1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHÀ SÀN THẤP CỦA DÂN TỘC CHĂM(NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC)

49 2,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 5,76 MB

Nội dung

Nhà sàn thấp của dân tộc Chăm là một trong những ngôi nhà đặc trưng của vùngđất Duyên Hải Nam Trung Bộ, ngôi nhà sàn thấp là một đặc trưng văn hóa của ngườiChăm nơi đây còn bảo lưu được

Trang 1

Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn

Khoa Việt Nam Học Và Tiếng Việt

ĐỀ TÀI: NHÀ SÀN THẤP CỦA DÂN TỘC CHĂM (NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC)

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng

Giảng Viên hướng dẫn: TS Hà Thị Thu Hương

Trang 2

Mở Đầu

1 Lý do nghiên cứu đề tài……….……… 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……… 4

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu………5

4 Phương pháp nghiên cứu……… ………….…….6

Chương 1 Khái quát về người Chăm và tỉnh Ninh Thuận………6

1.1 Khái quát về người Chăm và làng Chăm ở Ninh Thuận 6

1.1.1 Người Chăm Ninh Thuận……… 6

1.1.2 Cấu trúc ngôi làng người Chăm tại tỉnh Ninh Thuận……… … 9

Tiểu kết chương 1……… 11

Chương 2 Quy trình xây dựng ngôi nhà Chăm……….10

2.1 Khái quát chung về khuôn viên nhà………10

2.2 Quy trình xây dựng ngôi nhà……….….…….11

2.2.1 Chọn đất……….…………11

2.2.2 Xác định điểm hỏa……… …… 11

2.2.3 Chọn nguyên vật liệu……….… 12

2.2.4 Chọn hướng nhà……… 12

Tiểu kết chương 2……… 17

Trang 3

Chương 3 Tổng quan hệ thống các ngôi nhà trong khuôn viên sinh sống

……….14

3.1 Hệ thống các công trình phụ ( hàng rào khuôn viên, cổng và hai ngôi nhà phụ)……… 14

3.1.1 Hàng rào khuôn viên……… ……… 14

3.1.2 Cổng ra vào khuôn viên……… ……… 14

3.1.3 Nhà xay thóc và nhà để nông cụ………….……… ………15

3.2 Hệ thống năm ngôi nhà chính……… ……….……… 16

3.2.1 Nhà Bếp( Thang Kinh)……… ………16

3.2.2 Nhà Tục( Thang Yơ )……… …… 17

3.2.3 Nhà Thang lâm( Nhà Lẫm)……… ………20

3.2.4 Nhà Thang Tôn( Nhà Cao Cẳng)……… ………… 23

3.2.5 Nhà Thang Mưyau( Nhà Song, Nhà Kề)……… ………25

Tiểu kết chương 3……….37

Kết luận……… 33

Danh mục tài liệu tham khảo……… …….……33

Phụ lục ảnh……….38

Trang 4

Mở Đầu

1 Lý do nghiên cứu đề tài.

Chăm là một dân tộc nằm trong trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam, tiếng nóithuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo của việt nam, Dân Tộc Chăm cũng có nhữngtên gọi khác nhau như: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, trong lịch sử phát triển của dântộc, văn hóa Chămpa bắt nguồn từ văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa đặc sắc của cưdân ven biển trung bộ thuộc châu Panduranga hay còn gọi là Panrang theo tiếngChăm cổ, văn hóa của dân tộc Chăm cũng có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa

Ấn Độ ở nhiều mặt đời sống từ: tôn giáo, tín ngưỡng đến văn hóa, chữ viết, văn họcnghệ thuật…do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ nên từ những thế kỷ trướcvăn hóa Chăm đã bị các nhà nghiên cứu Phương Tây đánh đồng gọi Chăm Pa là mộttrong những quốc gia bị “ Ấn Độ hóa” Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa thì chúng

ta cũng có thể nhận thấy nền văn hóa của dân tộc Chăm là một nền văn hóa rực rỡ vàđặc sắc, góp phần quan trọng tạo nên tính đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam

Ngôi nhà là công trình lớn của cả một đại gia đình, là nơi chứa đựng tổng thể cácgiá trị vật chất và tinh thần của con người, nhà vừa là nơi cư trú, sinh hoạt của conngười, lại vừa là nơi thể hiện các giá trị vật chất do con người sáng tạo ra, để đánhgiá một gia đình thuộc tầng lớp giàu hay nghèo dựa vào đó người ta cũng có thể đãđánh giá được một phần nào

Ngôi nhà cũng phản ánh góc độ văn hóa từ môi trường sống như: địa hình, khíhậu đến các phong tục tập quán, quan niệm tín ngưỡng, quan điểm thẩm mỹ của cảmột cộng đồng người…hiểu được tầm quan trọng của ngôi nhà đối với con người vìvậy việc nghiên cứu, tìm hiểu về ngôi nhà cũng giúp ta tìm hiểu được các phong tụctập quán, tôn giáo tín ngưỡng và đặc trưng văn hóa, qua đó giúp ta khai thác đượcnhiều khía cạnh về văn hóa của một cộng đồng người nào đó?

Trang 5

Nhà sàn thấp của dân tộc Chăm là một trong những ngôi nhà đặc trưng của vùngđất Duyên Hải Nam Trung Bộ, ngôi nhà sàn thấp là một đặc trưng văn hóa của ngườiChăm nơi đây còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, hiểu được tínhcấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nên bài nghiên cứu này của chúng tôi sẽ đi sâu hơn

vào nghiên cứu đề tài “Ngôi nhà sàn thấp của người Chăm”.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Văn hóa dân tộc Chăm là một nền văn hóa rất đặc sắc và đa dạng, từ trước đếnnay văn hóa Chăm được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và được tiếp cận dướinhững góc độ khác nhau Tuy nhiên hầu hết các đề tài nghiên cứu về văn hóa Chămlại tập trung chủ yếu vào nghiên cứu lịch sử văn hóa Vương Quốc Chămpa như cuốn:

Du khảo văn hóa chăm của tác giả Nguyễn Văn Kự, Ngô Văn Doanh.

Hay tìm hiểu hệ thống các đền tháp, tôn giáo, tín ngưỡng và tìm hiểu về phong

tục tập quán như cuốn: Văn hóa các dân tộc tây nam bộ-thực trạng và những vấn đề

đặt ra của GS-TS Trần Văn Bích, Phong tục cưới của người chăm của tác giả Lê

Ngọc Canh (Tạp Chí Dân Tộc Học-1991), kiến trúc điêu khắc của Tháp Chăm, bia

ký, văn tự và sự giao lưu tiếp xúc văn hóa với bên ngoài như bài: văn hóa chăm

những yếu tố bản địa và bản địa hóa của Phan xuân Biên( Tạp Chí Dân Tộc Học số

1-1994)

Tuy nhiên trong lịch sử nghiên cứu về Chăm thì những đề tài viết về ngôi nhà củadân tộc Chăm, khuôn viên Ngôi Nhà, kiến trúc điêu khắc hay chức năng của các ngôinhà là rất ít, chỉ có một số những công trình nghiên cứu có viết về ngôi nhà củangười Chăm nhưng viết rất sơ sài, chỉ mang tính khái quát chứ chưa đi sâu vào khaithác các khía cạnh kiến trúc, điêu khắc, bố trí, chức năng, và văn hóa phản ánh qua

ngôi nhà như bài hệ thống cấu trúc làng Chăm ở Việt Nam của tác giả Mạc Đường ( Tạp Chí Dân Tộc Học số 1/1993) ở bài viết này tác giả cũng có quan tâm đến ngôi

Trang 6

cơ bản người Chăm sống ở vùng Ninh Thuận và người Chăm ở vùng An Giang, hay

cuốn Du khảo văn hóa Chăm Trong tất cả những cuốn sách nghiên cứu về khuôn viên nhà ở của người Chăm mà tôi tìm được thì chỉ có cuốn sách Nhà ở của người

chăm ninh thuận truyền thống và biến đổi do tác giả Lê Duy Đại chủ biên của Nxb

Khoa Học Xã Hội Hà nội-2001 cuốn sách này được đầu tư khá công phu và tỉ mỉ vềngôi nhà của người Chăm, tác giả phân tích nó trên hai bình diện truyền thống vàbiến đổi của ngôi nhà Chăm, đây là cuốn sách có giá trị trong việc tìm hiểu ngôi nhàtruyền thống của người Chăm ở Ninh Thuận tuy nhiên cuốn sách này cũng chưa nêubật lên được sự so sánh giữa ngôi nhà truyền thống Chăm với một vài dân tộc khác

để làm sáng rõ lên giá trị khác biệt của ngôi nhà Chăm so với các ngôi nhà của cácdân tộc khác

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích bài nghiên cứu này của chúng tôi là mong muốn góp phần làm sáng rõ

về đặc trưng ngôi nhà ở của người Chăm, và văn hóa Chăm thể hiện qua ngôi nhà,thông qua các công đoạn xây dựng, cách bố trí cấu trúc của ngôi nhà và của khuônviên, những quan niệm, phong tục tập quán và tín ngưỡng

3.2 Phạm Vi nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu đề tài này là tập trung vào khai thác ngôi nhà Chăm tại địabàn huyện Ninh Phước- tỉnh Ninh Thuận đây là địa bàn có nhiều người Chăm tậptrung sinh sống vào loại đông ở nước ta, văn hóa Chăm ở khu vực này được lưu giữlại khá đậm nét trên mọi lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, chữ viết, tôn giáo, nhà ở…trong quá trình nghiên cứu khai thác tư liệu tôi có đi khảo sát thực tế ngôi nhà củadân tộc Chăm tại Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam, ngôi nhà của người Chăm đượcbảo tàng mua lại thực tế của đồng bào Chăm tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

và về dựng lại tại khu trưng bày ngoài trời của Bảo Tàng, dưới sự trợ giúp của chính

Trang 7

phủ Na Uy, từ năm 2001 đến 2006 thì khuôn viên của ngôi nhà Chăm được hoànthành, những ngôi nhà được bảo tàng mua về đây là một trong bốn ngôi nhà cổtruyền thống duy nhất còn lại của người chăm, có tuổi thọ xây dựng trên dưới 100năm vì vậy đây được coi là một trong những ngôi nhà cổ còn lại của Đồng Bào Chămtại tỉnh Ninh Thuận khuôn viên của người Chăm ở Bảo Tàng thuộc vào gia đìnhtầng lớp quý tộc vì thế mà bài nghiên cứu này của chúng tôi cũng sẽ tập trung nhiềuhơn vào khai thác ngôi nhà sàn thấp truyền thống của người Chăm thuộc tầng lớpquý tộc.

4 phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là thu thập các tài liệu, sách, báo, tạp chí.Phương pháp tiếp cận từ góc độ văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và phong tục tập quán.Phương pháp đi điền giã thực tế tại Bảo Tàng Dân Tộc Học, quan sát thực tiễn, chụpảnh, đo đạc, hỏi ý kiến các nhà nghiên cứu và các Anh, Chị làm việc, trông coi trựctiếp tại ngôi nhà Phương pháp so sánh giữa nhà của dân tộc Chăm với một số dântộc khác

Trang 8

Chương 1 Khái quát về người Chăm Ninh Thuận và làng Chăm ở Ninh Thuận

1.1 Người Chăm ở Ninh Thuận

Dân tộc Chăm ở nước ta có một nền văn hóa phong phú và đặc sắc xuyên suốtchiều dài lịch sử của dân tộc, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu văn hóa cho dântộc ta, dân tộc Chăm ở nước ta hiện nay có dân số khoảng 161.729 người(theo số liệutổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009), sống tập trung nhiều nhất ở dải đất duyênhải Nam Trung Bộ trải dài vào trong Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long gồmcác tỉnh Ninh Thuận 67,274 người chiếm(41,6%) tổng số người Chăm, Bình Thuận34,694 người chiếm(21,4%), Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, TâyNinh, An Giang

Tôn giáo tín ngưỡng: Trước kia khi mới sơ khai người Chăm theo tôn giáo Totem

giáo, họ thờ các vị thần tự nhiên như Thần Sông, Thần Núi, Thần Biển, Thần Tìnhyêu…ngày nay người Chăm theo hai hai tôn giáo chính là Bàlamôn giáo, được dunhập vào Chăm từ khoảng thế kỷ I, hồi giáo của người Chăm được chia làm hai loại

là hồi giáo cũ ta gọi là Chăm bà ni và hồi giáo mới ta gọi là Chăm Islam, cư dânBàlamôn giáo và hồi giáo cũ( chăm bà ni) sống tập trung nhiều tại khu vực NinhThuận, Bình Thuận và một số tỉnh khác dọc ven biển Miền Trung nước ta, Bàlamôngiáo và hồi giáo Bàni được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khi vào Việt Namđược tiếp xúc với văn hóa bản địa hai tôn giáo này đã chịu tác động mạnh mẽ củavăn hóa bản địa làm cho những tôn giáo này không còn giống như các tôn giáo chínhthống trên thế giới mà mang nhiều sắc thái văn hóa bản địa hiện nay những tôn giáonày cũng không còn liên lạc nhiều với tôn giáo chính thống trên thế giới nữa

Ngoài ra do ảnh hưởng của văn hóa bản địa nên người Chăm Bà La môn và Bànicũng có tục thờ cúng tổ tiên Chăm Bàlamôn có tục thiêu người chết hay còn gọi làhỏa táng, họ sẽ đựng 1 chút bột xương sọ người vào trong cái Kut và sẽ thờ nó Đối

Trang 9

với người Chăm bàni có tục thổ táng giống như người Việt và cũng có những nghi lễthờ cúng hàng năm.

Ngược lại cư dân Chăm hồi giáo mới(Chăm Islam) lại là tôn giáo liên hệ khá chặtchẽ với hồi giáo thế giới, có tổ chức rõ ràng, có giáo luật và kỷ luật nghiêm khắc,sống tập trung tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Hồi giáo Islam du nhập vàonước ta khá muộn do 1 số những hoàn cảnh của lịch sử, hiện nay Chăm hồi giáo Bàni

và Chăm hồi giáo Islam lại không có sự liên kết với nhau và đôi khi còn đối lập nhau

do giáo lý của họ có nhiều khác biệt

Về kinh tế: Phát triển nông nghiệp, dệt vải và sản xuất gốm là ba ngành kinh tế

quan trọng của người Chăm

Đồ gốm của người Chăm có 1 điều đặc biệt là làm bằng tay và nung hoàn toàn lộthiên, nó chủ yếu được tạo bởi bàn tay tài hoa của người phụ nữ Chăm, vùng sản xuấtgốm nổi tiếng nhất là gốm Bầu Trúc và Gò Sành

Người Chăm thường ít chú trọng đến việc trang trí các hoa văn trên đồ gốm,những hoa văn phổ biến của họ chỉ chủ yếu là hình sóng nước và con sò nó phản ánhvăn hóa nơi họ sinh sống là vùng sông nước, người Chăm cũng kiêng không vẽ hìnhngười lên trên đồ gốm vì họ quan niệm khi đưa gốm vào nung có nghĩa là nung cảcon người, đó là điều không tốt

Dệt vải: Nghề dệt thổ cẩm được ra đời từ rất sớm, người ta trồng bông để lấy sợi,

các hoa văn trang trí trên các sản phẩm khá tinh xảo chứa nhiều yếu tố nghệ thuậtphản ánh văn hóa Chăm, trong xã hội Chăm người ta cũng phân biệt tầng lớp giàunghèo trên các họa tiết của áo quần, nếu là người giàu thì các họa tiết được trang trí

là hình các chú Chim xinh xắn còn trang phục của tầng lớp bình dân sẽ là các họa tiếtđơn giản, các sản phẩm hoàn toàn được làm thủ công trên các khung dệt, được tạobởi những bàn tay khéo léo của người phụ nữ Chăm, những cô gái Chăm đến tuổi lấy

Trang 10

là người Chăm chỉ hay không? làng dệt thổ cẩm nổi tiếng của người Chăm là MỹNghiệp, được bảo lưu theo hình thức “ Mẹ truyền con nối”

Sản xuất nông nghiệp: Trồng lúa cũng là 1 nghề khá phát triển của dân tộc Chăm,

họ trồng chủ yếu là lúa nước, ngoài ra cũng có hình thức trồng lúa cạn trên các sườnđồi và trên nương nhưng chỉ trồng được 1 vụ

Lễ hội: Là những cư dân nông nghiệp nên hàng năm người Chăm có rất nhiều

những lễ hội phản ánh văn hóa của cư dân nông nghiệp như: lễ hội Kate là 1 trongnhững lễ hội quan trọng nhất của người Chăm, các nghi lễ nông nghiệp như: lễ dựngchòi cày, lễ hạ điền, lễ mừng lúa mới, lễ hội cầu đảo, lễ thu hoạch lúa

Ninh Thuận là một tỉnh nằm trên dải đất Miền Trung của nước ta, có diện tích336.306,24ha, phía bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía nam giáp với tỉnh NinhThuận, phía tây giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp biển

Địa giới hành chính gồm một thành phố và sáu huyện với 65 xã phường: Thànhphố Phan Rang- Tháp Chàm, các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Thuận Ái,Thuận Nam, Bắc Ái

Tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Chăm, Kinh, Ranglai…trong đósống tập trung nhiều nhất là Người Chăm, năm 2000 dân số toàn tỉnh là 556.768người trong đó người Chăm là 130.641 người chiếm khoảng 23,5% dân số toàn tỉnh,huyện có nhiều người Chăm sinh sống nhất là huyện Ninh Phước có tới 60.102 ngườichăm sống trong huyện, chiếm 82% dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2000.Người Chăm thường sống tập trung quây quần thành từng làng Chăm riêng biệt,cũng có 1 số làng có người Việt sống xen kẽ vào nhưng tỉ lệ này không có nhiều.hiện nay người Chăm sống tập trung tại 27 làng thuộc 12 xã trong đó huyện NinhPhước chiếm tới 13 làng Chăm

Trang 11

Người Chăm sống ở vùng đất Ninh Thuận theo hai tôn giáo chủ yếu là Chăm theođạo Bàlamôn và Chăm hồi giáo cũ, tuy nhiên người Chăm ở đây không tự gọi mình

là Chăm Bàlamôn mà gọi mình là Chăm Ahier và Chăm Bàni(hồi giáo cũ) gọi làChăm Awal, ngoài ra cũng có 1 bộ phận người Chăm theo đạo Islam(hồi giáo mới)sống ở khu vực này tuy nhiên bộ phận này chỉ chiếm 1 tỉ lệ nhỏ còn lại sống tậptrung ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đối với hôn nhân nhà gái cũng là bên chủ động đi dạm hỏi chồng, người phụ nữlớn tuổi trong gia đình sẽ là người nắm vai trò quyết định mọi việc lớn trong giađình, tài sản của gia đình cũng được truyền lại cho con gái, vai trò về tài sản củangười đàn ông Chăm không được đánh giá cao trong gia đình vì vậy mà người đànông sau khi kết hôn sẽ chuyển về sống ở nhà vợ như hình thức ở rể họ sẽ không đượcchia bất cứ tài sản nào mà chỉ được gia đình cho như 1 hình thức bố thí, khi mà sốngbên nhà vợ nếu có sự bất hòa trong gia đình hay vì bất cứ một lý do nào dẫn đến sự li

dị hoặc người vợ bị mất sớm thì người chồng cũng không được hưởng bất kể mộtchút tài sản nào mà phải ra đi tay trắng

Trang 12

1.2 Cấu trúc ngôi làng của Người Chăm(Palei) tại Ninh Thuận.

Người Chăm thường sống tập trung lại với nhau thành từng làng được gọi làPalei

Tỉnh Ninh Thuận hiện nay có khoảng 27 làng thuộc 12 xã có người Chăm sinhsống, Cư dân làng Chăm thường được cấu trúc theo dòng họ mẹ, đứng đầu mỗi dòng

họ là một người phụ nữ, mỗi làng thường được kết cấu từ ba đến bốn dòng họ mẹ vìthế cho nên mỗi làng Chăm thường chỉ có người Chăm sinh sống và ít có sự xen kẽvới dân tộc khác

Quan niệm về phong thủy để chọn đất lập làng là một điều rất quan trọng đối vớingười Chăm, họ quan niệm gần làng phải có núi, phải gần nguồn nước, mảnh đấtphải cao ở phía tây và phía nam, thấp ở phía bắc và đông, nước chảy về phía đông.Sau khi chọn được mảnh đất thích hợp lập làng thì người ta sẽ tiến hành những nghi

lễ cúng bái như cúng thần Thổ Địa, Thần Sông, Thần Núi…sau khi được các thầnchứng giám họ sẽ tiến hành đặt tên làng

Trong ngôi làng của Người Chăm có ít cây cối mọc xung quanh vì theo quanniệm cây cối là nơi trú ngụ của ma quỷ nên người Chăm không dám trồng nhiều câycối xung quanh nhà mình, vì thế khi nhìn vào ngôi làng của Người Chăm từ xa tathường nhìn thấy là ngôi một ngôi làng chỉ có những ngôi nhà được xếp trơ trọi vớinhau, các ngôi nhà thường được bố trí sát nhau và được ngăn cách với nhau bởi hàngrào khuôn viên, các khuôn viên được cấu tạo theo hệ thống đại gia đình tức là có nhàcủa ông bà, bố me, con cái, và các gia đình nhỏ dựng trong cùng một khuôn viên,khuôn viên của các hộ gia đình thường đặt nằm bên cạnh nhau trên một đường thẳng,hai bên được cách nhau bởi con đường thẳng tắp, tạo nên sự thông thoáng cho cácngôi làng

Trang 13

Tiểu kết chương 1

Người Chăm ở nước ta nói chung và người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng đãcùng nhau tạo nên nền văn hóa đặc sắc cho Việt Nam, trong cái chung của nền vănhóa ấy văn hóa Chăm lại toát lên những nét rất riêng của dân tộc mình điều đó phảnánh đặc trưng của văn hóa tộc người, nét riêng của văn hóa tộc người Chăm đượcphản ánh rõ nét trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, phong tụctập quán, cấu trúc làng, chế độ xã hội…những nét riêng của nền văn hóa Chăm đãtạo nên một cơ tầng văn hóa Việt Nam, phản ánh rõ đặc trưng của vùng văn hóaTrung Bộ góp phần tạo nên bề dày lịch sử cho nên văn hóa Việt Nam

Trang 14

Chương 2 Quy trình xây dựng ngôi nhà

2.1 Khái quát về khuôn viên nhà Chăm

Khuôn viên ngôi nhà của người Chăm thường rất rộng, được bố trí theo chế độđại gia đình, có nhà dành cho ông bà, nhà của bố mẹ, con cái và nhà của các cặp vợchồng mới cưới

Khuôn viên nhà thường có hệ thống bảy ngôi nhà trong đó có năm ngôi nhà chínhlà: nhà Bếp(Thang King), nhà Tục(Thang Yơ), nhà của Bố Mẹ Thang Lâm(NhàLẫm) nhà của ông bà Thang Tôn(Nhà Cao Cẳng), nhà của con cái Thang(MưuYau)

và hai ngôi nhà phụ là nhà để cối xay thóc và nhà để gác nông cụ

Trong khuôn viên người ta thường chỉ dựng hệ thống bảy ngôi nhà(kể cả haingôi nhà phụ) vì họ quan niệm theo ngũ hành: năm ngôi nhà chính giống như bàn taycủa con người, còn bảy ngôi nhà( tính cả hai ngôi nhà phụ) được quan niệm giốngnhư khuôn mặt của con người hai mắt, hai lỗ mũi, hai lỗ tai và một cái miệng

Người Chăm chỉ dựng năm hoặc bảy ngôi nhà trong khuôn viên của mình, nếunhư gia đình đó đông con thì những thành viên xây dựng gia đình trước sẽ phảinhường ngôi nhà đang ở cho gia đình của người em và tách gia đình của mình đangsống ra 1một khu đất khác tạo lập thành khuôn viên gia đình mới

2.2 Quy trình xây dựng

2.2.1 Chọn Đất

Việc chọn đất làm nhà là một trong những công việc đầu tiên và quan trọng nhất,mảnh đất mà người Chăm chọn phải vuông vắn, đẹp đẽ, có sông núi xung quanh, câycối mọc tươi tốt, họ kiêng không dựng nhà trên đất nghĩa địa, đất đình chùa

Người ta chọn đất bằng cách chuẩn bị sáu hũ cơm mới có rắc men, đặt ở sáu vị tríquan trọng của ngôi nhà và mượn thày cúng đến cúng, sau ba ngày các hũ cơm đều

Trang 15

lên mem thơm phức tức là thần thổ địa cho phép làm, còn nếu các hũ cơm có mùi hôithối thì không được phép làm nhà trên mảnh đất đó.

Cách chọn đất thứ hai là họ lấy con dao nhọn cắm xuống đất, khi rút dao lên nếu

có đất dính vào mũi dao người ta sờ đất thấy đất mịn, mát tức là đất tốt, còn đât khô

nẻ có nghĩa là đất xấu không thích hợp để dựng nhà

2.2.2 Xác định điểm hỏa

Với quan niệm trong mỗi mảnh đất bao giờ cũng có điểm hỏa, vì thế mà trong khidựng nhà bao giờ người Chăm cũng phải đo và tìm ra được điểm hỏa của mảnh đất.Điểm hỏa là điểm không tốt của mảnh đất, nó chứa tất cả những nóng nực, nhữngđiều không hay, điểm hỏa được người Chăm tưởng tượng giống như cái miệng củanúi lửa, người ta tránh không xây dựng nhà trên điểm hỏa vì nếu xây dựng ở trên đóchẳng khác gì gia đình đó đang nằm trên đống lửa, tất cả mọi rủi ro của mảnh đất sẽ

đổ hết vào ngôi nhà đang xây dựng trên đó, mọi tai họa sẽ đến với các thành viênđang sinh sống trong gia đình ấy

Người ta xác định điểm hỏa bằng cách đóng cọc ở bốn góc của mảnh đất, căngdây chéo nhau, điểm giao nhau ở chính giữa của bốn sợi dây được gọi là điểm hỏacủa mảnh đất, họ dựng các ngôi nhà tiếp giáp với điểm hỏa để có thể thiết kế mộtmáng nước sao cho khi trời mưa, nước mưa từ máng sẽ dội xuống điểm hỏa làm dịu

đi cái nóng nực của mảnh đất, mục đích của việc làm như vậy cũng với mong muốn

sự dịu mát của nước mưa sẽ giảm bớt đi những tai họa có thể ập đến với gia đình.Trong khuôn viên của người Chăm thường có hai cái máng nước đổ xuống điểmhỏa là máng nước giao nhau giữa nhà Tục với nhà Thang lâm và giữa nhà Tục vớinhà Thang Mưuyau

Trang 16

2.2.3 Chọn nguyên vật liệu

Sau khi đã chọn được mảnh đất thích hợp và làm xong các thủ tục lễ bái thần linhngười ta sẽ tiến hành chọn nguyên vật liệu để xây dựng nhà Để xây dựng nên mộtngôi nhà người Chăm phải có sự kết hợp của rất nhiều những vật liệu lấy từ tự nhiênnhư gỗ, tre, nứa, lồ ô, cỏ tranh, rơm, rạ, dây rừng…,thế nên với người Chăm làm nhà

là một công đoạn cực kỳ vất vả và tốn kém vì các nguyên vật liệu được lấy hầu hết từtrên rừng các công đoạn vận chuyển rất vất vả

Chọn Gỗ: Gỗ được coi là một trong những loại vật liệu quan trọng nhất của người

Chăm, gỗ được sử dụng để làm cột nhà, đòn dông, đòn tay, vít…trong các loại gỗđược chọn để làm nhà thì gỗ dùng để làm cột là quan trọng nhất, vì nó sẽ làm trụ cột

để giữ vững cho ngôi nhà không bị đổ, riêng đối với nhà Tục Thang Yơ sẽ được sửdụng cây gỗ Trâm Bầu vì họ quan niệm gỗ Trâm Bầu tượng trưng cho sự phát triển,

sự sinh sôi nảy nở

Người Chăm cũng kiêng không sử dụng các loại cây gỗ: Trầm Hương, Gỗ Mun

để xây dựng nhà vì quan niệm nó là nơi trú ngụ của ma quỷ và có mùi không tốt chosức khỏe

Nguyên vật liệu làm mái: vật liệu làm mái nhà được lấy từ các loại cỏ tranh được

cắt ở trên rừng về đem phơi khô hoặc được làm từ rơm rạ sau mỗi vụ mùa người talựa chọn chúng rồi xếp sóng lại phơi khô cất đi cho đến khi gia đình có việc

Trang 17

2.2.4 Chọn hướng ngôi nhà

Là dân tộc cực kỳ coi trọng yếu tố phong thủy, việc bố trí ngôi nhà và hướng củangôi nhà đóng vai trò rất lớn, họ quan niệm ngôi nhà có thể ảnh hưởng đến hạnhphúc, sinh mạng của cả cuộc đời của con người Mỗi ngôi nhà đều có hướng và cách

bố trí riêng của nó để phù hợp với các yếu tố phong thủy và các quan niệm về tínngưỡng tôn giáo

Nhà Bếp Thang King

Nhà Bếp sẽ được chọn để dựng ở góc Tây Bắc của khuôn viên, đối với ngườiChăm quan niệm Tây Bắc là hướng của sự sống, hướng cửa ra vào của nhà bếp baogiờ cũng được đặt đối diện với cửa của ngôi nhà Tục Thang Yơ trên một đườngthẳng vì người Chăm quan niệm Nhà Tục giống như cái miệng của ngôi nhà củangười Chăm, đặt chúng thẳng nhau sẽ giống như thức ăn được đưa vào miệng củacon người vậy

Nhà Thang Lâm(Nhà Lẫm)

Được coi như là con ngựa thần của gia đình, nhà Thang Lâm bao giờ cũng quaymặt về Hướng Nam, nó là ngôi nhà đứng ở vị trí chính giữa của khuôn viên và có thểnhìn bao quát được tất cả xung quanh khuôn viên

Trang 18

Nhà Thang Tôn( Nhà Cao Cẳng)

Trong khuôn viên của người Chăm chỉ có Thang Tôn là ngôi nhà duy nhất đượcphép dựng ở hướng Đông vì người Chăm quan niệm hướng Đông là hướng của thầnthánh, các đình chùa, đền tháp sẽ được dựng ở hướng Đông, Thang Tôn là nhà dànhcho ông bà, ông bà khi được chuyển xuống nhà Thang Tôn ở phải là người có chứcsắc cao trong hàng ngũ tôn giáo được mọi người kính trọng, hoặc họ đã phải thoáttục tức là không còn quan hệ với nhau nữa thì mới được ở tại ngôi nhà này

Nhà Thang Muyau(Nhà Song, Nhà Kề)

Là ngôi nhà tiếp giáp với nhà Tục hướng của nó là quay về hướng Tây đối diệnvới nhà Thang Tôn, tuy nhiên cửa của hai ngôi nhà lại được làm tránh nhau ra tức làchúng không bao giờ được đặt thẳng hàng với nhau vì người Chăm quan niệm cửa ravào giống như miệng con người vậy, đặt hai cánh cửa thẳng hàng nhau sẽ gây ra đấukhẩu, bất hòa trong gia đình

Trong khuôn viên nhà của người Chăm chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy đượcngôi nhà quay về hướng Bắc, người Chăm quan niệm hướng Bắc là hướng xấu,hướng của ma quỷ thế nên họ sẽ kiêng không làm nhà quay về hướng Bắc hướngnày chỉ được sử dụng trong đám tang khi người ta đặt đầu người chết quay về hướngBắc, hay là hướng đặt nghĩa trang

Tiểu kết chương 2.

Để xây dựng lên được một ngôi nhà hoàn chỉnh thì ở giai đoạn trước đó ngườiChăm đã phải thực hiện rất nhiều những công đoạn khác nhau từ chọn đất, chọn gỗ,xác định hướng xây dựng nhà, xác định điểm hỏa của mảnh đất…các công đoạn chọnnguyên vật liệu xây nhà đối với người Chăm được lựa chọn rất cẩn thận, công phu.Việc xem xét phong thủy trước khi xây dựng một ngôi nhà đối với họ là một điềukhông thể thiếu được, sử dụng yếu tố phong thủy trong xây dựng ngôi nhà cũng là

Trang 19

nhà, và hướng đặt các ngôi nhà, trong quy trình xây dựng thì việc tìm ra điểm hỏacủa mảnh đất là không thể thiếu được, đây là một phong tục rất hay của người Chăm

mà có ít dân tộc có được điều này

Đối với người Chăm quan niệm ngôi nhà có thể ảnh hưởng đến cả sự nghiệp,cuộc đời và số phận của con người vì thế cho nên để xây dựng được một ngôi nhàChăm đòi hỏi phải rất công phu, tỉ mỉ và tốn nhiều của cải công sức của gia đình

Chương 3 Tổng quan hệ thống các ngôi nhà trong khuôn viên của người Chăm.

3.1 Công trình phụ (hệ thống hàng rào khuôn viên, cổng và hai ngôi nhà phụ)

3.1.1 Hàng rào khuôn viên

Trong khuôn viên của người Chăm bao giờ cũng có hàng rào xung quanh để bảo

vệ, mục đích của việc rào khuôn viên là để tránh các loại thú dữ và để phân biệt đấtnhà mình với đất nhà khác

Nguyên vật liệu làm hàng rào thường được lấy từ tự nhiên dựng như: tre, nứa, lồ

ô, xăng đan… đôi khi gia đình không có điều kiện người ta cũng dùng cả nhữngchiếc rào tre để dựng lên hàng rào khuôn viên

Hàng rào thường có chiều cao khoảng 1,2 mét, nó được ghép lại bằng các thâncây dựng đứng và có một chiếc nẹp bằng tre chạy ngang thân để giữ cho hàng ràođược thẳng, không bị xộc xệch đổ về đằng trước hay đằng sau, hàng rào được ghéplại với nhau rất kín nên khi đứng bên ngoài hàng rào ta khó có thể nhìn được vàotrong nhà

Trang 20

3.1.2 Cổng nhà

Gắn liền với hàng rào sẽ là cổng ra vào của gia đình hay còn gọi là cửa ngõ, lễdựng cửa ngõ sẽ được tiến hành ngay sau khi nhà bếp Thang Kinh và nhà Tục đượchoàn thành người ta sẽ mượn thầy cúng đến để làm lễ dựng cửa ngõ

Cổng có chiều rộng khoảng 90cm đến 1 mét, cao khoảng 2m, được dựng bằng haicây gỗ to, chôn sâu ở hai bên để tạo nên bộ khung vững chắc cho cổng, bên trên haicây gỗ đó người ta sẽ dựng cho nó một lớp mái để che mưa che nắng, hai bên sẽ làhai cánh cửa cổng có thể đóng ra đóng vào được tạo bằng gỗ tạo nên một chỉnh thể

Cổng nhà sẽ được đặt quay về hướng Nam, cổng sẽ được đặt thụt lùi sâu vào

trong sân của khuôn viên so với hàng rào chừng khoảng hơn 2m, theo cuốn “Nhà ở

của người chăm ở ninh thuận truyền thống và biến đổi” của Lê Duy Đại cho rằng

theo quan niệm của người Chăm chiếc cổng được đặt thụt lùi vào trong giống nhưmiệng của con người vậy, và thức ăn lùa vào miệng cũng giống như của cải được lùavào nhà

Có một điều đặc biệt chú ý là cánh cổng của người Chăm sẽ không bao giờ đặtnằm thẳng với cửa của các ngôi nhà, nó luôn được hướng vào một khoảng đất trốngcủa gia đình bởi quan niệm đặt thẳng vào cửa của gia đình sẽ đem đến những điềukhông hay cho các thành viên của gia đình

3.1.3 Nhà xay thóc và nhà để nông cụ

Được đặt ở đầu cổng của gia đình nơi giáp với hàng rào chắn, hai ngôi nhà sẽđược dựng cột ở bốn góc, có lợp mái bên trên để che mưa nắng bảo vệ các đồ vậtđược chứa bên trong nhưng lại không có tường, chúng được dựng với không gian

mở, đứng ở mọi góc đều có thể nhìn được chúng

Trang 21

3.1.4 Giếng nước của gia đình

Theo tài liệu của GSTS Lê Duy Đại trong cuốn “Nhà ở của người chăm ở ninh

thuận truyền thống và biến đổi”cho rằng giếng của người Chăm chính là miệng của

con rồng, người Chăm quan niệm khu đất trong khuôn viên của mình là hiện thân củacon rồng và miệng giếng chính là miệng rồng

Sau khi công việc rào khuôn viên đã được hoàn thành người ta sẽ mượn thầycúng đến để làm lễ đào giếng, giếng của người Chăm bao giờ cũng được đặt ở hướngĐông Bắc vì theo quan niệm đó là hướng khởi đầu, người ta làm lễ đào giếng cúngthần cũng với mong muốn rồng sẽ hiện thân trong khuôn viên, phun mưa mangnhững điều mát mẻ, tươi tốt đến với gia đình

Giếng được đào sâu dưới lòng đất chừng khoảng 3,5 đến 4m chiều cao của thànhgiếng lên khỏi mặt đất là khoảng 0,8-1m, chiều rộng của thành giếng vào khoảng0,8m thành giếng hoàn toàn được làm bằng gỗ, nó được người dân lấy các miếng gỗ

đã được đẽo gọt cẩn thận, có chiều dài khoảng 0.8m, người ta sẽ đem các mảnh gỗxếp khít lại với nhau và được định hình bởi bốn cái cọc to ở bốn góc

Một điều đặc biệt ở giếng của người Chăm mà ta dễ dàng nhìn thấy là giếng cóhình vuông chứ không phải là giếng hình tròn như người Việt, nguyên nhân của nócũng có thể do quan niệm giếng chính là miệng của con rồng nên nó có hình dángnhư vậy, cũng có một cách giải thích khác là do giếng của người Chăm được làm từcác thanh gỗ ghép lại thế nên để làm được cái giếng hình tròn là một điều rất khó

Trang 22

5.2 Hệ thống năm ngôi nhà chính

Ngôi nhà cũng thể hiện vai trò, vị trí và quyền năng của từng thành viên trong giađình đó, mỗi ngôi nhà của người Chăm đều có những chức năng khác nhau phản ánhtín ngưỡng, phong tục tập quán và văn hóa riêng của người Chăm, chúng ta hãy đitìm hiểu vị trí và chức năng của từng ngôi nhà sau đây

5.2.1 Nhà Bếp( Thang King)

Nhà bếp Thang King được gọi là nhà sự sống, Sau khi các công đoạn chọn đất,chọn gỗ, xác định định hướng, điểm hỏa và lễ cúng được hoàn thành thì nhà Bếp sẽ

là ngôi nhà được dựng lên đầu tiên trong khuôn viên

Kết cấu nóc mái: nhà gồm có hai mái chính và hai mái phụ ở hiên nhà, hai mái

phụ được thiết kế với diện tích khá nhỏ so với những ngôi nhà khác, mái nhà đượclợp bằng cỏ ranh, hai lớp mái chính sẽ được lợp dài hơn để che mưa, che nắng trướccửa bếp

Sàn Nhà: chỉ riêng trong khuôn viên nhà, nhà Bếp là ngôi nhà duy nhất được làm

sàn bằng đất, mặt sàn được làm khá cao so với các ngôi nhà trong cùng khuôn viênkhoảng 40cm, mặt sàn được chia làm làm hai phần: phần bên ngoài dùng để nấunướng và phần bên trong được coi như là cái kho dùng đựng đồ đạc linh tinh và thócgạo để nấu nướng hàng ngày, hai phần này được ngăn cách nhau bởi một vách tường

và được thông thiên với nhau bởi một ô cửa sổ hình vuông rất nhỏ

Không gian bên trong: không gian bên trong nhà khá hẹp, gian đựng đồ đạc bên

trong không có cửa sổ nên rất tối, gian nấu nướng bên ngoài được thiết kế mấy ô cửa

sổ nhỏ thông gió vì vậy trông sáng và thoáng hơn gian bên trong

Bên trên vị trí bếp đun người ta treo một sàn gác dùng để gác đồ đạc và treo cácloại lương thực để tránh mối mọt hay gác thịt để làm thịt hun khói ở phía bên tráigiáp với tường bếp người ta cũng dựng một sàn gác chạy dài theo chiều dài của bếp,

Trang 23

sàn gác này có chiều cao khoảng 1m so với mặt bếp, đây là nơi để úp bát đĩa, songnồi của gia đình thay cho tủ đựng bát

Vị trí đặt ba Ông Đầu Rau được đặt ngay dưới sàn gác của gia đình, được coi làngôi nhà sự sống thế nên người Chăm rất chú ý đến việc cúng bái ba Ông Đầu Rau,người đảm nhiệm trọng trách này trong gia đình là những người phụ nữ

Phong tục tập quán: người Chăm thường ăn cơm nấu trong các nồi đất, thức ăn

có rau, cá, thịt, thức uống phổ biến là rượu cần và rượu gạo, tục ăn trầu phổ biến Các hộ gia đình nhỏ trong khuôn viên sẽ nấu nướng và ăn chung với nhau Bếp làngôi nhà được dựng đầu tiên trong khuôn viên, nếu như gia đình thuộc hàng giàu cóngười ta sẽ dựng đồng thời nhà bếp và nhà Tục (Thang yơ) cùng lúc, nhưng nếu giađình đó không có điều kiện thì người ta sẽ tạm mượn nhà bếp một thời gian để ở chođến khi gia đình có đủ điều kiện để xây dựng được ngôi nhà Thang yơ Như vậy nhàbếp không chỉ đóng vai trò là ngôi nhà dành riêng cho nấu nướng mà khi khó khănngười ta cũng rất linh hoạt biến nhà bếp thành ngôi nhà ở

3.2.2 Nhà Tục (Thang yơ)

Được coi là ngôi nhà khởi nghiệp của gia đình, đồng thời cũng là ngôi nhà có ýnghĩa rất quan trọng tất cả các thành viên trong gia đình đều trải qua sống tại ngôinhà này một thời gian, các hoạt động nghi lễ như cúng tế, cưới xin, tang ma đều được

tổ chức tại ngôi nhà này vì vậy mà nó được coi là ngôi nhà Tục, là nhà có ý nghĩaquan trọng nhất của người Chăm

Kết cấu nóc mái: nhà được thiết kế gồm bốn mái, có một điều đặc biệt ở ngôi nhà

này là có ba mái chính lớn và một mái phụ nhỏ hơn ở chái nhà phía Nam, nguyênnhân do mái ở phía Bắc tiếp giáp với máng nước đổ xuống điểm hỏa nên phải đượcthiết kế lớn hơn bình thường

Trang 24

Kết cấu sàn nhà: là ngôi nhà mang ý nghĩa quan trọng nhất của người Chăm nên

kết cấu sàn của Thang Yơ cũng có nhiều khác biệt so với những ngôi nhà khác trongcùng khuôn viên, Sàn nhà được làm từ thân cây tre đem bổ dập thành từng miếng,được đan khít lại với nhau bằng dây mây, nhà Tục được sử dụng thân cây tre để lợpsàn cũng vì theo quan niệm của người Chăm tre là loại cây sinh sôi nảy nở nhiềutượng trưng cho tính phồn thực lợp nó ở ngôi nhà khởi nghiệp của gia đình với mongmuốn mọi thứ sẽ sinh sôi phát triển, khi lợp sàn người ta sẽ úp mặt bên trong thâncây tre xuống dưới những thanh gỗ được đỡ bên dưới làm giá đỡ cho sàn nhà

Nhà của người Chăm được gọi là ngôi nhà sàn thấp bởi vì sàn nhà của nó khôngbao giờ tiếp hẳn xuống đất mà lúc nào nó cũng được đỡ trên những phiến đá hìnhvuông, những phiến đá được đặt ở những góc quan trọng tạo nên giá đỡ vững chắccho ngôi nhà, các phiến đá thường được xếp cách nhau khoảng 1–1,5m, tuy nhiênchiều cao của nnhà lại không đáng kể, độ cao trung bình của ngôi nhà chỉ khoảng 25-35cm với độ cao này chỉ khiến ngôi nhà cao hơn mặt đất một chút vì vậy mà nó đượcgọi là nhà sàn thấp Mục đích của việc chọn làm nhà sàn thấp là muốn lấy nhiệt ẩm

từ dưới lòng đất tạo cho ngôi nhà sự mát mẻ, thoáng đãng

Việc lựa chọn làm nhà sàn thấp cũng phản ánh một phần góc độ văn hóa từ môitrường sống bởi vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng khí hậu rất nóng nực, đấtđặc trưng ở đây là đất cát vì thế điều kiện để có thể xây dựng ngôi nhà trệt đất giốngnhư người Việt là điều rất khó, cách lựa chọn làm nhà Sàn Thấp của người Chăm làmột sáng tạo cực kỳ thông minh vì cách làm nhà như này vừa mát mẻ, thoáng đãng,sạch sẽ lại dễ xử lý khi có trường hợp cát rơi trong nhà

Tường nhà: được làm bằng đất, người ta lấy rơm rạ trộn với bùn đất đắp vào cốt

vách ở giữa, các công đoạn làm tường đều được làm do bàn tay của những người thợChăm, họ đắp đất vào tường bằng tay rồi sau đó tìm một vật có diện tích phẳng nệnvào nền tường nhà để tạo độ khít, tránh nứt nẻ cho tường

Ngày đăng: 14/01/2016, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w