Nhóm chúng em đã thảo luận và nhất trí với nhau chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê tình hình sử dụng điện thoại hàng tháng của sinh viên Đại học Ngoại Thương khóa 48” Để đáp ứng yêu cầu m
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
1) Mục đích nghiên cứu 3
2) Đối tượng, thời gian, không gian nghiên cứu 3
3) Nội dung nghiên cứu 3
4) Các nguyên tắc thực hiện 4
NỘI DUNG 6
1) Số lượng điện thoại mỗi sinh viên đang sử dụng 6
2) Chi phí trung bình mỗi tháng cho điện thoại 7
3) Hình thức và tính năng của điện thoại 11
4) Chức nẳng chính của điện thoại 13
5) Đối tượng thường xuyên liên lạc 16
6) Ảnh hưởng của điện thoại tới giờ học 19
7) Chế độ điện thoại trong lớp 21
8) Tác động của việc sử dụng điện thoại 23
KẾT LUẬN 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 28
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Thế kỉ 21 được coi là kỉ nguyên của công nghệ Song song với sự bùng nổ củangành công nghệ thông tin là việc sử dụng các thiết bị tin học, viên thông ngày càngtrở nên phổ biến Ở Việt Nam tỉ lệ người sử dụng điện thoại tăng lên nhanh chóngtrong vòng 10 năm trở lại đặc biệt là điện thoại di động Đối với sinh viên nói chung
và sinh viên Ngoại thương nói riêng, điện thoại đã trở thành một người bạn trungthành, luôn bên cạnh mọi lúc mọi nơi Vì vậy việc nghiên cứu cụ thể hơn về ảnhhưởng của điện thoại đến sinh viên là cần thiết Nhóm chúng em đã thảo luận và nhất
trí với nhau chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê tình hình sử dụng điện thoại hàng
tháng của sinh viên Đại học Ngoại Thương khóa 48”
Để đáp ứng yêu cầu môn học và củng cố kiến thức thực tiễn cũng như líthuyết, nhóm chúng em đã cùng nhau thực hiện quá trình nghiên cứu thống kê nàyvới:
1) Mục đích nghiên cứu: thu thập những thông tin định lượng về hiện tượng
nghiên cứu trong điều kiện cụ thể, trên cơ sở đó phát hiện bản chất, quy luật pháttriển của hiện tượng, giải quyết được một vấn đề lý thuyết hoặc một yêu cầu nhấtđịnh của thực tiễn
2) Đối tượng, thời gian, không gian nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là các
con số, các biểu hiện về lượng của các vấn đề liên quan đến chi phí sử dụng điệnthoại hàng tháng của sinh viên đại học Ngoại Thương để phản ánh, biểu thị bản chất,tính quy luật của hiện tượng trong điều, hoàn cảnh cụ thể Thời gian điều tra là vàotháng 5 năm 2011 Nơi điều tra là trường đại học Ngoại Thương Tiến hành điều tratrên 42 sinh viên K48, trong đó có 28 ban nữ và 14 bạn nam
3) Nội dung nghiên cứu:
a) Các bước của quá trình nghiên cứu thống kê:
Xác định mục đích, đối tượng, nội dung nghiên cứu
Trang 3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Điều tra thống kê
Tổng hợp thống kê
Phân tích thống kê
Đề xuất ý kiến, ra quyết định
b) Các vấn đề đặt ra để điều tra:
Số lượng điện thoại mỗi sinh viên đang sử dụng
Chi phí trung bình mỗi tháng cho điện thoại
Hình thức và tính năng của điện thoại
Tính năng hay được sử dụng của điện thoại
Đối tượng thường xuyên liên lạc
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của điện thoại đến giờ học
Chế độ điện thoại nào thường được sử dụng
Đánh giá ảnh hưởng của điện thoại đến các hoạt động của sinhviên
c) Các phương pháp thống kê nghiên cứu sử dụng trong quá trình:
Thiết kế phiếu điều tra
Thu thập thông tin
Trang 4 Không trùng lặp, chồng chéo, lẫn lộn các vấn đề với nhau
Công khai về phương pháp thống kê, thông tin thống kê vàthông tin liên lạc về những người được điều tra( như tên, lớp, khoá, số điệnthoại liên lạc, )
Đảm bảo phân công công việc cho mọi thành viên trong nhómmột cách hợp lý, công bằng và mỗi người thực hiện, hoàn thành mọi côngviệc được giao đầy đủ, chính xác, kịp thời
Những thông tin thống kê về các bạn sinh viên chỉ được sử dụngcho mục đích tổng hợp thông kê
Trong phạm vi bài viết này đã trình bày được một số nội dung chủ yếu phục vụcho việc nghiên cứu đề tài, tuy nhiên còn hạn chế về thời gian, tài chính và nhân lựcnên một số vấn đề nhóm chúng em chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn Vì vậy bàiviết sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến phê bình, đóng góp, bổ sung của các thầy cô, bạn đọc cho bài viết để bài viết cóthể hoàn thiện hơn
Trang 5NỘI DUNG
1) Số lượng điện thoại mỗi sinh viên đang sử dụng
Câu hỏi thứ nhất là : “Bạn có sử dụng nhiều hơn 1 cái điện thoại không?”
i )
Số người/
tổng nam (d nam
i )(%)
Số người (f nu
i )
Số người/
tổng nữ (d nu
i )(%)
Số ngườ
i ( f i )
Số người/ tổng ( d i )(%)
-Mốt của số điện thoại của sinh viên: xo = 1
* với sinh viên nam:
- Trung bình mỗi sinh viên có:
-Mốt của số điện thoại của sinh viên: xo = 1
Trang 6* với sinh viên nữ:
- Trung bình mỗi sinh viên có:
-Mốt của số điện thoại của sinh viên: xo = 1
Kết luận: Trung bình 1 sinh viên sử dụng 1,40 chiếc điện thoại Trung bình 1
sinh viên nam sử dụng 1,36 chiếc điện thoại Trung bình 1 sinh viên nữ sử dụng 1,43 chiếc điện thoại Chủ yếu sinh viên chỉ sử dụng 1 chiếc điện thoại
Nhận xét: Trung bình nữ sinh viên sử dụng nhiều điện thoại hơn nam sinh
viên
2) Chi phí trung bình mỗi tháng cho điện thoại.
Để nghiên cứu về vấn đề này cấu hỏi được đưa ra là:
“Bạn dành bao nhiêu tiền cho điện thoại hàng tháng”
Với các đáp án:
A: <50K
B: từ 50K đến 100K
C: >100K
Tổng hợp thống kê thu được bảng:
Bảng 2.1: Chi phí trung bình mỗi tháng cho điện thoại Chi tiêu
i )
Số người/
tổng nam (d nam
i )(%)
Số người (f nu
i )
Số người/
tổng nữ (d nu
i )(%)
Số ngườ
i ( f i )
Số người/ tổng ( d i )(%)
Trang 8Ngoài ra khi sử dụng 1 chiếc điện thoại chủ yếu để nghe, chiếc còn lại để gọithường được lắp sim có cước gọi rẻ hơn, như thế sẽ tiết kiệm hơn
* với sinh viên nam:
- Trung bình mỗi sinh viên có:
* với sinh viên nữ:
- Trung bình mỗi sinh viên có:
- Mốt của số tiền điện thoại của nữ sinh viên hàng tháng: 50 -100 ngìn đồng
Trang 9Kết luận chung: Trung bình 1 sinh viên dành 83 nghìn đồng mỗi tháng cho
chiếc điện thoại Trung bình 1 sinh viên nam là 89 nghìn đồng Trung bình 1 sinhviên nữ là 80 Chủ yếu sinh viên chi từ 50 – 100 nghìn đồng mỗi tháng cho di động
Nhận xét: Trung bình nam sinh viên chi tiêu nhiều cho điện thoại hơn nữ sinh
viên
b) Hồi quy chi tiêu dành cho điện thoại với số điện thoại:
Như phân tích ở trên ta có trung binh sinh viên nữ có nhiều điện thoại hơnnam sinh viên nhưng số tiền chi hàng tháng cho điện thoại của sinh viên nữ lại íthơn Vậy có phải số điện thoại tỉ lệ nghịch với số tiền chi cho điện thoại không Sauđây ta sẽ hồi quy chi tiêu dành cho điện thoại và số điện thoại để kiểm định nhậnxét này Kết quả tổng hợp phiếu điều tra cho ta bảng sau:
Bảng 2.2: Chi tiêu dành cho điện thoại theo số điện thoại được sử dụng
Số điện thoại <50 50 – 100 Chi phí >100 Trung bình
Trang 10Số điện thoại Chi tiêu tb
Đồ thị 2.4: Mối quan hệ giữa số điện thoại và số tiền điện thoại hàng tháng
Nhận xét: Vậy phỏng đoán ở đầu là không chính xác Khi số điện thoại tăng
lên thì chi tiêu dành cho điện thoại cũng tăng lên
3) Hình thức và tính năng của điện thoại
Câu hỏi: “hình thức và tính năng của chiếc điện thoại của bạn (hoặc cái được
dùng nhiều nhất nếu bạn có hơn 1 cái điện thoại)”
Các phương án:
A: cập nhật nhất như iphone 3G, 4G
B: chỉ cần đa chức năng: chụp ảnh, đọc báo không phải loại đời mới nhất C: chỉ có nghe, gọi, nhắn tin
Tổng hợp thống kê thu được bảng:
Bảng 3.1: Hình thức và tính năng của điện thoại
Trang 11Loại điện
thoại
Số người (f nam
i )
Số người/
tổng nam (d nam
i )(%)
Số người (f nu
i )
Số người/
tổng nữ (d nu
i )(%)
Số ngườ
i ( f i )
Số người/ tổng ( d i )(%)
Nhận xét:
Phần lớn sinh viên sử dụng điện thoại đa chức năng, chiếm đến 66,67% Sau
đó đến những chiếc điện thoại đời mới nhất như iPhone 4G ( 21,43%) Số sinh viênchủ yếu sử dụng điện thoại chỉ nghe gọi nhắn tin là ít nhất (11,9%)
Trang 12Đồ thị 3.2: Các loại điện thoại được sử dụng ở nam và nữ
Nhận xét:
Tỉ lệ sinh viên nam sử dụng điện thoại cập nhật nhất nhiều hơn nữ sinh viên
Tỉ lệ này thấp hơn ở 2 dạng điện thoại còn lại : đa chức năng thông thường vànghe gọi nhắn tin
Điều này cũng phù hợp với tâm lí thông thường các bạn nam thường bị cuốnhút bởi cá thiết bị công nghệ cập nhật hơn các bạn nữ
4 Chức năng chính của điện thoại
Câu hỏi thứ 4 mà nhóm em đưa ra để điều tra là: “Bạn dùng điện thoại chủyếu để: …”, và 3 đáp án được đưa ra là:
A nghe gọi
B: Nhắn tin
C Khác: chụp ảnh, ghi âm, chơi game, nghe nhạc, …
Trang 13Tuy chỉ có 42 bạn tham gia trả lời câu hỏi này, nhưng có 1 số bạn đã chọnnhiều đáp án (nghĩa là các bạn thấy mình sử dụng điện thoại cho nhiều hình thứcchủ yếu), nên đã có 50 câu trả lời về chức năng của điện thoại trong câu hỏi này.Sau khi điều tra và thống kê số liệu, chúng em thu được bảng tóm tắt sau:
Bảng 4.1: Chức năng chính của điện thoại
Để có cái nhìn tổng quát hơn, ta có biểu đồ sau:
Trang 14Hình 4.1: Chức năng chính của điện thoại
Từ phiếu điều tra thu thập được, ta cũng có bảng số liệu chi tiết hơn về chứcnăng chính của điện thoại được các bạn sử dụng:
Bảng 4.2: Chức năng được sử dụng chính của điện thoại phân theo giới tính
Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Trang 15Ta có biểu đồ chức năng chính của điện thoại được các bạn sử dụng giữa cácbạn nam và nữ như sau:
Hình 4.2: Chức năng được sử dụng chính của điện thoại phân theo giới tính
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, ở cả nam và nữ, tỷ lệ nhắn tin đều chiếm tỉtrọng cao nhất (khoảng 50%), tiếp đế nghe gọi và cuối cùng là các chức năng khác
Tỉ lệ nhắn tin ở nam cao hơn ở các bạn nữ, trong khi đó tỷ lệ các bạn nữ sử dụngđiện thoại để nghe gọi và các hoạt động khác chiếm tỷ trọng cao hơn
5 Đối tượng liên lạc thường xuyên
Câu hỏi thứ 5 mà nhóm em đưa ra để điều tra là: “Bạn thường xuyên liên lạcvới ai?”, và 4 đáp án được đưa ra là:
A Gia đình
B: Bạn bè
C Người yêu
D Khác
Cũng như ở câu hỏi 4, tuy chỉ có 42 bạn tham gia trả lời câu hỏi này, nhưng có
1 số bạn đã chọn nhiều đáp án (nghĩa là các bạn thấy mình sử dụng điện thoại để
Trang 16thường xuyên liên lạc với nhiều người), nên đã có 45 câu trả lời về đối tượng liênlạc thường xuyên trong câu hỏi này.
Sau khi điều tra và thống kê số liệu, chúng em thu được bảng tóm tắt sau:
Bảng 5.1: Đối tượng thường xuyên liên lạc
Trang 17Từ bảng số liệu và đồ thị, có thể thấy đối tượng sinh viên K48 trường ta liênlạc chủ yếu là bạn bè, với 23 bạn, chiếm 51,11% Đối tượng các bạn thường xuyênliên lạc chiếm vị trí số 2 là gia đình, với 14 bạn, chiếm 31.11% Người yêu và cácđối tượng khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chỉ 5 bạn liên lạc thường xuyên với ngườiyêu, chiếm 11,11% và 3 bạn thường xuyên liên lạc với đối tượng khác, chiếm6.67% trong mẫu nghiên cứu)
Từ phiếu điều tra thu được, ta cũng có thể lập bảng và đồ thị phân biệt đốitượng thường xuyên liên lạc của các bạn nam và nữ như sau:
Bảng 5.2: Đối tượng thường xuyên liên lạc phân theo giới tính
Trang 18Hình 5.2 Đối tượng thường xuyên liên lạc phân theo giới tính
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy các bạn nam chủ yếu dùngđiện thoại để liên lạc với bạn bè (chiếm tới 75%), gia đình chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ(13%), người yêu và các đối tượng khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (6%) Trong khi
đó, với các bạn nữ, đối tượng thường xuyên liên lạc là gia đình và bạn bè (đềuchiếm 40%), người yêu và các đối tượng khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối thấp,với người yêu 13% và đối tượng khác 7%
6 Ảnh hưởng của điện thoại tới giờ học
Câu hỏi thứ 6 mà nhóm em đưa ra để điều tra là: “Bạn có cho rằng điệnthoại có ảnh hưởng xấu tới giờ học của bạn?”, và 2 đáp án được đưa ra là:
A Có
B: Không
Sau khi điều tra và thống kê số liệu, chúng em rút ra bảng số liệu sau:
Trang 19Bảng 6.1: Ảnh hưởng của điện thoại tới giờ học
Số lượng Tỷ lệ
(%) Số lượng
Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Trang 20Dựa vào bảng số liệu vào đồ thị, có thể thấy, phần lớp sinh viên K48 trường tađều cho rằng điện thoại không có ảnh hưởng xấu tới giờ học 34 trên 42 bạn thamgia điều tra điện thoại không ảnh hưởng xấu tới giờ học, chiếm tỉ lệ 80,95% Chỉ có
8 bạn tham gia điều tra cho rằng điện thoại có ảnh hưởng xấu tới giờ học của cácbạn, chiếm tỉ lệ 19,05%
Đánh giá trên khá đồng đều giữa các bạn nam và bạn nữ Trong 14 bạn namđược hỏi, chỉ có 2 bạn cho rằng điện thoại có tác động xấu tới giờ học, chiếm tỉ lệkhá nhỏ 14,29%, 12 bạn còn lại cho rằng nó không hề có ảnh hưởng xấu, chiếm tỉ
lệ 85,71% Tỷ lệ này ở nữ thấp hơn, nhưng vẫn khá cao 22/28 bạn nữ tham giađiều tra cho rằng điện thoại có ảnh hưởng tốt tới giờ học, chiếm tỉ lệ 78,57%, và 6bạn nữ còn lại, tương đương với 21,43% tin rằng điện thoại có ảnh hưởng xấu tới
sự tập trung của các bạn vào bài giảng trên lớp
7 Chế độ điện thoại trong giờ học
Câu thứ 7 mà cả nhóm em đã đặt ra để điều tra là: Trong giờ học bạn thường
để điện thoại ở chế độ nào? Và 3 đáp án được đưa ra là:
A Tắt nguồn,
B Chỉ rung,
C Có tiếng
Sau khi điều tra và thống kê số liệu, chúng em thu được bảng tóm tắt sau:
Bảng 7: Chế độ điện thoại trong giờ học
Khóa Giới tính Chế độ để điện thoại trong giờ học
Tắt nguồn Chỉ rung Có tiếng
Trang 21ở mức cao như thế 5 bạn thì để có tiếng (11.9%), và 36 bạn để rung (85.71%) Đại
đa số đều để ở chế độ khá hợp lý Đồng thời giới tính không phải là nhân tố ảnh
Trang 22hưởng tới việc lựa chọn của chế độ đặt điện thoại Bởi ta đều thấy đa phần các bạnnam và nữ đều để rung, ít bạn để có tiếng và càng ít bạn tắt nguồn
8 Tác động của việc sử dụng điện thoại
Câu hỏi thứ 8 mà cả nhóm em đã đặt ra để điều tra là: Bạn cảm thấy việc sửdụng điện thoại có tác động như thế nào tới học tập, quan hệ bạn bè, giải trí, vàtổng thể; với 4 đáp án là xấu, không tác động, tốt và rất tốt
Sau khi điều tra và thống kê số liệu, chúng em thu được bảng tóm tắt sau:
Bảng 8: Tác động của việc sử dụng điện thoại
Trang 23Nhìn vào biểu đồ cơ cấu này ta thấy rõ, tựu chung lại thì việc sử dụng điệnthoại được cho là tác động xấu tới sinh viên chỉ chiếm 10% Con số này chiếmkhông đáng kể Trái lại việc dùng điện thoại còn mang lại kết quả tốt cho học tập,bạn bè và giải trí nữa (67%) Còn lại thì coi như không có tác động Có thể suyđoán từ kết quả này rằng, sinh viên Ngoại Thương coi việc dùng điện thoại là rấtbình thường mà không phải là một yếu tố gây ảnh hưởng như các trò giải trí hay kếtbạn khác cụ thể là chơi game, ….và sinh viên đã kiểm soát được tác động của nóbiến nó thành công cụ để học tập, tạo dựng các mối quan hệ tốt hơn cũng như giảmbớt căng thẳng mệt mỏi sau giờ học chẳng hạn.
Cụ thể ta đi vào phân tích tác động của việc sử dụng điện thoại với tiêu chí cụthể: học tập, giải trí và quan hệ bạn bè, và tổng thể đánh giá chung
Hình 8.2: Tác động của việc sử dụng điện thoại tới các hoạt động
Trang 24Nhận xét:
Dựa vào kết quả thống kê trên, ta thấy được:
Về học tập, có 4 người trong tổng số 42 người cho rằng việc sử dụng điện thoại
có ảnh hưởng xấu tới học tập, chiếm khoảng 9.52 % 33% số người nghĩ việc sửdụng hoàn toàn không có tác động gì Chiếm đại đa số ý kiến là những người ủng
hộ việc sử dụng điện thoại có ích cho học tập, chiếm tương đương 38.095 % Cònlại con số không nhỏ 19.05 % thì cho rằng rất tốt
Về tiêu chí quan hệ bạn bè, không ai cho rằng dùng điện thoại ảnh hưởng tớicác mối quan hệ cả Đa phần là có tác động rất tốt 50%(21 người), tiếp đến là tốt có
18 người ủng hộ, và ko đáng kể là 3 người cho rằng nó không có tác động Như vậythì việc dùng điện thoại có thể nói là sợi dây giúp làm cho các mối quan hệ trở nêntốt đẹp hơn cũng như tạo thêm các mối quan hệ mới
Về tiêu chí giải trí, kết quả có hơi thay đổi Cụ thể là: 50% cho rằng tác động làtốt, 16/42 người ủng hộ ý kiến rất tốt, và 5 người còn lại cho rằng không tác động
Và cũng không có ai thấy nó tác động ngược trở lại việc giải trí
Xem xét trên tổng thể, thì nói chung là không có ảnh hưởng xấu, 27/42 ngườihay trên 64.3 % số người tham gia điều tra thì ủng hộ việc dùng điện thoại có tácđộng tốt và 11 người thấy rất tốt Còn lại không đáng kể là số người cho rằngkhông tác động