1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyên tắc nhân đạo xhcn của bộ luật hình sự trong thực tiễn

25 473 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 139 KB

Nội dung

Cơ cấu của bộ luật hình sự năm 1999: Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam là văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực cao nhất quốc hội ban hành, quy định về tội phạm, hìnhphạt cũng nh

Trang 1

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.1 Sự hình thành và phát triển của luật Hình sự Việt Nam

Luật hình sự là ngành luật bao gồm hệ thống các quy định pháp luật doNhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi làtội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy

Hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam hình thành và phát triển gắn liềnvới lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước của nhân dân ta Điểm mốc tronglịch sử của hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam là tuyên ngôn độc lập ngày02/9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh Từ đó đến nay, pháp luật nước ta điqua rất nhiều bước chuyển đổi và ngày càng hoàn thiện hơn

Sự hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam gắn liền vớithắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, với sự ra đời và phát triển củanước Việt Nam dân chủ cộng hòa Từ những ngày đầu của nước Việt Namdân chủ cộng hòa, luật hình sự đã được coi là công cụ sắc bén trong cuộc đấutranh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân mới đượcthiết lập

Từ năm 1945 đến năm 1954 những văn bản pháp luật của Nhà nướcđược ban hành tập trung vào việc trừng trị những tội phạm phá hoại sự nghiệpkháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc như sắc lệnh số 21 ngày14/02/1946 về trừng trị bọn phản cách mạng, bọn địa chủ cường bạo ngoancố; sắc lệnh số 26 ngày 25/02/1946 về trừng trị tội phá hoại cộng sản; sắc lệnh

số 233 ngày 17/11/1946 về trừng trị các tội hối lộ, biển thủ…; sắc lệnh số 17ngày 28/02/1946 về trừng trị tội bắt cóc, tống tiền, ám sát; sắc lệnh số 168ngày 14/04/1948 về trừng trị tội đánh bạc; sắc lệnh 128 ngày 17/07/1950 vềtrừng trị tội trộm, ăn cắp hay thủ tiêu công văn của chính phủ hay thư từ củanhân dân; sắc lệnh 154 ngày 17/01/1950 về trừng trị việc tiết lộ bí mật cơquan công tác của chính phủ; sắc lệnh 180 ngày 20/10/1950 quy định nhữnghình phạt với hành vi đầu cơ tiền tệ, làm giấy bạc giả…

Trang 2

Sau khi miền bắc được giải phóng năm 1955 – 1975, nhân dân ViệtNam phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH ở Miền Bắc

và đấu tranh thống nhất đất nước Luật hình sự trong thời gian này tập trungchủ yếu vào việc trừng trị các loại tội phạm xâm phạm vào việc thực hiện cácnhiệm vụ nói trên Những văn bản pháp luật trong thời gian này bao gồm: Sắclệnh số 267 ngày 15/06/1956 về trừng trị âm mưu và hành động phá hoại tàisản nhà nước, hợp tác xã và tài sản nhân dân; luật ngày 24/01/1957đảm bảoquyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật thư tín củanhân dân; pháp lệnh ngày 30/10/1967 trừng trị các tội phản cách mạng; haipháp lệnh ngày 21/10/70 trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và xâmphạm tài sản công dân; pháp lệnh ngày 06/09/1972 quy định việc bảo vệrừng…

Năm 1975 kết thúc cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ giải phóng miềnNam, đất nước Việt Nam thống nhất, nhân dân Việt Nam bắt đầu xây dựngchủ nghĩa xã hội Thời kỳ đầu sau khi thống nhất đất nước, sắc lệnh 03 ngày25/03/1976 quy định tội phạm và hình phạt nhằm đáp ứng yêu cầu cuộc đấutranh chống tội phạm ở miền Nam Tiếp theo đó là hàng loạt các văn bản phápluật hình sự phục vụ cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong toànquốc nhằm giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội như pháp luậttrừng trị tội hối lộ 1981, pháp lệnh chống các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hànggiả, kinh doanh trái phép 1982,…Với mục tiêu bảo vệ Nhà nước XHCN, cuộcđấu tranh chống tội phạm cần tiến hành đồng bộ, ngày 27/06/1985 Bộ luậthình sự đầu tiên của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đượcQuốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1986 là sự phát triển caotrong quá trình xây dựng pháp luật hình sự Trên tinh thần kế thừa, đổi mới,Nhà nước ta tiếp tục thực hiện sửa đổi bổ sung khá toàn diện những nội dungcủa Bộ luật hình sự năm 1987 nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệpphòng ngừa và chống tội phạm trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thịtrường, Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời và được coi là bộ luật hình sự mớicủa Nhà nước ta

Trang 3

Hiện nay, Bộ luật Hình sự 1999 giữ vị trí quan trọng trong hệ thốngpháp luật Việt Nam Bằng việc quy định các biện pháp cưỡng chế nghiêmkhắc có thể áp dụng đối với các vi phạm pháp luật nguy hiểm nhất xâm phạmcác điều kiện tồn tại và phát triển của Nhà nước, của chế độ, quyền và lợi íchhợp pháp của công dân, luật hình sự góp phần quan trọng vào việc duy trì kỷcương xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo cho việc thực hiện

có hiệu quả các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước

1.2 Cơ cấu của bộ luật hình sự năm 1999:

Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam là văn bản pháp luật do

cơ quan quyền lực cao nhất (quốc hội) ban hành, quy định về tội phạm, hìnhphạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hìnhphạt đồng thời quy định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung Luật hình sự

có cấu trúc chia thành hai phần là phần chung và phần các tội phạm:

- Phần chung quy định về nhiệm vụ của luật hình sự, cơ sở trách nhiệmhình sự, các nguyên tắc chung của luật hình sự, hiệu lực của luật hình sự, vềtội phạm, hình phạt và các chế định liên quan đến việc xác định tội phạm và

áp dụng hình phạt

- Phần các tội phạm quy định các tội phạm cụ thể cũng như loại và mức

độ hình phạt áp dụng đối với những tội này

Hai phần nói trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Chúng đều là cơ sởpháp lý cho việc giải quyết các vụ hình sự Cả hai phần được chia thành cácchương Mỗi chương có thể được chia thành nhiều mục và gồm nhiều điềuluật

1.3 Hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 1999:

- Hiệu lực theo không gian: Bộ luật hình sự có hiệu lực trên toàn lãnhthổ Việt Nam, bất kỳ ai, bất kỳ tội phạm nào thực hiện trên vùng đất, vùngtrời, vùng nước của nước CHXHCN Việt Nam, kể cả lãnh thổ theo giác độchủ quyền quốc gia về diện pháp lý (lãnh thổ mở rộng) đều có thể bị xét xửtheo luật hình sự Việt Nam

- Hiệu lực theo thời gian: Bộ luật hình sự có thể hiệu lực thi hành saukhi đạo luật ấy chính thức được công bố hoặc được xác định thời điểm theo

Trang 4

những quyết định riêng biệt của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Bộluật hình sự Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1999 có hiệu lực

từ ngày 01/07/2000 theo Nghị quyết số 32/1999/QH10 về việc thi hành bộluật hình sự của Quốc hội khóa 10 của nước CHXHCN Việt Nam và chỉ cóhiệu lực đối với những hành vi phạm tội xảy ra khi bộ luật hình sự đang cóhiệu lực thi hành; không có hiệu lực hồi tố trong trường hợp việc áp dụngkhông có lợi cho người bị áp dụng; trong trường hợp mà áp dụng có lợi cho

họ thì luật hình sự Việt Nam có hiệu lực hồi tố

1.4 Những nguyên tắc cơ bản của luật Hình sự Việt Nam

Các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự chính là những tư tưởng chỉ đạotoàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng quy định của luật hình sự Đó là nhữngnguyên tắc được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của pháp luậtXHCN và có sự quán triệt những yêu cầu, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo củaĐảng và Nhà nước Bộ luật hình sự năm 1999 không qui định rõ cụ thể hệthống các nguyên tắc như trong Bộ luật TTHS nhưng căn cứ vào các qui địnhtrong Bộ luật hình sự có thể rút ra các nguyên tắc chủ yếu sau:

1.4.1 Nguyên tắc pháp chế XHCN:

Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt toàn bộ cáchoạt động xây dựng cũng như áp dụng luật hình sự Đây là nguyên tắc củaHiến pháp, là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh, chỉ đạo mọi hoạt động của toàn

bộ bộ máy nhà nước Nguyên tắc pháp chế XHCN thể hiện rõ việc Nhà nướcquản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN;các cơ quan nhà nước phải tuân thủ pháp luật khi ra quyết định cưỡng chếhình sự; việc qui tội đối với một cá nhân phải dựa trên cơ sở của Bộ luật hình

sự, chỉ một người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự qui định mới phảichịu trách nhiệm hình sự

1.4.2 Nguyên tắc dân chủ XHCN

Pháp luật hình sự bảo vệ và tôn trọng quyền làm chủ của công dân;kiên quyết xử lý các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân; quyềnlợi của công dân được pháp luật bảo vệ như nhau, không phân biệt dân tộc,

Trang 5

hành vi phạm tội, các thành phần phạm tội có tổ chức, các phần tử ngoan cốkhông chịu cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời nhânđạo khoan hồng đối với người nhất thời phạm tội, phạm tội vì hoàn cảnh đặcbiệt…

1.4.3 Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân

Người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi do chính mìnhthực hiện hoặc thực hiện với người đồng phạm, không ai phải chịu tráchnhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội là do người khác hoặc dopháp nhân gây ra

1.4.4 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong áp dụng

cơ sở của trách nhiệm hình sự, bình đẳng trong việc vận dụng quyết định hìnhphạt, bình đẳng trong thi hành hình phạt, không buộc ai phải chịu trách nhiệmhình phạt hai lần đối với một hành vi phạm tội

1.4.5 Nguyên tắc kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản

Luật hình sự Việt Nam trừng trị các hành vi phá hoại hòa bình gâychiến tranh xâm lược, chống loài người và can thiệp vào các nội bộ của nướckhác; đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống cáchành vi gây chiến tranh, chống các tội ác diệt chủng, diệt sinh cũng như cáctội phạm có tính chất quốc tế khác

1.4.6 Nguyên tắc nhân đạo XHCN

+ Khái niệm chủ nghĩa nhân đạo XHCN

- Chủ nghĩa nhân đạo XHCN là thể hiện thái độ có thiện chí, có sự cảmthông, có tình yêu thương sâu sắc của con người đối với con người, sự tận tụyphục vụ lợi ích của con người, đem lại tự do và hạnh phúc cho con người.Chủ nghĩa nhân đạo XHCN là thái độ, khát vọng và hành động tận tụy vì conngười là tình yêu đối với con người, đòi hỏi phải có sự công minh, rõ ràng, cótrách nhiệm cao với con người cũng như trách nhiệm đối với xã hội, nó thểhiện đậm nét bản chất tốt đẹp của CNXH là vì hạnh phúc con người, phù hợpvới trào lưu tiến hóa của lịch sử

Trang 6

- Chủ nghĩa nhân đạo XHCN không chỉ bó hẹp trong việc tạo ra chocon người những điều kiện sinh hoạt vật chất mà còn phải quan tâm đếnquyền lợi tinh thần của con người, biết bảo vệ những phẩm giá và phát huy tàinăng của con người Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm, chà đạp lên phẩmgiá và tài năng của con người.

+ Nội dung của chủ nghĩa nhân đạo XHCN

- Nhân đạo là bản tính vốn có của con người, thể hiện tính người.Trong mỗi con người luôn có tình thương yêu, đó là đặc tính nổi bật vì tìnhthương yêu đối với con người là ngọn nguồn của hạnh phúc chân chính, làđiều thanh cao nhất, đồng thời là một phương tiện là điều kiện hạnh phúc cho

cá nhân

- Chủ nghĩa nhân đạo có quá trình lịch sử lâu dài và trở thành truyềnthống cao quý của đạo đức: từ xa xưa chủ nghĩa nhân đạo đã làm nên truyềnthống tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đó là sợi dây để bảo đảm trật tự

xã hội không cần bạo lực, gươm đao mà dùng tấm lòng bao dung, mang lạicuộc sống yên ổn, xã hội hòa thuận

- Chủ nghĩa XHXN là chủ nghĩa nhân đạo cao cả nhất: trong xã hội cóđối kháng giai cấp trước CNXH thì giai cấp thống trị gần như không nhân đạovới ai cả vì bản chất của chúng là bóc lột không hề quan tâm đến cuộc sốngcủa người dân Giai cấp chủ nô coi nô lệ là những công cụ biết nói để phục vụlợi ích của chúng; vua quan phong kiến coi người lao động là tầng lớp đáy xãhội, làm ra nhiều của cải vật chất nhưng được hưởng rất ít, phần lớn nộp chogia cấp thống trị

- Chủ nghĩa nhân đạo cũng chính là cần phải đấu tranh lâu dài đối vớicác hành vi phi đạo đức, không tôn trọng và giúp đỡ con người, thì ở với sốphận của người khác, bóc lột lừa gạt lẫn nhau… để con người bớt đi đau khổ,bớt đi những thói ích kỷ và mọi người biết sống vì nhau

+ Thể hiện của nguyên tắc XHCN trong bộ luật hình sự Việt Nam:Nguyên tắc nhân đạo XHCN luôn được thể hiện rõ nét trong chính sáchhình sự của Nhà nước:

Trang 7

- Đối với người phạm tội việc áp dụng hình phạt chủ yếu nhằm mụcđích cải tạo, giáo dục người phạm tội, không phải là sự trả thù hành vi phạmtội Hình phạt trong bộ luật hình sự Việt Nam không nhằm gây đau đớn về thểxác và không nhằm hạ thấp phẩm giá của con người Tạo điều kiện cho ngườiphạm tội ( trừ trường hợp bị phạt tử hình) lao động, học tập để trở thànhngười có ích cho xã hội, tạo điều kiện cho người phạm tội thực hiện cácquyền mà pháp luật không cấm.

- Khoan hồng đối với người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn,lập công chuộc tội, an năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệthại

- Luật hình Việt Nam có quyền quy định nhằm tạo điều kiện cho ngườiphạm tội tự cải tạo như quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hìnhphạt, quy định về miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện ( án treo)

- Trong hệ thống hình phạt của Luật hình sự Việt Nam có nhiều loạihình phạt không tước tự do Hình phạt tù chung thân và tử hình chỉ được phép

áp dụng cho những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và phạm vi áp dụngcũng có giới hạn nhất định; Hình phạt áp dụng nhẹ hơn đối với trường hợp tộiphạm là người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ, hìnhphạt chung thân và tử hình không được phép áp dụng đối với người chưathành niên phạm tội…

- Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế phải quán triệt tính nhân văn,đạo lý dân tộc Vận dụng những quy định của pháp luật có lợi cho bị can, bịcáo nhất là người chưa thành niên, người già, phụ nữ có thai và những ngườiđược hưởng khoan hồng

Trang 8

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHỦ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC CHẾ ĐỊNH CỦA PHẦN CHUNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999:

2.1 Nguyên tắc nhân đạo XHCN thể hiện trong các quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án, về trường hợp loại trừ - miễn – giảm trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt, hoãn đình chỉ chấp hành hình phạt:

2.1.1 Nguyên tắc nhân đạo XHCN thể hiện trong các quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án:

- Về nguyên tắc thì mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời,

xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật Tuy nhiên trong thực tếvẫn có một số trường hợp vì lý do nào đó mà cơ quan điều tra, truy tố, xét xử

đã bỏ quên mà không truy cứu trách nhiệm hình sự Trường hợp này nếutrong thời gian nhất định người phạm tội đã tự hối cải, làm ăn lương thiệnkhông phạm tội mới, không trốn tránh sự trừng trị của pháp luật thì ngườiphạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện,bởi vì hành vi nguy hiểm cũng như bản thân người phạm tội lúc đó đã khôngcòn nguy hiểm cho xã hội Luật hình sự quy định thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án là thời hạn nhất định do BLHS quyđịnh mà khi hết thời hạn quy định đó thì người phạm tội không bị truy cứutrách nhiệm hình sự, không phải chấp hành bản án Việc quy định thời hiệuđòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết, khuyến khích người đã thực hiện tộiphạm muốn được hưởng chính sách khoan hồng nhân đạo của nhà nước thìphải thực sự hối cải, tự cải tạo giáo dục mình, sống lương thiện ngoài xã hộicũng như buộc các cơ quan chức năng phải thực thi nhiệm vụ theo đúng thờigian quy định

2.1.2 Trong các quy định về trường hợp loại trừ - miễn – giảm trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn đình chỉ chấp hành hình phạt:

+ Trong các quy định về trường hợp loại trừ TNHS:

Trang 9

Khi một người thực hiện hơi có dấu hiệu tội phạm thì người ấy bị coi là

có tội và phải chịu trách nhiệm hình sự Nhưng trong thực tế có những trườnghợp hảnh vi về hình thức mang đầy đủ dấu hiệu phạm tội, song xét về bảnchất hành vi đó đã mất đi tính nguy hiểm cho xã hội nên không bị coi là tộiphạm và người thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự màtrái lại những hành ci đó còn coi là có ích cho xã hội, được xã hội khuyếnkhích Khoa học hình sự gọi những trường hợp trên là những trường hợp loạitrừ trách nhiệm hình sự Pháp luật hình sự hiện hành thì có hai trường hợpđược loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội cùa hành vi là phòng vệ chínhđáng và tình thế cấp thiết quy định tại điều 16 Bộ luật hình sự 1999

- Điều 15 BLHS quy định: “ Phòng vệ chính đáng là hành vi của ngườibảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đángcủa mình hoặc của người khác mà chống trả một cách cần thiết người đang cóhành vi xâm hại những lợi ích nói trên Phòng vệ chính đáng không phải là tộiphạm” Chế định về phòng vệ chính đáng nói trên là cơ sở khoa học thốngnhất để xác định một loại hành vi được loạt trừ tính chất nguy hiểm cho xãhội và là cơ sở pháp lý để công dân được tự mình bảo vệ các quyền, lợi íchhợp pháp của mình, của tổ chức hay Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòngngừa và chống tội phạm Phòng vệ chính đáng không phải là hành vi nguyhiểm cho xã hội mặc dù thực tế nó gây ra những thiệt hại nhất định, bởi vì nóphù hợp với lợi ích xã hội và là sự trợ giúp Nhà nước trong việc duy trì trật tự,

kỷ cương xã hội Phòng vệ chính đáng là quyền của công dân, nhưng khôngphải là nghĩa vụ pháp lý của họ Việc sử dụng hay không sử dụng quyền nàyphụ thuộc vào quyền người bảo vệ, phòng vệ chính đáng không những tạođiều kiện cho mọi công dân kịp thời ngăn ngừa thiệt hại do hành vi trái phápluật đang diễn ra, mà còn có tác dụng động viên tích cực họ tham gia đấutranh phòng ngừa và chống tội phạm

- Điều 16 BLHS quy định: “ tình thế cấp thiết là tình thế cùa người vìmuốn tránh một nguy cơ đang diễn ra đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổchức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còncách nào khác là giải pháp là phải gây một thiệt hại cần ngăn ngừa Hành vi

Trang 10

gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm” Tình thế cấpthiết là tình thế của trước một lợi ích được pháp luật bảo vệ đang đe dọa gâythiệt hại, không còn cách nào khác đã phải gây thiệt hại nhỏ hơn cho một lợiích hợp pháp để bảo vệ lợi ích lớn hơn, cần thiết hơn Hành động trong tìnhthế cấp thiết là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho công dân chủ động tích cựctham gia vào việc ngăn ngừa thiệt hại xảy ra trong xã hội.

+Trong các trường hợp miễn – giảm TNHS:

- Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của pháp luậthình sự Việt Nam là được thể hiện bằng văn bản với nội dung hủy bỏ hậu quảpháp lý bất lợi của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình

sự cấm đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó, do cơquan điều tra, viện kiểm sát hoặc Tòa án tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình

sự tương ứng áp dụng khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện luậtđịnh

- Bên cạnh hàng loạt chế định khác như: các trường hợp loại trừ tínhchất tội phạm của hành vi, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễnhình phạt, thời hiệu (bao gồm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thờihiệu thi hành bản án), miễn chấp hành hình phạt, án treo, xóa án tích…thìmiễn trách nhiệm hình sự cũng là một trong chế định phản ánh rõ rét nhấtnguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và pháp luật hình sựViệt Nam nói riêng

- Miễn trách nhiệm hình sự do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh phải được thể hiện bằng văn bản Cụ thể, cơ quan điều tra ra quyết địnhđình chỉ điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (bằng văn bản) khi có căn cứqui định tại điều 19, Điều 25 và khoản 2 điều 69 Bộ luật hình sự (Điều 164

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003); Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án(bằng văn bản) khi có một trong các căn cứ qui định trong các căn cứ qui địnhtại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự (Điều 169 Bộ luật tốtụng hình sự năm 2003) hoặc rút quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ

vụ án (Điều 181 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)

Trang 11

- Việc qui định chế định miễn giảm trách nhiệm hình sự trong pháp luậthình sự Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không ngừng động viên, khuyếnkhích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạonhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, mà còn tạo cơ sở pháp lý cho sự kếthợp các biện pháp cưỡng chế hình sự của Nhà nước với các biện pháp tácđộng xã hội trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, giúp họ trở thànhngười có ích trong xã hội, qua đó cũng là “một cách hiệu nghiệm của việcthực hiện tốt nguyên tắc không để lọt tội phạm và người phạm tội”, giảm nhẹcường độ áp dụng trách nhiệm hình sự và hình phạt khi có căn cứ pháp lý vànhững điều kiện cho phép.

- Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc một người phải chịu tráchnhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã thực hiện Như vậy đối với người đượcmiễn trách nhiệm hình sự trên thực tế hành vi họ thực hiện đã bị coi là tộiphạm, người phạm tội miễn trách nhiệm hình sự là vì những lí do nhất định.Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, BLHS hiện hành qui định những trườnghợp được miễn trách nhiệm hình sự đó là:

Miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việcphạm tội (Điều 19);

Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do đã hết thời hiệu truycứu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 23)

Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do sự chuyển biến củatình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nửa (khoản 1Điều 25)

Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội nếu trước khi bị phátgiác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc; góp phần có hiệu quả vào việcphát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quảcủa tội phạm (khoản 2 Điều 25);

Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội khi có quyết định đại xá(khoản 3 Điều 25);

Miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội nếu họphạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình

Trang 12

tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhân giám sát, giáo dục(khoản 2 Điều 69).

+ Các trường hợp miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hànhhình phạt, hoãn chấp hành, đình chỉ chấp hành hình tù:

Đây là trường hợp ma Tòa án áp dụng đối với người đã thực hiện tộiphạm, người đang chấp hành hình phạt khi xét thấy áp dụng hình phạt đối với

họ không có hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm vàkhông phù hợp với quan điểm nhân đạo của luật hình sự: người phạm tội cóthể được miễn chấp hành hình phạt trong các trường hợp có nhiều tình tiếtgiảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 16 BLHS, đáng được khoan hồng đặc biệtnhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự (Điều 54 BLHS); người bị kết

án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lậpcông lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không còn nguy hiểm cho xã hội thì cóthể được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá (Điều 57);người bị kết án phạt tù đang chấp hành án nếu có nhiều tiến bộ thì được giảmxét thời hạn chấp hành hình phạt; một người có thể được xét giảm nhiều lần(Điều 58, 59)

2.2 Nguyên tắc nhân đạo XHCN thể hiện trong các quy định về hình phạt và các biện pháp tư pháp, về án treo và về xóa án tích:

2.2.1 Trong quy định về hình phạt

Hình phạt vừa thể hiện tính nghiêm khắc ở chỗ khi áp dụng hình phạtthì có thể tước bỏ hoặc hạn chế những quyền, lợi ích về tài sản và nhân thâncủa con người bị kết án như các quyền tự do, quyền về cư trú, quyền về tàisản, quyền về chính trị thậm chí cả quyền sống Hình phạt luôn để lại hậu quảpháp lý cho người bị kết án; vừa thể hiện sâu sắc tính nhân đạo đó là hìnhphạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục, cải tạo họ trởthành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắccủa cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác tôntrọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cụ thể: Thể hiệnmục đích giáo dục, phòng ngừa chung: áp dụng hình phạt thể hiện sự phản

Ngày đăng: 21/01/2016, 17:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w