1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình du nhập của nho giáo vào việt nam từ đầu công nguyên đến thế kỷ XIX

218 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 218
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về quá trình du nhập của Nho giáo vào Viet Nam qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử con nhằm tìm ra tính quy luật của quá trình này, từ đó rút ra những bà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

  

QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA NHO GIÁO

VÀO VIỆT NAM TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ XIX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

  

PHẠM THỊ LOAN

QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA NHO GIÁO

VÀO VIỆT NAM TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ XIX

Mã số: 62.22.80.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS TRƯƠNG VĂN CHUNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong luận án này là công trình nghiên cứu độc lập, trung thực của bản thân, chưa từng được công bố trên bất

kỳ một công trình nào khác, những tài liệu được sử dụng trong luận án đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Nếu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015

Tác giả

PHẠM THỊ LOAN

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ DU NHẬP CỦA NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM 16

1.1 Khái quát về học thuyết Nho giáo 16

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo 16

1.1.2 Nội dung cơ bản trong học thuyết Nho giáo 23

1.2 Khái luận về du nhập va những điều kiện cho sự du nhập củaNho giáo vào Việt Nam 33

1.2.1 Khái luận chung về sự du nhập 33

1.2.2 Những điều kiện cho sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam 38

Kết luận chương 1 57

Chương 2 CÁC GIAI ĐOẠN VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH DU NHẬP VIỆT NAM 59

2.1 Các giai đoạn trong quá trình Nho giáo du nhập Việt Nam 59

2.1.1 Giai đoạn đầu Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam 59

2.1.2 Giai đoạn Nho giáo được tiếp nhận chủ động ở Việt Nam 64

2.1.3 Giai đoạn Nho giáo được tiếp nhận làm hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến Việt Nam 74

2.2 Những nội dung tư tưởng cơ bản cảa Nho giáo trong quá trình du nhập Việt Nam 93

2.2.1 Về thế giới quan 93

Trang 5

2.2.2 Tư tưởng chính trị - xã hội 108

2.2.3 Tư tưởng đạo đức - luân lý 119

Kết luận chương 2 128

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA QUÁ TRÌNH NHO GIÁO DU NHẬP VIỆT NAM 130

3.1 Những đặc điểm cơ bản của quá trình Nho giáo du nhập Việt Nam 130

3.1.1 Tính phức tạp của quá trình Nho giáo du nhập Việt Nam 130

3.1.2 Tính dung hợp trong quá trình Nho giáo du nhập Việt Nam 140

3.1.3 Tính Việt hóa trong quá trình Nho giáo du nhập Việt Nam 153

3.2 Ý nghĩa lịch sử của quá trình Nho giáo du nhập Việt Nam 165

3.2.1 Ý nghĩa về phương diện văn hóa 165

3.2.2 Ý nghĩa về phương diện tư tưởng, đạo đức 171

3.2.3 Ý nghĩa về phương diện chính trị – xã hội 176

Kết luận chương 3 192

KẾT LUẬN 194

TÀI LIỆU THAM KHẢO 199

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Là học thuyết triết học, chính trị - đạo đức của Trung Quốc, ra đời ở thế

kỷ VI trước Công nguyên, sau đó lần lượt được truyền sang các nước Á Đông khác, Nho giáo đã có mặt ở Việt Nam hàng ngàn năm nay và trải qua nhiều biến đổi Từ chỗ những ngày đầu còn xa lạ và bị phần lớn người Việt từ chối, sau thời Bắc thuộc, Nho giáo đã dần được các triều đại Việt Nam tiếp nhận và

sử dụng làm hệ tư tưởng và công cụ để trị nước, đào tạo ra những con người phù hợp với mục đích cai trị của chế độ phong kiến nước nhà Trong nhiều thế kỷ được nhà nước phong kiến Việt Nam đề cao, Nho giáo đã hiện diện như một mô hình tổ chức và quản lý xã hội mang tính chất chính thống, một phương thức hoạt động và phát triển văn hóa đóng vai trò chủ đạo Một mặt, các nguyên tắc chính trị - đạo đức của Nho giáo đã được vận dụng để xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ hùng mạnh trải qua các triều đại Lý - Trần -

Lê - Nguyễn, góp phần gìn giữ và làm giàu di sản văn hóa nước nhà, nhưng mặt khác nó cũng kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển của tư tưởng học thuật

và tiến trình lịch sử nước ta Chính vì thế, ở Việt Nam, Nho giáo có lúc thịnh lúc suy, có lúc được coi là đỉnh cao của hệ tư tưởng thống trị nhưng cũng có lúc bị phê phán nặng nề, bị coi là nguồn gốc của tư tưởng bảo thủ lạc hậu Tuy vậy, Nho giáo như “một thân bèo trên mặt nước, có lúc bị đánh cho tán loạn, chỉ sóng yên, nước lặng, bèo lại tỏa ra thành thảm” [73, tr.107] Rõ ràng rằng, Nho giáo đã trở thành một trong những thành tố của truyền thống văn hóa Việt Nam, chi phối mạnh mẽ đến tư duy và thái độ ứng xử của người Việt, như lời của giáo sư Phan Ngọc: “Không có một dấu vết nào của văn hóa Việt Nam mà không mang một biểu hiện có thể xem là có tính chất Nho giáo,

dù đó là văn học, chính trị, phong tục, nghi lễ, nghệ thuật, tín ngưỡng Cũng không có một người Việt Nam nào, dù chống Nho giáo đến đâu mà lại không chịu ảnh hưởng của Nho giáo” [113, tr.201] Hiện nay, đứng trước yêu cầu

Trang 7

hiện đại hóa đất nước, việc nghiên cứu vấn đề Nho giáo nói chung, một mặt, nhằm xem xét những cơ sở lịch sử, chính trị và văn hóa mà Nho giáo có thể bén rễ trong xã hội, những ảnh hưởng của Nho giáo thể hiện qua tư tưởng, phong tục tập quán, lối sống, cách ứng xử xã hội , mặt khác, để có thái độ đúng đắn đối với một học thuyết đã có những ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống xã hội của dân tộc trong lịch sử Không chỉ ở Việt Nam, Nho giáo cũng

để lại những dấu ấn sâu đậm trong văn hóa Trung Quốc cũng như một số nước châu Á khác, tác động mạnh mẽ đến nếp nghĩ và hành động của phần lớn người phương Đông Chính vì vậy, một số nhà nghiên cứu phương Tây đã quay lại Nho giáo để tìm một lời giải thích cho sự thành công của Nhật Bản, cho sự phát triển đến mức kinh ngạc của nền kinh tế công nghiệp mới ở Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore - những nước vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Quốc và do đó, chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày một mạnh mẽ, sâu sắc ở thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế mà nó còn lan tỏa, thâm nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là những thách thức to lớn đối với vấn đề bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc trong bối cảnh mới của thế giới hiện đại Ở khía cạnh văn hóa, một mặt, toàn cầu hóa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa, cùng với nó là sự giới thiệu, quảng bá những nét độc đáo của thành tựu văn hóa dân tộc đến các dân tộc khác, nhưng bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng tiềm ẩn nguy cơ áp đặt văn hóa ngoại lai đối với các nước có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn Trong xu hướng tất yếu của sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa, việc khẳng định và phát huy những yếu tố văn hóa bền vững, lâu dài, làm nền tảng tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của cả một dân tộc là điều kiện hết sức thiết

Trang 8

yếu Đảng và Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay luôn khẳng định chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa “phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ” [45, tr.236] với mục tiêu “làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển” [45, tr.236] Nền văn hóa ấy tất yếu phải kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc mà trong đó Nho giáo đã từng giữ vai trò chủ đạo suốt nhiều thế kỷ Do vậy, nghiên cứu về Nho giáo nói chung, quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam nói riêng giúp chúng ta nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò và những ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam, trên cơ sở đó có thái độ khách quan trong việc tiếp thu di sản của quá khứ, góp phần tạo ra nội lực thúc đẩy sự phát triển của

xã hội Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về quá trình du nhập của Nho giáo vào Viet Nam qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử con nhằm tìm ra tính quy luật của quá trình này, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về sự tiếp thu, vận dụng của dân tộc ta đối với Nho giáo nói riêng và các học thuyết, tư tưởng ngoại lai nói chung vừa để tránh bị đồng hóa văn hóa vừa để làm giàu thêm nền văn hóa của riêng mình, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại, bối cảnh

mà cho dù một quốc gia có thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” song cũng không thể ngăn nổi sự thẩm thấu của dòng chảy toàn cầu hóa văn hóa - một dòng chảy lớn cuốn hút mọi nền văn hóa cùng hội nhập Đó là lý do cho

việc thực hiện đề tài “Quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam từ đầu

Công nguyên đến thế kỷ XIX”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Với tư cách là một học thuyết, một tư tưởng, Nho giáo du nhập Việt Nam được đặt trong nhận thức về sự chuyển đổi tư tưởng từ một nền văn hóa này sang một nền văn hóa khác, từ một khu vực, một cộng đồng nhất định

Trang 9

sang một khu vực, cộng đồng khác Từ góc độ tiếp cận đó, việc nghiên cứu quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam cần phải xem xét đến lý luận chung thuộc các công trình của nhiều học giả nước ngoài về những khía cạnh đặc sắc của sự chuyển đổi tư tưởng, văn hóa Trước hết, đó là lý luận về sự

chuyển đổi của các tư tưởng, quan điểm thể hiện qua các công trình: Learning

as Transformation: Critical perspectives on a theory in progress (2000) và Perspective Transformation (2012) của tác giả Jack Mezirow và các cộng sự,

do Trung tâm Giáo dục dành cho Người lớn và Đại học Columbia ấn hành

Cuốn sách Learning as Transformation: Critical perspectives on a theory in

progress (tạm dịch Tìm hiểu về sự chuyển đổi: Những luận điểm quan trọng

trong một lý thuyết về sự tiến triển) xuất phát từ một hội nghị của Đại học Columbia năm 1998 về việc tìm hiểu những sự chuyển đổi, gồm 3 phần với

12 bài viết đi từ những khái niệm cốt lõi của lý thuyết chuyển đổi đến những cách tiếp cận mang tính xây dựng và phát triển về sự tiếp nhận chuyển đổi trong sự khác biệt giữa các cá nhân, các cộng đồng, nhằm phân tích ý tưởng

về việc con người tiếp thu sự thay đổi hay chuyển đổi khung tham chiếu của

họ như thế nào Cuốn sách Perspective Transformation (tạm dịch Sự chuyển

đổi quan điểm) xem xét về sự chuyển đổi quan điểm trong mối liên hệ với sự thay đổi cấu trúc tư tưởng, sự thay đổi hành vi, sự tái lập những tiêu chí xác

định giá trị và hành động của con người Tác phẩm Organizational

Transformation: Approaches, Strategies, Theories (tạm dịch Sự chuyển đổi

về cấu trúc tổ chức: Những cách tiếp cận, các chiến lược, các lý thuyết) của tác giả Amir Levy, Uri Merry, Havard, New York ấn hành vào năm 1998 Theo đó, mọi sự chuyển đổi tư tưởng, tôn giáo đều được đặt trong một bối cảnh văn hóa nhất định (hiểu theo nghĩa rộng) và như vậy, sự du nhập tư tưởng cũng phải được đặt vào sự gặp gỡ của hai nền văn hóa khác nhau Cùng với lý luận này là nhận thức về các giai đoạn chuyển đổi bên trong tư tưởng, tôn giáo và mô hình về sự tác động của hai nền văn hóa mà sự mọi chuyển đổi tôn giáo, tư tưởng được đặt vào (mô hình đồng hóa - mô hình biến đổi, sinh

Trang 10

sản - mô hình bản địa hóa), thể hiện trong các tác phẩm: Understanding

religious conversion (tạm dịch: Nhận thức về sự chuyển đổi tôn giáo), của

Lewis Rambo, do Yale University ấn hành năm 1993; Thought on the

problem of religious conversion in history (tạm dịch: Tư duy về vấn đề

chuyển đổi tôn giáo trong lịch sử) của tác giả Propper Karl, London, Oxford

University xuất bản năm 1986; Rambo’s stages of conversion (tạm dịch:

Những giai đoạn chuyển đổi của Rambo), Judy Harrow, đăng trên Sociology

and social Research (UNESCO), vol 36, No 3; Religion and the

transformation of society (Tôn giáo và sự biến đổi của xã hội) của Wilson

Monica, do Cambridge, Cambridge University xuất bản năm 1971 Những lý thuyết chung ở các công trình trên về sự chuyển đổi tư tưởng, tôn giáo, về cách nhìn nhận những biến đổi của tư tưởng, tôn giáo con người trong sự gắn liền với bối cảnh văn hóa mà chủ thể tồn tại, phát triển được chúng tôi tham khảo như một trong những cách tiếp cận khoa học đối với những nghiên cứu

về sự du nhập của học thuyết Nho giáo vào Việt Nam

Đi sâu vào việc tìm hiểu quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam,

đề tài đòi hỏi phải có những nhận thức sâu sắc về Nho giáo nói chung, Nho giáo ở Việt Nam nói riêng Với những tác động sâu sắc của Nho giáo đối với lịch sử xã hội và con người Việt Nam, các vấn đề về Nho giáo nói chung và

về quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam nói riêng, nội dung và những ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Ở đây, luận án chỉ nêu lên một số công trình tiêu biểu của các học giả trong nước từ đầu thế kỷ XX đến nay với các hướng nghiên cứu chủ yếu sau:

1 Hướng nghiên cứu về điều kiện lịch sử - xã hội, đặc điểm và tiến trình lịch sử của Nho giáo ở Việt Nam Liên quan đến chủ đề này có các tác

phẩm, các công trình tiêu biểu như:

Đại Việt sử ký toàn thư, 3 tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản

năm 1998 là bộ quốc sử ghi chép một cách chi tiết và cẩn trọng các sự kiện

Trang 11

Bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Tài Thư chủ biên,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 và tập 2, do Lê Sỹ Thắng chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, đã trình bày và phân tích sâu sắc các vấn đề

về tư tưởng Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX dựa trên thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong bức tranh chung đó, Nho giáo chiếm một vị trí quan trọng với sự xem xét, phân tích trên nhiều phương diện của các tác giả, từ quá trình phát triển theo dòng lịch sử, những điểm nhấn trong mối quan hệ với Phật giáo, những tư tưởng của phần lớn các nhà nho tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm , cho đến những biến đổi của bản thân các phạm trù đạo đức Nho giáo trước những thay đổi thời cuộc Theo Nguyễn Tài Thư: “Nho giáo vào nước ta là do bọn Trung Quốc áp đặt Thế nhưng tình hình về sau có khác Khi nền tảng và cơ cấu xã hội Việt Nam ít nhiều đã mang tính chất của phương Bắc thì Nho giáo lại là một yêu cầu, một thứ học thuật tư tưởng mà người trong nước cần phải tiếp thụ” [160, tr.79] Có thể nói đây là những công trình công phu, nghiêm túc và đáng tin cậy Tuy không tập trung đi sâu vào vấn đề Nho giáo nhưng những nghiên cứu, nhận định của các tác giả đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều điều

Trang 12

Bộ sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục (gồm 7

tập), Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1998 đã trình bày các vấn đề về lịch sử tư tưởng Việt Nam từ tư tưởng bình dân Việt Nam trong buổi đầu dựng nước cho đến

tư tưởng Việt Nam qua các thời kỳ Bắc thuộc, Đinh Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê - Nguyễn Với những hiểu biết phong phú về triết học phương Tây, triết học phương Đông, triết học Trung Quốc cũng như lịch sử, văn hóa Việt Nam, sự công phú trong nghiên cứu, tác giả đã đem lại cho người đọc cái nhìn sâu rộng về tư tưởng triết học Việt Nam, trong đó có Nho giáo

Cùng hướng nghiên cứu về Nho giáo trong bức tranh lịch sử tư tưởng

nói chung còn có quyển Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam do

Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, tập 1, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002, đề cập đến sự du nhập của các hệ tư tưởng vào Việt Nam trong đó có Nho giáo

Cuốn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Trọng Chuẩn chủ

biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006, đã trình bày những tư tưởng triết học chủ yếu của người Việt Nam từ thế kỷ II trước Công nguyên cho đến hết thời nhà Hồ, trong đó có nêu lên bối cảnh lịch sử cho sự phát triển các khuynh hướng tư tưởng và một số tư tưởng triết học của các nho sĩ người Việt theo từng giai đoạn

Công trình Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến

Cách mạng Tháng Tám của Trần Văn Giàu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,

1993 (tập 1 và tập 2) đã trình bày, phân tích, đánh giá quá trình du nhập và phát triển, lụi tàn của Nho giáo ở Việt Nam trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc

về lịch sử, văn hóa, tư tưởng Việt Nam Sách Nho giáo ở Gia Định của Cao

Tự Thanh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1996 đã làm rõ quá trình Nho giáo

du nhập và phát triển ở Việt Nam trong trong tiến trình văn hoá - xã hội thế

kỷ XVIII - XIX ở Gia Định, đồng thời chỉ ra những đặc điểm riêng biệt của Nho giáo nơi đây

Công trình Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam (tập 3) của Nguyễn

Khắc Thuần, Nxb Giáo dục, 1997 trình bày những nội dung cơ bản của Nho

Trang 13

giáo, sự truyền bá và tiếp nhận Nho giáo ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc, sự phát triển của Nho giáo từ kỷ nguyên độc lập tự chủ đến thời Nguyễn Công trình cho thấy tính hệ thống, độ tin cậy của các cứ liệu lịch sử trong nghiên cứu về sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam, đồng thời tuy nghiên cứu chủ yếu ở góc độ lịch sử, văn hóa chứ không phải triết học nhưng công trình vẫn

có những đánh giá, nhận định sâu sắc về Nho giáo trong mối quan hệ với lịch

sử, chính trị, xã hội Việt Nam

Bên cạnh những nghiên cứu đó còn có rất nhiều những bài viết trên các

tạp chí đề cập đến vấn đề này như: Mấy vấn đề Nho học - Nho giáo ở miền

Bắc Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX của Phan Đại

Doãn, tạp chí Triết học, số 2, tháng 4 -1997; Đặc điểm của Nho Việt của Nguyễn Hùng Hậu, tạp chí Triết học, số 3, tháng 3 -2003; Về quá trình Nho

giáo du nhập vào Việt Nam (từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX) của Doãn

Chính - Nguyễn Sinh Kế đăng trên tạp chí Triết học, số 9, tháng 9 - 2004 trong đó đã khái quát những biến đổi và đưa ra những nhận định đặc sắc về

Nho giáo trong quá trình du nhập vào Việt Nam; Sự truyền bá, phát triển và

biến đổi của tư tưởng Nho gia ở Việt Nam của Tôn Diễn Phong, tạp chí Hán

Nôm, số 4 - 2004; Thử bàn về thời điểm du nhập cùng tính chất, vai trò của

Nho học Việt Nam thời Bắc thuộc của Trần Nghĩa, tạp chí Hán Nôm, số 1,

2005; Những bài viết trên các tạp chí này đều tìm tòi thêm về một số khía cạnh du nhập của Nho giáo vào Việt Nam

2 Hướng nghiên cứu về nội dung tư tưởng, vai trò và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam Những công trình tiêu biểu có thể kể ở đây là:

Tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu luận của Đào Duy Anh, Nxb Quan

Hải tùng thư, Huế xuất bản năm 1939, đề cập đến ảnh hưởng của Khổng giáo đối với xã hội Việt Nam trước đây Tác giả cho rằng để đánh giá đúng Nho giáo cần có thái độ khách quan, khoa học chứ không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò của Nho giáo, cho rằng nó là vô dụng, bởi theo ông “dẫu nó không

Trang 14

thích hợp nữa ở đời nay, mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn trong lịch sử, không ai có thể chối cãi hay xoá bỏ đi được” [1, tr.150]

Quyển Nho giáo của Trần Trọng Kim xuất bản trước năm 1930 và

được tái bản nhiều lần, gần đây là bản do Nxb Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992, trình bày những nội dung cơ bản của Nho giáo và lịch sử phát triển của nó từ Khổng Tử đến thời kỳ nhà Thanh, phần cuối có đề cập đến sự

du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam Đây được coi là tác phẩm tiếng Việt đầu tiên trình bày có hệ thống về sự phát triển của Nho giáo

Sách Nho giáo xưa và nay do Vũ Khiêu (chủ biên), Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội, 1991, tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu lớn như Phan Ngọc, Trần Văn Giàu, Trần Quốc Vượng, Đinh Gia Khánh về các vấn

đề Nho giáo, từ phương pháp tiếp cận, sự ra đời và phát triển của Nho giáo, quan hệ của Nho giáo với lịch sử, kinh tế, văn hóa, giá trị và những ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam Trong cách đặt vấn đề về việc nghiên cứu Nho giáo, tác giả Vũ Khiêu cũng cho rằng nên xuất phát từ đặc điểm riêng và hoàn cảnh du nhập của Nho giáo để trả lời cho nhiều câu hỏi xoay quanh sự mờ nhạt, yếu thế của Nho giáo trong thời kỳ Bắc thuộc, sự phát huy của Nho giáo sau thời Bắc thuộc, đặc điểm du nhập của Nho giáo ở Việt Nam [82, tr.12-13]

Công trình Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam của Phan Đại Doãn

(chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, đi sâu phân tích sự tồn tại

và phát triển Nho giáo ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, đồng thời cũng đặt ra vấn đề về sự khai thác những yếu tố hợp lý của nó trong quá trình xây dựng chế độ mới Các tác giả chỉ rõ, cuối thế kỷ XIX, mặc dù Nho giáo Việt Nam ngày càng suy tàn, không còn đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam, nhưng những thành tựu của nó về giáo dục, khoa cử, những yếu tố tiến bộ, hợp lý của nó về xây dựng gia đình, xây dựng cộng đồng, tu dưỡng cá nhân, tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo vẫn cần được khai thác phát huy với hướng gạn đục khơi trong, nối tiếp truyền thống nhằm góp phần tích cực

Trang 15

vào công cuộc xây dựng đất nước ngày một phát triển nhanh và bền vững Trong quá trình phân tích, các tác giả cũng nhận định rằng Nho giáo khi vào Việt Nam không còn giữ nguyên như ở Trung Quốc mà nó đã được “Việt Nam hóa”

Công trình Đến hiện tại từ truyền thống của Trần Đình Hượu, Nxb

Văn hóa, 1995, tập hợp những bài viết của tác giả về Nho giáo và sự tác động của chúng đối với truyền thống văn hóa Việt Nam Công trình gồm 2 phần: Phần đầu là tập hợp các bài viết bàn về nghiên cứu Nho giáo; nghiên cứu các

hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo từ góc độ lịch sử tư tưởng và đạo đức học; Nho giáo và Nho học ở Việt Nam, vài vấn đề về đặc điểm và vai trò của nó trước thực tế phát triển thời cận và hiện đại Phần thứ hai, nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo vào gia đình truyền thống Việt Nam, vấn đề gia đình trước những thử thách của công cuộc hiện đại hóa đất nước Công trình đem đến cho người đọc một cách đánh giá, nhìn nhận văn hóa truyền thống, coi văn hóa truyền thống như một sinh mệnh sống tồn tại và không ngừng ảnh hưởng và coi việc xây dựng văn hóa cho hiện tại và tương lai là không tách rời truyền thống, có nguồn mạch từ truyền thống

Các công trình như: Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội, 1994 cũng phân tích những nội dung cơ bản của Nho

giáo, những đóng góp của nó đối với xã hội phong kiến Việt Nam; Nho giáo

tại Việt Nam của Lê Sỹ Thắng (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

1994 đã đề cập đến sự phát triển của Nho giáo trong lịch sử Vịêt Nam, vị trí

và vai trò, những ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam; Nho học ở Việt

Nam - giáo dục và thi cử của Nguyễn Thế Long, Nxb Giáo dục, Hà Nội,

1995, trình bày quá trình phát triển của giáo dục Nho học, những nội dung và

việc thi cử Nho học trong xã hội phong kiến Việt Nam; Đức trị và pháp trị

trong Nho giáo của Vũ Khiêu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, phân tích

những ảnh hưởng và vai trò của tư tưởng Nho giáo đối với việc cai trị đất

nước dưới thời phong kiến; Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối

Trang 16

với con người Việt Nam hiện nay hay Nho học và Nho học ở Việt Nam của

cùng tác giả Nguyễn Tài Thư, xuất bản tại Hà Nội, 1997, đề cập đến các vấn

đề về Nho giáo, Nho học trong lịch sử và hiện tại Trung Quốc, khái quát những nội dung cơ bản của Nho giáo, vai trò và ảnh hưởng của nó đối với xã

hội và con người Việt Nam; Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn

Đăng Duy, Nxb Hà Nội, 1998, nói đến một số nội dung cơ bản của Nho giáo

và sự ảnh hưởng của nó tới các lĩnh vực trong đời sống văn hóa Việt Nam;

Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh của Nguyễn Hoài Văn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 đã cho ta

cái nhìn tổng thể về lịch sử tư tưởng chính trị Nho giáo từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh, đi sâu vào các quan điểm chính trị và các vấn đề liên quan đến

đạo trị nước của Nho giáo một cách hệ thống; Học thuyết chính trị - xã hội

của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam của Nguyễn Thanh Bình,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, đã cho người đọc thấy được giá trị lịch sử cũng như ảnh hưởng của học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, đặc biệt là trong việc hình thành nên đường lối đức trị, xây dựng và thực thi pháp luật, kiến tạo và triển khai nền giáo dục khoa cử…

3 Hướng nghiên cứu về việc kế thừa các giá trị của Nho giáo trong

sự nghiệp đổi mới Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này co công trình Nho

giáo và phát triển ở Việt Nam của Vũ Khiêu, Nxb Khoa học xã hội, 1997 đã

đề cập đến sự du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam, trong đó có những đánh giá về vai trò của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam, đồng thời chỉ

ra kinh nghiệm vận dụng Nho giáo của các nước Nhật Bản, Singapore và đặt vấn đề về sự khai thác Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta Bên cạnh

đó, vấn đề này cũng thể hiện rải rác trong các công trình của Lê Sỹ Thắng, Vũ Khiêu, Trần Đình Hượu hoặc tập trung trong một số bài viết trên tạp chí

Triết học của cac tác giả như Nguyễn Tài Thư với Nho giáo và sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, số 5, tháng 5 - 2002;

Trang 17

Nguyễn Trọng Chuẩn với bài Khai thác các giá trị truyền thống Nho học

phục vụ sự phát triển của đất nước trong điều kiện toàn cầu hoá, số 4, tháng 4

- 2002; Minh Anh với bài Chúng ta kế thừa tư tưởng gì ở Nho giáo, số 8,

tháng 11 - 2001 Nhìn chung, các tác giả bước đầu đặt vấn đề phải kế thừa di sản Nho giáo, song kế thừa yếu tố nào, kế thừa như thế nào còn là vấn đề bỏ ngỏ, mặt khác còn nhiều ý kiến tranh luận chưa thống nhất

Tóm lại, nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam là vô cùng phong phú, tuy nhiên, những công trình nói trên chỉ chú ý đến những sự kiện lịch sử đánh dấu biến đổi của Nho giáo khi du nhập Việt Nam, đến tư tưởng ở một số nhà nho và ảnh hưởng của nó ở xã hội phong kiến Việt Nam về đạo đức, giáo dục, hoặc bước đầu nêu ra một số đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam chứ chưa nghiên cứu quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam với tính cách là sự chuyển đổi tư tưởng qua các giai đoạn, với những đặc điểm và

ý nghĩa lịch sử từ quá trình đó Trên cơ sở kế thừa thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước, luận án đưa ra những phân tích và nhận định từ góc độ triết học về quá trình du nhập của Nho giáo Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án là làm rõ được bản chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch

sử của quá trình Nho giáo du nhập Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX

Để đạt được mục đích đó, luận án có nhiệm vụ:

- Khái quát về học thuyết Nho giáo và những điều kiện cho sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam;

- Trình bày, phân tích các giai đoạn và những nội dung tư tưởng trong quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam;

- Nhận diện những đặc điểm cơ bản của quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra một số ý nghĩa lịch sử từ quá trình ấy

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Trang 18

Về đối tượng nghiên cứu, luận án không đi sâu nghiên cứu về Nho giáo Trung Quốc hay về vai trò và những ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam, đồng thời không xem xét Nho giáo ở góc độ tôn giáo hay giáo dục,

xã hội mà luận án tập trung tìm hiểu quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam ở góc độ triết học, trong đó cố gắng phân tích, làm rõ những chuyển biến của Nho giáo trong quá trình truyền bá và tiếp nhận ở Việt Nam nhằm tìm ra tính quy luật của quá trình đó Những chuyển biến của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam được luận án xem xét như một quá trình lâu dài với nhiều giai đoạn khác nhau, từ nhiều khía cạnh như mục đích, cách thức truyền bá hay mục đích, cách thức tiếp nhận, nội dung, đặc điểm Cần phải nói thêm là, những đặc điểm mà luận án nêu ra cũng không phải đặc điểm của Nho giáo Việt Nam hay Nho Việt như nhiều công trình nghiên cứu

đã đưa ra mà luận án chỉ chú trọng vào đặc điểm của quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam Xuất phát từ mục đích tìm hiểu được đặc điểm, ý nghĩa lịch sử từ quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam thông qua những chuyển biến của nó trong lịch sử, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ đầu Công nguyên cho đến cuối thế kỷ XIX tức là từ khi Nho giáo bắt đầu du nhập Việt Nam đến khi Nho giáo dần trở nên suy tàn và đánh mất đi vị trí, vai trò của nó trước bối cảnh lịch sử mới

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Quá trình du nhập văn hóa, tư tưởng, tôn giáo là một hiện tượng văn hóa - xã hội có tính tất yếu và phổ quát, quá trình này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ở tất cả các dân tộc trên thế giới Trong đó, quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam là một hình thức đặc thù của sự du nhập văn hóa, tư tưởng, tôn giáo nói chung Quá trình này thể hiện sự tác động biện chứng, mối liên hệ mang tính bản chất, tất yếu giữa yếu tố truyền bá và yếu tố tiếp nhận Chính vì vậy, đề tài luận án trước hết dựa trên cơ sở thế giới quan

và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để lý giải những điều kiện, nguyên nhân của quá trình Nho giáo du

Trang 19

nhập Việt Nam cũng như bản chất của mối liên hệ giữa hai yếu tố truyền bá

và tiếp nhận trong quá trình du nhập Để thấy được những đặc điểm và rút ra

ý nghĩa lịch sử cũng như bài học từ sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam như một quá trình đặc thù trong quá trình du nhập văn hóa, tư tưởng, tôn giáo vào Việt Nam nói chung, luận án tiếp cận vấn đề dưới góc độ triết học tôn giáo, đồng thời sử dụng các lý thuyết chung về tiếp biến văn hóa (Acculturation Theory), chuyển đổi tư tưởng (Ideological conversion theory) mà nhiều công trình khoa học đã đề cập

Về mặt phương pháp nghiên cứu, phương pháp liên ngành là phương pháp nổi bật trong công trình này vì đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tư liệu từ nhiều lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, văn học, tôn giáo học, Bên cạnh phương pháp liên ngành, luận án cũng thường xuyên sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh, logic - lịch sử, diễn dịch - quy nạp để tìm tòi và lý giải các khái niệm, sự khác biệt giữa các giai đoạn trong việc truyền bá và tiếp nhận Nho giáo ở Việt Nam, đặc điểm của từng giai đoạn cũng như đặc điểm chung của toàn bộ quá trình du nhập đó, trên cơ sở đó mà rút ra những ý nghĩa lịch sử của nó như là tính quy luật cho sự tiếp nhận một học thuyết ở Việt Nam

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về ý nghĩa khoa học, trên cơ sở tham khảo tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước về đề tài Nho giáo, luận án muốn góp phần làm rõ thêm quá trình

du nhập của Nho giáo vào Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX ở góc độ triết học thông qua những phân tích về các giai đoạn, những nhận định

về đặc điểm của quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam cũng như về ý nghĩa và bài học lịch sử của quá trình du nhập Nho giáo nói riêng, du nhập một học thuyết nói chung

Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài giúp người đọc nhận thức rõ hơn về vấn đề tiếp thu và biến đổi Nho giáo của người Việt trong lịch sử, làm cơ sở cho những nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam nói riêng, về tư tưởng, văn hóa

Trang 20

Việt Nam nói chung đặc biệt là khi văn hóa trở thành mục tiêu, động lực cho

sự phát triển kinh tế - xã hội như ở nước ta hiện nay Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những sinh viên, học viên cao học không chuyên ngành và chuyên ngành Triết học, những người quan tâm đến lĩnh vực lịch sử

tư tưởng Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung

7 Cái mới của luận án

Thứ nhất, trên cơ sở khái quát những điều kiện cho sự du nhập của

Nho giáo vào Việt Nam cũng như trình bày quá trình Nho giáo du nhập Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, luận án phân tích đặc điểm của quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam để thấy được sự thay đổi của Nho giáo nói riêng, một tư tưởng nói chung khi thâm nhập một nền văn hóa mới và sự bản địa hóa của người Việt đối với Nho giáo cũng như các học thuyết, tư tưởng khác để làm phong phú và sâu sắc thêm cho nền văn hóa của chính mình

Thứ hai, luận án đề xuất một số ý nghĩa lịch sử rút ra từ việc nghiên

cứu quá trình du nhập cua Nho giáo vao Việt Nam làm cơ sở cho việc tiếp thu các tư tưởng, học thuyết, tôn giáo nói chung trong bối cảnh giao lưu văn hóa

rộng mở của xu thế toàn cầu hóa ngày nay

8 Kết cấu của luận án

Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ đã nêu, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành ba chương, sáu tiết và mười sáu tiểu tiết

Trang 21

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN

CHO SỰ DU NHẬP CỦA NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM

1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỌC THUYẾT NHO GIÁO

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo

Nho giáo 儒教 được hiểu như hệ thống giáo lý của các nhà nho nhằm mục đích tổ chức xã hội một cách hiệu quả Theo Hán tự, chữ “nho” 儒 bắt nguồn từ chữ “nhân”人 (người) đứng cạnh chữ “nhu” 需 (cần dùng, chờ đợi)

và như vậy, chữ “nho” bao hàm hai nghĩa: nghĩa thứ nhất, “nho” tức là người

mà xã hội cần để giúp người giúp đời; nghĩa thứ hai “nho” là người học thấu đạo thánh hiền chờ đợi đem tài trí giúp đời Nho giáo đưa lên hàng đầu việc tu thân và giáo hóa con người bằng hệ thống các quan niệm quy phạm đạo đức làm nền tảng cho hành vi ứng xử của con người trong mối quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, nhằm mục đích ổn định trật tự xã hội Cơ sở tri thức của Nho giáo được hình thành từ trước thời Xuân Thu Nhà nho khi đó được gọi là “sỹ”, chuyên học văn chương và lục nghệ, góp phần trị vì đất nước Đến thời mình, Khổng Tử đã hệ thống hóa những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết chính trị - đạo đức nổi tiếng, gọi là Nho giáo

* Nho giáo thời kỳ Tiên Tần

Nho giáo thời kỳ Tiên Tần còn được gọi là Nho giáo nguyên thủy hay Nho giáo Khổng - Mạnh, do Khổng Tử khởi xướng và sau này được phát triển bởi học trò của ông là Mạnh Tử Khổng Tử (551-479 trước Công nguyên) tên

là Khâu, tự là Trọng Ni, người làng Xương Bình, nước Lỗ (nay gần Ni Sơn, đông nam huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc sa sút vào thời đại mà đấu tranh xã hội đang trở nên gay gắt, pháp chế, ý thức truyền thống Tây Chu tuy bắt đầu bị lung lay nhưng vẫn còn giữ địa vị chính thống Từ trẻ, Khổng Tử đã dốc lòng cho việc

Trang 22

học và cũng từng được mời ra làm quan trong một thời gian ngắn nhưng vì thấy chính quyền nước Lỗ suy thoái nên ông đã bỏ đi chu du thuyết khách các nước chư hầu để thực hiện rộng rãi chủ trương nhân trị, khôi phục chế độ tông pháp nhà Chu đã suy vong, mong được vua quan các nước này thực hiện đường lối chính trị của mình Nhưng sau nhiều năm truyền bá học thuyết của mình ông vẫn không đạt được ý nguyện, không được trọng dụng Vì thế, trong quãng đời còn lại, ông trở về nước Lỗ chuyên tâm dạy học trò, san định

sách Thi, Thư, hiệu đính Lễ, Nhạc, giải thích sách Dịch đời trước, biên soạn sách Xuân Thu Các sách này đến đời Tống đã được hệ thống hóa lại và xem như là kinh điển của Nho gia, gọi là Lục kinh, nhưng vì kinh Nhạc bị thất lạc, chỉ còn một ít được chép vào kinh Lễ thành một thiên gọi là Nhạc kí, cho nên

Lục kinh sau là Ngũ kinh Xuất phát từ Kinh Dịch - một bộ sách nghiên cứu sự

biến hóa của âm dương để giải thích sự vận hành của vũ trụ và những biến đổi lành, dữ trong cuộc sống của con người, Khổng Tử cho rằng, vạn vật vũ trụ luôn sinh thành, biến hóa không ngừng do sự tương tác giữa âm và dương trong đạo “trung hòa” của nó Đạo này chi phối sự sống của vạn vật, con người không thể chống lại, gọi là “thiên mệnh” Ông vừa tin vào mệnh trời vừa nhấn mạnh nỗ lực của con người, vừa khẳng định sự tồn tại của quỷ thần đồng thời cổ vũ hoạt động của con người trong thực tế cuộc sống Về mặt chính trị - xã hội, Khổng Tử đề cao nguyên tắc “chính danh định phận”, xác định rõ vai trò của con người trong các mối quan hệ đó, chủ trương trị nước bằng nhân trị với quan điểm “vi chính dĩ đức”, “khắc kỷ phục lễ” nhằm bảo

vệ lợi ích giai cấp quý tộc chủ nô Về mặt đạo đức, Khổng Tử đề cao lên trên hết là chữ “nhân”, coi đó là cái gốc của bản tính con người Muốn đạt được

“nhân”, theo ông, con người phải có “trí” và “dũng” để hiểu biết và hành động hợp với “thiên lý” Trong vấn đề giáo dục, Khổng Tử một mặt nhấn mạnh “tính tương cận”, “hữu giáo vô loại”, chủ trương giáo dục đạo lý, nhân nghĩa để đào tạo ra mẫu người lý tưởng cho xã hội nhưng mặt khác lại phân

Trang 23

hợp, biên soạn lại tạo thành bộ sách Mạnh Tử nổi tiếng Với 7 thiên (thượng

và hạ), gồm: Lương Huệ Vương, Công Tôn Sửu, Đằng Văn Công, Ly lâu, Vạn

Chương, Cáo Tử, Tận tâm, sách Mạnh Tử thể hiện rõ thuyết “nhân chính”,

“tính thiện” của Mạnh Tử trên cơ sở kế thừa và phát huy tư tưởng “nhân” của Khổng Tử, nêu cao tư tưởng “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của

Mạnh Tử (Mạnh Tử, Tận tâm hạ, tiết 14), cho rằng vua chúa nếu không được

nhân dân ủng hộ thì chính quyền trước sau cũng tan vỡ Đồng thời, còn đưa ra chủ trương khôi phục lại chế độ tỉnh điền, đòi bọn quý tộc thủ cựu giảm bớt thu thuế, bớt dùng những hình phạt tàn khốc, để cho dân có sản nghiệp riêng, cải thiện đời sống kinh tế của dân Về mặt luân lý - đạo đức, sách này còn nêu lên học thuyết “tính thiện” Nội dung học thuyết khẳng định “nhân, nghĩa, lễ, trí gốc ở tâm”, quan niệm đạo đức là trời phú cho, những quy tắc đạo đức bắt nguồn từ ý thức và tình cảm tiên thiên của con người, “không cần học mà hay, không cần nghĩ mà biết” gọi là “lương năng, lương tri”, “tiên tri, tiên giác” (nhân chi sở bất học nhi năng giả kỳ lương năng dã, sở bất lự nhi tri giả, kỳ

Trang 24

lương tri dã) (Mạnh Tư, Tận tâm thượng, tiết 15) Sách Mạnh Tử còn nhấn

mạnh, ý chí chủ quan, “tâm” chi phối “khí”, xuyên tạc học thuyết duy vật chủ nghĩa về “khí”, cho rằng vũ trụ, vạn vật đều tồn tại trong ý thức chủ quan

“vạn vật đều có đầy đủ trong ta”, mọi người không cần phải đi tìm chân lý ở ngoài thế giới vật chất khách quan mà chỉ cần phát huy cái quy tắc đạo đức

nội tâm - “tận tâm” thì có thể biết được ý của trời -“tri thiên” Sách Mạnh Tư

được lưu truyền rộng rãi, có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội đương thời, sau

này, được xếp vào hàng Tứ thư của Nho giáo, trở thành kinh điển có tính chất

bắt buộc của xã hội và các phần tử trí thức phong kiến, được các học phái Nho gia đời sau kế thừa và phát triển mạnh mẽ

* Nho giáo thời kỳ Lưỡng Hán

Đến thời Hán, một nhà tưởng nổi tiếng nhất của Nho gia đương thời, vừa là đại biểu tư tưởng của chế độ phong kiến trung ương tập quyền chuyến chế nhà Hán là Đổng Trọng Thư (179 TCN-104 TCN) đã phát triển Nho của Khổng - Mạnh theo hướng duy tâm thần bí và tăng thêm tính đẳng cấp nhiệt ngã gọi là Hán Nho Trên cơ sở học thuyết “thiên mệnh” của Nho Khổng - Mạnh kết hợp với thần học “sấm vĩ”, Đổng Trọng Thư khẳng định ý chí chi phối của trời đối với mọi thứ từ trật tự tự nhiên, trật tự xã hội, cho đến thân thể, ý thức và tính tình của con người Quyền lực của vua là do trời trao cho

để cải thiện bản tính của dân chúng, gọi là “vương quyền thần thụ” “Tính” con người do trời phú cho, có ba loại thượng, trung, hạ gọi là “tính tam phẩm” Đổng Trọng Thư đưa ra các thuyết “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân cảm ứng”, “thiên nhân tương dữ”, “thiên bất biến đạo diệc bất biến” để biện

hộ cho sự tồn tại hợp lý của chế độ phong kiến đương thời Đặc biệt, tư tưởng của ông về “tam cương ngũ thường”, “ngũ luân”, “dương tôn âm ti”, trong đó

đề cao tính dương gắn với thứ bậc bề trên như vua, cha, chồng trong các mối quan hệ xã hội tương ứng, đã trở thành các quy phạm chính trị - đạo đức chính thống bảo vệ trật tự đẳng cấp của chế độ phong kiến Trung Hoa trong

Trang 25

suốt hai ngàn năm Ông cũng đưa ra lý luận về lịch sử mang tính tuần hoàn luận và duy tâm chủ nghĩa, khẳng định sự bất biến của trật tự “cương thường” qua các triều đại Vua Hán Vũ Đế đã đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, dùng “lễ trị” để che đậy “pháp trị” Nho giáo đời Hán đã được Đổng Trọng Thư nhào nặn và hệ thống hóa theo quan điểm thần học, trở thành một trào lưu tư tưởng phản động thống trị đời sống tinh thần xã hội phong kiến thời

Lưỡng Hán Thời kỳ này, một số nhà nho đã bỏ công biên soạn bộ sách Lễ ký

công phu tập hợp các bản văn luận về “lễ” của các Nho gia từ thời Tiên Tần

đến đầu đời Hán với 49 thiên trong đó có thiên Đại học và Trung dung, mà từ nhà Tống về sau được tách ra thành sách và xếp vào hàng Tứ thư

Nội dung chủ yếu của Đại học là trình bày những luận giải về tính hay

bản tính con người, đồng thời tuyên truyền cho thuật thống trị, cách tu dưỡng rèn luyện về đạo đức, tri thức, thái độ tu thân, đối nhân xử thế của bậc quân

tử Theo Đại học, cái đạo của bậc đại học là ở chỗ làm cho sáng cái đức sáng,

ở chỗ thân yêu người, đạt đến cái chí thiện mới thôi Đại học cũng chủ trương

“tám điều mục”: “cách vật, trí tri, chính tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Theo đó, chủ đích sự học của một người là đem cái đức sáng của trời phú cho mà sửa mình hoàn toàn rồi mới trị được người Muốn sửa mình thì phải cách vật, chính tâm, thành ý và trí tri, đó chính là phương pháp

tu thân Khi sửa được mình, tất tề được gia, trị được quốc, bình được thiên hạ,

đó chính là công hiệu của sự tu thân Cho nên đạo làm người thì tu thân, sửa mình là quan trọng nhất, do vậy mà “từ đấng thiên tử cho đến kẻ thứ dân, ai cũng phải lấy sự sửa mình làm gốc Cái gốc loạn mà cái ngọn trị thì chưa có vậy, cái gốc mình đáng hậu mà bạc, cái ngọn mình đáng bạc mà hậu, là chưa

có bao giờ” (Đại học).

Trang 26

Cũng đề cập về tính người như Đại học nhưng sách Trung dung chủ

yếu tuyên truyền tư tưởng “trung dung chi đạo” do Khổng Tử đề xướng Theo

đó, “trung” 中 nghĩa là trung tâm, đúng đắn, chính giữa không thiên lệch;

“dung” 庸 là bình thường, luôn luôn; trung dung là chuẩn mực nhận thức và đạo đức cao cả của con người, ý nghĩ, lời nói, hành động của con người trung chính, ôn hòa, không thiên không lệch, không thái quá, không bất cập Người trung dung chính là người đạt được đạo trung hòa, thể hiện được trung thứ, là bậc quân tử Sách viết: “Mừng, giận, buồn, vui chưa phát ra ở tâm, gọi là trung Phát ra mà trúng tiết, gọi là hòa Trung là cái gốc lớn của thiên hạ Hòa

là đạo thông đạt của thiên hạ Đạt tới trung hòa, trời đất yên ổn trật tự, vạn vật

sinh sống phát triển thuận chiều” (Trung dung, 1) Như vậy, nếu đạo lớn của

trời đất là trung hòa thì biểu hiện của đạo lớn ấy trong đạo sống của con người

là trung dung, trung thứ Thuận theo trung dung, trung thứ thì mọi quan hệ xã hội như vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè con người ta phải giữ cho đúng đắn, hòa hợp Trong đó, vua phải huệ, tôi phải trung; cha phải từ, con phải hiếu; chồng phải nghĩa, vợ phải thuận; anh phải lương, em phải kính; bạn

bè phải tín… Và theo Nho gia, đạt được điều đó là chính danh rồi vậy Trong

sách Trung dung tác giả còn đem tư tưởng “thiên mệnh” và “nhân tính” kết

hợp lại trong thuyết “thiên nhân hợp nhất” mang tính chất của chủ nghĩa duy tâm chủ quan

Từ thế kỷ III đến thế kỷ VI, vào thời Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều, xã hội Trung Quốc loạn lạc, Nho giáo suy yếu dần, tư tưởng Lão - Trang chiếm ưu thế nên Nho giáo phát triển theo hướng là kết hợp với tư tưởng Lão - Trang để trở thành Huyền học

 Nho giáo thời kỳ Tống - Minh - Thanh

Đến đời nhà Tống, Nho giáo được phục hưng và có những bước phát triển căn bản Nho giáo đời Tống là Nho giáo pha trộn với nhiều bộ phận của

tư tưởng Phật, Lão - Trang, Âm dương thành một hệ thống hoàn chỉnh, dựa

Trang 27

vào Kinh Dịch làm xương sống triết học Ở thời kỳ này, Đại học, Trung dung được Chu Hy (1130-1200) tách ra khỏi Lễ ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh

Tử tạo nên bộ Tứ thư, được coi như là sách gối đầu giường của các nhà Nho

Các nhà tư tưởng đã tiếp thu quan điểm của Khổng Tử, Tử Tư gắn những quan niệm về trung dung với Thiên mệnh, nhân tính; với tam cương, ngũ thường, coi trung dung như là nguyên tắc để thực hiện tam cương ngũ thường;

và nó đã trở thành nguyên tắc đạo đức chính trị cơ bản của xã hội phong kiến

Nếu ở thời nhà Hán, Nho giáo chỉ chú trọng giải thích nghĩa các câu chữ trong kinh điển của Nho Tiên Tần thì đến thời nhà Tống và nhà Minh, Nho giáo tập trung vào nội dung kinh nghĩa của Nho học và đẩy Nho học lên một bước phát triển mới, với các cặp phạm trù cơ bản, cả về bản thể luận,

nhận thức luận và luân lý - đạo đức, chính trị - xã hội, như là lý và khí, đạo và

khí, tâm và vật, số, tâm, tính, tình, mệnh, tam cương ngũ thường, tri và hành, thiên lý và nhân dục … Chính vì thế Tống Nho còn được gọi là Lý học hay Đạo học Đây là học phái do Thiệu Ung (1011-1077), Chu Đôn Di (1017-

1073), Trương Tải (1020-1077) khởi xướng, hai anh em Trình Hạo 1085) và Trình Di (1033-1107) phát triển, cuối cùng Chu Hy (1130-1200) đẩy

(1032-nó đến đỉnh cao Do vậy, Nho giáo thời nhà Tống còn được gọi là Lý học Trình - Chu, ảnh hưởng sâu sắc đến các triều đại về sau Nếu phái Lý học được xếp vào khuynh hướng duy tâm chủ quan trong Nho học thì, thời Tống - Minh, phái Tâm học do Lục Cửu Uyên (Lục Tương Sơn, 1139-1193), thời Nam Tống, và Vương Dương Minh (1472-1529) thời nhà Minh Vương Thủ Nhân (Vương Dương Minh, 1472-1527) đã phát triển theo hướng duy tâm chủ quan, coi “tâm” là khái niệm cơ bản Đến đời Thanh, Vương Phu Chi,

Hoàng Tông Hi, Cố Viêm Võ… đã đề xướng trào lưu Thực học, cố gắng đổi

mới Nho học theo hướng hiệu quả thiết thực hơn Cuộc cách mạng tư sản đầu thế kỷ XX đã làm sụp đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc và

đã chấm dứt vị trí chính thống của Nho giáo trong đời sống xã hội Trung

Trang 28

Quốc đã tồn tại gần 2000 năm, kết thúc vai trò là “khuôn vàng thước ngọc” của kinh điển Nho gia trong các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc Tuy vậy, sự ảnh hưởng của Nho giáo không vì thế mà mất đi, ngược lại, nó có ảnh hưởng hết sức sâu sắc, không chỉ đối với đất nước và con người Trung Quốc mà còn ở một số nước khác trên thế giới, trở thành cơ sở vững chắc cho sự sinh thành một nền văn hóa - văn hóa Nho giáo

1.1.2 Nội dung tư tưởng cơ bản của Nho giáo

Trong quan điểm về thế giới, nhìn chung, Nho giáo là một học thuyết

duy tâm Tuy Khổng Tử đã đưa ra những quan niệm tiến bộ và có tính duy vật như cho rằng sự vận động của vạn vật đều tuân theo “đạo” của nó, không phụ thuộc vào ý chí của ai: “Trời có nói gì đâu! Bốn mùa vận hành, vạn vật sinh

hóa mãi, Trời có nói gì đâu” (Luận ngữ, Dương hóa, 18), “cũng như dòng nước chảy, mọi vật đều trôi đi, ngày đêm không ngừng, không nghỉ” (Luận

ngữ, Tử Hãn, 16), hay cho rằng con người nên hướng vào cuộc sống thực tại

chứ không nên tin vào những chuyện quỷ thần xa xôi vì: “Đạo thờ người chưa biết thì sao biết được đạo quỷ thần Sự sống còn chưa biết, sao biết được sự

chết?” (Luận ngữ, Tiên tấn, 11) nhưng do những biến đổi của thời cuộc, do

những hạn chế bởi lợi ích giai cấp và nhận thức khiến cho tư tưởng của ông không tránh khỏi có những yếu tố duy tâm, thần bí Dù không đi sâu vào các vấn đề quan hệ giữa thể xác và linh hồn, có hay không có ma quỷ, về cuộc sống con người sau khi chết nhưng ông lại tin ở “mệnh trời”, cái huyền vi, sâu kín, mạnh mẽ, lưu hành khắp vũ trụ, định phép sống cho vạn vật, con người ta không thể cưỡng lại Ông khuyên mọi người hãy phục tùng ý chí của trời và coi việc hiểu biết mệnh trời như một điều kiện cho sự hoàn thiện của con

người: “Không biết mệnh trời thì không lấy gì làm quân tử” (Luận ngữ,

Nghiêu viết, 3) Ông cho rằng, người quân tử có ba điều sợ, mà điều sợ thứ

nhất là sợ mệnh trời (Luận ngữ, Quý thị, 8) Từ đó, ông có xu hướng coi mọi việc ở đời đều do trời sắp đặt, “sống chết có mệnh, giàu sang do ở trời” (Luận

Trang 29

ngữ, Nhan Uyên, 5) Kế thừa tư tưởng “Thiên mệnh” của Khổng Tử, Mạnh

Tử đã đẩy thế giới quan ấy tới đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm Ông khẳng định ý chí và quyền uy của trời trong việc sáng tạo và chi phối vạn vật, từ sự biến hóa của giới tự nhiên, trật tự, địa vị trong xã hội cho đến tâm tính, đạo đức của con người Từ đó, ông nhấn mạnh con người phải tuyệt đối phục tùng mệnh trời, an phận vì: “Chẳng có việc gì xảy ra mà không do mệnh trời Mình nên tùy thuận mà nhận lấy cái mệnh chính đáng ấy…” Ông còn nói: “Hễ mình hết lòng hết dạ thì mình biết được cái bản tính của mình, thì biết được

Trời rồi đó” (Mạnh Tử, Tận tâm thượng, 1, 2)

Tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử đến đời Hán được Đổng Trọng Thư kết hợp với thần học, “sấm vĩ”, quan điểm Âm dương - Ngũ hành, hình thành nên một hệ thống triết học mang tính chất duy tâm thần bí rõ rệt với các luận đề “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân cảm ứng”, “vương quyền thần thụ”, cho tất cả đều là do trời định Ông trời trong triết học Hán Nho, dưới bàn tay nhào nặn của Đổng Trọng Thư, là một ông trời có nhân cách, có ý thức, có đạo đức, ông trời sinh ra vạn vật và con người, chi phối tự nhiên và

xã hội, theo dõi giám sát và có thể trừng phạt con người: “Trời có nhân vậy”,

“Trời, vua của trăm vị thần, là người được nhà vua tôn quý” (Xuân thu phồn

lộ, Vương đạo thông tam, Hiệu tế) “Trời là tổ của vạn vật, vạn vật không có

trời, không sinh Trời làm ra cái tính mệnh của người, khiến người làm điều

nhân nghĩa” (Xuân thu phồn lộ, thiên 19) Theo ông, mọi sự vật, hiện tượng

cũng như mọi quá trình biến hóa của tự nhiên và sự biến đổi, hưng vong của

xã hội đều là sự an bài có ý thức, có mục đích của trời Âm dương, ngũ hành đều là thể hiện của mệnh trời “Ngũ hành tương sinh” là thể hiện ân đức của trời, “Ngũ hành tương thắng” là thể hiện hình phạt của trời Sự phân biệt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thể hiện sự mừng, giận, vui, buồn của trời Vậy nếu

sắp loại thì trời với người là một (Xuân thu phồn lộ, thiên 19) Những thứ mà

con người có được đều bắt nguồn từ trời, kể cả tri thức, đức tính của con

Trang 30

người Người chính là bản sao, là “con cháu của trời”: “Hình thể, tinh thần, tình cảm, đạo đức của con người đều là những cái trời sinh ra theo hình mẫu của trời Cái đầu tròn của con người là tượng dung mạo của trời, tóc là tượng các vì sao, tai mắt là tượng mặt trời, mặt trăng, mũi miệng hô hấp là tượng gió

mưa (Xuân thu phồn lộ, thiên 49) Lòng tốt xấu, mừng giận của con người tương hợp với sự nóng lạnh, ẩm ráo của trời (Xuân thu phồn lộ, thiên 81) Cốt

cách, tứ chi, ngũ quan của con người đều phù hợp với số trời” [20, 363] Người do trời tạo ra, tất phải do trời điều hành, chi phối Trời điều hành, chi phối con người thông qua các vị quân vương trên thế giới này, các “thiên tử” Họ thừa ý chí của trời mà gánh vác việc chăn dân trị nước Quyền của vua do trời trao cho (“vương quyền thần thụ”), mà trời là bậc chí cao vô thượng nên quyền của vua cũng là chí cao vô thượng Con người phải tuyệt đối phục tùng quân vương, phải tuân theo phép tắc, đạo đức luân lý của chế

tr.362-độ phong kiến, phản lại vua là chống lại trời mà phản lại đạo trời thì không thể thành công “phản thiên chi đạo vô thành giả”, nhất định sẽ bị trời trừng phạt Như vậy, nếu ở Khổng Tử, “trời” chỉ là một lực lượng siêu hình quy định trật tự tự nhiên và xã hội thì đến Đổng Trọng Thư “trời” không phải là

vô hình mà là “ông trời” có hình dáng, có ý chí, trời đặt ra cho xã hội loài người một vị vua có quyền lực tối cao để thay trời hành đạo, có thể khen chê, thưởng phạt, giám sát chặt chẽ mọi hành động của con người; “nếu thuận theo

ý trời thì được hưởng phúc lành, mưa sẽ thuận, gió sẽ hòa, xã tắc yên ổn Ngược lại, trái với ý trời sẽ bị trời khiển cáo khi đó hạn hán, lụt lội, dịch bệnh phát sinh Tái phạm nghiêm trọng sẽ bị trời hỏi tội, gây nên nhật thực, nguyệt thực Nếu không chịu sửa đổi sẽ bị trời trừng phạt gây nên sét đánh, động đất, binh đao, máu lửa” [20, tr.364] Con người phải thông qua các hiện tượng tự nhiên để hiểu được ý trời, mệnh trời Tuy vậy, trời có thể cảm thông với con người được (“thiên nhân cảm ứng”) chỉ cần con người có lòng thành cầu xin trời, trời sẽ xúc động mà khiến cho tai nạn tiêu giải Qua đó, ta có thể thấy rõ

Trang 31

tính duy tâm thần bí trong thế giới quan của triết học Hán Nho Từ Hán Nho trở về sau, khuynh hướng vương quyền kết hợp với thần quyền ngày một rõ

Từ thời nhà Tống trở đi, với sự kết hợp tư tưởng của Phật giáo và Đạo

gia, lấy Kinh Dịch làm cơ sở chủ đạo, quan điểm của Nho gia về thế giới trở

nên khái quát và trừu tượng hơn, mang tính triết học nhiều hơn với các

nguyên lý và các phạm trù như đạo và khí, lý và khí Theo các nhà Lý học,

vạn vật trong vũ trụ đều có lý và khí hay đạo và khí, trong đó lý là cái tuyệt

đối vĩnh viễn không biến đổi, là bản thể của thế giới vạn vật, “trên trời chỉ có

một lý”, “vạn vật đều cùng một thiên lý”; còn khí là cái cụ thể, hữu hình, biểu hiện của lý và chịu sự chi phối của lý Theo các nhà Lý học, lý là cái có trước,

khí là cái có sau, lý là đạo, hình nhi thượng, là một cái tuyệt đối trừu tượng, là

gốc sinh ra vạn vật, đó không chỉ là cái lý hình thành sự vật mà lại còn có thể tồn tại tách rời sự vật, có trước sự vật Khí là khí chất, thuộc hình nhi hạ, là

chất liệu để tạo thành sự vật Họ cho rằng: “chưa có sự ấy, thì trước đã có lý

ấy Như chưa có vua tôi, trước đã có lý vua tôi; chưa có cha con, trước đã có

lý cha con” (Ngữ loại, quyển 95) Tuy vậy: “Lý chưa bao giờ rời khí Nhưng

lý là hình nhi thượng, khí là hình nhi hạ Nói hình nhi thượng, hình nhi hạ làm

sao có trước có sau” (Ngữ loại, quyển 1) “Thật ra thì lý có trước, nhưng ta

không thể nói rằng hôm nay có lý ấy, mà ngày mai mới có khí ấy Nhưng

cũng phải có trước sau” (Chu Tử toàn thư, quyển 49)

Đối lập với phái Lý học, phái Tâm học cho rằng thực tại chỉ gồm trong một thế giới của “tâm” và sự tồn tại của các sự vật hiện tượng là phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người “Tâm” của con người là cơ sở tồn tại của

vũ trụ vạn vật: “vũ trụ tiện thi ngộ tâm, ngộ tâm tức thị vũ trụ , nghĩa là vũ trụ

chính là tâm ta, tâm ta tức là vũ trụ, “tâm tức lý” (Lục Tương Sơn, toàn tập, quyển 33 và quyển 12) và “tâm ngoại vô vật”, tức ngoài tâm không có vật,

“tâm ngoại vô sự, tâm ngoại vô lý, tâm ngoại vô học” tức ngoài tâm không có

sự việc, ngoài tâm không có lý, ngoài tâm không có học thuyết (Truyền tập

Trang 32

lục, quyển 3) Vương Dương Minh cho rằng: “Lý của sự vật không ở ngoài

tâm ta, ngoài tâm ta mà cần lý của sự vật thì không có lý của sự vật” (Ngữ

lục, Đáp Cố Đông kiều thư) [21, tr.615].

Về mặt chính trị - xã hội, Nho giáo, đặc biệt là Nho Khổng - Mạnh đã

nêu lên một xã hội lý tưởng xem đó như là mục tiêu phấn đấu của mình, một thiên hạ bình trị, một xã hội có trật tự, ở đó người dân được hưởng một cuộc sống thanh bình, an cư lạc nghiệp, sống hòa thuận, thương yêu nhau và tôn trọng các tục lệ Đó là một xã hội hòa mục như lời Khổng Tử: “Sự thực hiện của đạo lớn là, thiên hạ là của chung, tuyển chọn người hiền và cử người tài năng, nói điều tín và tu sửa hòa mục Cho nên người ta không chỉ tôn kính cha

mẹ mình, không chỉ thương yêu con cái mình, còn khiến cho người già được sống trọn đời, người trai tráng được sử dụng, trẻ thơ được lớn lên, người không vợ, người không chồng, trẻ mồ côi, người không con, người tàn tật, tất

cả đều được chăm sóc,…” (Lễ Ký, thiên Lễ vận) Để đạt tới một xã hội hòa

mục, thái bình, thịnh trị như xã hội Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Nho giáo chủ trương “nhân trị”, “đức trị” hay “lễ trị”, nghĩa là lấy đạo đức, lấy “nhân”,

“nghĩa”, “lễ”, “trí”, “dũng”, “hiếu”, “kính”, “đễ”… để giáo hóa con người, cải biến con người Theo chủ trương đó, người cầm quyền phải dùng đức hạnh của bản thân, lấy lễ nghĩa để giáo hóa dân chúng chứ không nên lạm dụng luật pháp, hình phạt để ép dân đi vào tôn ti trật tự, bởi như thế dân chúng dễ

sợ hãi hay oán giận mà nổi lên chống lại Theo Khổng Tử, pháp luật, hình phạt thì chỉ giải quyết được phần ngọn; còn nếu dùng đạo đức và lễ nghĩa giáo hóa dân là tác động đến tận gốc rễ, từ đó mà thiên hạ thái bình, bốn phương

vô sự, con người có thể hoàn toàn tự giác tránh việc phạm tội Ông nói:

“Dùng mệnh lệnh pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có thể giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ sỉ nhục Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được

Trang 33

thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn can tâm tình nguyện sửa chữa sai

lầm của mình tận từ gốc từ mặt tư tưởng” (Luận ngữ, Vi chính, 3) Do đó,

“cầm quyền lãnh đạo quốc gia cần phải dựa vào đạo đức thì dân chúng đều quy thuận Tự mình giống như sao Bắc Đẩu vậy, ở cố định một nơi, còn các

vì sao khác đều chầu quay quanh nó” (Luận ngữ, Vi chính, 1) Cũng với tinh

thần đó, Mạnh Tử đưa ra tư tưởng “nhân chính”, theo đó, đạo trị nước phải lấy điều nhân nghĩa làm gốc, xuất phát từ lòng “chẳng nỡ làm những việc có hại cho người khác” Ông nói: “Những bậc vua thiên tử đời trước có tấm lòng chẳng nỡ làm việc có hại cho người, nên mới có nền chính trị giàu lòng thương xót con người Bởi có lòng chẳng nỡ ấy, các bậc vua thiên tử thời xưa mới đem lòng thương xót mà thực hành chính sự, nên cai trị thiên hạ dễ như

xoay trở đồ chơi trên bàn tay” (Mạnh Tử, Công Tôn Sửu Thượng, 2, 4) Ông

gọi đường lối trị nước dựa vào đạo đức, “đức trị”, “lễ trị” là “vương đạo”, còn dùng hình pháp, vũ lực để cai trị, giành lấy thiên hạ là “bá đạo” Theo ông:

“Một vị vua dùng vũ lực lại giả nhân nghĩa đi chinh phạt các nước, vị vua ấy

có thể xưng bá Làm bá thì nhất định cần có một nước to lớn Một vị vua dựa vào đức hạnh lại thực hiện nhân chính, thì người ta tôn làm vương Làm vương chẳng đợi có một nước to lớn Như vua Thành Thang đất đai chỉ vuông vức bảy mươi dặm, vua Văn Vương đất đai chỉ vuông vức một trăm dặm nhưng đều từ đó mà nổi lên Dựa vào sức mạnh khiến người khác phục tùng thì người ta chỉ chịu phục bề ngoài, chứ tâm người ta không phục, chẳng qua

vì người ta không đủ lực lượng để chống lại đó thôi Còn dựa vào đức hạnh khiến người khác phục thì người ta chịu tâm phục, tức là phục mà trong lòng thật tâm thật ý, giống như bảy mươi vị học trò phục thầy Khổng Tử vậy”

(Mạnh Tử, Công Tôn Sửu Thượng, 2, 1)

Trong việc thi hành “đức trị”, một nội dung quan trọng đòi hỏi các nhà cầm quyền thực hiện đó là phải quan tâm đến đời sống nhân dân, chăm lo cho dân, không để nhân dân đói khổ Nho giáo đưa ra mệnh đề “dĩ dân vi bản, bản

Trang 34

cố, bang ninh”, coi dân, lòng dân chính là cơ sở để cho sự vững bền, giàu mạnh của đất nước, sự tồn tại lâu dài của vương triều Vì vậy, tuy có lúc Khổng Tử đề cập đến nhân dân lao động như hạng người thấp hèn trong xã hội nhưng ông vẫn chủ trương vua cần phải bảo đảm cho dân được no ấm, phải chiếm được lòng tin của dân, phải biết làm cho dân giàu và biết giáo hóa dân Mạnh Tử đề ra quan điểm dân bản, coi “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân

vi khinh” (Mạnh Tử, Tận tâm hạ, 13) Ông nói: “Muốn được thiên hạ có đạo

lý nên theo là: có được dân là có được thiên hạ Muốn được dân có đạo lý nên theo là: được lòng dân là có dân Muốn được lòng dân có đạo lý nên theo là: cái gì dân mong muốn thì nên cung cấp cho họ, cái gì dân chán ghét thì chớ

có làm Dân chúng kéo nhau theo bậc nhân đức như nước từ chỗ cao chảy xuống chỗ thấp như dã thú lao về đồng hoang vậy Cho nên nói đàn cá phải lặn lội trốn xuống chỗ sâu nhất là vì con rái cá săn mồi; bầy chim sẻ phải bay

về rừng là tại con diều hâu đuổi bắt; dân trăm họ theo vua Thang, vua Vũ là vì

Kiệt bạo, Trụ ngược vậy” (Mạnh Tử, Ly lâu thượng, 9) Trên cơ sở đó, ông

chủ trương thực hiện cải cách kinh tế, thi hành chế độ điền địa và thuế khóa công bằng để cải thiện đời sống nhân dân, làm cho nhân dân được sống sung túc, giáo hóa cho dân để dân “yêu mà kính phục” Ông nhấn mạnh đức độ của người cầm quyền và khuyên họ nên: “Lấy niềm vui của trăm họ làm niềm vui của mình, trăm họ sẽ lấy niềm vui của mình làm niềm vui của trăm họ Lấy nỗi lo của trăm họ làm nỗi lo của mình, trăm họ sẽ lấy nỗi lo của mình làm

nỗi lo của trăm họ” (Mạnh Tử, Lương Huệ Vương hạ, 1, 4) Đồng thời, “thực

hiện nhân chính, giảm hình phạt, nhẹ thuế khóa; khuyên bảo trăm họ chăm lo việc đồng áng cày sâu cuốc bẫm; khuyên bảo thanh thiếu niên trong thời gian rỗi rãi, học tập đạo lý hiếu đễ trung tín, biết theo những đạo lý này để ở nhà

phụng sự cha mẹ, ra ngoài phụng sự bề trên” (Mạnh Tử, Lương Huệ Vương

thượng, 1, 5)

Trang 35

Về mặt đạo đức - luân lý, Nho giáo chủ trương con người cần phải có

năm đức tính cơ bản (ngũ thường) đó là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để có thể xử

lý tốt năm mối quan hệ phổ biến trong xã hội là quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em và bạn bè Trong đó, Nho giáo đặt lên hàng đầu đức

nhân - điều hợp với đạo trời và lòng người, là gốc mở đầu của đạo đức, là

lòng thương yêu người khác như yêu chính bản thân mình, ai đạt bậc nhân thì làm việc gì cũng được lòng người, ích cho đời: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”

(Luận ngữ, Nhan Uyên, 2); “Phù nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” (Luận ngữ, Ung dã, 28) Nhân gắn với lễ - những quy phạm đạo

đức lễ nghi được xác lập có hệ thống và khá chi tiết nhằm ổn định, duy trì các

mối quan hệ đẳng cấp, tông pháp trong xã hội đương thời Lễ được coi như phương thức giúp người ta đạt tới chữ nhân và nhân lại chính là nội dung đích thực của lễ Khổng Tử lý giải: “Sửa mình theo lễ là làm nhân; ngày nào mà

mình khắc kỷ, phục lễ thì thiên hạ tự nhiên cảm hóa mà theo về đức nhân Vậy làm đức nhân là do mình, chớ do nơi người sao?” Khắc kỷ, phục lễ, vi nhân; nhất nhật khắc kỷ, thiên hạ quy nhân yên Vi nhân do kỷ, nhi do nhân

hồ tai (Luận ngữ, Nhan Uyên, 1) và khẳng định “một người không có lòng nhân sao có thể hành được lễ” (Luận ngữ, Bát dật, 3) Học thuyết này cũng

đặt ra những chuẩn mực nhất định đối với từng mối quan hệ phổ biến trong xã hội Trong mối quan hệ vua - tôi, Nho giáo Khổng - Mạnh đòi hỏi: Vua phải tôn trọng và quý mến bề tôi, còn bề tôi phải biết giữ đạo trung khi thờ vua, nếu “vua mà xem bề tôi như tay chân, thì nhất định bề tôi xem vua như bụng

dạ của mình Vua mà xem bề tôi như chó ngựa, thì nhất định bề tôi xem vua như người dưng Vua mà xem bề tôi như bùn rác thì nhất định bề tôi sẽ xem

vua như giặc thù” (Mạnh Tử, Ly lâu hạ, 2) Trung, theo Nho giáo là hết lòng,

thành tâm, thật ý giúp vua đi vào con đường đạo đức, biết đặt lợi ích của vua

và dòng họ vua lên trên hết, biết đem đạo lý mà thờ vua, việc gì có ích cho nước, cho dân thì giúp vua làm Trong mối quan hệ cha - con, Nho giáo đòi

Trang 36

hỏi người làm cha phải có đức tính nhân từ, chăm sóc, dạy dỗ con cái nên

người và làm gương cho con; còn người làm con phải hiếu đễ với cha Hiếu là

gốc của đức nhân, do đó cũng là gốc của việc tu thân, là nền tảng của một xã hội ổn định “Người biết hiếu thuận với cha mẹ, có nết đễ (kính trọng) với người lớn tuổi hơn mình mà lại thích cãi cọ, va chạm, xung đột mạo phạm với cấp trên là rất hiếm thấy Người không mạo phạm cấp trên mà lại thích làm phản làm loạn là không có Người quân tử là người chuyên tâm nắm vững cái gốc của tu thân Nắm vững được cái gốc của tu thân thì đạo lập thân xử thế

phát sinh ra trong lòng mình Hiếu đễ là cái gốc của việc làm đạo nhân” (Luận

ngữ, Học nhi, 2) Trong mối quan hệ vợ - chồng, Nho giáo đòi hỏi có sự hòa

thuận, trong đó chồng là trụ cột gia đình, có trách nhiệm thương yêu, chăm lo cho vợ con, còn người vợ phải biết vun vén cho gia đình mình và gia đình nhà chồng Trong quan hệ anh - em, Nho giáo đòi hỏi làm anh phải lương, làm em phải kính trọng và nghe lời anh Trong quan hệ bạn bè, Nho giáo đề cao chữ

tín, sự tin cậy lẫn nhau, thành thực tuân thủ lời hứa, bởi lẽ: “Một người không

có chữ tín, không biết có thể làm được gì Cũng giống như xe lớn, không có

chốt, xe nhỏ cũng không có chốt, thì làm sao có thể đi được” (Luận ngữ, Vi

chính, 21) Đến đời Hán, Đổng Trọng Thư đã hệ thống hóa các phạm trù đạo

đức thể hiện những mối quan hệ cơ bản giữa người với người trong xã hội, trở thành nội dung, tiêu chuẩn cho sự giáo hóa đạo đức phong kiến Ông đặc biệt nhấn mạnh ba mối quan hệ cơ bản nhất trong xã hội: “Quân vi thần cương,

phụ vi tử cương, phu vi thê cương” (tam cương) và tuyệt đối hóa một chiều

đạo đức xử sự của người dưới đối với người trên, trong đó người dưới chịu sự chỉ bảo, sai khiến của người trên Ông cũng đặt ra tiêu chuẩn “tam tòng, tứ đức” tước đi mọi quyền của người phụ nữ

Vào thời nhà Tống, khi chế độ phong kiến trung ương tập quyền được củng cố thêm, cái được gọi là “lý” lại được Nho gia vận dụng vào xã hội để chỉ cái lý trong quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng, hay nói cách khác là

Trang 37

là bất trung, cha bảo con chết mà con không chết là bất hiếu” hay: “chết đói là

việc nhỏ, thất tiết là việc lớn” (Ngạc tử sự tiểu, thất tiết sự đại - Nhị Trình di

thư, cuốn 22)

Khác với phái Lý học, trong quan niệm về đạo đức - luân lý, phái Tâm học đề cao “minh tâm”, “lương tri”, cho rằng bản tâm con người vốn đã có nhân nghĩa, lễ, trí rồi, vì thế cứ làm theo bản tâm, lương tâm minh là tự nhiên phù hợp với đạo lý xã hội phong kiến Bản tâm ta tự giác ngộ thì đạo đức sẽ

tự hoàn thiện Lục Cửu Uyên nói với học trò: “Tai anh tỏ, mắt anh sáng thì anh thờ cha anh hiếu, đối với em sẽ đễ, cái gốc không thiếu sót, không cần

phải cầu ở đâu cả” (Lục Tượng Sơn toàn tập, quyển 34) Còn theo Vương

Dương Minh, “lương tri” là toàn bộ tri thức và những quan niệm đạo đức mà con người sinh ra đã có sẵn ở trong tâm: “Tri là cái bản thể của tâm, tâm tự nhiên biết tri Thấy cha thì tự nhiên biết hiếu, thấy anh thì tự nhiên biết đễ, thấy đức trẻ ngã xuống giếng thì tự nhiên thấy thương xót Đó là lương tri”

(Truyền tập lục) Vì thế, người ta muốn có tri thức, đạo đức, tức muốn đạt tới

“lương tri”, thì chỉ cần tự chiêm nghiệm, vén mở nội tâm, gìn giữ và phát huy bản tâm, không thể tự dục lôi kéo, làm mờ ám mất cái thiên lý bản nhiên,

Trang 38

1.2 KHÁI LUẬN VỀ DU NHẬP VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO

SỰ DU NHẬP CỦA NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM

1.2.1 Khái luận chung về sự du nhập

Về mặt tôn giáo, người phương Tây thường dùng khái niệm truyền giáo (Spread/Missionary) để chỉ quá trình lan truyền, phổ biến, gây ảnh hưởng của

niềm tin và các nghi lễ của một tôn giáo đến một cộng đồng, một quốc gia, một vùng miền mới hay từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong quá trình lan truyền đó, một vài yếu tố được thay đổi, trước hết bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo Chính họ đã giải thích các học thuyết đó khác nhau trong những bối cảnh lịch sử khác nhau Sự thay đổi cũng xảy ra như là một kết quả của việc ảnh hưởng từ tôn giáo bản địa đang tồn tại, ví dụ như niềm tin Phật giáo khi được truyền vào Trung Quốc với bối cảnh văn hóa riêng đã được biến đổi ít nhiều bởi những con người đã chịu ảnh hưởng và định hình trước đó bằng niềm tin Đạo giáo Bên cạnh đó, việc thực hành các nghi lễ tôn giáo cũng tỏ

ra thích ứng với một loạt điều kiện địa lý lịch sử, văn hóa của từng địa phương Đây được xem là một trong những lý do đằng sau sự thành công phi thường của hầu hết các tôn giáo Vì vậy, việc truyền bá tôn giáo không chỉ là

sự gây ảnh hưởng của tôn giáo đến văn hóa, con người bản địa mà còn là sự tiếp thu và biến đổi của tôn giáo đó sao cho phù hợp với văn hóa, bối cảnh lịch sử địa phương tiếp nhận Người phương Tây cũng sử dụng khái niệm

Thực dân hóa hay Đồng hóa (Colonization, Assimilation) để chỉ cách mà

trong đó tư tưởng, tôn giáo được áp đặt lên người dân bản địa chứ không phải

Trang 39

biến đổi để phù hợp với văn hóa, truyền thống nơi tiếp nhận Trong quá trình này, thực thể văn hóa bản địa đã bị triệt tiêu dưới sức ép và sự xâm thực của nền văn hóa thống trị

Về mặt văn hóa nói chung, ở phương Tây, sự lan truyền, khuếch tán và ảnh hưởng của một phong tục, tư tưởng hay quan điểm từ một nền văn hóa

này đến một nền văn hóa khác được biết đến như sự phổ biến văn hóa (Diffusion) Đây là khái niệm do Alfred L Kroeber đề xướng năm 1940 với

cách hiểu là sự lây lan, khuếch tán của các yếu tố văn hóa như các ý tưởng, phong cách, tôn giáo, kỹ thuật, ngôn ngữ giữa các cá nhân trong một nền văn hóa hoặc từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác Chẳng hạn, việc chúng ta không phải từ một nền tảng Trung Quốc nhưng đã ăn món ăn của Trung Quốc, Thái Lan và như vậy chúng ta đã trải nghiệm sự phổ biến của thực phẩm Trung Quốc, Thái Lan trong đời sống

Trong ngôn ngữ Trung Quốc, các học giả dùng khái niệm lan truyền,

tuyên truyền 传播 để chỉ sự phổ biến và gây ảnh hưởng của một học thuyết, một hệ tư tưởng từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác Văn học Trung

nhận nó của một học thuyết đối với nhân dân bản địa

Du nhập 輸入, theo Từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế, có nghĩa

là đem vào, chở vào, được đem từ nước ngoài vào [76, tr.462] Đây là khái niệm được Việt hóa từ tiếng Trung Quốc dùng để chỉ sự đưa vào của một yếu

tố từ một quốc gia, một nền văn hóa bên ngoài vào khu vực bản địa bằng một hành vi của con người Du nhập không chỉ nói đến một lĩnh vực nhất định mà

có thể ở bất kỳ lĩnh vực nào từ lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, giáo dục, đạo đức , cho đến khoa học, nghệ thuật, thời trang; từ một dạng tồn

tại cụ thể của vật chất cho đến những quan niệm, ý tưởng của con người Về

mặt văn hóa, bản chất của sự du nhập chính là mối liên hệ giữa hai yếu tố,

Trang 40

yếu tố truyền bá văn hóa và yếu tố tiếp nhận văn hóa Mối liên hệ này được các nhà văn hóa học giải thích theo nhiều cách khác nhau, trong đó quan điểm được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay được thể hiện trong lý thuyết về sự tiếp

biến văn hóa Khái niệm tiếp biến văn hóa accultuaration được định nghĩa từ

năm 1936 bởi các nhà nhân học văn hóa Mỹ để chỉ về sự biến đổi của văn hóa trong quá trình tiếp xúc, gặp gỡ, vay mượn và tác động lẫn nhau giữa các nền

văn hóa Cùng với nó là các khái niệm cultural contacts, cultural exchanges

đều nhằm để chỉ mối quan hệ tương tác giữa hai nền văn hóa, trong đó

accultuaration mang sắc thái bao quát hơn Người Trung Quốc dịch sang

tiếng Trung là “Văn hóa truyền nhập”, “Văn hóa thích ứng”, “Đồng hóa quá trình” hay “Văn hóa hỗ thâm”, “văn hóa hàm hóa”, v.v [49, tr.6] Ở Việt Nam, khi dịch lại thuật ngữ này, nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra rất nhiều khái niệm như giao thoa văn hóa, hỗn dung văn hóa, dung hợp văn hóa, giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa Những khái niệm này tuy có những tương đồng nhưng khi sử dụng lại có những tầng nấc nghĩa khác biệt nhất định

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa học, giao lưu văn hóa là hoạt động có chủ định và tự nguyện từ hai phía nhằm giới thiệu, trao đổi những sản phẩm, giá trị văn hóa của nhau nhằm đưa những sản phẩm, giá trị văn hóa của dân tộc này vào đời sống văn hóa của dân tộc khác Nhờ có giao lưu văn hóa mà

sự hiểu biết giữa các dân tộc được tăng cường, tạo điều kiện thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao Tiếp xúc văn hóa

là sự gặp gỡ làm quen, từ đó có thể tiến tới xác lập quan hệ giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau Có nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa là do chủ định và tự nguyện của cả hai phía, nhưng cũng có không ít cuộc tiếp xúc văn hóa là do

sự áp đặt, cưỡng bức từ một phía thông qua hành động xâm lược và thống trị của một nước mạnh đối với một nước yếu hơn Trong quá trình tiếp xúc đó,

Ngày đăng: 15/01/2016, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1939), Khổng giáo phê bình tiểu luận, Nxb. Quan Hải tùng thư, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khổng giáo phê bình tiểu luận
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb. Quan Hải tùng thư
Năm: 1939
2. Minh Anh (2001), “Chúng ta kế thừa tư tưởng gì ở Nho giáo”, Triết học, số 8, tháng 11 - 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúng ta kế thừa tư tưởng gì ở Nho giáo”, "Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2001
3. Minh Anh (2003), “Tư tưởng lễ và chính danh của Nho giáo”, Triết học, số 5, tháng 5 - 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng lễ và chính danh của Nho giáo”, "Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2003
4. Minh Anh (2004), “Về học thuyết luân lý đạo đức của Nho giáo”, Triết học, số 8, tháng 8 - 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về học thuyết luân lý đạo đức của Nho giáo”, "Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2004
5. Lê Ngọc Anh (1999), “Về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam”, Triết học, số 3, tháng 6 - 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam”, "Triết học
Tác giả: Lê Ngọc Anh
Năm: 1999
6. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Vụ giáo dục lý luận chính trị (1996), Tìm hiểu về văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về văn hóa
Tác giả: Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Vụ giáo dục lý luận chính trị
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1996
7. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn hóa Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Công Bá
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa
Năm: 2008
8. Huỳnh Công Bá (2011), Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Nxb. Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam cổ trung đại
Tác giả: Huỳnh Công Bá
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa
Năm: 2011
9. Huỳnh Công Bá (2012), Cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Công Bá
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa
Năm: 2012
10. Lê Thanh Bình (chủ biên) (2012), Giao thoa văn hóa và chính sách ngoại giao văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao thoa văn hóa và chính sách ngoại giao văn hóa Việt Nam
Tác giả: Lê Thanh Bình (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2012
11. Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2007
12. Nguyễn Văn Bình (1998), “Nhân cách nhà nho trong con người Nguyễn Trãi”, Triết học, số 4 (104), tháng 8 -1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân cách nhà nho trong con người Nguyễn Trãi”, "Triết học
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 1998
13. Nguyễn Văn Bình (2000), “Quan niệm về Lễ của Nho giáo và những bài học cho chúng ta ngày nay”, Triết học, số 4, tháng 8 -2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về Lễ của Nho giáo và những bài học cho chúng ta ngày nay”, "Triết học
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 2000
14. Các nhà Việt Nam học nước ngoài nói về Việt Nam (2000), Nxb. Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà Việt Nam học nước ngoài nói về Việt Nam
Tác giả: Các nhà Việt Nam học nước ngoài nói về Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Thế giới
Năm: 2000
15. Nguyễn Huệ Chi (1978), “Các yếu tố Phật, Nho, Đạo được tiếp thu và chuyển hòa như thế nào trong đời sống tư tưởng và văn học thời đại Lý - Trần”, Văn học, số 6 - 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố Phật, Nho, Đạo được tiếp thu và chuyển hòa như thế nào trong đời sống tư tưởng và văn học thời đại Lý - Trần”, "Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1978
16. Nguyễn Huệ Chi (1998), “Về hiện tượng dung hợp trong văn hóa Việt nam”, Xưa và Nay, số 57B, tháng 11-1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hiện tượng dung hợp trong văn hóa Việt nam”, "Xưa và Nay
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1998
17. Huỳnh Quán Chi (2010), Thơ Nho Việt Nam từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Nho Việt Nam từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV
Tác giả: Huỳnh Quán Chi
Năm: 2010
18. Ngô Thời Chí (1969), Hoàng Lê Nhất Thống chí, (bản dịch của Ngô Tất Tố) Phong trào văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Lê Nhất Thống chí
Tác giả: Ngô Thời Chí
Năm: 1969
19. Doãn Chính (2000), “Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người”, Triết học, số 3, tháng 6 - 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người”, "Triết học
Tác giả: Doãn Chính
Năm: 2000
20. Doãn Chính (chủ biên) (2002), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Trung Quốc
Tác giả: Doãn Chính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Thanh niên
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w