1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HÔN NHÂN VIỆT – ĐÀI Ở MIỀN TÂY NAM BỘ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

23 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 385,03 KB

Nội dung

Theo thống kê của Văn phòng Kinh tế -Văn hóa Đài Bắc tại TP Hồ Chí Minh, từ năm 1995 đến cuối tháng 10 năm 2004 có 84.479 phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông đến từ Đài Loan, được phân r

Trang 1

ĐHQG TP.HỐ HỒ CHÍ MINH - TRƯỜNG ĐH KHXH&NV

KHOA VĂN HÓA HỌC

TIỂU LUẬN HÔN NHÂN VIỆT – ĐÀI Ở MIỀN TÂY NAM

BỘ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

GVPT: NGUYỄN NGỌC THƠ

VĂN HÓA SO SÁNH

Trang 3

Theo thống kê của Văn phòng Kinh tế -Văn hóa Đài Bắc tại TP Hồ Chí Minh, từ năm 1995 đến cuối tháng 10 năm 2004 có 84.479 phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông đến từ Đài Loan, được phân ra từng năm như sau:

Năm Số người Năm Số người

Về phía Đài Loan, vấn đề kết hôn giữa đàn ông Đài Loan với các cô gái Việt Nam đã được Vănphòng Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan thống kê sớm nhất vào năm 1994 với 530 người, từ

Trang 4

năm 1994 đến năm 2000, tỷ lệ cô dâu Việt Nam so với cô dâu các nước Đông Nam Á ở ĐàiLoan tăng khá nhanh Năm 1994, cô dâu người Việt Nam chiếm 10,8%, năm 1995 chiếm 26,0%,năm 1997 là 36,7%, năm 1998 là 52,3%, năm 1999 là 54,8% và năm 2000 là 61,6%

Hôn nhân giữa những cô gái Việt Nam với người Đài Loan, là những cuộc hôn nhân xuyên quốcgia, theo quy luật, ngày càng phát triển theo xu thế toàn cầu hóa, xu hướng hội nhập của Việt Nam với thế giới bên ngoài là cần thiết để phát triển.Luật pháp Việt Nam không ngăn cản việc kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài, và trong cái nhìn cởi mở, dư luận không quákhắt khe đối với những cô gái lấy chồng ngoại Ở đây không riêng gì đối với người Đài Loan, hiện tượng hôn nhân giữa các cô gái Việt Nam với người Hàn Quốc cũng đang rộ lên ở cả miền Bắc lẫn miền Nam, đối với người Nhật Bản và với công dân các quốc gia khác cũng vậy nhưng ởmức độ khiêm tốn hơn Nhìn chung hôn nhân Việt- Đài vẫn dẫn đầu các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia ở cả Việt Nam lẫn Đài Loan và các hệ quả xã hội thì ngày ngày vẫn là vấn đề muôn thuở

Chính vì vậy, nghiên cứu hôn nhân Việt- Đài vẫn tiếp tục là vấn đề thời sự cấp thiết, giúp địnhhướng quản lý, phát triển nhiều lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa của mỗi bên, góp phần tăngcường quan hệ hợp tác giữa hai bên Bài viết xin được tập trung vào hôn nhân Việt –Đài ở miềnTây Nam Bộ như một trường hợp điển hình

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn:

Miền Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 12 tỉnh ( An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long ) và 1 thành phố trực thuộc trung ương ( Thành phố Cần Thơ) Theo thống kê đến 89% trong số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan là từ miền Tây Nam Bộ và hiên tượng này cũng đang dần nổi lên ở phía Bắc

Sau năm 1997, số lượng các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan đột ngột gia tăng ở một vài địaphương thuộc đồng bằng Nam bộ như: Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp…Một số tỉnh đã rộ lên

“cơn sốt” lấy chồng ngoại Lấy ví dụ ở tỉnh Tây Ninh (một tỉnh giáp với Cămpuchia, khá xaTP.Hồ Chí Minh), theo thống kê của Hội phụ nữ tỉnh và Sở Tư pháp, năm 1995 mới chỉ có 78 vụkết hôn giữa cô dâu Việt và chú rể Đài Loan Sau đó, con số này cứ tăng dần, tăng dần… Một số

xã, phường của tỉnh Cần Thơ có số người “lấy chồng ngoại”nhiều hơn chồng nội, như chẳng hạn

xã Tân Lập thuộc huyện Thốt Nốt còn được người dân gọi là “đảo Đài Loan”

Xem hôn nhân Việt- Đài ở miền Tây Nam Bộ như một tiểu văn hóa , chúng tôi phân tích, lý giảicác thành tố văn hóa của hiện tượng và quan hệ giữa chúng Văn hóa nhận thức về hôn nhânxuyên quốc gia là nền tẳng chi phối, quyết định văn hóa tổ chức cũng như văn hóa ứng xử tronghôn nhân xuyên quốc gia Trong giới hạn phạm vi đề tài chúng tôi xin tập trung trước hết vào haithành tố- văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức

Trang 5

Trường hợp nghiên cứu được đặt trong phối cảnh so sánh So sánh nội văn hóa ( giữa Nam Bộ vàBắc Bộ, giữa miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ) và so sánh xuyên văn hóa ( giữa ViệtNam và Đài Loan, giữa Đài Loan và Hàn Quốc ) không chỉ giúp lý giải hôn nhân Việt- Đài ởmiền Tây Nam Bộ mà còn góp phần soi sáng những quy luật chung với hôn nhân Việt- Hàn ỏđây, đồng thời dự báo được xu hướng hình thành, phát triển của hôn nhân xuyên quốc gia ở Bắc

Bộ

2 Hôn nhân Việt-Đài ở miền Tây Nam Bộ nhìn từ văn hóa nhận thức:

“Văn hóa nhận thức là một hệ thống hữu cơ những giá trị văn hóa trong kho tàng kinh nghiệm, tri thức được con người sáng tạo, tích lũy qua quá trình nhận thức vũ trụ và nhân sinh.” [ Dựa theo Trần Ngọc Thêm 2006: 25,28] Nhận thức về hôn nhân xuyên quốc gia giữa Việt Nam và Đài Loan đã được thể hiên qua nhiều hình thức, từ tục ngữ, ca dao cho đến văn học nghệ thuật, phong tục tập quán có lien quan về giới, hôn nhân gia đình, ý thức về sự phân biệt bản địa và ngoại lai (in-group và out group) Nhận thức về hôn nhân xuyên quốc gia của người Việt và người Đài Loan có thể thấy rõ qua các cuộc điều tra, khảo sát của ngành xã hội học, phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan và phân tích dư luận xã hội và báo chí , truyền thông

2.1 Cái nhìn của người trong cuộc về hôn nhân xa xứ, hôn nhân ngoại tộc:

a Việt Nam:

Ở vùng nông thôn Bắc Bộ, với dặc điểm tĩnh của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, suốt truyền thống lâu dài, lấy chồng gần hơn lấy chồng xa được hình thành suốt hàng nghìn năm từ phong kiến: Có con mà gả chồng gần/ Có bát canh cần nó cũng đem cho hay Có con mà gả chồng xa/Một là mất giỗ, hai là mất con Ngưới Việt trong quá khứ không muốn lấy chồng xứ lạ, cha

mẹ không muốn gả con gái cho “thiên hạ”, mà chỉ mong sum vầy trong cùng một lũy tre làng Hơn nữa, định kiến với dân ngụ cư, sự phân biệt đối với các cặp kết hôn khác làng (phải nộp cheo cao hơn) khiến cho cư dân hướng tới hôn nhân với người cùng làng: Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Khi người Pháp vào Việt Nam, vấn đề hôn nhân không chỉ dừng lại ở gần hay xa trong một làng,một vùng miền mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, vượt ra ngoài vấn đề dân tộc Nhưng với quan niệm phong kiến về lấy chồng gần xa, văn hóa và phong tục xa xưa khinh thị những người lấy chồng Tây, gọi những người lấy Tây là “me Tây” và thường không gần gũi với họ

Ở Nam Bộ thì hoàn toàn khác hẳn, làng xã không có đất công để ban cấp, ai có sức khai phá thì biến đất hoang thành của riêng mình, không phân biệt dân chính cư hay dân ngụ cư Tất cả đều làgốc lưu dân, ly hương; mặc dù vẫn muốn cưới gần ( Má ơi đừng gả con xa/ Chim kêu, vượn hú biết nhà má ở đâu), nhưng người dân ở đây vẫn không ngại ngần cưới xa, không ngại di chuyển, sẵn sang chấp nhận thay đổi, khả năng thích ứng cao: Ra đi gặp vịt cũng lùa/ Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu Bên cạnh đó, Nam Bộ có cấu trúc mở, tính cách người Nam Bộ phóng khoáng, nên vùng này dễ tiếp nhận những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài, kể cả phong tục cưới hỏi

Thành phần dân cư ở Bắc Bộ chủ yếu là người Việt, trong khi đó ở Nam Bộ là sự chung sống của nhiều dân tộc, chủ yếu là người Việt-Hoa-Chăm và Khmer

Trang 6

Chăm 29 13.766 97.476

Văn hóa giữa các dân tộc ở Nam Bộ hòa nhập được như ngày nay cũng phải trải qua một quá trình lâu dài, gần như ngay từ đầu thời kì khai khẩn đất đai Thành phần dân cư ở Nam Bộ hay biến động, người dân không bị gắn chặt với quê hương như ở Bắc Bộ Tính cách người dân Nam

Bộ do vậy cũng trở nên phóng khoáng hơn Chính vì vậy, trong việc cưới chồng không có sự khắt khe giữa cưới chồng gần hay xa như ở Bắc Bộ

Hôn nhân xuyên chủng tộc chủ yếu giữa người Việt với người Hoa, còn hôn nhân Việt-Chăm, Việt-Khmer rất ít khi xảy ra, khá ngoại lệ Nguyên nhân nảy sinh vấn đề này là do Việt-Hoa có nền văn hóa tương đối tương đồng với nhau, phong tục tập quán có nhiều nét tương đồng với nhau như các ngày lễ Tết, hoặc trong các nghi lễ…., có cùng nền tảng tôn giáo ( Nho giáo, Phật giáo Đại thừa và Đạo giáo), còn đối với Khmer là Phật giáo Tiểu thừa và Chăm là Hồi giáo/ Bà

La Môn giáo Trong thời kì Trung Hoa đô hộ nước ta, người Việt cũng chịu ảnh hưởng về tư tưởng, nhận thức cũng như lối sống của người Hoa Ngoài ra, Việt-Hoa cùng chung một truyền thống đón là văn hóa gia đình phụ hệ, không giống như người Chăm là văn hóa gia đình mẫu hệ, người Khmer là không hẳn phụ hệ hay mẫu hệ, mà lại mang đặc điểm song hệ

Người Hoa vào Nam Bộ vào thế kỉ XVII, với nhiều đợt sóng di cư có số lượng lớn mà cụ thể là 4đợt Người Hoa ở Đông Nam Bộ phần lớn là từ Quảng Đông, còn ở Tây Nam Bộ thì chủ yếu là

từ Triều Châu, Phúc Kiến, Khách Gia , Hakka và chung nguồn gốc với người Đài Loan

Có thể thấy người Hoa ở Nam Bộ chiếm một số lượng lớn dân cư ( chỉ thua người Việt), chính

vì vậy mà sự tiếp xúc giữa người Việt và người Hoa rất dễ dàng, gần gũi và khá là thân thích Người dân ở nơi đây có thể nói cũng hiểu một phần tính cách cũng như văn hóa của người Hoa ởNam Bộ, và tất nhiên người Việt cũng chịu ảnh hưởng từ lối sống, tín ngưỡng, văn hóa của họ điều này chắc hẳn đã tạo nên “lực hút” khiến cho các cô gái ở Tây Nam Bộ, đặc biệt phụ nữ người Hoa/gốc Hoa sinh sống ở nơi đây, kết hôn với người Đài Loan ( hơn 40% số phụ nữ ở Tây Nam Bộ lấy chồng Đài Loan là người Hoa/ gốc Hoa) Không chỉ có phụ nữ người Hoa/ gốc Hoa mà ngay cả phụ nữ Việt cũng không ngoại lệ, số phụ nữ Việt ở Tây Nam Bộ lấy chồng Đài Loan chiếm 79% so với cả nước

So vói Bắc Bộ, Nam Bộ cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp sớm hơn và mật thiết hơn suốt chiều dài lịch sử với Pháp và Mĩ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở nơi đây từ lâu là một thực tế Do xu hướng hội nhập và giao lưu quốc tế mở rộng, người nước ngoài đến Việt Nam, trong đó có cả Đài Loan ngày càng nhiều, vì vậy tình yêu giữa người Việt và người nước ngoài cũng không còn

là điều hi hữu Vì vậy, hôn nhân giữa người Việt với Đài Loan cũng không nằm ngoài vòng này,

và ngày càng nhiều, được coi như là một chuyện bình thường, hiện tượng lấy chồng Đài Loan ở Tây Nam Bộ khá phổ biến

Bên cạnh đó không thể không nhắc đến hôn nhân với Việt kiều- dù cùng dân tộc nhưng ở chừng mực nào đó Việt kiều cũng có liên quan đến nước ngoài như ăn, mặc, ở, lối sống…., gắn với

“giấc mộng Hoa Kỳ” - từ sau năm 1975, đã không ngừng là một dòng chảy mạnh mẽ, đồng hành

và chia sẻ khá nhiều điểm chung với làn sóng kết hôn với đài Loan, Hàn Quốc

b Đài Loan:

Đài Loan tuy cũng có sự đa dạng nhưng không mang tính đa văn hóa, đa chủng tộc như ở Nam

Bộ, mà ở Đài Loan lại có sự thuần nhất, thuần chủng cao Điều này thể hiện rõ ở chỗ mọi dân tộcsinh sống trên Đài Loan đều có cùng nguồn gốc từ Trung Hoa mà ra, cho nên họ cùng một nền

Trang 7

văn hóa với nhau, tuy rằng ở Đài Loan cũng có sự riêng biệt nhưng văn hóa chung vẫn là chủ yếu.

Dù giữa thế kỉ XVII bị Tây Ban Nha, Bồ đào Nha nhòm ngó và trở thành thuộc địa của Hà Lan, đến thế kỉ XIX thì bị Nhật chiếm đóng 50 năm, nhưng Đài Loan vẫn là một hòn đảo tương đối biệt lập Dân cư nơi đây đa số là người Hán, chủ yếu đến từ Khách Gia, Phúc Kiến, Hakka…Nhìn chung, văn hóa Đài Loan ít có sự phóng khoáng, ít chịu tiếp nhận những cái bên ngoài, ít dung hợp với tha nhân, tha tính hơn ở Nam Bộ Việt Nam Về vấn đề hôn nhân với nước ngoài ở Đài Loan chỉ mới có trong thời gian ngắn ngủi ( khoảng giữa thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay), tất nhiên vấn đề này vẫn còn rất mới lạ đối với người dân Đài Loan, họ vẫn chưa thể chấp nhậnmấy chuyện người nước ngoài về làm dâu trong họ, có sự khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, phongtục tập quán…., có lẽ vì thế mà người dân Đài Loan có một cái nhìn tiêu cực đối với hiện tượng này, thậm chí bày tỏ thái độ phân biệt chủng tộc Vì thế, không phải cô dâu Việt nào cũng sung sướng và may mắn khi làm dâu nơi xứ người, đã có rất nhiều vấn nạn xảy đến với những cô dâu Việt mà báo chí, phương tiện truyền thông đã đưa tin

2.2 Cái nhìn của người trong cuộc về động cơ kinh tế gắn với chữ hiếu

C- Chồng người Đài Loan thương và tôn trọng

Trang 8

Cô dâu Việt Nam là những người phụ nữ dịu dàng, nữ tính, ấm áp Được biết, đa số các cô gái Việt sang làm dâu tại Đài Loan đều còn rất trẻ, tuổi trung bình là 21, trình độ học vấn trung bình

là lớp 3

Quan niệm lấy chồng nước ngoài để được xuất ngoại, được thay đổi hoàn cảnh sống, mong muốn có cuộc sống sung túc hơn và có điều kiện giúp đỡ gia đình đã tác động vào tâm lý, trở thành động lực thúc đẩy nhiều cô gái Việt Nam muốn được kết hôn với người Đài Loan, dẫn đến

sự gia tăng mạnh về số lượng và tạo nên "phong trào" lấy chồng Đài Loan của các cô gái ở các tỉnh phía Nam, trở thành một hiện tượng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều cấp nhiều ngành

Có một lý do rất đáng quan tâm là phần lớn những cô gái khi vẫn thường xuyên bị gia đình phía Việt Nam thúc ép gửi tiền về để gia đình trang trải những khó khăn hàng ngày

Phần lớn các cô gái Việt Nam kết hôn với người Đài Loan đều xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp ổn định; nhiều gia đình mắc nợ không có khả năng chi trả nên luôn hy vọng vào một cuộc sống khác sau khi con gái họ lấy chồng Đài Loan

Có thể hiểu sự khó khăn, khổ tâm và hiểu được một phần nỗi khổ và những sai lầm mà những cô gái còn quá trẻ phải xa quê, không những mưu cầu cuộc sống riêng mình nơi tha hương, mà còn

cả gánh nặng gia đình nơi cố quốc

Đám cưới tập thể của các cô dâu Việt và chú rể Đài LoanMột khía cạnh giúp các cô gái Việt Nam có ý định lấy chồng Đài Loan hiểu rõ những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà họ sẽ gặp phải khi làm dâu tại Đài Loan Phần lớn các cô gái Việt Nam kết hôn với người Đài Loan đều xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp ổn định; nhiều gia đình mắc nợ không có khả năng chi trả nên luôn hy vọng vào một cuộc sống khác sau khi con gái họ lấy chồng Đài Loan Đa số các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan có trình độ văn hóa thấp nên trình độ ngoại ngữ rất hạn chế, không thạo tiếng địa phương, không hiểu biết về lối sống, phong tục tập quán, chính sách pháp luật của Đài Loan trước khi lấy chồng nên các cô dâu Việt Nam rất khó hòa nhập vào đời sống

Trang 9

cộng đồng Cá biệt, một số cô gái Việt Nam lấy phải chồng già, chênh lệch tuổi tác quá lớn nên giữa 2 vợ chồng rất khó có sự hòa hợp, đồng cảm.Có được cuộc sống ổn định tại Đài Loan không phải là chuyện dễ dàng với tất cả những cô dâu sang lấy chồng tại đây bởi hầu hết các cô gái Việt Nam khi có ý định lấy chồng Đài Loan đều không được tư vấn, không có sự tìm hiểu, chuẩn bị và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết khi đi làm dâu xứ người, họ không hề biết rằng cuộc sống tương lai của họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Nghề nghiệp của cô dâu Việt Nam ở Đồng Tháp và chú rể Đài LoanNghề nghiệp của cô dâu (%) Nghề nghiệp của chú rể (%)

Trang 10

Cho dù ai cũng biết, những cô dâu Việt tuy học vấn thấp, cuộc sống nghèo khổ song điều đó không ảnh hưởng đến sự hội nhập, trí thông minh và tính cần cù của người phụ nữ Nhưng trong một xã hội tiêu thụ và giàu có, hào nhoáng như Đài Loan, phải chăng sức hút mạnh mẽ của cuộc sống vật chất có thể là lý do chính khiến nhiều cô gái Việt đánh mất mình?

Mục đích lấy vợ của những "đức lang quân" Đài Loan này chủ yếu là để có người chăm sóc, phục vụ cuộc sống nên những cô dâu này bị quản lý rất khắt khe, chặt chẽ, họ không được giao tiếp và không được gặp gỡ bạn bè, đồng hương hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác vì gia đình nhà chồng sợ các cô dâu bỏ trốn Có một thực tế làm tăng thêm sự khó khăn cho họ nữa là

đa số các cô dâu này có con rất sớm, nhiều cô mang thai trước khi đến đất Đài Loan Các chú rể

cố tình buộc các cô bằng cách có con trước khi biết rõ hoàn cảnh gia đình và thân thế họ tại quê nhà do một số không ít các chú rể không thể cưới được vợ tại Đài Loan mà phải sang Việt Nam nhờ công ty môi giới để có vợ vì không có công ăn việc làm; không có uy tín trong cộng đồng dolối sống không phù hợp, thậm chí thiếu lành mạnh tại quê nhà

2.3 Cái nhìn của dư luận và truyền thông:

a Việt Nam:

Làng Bắc Bộ có tính cộng đồng cao và tính tự trị cao{phép vua thua lệ làng} Nhiều làng có hương ước chặt chẽ, ở nhiều làng sống tập trung những dòng họ lớn nên lại thêm những tập tục của dòng họ Áp lực dòng họ rấy lớn{Trong họ ngoài làng- ba bề bổn bên hàng xóm láng giềng Sống vì danh vì tiếng không ai vì cả miếng ăn- Cọp chết đế da, người ta chết để tiếng…}

Trường họp chấp nhận rể ngoại quốc để hổ trợ kinh tế cho gia đình, cha mẹ cô dâu sẽ bị dư luận cũng như chính các cô dâu phê phán, trách móc là “gà bán con”{ Mẹ em tham thung xôi rền / Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng / Em đã bảo mẹ rằng đừng / Mẹ hẩm, mẹ tứ, mẹ bưng ngay vào / bây giờ chồng thấp vợ cao / Như đôi đũa lệch, so sao cho bằng – mẹ em tham khúc cáthu / gả em về biến mịt mù tăm tăm}

Chính các cô dâu cũng chịu áp lực dư luận, đúng như Neil Ljamieson, một người Mỹ từng nghiên cứu nhiều năm ở Việt Nam viết trong cuốn sách Understanding Vietnam rất nổi tiếng của ông: khi một cô gái Việt lấy một người nước ngoài, cô gái ấy cảm thấy cho dù vị thế cô ta có ra sao Hành động lấy chồng Tây bị xem như một hành động mất gốc, hành động làm lạc của một người đã hủy hoại nguồn cội của mình Có thể thấy điều ấy được thể hiện rất rõ qua giọng điệu châm biếm qua phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng nói về những phụ nữ lấy chồng người phương Tây những năm 30 của thế kỷ XX (Những cuộc phối hợp của một số đông phụ nữ nước nhà với những người Tây phương liệu có đáng là những cuộc hôn nhân hẳn hoi không? Hay đó chì là…, chỉ như…, chỉ hao hao giống…, chỉ phảng phất…đáng gọi là một thứ kĩ nghệ?)

Trang 11

Ở vùng đất mới vùng đất Nam Bộ, phần nhiều thôn áp quy mô nhỏ rải rác theo những triền sông,ven bờ kênh rạch, tổ chức cộng đồng thoáng mở hơn Bắc “Rất nhiều làng không có hương ước, cũng không có thần tích, thần phả(…)Dân làng nói chung không bị những quy ước những lệ làngrằng buộc, câu thúc như ở Trung và Bắc Bộ”[Thạch Phương 1992:55] “ Ở đây quan hệ cá nhân

là mạnh mẽ ” “ Không như những người Việt tiền bối từ bắc vào trung bộ thường di dân theo từng làng xóm, dòng họ, vào nơi đất mới chừng nào vẫn giữ truyền thống quê hương xưa, từ việcđặt tên làng, tên xã đến các lề tục mang từ quê cha, đất tổ, những người tới Nam Bộ thường là đi riêng lẽ từng cá nhân, ra đi là vứt bỏ những lề tục xưa cũ…”[ Ngô Đức Thịnh 2004: 267] Áp lực

ở Nam Bộ nhìn chung không căng thẳng như ở Bắc Bộ

Xử lý kết quả điều tra xã hội học từ đề tài nghiên cứu “thực trạng phụ nữ kết hôn với người Đài Loan ở đồng bằng sông Cửu Long”(do vụ gia đình – viện dân số gia đình trẻ em và khoa xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp thực hiện tại tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang,An Giang, Vĩnh Long –Tháng 3/2004), Phạm Thị Thúy Trang ghi nhận: “nếu như cách đây 10 năm, việc lấy chồng Đài Loan bị phê phán thì giờ đây ở cộng đồng

đã không còn coi đây là hiện tượng bất thường Dư luận ở đồng bằng sông Cửu Long hiện đang chuyển từ chỗ phản đối sang thái độ cảm thông và dần dần đồng tình” Trong 635 bậc cha mẹ có con lấy chồng Đài Loan được hỏi, 632 người cho rằng được họ hàng, hàng xóm đồng tình, 630 người cho rằng được chính quyền đồng tình, 73,7% trong số 460 thanh niên từ 15 đến 25 tuổi cho rằng hiện tượng lấy chồng Đài Loan là bình thường [Phạm Thị Thúy Trang 2004] Ở miền Tây Nam Bộ gần đây, câu ca dao “Má ơi đừng gả con xa…” được cải biến thành “con xin má gả Đài Loan/ Tiền nhiều bạc lắm hân hoan trong lòng

Góp phần làm nên sức hấp dẫn Đài Loan còn phải kể đến ảnh hưởng truyền thông Những phim truyện Đài Loan chinh phục cư dân Nam Bộ nhiều hơn Bắc Bộ( số giờ phát sóng trên truyền hình nhiều hơn, nhiều đất hơn tren các tập chí sân khấu điện ảnh, mốt, thời trang của các địa phương) Thập niên 90 của thế kỉ XX, dòng phim tình cam lãng mạn{Câu chuyện Đài Bắc, Dòngsông ly biệt, Xóm vắng, Hải Âu phi xứ, bên dòng nước…}với những kịch bản cảm động, những diễn viên xuất sắc (Lưu Tuyết Hoa, Tần Hán…) đã lấy không biết bao nhiêu nước mắt của các khán giả nữ Từ năm 2001, dòng phim thần tượng kết hợp sức mạnh những kịch bản chuyển thể

từ truyện tranh manga ăn khách của Nhật Bản(Vườn Sao Băng, Thơ Ngây, HanaKimi, công tử nhà nghèo, nàng juliet Phương Đông…) với những diễn xuất của những “công chúa, hoàng tử” điện ảnh[ nhiều người đồng thời là diễn viên người mẫu , ca sĩ nổi tiếng Đài Loan ( như nhóm F4- Ngô Thừa Húc, Châu Du Dân, Chu Hiếu Thiên…)hoặc kết hợp Đài Loan – Hàn Quốc( Lâm Chí Dĩnh – Lưu Ha Na )]lại đặc biệt thu hút các khán giả tuổi teen Phim thần tượng Đài Loan cógiai đoạn (như năm “bội thu 2007”) lấn lướt cả Hàn lưu{hallyu- làn sóng gắn với phim truyền hình Hàn Quốc) Hình tượng Đài Loan, qua sự thể hiện của văn hóa đại chúng, như một “ con rồng châu Á” kinh tế phát triển thịnh vượng đồng thời như một xứ sở tình yêu lãng mạn, đã trở thành giấc mộng của nhiều cô gái Tây Nam Bộ

Phim truyền hình Đài loan không chỉ được chiếu trên truyền hình mà còn phát hành rộng rãi qua băng đĩa DVD do đó đến được đông đảo cư dân Tây Nam Bộ Trong khi đó, ở Tây Nam Bộ báo chí và phim truyện cũng như phim tài liệu Việt Nam lại là những phương tiện truyền thông hạn chế hơn Những khía cạnh tiêu cực, những câu chuyện bi kịch trong hôn nhânViệt Đài được phântích qua hằng trăm bài báo ( trong đó đặc biệt nổi bật phóng viên Trang Hạ báo Thanh Niên)

Ngày đăng: 14/01/2016, 13:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w