu

- Do sự hội nhập của nền kinh tế đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức nghềnghiệp của đội ngũ giáo viên cả về tích cực lẫn tiêu cực Tích cực thể hiện ở chỗ:nghề giáo tiếp tục được xã hội tôn vinh, là nhân tố góp phần đẩy nhanh phát triển kinh

tế - xã hội; trong hội nhập rất cần thiêt việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh

và cho mọi người thông qua giáo dục Dù ở giai đoạn lịch sử nào, nghề giáo vẫn là

Trang 36

nghề cao quý, nhiều người trở thành thầy giáo của nhân dân và nhiều giáo viên có thunhập cao thông qua dạy học, nghiên cứu Tiêu cực thể hiện ở chỗ: Do nền kinh tế thịtrường, nhu cầu việc làm, sự cạnh tranh về lương, thưởng nên nếu vì lợi ích cá nhân,

vụ lợi sẽ đánh mất bản chất hoạt động giáo dục Giáo dục không có tính nhân văn sẽkhông được xã hội thừa nhận, tôn vinh

1.6 Cơ sở pháp lý của đề tài

Những quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước và ngành giáo dục về công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên

- Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thưc Trung ương đảng vàQuyết định số 09/2005/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viênphổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ; Kết luận 242 - TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộchính trị về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh";Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực

và khắc phục bệng thành tích trong giáo dục - đào tạo; Chiến lược phát triển giáo dục

2011 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủtướng chính phủ; Đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân giaiđoạn 2008 - 2020" được phê duyệt tại Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 củathủ Tướng chính phủ ; Thông tư số 14/2011/TT-BGD ĐT ngày 8/4/2011 ban hànhquy định về Chuẩn Hiệu trưởng tiểu học, Thông tư số 14/2007/TT-BGD ĐT ngày4/5/2007 quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học; Nghị quyết đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XI, Nghị Quyết đại hội đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII; Đạihội huyện Đảng bộ lần thứ XXIV và các chương trình hành động thực hiện nghị quyếtcủa Tỉnh và Huyện

- Quán triệt sâu sắc các quan điểm giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh vàocông tác bồi dưỡng nhận thức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên: Trung thành vớiđộc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội; có nhân cách rõ ràng, cao đẹp; sự sáng tạo trong

Trang 37

công việc, không rập khuôn, máy móc; gắn bó với thực tiễn khu vực, đất nước, địaphương để hoàn thành tốt nhiệm vụ; sự thống nhất giữa lời nói và việc làm; sự traodồi, rèn luyện và học tập suốt đời; biết coi trọng và khai thác triệt để sức mạnh giáodục của nhân dân

Kết luận chương 1

Bằng việc hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến Giáo dục; đưa ramột số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động quản lí chất lượng đội ngũ giáoviên; khái quát mục tiêu của giáo dục; chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông nóichung; nhấn mạnh vai trò, chức năng của đội ngũ giáo viên trường TH; đặc điểm nhâncách nghề nghiệp và những yêu cầu về nội dung nâng cao chất lương đội ngũ giáoviên trường TH; luận văn đã đề cập tới một số điểm sau đây về phương pháp luậnnghiên cứu:

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là con đường làm giàu kiến thức, kỹnăng, thái độ để giáo viên vững vàng về nhân cách nghề nghiệp Nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên là phát huy, tiếp tục cải tiến và quản lý tổng thể chất lượng đội ngũgiáo viên góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong giaiđoạn hiện nay

Các khái niệm, phương hướng, mục tiêu, nội dung, biện pháp nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên được nêu ra ở chương 1 sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất cácgiải pháp nhằm nâng cao và quản lý có hiệu quả chất lượng đội ngũ nhà giáo của cáctrường TH trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục và đàotạo

Trang 38

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HUYỆN HẬU LỘC,

TỈNH THANH HÓA 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và phát triển KT-XH nói chung.

Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, diện tích tự nhiên là 143,67 km2, nằm vềphía đông - đông bắc tỉnh Thanh Hóa Phía nam và tây - Tây nam giáp với thành phốThanh Hóa, phía đông nam giáp huyện Hoàng Hóa và đông bắc giáp huyện Nga Sơn,phía bắc giáp huyện Hà Trung, toàn bộ phía đông giáp Biển Đông

Là huyện đồng bằng ven biển, nơi cuối nguồn của 2 con sông lớn trong Tỉnh:sông Mã ở phía nam, vốn là gianh giới tự nhiên ngăn cách với huyện Hoằng Hóa;sông Lèn là gianh giới tự nhiên ngăn cách với huyện Hà Trung ở phía bắc Phía tâynam huyện và ven biển phía đông nam đều có núi đất thấp bao bọc, tạo ra phong cảnh

tự nhiên hữu tình, đồng thời hạn chế nhiều thiệt hại bởi những cơn bão hàng năm

Chính mảnh đất có sông núi uốn quanh, hòa hợp, hữu tình đó, cũng chính vị tríđịa lý và điều kiện tự nhiên mà mảnh đất nơi đây đã hứng chịu không ít bom đạntrong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước, những cơn bão hàng năm đổvào từ phía Biển Tất cả đã tạo nên những nét rất riêng trong tính cách, ý chí của conngười và văn hóa Hậu Lộc

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Huyện Hậu Lộc có 27 xã-thị trấn với số dân 175.690 người (thời điểm tháng12/2014), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 xấp xỉ 0,67 % Theo số liệu điều tralao động năm 2014, số người trong độ tuổi lao động là 109370 người Tôn giáo trênđịa bàn huyện được coi là hợp pháp, được công nhận gồm Phật giáo, Công giáo

Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,5%, thu nhập bình quân đầungười/năm đạt 16,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 6,95 %, tỷ lệ lao động qua đào tạonghề 40 %

Trang 39

Nhân dân Hậu Lộc có truyền thống cần cù, hiếu học Chất lượng giáo dục trongnhững năm qua được củng cố và từng bước nâng cao, đã tạo được niềm tin của Đảng

bộ và nhân dân huyện nhà

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Hậu Lộc.

2.1.2.1 Quy mô, mạng lưới trường lớp các cấp học, bậc học

Thực hiện Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày 09/02/2012 của Chủ tịch UBNDtỉnh Thanh Hóa về việc chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang trườngmầm non công lập, mạng lưới trường của huyện Hậu Lộc gồm có:

Ngành học Mầm non có 27 trường mầm non công lập Trong đó 21 trườnghạng 1 và 6 trường hạng 2 Có 10 trường Mầm non được công nhận Chuẩn quốc giamức độ 1 Quy mô 300 nhóm lớp với 7017 cháu

Bậc Tiểu học có 30 trường công lập, trong đó hạng 2 : trường, hạng 3: 23trường Có 20 trường đạt chuẩn mức độ 1, có 9 trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc giamức độ 2 Quy mô 409 lớp với 11403 học sinh, trong đó có 07 học sinh người dân tộcthiểu số, 198 HS khuyết tật hòa nhập Số lớp học 2 buổi/ngày là 9 trường với 3374học sinh Trường có quy mô nhỏ nhất là Tiểu học Châu Lộc với 8 lớp, 183 học sinh;trường có quy mô lớn nhất là Tiểu học Ngư Lộc 1 với 26 lớp, 841 học sinh Số họcsinh 5 tuổi vào lớp 1 đạt 99.8% trẻ trong độ tuổi

Bậc THCS có 28 trường công lập, gồm 01 trường hạng 1 và 27 trường hạng 3

Có 8 trường THCS đạt trường Chuẩn quốc gia Quy mô 269 lớp với 9410 học sinh.Học sinh dân tộc 05 , Có 55 HS khuyết tật học hòa nhập Trường có quy mô nhỏ nhất

là THCS Châu Lộc với 4 lớp, 142 học sinh; trường có quy mô lớn nhất là THCS NgưLộc với 33 lớp, 1.400 học sinh

Trung tâm GDTX quy mô 6 lớp, 109 học sinh Khối THPT gồm 5 trường vớiquy mô 109 lớp, 4691 học sinh

- Tỷ lệ huy động các cháu nhà trẻ ra lớp đạt 22.5% thấp hơn tỷ lệ chung toàntỉnh 1,5%; mẫu giáo đạt 95.1% cao hơn tỷ lệ chung toàn tỉnh 6.1% và tăng 7.7% sovới năm học trước Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 đạt

Trang 40

100% Số học sinh tuyển mới lớp 10 THPT công lập là 1530 học sinh; tuyển mới

50 học sinh vào lớp 10 bổ túc THPT Có 1809 học sinh trên tổng số 2021 học sinhlớp 9 tốt nghiệp THCS dự thi vào lớp 10 THPT đạt 85,5

Bảng 2.1 Quy mô trường, lớp, học sinh năm học 2014-2015

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hậu Lộc)

2.1.3.2 Chất lượng và hiệu quả giáo dục

* Về các chính sách của địa phương nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ 24 (nhiệm kỳ 2010 - 2015)xác định: " Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh"; "Tích cựcđổi mới công tác quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục;tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên đến năm 2015 có ít nhất 80 % giáo viên cótrình độ trên chuẩn, Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tập trung xây dựng các nguồn lực

để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Phấn đấu đến năm 2015, 100% cácphòng học, phòng làm việc, phòng chức năng là nhà cao tầng hoặc kiên cố; cảnh quan

sư phạm xanh, sạch, đẹp; ứng dụng rộng rãi tin học trong các hoạt động giáo dục"

Nhận thức rõ: Cơ sở vật chất và con người là những điều kiện quan trọng đểphát triển GD&ĐT, phòng GD&ĐT đã tham mưu với huyện uỷ, UBND huyện xâydựng và chỉ đạo thực hiện các đề án lớn: Đề án Quy hoạch, Bổ nhiệm, Luân chuyển

Ngày đăng: 22/01/2016, 18:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Ân, “ Giáo dục tiểu học: thực trạng và giải pháp”, kỷ yếu Hội thảo khoa học ( 3/2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục tiểu học: thực trạng và giải pháp
2. Đặng Quốc Bảo ( 2002), Quản lý giáo dục, Giáo trình dành cho Cán bộ quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Đào tạo Trung ương 1, Hà Nội Khác
3. Nguyễn Thanh Bình (2004), Đội ngũ giáo viên yếu tố góp phần tạo nên chất lượng giáo dục, Tạp chí phát triển giáo dục, Hà Nội Khác
4. Chỉ thị 40 / CT của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục Khác
5. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (ban hành kèm theo QĐ số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ),Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
6. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam, Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân, ban hành theo Quyết định sô 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 30/10/2008 Khác
7. Dự án phát triển giáo viên tiểu học - Bộ GD&ĐT (2004), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Minh Đường ( 1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07-14, Hà Nội Khác
9. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
10. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo , đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế Khác
11.Phạm Minh Hạc chủ biên (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH- HĐH, NXB CTQG, Hà Nội Khác
12.Trần Bá Hoành (1994), Tổng quang về đội ngũ giáo viên, Viện Khoa học GD Khác
13. Bùi Văn Huệ (2002), Công tác bồi dưỡng giáo viên dạy thay sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển giáo dục dạy học, Tạp chí giáo dục, Hà Nội Khác
14. Nguyễn Văn Lê, Giáo viên bậc tiểu học, Tạp chí giáo dục tiểu học tháng 5/1998 Khác
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Bộ GD & ĐT Khác
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo, QĐ số 14/2007/QĐ-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Khác
17. Nguyễn Trí ( 2002), Bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa mới thực tiễn và quan niệm, Tạp chí giáo dục số 41, 11/2002 Khác
18. Nguyễn Trí (2004), Chuẩn giáo viên tiểu học - quan niệm và quá trình xây dựng, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Hà Nội Khác
19.Haroid Koontz, Cyril Ơ donnell, Heinz Whrich ( 1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB khoa học và kỷ thuật, Hà Nội Khác
20. V.A.X Khomlin Xki ( 1984), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ thông, lược dịch Hoàng Tâm Sơn, Tủ sách cán bộ quản lý và nghiệp vụ, Bộ giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w